Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng gis trong việc điều tra ổ dịch cúm gia cầm tại xã cẩm thành huyện cẩm x...

Tài liệu ứng dụng gis trong việc điều tra ổ dịch cúm gia cầm tại xã cẩm thành huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh

.PDF
49
379
80

Mô tả:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CỤC THÚ Y ĐỀ TÀI DỊCH TỄ HỌC ỨNG DỤNG Tên đề tài: “ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐIỀU TRA Ổ DỊCH CÚM GIA CẦM TẠI XÃ CẨM THÀNH HUYỆN CẨM XUYÊN TỈNH HÀ TĨNH” Người hướng dẫn : TS. Trịnh Đình Thâu Phó CN khoa TY ĐHNN Hà Nội Người thực hiện : Lê Đăng Trung Phòng Dịch tễ - CQTYV 3 HÀ NỘI - 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Tổ chức Nông-Lương Liên hiệp Quốc (FAO) đã cung cấp tài chính để chúng tôi thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn Cục thú y, Trung tâm AVET ĐHNN Hà nội Lãnh đạo Cơ quan thú y vùng 3, đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa học. Chi cục Thú y Hà Tinh, Trạm thú y Cẩm Xuyên và các cán bộ thú y huyện, Chính quyền và nhân dân xã Cẩm Thành, Trưởng thú y xã Cẩm Thành đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn - Tiến sỹ Trịnh Đình Thâu và các giảng viên AVET đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành đề tài. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2011 Học viên Lê Đăng Trung MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG iii MỤC LỤC HÌNH iv 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 MỤC TIÊU 3 3 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 3.1 Nội dung: 4 3.2 Nguyên liệu: 4 3.3 Phương pháp nghiên cứu: 4 KẾT QUẢ 4 Thu thập thông tin về các ổ dịch 4.1 4.1.1 Tình hình chung của địa bàn nghiên cứu 4.1.2 Diễn biến về tình hình bệnh cúm gia cầm trên địa bàn Hà Tĩnh 5 5 5 13 Xây dựng bản đồ phân bố tổng đàn và dịch cúm gia cầm trên địa 4.2 bàn Hà Tĩnh 4.2.2 23 Bản đồ các ổ dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ 2004-2010 29 5 KẾT LUẬN 39 6 THẢO LUẬN 40 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC: 42 8.1 Một số hình ảnh chụp tại thực địa. 42 8.2 Công thức tính các chỉ số dịch tễ: 44 ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Tổng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Hà Tĩnh qua các năm 9 Bảng 2 Kết quả điêu tra chăn nuôi lợn 10 Bảng 3 Số trang trại phân theo loại hình ở các huyện 11 Bảng 4 Tình hình cơ bản về trang trại tỉnh Hà Tĩnh 12 Bảng 5 Kết quả điều tra chăn nuôi gia cầm đến năm 2010 13 Bảng 6 Tình hình dịch cúm ở tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2004 đến năm 2010 15 Bảng 7 Tình hình dịch cúm ở tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 17 Bảng 8 Tình hình dịch bệnh tại thôn Trung Nam. 20 Bảng 9 Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ không tiêm phòng 21 Bảng 10 Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ thả rông vịt trên kênh 22 Bảng 11 Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ vứt xác gia cầm ốm, chết ra kênh. 22 Bảng 12 Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ khu chăn nuôi nằm cạnh trục đường giao thông chính. 23 iii MỤC LỤC HÌNH Hình 1 Đường cong dịch tễ biểu diễn tần suất xuất hiện số ổ dịch 16 Hình 2 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 25 Hình 3 Sự phân bố đàn gia cầm trên toàn tỉnh theo đơn vị cấp xã 26 Hình 4 Sự phân bố đàn gà trên toàn tỉnh theo đơn vị cấp xã 27 Hình 5 Sự phân bố đàn vịt trên toàn tỉnh theo đơn vị cấp xã 28 Hình 6 Bản đồ các ổ dịch cúm gia cầm từ 2004-2010 29 Hình 7 Bản đồ tương quan giữa các ổ dịch và phân bố chăn nuôi gia cầm 30 Hình 8 Bản đồ tương quan giữa các ổ dịch và phân bố chăn nuôi gà 31 Hình 9 Bản đồ tương quan giữa các ổ dịch và phân bố chăn nuôi Vịt 32 Hình 10 Bản đồ tương quan giữa các ổ dịch và phân bố chăn nuôi Vịt 33 Hình 11 Bản đồ các ổ dịch năm 2010 theo cấp độ dịch 34 Hình 12 Bản đồ tương quan giữa các ổ dịch năm 2010 và phân bố chăn nuôi Vịt 35 Hình 13 Bản đồ vệ tinh các ổ dịch năm 2010 36 Hình 14 Bản đồ phân bố dịch cúm gia cầm đến cấp hộ tại Thôn Trung Nam 37 Hình 15 Bản đồ vệ tinh các hộ có dịch cúm gia cầm tại thôn Trung Nam 38 Hình 16 Ảnh chụp xác gia cầm chết vứt dưới kênh nơi xảy ra dịch cúm gia cầm 42 Hình 17 Ảnh chụp xác gia cầm chết vứt dưới kênh nơi xảy ra dịch cúm gia cầm 42 Hình 18 Có rất nhiều vịt chết nằm lẫn với rác tại khúc kênh tại thôn Trung Nam Hình 19 Vịt được nuôi mới tại hộ bị dịch cúm gia cầm trước đây 43 43 iv 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao H5N1 là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở loài gia cầm (bao gồm cả gia cầm và dã cầm) và rất dễ dàng gây thành dịch lớn. Bệnh do vi rút cúm type A, thuộc họ Orthomyxoviridae với nhiều phân type khác nhau gây ra. Vi rút gây bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao chủ yếu là các vi rút phân type H5, H7 và H9 gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu và có thể gây bệnh cho người. Gen của vi rút cúm gia cầm dễ bị biến đổi. Bệnh lần đầu tiên xuất hiện và bùng phát thành dịch ở nước ta vào cuối năm 2003. Bệnh không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi gia cầm mà còn là bệnh chung rất nguy hiểm cho động vật và cho con người. Thực tế trong lịch sử cho thấy vi rút cúm gia cầm đã gây ra các đại dịch cúm làm chết hàng chục triệu người, gần đây nhất là dịch tại Hồng Kông năm 1997. Riêng tại Việt Nam, từ 2003 đến nay, vi rút cúm đã làm 119 người mắc bệnh trong đó 59 người tử vong. Về thiệt hại kinh tế, chỉ tính riêng đợt dịch đầu tiên tại Việt Nam, ngành chăn nuôi gia cầm đã bị tổn thất nặng nề. Trong đợt này, tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ hơn 43,9 triệu con chiếm 16,79% tổng đàn; trong đó gà chiếm 30,4 triệu con (69,2%), thuỷ cầm chiếm 13,5 triệu con (30,8%). Ngoài ra Nhà nước còn chi hàng trăm tỷ đồng cho công tác chỉ đạo chống dịch. Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cũng đã hỗ trợ Việt Nam hàng trăm triệu đô la Mỹ và hỗ trợ kỹ thuật giúp Việt Nam phòng chống dịch. Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ đắc lực trong khống chế dịch bệnh trong đó có công cụ hỗ trợ GIS (Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý). Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là hệ thống kết hợp gồm nhiều thành phần, gồm: Phần cứng, phần mền và dữ liệu được sử dụng để thu thập, quản 1 lý, phân tích và diễn giải kết quả ở tất cả các loại hình địa lý. Hệ thống này cho phép chúng ta xem, hiểu, đặt câu hỏi, diễn giải thông tin và hình tượng hóa các dữ liệu theo nhiều cách khác nhau. Những thông tin thu được có thể cho ta biết các mối quan hệ, các loại hình và chiều hướng với những sản phẩm như bản đồ, địa cầu, báo cáo và biểu đồ. GIS cũng giúp chúng ta trả lời những cân hỏi và giải quyết những vấn đề bằng việc kiểm tra dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ hiểu, dễ chia sẻ. GIS đã và đang được sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực như quản lý tài nguyên đất, khoáng sản, giao thông, nhân y và thú y,…. Trong công tác thú y, GIS thường được sử dụng để tiến hành các phân tích dịch tễ học mô tả về tình hình dịch bênh, chăn nuôi, di chuyển động vật, giám sát, phát hiện và đánh giá nguy cơ rủi ro, kể cả việc xác định các yếu tố rủi ro và hình tượng hóa sự di chuyển của gia súc, gia cầm. Do đó, các loại hình dịch bệnh và các yếu tố liên quan được hiểu một cách rõ ràng hơn, từ đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng chống. Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng đã được triển khai với GIS để quản lý tình hình dịch bệnh như LMLM, DTL, Bò điên, Cúm gia cầm, PRRS,…. Hiện nay, GIS và các công cụ liên quan đã và đang được ứng dụng rất rộng rãi và đem lại những hiệu quả quan trọng cho công tác thú y. Có rất nhiều phần mềm (thương mại phải trả tiền và miễn phí) được ứng dụng làm công cụ hỗ trợ trong phân tích tình hình dịch bệnh, công tác giám sát, di chuyển của động vật,… Trong số đó, phần mềm ArcGIS, phiên bản 9.2 hoặc 9.3 đã và đang được các cơ quan thuộc Cục Thú y ứng dụng cho công tác dịch tễ học mô tả. Công cụ này có thể cung cấp, hỗ trợ có giá trị trong việc: - Mô tả cấp độ và phân bố của dịch bệnh theo không gian và thời gian; - Xây dựng vùng kiểm soát dịch bệnh; - Khám phá không gian được liên kết với các yếu tố nguy cơ. 2 Các đặc điểm về không gian bao gồm các yếu tố liên quan đến địa lý, sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa đường đi và chợ tập trung. Các loại hình dịch bệnh theo không gian thường liên quan đến các yếu tố về môi trường. Những yếu tố này có thể như đặc điểm địa lý (rừng núi, sông ngòi), thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) và quản lý gia súc, gia cầm. Các bản đồ dịch tễ rất có ý nghĩa trong việc đánh giá loại hình dịch bệnh theo không gian. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và việc truy cập dễ dàng các dữ liệu không gian (hình ảnh qua vệ tinh, Google Earth,…) đã và đang giúp chúng ta phân tích các đặc điểm dịch bệnh theo không gian một cách dễ dàng và rất có hiệu quả. Những công nghệ này ngày càng được ứng dụng nhiều trong dịch tễ học. Hà Tĩnh là một trong nhiều tỉnh trên cả nước đã xảy ra dịch cúm gia cầm tại một số địa phương trong tỉnh từ năm 2004 đến 2010. Trong năm 2010 dịch đã xảy ra tại 12 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Hà Tĩnh làm 20.498 gia cầm ốm chết và buộc phải tiêu hủy. Trước thực tế trên chúng tôi: “Ứng dụng GIS trong việc điều tra ổ dịch Cúm gia cầm tại xã Cẩm Thành huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh”. 2. MỤC TIÊU - Mô tả được cấp độ và phân bố của các ổ dịch cúm theo không gian và thời gian; - Mô tả sự xuất hiện một số yếu tố nguy cơ đến sự lây lan dịch bệnh. 3 3. NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung: - Xác định các ổ dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - Điều tra ổ dịch cúm gia cầm tại thôn Trung Nam xã Cẩm Thành huyện Cẩm xuyên. - Mô tả và đánh giá một số các yếu tố nguy cơ đến sự lây lan dịch bệnh tại thôn Trung Nam. - Phân tích sơ bộ các yếu tố nguy cơ bằng GIS 3.2. Nguyên liệu:  Dữ liệu: - Số liệu các ổ dịch cúm gia cầm trong tỉnh từ năm 2004 đến năm 2010. (Chi cục Thú y Hà Tĩnh, Cục Thú y, Cơ quan thú y vùng III). - Mật độ chăn nuôi gia cầm trong tỉnh. - Số liệu điều tra thực địa.  Phần mềm - ArcGIS 9.3, DNR Garmin. - Google earth.  Thiết bị: - Thiết bị định vị GPS, Máy tính cá nhân 3.3. Phương pháp nghiên cứu: - Dùng phương pháp Điều tra hồi cứu các ổ dịch xảy ra tại Hà Tĩnh từ năm 2004 đến 2010 bằng bảng hỏi ( key person and farmers) - Xây dựng nguồn dữ liệu để vẽ bản đồ bằng các phuơng pháp thống kê và công cụ toán học thông thường. - Xác định toạ độ các ổ dịch bằng công cụ GPS - Áp dụng công nghệ GIS phân tích diễn biến ổ dịch Cúm gia cầm tại Hà Tĩnh theo không gian và thời gian. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Thời gian thực hiện đề tài trong vòng 6 tuần kể từ 14/3/2011 đến 24/4/2011. 4 4. KẾT QUẢ 4.1. Thu thập thông tin về các ổ dịch 4.1.1. Tình hình chung của địa bàn nghiên cứu 4.1.1.1. Tình hình chung Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17.053'50'' đến 18.045'40'' vĩ độ Bắc và 105.005'50'' đến 106.o30'20'' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hà Tĩnh cách Hà Nội 340 km, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500 m, đỉnh Rào Cọ 2.235 m, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh,tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt: - Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2500 ly đến 2650 ly. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm. - Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn. Hà Tĩnh có 1.227.554 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009), giảm so với điều tra dân số năm 1999, do một bộ phận dân di cư chuyển đến các địa phương khác sinh sống mà chủ yếu là ở các tỉnh phía Nam. Dân tộc chủ yếu sống tại Hà Tĩnh là người Kinh và một dân tộc thiểu số khác cùng nhóm với 5 người Kinh là người Chứt, Thái, Mường, Lào sống ở các huyện: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương khê với khoảng vài ngàn người sống ở miền núi. Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ và bé chảy qua, con sông lớn nhất là sông La và sông Lam, ngoài ra có con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào Cái, Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³. còn hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu...ước 600 triệu m³. Hà Tĩnh có bờ biển dài. Trữ lượng nhiều khoảng 85,8 nghìn tấn cá, 3,5 nghìn tấn mực và 600 tấn tôm. Tỉnh Hà Tĩnh có trên 300.000 ha rừng và đất rừng, trong đó diện tích rừng chiếm 66%, còn lại chưa có rừng, gồm trên 100.000 ha đất trống đồi núi trọc, đất bụi và bãi cát. Rừng tự nhiên (164.978 ha)] hiện chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, xa các trục giao thông, trong đó rừng sản xuất kinh doanh 100.000 ha, rừng phòng hộ 63.000 ha, độ che phủ 38% so với diện tích đất tự nhiên. Rừng giàu chỉ chiếm 10%, rừng trung bình 40%, còn lại 50% là rừng nghèo kiệt. Đất không có rừng 151.000 ha, chiếm 24,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó một số diện tích ở sườn đồi đang bị xói mòn. Trữ lượng gỗ 20 triệu m³], hàng năm khai thác chừng 2-3 vạn m³; những năm gần đây thực hiện chính sách đóng cửa rừng nên lượng gỗ khai thác hàng năm đã giảm nhiều.Thực vật của rừng đa dạng và phong phú, có trên 86 họ và trên 500 loại cây dạng thân gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý như: lim, sến, táu, mật, đinh, gõ, pơmu và các loại động vật quý hiếm như: voi, hổ, báo, vượn đen, sao la. Hà Tĩnh có khu vườn quốc gia Vũ Quang rộng 56 nghìn ha với 307 loài thực vật bậc cao thuộc 236 chi và 99 họ, 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá. Đặc biệt, ở rừng Vũ Quang đã phát hiện ra sao la và mang lớn là hai loại thú quý hiếm chưa có tên trong danh mục thú của thế giới. Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện với 259 xã, phường và thị trấn: Thành phố Hà Tĩnh (tỉnh lỵ), Thị 6 xã Hồng Lĩnh, Huyện Cẩm Xuyên, Huyện Can Lộc, Huyện Đức Thọ, Huyện Hương Khê, Huyện Hương Sơn , Huyện Kỳ Anh, Huyện Nghi Xuân, Huyện Thạch Hà, Huyện Vũ Quang, Huyện Lộc Hà (mới thành lập 7/2/2007). Tốc độ tăng trưởng năm 2009 ước tính 7,97% (kế hoạch của đại hội bình quân 12%/năm); giảm 2,39% so với tỷ lệ tăng của năm 2008 (năm 2008 đạt 10,36%). Năm 2009, tuy nông nghiệp có sản lượng lúa tăng 0, 36 vạn tấn, nhưng sản lượng ngô giảm 0, 54 vạn tấn làm cho sản lượng lương thực xấp xỉ bằng năm 2008 (giảm 0, 17 vạn tấn so với năm 2008). Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thủy sản chỉ tăng 1,86%; khu vực công nghiệp xây dựng tăng 14,94% và khu vực thương mại dịch vụ tăng 7,26%; góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP 7,97%. Về định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thứ tự khu vực (nông lâm thủy sản; công nghiệp xây dựng; thương mại dịch vụ), mục tiêu năm 2010 là 28%, 35% và 37%; năm 2009 đạt 35,33%; 31,03% và 33,64%; chuyển dịch được so với năm 2008 là -3,71; +1,50 và +2,22%, nếu so với năm 2005 (năm gốc trước năm đầu của Đại hội XVI) chuyển dịch được là -6,02; +4,62; +1,40% là một vấn đề lớn, nhằm tiến tới thực hiện đạt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XVI tỉnh Đảng bộ và Nghị quyết Đại hội X của Đảng. GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt xấp xỉ trên 10 triệu đồng/người/năm, bằng và vượt mục tiêu của Nghị quyết đại hội XVI là 10 triệu đồng năm 2010. Nguyên nhân thứ nhất là giá trị GDP được tính theo giá thực tế do sự biến động của giá cả thị trường. Nếu theo giá cố định (giá so sánh) thì chỉ số giá trị GDP tăng gần gấp rưỡi năm 2005 (bằng 141,80% so với năm 2005), chủ yếu là do phần lượng tăng. Giá trị GDP theo giá thực tế năm 2009 bằng 214,15% (tăng hơn gấp đôi năm 2005). Trong khi đó, giá trị GDP (theo giá hiện hành) năm 2005, bình quân đầu người đạt 4,74 triệu đồng người/năm. Dân số bình quân hàng năm của Hà Tĩnh không những không tăng mà đang còn có xu hướng giảm. Cụ thể theo tổng điều tra 1-4-2009, dân 7 số Hà Tĩnh đạt 1.227.554 người (giảm 61.508 người so với năm 2005) làm cho giá trị GDP bình quân đầu người gấp hơn 2 lần năm 2005 (221,31%). Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích (ha) là một trong những chỉ tiêu của phong trào thi đua sản xuất hàng hóa của ngành nông nghiệp với mục tiêu phấn đấu 50 triệu đồng sản phẩm /ha hoặc trên 1 hộ. Năm 2009, giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đạt cao, gấp hơn 2 lần so với Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI (mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVI đạt từ 25-30 triệu đồng/ha đến năm 2010); trong khi đó, năm 2005 đạt 22,49 triệu đồng/ha. Đây là một chỉ tiêu được tính theo giá trị thực tế thị trường của người sản xuất, giá cả biến động tăng cao, trong khi diện tích canh tác trong nông lâm thủy sản tương đối ổn định. Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi "địa linh nhân kiệt". Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và anh hùng. Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và sông La, sông Lam là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân, nhạc sĩ. Núi Hồng Lĩnh là một trong số các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế. Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều. Phía tây nam núi Hồng lĩnh là làng "Bát cảnh Trường Lưu" của dòng họ Nguyễn Huy. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên một Hồng Sơn văn phái với những tác phẩm tiêu biểu như Hoa tiên (của Nguyễn Huy Tự), Mai Đình mộng ký (của Nguyễn Huy Hổ), Truyện Kiều. Các làng Thu Hoạch, Trường Lưu, Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá, Ích Hậu, Trung Lương, Ân Phú... nổi danh về truyền thống học hành, khoa bảng và văn chương. Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát 8 ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đã để lại nhiều thơ văn và trước tác. 4.1.1.2. Tình hình chăn nuôi Chăn nuôi là một nghề truyền thống, có từ lâu đời của nhân dân ta nói chung, người dân Hà Tĩnh nói riêng, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân, giữ vị trí quan trọng nhất trong tổng giá trị của ngành nông nghiệp. Chăn nuôi tạo nguồn thu nhập quan trọng cho hộ gia đình nông thôn. Theo kết quả điều tra trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tổng đàn gia súc gia cầm qua các năm như sau: Bảng 1: Tổng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Hà Tĩnh qua các năm Đvt: con 2006 2007 2008 2009 2010 Trâu 109,248 109,780 101,961 99,594 108.543 Bò 210,778 210,139 191,442 177,994 193.389 lợn 453,188 422,639 406,387 381,608 412.141 4.158.000 4.380.000 4.670.000 5.013.000 5297083 Gia cầm (Nguồn: Cục TK Hà Tĩnh, Sở NN & PTNT Hà Tĩnh) Hàng năm chăn nuôi lợn sản xuất một khối lượng thịt hơi rất lớn, chiếm khoảng 76% tổng khối lượng thịt lợn hơi các loại. Chăn nuôi lợn tạo nguồn thu nhập quan trọng cho hộ gia đình nông thôn, chiếm bình quân khoảng 68% trong cơ cấu tổng thu từ chăn nuôi nông hộ. Theo kết quả điều tra toàn diện trên 262 xã, phường, thị trấn của 12 huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Tính đến thời điểm 10/7/ 2009, 9 36 số lượng đàn lợn nái là 44.737 con, tăng 38% so với cuối năm 2007, phân bố rộng khắp cả tỉnh, một số huyện có đàn nái cao là Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyện. Số lượng đàn lợn thịt là 330.000 con, tăng 2,16% so với năm 2008, phân bố rộng nhưng tập trung tại một số huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Sự phân bố, số lượng lợn (không kể lợn sữa) được thể hiện trên bảng sau: Bảng 2. Kết quả điêu tra chăn nuôi lợn Đvt: con Địa 2000 phương 2002 2003 TP. Hà 2005 2006 2008 2009 2010 18795 12372 12572 13372 19375 Tĩnh 15175 14359 11527 10086 11516 11897 12128 6503 7503 7503 Hương Sơn 25750 26929 29291 35540 36296 15600 16600 18600 Đức Thọ 38114 37194 42082 33165 34230 32230 36230 Vũ Quang 31881 13840 35274 10089 10326 7325 8325 8325 Nghi Xuân 12290 8202 12048 26865 25688 15568 14568 19568 Can Lộc 46691 62052 72290 68456 70157 69863 59863 71863 Hương Khê 58976 73289 7786 33193 35698 28588 27588 28588 Thach Hà 38732 61515 71736 79439 7742 87702 97702 87702 Cẩm Xuyên 30193 32061 44702 69935 70285 62857 72857 62857 Kỳ Anh 47606 60730 60834 60129 62908 50289 59289 50289 Lộc Hà - - - - 15490 19490 18490 366935 400257 473907 453188 406387 428587 423387 TX. Hồng Lĩnh Cộng 16348 440754 (Nguồn: Cục TK Hà Tĩnh, Sở NN & PTNT Hà Tĩnh) Theo số liệu thống kê tại thời điểm tháng 01/10 từ năm 2004 – 2010 của Cục thống kê Hà Tĩnh thì đàn lợn có xu hướng giảm đến năm 2007 và tăng trở lại từ năm 2010. Trong thời gian qua, việc phát triển đàn lợn có phần gặp khó khăn do chi phí chăn nuôi tăng, giá đầu ra ở mức cầm chừng. Do đó một 10 số vùng nông thôn nuôi theo kiểu truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí thua lỗ. Bên cạnh đó đầu năm 2008 dịch Tai Xanh bùng phát trên diện rộng nên tâm lý người dân không dám mở rộng đầu tư sản xuất. Một số huyện có đàn lợn giảm đáng kể như: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên,… Kinh tế trang trại Theo kết quả điều tra về tình hình phát triển trang trại, tính đến thời điểm 10/9/2009 trên toàn tỉnh Hà Tĩnh có 1.454 trang trại, các huyện có số lượng trang trại nhiều nhất là Can Lộc (445), Kỳ Anh (229), Đức Thọ (198), Hương Sơn (112 trang trại). Số lượng cá trang trại cụ thể ở các huyện, thị như sau: Bảng 3. Số trang trại phân theo loại hình ở các huyện TT Huyện,thị xã Trồng Chăn Thủy trọt nuôi sản Kết hợp Tổng số 1 TP. Hà Tĩnh 0 6 16 0 22 2 TX. Hồng Lĩnh 12 40 9 7 69 3 Hương Sơn 42 42 5 23 112 4 Đức Thọ 16 64 28 90 198 5 Vũ Quang 25 `2 6 4 37 6 Nghi Xuân - 2 36 27 65 7 Can Lộc 46 164 8 227 445 8 Hương Khê 42 42 5 23 112 9 Thach Hà 8 8 44 4 64 10 Cẩm Xuyên 17 9 24 - 50 11 Kỳ Anh 113 40 42 34 229 12 Lộc Hà - - - - - (Nguồn: Chi cục Phát triển Nông thôn -Sở NN & PTNT Hà Tĩnh) Trong những năm vừa qua trang trại đã phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, quy mô được mở rộng, có sự đầu tư cao, giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ của trang trại ngày càng tăng nên trang trại đã thu được lợi nhuận đáng kể. Nhiều trang trại đã có kết hợp giữa trồng trọt, chăn 11 nuôi và thủy sản theo mô hình Vườn – Ao – Chuồng; Ao- Chuồng; Vườn chuồng. Kết quả các mô hình kết hợp này được thể hiện trong bảng 4. Bảng 4: Tình hình cơ bản về trang trại tỉnh Hà Tĩnh Năm 2009 Loại hình trang trại Số lượng trang trại Tổng số Tỷ lệ (%) 1454 100,0 1. Trang trại trồng cây hàng năm 55 3,8 2. Trang trại trồng cây lâu năm 45 3,1 3. Trang trại chăn nuôi 389 26,7 4. Trang trại lâm nghiệp 270 18,6 5. Trang trại thuỷ sản 266 18,3 6. Trang trại kinh doanh tổng hợp 429 29,5 ( Nguồn: Chi cục Phát triển Nông thôn - Sở NN & PTNT Hà Tĩnh) Trang trại phát triển mở rộng theo nhiều loại hình khác nhau, đặc biệt loại hình trang trại Kinh doang tổng hợp, Chăn nuôi, Thuỷ sản, Lâm nghiệp phát triển nhanh.chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số trang trại: loại hình trang trại Kinh doang tổng hợp chiếm 29,5% tổng số trang trại, Trang trại chăn nuôi chiếm 26,7%, loại trang trại lâm nghệp chiếm 18,6%, loại trang trại thuỷ sản chiếm 18,3%. Một số trang trại điển hình có quy mô lớn, đầu tư cao đã mang lại hiệu quả lớn như: trang trại chị Lê Thị Nghiên, xã Kỳ Long, Kỳ Anh, có 10 ha diện tích đất trồng cây hàng năm, vốn đầu tư 800 triệu đồng, Trang trại anh Bùi Xuân Hán, xã Lộc Yên, Hương Khê, vốn đầu tư 380 triệu đồng, Trại chăn nuôi của anh Trần Văn Sơn, xã Thiên Lộc, Can Lộc, có quy mô: 2.500 gia cầm, 200 con lợn, vốn đầu tư sản xuất kinh doanh 2,3 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 297 triệu đồng/ năm,..v.v… 12 4.1.1.3. Tình hình chăn nuôi gia cầm: Trong những năm qua do tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp nên tổng đàn gia cầm có phần giảm suống so với các năm trước. Sau đây là kết quả điều tra tổng đàn gia cầm của tỉnh Hà Tĩnh tính đến 30/12/2009. Bảng 5: Kết quả điều tra chăn nuôi gia cầm đến năm 2010 Huyện Cẩm Xuyên Số hộ CN Tổng đàn GC GC Gà Vịt Ngan 27520 960263 211050 741706 7507 Can lộc 5962 882641 294378 579040 9223 Đức Thọ 12069 799502 322332 477170 Hương Khê 8155 317872 301889 8257 7726 Hương Sơn 12582 295717 286647 8050 1020 Kỳ Anh 46405 444043 354189 81614 8240 Lộc Hà 10524 174912 118802 53411 2634 Nghi Xuân 10916 485478 291152 181145 13181 Thạch Hà 20901 627839 221224 378808 7720 Vũ Quang 8113 140190 136906 2320 964 TP. Hà Tĩnh 5001 90360 53809 28359 1192 Tx. Hồng Lĩnh 1861 78266 36837 40907 522 Loài khác 65 20087 7000 ( Nguồn: Chi cục thú y Hà Tĩnh - Sở NN & PTNT Hà Tĩnh) Bản đồ mô tả tình hình chăn nuôi gia cầm trong năm 2010 (Hình 3), 4.1.2. Diễn biến về tình hình bệnh cúm gia cầm trên địa bàn Hà Tĩnh 4.1.2.1. Tình hình bệnh cúm gia cầm trên địa bàn Hà Tĩnh từ 2004-2010 Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh dịch cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2004, sau đó liên tục tái phát. Tính đến nay, đã có nhiều đợt dịch cúm gia cầm bùng phát tại Hà Tĩnh gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm tỉnh 13 nhà. Từ năm 2004 đến nay trên địa bàn tỉnh đã bùng phát 6 đợt dịch, cụ thể: Đợt 1: Ngày 1/1/2004 dịch cúm gia cầm xảy ra tại Phường Văn Yên TP. Hà Tĩnh, sau đó tiếp tục phát hiện tại các xã Thạch Quý, Thạch Đồng TP. Hà Tĩnh, Thạch Liên huyện Thạch Hà và các xã Sơn Bình, Sơn Trường, Sơn Lễ Huyện Hương Sơn. Làm ốm, chết và phải tiêu huỷ 16.694 con gia cầm. Đợt 2: Ngày 16/3/2007 dịch cúm gia cầm (H5N1) xẩy ra tại xã Thịnh Lộc sau đó phát sinh thêm 2 xã (Tân Lộc và Phù Lưu) thuộc huyện Lộc Hà và xã Kỳ Phương Kỳ Anh làm chết và buộc phải tiêu hủy 22.599 con gia cầm. Đợt 3: Ngày 26/5/2008 dịch cúm gia cầm (H5N1) xẩy ra tại xã Cẩm Trung thuộc huyện Cẩm Xuyên làm chết và buộc phải tiêu huỷ 847 con vịt. Đợt 4: Ngày 18/12/2008 dịch cúm gia cầm (H5N1) xẩy ra tại xã Đức Thuận thuộc thị xã Hồng Lĩnh làm chết và buộc phải tiêu huỷ 2.500 con vịt. Đợt 5: Ngày 14/01/2010, phát sinh dịch tại phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh; sau đó phát hiện thêm các ổ dịch tại xã Cẩm Hưng Tp. Hà Tĩnh. Cẩm Bình, Cẩm Thạch, Cẩm Sơn, Cẩm Nam, Cẩm Dương huyện Cẩm Xuyên và xã Thạch Đài Thạch Hội huyện Thạch Hà làm cho tổng số 5492 con gia cầm ốm buộc phải tiêu huỷ 11.839 con gia cầm. Đợt 6: Xuất hiện ổ dịch đầu tiên tại thôn Trung Nam xã Cẩm Thành Huyện Cẩm Xuyên, sau đó lan ra các xã lân cận là Cẩm Quang, Cẩm Bình, Cẩm Duệ và Cẩm Huy cũng thuộc huyện Cẩm Xuyên. Làm cho 10.659 con gia cầm ốm, chết và buộc phải tiêu huỷ. 14 Bảng 6: Tình hình dịch cúm ở tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2004 đến năm 2010 Năm 2004 Ngày phát hiện dịch Huyện có dịch 2/2/2004 H. Hương Sơn X. Sơn Bình 29/1/2004 H. Thạch Hà 6/2/2004 2010 chết, tiêu huỷ 220 X. Thạch Liên 91 118 TP. Hà Tĩnh P. Thạch Qúy 500 8/2/2004 TP. Hà Tĩnh X. Thạch Đồng 9/2/2004 H. Hương Sơn 3000 3000 X. Sơn Lễ 525 819 X. Sơn Trường 718 1749 1/1/2004 TP. Hà Tĩnh P. Văn Yên 788 788 13/6/2007 H. Lộc Hà X. Phù Lưu 98 409 X. Tân Lộc 300 1100 13/6/2007 2008 cầm ốm Số gia cầm 140 9/2/2004 2007 Xã có dịch Số gia 3/6/2007 H. Lộc Hà X. Thịnh Lộc 2454 12314 30/5/2007 H. Kỳ Anh X. Kỳ Phương 1600 8776 18/2/2880 Tx. Hồng Lĩnh X. Đức Thuận 1200 2500 26/5/2008 H. Cẩm Xuyên X. Cẩm Trung 650 650 1/2/2010 H. Thạch Hà X. Thạch Hội 1275 14/1/2010 TP. Hà Tĩnh P. Thạch Qúy 764 764 19/1/2010 H. Cẩm Xuyên X. Cẩm Bình 1398 8651 20/1/2010 H. Cẩm Xuyên X. Cẩm Thạch 605 647 21/01/2010 TP. Hà Tĩnh X. Thạch Hưng 72 72 23/1/2010 H. Thạch Hà X. Thạch Đài 690 690 24/01/2010 H. Cẩm Xuyên X. Cẩm Sơn 50 300 24/1/2010 H. Cẩm Xuyên X. Cẩm Nam 475 475 28/01/2010 H. Cẩm Xuyên X. Cẩm Dương 163 240 8/10/2010 H. Cẩm Xuyên X. Cẩm Thành 3408 3408 26/10/2010 H. Cẩm Xuyên X. Cẩm Quang 3448 3448 2/11/2010 H. Cẩm Xuyên X. Cẩm Bình 1223 1223 5/11/2010 H. Cẩm Xuyên X. Cẩm Duệ 387 387 6/11/2010 H. Cẩm Xuyên X. Cẩm Huy 193 193 26215 52941 Cộng (Nguồn: Chi cục thú y Hà Tĩnh) 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng