Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng công nghệ rfid trong quản lý và tự động hóa thư viện...

Tài liệu ứng dụng công nghệ rfid trong quản lý và tự động hóa thư viện

.PDF
10
57
90

Mô tả:

Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG QUẢN LÝ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA THƢ VIỆN DƢƠNG ĐÌNH HÕA Công ty CP Thông tin và Công nghệ số Tóm tắt: Công nghệ RFID bắt đầu đƣợc áp dụng rộng rãi vào quản lý thƣ viện từ khoảng những năm 2000 trong các mô hình thƣ viện hiện đại, thân thiện, luôn hƣớng tới việc tạo sự tiện nghi và chủ động cho ngƣời dùng. Ngay từ thời điểm mới đƣợc áp dụng, RFID đã chứng minh đƣợc tính tiện lợi và ƣu thế vƣợt trội so với các công nghệ quản lý tài liệu trƣớc đây. Đã có hàng trăm thƣ viện tiến hành chuyển đổi sang RFID ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên rào cản lớn nhất lúc đó chính là giá thành của các thiết bị và vật tƣ cho RFID là quá cao, vƣợt ngoài tầm với của đa số các thƣ viện. Tại Việt Nam, cho tới thời điểm trƣớc năm 2015, vẫn chƣa có nhiều thƣ viện đã đầu tƣ và vận hành thành công hệ thống này, một số thƣ viện điển hình có thể kể đến là thƣ viện của các trƣờng nhƣ ĐH Quốc Gia TP HCM, ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Ngoại thƣơng, HV Chính trị Quốc Gia HCM. Tuy nhiên, với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật ngày này, giá thành của một hệ thống RFID đã thay đổi rất nhiều. Thay đổi đến mức nếu làm một phép so sánh ngang từng hạng mục, giá thành RFID không còn quá “đắt” so với cổng từ (EM). Điều này dẫn tới hàng chục ngàn thƣ viện trên thế giới đã áp dụng RFID và tại Việt Nam đang có một làn sóng các thƣ viện xây dựng kế hoạch với RFID. Bài viết đề cập đến các thông tin tổng quan về một hệ thống RFID áp dụng cho thƣ viện, qua đó giúp ngƣời đọc có một cái nhìn bao quát và toàn diện nhất về công nghệ này. I. TỔNG QUAN VỀ RFID 1. RFID là gì? RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tƣợng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tƣợng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lƣu vết từng đối tƣợng. Một hệ thống RFID thƣờng bao gồm 2 thành phần chính là thẻ tag (chip RFID chứa thông tin) và đầu đọc (reader) đọc các thông tin trên chip. Ban đầu, RFID đƣợc ứng dụng trong lĩnh vực quân sự. Trong thế chiến thứ II, quân đội các nƣớc Mỹ, Nga, Đức,… đã ứng dụng công nghệ RFID để xác định máy bay trên không phận mình là của địch hay của kẻ thù vì vậy nó còn có tên là IFF (Identify Friend or Foe). Tuy nhiên, mãi đến những năm 80 nó mới đƣợc bắt đầu ứng dụng trong lĩnh vực thƣơng mại và từ năm 1990 đến nay, RFID vẫn là mục tiêu đƣợc chú trọng phát triển trong nhiều lĩnh vực nhƣ hàng không, quốc phòng cho đến lĩnh vực kiểm kê, kiểm soát hàng hóa, kiểm soát động vật, giao thông (thẻ trả tiền tàu xe, hoặc gắn vào lốp xe để đánh giá điều kiện đƣờng xá,…), quản lý việc truy cập hệ thống và bảo mật, quản lý nhân viên, dƣợc phẩm, siêu thị, và đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý thƣ viện. 2. RFID ứng dụng trong thƣ viện Trƣớc đây, trong mô hình thƣ viện kho đóng truyền thống, cả thƣ viện và ngƣời dùng gặp nhiều bất cập trong việc tra cứu tài liệu, tìm tài liệu hay quản lý lƣu thông 57 Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” mƣợn trả tài liệu. Bạn đọc thƣờng mất thời gian vào việc tra cứu, đăng ký mƣợn/trả, trong khi thƣ viện tốn nhiều nhân công trong việc quản lý, vận hành hệ thống. Với mô hình kho mở nơi mà bạn đọc đƣợc tự do tiếp cận tài liệu hơn, ngƣời ta thƣờng dùng công nghệ điện từ (Electro-Magnetic, viết tắt là EM), thƣờng đƣợc gọi là hệ thống cổng từ, bao gồm cổng từ, máy nạp khử, và dây từ. Công nghệ này thuần túy chỉ giúp quản lý về an ninh, chống trộm cho tài liệu. Để định danh đƣợc tài liệu, ngƣời ta dùng các máy mã vạch (barcode), gồm máy in và đầu đọc barcode. Một hệ thống cổng từ và barcode thuần túy có thể nói là đã đáp ứng đƣợc các nhu cầu cơ bản của thƣ viện, bao gồm các quy trình nghiệp vụ mƣợn/trả tài liệu, kiểm kê tài liệu. Tuy nhiên hạn chế của giải pháp này là chức năng an ninh (EM) và định danh (barcode) tách rời nhau, điều này dẫn tới tốc độ xử lý tài liệu, tính tiện nghi và khả năng phục vụ hƣớng ngƣời dùng thấp. Vì vậy công nghệ EM và barcode đƣợc cho là không bắt kịp đƣợc yêu cầu của các thƣ viện hiện đại đang ngày càng hƣớng tới ngƣời dùng. Công nghệ RFID bắt đầu đƣợc áp dụng rộng rãi vào quản lý thƣ viện từ khoảng những năm 2000 trong các mô hình thƣ viện hiện đại, thân thiện, luôn hƣớng tới việc tạo sự tiện nghi và chủ động cho ngƣời dùng. Ngay từ thời điểm mới đƣợc áp dụng, RFID đã chứng minh đƣợc tính tiện lợi và ƣu thế vƣợt trội so với các công nghệ quản lý tài liệu trƣớc đây. Đã có hàng trăm thƣ viện tiến hành chuyển đổi sang RFID ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên rào cản lớn nhất lúc đó chính là giá thành của các thiết bị và vật tƣ cho RFID là quá cao, vƣợt ngoài tầm với của đa số các thƣ viện. Tại Việt Nam, cho tới thời điểm trƣớc năm 2015, vẫn chƣa có nhiều thƣ viện đã đầu tƣ và vận hành thành công hệ thống này, một số thƣ viện điển hình có thể kể đến là thƣ viện của các trƣờng nhƣ ĐH Quốc Gia TP HCM, ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Nha Trang, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Ngoại thƣơng. Tuy nhiên, với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật ngày nay, giá thành của một hệ thống RFID đã thay đổi rất nhiều. Thay đổi đến mức nếu làm một phép so sánh ngang từng hạng mục, giá thành RFID không còn quá “đắt” so với cổng từ (EM). Điều này dẫn tới hàng chục ngàn thƣ viện trên thế giới đã áp dụng RFID và tại Việt Nam đang có một làn sóng các thƣ viện xây dựng kế hoạch với RFID. 3. Ƣu điểm của RFID khi ứng dụng trong thƣ viện: Ngày nay, thƣ viện trên thế giới đang đối diện với những khó khăn chung nhƣ sự cắt giảm ngân sách, tinh giảm biên chế nhân sự, sự gia tăng không ngừng về vốn tài liệu và tần suất giao dịch tại các điểm lƣu thông. Các nhân viên thƣ viện không chỉ đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên, mà còn trợ giúp bạn đọc và cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao thỏa mãn mọi nhu cầu của ngƣời dùng. Công nghệ RFID đã và đang giải quyết những khó khăn và thách thức kể trên. Với tính năng “3 trong 1”, “lƣu thông - an ninh - kiểm kê”, RFID không những tối ƣu hóa quỹ thời gian của nhân viên thƣ viện mà đặc biệt đem lại sự thuận tiện, đảm bảo tính riêng tƣ và nâng cao tính chủ động của bạn đọc. Ứng dụng công nghệ RFID vào trong thƣ viện thực sự đã và đang đem đến những lợi ích trƣớc mắt và lâu dài cho quy 58 Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” trình quản lý thƣ viện hiện đại, cho phép “truy tìm dấu vết” của các tài liệu xếp sai vị trí, tự động mƣợn trả, gia tăng an ninh thƣ viện. Một số ví dụ về các ƣu điểm nổi bật của RFID bao gồm: tính năng kiểm kê hàng loạt khi nhân viên chỉ cần đi dọc theo hàng dãy kệ mà không cần phải nhấc xuống, đặt lên bất kỳ quyển sách nào; và tính năng lƣu thông nhiều tài liệu cùng một lúc, ví dụ một chồng sách gồm 10 quyển, vài đĩa CD-ROM và băng video hoặc cát xét chỉ cần một lần quét và nhấn nút duy nhất tại quầy lƣu thông để thực hiện mƣợn/trả, điều này làm tăng tốc độ phục vụ mƣợn/trả gấp nhiều lần so với các công nghệ trƣớc đây. Ngoài ra, một ƣu điểm nữa là RFID còn cho phép áp dụng vào các thiết bị tự phục vụ trong thƣ viện, qua đó làm tăng tính chủ động cho bạn đọc, giảm thiểu tối đa thời gian chết khi không phải chờ đợi xếp hàng dài để đăng ký mƣợn, trả tài liệu. Cụ thể hơn, chi tiết về các ƣu điểm RFID mang lại cho thƣ viện nhƣ sau:  Kết hợp giữa chức năng an ninh và chức năng nhận dạng tài liệu: đối với công nghệ barcode, mỗi nhãn mã vạch chỉ cho phép nhận dạng tài liệu, còn để chống trộm tài liệu thì ngƣời ta phải sử dụng dây từ. Trong khi đó, đối với các hệ thống RFID, mỗi thẻ RFID đã đảm nhiệm đƣợc cả 2 chức năng này: chức năng an ninh và nhận dạng tài liệu.  Mƣợn/Trả nhanh chóng cùng lúc nhiều tài liệu: RFID có khả năng đọc cùng lúc nhiều tài liệu do nó không yêu cầu “line-of-sight” (sắp xếp thẳng hàng) để xử lý từng quyển một nhƣ công nghệ barcode. Do vậy sử dụng RFID cho phép bạn đọc xử lý theo lô, chứ không phải từng quyển một nhƣ barcode, qua đó làm tăng tốc độ lƣu thông tài liệu.  Kiểm kê nhanh chóng: thiết bị kiểm kê RFID cho phép việc quét và nhận thông tin từ các quyển sách một cách nhanh chóng mà không cần phải dịch chuyển sách ra khỏi giá. Chỉ việc sử dụng ăng ten quét qua giá sách theo từng tầng, các tài liệu trên giá đã đƣợc ghi lại để làm cơ sở kiểm kê. Điều này tiết kiệm đƣợc rất nhiều nhân công kiểm kê và tăng hiệu quả sử dụng của tài liệu.  Hỗ trợ tối đa việc tự động hóa mƣợn/trả tài liệu: RFID cho phép tối đa hóa tính tự phục vụ (self-service) của bạn đọc mà không yêu cầu sự can thiệp của thủ thƣ. Bạn đọc có thể tự thực hiện các thủ tục mƣợn sách, trả sách mà không cần thông qua bất cứ một ngƣời nào khác. Điều này đƣợc đánh giá cao do đã tạo ra sự riêng tƣ và sự chủ động cho bạn đọc.  Không cần tiếp xúc trực tiếp với tài liệu: khác với công nghệ EM và barcode, để nhận dạng tài liệu cần phải tiếp xúc trực tiếp giữa tài liệu và thiết bị đọc. Đối với công nghệ RFID, cho phép máy đọc có thể nhận dạng đƣợc tài liệu ở khoảng cách từ xa.  Độ bền của thẻ cao: độ bền của thẻ RFID cao hơn so với mã vạch bởi vì nó không tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị khác. Các nhà cung cấp RFID đảm bảo rằng mỗi thẻ RFID có thể sử dụng ít nhất đƣợc 100.000 lƣợt mƣợn/trả trƣớc khi nó bị hỏng. 59 Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” II. NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH VÀ CÁC THÀNH PHẦN THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG RFID 1. Mô hình vận hành hệ thống RFID trong thƣ viện Mô hình vận hành hệ thống RFID trong thƣ viện (3) Đăng ký mƣợn/trả Lập trình chip RFID Dán nhãn RFID (1) (4) (5) Kiểm kê, tìm kiếm, sắp xếp tài liệu Trạm tự mƣợn/trả Cổng an ninh (6) Trả sách 24h và phân loại tự động Mô tả trình tự vận hành của hệ thống  Tài liệu bổ sung vào thƣ viện sẽ đƣợc phân loại và dán nhãn, chính là các chip RFID, sau đó đƣa tới trạm lập trình (1). Tại trạm lập trình (1) chip RFID sẽ đƣợc nạp các thông tin cần thiết. Chíp gắn trên tài liệu sau khi nạp thông tin sẽ luôn ở trạng thái đã đƣợc kích hoạt (activated). Tài liệu sau đó đƣợc chuyển tới kho sách (2) để bạn đọc có thể chọn mƣợn.  Bạn đọc có thể đăng ký mƣợn tài liệu bằng 2 cách:  Mƣợn tài liệu tại trạm lƣu thông (3): Tại đây thủ thƣ sẽ kiểm tra thông tin tài liệu trong chip RFID gắn trên tài liệu. Trạm sẽ tự động nhận dạng tài liệu theo các thông tin đã đƣợc lập trình trên chip RFID và xác nhận cho mƣợn (check-out). Đồng thời chip RFID gắn trên tài liệu sẽ đƣợc bỏ kích hoạt (de-activated) tính năng chống trộm (EAS) và bạn đọc có thể mang tài liệu ra khỏi thƣ viện.  Mƣợn tài liệu tại các trạm tự mƣợn/trả (5) vị trí thƣờng đặt ở đầu các khu vực giá sách: Bạn đọc cần có thẻ ID (thẻ thƣ viện) (bao gồm thông tin họ tên, khoa, lớp…) để đăng ký mƣợn. Trạm sẽ tự động kiểm tra thông tin các tài liệu trên chip RFID và xác nhận cho mƣợn (check-out) với thông tin trên thẻ ID, đồng thời bỏ kích hoạt (de-activated) tính năng chống trộm. Sau khi hoàn thành bạn đọc sẽ nhận đƣợc 60 Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” một biên lai ghi thông tin về việc mƣợn tài liệu và có thể mang tài liệu ra khỏi thƣ viện.  Sau khi đã làm đầy đủ thủ tục mƣợn tài liệu, bạn đọc sẽ mang ra ngoài theo cổng an ninh (4). Nếu đăng ký đúng thủ tục nghĩa là chip RFID trên tài liệu đã đƣợc bỏ kích hoạt tính năng an ninh và cổng sẽ không báo động. Ngƣợc lại, nếu chƣa đúng thủ tục hoặc bạn đọc cố ý lấy trộm tài liệu, cổng an ninh sẽ báo động bằng còi và đèn hiệu.  Khi bạn đọc tới trả tài liệu, tài liệu trả sẽ đƣợc kích hoạt tính năng chống trộm và đƣa vào xếp giá. Để trả tài liệu bạn đọc có thể chọn một trong những cách sau:  Trả tài liệu tại trạm lƣu thông (3): Thủ thƣ sẽ nhận lại tài liệu sau đó kiểm tra thông tin tài liệu trên trạm lƣu thông. Sau khi trạm lƣu thông nhận dạng đúng tài liệu của thƣ viện nó sẽ tự động thêm tài liệu vào danh sách tài liệu sẵn sàng cho mƣợn của thƣ viện (check-in) đồng thời kích hoạt tính năng chống trộm. Tài liệu sẽ đƣợc đƣa vào xếp giá sau đó.  Trả tài liệu tại các trạm tự mƣợn/trả (self-service station) (5): Trạm sẽ tự động kiểm tra thông tin các tài liệu trên chip RFID và tìm trong CSDL của thƣ viện. Sau khi trạm nhận dạng đúng tài liệu nó sẽ xác nhận đã nhận lại tài liệu (check-in), ghi nhận vào CSDL và tự động thêm tài liệu vào danh sách tài liệu có sẵn cho mƣợn của thƣ viện, đồng thời kích hoạt tính năng chống trộm. Bạn đọc sẽ nhận đƣợc một biên lai ghi thông tin về việc trả tài liệu và đặt lại tài liệu vào nơi quy định.  Trả tài liệu tại giá trả sách thông minh hoặc các Hệ thống trả sách 24h và phân loại tự động (6): Khi bạn đọc trả tài liệu tại đây, các thiết bị sẽ kiểm tra thông tin tài liệu. Sau khi nhận dạng đúng tài liệu, thông tin ngƣời mƣợn thì thiết bị sẽ nhận lại tài liệu (check-in) đồng thời kích hoạt tính năng chống trộm và thêm tài liệu vào danh sách tài liệu sẵn sàng cho mƣợn của thƣ viện. Tài liệu sẽ đƣợc tự động phân loại theo các thùng và chờ thủ thƣ đƣa vào xếp giá.  Tại kho (2) nhân viên thƣ viện sẽ sử dụng thiết bị kiểm kê cầm tay để kiểm kê, tìm kiếm và sắp xếp lại vị trí các tài liệu. Chỉ đơn giản là quét thiết bị tại tất cả các giá sách và xem thông tin hiển thị trên màn hình. Thiết bị có thể đƣợc kết nối tới cơ sở dữ liệu của thƣ viện thông qua phần mềm, từ đó có thể kiểm soát đƣợc số lƣợng, phát hiện các tài liệu bị mất. Ngoài ra thiết bị kiểm kê còn cho phép tìm kiếm hay phát hiện các tài liệu nằm sai vị trí xếp giá, qua đó thủ thƣ có thể dựa vào đó để sắp xếp lại các tài liệu đặt sai vị trí. 2. Các thành phần thiết bị trong hệ thống RFID Một hệ thống tiêu biểu các thiết bị RFID cho thƣ viện thƣờng bao gồm các thành phần chính nhƣ sau: 2.1. Cổng an ninh thƣ viện Cổng an ninh hoạt động với tính năng nhận dạng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification). Các tài liệu có dán một nhãn RFID đã đƣợc kích hoạt (activate) tính năng chống trộm sẽ phát ra âm báo và đèn hiệu nếu một ngƣời mƣợn hay một khách mang tài liệu đi giữa các anten. Chức năng chống trộm chỉ đƣợc vô hiệu hóa (de-activate) khi tài liệu đƣợc mƣợn tại quầy thủ thƣ hoặc tại các trạm tự 61 Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” phục vụ có chức năng đăng ký mƣợn tài liệu và tắt chức năng này thì tài liệu mới không gây ra báo động. 2.2. Trạm thủ thƣ (lập trình và lƣu thông mƣợn, trả) Khi thƣ viện bổ sung thêm tài liệu mới, những tài liệu này sẽ đƣợc dán nhãn RFID và ghi thông tin định danh tài liệu lên chip. Đây chính là cơ sở để các máy RFID có thể xác định đƣợc đó là tài liệu gì trong suốt chu trình lƣu thông của tài liệu. Ngoài ra, trạm thủ thƣ còn hoạt động nhƣ một trạm lƣu thông, có các chức năng cho phép mƣợn/trả tài liệu. Tại quầy thủ thƣ, khi phát sinh một yêu cầu mƣợn/trả, (các) tài liệu sẽ đƣợc đặt lên trạm để đọc thông tin trên chip RFID gắn trong tài liệu. Lúc này thủ thƣ chỉ việc kết hợp với thông tin bạn đọc qua thẻ để thực hiện giao dịch mƣợn/trả này thông qua một lần nhấn nút trên phần mềm. Các tính năng an ninh (EAS) trên các tài liệu đƣợc bỏ kích hoạt và giao dịch đƣợc ghi nhận trên CSDL. Trạm thủ thƣ 2.3. Thiết bị kiểm kê tìm kiếm tài liệu Thiết bị kiểm kê cầm tay LibAssist hoạt động bằng pin, với thiết kế không dây có khả năng kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp tới dữ liệu của thƣ viện, thông qua đó giúp việc kiểm kê của thƣ viện trở nên dễ dàng hơn. Thủ thƣ chỉ việc dùng thiết bị này quét qua các giá có chứa tài liệu gắn chip RFID. Thiết bị sẽ tự động ghi lại các tài liệu có trên giá, qua đó thủ thƣ có thể xác định đƣợc số lƣợng tài liệu có trong kho. Ngoài ra, thiết bị kiểm kê còn cho phép tìm kiếm tài liệu và xác định tài liệu đặt sai vị trí. 2.4. Trạm tự mƣợn, trả tài liệu (self-service station) Trạm tự mƣợn/trả tài liệu cung cấp cho thƣ viện một trải nghiệm mới về mô hình tự phục vụ. Nó nhận dạng tài liệu qua một đầu đọc RFID và kiểm tra thông tin cũng nhƣ tình trạng của tài liệu (mƣợn/trả). Bạn đọc có thể tự mƣợn hoặc trả tài liệu thông qua một màn hình cảm ứng với các thao tác đơn giản mà không cần sự trợ giúp của thủ thƣ. 62 Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” Trạm tự phục vụ mƣợn, trả tài liệu 2.5. Trạm thủ thƣ đa năng Một thiết bị có khả năng đáp ứng đa dạng các nhu cầu của bạn đọc và của thủ thƣ là trạm thủ thƣ đa năng. Trạm đƣợc tích hợp với một máy tính “Tất cả trong một” (Allin-one) đi kèm với một màn hình cảm ứng, cho phép hoạt động nhƣ một trạm thủ thƣ thông thƣờng (lập trình và lƣu thông) cho cán bộ thủ thƣ. Bên cạnh đó đối với bạn đọc, trạm cho phép hoạt động nhƣ một trạm tự mƣợn trả tài liệu (self-service station). Trạm thủ thƣ đa năng 2.6. Giá trả sách thông minh Giá trả sách thông minh bao gồm một hệ thống giá có tích hợp các ăng ten với chức năng đọc thông tin thẻ RFID đƣợc gắn trong tài liệu và một cột thông tin (infocolumn) hiển thị thông tin tài liệu cùng thông tin ngƣời trả. Ngƣời dùng đơn giản chỉ việc đặt tài liệu lên giá và kiểm tra lại thông tin hiển thị trên màn hình. Tài liệu đã đƣợc trả, tính năng an ninh đƣợc tự động bật mà không cần phải có sự hỗ trợ của thủ thƣ. 63 Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” Giá trả sách thông minh 2.7. Hệ thống trả sách 24h và tự động phân loại sách Nhu cầu trả sách bất kể thời gian trong ngày là nhu cầu vô cùng thiết yếu của bạn đọc. Thực tế đã chứng minh nhiều bất cập khi bạn đọc phải chờ đợi đến giờ thƣ viện mở cửa thì mới có thể trả tài liệu mà mình đã mƣợn trƣớc đó. Chính vì vậy, thiết bị trả sách 24h là một giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu này. Thông thƣờng thiết bị trả sách 24h đƣợc kết hợp với một hệ thống phân loại tài liệu tự động (đặt bên trong thƣ viện). Một hệ thống đầy đủ thƣờng bao gồm: hộp trả sách (dropbox), băng chuyền phân loại, các thùng đựng sách dạng xe đẩy (số lƣợng thùng có thể thay đổi theo nhu cầu của thƣ viện). Thiết bị trả sách 24h thƣờng đƣợc chia làm 2 loại chính: - Dạng đặt ngoài trời (outdoor): Hộp trả sách đƣợc thiết kế đặc biệt, có khả năng chịu đƣợc thời tiết (nắng, mƣa). Hộp thƣờng đƣợc gắn lên tƣờng mặt ngoài của thƣ viện, phía sau tích hợp các băng chuyền phân loại và thùng đựng sách. - Dạng đặt trong nhà (indoor): Hộp trả sách thƣờng đƣợc gắn lên tƣờng bên trong thƣ viện, phía sau tích hợp các băng chuyền phân loại và thùng đựng sách. Hệ thống trả sách 24h và phân loại tự động dạng trong nhà (indoor) và dạng ngoài trời (outdoor) 2.8. Nhãn (chip) RFID dùng cho sách, tài liệu Nhãn (chip) RFID dùng cho sách, tài liệu đƣợc cấu tạo mềm mỏng có chứa chíp vi xử lý. Thƣờng nhãn dùng cho sách có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật. 64 Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” Nhãn (chip) RFID dùng cho sách, tài liệu 2.9. Nhãn (chip) RFID dùng cho đĩa CD/DVD Nhãn (chip) RFID dùng cho CD/DVD đƣợc thiết kế tròn, cấu tạo mềm mỏng có chứa chíp vi xử lý. Nhãn (chip) RFID dùng cho CD/DVD Tính đến thời điểm hiện tại, RFID vẫn là công nghệ ƣu việt nhất có thể áp dụng cho việc quản lý và vận hành các tài liệu trong thƣ viện. Chính vì vậy đối với các thƣ viện định hƣớng phát triển theo hƣớng tự động hóa và hƣớng tới ngƣời dùng thì nên cân nhắc việc triển khai công nghệ RFID khi xây dựng kế hoạch cho thƣ viện của mình. Khi đã hội tụ đƣợc các yếu tố: mô hình thƣ viện phù hợp, đa dạng tài nguyên thông tin, hạ tầng thiết bị hiện đại, chất lƣợng dịch vụ tốt, tính mở cao, thân thiện và hƣớng tới ngƣời dùng thì thƣ viện sẽ trở thành một điểm đến lý tƣởng cho các bạn đọc. Hy vọng các thƣ viện Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức và khẳng định đƣợc vai trò quan trọng của mình đối với công tác đào tạo nghiên cứu nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. 65 Hội thảo thƣ viện toàn quốc “Nền tảng CNTT – TT trong hoạt động thông tin Thƣ viện phục vụ đổi mới giáo dục ĐH-CĐ trong thời kỳ hội nhập” TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] RFID Technology for Libraries/ Richard W. Boss ( Truy cập ngày 25/5/2016) tại http://www.ala.org/PrinterTemplate.cfm?Section=technotes&Template=/ContentMana gement/HTMLDisplay.cfm&ContentID=68138 [2] A Guide to RFID in Libraries / Simon Edwards and Mick Fortune (Truy cập ngày 14/5/2016) tại http://www.bic.org.uk/files/pdfs/090109%20library%20guide%20final%20rev.pdf [3] Application of RFID Technology in Libraries and Role of Librarian / Dr. Prabhat Pandey và Ms. K.D. Mahajan (Truy cập ngày 14/5/2016) tại http://eprints.rclis.org/15253/3/RFID.pdf [4] http://www.rfidjournal.com/ [5] http://www.nedaplibrary.com/ Dƣơng Đình Hòa Tên cơ quan: Công ty CP Thông tin & Công nghệ số ĐT: 0904288822 Email: [email protected] 66
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan