Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật vào nhân giống Cà chua múi (Lycopersicon ...

Tài liệu Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật vào nhân giống Cà chua múi (Lycopersicon esculentum) Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp

.DOCX
82
512
57

Mô tả:

Bộ GỈẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TR ƯỜNG ĐẠ ĩ HỌC VĨNH ĐÀO THỊ ANH ỨNG DỤNG KỸ THƯẬT NUÔI CẤY MỒ THỰC VẬT VÀO NHÂN GIỐNG CÀ CHUA MỦI (Lycopersicon esculentum) Chuyên ngành: Trồng trọt Mã sẻ: 60-62-01 L ƯẬN VẨN THẠ c Sĩ NÔNG NGHỈỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VAN ĐỈỆP NGHỆ AN, 10/2012 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Điệp - Giảng viên khoa Nông - Lâm - Ngư, Giảng viên Phùng Văn Hào, khoa Sinh học trường Đại Học Vinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình triến khai thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn. Tập thế thầy giáo, cô giáo khoa Nông - Lâm - Ngư trường Đại học Vinh, Cảm ơn các sinh viên thực tập tốt nghiệp 50A- Sinh, 51B Sinh, 49K1- Nông học, nhóm nghiên cứu khoa học khoa Nông Lâm- Ngư trường Đại học Vinh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn bạn bè, và người thân đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ DA NH MỤC CẢ BAP CP a-NAA IBA MS TB THT c CHỮ VI ÉT TẤT sử DỤNG : Benzyl Adenin Purin : Công thức : a- naphtyl Axetic Acid : P- Indol Butyric Acid : Murashige and Skoog : Trung bình : Than hoạt tính 2 Đào Thị Anh DANH MỤC BẢNG 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong lOOg quả cà chua chín 3.1. của Ánh hưởng của thời gian khử trùng đến tỷ lệ sống và nảy mầm hạt cà chua (sau thời gian 15 ngày) 7 39 3.2. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nảy mầm và phát triển của mầm 3.3. mầm Ánh hưởng phối họp của BAP và Kinetin đến khả năng nảy và phát triển của mầm (sau 2 tuần nuôi cấy) 42 3.4. Ảnh hưởng của phương thức và thời gian khử trùng đến tỷ lệ sống 44 của mẫu cấy 3.5. Ảnh hưởng của ВAP lên khả năng nhân nhanh chồi cà chua múi 3.6. Ảnh hưởng của Kinetin lên khả năng nhân nhanh chồi cà chua múi 3.7. Ảnh hưởng tổ hợp của BAP và a- NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cà chua múi (sau 3 tuần nuôi cấy) 3.8. Ảnh hưởng của hàm lượng IBA đến khả năng ra rễ cà chua DANH MỤC HÌNH (sau 2 tuần nuôi cấy) 3.9. Ảnh hưởng của hàm lượng Than hoạt tính đến khả năng ra rễ của chồi cà chua múi (sau 2 tuần nuôi cấy) 3.10. Ánh hưởng của giá thế ra cây sau ống nghiệm V Quả và thân cây cà chua múi Ánh hưởng của thời gian khử trùng đến tỷ lệ nảy mầm và sống của mẫu cấy Hạt cà chua trong môi trường không bổ sung chất ĐTST Mầm cà chua múi ở công thức 2.3. Ảnh hưởng của phương thức khử trùng đến tỷ lệ sống và bật chồi của mẫu cấy Ảnh hưởng của hàm lượng BAP đến khả năng nhân nhanh Giai đoạn nhân nhanh chồi cà chua Ảnh hưởng của hàm lượng Kinetin đến khả năng nhân nhanh Ảnh hưởng tổ họp của BAP và a -NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cà chua múi Ảnh hưởng của hàm lượng IBA đến khả năng ra rễ của chồi cà chua múi Ánh hưởng của hàm lượng THT đến khả năng ra rễ của chồi cà chua múi Rễ của cà chua khi bố sung IBA và Than hoạt tính Ánh hưởng của giá thế đến sức sống của cà chua múi invitro ngoài vườn MỞ ĐẨU 1. Lý do chọn đề tài Rau xanh là thực phấm không thế thiếu được trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người trên khắp hành tinh. Nó cung cấp phần lớn các khoáng chất, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng khác. Rau xanh còn chứa nhiều xenlulo giúp cho cơ thể tiêu hóa thức ăn được dễ dàng, phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp cao. Trong các loại rau thì cà chua (Lycopercicon esculentum) là loại rau ăn quả được ưa chuộng trên toàn thế giới. Đây là nguồn thực phấm cung cấp dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như: B- Caroten, chất khoáng Ca, Fe, p, s, K, Mg, Na..., đường và các loại vitamin A, B, B 2, c, E và pp [15]. Ngoài ra nó còn có tác dụng chữa bệnh [13]. Chất Licopen - thành phần tạo nên màu đỏ của Cà chua có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt [8], [13] [15]. Cà chua là loại rau ăn trái rất được ưa thích vì phấm chất ngon và chế biến được nhiều cách đồng thời nó được trồng nhiều nơi. Việc trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích. Vì vậy, cà chua là loại rau được khuyến khích phát triển khắp trên cả nước. Bên cạnh đó cà chua tươi và sản phẩm chế biến còn là mặt hàng xuất khấu có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện kinh tế cho người sản xuất. Chính nhờ những giá trị quan trọng đó của cây cà chua trong nền nông nghiệp thế giới, trong những năm gần đây diện tích và sản lượng cà chua cao hơn so với các loại rau khác. Theo FAO, diện tích trồng cà chua toàn thế giới năm 2007 là 4.626.232 ha với sản lượng 126.246.708 tấn, đứng đầu trong các loại rau trồng trên toàn cầu [41]. Ớ nước ta, cà chua được trồng trên diện tích hẹp (24.160 ha), sản lượng thấp (472.569 tấn), mức tiêu thụ bình quân đầu người chỉ đạt 5,6kg/người/năm, trong khi bình quân thế giới là 17 kg [23]. 8 Tại tỉnh Nghệ An, diện tích gieo trồng rau màu vụ Xuân năm 2012 là 10.154 ha, năng suất trung bình 149,29 tạ/ha. Trong đó diện tích trồng cà chua là 514,25 ha (chiếm 5,06% tống diện tích rau màu toàn tỉnh), năng suất đạt 56 tạ/ha [11]. Thành phố Vinh là nơi tập trung đông dân số với khoảng 450.000 người sống trên địa bàn thành phố đặc biệt có nhiều cơ quan xí nghiệp, trường học trung tâm thành phố, đây sẽ là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm cà chua. Song sản lượng cà chua còn quá thấp, đặc biệt vào thời điếm giáp vụ từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có nguồn giống tốt, đồng loạt và các biện pháp kỹ thuật phù hợp để sản xuất cà chua đạt hiệu quả kinh tế cao. Cà chua múi (Lycopersicon esculentum sp.) là giống địa phương có nhiều đặc tính quý: năng suất cao, chất lượng tốt, có tính thích nghi chống chịu cao với điều kiện khí hậu các huyện miền núi tỉnh Nghệ An như: Tương Dương, Kỳ Sơn ... Trước đây, giống cà chua này được trồng nhiều ở các địa phương tỉnh Nghệ An. Hiện nay nhiều giống cà chua nhập nội được đưa và trồng nhiều đã làm mất dần giống cà chua múi. Các giống cà chua địa phương thường có khả năng thích nghi cao do có sự chọn lọc tự nhiên, đồng thời chất lượng của nó mang một lợi thế cạnh tranh cao. Cà chua nói chung và cà chua múi nói riêng rất dễ bị sâu bệnh phá hại, đặc biệt là những bệnh do nấm, vi khuấn, virus. Chúng gây hại từ giai đoạn cây con trong vườn ươm, giai đoạn trồng ngoài sản xuất cho đến khi thu hoạch [4]. Bệnh xoắn lá do viruts là loại bệnh nguy hiếm và không thế loại bỏ chúng khỏi cây bằng các biện pháp hóa học mà chỉ có phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng mới loại bỏ hắn được viruts gây hại trong cây [33]. Do vậy, để tạo được cây giống cà chua có khả năng kháng sâu bệnh, đồng đều, năng suất chất lượng cao là rất cần thiết đặc biệt đó là tạo ra những cây giống địa phương mang được đặc sản riêng để cạnh tranh với thị trường tiêu dùng khó 9 tính như hiện nay là vấn đề cần thiết cần phải làm. Và chính công nghệ nuôi cấy mô thực vật đã và đang giúp cho việc tạo giống cây trồng được tiến hành một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ưu điếm nối trội của phương thức này là cho hệ số nhân giống rất cao, sản xuất quanh năm không phụ thuộc vào mùa vụ, cần ít diện tích sản xuất và vật liệu nhân giống ban đầu, cây giống sản xuất ra hoàn toàn sạch bệnh, đồng nhất về mặt di truyền [3]. Việc vận chuyển cây giống đi xa thuận tiện, ít tổn thất, chất lượng cây giống được đảm bảo do đó hoàn toàn có thế đáp ứng được các yêu cầu về sản xuất cây giống số lượng lớn mang tính công nghiệp. Phương pháp này đã áp dụng thành công với nhiều loại cây trồng như các loại cây Nông nghiệp: Khoai tây, Chuối. Mía các loại cây Lâm nghiệp: Keo lai, Bạch Đàn, Gió trầm Các loại hoa: Phong Lan, cấm Chướng các loại cây dược liệu: Trinh nữ hoàng cung, Lô hội [25]. Với những yêu cầu cấp thiết đó chúng tôi tiến hành đề tài "úng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô thụ? vật vào nhân giống cà chua múi (Lycopersicon esculentum)”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1.Mục tiêu của đề tài Xây dựng được quy trình nhân giống cà chua múi bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật nhằm tạo cây giống cà chua múi sạch bệnh, góp phần duy trì và bảo tồn nguồn giống địa phương có nhiều đặc tính quý được thị trường người tiêu dùng ưa chuộng. 2.2.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2.2.1. Ý nghĩa khoa học Việc thực hiện đề tài này là vô cùng cấp thiết và mang nhiều ý nghĩa về kinh tế, xã hội, nhân văn, góp phần duy trì, phát triến đặc sản của địa phương. Khẳng định được giống cà chua múi có khả năng nhân giống bằng phương pháp nuôi cây mô thực vật. 1 0 Đánh giá được tác động của một số chất điều tiết sinh trưởng trong quá nuôi cấy mô cà chua. 2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Bước đầu xây dựng được quy trình nhân giống cà chua múi bằng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật. Tạo tiền đề cho công tác sản xuất đồng loạt giống cà chua múi tại Nghệ An. Chương 1 TÒNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. NGƯÔN GÓC, PHÂN BỐ VÀ GIẢ TRỊ CỦA CÂY CÀ CHUA 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố của cây cà chua 1.1.1.1. Nguồn gốc Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là một loại rau ăn quả được trồng khắp các nước trên thế giới. Theo tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng: bờ biển Tây Nam Mỹ nằm giữa dãy núi Andes và biển, trải dài từ Ecuador đến Peru là trung tâm khởi nguyên của cà chua. Theo De Candolle và nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng: cà chua trồng hiện nay có nguồn gốc từ Pêru, Ecuador, Chilê, Bolivia và các nước Nam Mỹ thuộc khu vực nhiệt đới khô hạn [40]. 1.1.1.2. Phân bố Theo tác giả Trần Khắc Thi và Mai Thị Phương Anh cho biết, từ châu Mỹ cà chua được các thương gia Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha di chuyến sang trồng ở châu Âu và châu Á, sau đó tò châu Âu được chuyển sang châu Phi nhờ những người dân đi khai phá lục địa [22]. Cây cà chua được du nhập vào Châu Âu tương đối sớm (giữa thế kỷ 16), nhưng đến thế kỷ 17 thì mới được trồng phố biến, song tại thời điếm đó cà chua chỉ được xem như là cây cảnh và có quan niệm sai lầm là quả có chất độc, và cà chua thuộc họ cà có họ hàng với cây cà độc dược. Năm 1650, ở Bắc Âu thời gian đầu cà chua chỉ được dùng đế trang trí và thỏa mãn tính 1 1 tò mò. Cho đến thế kỷ 18 cà chua mới được xác định là cây thực phẩm. Cây thực phẩm này lần đầu tiên được trồng ở Italia và Tây Ban Nha, đến năm 1750 được dùng làm thực phấm ở Anh, sau đó được lan rộng khắp mọi nơi trên thế giới [42]. Ở Italia cà chua có tên gọi là “Pomid’oro” nghĩa là “quả táo vàng”, ở Pháp cà chua mang tên rất hấp dẫn “Pomme d’amour” “quả táo tình yêu” [41]. Cuối thế kỷ 18 cà chua bắt đầu được trồng ở các nước thuộc Liên Xô cũ, sau đó giữa thế kỷ 19 mới được chấp nhận một cách rộng rãi ở Hoa Kỳ, Pháp và các nước khác. Ngày nay cà chua là một loại rau được trồng trong vườn phổ biến nhất ở Mỹ [42]. Ớ châu Á, cà chua được du nhập đầu tiên vào Philippin, đảo Java và Malayxia qua các thương nhân và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha vào thế kỷ 17, sau đó được trồng phố biến ra các vùng khác trong khu vục [42]. Một số nhà nghiên CÚOI cho rằng, cà chua được nhập vào Việt Nam từ thời gian thực dân Pháp chiếm đóng [22]. 1.1.2. Giá trị sử dụng 1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, theo Tạ Thu Cúc và cộng sự, thành phần hóa học trong quả cà chua chín như sau: Nước 94- 95%, chất khô 5-6%. Trong đó gồm các chất chủ yếu: đường (glucoza, fructoza, saccaroza) chiếm 55%; chất không hoà tan trong rượu (prôtein, xenlulo, pectin, polysacarit) chiếm 21%; Axit hữu cơ (xitric, malỉc, galacturonỉc, pyrolidoncaboxylic) chiếm 12%; chất vô cơ 7%; các chất khác (carotenoit, ascorbic axit, chất dễ bay hơi, amino axit...) chiếm 5% [6]. Kết quả phân tích 100 mẫu giống trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng của tác giả Tạ Thu Cúc và cộng sự, trong quả cà chua có thành phần hoá học như sau: chất khô từ 4,3 - 6,4%; đường tổng số tù’ 2,6-3,5%; hàm lượng các chất tan từ 3,4-6,2%; axit tổng số từ 0,22 - 0,72% và hàm lượng vitamin c từ 17,1- 38,8mg % [6]. Theo Tạ Thu Cúc, ở quả còn có một số axit amin và các caroten [7]. Thành phần dinh dưỡng trong quả cà chua được thế hiện ở bảng 1 2 1.1. Nguyên tổ hóa học Calo Nước Protein Hydratcacbon Chât béo Cholesterol Xơ Thành phần Vitamin +khoáng Thành phần 23g 90% 0,8g 4g 0,6g 0 0,6g Natri 8mg Kali 21 mg Vitamin A 110 IU 18mg Vitamin c Thiamin 0,05 mg Riboflavin 0,05 mg Niacin 0,6 mg Săt 0,05 mg Axitfolic 0,01 mg (Nguồn: Encyclopedia of Agricultural Science, 1994 dẫn trong tài liệu số [14]) Khi so sánh thành phần dinh dưỡng của cà chua với một số loại rau quả khác như: Táo, Chanh, Anh đào, Dâu tây thì Becker - Billing thấy rằng: Nhóm vitamin trong quả Cà chua chiếm tỷ lệ cao hơn (Vitamin c, A,Bi B 2) đặc biệt là vitamin c và A gấp 10 lần so với Dâu tây, gấp 2 lần so với Anh đào. Ngoài các chất dinh dưỡng ra những giống có độ brix cao, thịt quả dầy, có sắc tố (lycopen, caroten và xantophyl) cao được dùng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phấm có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt cà chua chứa 24% dầu và dịch chiết được sử dụng trong công nghiệp đồ hộp, dầu khô được dùng trong dầu giấm để sử dụng cho công nghiệp chế biến Bơ [1]. Giá trị dinh dưỡng của quả cà chua rất phong phú, vì vậy theo một số tài liệu cho biết hàng ngày mỗi người sử dụng từ 100-200g cà chua sẽ thoả mãn nhu cầu các Vitamin cần thiết và các chất khoáng chủ yếu [15], [23]. Với giá trị dinh dưỡng cao nên cà chua là loại rau được trồng phổ biến ở khắp các châu lục, là món ăn thông dụng của nhiều nước và là loại rau có giá trị sử dụng cao. Quả cà chua được sử dụng với nhiều phương thức khác nhau: nấu chín, ăn sống, làm salát hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm khác như nước quả, tương cà chua, bột nhuyễn, sấy khô, mút đóng hộp ... 1 3 1.1.2.2. Giá trị kinh tế Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, cà chua còn là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ở Đài Loan hàng năm xuất khấu cà chua tươi với tống giá trị là 925.000 USD và 40.800 USD cà chua chế biến, mỗi hecta có thể đem lại thu nhập cho nông dân từ 4.000 - 5.000 USD [10]. Ở Mỹ, hàng năm tổng giá trị xuất khẩu cà chua rất cao, chỉ tính riêng kim ngạch xuất khấu năm 1997 đạt cao hơn 4 lần so với Lúa nước và 20 lần so với Lúa mì [16]. Ở Việt Nam, cà chua là cây rau quan trọng của nhiều vùng chuyên canh, là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Theo số liệu điều tra của phòng nghiên cứu kinh tế thị trường- Viện nghiên cứu rau quả cho biết, sản xuất cà chua ở Đồng bằng Sông Hồng cho thu nhập bình quân từ 42-68 triệu đồng/ha/vụ, với mức lãi thuần 15-26 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với Lúa nước [35]. Còn theo Bùi Thị Gia, 2000 thì ở vùng Gia Lâm Hà Nội, tống giá trị sản xuất thu từ cà chua là 27,4 triệu đ/ha, lãi 15 triệu đ/ha [7]. Như vậy, cà chua là cây có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập vượt trội hơn so với Lúa nước, Lúa mì, Ngô và một số loại rau màu khác. Điều này cũng đã được thực tế công nhận. Vì vậy, cà chua là cây mang lại thu nhập cao cho người sản xuất. 1.2. Đặc điếm sinh học và phân loại Cà chua là loại thân thảo, sống theo mùa, ưa khí hậu ấm áp và ánh sáng đầy đủ. Có ánh sáng cây mới sinh trưởng và phát triến tốt. Cà chua sinh trưởng và phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ trung bình từ 22°c - 26°c. Neu nhiệt độ trên 35°c cây cà chua ngừng sinh trưởng, khi nhiệt độ xuống dưới 10°c cà chua không ra hoa. Mặc dù được xếp vào nhóm cây tương đối chịu hạn song cà chua cũng là cây ưa nước, cà chua cần một lượng nước lớn cho suốt quá trình sinh trưởng, phát triến nên cà chua cần phải được 1 4 tưới nhiều nước, nếu để ruộng trồng cà chua lúc thừa lúc thiếu nước sẽ làm cho quả dễ bị nứt. Vào thời gian ra hoa nếu thiếu nước sẽ làm cho hoa được hình thành ít, dễ bị rụng quả [12]. . * *ặ m•^^ỉ-^ ■ % p'» M * ■ Hình 1.1: Quả và thân cây Cà chua múi Tuưng Dirơng Cà chua có thân tròn, phân nhánh nhiều, cao 0.6 - lm, toàn thân có lông mềm và lông tuyến, đặc tính của cây cà chua là bò lan ra xung quanh hoặc mọc thành bụi. Lá kép lông chim phân thuỳ, số lượng thuỳ không cố định. Lá chét hỉnh trứng thuôn dài 7-12cm, rộng 2-5 cm, đầu nhọn hoặc tù, gốc lệch, mép khía, răng thô, cuống dài 2-3cm [6]. Hoa màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, mỗi chùm 5-8 hoa hoặc nhiều hơn. Khi gặp những điều kiện bất lợi như quá lạnh, quá nóng, quá khô hạn, quá ấm ướt hoặc thiếu dinh dưỡng, sâu bệnh gây hại,...thì sẽ làm cho hoa và quả dễ bị rụng. Thường người ta sử dụng chất kích thích sinh trưởng 2,4D để ngăn cản hiện tượng này [3]. Quả cà chua có hình tròn hoặc hơi dẹt, cũng có giống quả hình trứng, hình quả Lê,... Khi quả chín, tuỳ thuộc vào đặc điếm của giống mà có màu sắc khác nhau như màu đỏ, màu vàng, màu vàng hồng,... Chất màu chủ yếu của '1 w . 2 ề cà chua là carotinoit, chlorophyll, theo mức độ chín, lượng chlorophyll giảm, lượng carotinoit tăng. Trong quả cà chua có chứa thịt quả, chất dịch chua ngọt và nhiều hạt dẹt hình thận [6]. Lớp thịt càng dày, buồng đựng hạt càng bé, chất lượng quả càng cao. Ở độ chín hoàn toàn, lượng vitamin c và carotinoit đạt tỷ lệ cao nhất, lượng acid giảm, lượng đường tăng, thịt quả có vị ngọt hơn lúc còn xanh. Lượng protopectin giảm làm cho vỏ dễ tách ra và quả bị mềm. Dựa vào đặc điếm hình thái của quả mà người ta phân loại cà chua thành các nhóm khác nhau. Ớ nước ta, các giống cà chua đang được trồng chủ yếu thuộc ba nhóm chính là nhóm cà chua múi, nhóm cà chua hồng và nhóm cà chua bi (hay còn gọi là cà chua ta hoặc cà chua kiu) [15]. -Cà chua múi: Quả to, nhiều ngăn tạo thành múi. Quả có vị chua, nhiều hạt, cây mọc khoẻ, sai quả, chống chịu sâu bệnh tốt. Giống điển hình là cà chua múi đặc sản ở Nghệ An là cà chua múi được trồng nhiều ở huyện Tương Dương. -Cà chua hồng: Là loại cà chua được trồng phổ biến hiện nay. Quả có hình dạng như quả hồng, không có múi hoặc múi không rõ. Chất lượng ăn tươi cũng như lúc chế biến và nấu ăn cao do thịt quả đặc, nhiều bột, lượng đường cao. Phần lớn trong nhóm này là các giống được lai tạo, chọn lọc trong nước và một số giống nhập nội. Một số giống thường được trồng là PT18, HT7, HT14, VT3, HP1, -Cà chua bi: Là giống địa phương, gặp rải rác ở các vùng núi cao và ven biến miền trung, chúng có lượng acid cao, hạt nhiều, năng suất thấp do quả bé nhưng khả năng chống chịu tốt nên được sử dụng làm vật liệu tạo giống. Gần đây, nhiều vùng trong nước đã trồng các giống cà chua quả nhỏ nhập nội. Những giống này cho năng suất và chất lượng tốt, được sử dụng chủ yếu như một loại quả sau bữa ăn. Các giống có màu sắc và hình dáng rất đa dạng [http:// www.flowerzone.com]. 1.3. Một sổ bệnh chủ yếu thường gặp trên cây cà chua mủi 1. Bệnh Xoắn lá cà chua: Đây là bệnh nguy hiếm và thường gặp ở cây cà chua do viruts gây ra. Các triệu chứng và sự tàn phá Cây cà chua bị nhiễm viruts xoắn lá cà chua sẽ phát triển chậm chạm và trở nên còi cọc hoặc lùn. Lá con bị xoắn vào trong và hướng lên trên. Lá thường cúp xuống và không mềm như khi cây khô héo. Hoa có thể héo, quả nếu có thì nhỏ hoặc không bán được. Viruts xoắn lá cà chua có thế gây nhầm lẫn với một số bệnh cà chua khác như là : Nụ hoa cà chua lớn, cà chua vàng trên đầu, bệnh xoắn lá sinh lý và bệnh thiếu photphats và Magie. Sự lây lan: Viruts xoắn lá cà chua không truyền qua hạt phấn, đất, từ cây này sang cây khác khi cầm. Chúng nằm ở trong cây nhiễm bệnh trong số đó có thể có cây mọc dại mà chúng không biểu hiện triệu chứng. Những viruts này được truyền từ cây này qua cây khác do loài ruồi trắng lá bạc Bemesỉatabaci nhóm sinh học B. [6] 2. Cà chua xanh bị rụng khi sương giá: Khi trời lạnh, đặc biệt là các vùng miền núi, sương giá xuất hiện làm cho cà chua xanh bị rụng. Đây là hiện tượng bệnh rất phổ biến vào mùa đông của cây cà chua. Cách khắc phục hiện tượng sương giá này thì chúng ta nên dùng nilon phủ cho cà chua từ chiều hôm trước đến buối sáng hôm sau khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên. 3. Bệnh Héo rũ. Bệnh này do 2 loại Nấm gây nên đó là Fusarium và Vercticillium. Loại bệnh này đế khắc phục thì phải mua cây, hạt giống đã được xử lý 2 loại nấm này. 1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trong và ngoài nước. 1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới Cà chua là cây rau màu quan trọng thứ 2 trên thế giới (sau cây Khoai tây). Diện tích trồng cà chua hàng năm của thế giới được ước tính khoảng 4,6 triệu ha với sản lượng hơn 126 triệu tan (Dilip R. Panthee và Feng Chen, 2010). về tình hình tiêu thụ cà chua trên thế giới khá biến động và tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ đầu người của mỗi quốc gia. Theo tài liệu của Thế Mậu, Viện nghiên cứu rau quả cho biết, người Hy Lạp tiêu thụ 187,lkg/người/năm, cao nhất thế giới, sau đó đến Thố Nhĩ Kỳ 107kg và Ý 95kg/người/năm [15], [35]. Châu Âu luôn là khu vực xuất khẩu cà chua lớn nhất thế giới ở tất cả các dạng sản phẩm, năm 1999 xuất khẩu cà chua cô đặc của châu Âu chiếm 56% lượng xuất khẩu của thế giới, trong khi đó châu Á là 24%. Mặc dù lượng cà chua được sản xuất ra ở châu Âu tương đối lớn, nhưng hàng năm các nước như: Anh, Đức, Hà Lan, Italia, Bỉ và Tây Ban Nha vẫn phải nhập khẩu khoảng 21 triệu tấn cà chua tươi, bằng 60% lượng nhập khấu của toàn thế giới [19]. Đối với xuất nhập khấu, ngày nay các nước phát triến có xu hướng tăng nhập khấu cà chua tươi cũng như các sản phấm chế biến của nó, đây là điều kiện tốt cho các nước đang phát triến. Tuy-ni-di là nước chế biến cà chua lớn nhất châu Phi, nhưng lại là nước tiêu thụ cà chua cô đặc lớn nhất thế giới với 743 nghìn tấn/năm từ 2004 trở lại đây. Mặc dù vậy, Tuy-ni-di vẫn có khả năng xuất khẩu cà chua chế biến, từ năm 2005 đến nay Tuy-ni-di xuất khẩu sang các nước láng giềng và châu Âu từ 20-25 nghìn tấn [40]. 1.4.2. Những kết quả nghiên cứu về giống cà chua trên thế giới So với các loại cây trồng khác thì cà chua là cây có lịch sử phát triến tương đối muộn, song với giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao cho nên ngay từ thế kỷ 18, các nhà khoa học đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu về chúng, đặc biệt là trong lĩnh vực chọn tạo giống. Việc chọn tạo giống cà chua đã có nhiều tiến bộ trong khoảng 200 năm trở lại đây. Tuy nhiên, mãi đến nửa đầu thế kỷ 20 cà chua mới trở thành cây trồng phổ biến trên thế giới thông qua con đường tăng nhanh số lượng các giống mới. Cho đến nay, số lượng và chủng loại giống cà chua đã nhanh chóng trở nên phong phú đa dạng, phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên khắp thế giới. Đế tập trung nghiên cứu chọn tạo những giống cà chua có năng suất và chất lượng cao, nhiều nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen di truyền của các loài hoang dại và bán hoang dại, nhằm khai thác khả năng chống chịu tốt với nhiều điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Bằng nhiều con đường khác nhau như: lai tạo, chọn lọc, gây đột biến nhân tạo V.V., bước đầu đã thu được những kết quả khả quan, tạo ra giống thích họp trồng trong điều kiện nhiệt độ cao, có phố thích ứng rộng, có khả năng trồng nhiều vụ trong năm [26]. 1.4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua ở Việt Nam Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng cà chua lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phía Bắc. Hiện nay có một số giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thế trồng tại miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nên diện tích ngày càng được mở rộng. Diện tích trồng cà chua ở nước ta ngày càng tăng: năm 2005 là 23.566 ha năm 2009 là 13.729 ha, [13]. Theo số thống kê, Lâm Đồng hiện là địa phương có diện tích, năng suất và sản lượng cà chua lớn nhất cả nước với khoảng từ 4.000 đến 5.000 ha gieo trồng hàng năm. Năng suất trung bình đạt khoảng 40-50 tấn/ ha, một số trường hợp có thể đạt năng suất từ 80-90 tấn/ ha [31]. Đe phục vụ công tác chọn tạo giống đáp ứng những đòi hỏi của sản xuất, việc thu thập và bảo quản nguồn gen cà chua ở Việt Nam đã được Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm, thực hiện. Từ năm 2000 đến nay, Viện nghiên cứu rau quả đã thu thập và đưa vào duy trì, đánh giá nguồn quỹ gen các giống rau với trên 2000 mẫu giống, trong đó cà chua là một trong 5 cây chủ lực [36]. Tác giả Trần Văn Lài và cộng sự cho biết, trong giai đoạn tù’ 2000 - 2002 Viện nghiên cứu Rau Quả đã thu thập, bảo quản và đưa vào sử dụng một tập đoàn gồm 180 mẫu giống cà chua thu thập trong nước và nhập ngoại. Trong đó nhiều dòng giống thể hiện tính kháng cao đối với vi khuấn Raỉstonỉa solanacearum và có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện trái vụ ở nước ta [11]. Những năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn tạo giống cà chua đã đạt được những thành tựu đáng kế, các nhà khoa học đã chọn tạo ra nhiều giống thích ứng được với điều kiện tụ’ nhiên ở nước ta, chúng có khả năng cho năng suất cao và phấm chất tốt. Đặc biệt, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu chọn tạo ra những giống thích hợp trồng trong điều kiện trái vụ như Xuân - Hè và Hè - Thu, nhằm rải vụ và tạo ra sản phấm lớn đế cung cấp cho nhân dân trong thời kỳ khan hiếm. 1.5. Tình hình nuôi cay mô cà chua 1.5.1. Một số công trình nghiên cứu nuôi cấy mô cà chua ở nước ngoài Năm 1934, White đã thành công khi nuôi cấy mô rễ cà chua trong môi trường lỏng chứa khoáng, glucose, và nước chiết nấm men. Sau đó, White cũng là người chứng minh có thế thay thế nước dịch chiết nấm men bằng hỗn hợp ba loại Vitamin nhóm B, Thiamin (Bi), Pyridoxin (B6) và Nicotinic acid.. Bằng thì nghiệm này, ông đã chứng minh được mô phân sinh có thế duy trì thời gian sinh trưởng hơn nữa nếu chúng tiếp tục được nuôi cấy bằng môi trường dinh dưỡng mới. [37] Năm 1941, hai nhà khoa học người Mỹ Ovebeek và steward đã tiến hành thí nghiệm nuôi cấy cây họ cà và đã chỉ ra được rang Auxin kích thích sinh trưởng có trong nước dừa. Trong thời gian này đã nghiên cứu thành công a-NAA, 2,4D có ảnh hưởng tích cực trong việc tạo mô sẹo và gây phân chia tế bào. Năm 2003, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Viện Port Blair, Andamans Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu “Sự ra hoa và đậu quả của cà chua trong ống nghiệm”. Theo kết quả nghiên cúu cho thấy môi trường MS bổ sung 2mg/lBAP cho kết quả tốt nhất sự ra hoa từ mô sẹo và tái sinh cây con từ lá. Tiếp theo là môi trường MS bổ sung 2mg/lBAP+ lmg/1 ABA + 0,5 mg/1 IAA. Trái cây đã được thiết lập trong ống nghiệm trong vòng 162 ngày sau tự thụ phấn, [http://www.msnibb.org.iny] - Năm 2008, Tạp chí công nghệ sinh học Án Độ đã công bố “Ánh hưởng của các chất điều hòa tăng trưởng đến tái sinh và ra rễ invitro của cây cà chua” Một loạt thí nghiệm đã được tiến hành kết quả cho thấy: Theo các nồng độ khác nhau và sự kết hợp của các chất điều hòa tăng trưởng. Các phân tích những biến động, khác biệt ở mức ý nghĩa 5% chỉ ra rằng: Môi trường MS bổ sung với 3mg/l BAP + 3mg/l a-NAA và IAA 2,5 mg/1 là tối ưu nhất cho cảm ứng mô sẹo, tái sinh. Tốt nhất cho sự ra rễ được tìm thấy là ở môi trường MS bổ sung 0,2 mg/1 IBA. Năm 2009, ưỷ ban công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền, trung tâm nghiên cứu quốc gia SuDan công bố “ Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến tái sinh chồi tò lá mầm cây cà chua”. Ket quả cho thấy: Lá mầm 8-10 ngày tuối được phân lập và vô trùng bằng Clorox 0,5% sau đó nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung các chất điều hoà tăng trưởng: Benzyladenine (BA), Kinetin tại các nồng độ giao động tù’ 0,5-5mg/l riêng lẻ hoặc kết họp với axit Naphthaleneactic (a- NAA) 0,5-lmg/l cho kết quả như sau: Khi bố sung BA và Kinetin riêng rẽ vào môi trường nuôi cấy với nồng độ giao động 0,5-5mg/l thì Kinetin được chứng minh là hiệu quả hơn BA (cho 2 chồi/mẫu nghiên cứu). Khi bổ sung kết hợp BA, Kinetin với a- NAA vào môi trường nuôi cấy cho hiệu quả không cao
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất