Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằn...

Tài liệu ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long

.PDF
84
25
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------- Nguyễn Đình Việt ỨNG DỤNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------- Nguyễn Đình Việt ỨNG DỤNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦM THỊ XUÂN HƢƠNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long” là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Trầm Thị Xuân Hƣơng. Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực. Các thông tin trong luận văn đƣợc lấy từ nhiều nguồn và đƣợc trích dẫn chi tiết về nguồn lấy thông tin. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Đình Việt MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................... 4 1.1 Cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thƣơng mại. ................................................ 4 1.1.1 Khái niệm : ................................................................................................................. 4 1.1.2 Yêu cầu : .................................................................................................................... 4 1.1.3 Ƣu điểm và nhƣợc điểm của cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thƣơng mại: ...................................................................................................................................... 5 1.1.3.1 Ƣu điểm: .............................................................................................................. 5 1.1.3.2 Nhƣợc điểm: ........................................................................................................ 7 1.1.4 Điều kiện triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung: ................................................... 7 1.2 Phƣơng pháp định giá chuyển vốn nội bộ ........................................................................ 8 1.2.1 Phƣơng pháp định giá chuyển vốn nội bộ theo tập hợp đơn (single pool method): .. 9 1.2.2 Phƣơng pháp định giá chuyển vốn nội bộ theo tập hợp đôi (double pool method): 10 1.2.3 Phƣơng pháp định giá chuyển vốn nội bộ đa tập hợp (multiple pool method): ...... 12 1.2.3.1 Xây dựng các tập hợp: ...................................................................................... 13 1.2.3.2 Tính giá chuyển vốn nội bộ: .............................................................................. 15 1.2.3.3 Điều chỉnh giá chuyển vốn nội bộ cho tài sản nợ: ............................................. 16 1.2.3.4 Định giá chuyển vốn nội bộ cho tài sản nợ và tài sản có khác .......................... 16 1.2.3.5 Ƣu điểm và khuyết điểm của Phƣơng pháp định giá chuyển vốn nội bộ đa tập hợp: ................................................................................................................................ 17 1.2.4 Phƣơng pháp định giá chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn (matched rate method) : ... 18 1.2.4.1 Phƣơng pháp tính: .............................................................................................. 18 1.2.4.2 Ƣu điểm và nhƣợc điểm: ................................................................................... 21 1.3 Cơ chế quản lý vốn chƣa tập trung tại ngân hàng thƣơng mại ....................................... 22 1.3.1 Nguyên tắc thực hiện nhƣ sau: ................................................................................. 22 1.3.2 Ƣu điểm:................................................................................................................... 23 1.3.3 Nhƣợc điểm: ............................................................................................................. 23 1.4 Kinh nghiệm về cơ chế quản lý vốn của một số NHTM trên thế giới và Việt Nam:.... 24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................................ 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................. 30 2.1 Khái quát ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long : ...................... 30 2.2 Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long .............................................................................................................................. 31 2.2.1 Mô hình : .................................................................................................................. 31 2.2.2 Quản lý hoạt động huy động vốn: ............................................................................ 32 2.2.3 Quản lý hoạt động sử dụng vốn: ............................................................................. 33 2.2.4 Quản lý rủi ro thanh khoản: ..................................................................................... 33 2.2.5 Quản lý rủi ro về lãi suất: ......................................................................................... 36 2.2.6 Lãi suất: .................................................................................................................... 37 2.2.7 Khảo sát các chi nhánh của ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long về cơ chế quản lý vốn hiện tại ................................................................................. 41 2.2.7.1 Mẫu khảo sát: ..................................................................................................... 41 2.2.7.2 Phƣơng pháp nghiên cứu khảo sát ..................................................................... 41 2.2.7.3 Kết quả nghiên cứu khảo sát .............................................................................. 42 2.2.8 Tìm hiểu việc thực hiện cơ chế quản lý vốn hiện tại kết hợp kết quả khảo sát ....... 44 2.2.8.1 Về nhân sự: ....................................................................................................... 44 2.2.8.2 Về sự chủ động trong công tác quản lý vốn: ..................................................... 46 2.2.8.3 Về chi phí cho hoạt động quản lý vốn: .............................................................. 47 2.2.8.4 Về tính đồng bộ, thống nhất của cơ chế quản lý vốn hiện tại: .......................... 48 2.2.8.5 Về hiệu quả: ....................................................................................................... 49 2.2.9 Sự cần thiết chuyển đổi cơ chế quản lý vốn tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................................ 50 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................................ 52 CHƢƠNG 3 ............................................................................................................................. 53 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................. 53 3.1 Định hƣớng phát triển của ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 ....................................................................................................................... 53 3.2 Giải pháp ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................................... 54 3.2.1 Điều kiện để triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung: ............................................ 54 3.2.2 Mô hình và lộ trình thực hiện:.................................................................................. 56 3.2.2.1 Các nội dung cơ bản trong đề án quản lý vốn tập trung: ................................... 56 3.2.2.2 Lộ trình thực hiện.............................................................................................. 60 3.2.3 Định giá chuyển vốn : .............................................................................................. 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................................ 68 KẾT LUẬN: ............................................................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BIDV: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam FTP (Fund Transfer Pricing): Cơ chế quản lý vốn tập trung GCVNB: giá chuyển vốn nội bộ HSC: Hội sở chính MHB: Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long NHTM: Ngân hàng thƣơng mại NIM: Hệ số thu nhập lãi ròng cận biên PPĐTH: phƣơng pháp đa tập hợp PPKKH: phƣơng pháp khớp kỳ hạn TSC: Tài sản có TSN: Tài sản nợ DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 Hạn mức thấu chi trên tài khoản vốn thanh toán áp dụng từ 19/09/2013 Bảng 2.2 Lãi suất nhận, gửi vốn áp dụng từ ngày 19/09/2013 Bảng 2.3 : So sánh hiệu quả cơ chế quản lý vốn chƣa tập trung với cơ chế quản lý vốn tập trung Bảng 3.1: Báo cáo số dƣ huy động bằng VND theo lãi suất huy động Bảng 3.2: Báo cáo dƣ nợ cho vay bằng VND theo lãi suất cho vay Bảng 3.3: Báo cáo số dƣ huy động bằng VND theo lãi suất huy động trung bình Bảng 3.4: Báo cáo dƣ nợ cho vay bằng VND theo lãi suất cho vay trung bình DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1:GCVNB theo phƣơng pháp định GCVNB theo tập hợp đơn Hình 1.2:GCVNB theo phƣơng pháp định GCVNB theo tập hợp đôi Hình 1.3:GCVNB theo phƣơng pháp định GCVNB đa tập hợp Hình 1.4:Chia tập hợp tiền gửi thanh toán thành các tập hợp con Hình 2.1 Mô hình quản lý vốn chƣa tập trung tại MHB Hình 3.1: Mô hình Cơ chế quản lý vốn tập trung 1 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế của Việt Nam tiến dần đến một nền kinh tế thị trƣờng cạnh trạnh, các Ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn do cạnh tranh từ các ngân hàng nƣớc ngoài đang dần dần thâm nhập thị trƣờng Việt Nam. Các Ngân hàng thƣơng mại phải tự cứu lấy mình để tồn tại và phát triển trƣớc khi bị chính quy luật cạnh tranh đào thải. Các NHTM cần phải thay đổi, điều chỉnh các cơ chế quản lý cũ, lạc hậu để thay dần vào đấy các cơ chế hiện đại phù hợp với xu hƣớng chung của nền kinh tế. Việc tập trung quản lý cho các NHTM cơ hội tăng khả năng sinh lời tối đa và giảm thiểu các rủi ro đến mức thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Cơ chế quản lý vốn là một trong những phƣơng pháp giúp định hình các quyết định mang tính phối hợp và tổng hợp. Cơ chế quản lý vốn hiệu quả không những giúp các NHTM chống lại những biến động của những rủi ro tiềm ẩn từ các biến động lãi suất, tỷ giá…mà còn giúp các NHTM tối ƣu hoá mức lợi nhuận kỳ vọng cũng nhƣ tối thiểu hóa những tổn thất có thể xảy ra Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là một trong những NHTM có năng lực hoạt động và thƣơng hiệu mạnh trên thị trƣờng tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, quy trình quản lý vốn nội bộ vẫn là cơ chế quản lý vốn chƣa tập trung, chƣa phù hợp với xu hƣớng chung của các tổ chức tài chính hiện đại, do đó tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại MHB” với mục đích hoàn thiện hơn cơ chế quản lý vốn nội bộ cho MHB. Mục đích nghiên cứu : Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ chế quản lý vốn tập trung trong đó đi sâu vào nghiên cứu các phƣơng pháp định giá chuyển vốn nội bộ để làm cơ sở nghiên cứu quá trình triển khai và ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung cũng nhƣ thực hiện xác định giá chuyển vốn nội bộ theo các phƣơng pháp cho MHB. 2 Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian : nghiên cứu ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long và hệ thống các chi nhánh của ngân hàng trên toàn quốc. Về thời gian : Dữ liệu dùng để thực hiện luận văn đƣợc thu thập trong khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2000 đến 2013, trong đó dữ liệu có sẵn đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính và các văn bản nội bộ của ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. - Về nội dung và hƣớng tiếp cận nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu cơ chế quản lý vốn tập trung hiện đại cho các ngân hàng thƣơng mại và các phƣơng pháp định giá điều chuyển vốn từ đơn giản đến phức tạp tăng dần đó là Phƣơng pháp định GCVNB theo tập hợp đơn (single pool method), Phƣơng pháp định GCVNB theo tập hợp đôi (double pool method), Phƣơng pháp định GCVNB đa tập hợp (multiple pool method), Phƣơng pháp định GCVNB khớp kỳ hạn (matched rate method). Đối tƣợng phân tích là cơ chế quản lý vốn áp dụng cho ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp mô tả: Trình bày tình hình thực hiện cơ chế quản lý vốn chƣa tập trung tại MHB. - Phƣơng pháp thống kê: Sử dụng các phƣơng pháp toán học xác định cách tính giá điều chuyển vốn nội bộ theo các phƣơng pháp khác nhau. - Phƣơng pháp so sánh: So sánh ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp quản lý vốn chƣa tập trung và tập trung, so sánh các phƣơng pháp tính giá điều chuyển vốn nội bộ của các phƣơng pháp quản lý vốn tập trung. - Phƣơng pháp khảo sát: dùng phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Đƣợc thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu, dùng bảng câu hỏi mở có nhiều câu hỏi với mục đích 3 chính là nghiên cứu về cơ chế quản lý vốn chƣa tập trung tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Kết cấu đề tài nghiên cứu: kết cấu đề tài gồm có 3 chƣơng - Chƣơng 1: Cơ chế quản lý vốn tập trung của các ngân hàng thƣơng mại. - Chƣơng 2 : Thực trạng thực hiện cơ chế quản lý vốn nội bộ tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. - Chƣơng 3: Giải pháp ứng dụng cơ chế quản lý vốn tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. 4 CHƢƠNG 1 CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thƣơng mại. 1.1.1 Khái niệm : Cơ chế quản lý vốn tập trung có thể đƣợc hiểu nhƣ là một hệ thống các cơ chế kế toán- quản lý nội bộ nhằm phân bổ chi phí huy động vốn cho các sản phẩm hoặc lĩnh vực sử dụng nguồn vốn đó (Mihaela Mioara Găman,2009). Chi phí huy động vốn của ngân hàng có thể coi tƣơng tự nhƣ chi phí của hàng đã bán trong một doanh nghiệp sản xuất. Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, tất cả các mục trong bảng cân đối kế toán đều phải đƣợc định giá vốn điều chuyển nội bộ. Có nghĩa là toàn bộ tài sản có sẽ phải trả chi phí điều chuyển vốn và toàn bộ tài sản nợ và vốn tự có sẽ nhận đƣợc thu nhập điều chuyển vốn. 1.1.2 Yêu cầu : Một cơ chế quản lý vốn tập trung cần phải đạt đƣợc: - Tính toán hợp lý giá chuyển vốn nội bộ cho các tài sản nợ và các tài sản có. - Xác định khả năng sinh lời của các bộ phận/đơn vị khác nhau (chi nhánh, sản phẩm, khách hàng, tài khoản) qua đó thay đổi cấu trúc tài sản nợ và tài sản có để tăng tổng lợi nhuận. Giá chuyển vốn chính là một mức lợi nhuận tối thiểu mà các sản phẩm phải đạt đƣợc, cũng nhƣ qua đó cho thấy sản phẩm nào mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng. - Đánh giá các quyết định kinh doanh trong ngân hàng dựa trên sự đóng góp của các chi nhánh và các bộ phận kinh doanh cho tổng lợi nhuận. Để đạt đƣợc điều này, các lãnh đạo chi nhánh và bộ phận kinh doanh phải chịu trách nhiệm cho kết quả công việc của mình. 5 - Chuyển rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản về cho HSC quản lý. Sự tập trung đó sẽ làm cho việc quản lý rủi ro thị trƣờng nói chung hiệu quả hơn. 1.1.3 Ƣu điểm và nhƣợc điểm của cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thƣơng mại: 1.1.3.1 Ƣu điểm: - Phân tích đƣợc các thành phần trong lợi nhuận cho vay của ngân hàng:Trên bảng cân đối tài khoản, ta chỉ có thể thấy rằng lợi nhuận ròng của hoạt động cho vay đƣợc hình thành nên từ chênh lệch giữa lãi cho vay và chi phí của lãi vay. Phân tích sâu hơn nữa đƣa đến kết quả là tất cả các khoản vay và tài sản sản sinh ra lãi cho vay trong khi tiền gửi và các khoản nợ sinh ra chi phí của lãi vay. Khi đánh giá hiệu quả của sản phẩm dựa trên cách đo lƣờng này dẫn đến đánh giá rằng các khoản cho vay sinh ra lợi nhuận còn các khoản tiền gửi gây ra chi phí vì phải trả lãi tiền gửi. Điều này là hoàn toàn sai khi mà các khoản tiền cho khách hàng vay đƣợc lấy từ các khoản tiền gửi của khách hàng khác. Mỗi khoản tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn cho hoạt động cho vay và mỗi khoản cho khách hàng vay gánh chịu chi phí sử dụng từ nguồn vốn đó. FTP định ra một giá bán cho các khoản tiền gửi và giá mua (hay đƣợc khấu trừ nhƣ là chi phí) cho các khoản tiền cho vay. - Đo lƣờng mức đóng góp lợi nhuận của các bộ phận, đơn vị khác nhau ( chi nhánh, sản phẩm, khách hàng, tài khoản): GCVNB không chỉ cho chúng ta tính toán lợi nhuận của các khoản cho khách hàng vay, các khoản tiền gửi của khách hàng và các sản phẩm khác mà còn cho phép đo lƣờng mức đóng góp lợi nhuận ở cấp độ các chi nhánh, các lĩnh vực kinh doanh hay cao hơn là của mỗi khách hàng. Nắm bắt đƣợc tổng lợi nhuận đƣợc tạo ra các nguồn nào là một trong những yếu tố cần thiết để quản lý một ngân hàng. Giúp đƣa ra các quyết định hợp lý trong việc phân bổ các nguồn lực, kiểm soát chi phí cũng nhƣ định ra mức lợi nhuận. Thông tin về lợi nhuận của sản phẩm và khách hàng tạo nền tảng cho việc định giá, và chỉ ra loại sản phẩm và khách hàng nào mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất cho ngân hàng. 6 - Quản lý tập trung rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất là “loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trƣờng hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng” (Trần Huy Hoàng, 2007). Với cơ chế quản lý vốn tập trung, tất cả các tài sản nợ và có của chi nhánh đều đƣợc “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển tại ngày phát sinh giao dịch. Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản nợ hay tài sản có, chi nhánh luôn đƣợc đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ. Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/huy động sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không phải quan tâm đến rủi ro lãi suất. Điều này dẫn đến rủi ro lãi suất đƣợc quản lý tập trung tại HSC. - Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản:Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trƣờng hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mƣợn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán (Trần Huy Hoàng, 2007). Hiện tƣợng thiếu hụt thanh khoản thƣờng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Áp lực rút tiền ngày càng gia tăng, trong khi ngân hàng không thể huy động vốn đƣợc nữa do niềm tin của khách hàng đã giảm đi dẫn đến nguy cơ phá sản cao.Với cơ chế quản lý vốn tập trung, chi nhánh “bán” vốn về HSC và “mua” vốn của HSC. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và chi nhánh đều đƣợc thực hiện “đối ứng” với trung tâm vốn. Khi có nhu cầu thanh toán, số dƣ tiền gửi khách hàng tại chi nhánh giảm một lƣợng tƣơng ứng số dƣ vốn của chi nhánh tại Trung tâm vốn, chi nhánh không cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh toán. Vì vậy, rủi ro thanh khoản cũng đƣợc quản lý tập trung tại HSC. - Hạn chế tình trạng thừa thiếu thanh khoản: Cơ chế mua bán vốn sẽ tập trung hoàn toàn mọi giao dịch về Trung tâm vốn, trung tâm vốn sẽ làm động tác luân chuyển vốn từ chi nhánh thừa vốn sang chi nhánh thiếu vốn, đồng thời điều tiết vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng, nhƣ vậy tận dụng đƣợc tối đa hiệu quả sử dụng vốn 7 của toàn hệ thống, cân đối nguồn vốn hợp lý toàn hệ thống, hạn chế đƣợc tình trạng thừa/thiếu thanh khoản của các chi nhánh. - Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại, quản lý và loại trừ đƣợc các công việc báo cáo thủ công, kết quả hoạt động của chi nhánh sẽ đƣợc thực hiện mỗi ngày thông qua hệ thống quản lý vốn giữa HSC và chi nhánh, chi nhánh không phải làm các báo cáo tổng hợp về nguồn vốn, tiền tệ và thanh khoản mỗi ngày, chi nhánh cũng không phải lập các kế hoạch thanh khoản và nhu cầu vốn. - Quản lý vốn tập trung là một công cụ quản lý vĩ mô, tập trung và quản lý từ xa nguồn vốn của toàn hệ thống nhƣng vẫn đảm bảo tính năng động của từng chi nhánh vì HSC không can thiệp vào hoạt động cụ thể của từng chi nhánh tiết giảm các chi phí quản lý, đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh. 1.1.3.2 Nhƣợc điểm: - Chi phí ứng dụng cao: Để triển khai quản lý vốn tập trung về mặt kỹ thuật cần có chƣơng trình định giá chuyển vốn nội bộ do đó ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống Core Banking để có thể quản lý dữ liệu tập trung. Tuy nhiên chi phí cho việc xây dựng hệ thống này rất đắt, có thể lên tới hàng chục triệu đô la Mỹ. - Hạn chế trình độ phát triển nghiệp vụ, trình độ của nhân viên tại các chi nhánh: Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, các chi nhánh chỉ đóng vai trò là bộ phận tiếp xúc khách hàng, là nơi tiếp nhận các nhu cầu khách hàng và đƣa về trung tâm xử lý, các giao dịch về tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi ro đều tập trung về HSC. Chính sự tập trung và chuyên môn hóa sẽ làm cho các thao tác nghiệp vụ tại chi nhánh hạn chế, làm hạn chế trình độ phát triển nghiệp vụ, trình độ của nhân viên tại các chi nhánh, hạn chế kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm chuyên môn. 1.1.4 Điều kiện triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung: - Về mạng lƣới: Ngân hàng nên có nhiều chi nhánh do những ngân hàng có mạng lƣới chi nhánh rộng lớn, phân tán thƣờng gặp khó khăn trong việc quản lý vốn của ngân hàng mới nên triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung nhằm giảm bớt lãng phí 8 vì chi phí ban đầu để triển khai đƣợc cơ chế quản lý vốn tập trung là rất lớn, trị giá hàng triệu đô la Mỹ. - Về mặt công nghệ thông tin: đòi hỏi ngân hàng phải có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, dữ liệu đƣợc quản lý tập trung nhƣ vậy việc quản lý vốn tập trung mới có thể tiến hành hiệu quả. Cụ thể ngân hàng phải tiến hành triển khai đƣợc hệ thống Core Banking nhằm quản lý giao dịch theo công nghệ hiện đại và tập trung. -Về mặt nhân sự: Ngân hàng phải có đƣợc một đội ngũ nhân sự có thể đáp ứng cho việc triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung. Phải có đội ngũ có trình độ, giỏi ngoại ngữ cũng nhƣ vi tính, đồng thời phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, nhiệt tình trong công việc khi đó việc triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung mới đƣợc thuận lợi. Ngân hàng phải rất coi trọng việc đào tạo và nâng cao kỹ năng của các lãnh đạo và nhân viên, đào tạo nhân viên ngân hàng nhằm áp dụng hiệu quả cơ chế quản lý vốn tập trung. - Về chiến lƣợc của ngân hàng: các nhà lãnh đạo của ngân hàng đã sẵn sàng cho một chiến lƣợc triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung theo thông lệ quản lý tài sản nợ và tài sản có của các ngân hàng hiện đại trên thế giới , quyết tâm tiến tới hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực thi đúng theo các yêu cầu báo cáo do luật pháp qui định. 1.2 Phƣơng pháp định giá chuyển vốn nội bộ Giá chuyển vốn nội bộ: GCVNB là công cụ để thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung. GCVNB là lãi suất nội bộ dùng để tính toán thu nhập hoặc chi phí chuyển vốn nội bộ trong tổ chức tài chính. Mỗi khoản vay có một chi phí chuyển vốn nội bộ và mỗi khoản tiền gửi có một khoản thu nhập chuyển vốn nội bộ. Sự khác nhau giữa lãi suất thị trƣờng và GCVNB là lãi biên, đƣợc dùng để tính toán lợi nhuận của giao dịch chuyển vốn nội bộ. Việc định GCVNB gồm có 4 phƣơng pháp chính, đƣợc sắp xếp theo mức độ chính xác và phức tạp tăng dần đó là: Phƣơng pháp định GCVNB theo tập hợp đơn (single 9 pool method), Phƣơng pháp định GCVNB theo tập hợp đôi (double pool method), Phƣơng pháp định GCVNB đa tập hợp (multiple pool method), Phƣơng pháp định GCVNB khớp kỳ hạn (matched rate method). 1.2.1 Phƣơng pháp định giá chuyển vốn nội bộ theo tập hợp đơn (single pool method): Trong các phƣơng pháp, đây là phƣơng pháp đơn giản nhất. Phƣơng pháp này chỉ tính GCVNB duy nhất cho tất cả các khoản vay và gửi. - Phƣơng pháp tính: phƣơng pháp bình quân gia quyền lãi suất của tất cả các khoản tiền vay và tiền gửi. Có thể tính theo số dƣ ròng cho chi nhánh tức là chỉ tính GCVNB cho phần chênh lệch giữa gửi vốn và nhận vốn của chi nhánh hoặc tính theo số dƣ gộp là tính cho cả gửi vốn và nhận vốn của chi nhánh (Kawano R. 2005). Ví dụ: Ngân hàng A là một ngân hàng nhỏ vừa thành lập, trong ngày đầu khai trƣơng có số liệu hoạt động nhƣ sau: Huy động vốn lãi suất 2%/năm đƣợc 500 triệu, đồng thời cho vay 500 triệu với lãi suất 6%/năm . Nhƣ vậy GCVNB của cho vay = GCVNB của huy động = (6% x 500 triệu + 2% x 500 triệu)/(2 x 500triệu) = 4%/năm - Ƣu điểm: đơn giản, dễ thực hiện mà không cần đầu tƣ nhiều tiền để mua hệ thống Core banking. Phƣơng pháp này dùng cho các ngân hàng không có các cơ sở dữ liệu chi tiết, thƣờng là các ngân hàng nhỏ, vốn dùng cho vay đƣợc hình thành từ việc huy động tiền gửi, không có nhiều chi nhánh và nghiệp vụ kinh doanh. - Nhƣợc điểm: Tuy nhiên, phƣơng pháp này không đo lƣờng chính xác, không khuyến khích việc huy động vốn cùng lúc với việc cho vay. Ví dụ với GCVNB cao điều này làm lãi biên của việc huy động vốn sẽ lớn hơn lãi biên của việc cho vay, do đó chỉ khuyến khích chi nhánh huy động vốn mà không khuyến khích chi nhánh cho vay. 10 6% -4% 4% 6% 2% 0% 4% -2% Cho vay -GCVNB + GCVNB -2% Huy động Hình 1.1:GCVNB theo phƣơng pháp định GCVNB theo tập hợp đơn (Lukasz Kugiel,2009). 1.2.2 Phƣơng pháp định giá chuyển vốn nội bộ theo tập hợp đôi (double pool method): Phƣơng pháp này tính một GCVNB các khoản vay và một GCVNB cho các khoản gửi, cách tính tƣơng tự phƣơng pháp định GCVNB theo tập hợp đơn. - Phƣơng pháp tính: phƣơng pháp bình quân gia quyền lãi suất của tất cả các khoản tiền vay để tính GCVNB cho các khoản cho vay và phƣơng pháp bình quân gia quyền lãi suất của tất cả các khoản tiền gửi để tính GCVNB cho các khoản tiền gửi. Ví dụ: Ngân hàng A là một ngân hàng nhỏ vừa thành lập, trong ngày đầu khai trƣơng có số liệu hoạt động nhƣ sau: Huy động vốn ngắn hạn lãi suất 2%/năm đƣợc 500 triệu, Huy động vốn dài hạn lãi suất 4%/năm đƣợc 500 triệu , cho vay dài hạn 500 triệu với lãi suất 6%/năm, cho vay qua đêm trên thị trƣờng liên ngân hàng 500 triệu với lãi suất 2%/năm . Nhƣ vậy 11 GCVNB của cho vay = (6%x500 triệu + 2%x500 triệu)/(2x500triệu) = 4%/năm. GCVNB của huy động = (4%x500 triệu + 2%x500 triệu)/(2x500triệu) = 3%/năm Chênh lệch giữa GCVNB của cho vay và GCVNB của huy động là 1%. - Ƣu điểm: Có mức độ đo lƣờng lợi nhuận chính xác hơn phƣơng pháp tập hợp đơn, có thể khuyến khích việc huy động vốn cùng lúc với việc cho vay vì có hai GCVNB. Do đó có thể giảm GCVNB đối với các khoản cho vay để khuyến khích việc cho vay đồng thời tăng GCVNB đối với các khoản huy động để kích thích việc huy động vốn. - Nhƣợc điểm: Vẫn mới chỉ có 2 GCVNB cho hai tập hợp tiền vay và tiền gửi, chƣa phân chia thành các loại tập hợp chi tiết hơn ( theo kỳ hạn, sản phẩm …) với nhiều GCVNB tƣơng ứng. 6% -4% 4% 6% 2% 1% 0% 3% -2% Cho vay -GCVNB Chênh lệch + GCVNB -2% Huy động Hình 1.2:GCVNB theo phƣơng pháp định GCVNB theo tập hợp đôi (Lukasz Kugiel,2009).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất