Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng gis trong quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn tại huyện trà ôn, tỉnh ...

Tài liệu ứng dụng gis trong quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long

.PDF
82
506
96

Mô tả:

MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i MỤC LỤC ...................................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... iv DANH MỤC BIỂU BẢNG ........................................................................................ vi DANH MỤC KÝ HIỆU............................................................................................. vii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................ 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 2 CHƢƠNG 2: 2.1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 3 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ......................... 3 2.1.1. Khái niệm............................................................................................... 3 2.1.2. Ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) ........................................ 4 2.2. SƠ LƢỢC VỀ NẤM VÀ SINH HỌC NẤM LỚN......................................... 5 2.2.1. Định nghĩa về nấm lớn. .......................................................................... 5 2.2.2. Một số đặc điểm sinh học ....................................................................... 6 2.2.3. Định danh các nấm lớn (Identification of Mushrooms) ........................... 8 2.3. SƠ LƢỢC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC, NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VỀ GIS VÀ NẤM LỚN .............................................................................. 8 2.3.1. Đa dạng sinh học .................................................................................... 8 2.3.2. Những nghiên cứu trong nƣớc về GIS và loài nấm lớn ........................... 9 2.4. SƠ LƢỢC VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 10 2.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 10 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 11 CHƢƠNG 3: 3.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 13 PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ................................................................. 13 3.1.1. Phƣơng tiện .......................................................................................... 13 3.1.2. Công cụ phần mềm............................................................................... 13 3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .............................................. 13 3.2.1. Mục lục Thời gian nghiên cứu............................................................................ 13 ii 3.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 13 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 13 3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 13 3.4.1. Thu thập bản đồ và số liệu thứ cấp ....................................................... 13 3.4.2. Khảo sát thực địa .................................................................................. 14 3.4.3. Phƣơng pháp xữ lý số liệu .................................................................... 14 3.4.4. Địa điểm khảo sát ................................................................................. 14 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 16 4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHỎNG VẤN TRONG 3 Ô MẪU Ở HUYỆN TRÀ ÔN ................................................................................................................ 16 4.1.1. Kết quả thu thập thông tin về công dụng, sự phân bố của nấm lớn........ 16 4.1.2. Kết quả khảo sát thực tế 3 ô mẫu trên địa bàn huyện Trà Ôn ................ 22 4.1.3. Kết quả phỏng vấn nấm lớn .................................................................. 22 4.1.4. So sánh giữa số liệu phân bố nấm lớn phỏng vấn và khảo sát ............... 23 4.2. ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC LOÀI NẤM LỚN 24 4.2.1. CHƢƠNG 5: Kết quả ứng dụng quản lý đa dạng sinh học nấm lớn bằng MapInfo 10.5 24 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 44 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 44 5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 45 PHỤ LỤC Mục lục iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành GIS ............................................................................. 4 Hình 2.2: Các dang quả thể của nấm lớn ...................................................................... 6 Hinh 2.3: Bản đồ địa giới hành chánh huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ........................ 10 Hình 3.1: Các ô mẫu khảo sát, phỏng vấn đƣợc tải lên từ Google earth ...................... 15 Hình 4.1: Một số loài nấm ăn đƣợc ............................................................................ 16 Hình 4.2: Một số loài nấm dƣợc liệu .......................................................................... 17 Hình 4.3: Một số loài nấm ăn đƣợc và dƣợc liệu ........................................................ 17 Hình 4.4: Loài nấm quý có trong trong Sách Đỏ Việt Nam ........................................ 17 Hình 4.5: Một số loài nấm lớn xuất hiện ở hầu hết các sinh cảnh tự nhiên ................. 19 Hình 4.6: Một số loài nấm lớn chỉ xuất hiện ở 1 hoặc 2 sinh cảnh .............................. 19 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện số lƣợng loài nấm lớn trên các sinh cảnh tại huyện Trà Ôn .................................................................................................................................. 20 Hình 4.8: Số lƣợng loài nấm lớn ở các ô mẫu tại huyện Trà Ôn ................................. 22 Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện số lƣợng loài nấm lớn trên các điểm phỏng vấn ............... 23 Hình 4.10: Cơ sở dữ liệu nấm lớn đƣợc nhập sẵn trên file Excel ................................ 24 Hình 4.11: Giao điện phần mềm MapInfo 10.5 .......................................................... 25 Hình 4.12: Cơ sở dữ liệu nấm lớn về sinh cảnh, mùa, công dụng của nấm lớn huyện Trà Ôn ....................................................................................................................... 28 Hình 4.13: Bản đồ ranh giới hành chánh huyện Trà Ôn đƣợc mở bằng phần mềm AutoCAD 2007. ......................................................................................................... 28 Hình 4.14: Lớp ranh giới hành chính huyện Trà Ôn đƣợc mở bằng Mapinfo 10.5 ...... 30 Hình 4.15: Cơ sở dữ liệu phân bố nấm lớn (khảo sát) đƣợc nhập sẵn trên file Excel .. 31 Hình 4.16: Lớp dữ liệu thuộc tính phân bố nấm lớn (khảo sát) của MapInfo đƣợc nhập từ file cơ sở dữ liệu Excel .......................................................................................... 32 Hình 4.17: Lớp dữ liệu không gian phân bố nấm lớn (khảo sát) đƣợc tạo từ lớp dữ liệu thuộc tính (Hình 4.16)................................................................................................ 33 Hình 4.18: Cơ sở dữ liệu phân bố nấm lớn (phỏng vấn) đƣợc nhập sẵn trên file Excel .................................................................................................................................. 34 Hình 4.19: Lớp dữ liệu thuộc tính phân bố nấm lớn (phỏng vấn) của MapInfo đã đƣợc nhập từ file cơ sở dữ liệu Excel .................................................................................. 35 Hình 4.20: Lớp dữ liệu không gian phân bố nấm lớn (phỏng vấn) đƣợc tạo từ lớp dữ liệu thuộc tính (Hình 4.19) ......................................................................................... 35 Danh mục hình iv Hình 4.21: Mối liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian về phân bố nấm lớn khảo sát ............................................................................................................... 37 Hình 4.22: Mối liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian về phân bố nấm lớn phỏng vấn ............................................................................................................ 37 Danh mục hình v DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 3.1: Các vị trí, tọa độ 3 ô mẫu (1km2/ô) khảo sát và phỏng vấn ......................... 15 Bảng 4.1: Số lƣợng loài theo công dụng của các loại nấm .......................................... 18 Bảng 4.2: Các dạng sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu ................................................. 18 Bảng 4.3: Số loài nấm lớn phân bố trên các sinh cảnh ................................................ 20 Bảng 4.4: Số loài nấm lớn phân bố theo mùa ............................................................. 21 Danh mục biểu bảng vi DANH MỤC KÝ HIỆU CSDL Cơ sở dữ liệu ĐDSH Đa dạng sinh học GIS Geographic Information System GPS Global Positioning System VQG Vƣờn quốc gia Danh mục ký hiệu vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con ngƣời, chúng có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế, khoa học và các chu trình vật chất, năng lƣợng trong tự nhiên. Nấm đƣợc ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất, nhiều loài đƣợc sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men, sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc, chế biến các sản phẩm sinh học: bia, rƣợu, tƣơng, chất kháng sinh. Có khoảng hơn 200 loài nấm ăn trong đó khoảng 50 loài là nấm ăn quý, các loài nấm có thể dùng làm dƣợc liệu có khoảng hơn 200 loài (Trịnh Tam Kiệt, 2008), những nghiên cứu bƣớc đầu về các chất có hoạt tính sinh học của một số nấm lớn Việt Nam cho thấy chúng có tác dụng chống viêm, tăng cƣờng đáp ứng miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh hiểm nghèo nhƣ ung thƣ, suy giảm miễn dịch, tiết niệu, tim mạch. Ngoài tác lợi của loài nấm lớn bên cạnh đó các loài nấm độc ở Việt Nam cũng khá phong phú, những nghiên cứu bƣớc đầu đã chỉ ra danh lục của hơn 30 loài (Trịnh Tam Kiệt, 2008). Đặc biệt là khoảng 50 loài nấm có khả năng sinh enzyme và một số hoạt chất quý có thể đƣợc ứng dụng trong công nghệ sinh học và bảo vệ môi trƣờng. Nếu ƣớc tính số loài nấm có thể có trên lãnh thổ Việt Nam gấp 6 lần số loài thực vật bậc cao (Hawksworth 1991, 2001) thì số loài có thể lên tới 72000 loài. Điều đó có nghĩa là hơn 90% số loài nấm có thể có của Việt Nam còn chƣa đƣợc định loài và nêu tên trong danh lục. Đến thời điểm 2010, chỉ có khoảng 2500 loài nấm đã đƣợc ghi nhận cho lãnh thổ Việt Nam. Từ thực tế trên có thể thấy khu hệ nấm lớn Việt Nam chỉ đƣợc nghiên cứu bƣớc đầu. Để khắc phục tình trạng tụt hậu so với việc nghiên cứu thực vật bậc cao và động vật có xƣơng sống, bảo tồn nguồn gen nấm lớn và phát huy những giá trị tài nguyên quý, chúng ta cần có những phƣơng thức, công cụ quản lí tiến bộ và mang lại hiệu quả cao góp phần làm cơ sở cho việc bảo tồn và nghiên cứu loài nấm lớn. Trong thời đại công nghệ thông tin đang trong giai doạn phát triển bùng nổ thì việc sử dụng công nghệ thông tin để quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học loài nấm lớn là rất thuận lợi và hệ thống thông tin địa lý GIS là hệ thống có rất nhiều ứng dụng để quản lý và tích hợp các dữ liệu dạng bản đồ với các dạng dữ liệu khác, hỗ trợ đắc lực giúp phân tích các cơ sở dữ liệu nhằm lựa chọn các giải pháp quản lý, sử dụng bền vững và có hiệu quả tài nguyên. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Ứng dụng GIS trong quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” để làm luận văn tốt nghiệp. Chương 1 – Giới thiệu chung 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS) trong quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Khảo sát sự phân bố loài nấm lớn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về sự phân bố loài nấm lớn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Những kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở để quản lý đa dạng sinh học và có thể tiếp tục bổ sung cập nhật thông tin để việc quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn đƣợc thuận lợi hơn. Chương 1 – Giới thiệu chung 2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) 2.1.1. Khái niệm Từ các cách tiếp cận khác nhau, nhiều nhà khoa học đã cho những khái niệm về GIS khác nhau: - GIS là một hộp công cụ "Một bộ công cụ mạnh mẽ để thu thập, lƣu trữ, tổng hợp, chuyển đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho một tập hợp các mục đích" (Burrough và McDonnell, năm 1998). - GIS là một hệ thống thông tin "Hệ thống thông tin đƣợc thiết kế để làm việc với dữ liệu đƣợc tham chiếu bởi không gian địa lý tọa độ. Nói cách khác, GIS là một hệ thống cơ sở dữ liệu với khả năng cụ thể cho không gian tham chiếu dữ liệu, cũng nhƣ thiết lập một hoạt động để làm việc phân tích với các dữ liệu" (Star và Estes, năm 1990). - GIS đóng một vai trò trong xã hội "Tổ chức hoạt động mà ngƣời ta đo lƣờng và đại diện cho các hiện tƣợng địa lý, và sau đó biến đổi các đại diện vào các hình thức khác trong khi tƣơng tác với cấu trúc xã hội" (Chrisman, năm 1999). - GIS nhƣ một công cụ, mỗi công cụ có một số vai trò và khả năng khác nhau, trong khi những ngƣời khác xem GIS là một hệ thống hỗ trợ quyết định cho hoạch định chính sách, quy hoạch và quản lý (Apan, năm 1999; Maguire et al, năm 1991). Các định nghĩa trên đây đƣợc phát triển bởi hơn 30 chuyên gia GIS từ các ngành khác nhau (Durker và Kjerne 1989, đƣợc trích dẫn trong Chrisman 2002). - GIS đƣợc viết tắt từ: + G: Geographic – Dữ liệu không gian thể hiện vị trí, hình dạng (điểm, tuyến, vùng). + I: Information – Thuộc tính, không thể hiện vị trí (nhƣ mô tả bằng văn bản, số, tên,…). + S: System – Sự liên kết bên trong giữa các thành các thành phần khác nhau (phần cứng, phần mềm). Tóm lại: Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) là một hệ thống phần mềm máy tính đƣợc sử dụng trong việc vẽ bản đồ, phân tích các vật thể, hiện tƣợng tồn tại trên trái đất. Công nghệ GIS tổng hợp các chức năng chung về quản lý dữ liệu nhƣ hỏi đáp (query) và phân tích thống kê (statistical analysis) với sự thể hiện trực quan (visualization) và phân tích các vật thể hiện tƣợng không gian. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 3 Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành GIS 2.1.2. Ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) Sử dụng GIS để tạo và lƣu trữ dữ liệu địa lý tạo cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu địa lý đƣợc tạo và quản lý bằng GIS cho phép các ứng dụng đa ngành có thể đƣợc thực hiện trên cùng một nền dữ liệu thống nhất: Tính toán theo các mô hình để tạo ra thông tin mới: Bản đồ thích nghi cây trồng đƣợc tính toán dựa trên việc chồng xếp có trọng số các thông tin: bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ độ dốc. Bản đồ hiện trạng rừng hai thời kỳ đƣợc chồng xếp để có bản đồ về biến động rừng giữa hai thời kỳ. Các bài toán mô phỏng: Theo các mô hình lý thuyết (mang tính giả định), GIS còn có ứng dụng trong các bài toán mô phỏng nhƣ các ví dụ sau: Với một chiều cao đập cho trƣớc, GIS có thể mô phỏng đƣợc mức, lƣợng, diện tích nƣớc ngập. Với các chiều rộng mở đƣờng khác nhau trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất, GIS cho phép mô phỏng các phƣơng án mở đƣờng và tiền đền bù. Các ứng dụng có liên quan đến mô hình số độ cao: Nhƣ tính toán phạm vi quan sát từ điểm phục vụ cho các yêu cầu quân sự hoặc đặt trạm ăng ten viễn thông (điện thoại di động). Các thông số của địa hình đƣợc xác định nhƣ độ cao, độ dốc còn phục vụ cho công tác qui hoạch (ví dụ phân cấp phòng hộ đầu nguồn) và các khoa học trái đất (địa mạo, địa lý). Các phân tích mạng, khoảng cách: Để giải quyết các bài toán tìm đƣờng ngắn nhất hay thời gian thích hợp để bật tắt đèn xanh đèn đỏ trong giao thông đô thị; Có thể ứng dụng tìm đặt vị trí (allocation) nhƣ trạm xe buýt, trạm xăng, siêu thị hay trƣờng học một cách hiệu quả nhất. Các ứng dụng trên có thể coi là “cổ điển” và đã đƣợc áp dụng thành công. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 4 Quản lý tài nguyên sinh vật: Phân tích quần thể động vật hoang dã: Dùng GIS để hiển thị và phân tích dữ liệu thuộc tính và kết hợp với công nghệ định vị cho những thông tin chi tiết về các loài; Phân tích phân bố loài: Xây dựng bản đồ phân bố loài; Kiểm soát khu bảo tồn: Công cụ GIS giúp xây dựng bản đồ các loài thực vật với các màu sắc khác nhau và các khu bảo tồn bằng các kí hiệu dễ dàng xác định đƣợc các vùng cần bảo vệ hoặc các vùng đang bảo vệ mà có khả năng bị xâm hại. Bảo tồn các loài bị de dọa: GIS đƣợc sử dụng để hiển thị phân tích thông tin về điều kiện sống của loài từ đó tìm nơi sống phù hợp cho các loài; Bảo tồn đa dạng sinh học: GIS giúp các nhà nghiên cứu xác định các loài có khả năng hiện diện trong vùng quản lý hay không. Những loài này đƣợc dùng làm chỉ thị cho đa dạng sinh học hoặc cho sự vắng mặt, đối với một vùng cụ thể. Quản lý tài nguyên khoáng sản: Thăm dò những khu vực nhạy cảm; Những vấn đề liên quan về quản lý & khai thác khoáng sản; Quản lý an toàn khai thác. Quản lý tài nguyên nước: Kiểm soát nƣớc ngầm; Kiểm soát các nguồn nƣớc; Phân tích hệ thống sông ngòi; Quản lý các lƣu vực sông; Kiểm soát các nguồn nƣớc. Quản lý tài nguyên đất: Quản lý phân vùng các dạng đất; Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất; Phân tích xu hƣớng xây dựng; Kiểm soát tài nguyên đất. Quản lý tài nguyên rừng: Kiểm kê trạng thái rừng hiện tại; Hỗ trợ phát triển chiến lƣợc quản lý; Mô hình hóa hệ sinh thái rừng. 2.2. SƠ LƯỢC VỀ NẤM VÀ SINH HỌC NẤM LỚN 2.2.1. Định nghĩa về nấm lớn. Theo Chang (2011) có nhiều khái niệm khác nhau về nấm (mushroom). Thông thƣờng thuật ngữ mushroom đƣợc sử dụng chung cho tất cả các loài nấm lớn trong giới nấm (fungi), hay nấm có cuống và mũ, nấm có nạc, hay nấm lớn có thể ăn đƣợc hoặc có giá trị dƣợc liệu. Hiện nay, định nghĩa theo Chang và Miles là phổ biến: “Nấm (mushroom) là những nấm lớn (macrofungi) với quả thể phân biệt rõ, mà nó có thể mọc cả trên hoặc dƣới mặt đất (epigeous or hypogeous), nó đủ lớn để nhìn thấy bằng mắt thƣờng và có thể thu hái đƣợc bằng tay”. Nhƣ vậy, theo nhƣ định nghĩa trên thì nấm không nhất thiết chỉ thuộc ngành Basidiomycota, có nạc, trên mặt đất, có thể ăn đƣợc. Nấm có thể thuộc ngành Ascomycota, phát triển dƣới mặt đất, không có cấu trúc nạc và không nhất thiết là có thể ăn đƣợc”. Ở Việt Nam, Trịnh Tam Kiệt cho rằng “Nấm lớn (Macrofungi) bao gồm những nấm có thể sinh bào tử (thƣờng đƣợc gọi là quả thể) đạt kích thƣớc 4 mm trở lên, dù chúng thuộc bất kì taxon phân loại nào trong giới Nấm. Nấm lớn không phải là những “nấm bậc cao” hay “nấm thƣợng đẳng” nhƣ một số tác giả quan niệm. Vì có nhiều loại nấm ở những bậc phân loại thấp lại có quả thể lớn đến vài centimet, ngƣợc lại có nhiều loại nấm bậc cao có quả thể rất bé hoặc không hình thành quả thể. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 5 2.2.2. Một số đặc điểm sinh học Hình thái: Nấm ăn có cấu tạo căn bản gồm hai phần: hệ sợi tơ nấm và quả thể. Phần nhiều quả thể các nấm lớn rất đa dạng: hình dù với mũ nấm và cuống nấm, có bao ngoài, giống vỏ sò nhƣ nấm sò, hình cúp uốn nhăn, dạng cầu, dùi cui nhỏ, dạng giống lỗ tai nhƣ nấm tai mèo. Trên thực tế, khó mà kể hết các hình dạng của các nấm lớn. Hình 2.2: Các dang quả thể của nấm lớn Màu sắc của nấm lớn cũng rất khác nhau: trắng, xám, vàng, nâu đỏ, đen, tím,… Cấu trúc mà ngƣời bình thƣờng gọi nấm, thực chất là quả thể hay tai nấm của loài nấm. Phần sinh dƣỡng (vegetative part) của loài nấm, đƣợc gọi là hệ sợi tơ nấm (mycelium), bao gồm một hệ các sợi mãnh nhỏ dài nhƣ các sợi chỉ mọc lan ra đất, compost, khúc gỗ hay cơ chất trồng nấm. Sau một thời gian tăng trƣởng và dƣới những điều kiện thuận lợi, hệ sợi tơ nấm trƣởng thành có thể sản sinh ra quả thể là tai nấm. Sinh lý, sinh hóa: Nhóm nấm lớn đặc biệt này đòi hỏi các nguồn dinh dƣỡng dồi dào hơn và các điều kiện môi trƣờng (nhiệt độ, ẩm độ, thông khí, pH, ánh sáng,..) phức tạp hơn để hình thành quả thể, so với việc tạo các bào tử vô tính ở vi nấm. Nguồn dinh dƣỡng chủ yếu cho nấm lớn là các chất xơ lignocellulose của thực vật. Điều đặc biệt là các nấm lớn, giống các loài nấm khác nói chung, có thể tiết ra các enzyme mạnh (nhƣ Chương 2 – Lược khảo tài liệu 6 cellulase, ligninase, ...) phân rã các vật liệu lignocellulosic thành các chất dinh dƣỡng dễ hấp thu. Nguồn Carbon và Nitrogen trong nguyên liệu có ý nghĩa quan trọng thƣờng đƣợc đánh giá qua tỷ lệ C/N. Sinh thái: Các loài nấm đƣợc tìm thấy ở mọi nơi. Sự xuất hiện của nấm lớn là một điều lạ đối với ngƣời thƣờng: hoàn toàn khác thực vật xanh, chúng tăng trƣởng không hạt, không lá và chồi; quả thể của chúng có thể thình lình xuất hiện sau cơn mƣa. Do vậy, đƣợc coi là “mọc nhanh nhƣ nấm”. Hơn nữa, ở các chỗ ẩm ƣớt, nhƣ các lớp lá cây mục và các vùng rừng mƣa, độ ẩm cao làm nấm lớn mọc ra và có thể thu hái chúng quanh năm. Nhƣng ở các vùng khô các nấm lớn chỉ có thể xuất hiện sau cơn mƣa. Sự hình thành các quả thể nấm phụ thuộc rất nhiều vào kiểu mƣa và trong một số năm có thể mất hẳn sự tạo thành tai nấm. Trong trồng nấm, nhiều khi thất bại do không thu đƣợc quả thể. Phân nhóm nấm theo giá trị sử dụng: Căn cứ theo giá trị sử dụng, có thể chia nấm lớn thành 4 loại: (1) Nấm ăn (ví dụ, nấm hƣơng L. edodes, nấm rơm V. volvacea, ; (2) Nấm y dược (nhƣ nấm linh chi Ganoderma lucidum); (3) Nấm độc (nhƣ nấm Amanita phalloides); (4) Nhóm nấm hỗn hợp hay“các nấm khác” số lƣợng lớn các nấm còn lại chƣa xác định rõ đƣợc giá trị sử dụng. Dĩ nhiên, kiểu phân loại này chỉ có giá trị tƣơng đối. Nhiều loại nấm lớn tuy không ăn đƣợc, nhƣng chúng có giá trị tăng lực và y học. Phân nhóm nấm theo môi sinh: Nấm là những sinh vật không thể thiếu cho sự sống trên trái đất, chúng phân huỷ những chất bã hữu cơ, và là một mắt xích quan trọng trong lƣới thức ăn tự nhiên, tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất. Phân nhóm nấm theo môi sinh thì có thể chia thành 3 loại: (1) Hoại sinh: thu nhận dinh dƣỡng từ vật liệu hữu cơ chết. (2) Ký sinh: sinh vật ký sinh lấy chất dinh dƣỡng từ thực vật và động vật sống, gây bất lợi cho vật chủ. Chỉ có vài nấm trồng là ký sinh. Tuy nhiên, một số nấm trồng nhƣ nấm mèo hay mộc nhĩ Auricularia auricular/ polytricha , nấm linh chi Ganoderma lucidum có thể mọc trên cây còn tƣơi sống hay đã khô mục. Chúng có thể gọi là bán ký sinh. (3) Nấm cộng sinh thƣờng gọi là rễ-nấm hay khuẩn căn: rễ-nấm có quan hệ sinh lý chặt chẽ hai bên đều có lợi với rễ thực vật sống chủ: nấm thu nhận dinh dƣỡng từ thực vật đồng thời làm cây tăng trƣởng tốt hơn. Một số nấm ăn nổi tiếng thuộc loại này nhƣ: Amanita ceseareus là nấm mang tên hoàng đế Cesear do ông thích ăn loại nấm này; nấm truffle đen (Tuber melanosporum) ra quả thể dƣới mặt đất, mà việc dò tìm phải nhờ heo hoặc chó đã đƣợc huấn luyện quen mùi; nấm Cep Bordeaux (gọi theo tiếng Pháp) Boletus, thƣờng cộng sinh với rễ cây sồi Quercus; nấm matsutake (tiếng Nhật) Tricholoma matsutake. T. Matsutake lúc đầu xuất hiện nhƣ nấm cộng sinh với rễ non, sau đó thành ký sinh và cuối cùng là hoại sinh. Các nấm cộng sinh này thƣờng mọc quanh gốc cây to. Rất khó hoặc chƣa nuôi đƣợc các loài nấm giá rất cao và rất ngon này, vì nhiều yếu tố cho tăng trƣởng và ra quả thể nấm chƣa biết. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 7 2.2.3. Định danh các nấm lớn (Identification of Mushrooms) Để định danh nấm lớn, cần dựa vào các khóa phân loại. Tuy nhiên không phải loài nấm hoang nào cũng có trong khóa phân loại. Mẫu nấm tƣơi vừa thu hái là tốt nhất cho định danh và dựa vào khóa phân loại mà xác định theo các đặc tính chủ yếu sau: (1) kích thƣớc, màu sắc và độ chắc của mũ và cuống nấm; (2) cách gắn các phiến vào cuống; (3) màu bào tử có số lƣợng lớn; và (4) các thử nghiệm hóa học. Mặc dù màu của phiến là một chỉ thị tốt về màu bào tử, nhƣng những nhà nấm học thƣờng dùng “dấu in” của các bào tử rơi xuống bề mặt vật hứng (mãnh giấy, miếng cellophane hay nylon,…) từ mũ nấm để xác định màu bào tử. Các bào tử này còn đƣợc dùng cho quan sát hiển vi và đo kích thƣớc. Cách gắn phiến vào cuống là chỉ thị về chi phân loại (genus) của nấm lớn và cần đƣợc ghi chép cẩn thận. Để xác định điều này, tai nấm đƣợc cắt theo chiều dọc mũ nấm làm phô bày các điểm gắn của phiến vào cuống. Cảnh quan môi trƣờng cũng cần ghi chép để biết: nấm mọc trên mặt đất, trên gỗ mục, trên thân cây tƣơi, hay chất mùn hoai. Một số nấm dễ định danh, nhƣng nhiều nấm lớn khó xác định, đặc biệt một số lớn trƣờng hợp giống nhau. Để tránh những hậu quả đáng tiếc do ăn phải nấm độc thu hái từ thiên nhiên, cần rất thận trọng và nhờ các chuyên gia. Một số nấm lớn có hƣơng vị thơm ngon, nhƣng số khác rất độc. Tuy nhiên chƣa có sách hƣớng dẫn nào giúp phân biệt rõ nấm ăn và nấm độc, và nếu có nghi vấn thì đừng đụng đến. 2.3. SƠ LƯỢC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC, NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ GIS VÀ NẤM LỚN 2.3.1. Đa dạng sinh học 2.3.1.1. Khái niệm Theo Công ƣớc Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dƣơng và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng nhƣ các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. Có thể coi, thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên đƣợc Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lƣợng các loài trong một quần xã sinh vật). Tính đa dạng và sự khác nhau của tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật trên trái đất, có thể đƣợc phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến thiên trong loài), đa dạng loài, và đa dạng sinh cảnh (Overseas Development Administration, 1991). Đề xuất một cấp thứ tƣ - đa dạng chức năng - sự đa dạng của những phản ứng khác nhau đối với những thay đổi của môi trƣờng, nhất là sự đa dạng về quy mô không Chương 2 – Lược khảo tài liệu 8 gian và thời gian mà các sinh vật phản ứng với nhau và với môi trƣờng (J. Steele, 1991). 2.3.2. Những nghiên cứu trong nước về GIS và loài nấm lớn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật từ năm 2008 đến 2009 đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu phân bố các loài thú lớn ở Việt Nam bằng công nghệ hệ thông tin địa lý (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS)” nhằm xây dựng bản đồ phân bố và cơ sở dữ liệu của một số loài thú lớn tại Việt Nam với kết quả đạt đƣợc là thành lập cơ sở dữ liệu của 10 loài thú, bản đồ phân bố cấp tỉnh của 10 loài, bản đồ phân bố cấp điểm của 5 loài, bản đồ dự báo khả năng phân bố của 2 loài góp phần làm nguồn tài liệu cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch bảo tồn 10 loài thú và có thể đƣợc ứng dụng cho nghiên cứu địa động vật các loài khác và trong điều kiện biến đổi khí hậu. Trong đề tài “Sử dụng Hệ thông tin địa lý (GIS) để xây dựng mô hình phân bố loài, loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) ở Việt Nam” của các tác giả Lê Xuân Cảnh, Hà Quý Quỳnh, Lê Minh Hạnh, Trần Thanh Tùng năm 2009 cũng đã ứng dụng GIS đễ xây dựng đƣợc mô hình phân bố loài tích hợp với các công cụ GIS, các vùng phân bố và dự báo phân bố của Sao la đƣợc thể hiện một cách trực quan, giúp các nhà quản lý bảo tồn đƣa ra quyết định phù hợp. Năm 2008, Ngô Anh và cộng sự với đề tài “Nghiên cứu sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế và công nghệ nuôi trồng nấm dƣợc liệu” đã xác định đƣợc 404 loài thuộc 137 chi, 55 họ, 28 bộ, 4 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota. Trong Đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật VQG Lò Gò-Xa Mát” của Vũ Ngọc Long, 2006. Có tổng số 55 loài đƣợc ghi nhận thuộc 40 giống khác nhau. Trong đó, có 13 loài đƣợc định danh đến tên loài, 36 loài định danh đến tên giống và 1 loài chƣa xác định rõ. Gần đây nhất là đề tài “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học vƣờn quốc gia Bùi Gia Mập” ở tỉnh Bình Phƣớc do Vƣơng Đức Hòa (2012) thực hiện đã xác định đƣợc 71 loài nấm lớn. Nói chung những nghiên cứu ứng dụng GIS cho thấy sự thuận lợi trong việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chúng cung cấp các thông tin cần thiết dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và với những chức năng nhƣ truy cập, trích xuất dữ liệu... nhà quản lý sẽ dễ dàng truy cập thông tin cũng nhƣ xuất bản đồ khi cần thiết. Ngoài ra các nghiên cứu về nấm lớn cũng ngày càng rộng rãi nên nhu cầu trong quản lý cũng rất cần đƣợc quan tâm đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý ứng dụng GIS. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 9 2.4. SƠ LƯỢC VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 2.4.1.1. Vị trí địa lý Hinh 2.3: Bản đồ địa giới hành chánh huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (Nguồn: www.hto.vinhlong.gov.vn) Huyện Trà Ôn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Long, bên bờ sông Hậu, cách Thành phố Vĩnh Long 48 km theo đƣờng bộ, đƣợc giới hạn từ 9052’40’’ đến 10005’30’’ độ vĩ Bắc và từ 105050’30’’ đến 106006’00’’ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên 259,05 km2, chiếm 17,31% diện tích toàn tỉnh Vĩnh Long, đứng thứ 3 trong toàn tỉnh, sau trên huyện Long Hồ và Tam Bình. Toàn huyện tính đến tháng 12 năm 2010 có 134.856 ngƣời, chiếm 14,36% dân số toàn tỉnh và đứng thứ 5 sau các huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Tam Bình, Long Hồ. Phía Bắc giáp huyện các Tam Bình và Vũng Liêm. Phía Nam giáp huyện Châu Thành (Hậu Giang) và huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Phía Đông giáp các huyện Vũng Liêm, Cầu Kè (Trà Vinh). Phía Tây giáp huyện Bình Minh và Thành phố Cần Thơ. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 10 Huyện Trà Ôn có 1 thị trấn và 13 xã, đó là các xã: Thiện Mỹ, Tân Mỹ, Vĩnh Xuân, Tích Thiện, Thuận Thới, Hựu Thành, Thới Hòa, Trà Côn, Hòa Bình, Nhơn Bình, Xuân Hiệp và 2 xã cù lao Lục Sỹ Thành, Phú Thành. Trà Ôn có hệ thống giao đƣờng bộ và đƣờng thủy khá thuận lợi, Quốc lộ 54, tỉnh lộ 901, 904, 906 và 907 đi ngang qua huyện, đƣờng ô tô về đến trung tâm hầu hết các xã. Mạng lƣới đƣờng bộ khi đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh sẽ tạo cho Trà Ôn trở thành một huyện có điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, giao lƣu dễ dàng với các huyện trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc để tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và dịch vụ tiên tiến. Giao thông đƣờng thủy đóng vai trò không nhỏ trong đời sống kinh tế và xã hội ở huyện trong quá khứ và cả trong tƣơng lai. - Sông Hậu nằm cặp bờ Tây của huyện, giàu tiềm năng thủy sản và là con đƣờng huyết mạch nối Thành phố Cần Thơ, các tỉnh miền Tây ra biển Đông. - Sông Trà Ôn - Mang Thít nằm ở bờ Tây Bắc của huyện, là thủy lộ quốc gia nối các tỉnh miền Tây với Thành phố Hồ Chí Minh. - Sông Trà Ngoa dẫn nƣớc ngọt và phù sa từ sông Trà Ôn - Mang Thít xuyên ngang qua giữa huyện đến tỉnh Trà Vinh. 2.4.1.2. Khí hậu Huyện Trà Ôn nằm trong vùng khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.450mm, nhƣng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Trong mùa mƣa lƣợng mƣa chiếm trên 95,0 % tổng lƣợng mƣa cả năm. Trong mùa khô lƣợng mƣa chỉ chiếm dƣới 5,0% tổng lƣợng mƣa cả năm. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26 - 27oC, trong tháng 4 nhiệt độ trung bình lên tới 29,30 C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 24,90 C. Độ ẩm không khí trung bình 83%. Chế độ gió thay đổi theo mùa: gió mùa Tây Nam trùng với mùa mƣa và gió mùa Đông Bắc trùng với mùa khô. 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Trong những năm qua, kinh tế huyện Trà Ôn tiếp tục ổn định và phát triển, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt mức tăng bình quân hàng năm tƣơng đƣơng so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ Huyện lần thứ IX đã đề ra. Những công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã và đang thực hiện đầu tƣ xây dựng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 11 Tổng giá trị gia tăng (VA) của Huyện tăng từ 519,4 tỷ đồng năm 2005 lên 829 tỷ đồng năm 2010 (theo giá so sánh năm 1994), tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006- 2010 đạt 9,8%. Tổng giá trị gia tăng chia theo các nhóm ngành nhƣ sau: - Nhóm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng từ 351 tỷ đồng năm 2005 lên 485 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 6,7%. - Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 45,3 tỷ đồng năm 2005 lên 97 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 16,4%. - Nhóm ngành dịch vụ tăng từ 123,1 tỷ đồng năm 2005 lên 247 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,0%. Tổng giá trị gia tăng của Huyện (theo giá thực tế) tăng từ 875 tỷ đồng năm 2005 lên 1.989 tỷ đồng năm 2010. Giá trị gia tăng bình quân đầu ngƣời tăng từ 6.278.000 đồng năm 2005 lên 14.643.000 đồng năm 2010 (theo giá thực tế). Thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2010 đạt 65 tỷ đồng (chiếm 3,27% so tổng giá trị gia tăng năm 2010). Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm khá cao, nhƣng tỷ lệ so với tổng giá trị gia tăng còn thấp. Trong những năm trƣớc mắt, kinh tế huyện Trà Ôn chủ yếu là nông nghiệp nên tỷ lệ thu ngân sách so tổng giá trị gia tăng vẫn ở mức thấp. - Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn năm 2010 đạt 690 tỷ đồng, chiếm 34,7% so tổng giá trị gia tăng (theo giá thực tế). - Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 16,91% năm 2005 xuống còn 6,97% năm 2010 (theo chuẩn cũ). Kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới là 400.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống đối với nông thôn và 500.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống đối với thành thị, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trà Ôn là 16,2% (số hộ nghèo là 5.880 hộ/36.317 hộ điều tra). Số hộ cận nghèo là 2.314 hộ, chiếm 6,37%. - Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm từ 21,8% năm 2005 xuống còn 17,24% năm 2010. - Tỷ lệ hộ sử dụng điện lƣới Quốc gia tăng từ 89% năm 2005 lên 99,27% năm 2010. - Đến năm 2010, tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch từ các nhà máy cấp nƣớc tập trung và nƣớc hợp vệ sinh từ các phƣơng tiện cấp nƣớc khác là 71,3%. Trong đó, tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch từ hệ thống cấp nƣớc tập trung là 23%. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 12 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Phƣơng tiện - Máy GPS Map 76CS - Phiếu phỏng vấn nấm lớn - Danh mục hình mẫu nấm lớn 3.1.2. Công cụ phần mềm - Phần mềm MapInfo 10.5 - Phần mềm Auto CAD 2007 - Phần mềm MapSource - Phần mềm Google Earth - Phần mềm GPS Utility 3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013. 3.2.2. Địa điểm nghiên cứu - Đề tài đƣợc thực hiện tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Thu thập bản đồ ranh giới hành chánh huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long từ các cơ quan, ban ngành liên quan. - Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan, ban ngành liên quan. - Khảo sát sự phân bố loài nấm lớn trên địa bàn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long trong các ô mẫu. - Phỏng vấn các hộ dân trong huyện. 3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Thu thập bản đồ và số liệu thứ cấp - Xin bản đồ ranh giới hành chánh đã đƣợc số hóa, số liệu thứ cấp trực tiếp từ các cơ quan, ban ngành liên quan. Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu 13 3.4.2. Khảo sát thực địa - Các ô mẫu và tuyến khảo sát, phỏng vấn đƣợc chọn dựa theo phƣơng pháp nghiên cứu thực vật của Hoàng Chung và Nguyễn Nghĩa Thìn (2008). Từ bản đồ đơn vị tiềm năng ĐDSH đã đƣợc chia theo mạng lƣới các ô vuông, xác định các sinh cảnh phù hợp để tiến hành khảo sát, phỏng vấn. Chọn đơn vị khảo sát, phỏng vấn của các sinh cảnh là các các ô vuông trên bản đồ, mỗi ô có diện tích 1km x 1km = 1km2. Các ô đƣợc kí hiệu theo từng xã, huyện. Chọn ra 3 ô vuông trên mạng lƣới. Từ tọa độ trên bản đồ xác định địa điểm của ô mẫu vừa chọn. Dùng GPS định vị 4 góc của các ô đƣợc chọn. Các ô mẫu và các tuyến đƣợc chọn sẽ cắt ngang các kiểu thảm thực vật hoặc các sinh cảnh khác nhau. Các ô lƣới này đƣợc đƣa vào Google Earth để tiến hành khảo sát và thu thập. - Khảo sát sự phân bố loài nấm lớn trong 3 ô mẫu, diện tích mỗi ô là 1km2. - Phỏng vấn ngƣời dân trong vùng nghiên cứu: tổng số phiếu phỏng vấn là 30. - Sử dụng GPS để định vị các địa điểm phỏng vấn và các ô mẫu. 3.4.3. Phƣơng pháp xữ lý số liệu - Tổng hợp, xử lí số liệu loài nấm lớn thu thập đƣợc từ kết quả khảo sát và phỏng vấn bằng phần mềm Excel. - Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về sự phân bố loài nấm lớn bằng phần mềm Mapinfo 10.5 3.4.4. Địa điểm khảo sát Khảo sát và phỏng vấn trên 3 ô mẫu với các sinh cảnh khác nhau: Ruộng rẫy, vƣờn tạp, vƣờn cây lâu năm, mảng xanh ven đƣờng (kể cả nhà ở), các cồn, các bãi gỗ, làng mạc, ven bờ sông. Địa điểm tiến hành khảo sát và phỏng vấn đƣợc thể hiện rõ ở Bảng 3.1 Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan