Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng các phương pháp để thẩm định giá vườn cao su...

Tài liệu ứng dụng các phương pháp để thẩm định giá vườn cao su

.PDF
81
165
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHO KINH TẾ PHÁT TRI N ---------- ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP Đ THẨM ĐỊNH GIÁ VƯỜN C O SU GVHD : TS. N Q SVTH : N T ị Hồ MSSV : 107202406 : VG1 - K33 2007 – 2011 04 ăm 2011 H D ê Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa MỤC LỤC Mục lục Danh mục các bảng Danh mục từ viết tắt Lời mở đầu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan về bất động sản ..................................................................................... 1 1.2 Bất động sản là đất trồng cao su ............................................................................ 6 1.3 Cơ sở giá trị và nguyên tắc thẩm định ...................................................................18 1.3.1 Cơ sở giá trị thị trường ..............................................................................18 1.3.2 Nguyên tắc thẩm định ...............................................................................19 CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN TẠO RA THU NHẬP 2.1 Các phương pháp thẩm định giá trị bất động sản tạo ra thu nhập ......................20 2.2 Tiếp cận thu nhập..................................................................................................20 2.2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................20 2.2.2 Trường hợp áp dụng..................................................................................20 2.2.3 Điều kiện áp dụng .....................................................................................20 2.2.4 Các phương pháp trong tiếp cận thu nhập..................................................21 2.2.4.1 Phương pháp vốn hóa trực tiếp ......................................................21 2.2.4.2 Phương pháp DCF ........................................................................25 2.2.4.3 Khả năng áp dụng và những giới hạn của phương pháp ................26 2.3 Tiếp cận so sánh ....................................................................................................26 2.3.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................26 2.3.2 Trường hợp áp dụng..................................................................................27 2.3.3 Điều kiện áp dụng .....................................................................................27 Nguyễn Thị Hồng Duyên Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa 2.3.4 Các yếu tố so sánh.....................................................................................28 2.3.5 Đơn vị so sánh ..........................................................................................28 2.3.6 Trình tự điều chỉnh....................................................................................28 2.3.7 Trình tự điều chỉnh....................................................................................29 2.3.8 Khả năng áp dụng và những giới hạn của phương pháp.............................29 2.4 Các yếu tố tác động đến giá trị vườn cây cao su ....................................................30 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ THẨM ĐỊNH GIÁ VƯỜN CAO SU Ở XÃ TÂN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC 3.1. Thị trường cao su và tiềm năng phát triển. ..........................................................33 3.1.1 Thị trường cao su Việt Nam và Thế Giới ..................................................33 3.1.2 Xu hướng phát triển diện tích trồng cao su ở Việt Nam .............................38 3.1.3 Cao su Bình Phước....................................................................................42 3.2 Tài sản thẩm định..................................................................................................44 3.3 Phương pháp thẩm định giá ..................................................................................45 3.3.1 Phương pháp so sánh ................................................................................46 3.3.1.1Tài sản so sánh .............................................................................. 46 3.3.1.2 Tiến hành điều chỉnh .....................................................................49 3.3.1.3 Kết quả thẩm định..........................................................................53 3.3.2 Phương pháp vốn hoá trực tiếp ..................................................................53 3.3.3 Phương pháp DCF ....................................................................................55 3.3.3.1 Ước tính doanh thu từ khai thác tài sản .........................................56 3.3.3.2 Ước tính chi phí liên quan tới khai thác .........................................58 3.3.3.3 Ước tính thu nhập ròng..................................................................59 3.3.3.4 Ước tính giá trị thu hồi tài sản vào cuối kỳ ....................................59 3.3.3.5 Tỷ suất chiết khấu ..........................................................................62 3.3.3.6 Xác định kết quả ............................................................................62 Nguyễn Thị Hồng Duyên Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa 3.3.4 Nhận xét và thống nhất các kết quả thẩm định...........................................63 3.3.5 Một số vấn đề gặp phải trong quá trình thẩm định và ý kiến của bản thân 64 KẾT LUẬN .................................................................................................................67 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Hồng Duyên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1:Phân loại mức độ giới hạn những yếu tố chủ yếu của đất trồng cao su Bảng 1.2: Liều lượng phân bón hoá học bón thúc cho cao su khai thác Bảng 3.1: Thông tin về bất động sản so sánh Bảng 3.2: Bảng điều chỉnh các bất động sản so sánh Bảng 3.3: Bảng ước tính thu nhập ròng trung bình 3 năm Bảng 3.4: Bảng tính tỷ lệ vốn hoá Bảng 3.5: Bảng kết quả giá trị BĐS tính theo phương pháp vốn hoá trực tiếp Bảng 3.6: Bảng tốc độ tăng giá cao su trung bình giai đoạn 2001 - 2009 Bảng 3.7: Bảng tính mức lạm phát bình quân giai đoạn 1998 - 2010 Bảng 3.8: Thống kê đơn giá đất nông nghiệp trên thị trường Bảng 3.9: Ước tính tốc độ tăng giá đất trong khu vực xã Tân Thành Bảng 3.10: Giá trị quyền sử dụng đất thu hồi tại năm thanh lý Bảng 3.11: Bảng tóm tắt kết quả giá trị BĐS theo phương pháp DCF DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐS: BẤT ĐỘNG SẢN BĐSSS: BẤT ĐỘNG SẢN SO SÁNH BĐSTĐ: BẤT ĐỘNG SẢN THẨM ĐỊNH TX: THỊ XÃ TĐG: THẨM ĐỊNH GIÁ CSTĐ: CAO SU TIỂU ĐIỀN TCTĐGVN: TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa LỜI MỞ ĐẦU 1) Lý do chọn chuyên đề Cùng với sự vận hành của cơ chế thị trường, thẩm định giá trị đất nông nghiệp là hết sức cần thiết nhằm phục vụ cho các mục đích nhất định. Trong thời gian qua, thẩm định giá trị đất nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho công tác đền bù cho người dân trong những trường hợp có quyết định thu hồi đất của Nhà nước nhằm thực hiện những dự án hoặc theo quy hoạch của Nhà nước. Mức giá đền bù hiện nay do nhà nước quy định và vẫn còn nhiều vướng mắc chưa thể giải quyết do mức giá đền bù thường không chịu sự đồng tình của người dân. Tuy nhiên, việc thẩm định giá trị đất nông nghiệp còn có những mục đích quan trọng khác như để chuyển giao quyền sử dụng đất, cho vay hay những mục đích tư vấn đầu tư khác. Việc thẩm định giá trị đất nông nghiệp hợp lý đã và đang là vấn đề cấp thiết của nhiều đối tượng khác nhau trong xã hôi. Xuất phát từ đòi hỏi của thực tế mà đề tài đã được thực hiện nhằm đưa ra một cơ sở lý luận hợp lý cho việc thẩm định giá trị đất nông nghiệp và qua đó có thể ứng dụng vào thực tiễn góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc đang diễn ra. Bình Phước là vùng phát triển về trồng các loại cây công nghiệp mà điển hình như cao su là rất phổ biến. cho nên nhu cầu mua – bán, giao dịch, vay, đầu tư loại bất động sản này là phổ biến, chính vì thể thẩm định vườn cao su là nhu cầu cần thiết để biết giá trị bất động sản từ đó phục vụ cho các mục đích khác nhau. Vì những lý do trên, người viết quyết định chọn đề tài “Ứng dụ ể thẩm ị các ươ á á vườn cao su”, từ đó góp phần thêm phần nào đó kinh nghiệm vào việc thẩm định giá trị đất nông nghiệp và cây trồng trên đất. 2) Mục tiêu nghiên cứu Nêu ra và ứng dụng các phương pháp để thẩm định giá trị vườn cao su trong thực tế làm cơ sở tham khảo cho việc thẩm định giá trị vườn cao su. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa 3) Đối tượng nghiên cứu Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm – cây cao su 4) Phạm vi nghiên cứu Địa bàn xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 5) Tóm tắt nội dung  Chương 1: Trong chương này, nội dung chính được đưa ra là cơ sở lý luận về bất động sản và thẩm định giá trị bất động sản,cơ sở giá trị và các nguyên tắc thẩm định giá. Thêm vào đó là đưa ra lý thuyết về đất nông nghiệp, đất trồng cây cao su và đặc điểm đất trồng và cây cao su.  Chương 2: Các phương pháp thẩm định giá bất động sản tạo ra thu nhập. Đưa ra lý thuyết về các cách tiếp cận để thẩm định bất động sản tạo ra thu nhập và các yếu tố tác động đến giá trị vườn cây cao su.  Chương 3: Ứng dụng các phương pháp để thẩm định giá trị vườn cây cao su. Vận dụng các kiến thức đã tìm hiểu để phân tích và thẩm định giá trị đất nông nghiệp là lô đất tại xã Tân Thành,tx Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, sau đó rút ra một số kết luận. 6) Giới hạn chuyên đề Để có nền sản xuất nông nghiệp phát triển, cần quan tâm chú ý đến công tác thu hút những nhà đầu tư có vốn, sự hiểu biết thấu đáo về sản xuất nông nghiệp. Do đó, công tác thẩm định giá trị đất nông nghiệp phục vụ cho mục đích tư vấn đầu tư, mua, bán, chuyển nhượng, tranh chấp… là cực kỳ quan trọng đặc biệt với nước ta. Ứng dụng phương pháp thẩm định đã học để thẩm định giá trị vườn cao su, đề tài mang tính ứng dụng cao. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan về bất động sản 1.1.1 Khái niệm Theo Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005 thì BĐS là các tài sản bao gồm đất đai, nhà, công trình gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai, các tài sản khác do pháp luật quy định. (Cục quản lý giá Bộ tài chính, 2007) Theo tiêu chuẩn TĐG quốc tế 2005 BĐS được định nghĩa là đất đai và những công trình do con người tạo nên gắn liền với đất.( theo biên dịch của Phan Thị Ngọc Mỹ cùng các cộng sự, 2006) 1.1.2 Thuộc tính của bất động sản Theo “tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành thẩm định giá”, giáo trình được biên soạn và do Cục Quản Lý Giá quản lý và phát hành năm 2007 thì các thuộc tính của bất động sản được nêu như sau: Tính bất động: đất đai là hàng hóa đặc biệt dù được đem mua bán nhưng chỉ là việc chuyển nhượng quyền sử dụng, khai thác chứ BĐS đó không thể di dời đến nơi mà người sử dụng nó mong muốn. Vị trí của BĐS rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của BĐS. Mỗi BĐS có một vị trí cố định gắn liền với những đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Chính điều đó tác động tới phương thức sử dụng và giá đất. Đó cũng là lý do tại sao hai BĐS ở kế cận nhau nhưng giá lại khác nhau. Tính không đồng nhất: trong thời đại ngày nay có rất nhiều sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Nhưng mỗi BĐS đều gắn với những đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Và không thể tìm thấy hai bất động sản giống hệt nhau. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa Chúng chỉ có những nét tương đồng nhau. Ví dụ hai BĐS A và B nằm kế nhau trên cùng một con đường. Hai BĐS này có nhiều đặc điểm giống nhau: cùng chiều dài, chiều rộng, hướng, mục đích sử dụng… nhưng chúng không giống hệt nhau mà chỉ tương đồng nhau vì khác nhau ở một điểm duy nhất đó có thể là BĐS A là căn góc còn BĐS B thì không…. Chúng ta ũng c có thể nhìn nhận theo một hướng khác. Cũng là hai bất động sản tương đồng nhưng giá cả của chúng lại quá khác nhau. Giá cả của BĐS được mua bán trên thị trường ngoài việc phụ thuộc vào đặc điểm riêng có của nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện thị trường, cách nhìn nhận, tâm lý của người mua đối với nó… Tính khan hiếm: diện tích đất là có hạn mặc dù nó có thể thay đổi song sự thay đổi là không nhiều. Nhưng dân số lại phát triển nhanh và đi cùng với sự tăng dân số là sự tăng nhu cầu về đất ở, đất canh tác, sản xuất… Cung đất đai là có hạn nhưng cầu lại tăng mỗi ngày chính điều này tạo nên tính khan hiếm của BĐS. Tính thích ứng : lợi ích của công trình được sinh ra trong quá trình sử dụng, vì lẽ đó nếu kịp thời điều chỉnh công năng sử dụng thì vừa có thể giữ lại những đặc trưng của công trình vừa có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn cho nhà đầu tư. Việc kịp thời điều chỉnh công năng sử dụng của BĐS theo xu thế của thị trường là cực kỳ quan trọng để thu hút khách hàng. Vì vậy các nhà đầu tư rất quan tâm đến tính thích ứng của BĐS. Tính ảnh hưởng lẫn n hau: việc chính phủ đầu tư mở mang đường xá, công viên, trường học… có thể làm gia tăng đáng kể giá trị của bất động sản của khu vực lân cận. Kết cấu hạ tầng cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị của BĐS. Tính bền vững, đời sống kinh tế dài: BĐS bao gồm cả đất đai và công trình trên đất. Đất đai là nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng, là tư liệu sản xuất đặc biệt mà không có tài sản nào có thể thay thế được. Nó được tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội nhưng cho dù đem sử dụng cho mục đích nào đi nữa thì nó vẫn mang SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa lại lợi ích cho chủ sở hữu nên nó mang tính bền vững. Thời gian sử dụng đất thông thường là vô hạn làm cho ý nghĩa của đất đai, BĐS càng vô cùng quan trọng. Điều này thể hiện đời sống kinh tế bền vững của BĐS. 1.1.3 Đặc trưng của bất động sản Theo “tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành thẩm định giá ”, giáo trình được biên soạn và do Cục Quản Lý Giá quản lý và phát hành năm 2007 thì các đặc trưng của bất động sản được trình bày như sau: a. Khả năng co giãn của cung BĐS kém Một số nguyên nhân có thể liệt kê như sau: • Tổng cung toàn bộ đất đai là cố định nghĩa là quỹ đất luôn luôn không thay đổi. • Cung ứng đất đai phù hợp với các mục đích riêng biệt là có giới hạn do đặc điểm kỹ thuật của đất. Bên cạnh các mặt hạn chế về tự nhiên nêu trên còn có hạn chế về quy hoạch và đây là một hạn chế nổi bật. Việc phân bổ đất đai cho những mục đích cụ thể phải tuân thủ quy hoạch đất đai trong từng thời kỳ nên không thể tùy tiện thay đổi mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch. Còn đối với các công trình xây dựng như chung cư thì thời gian xây dựng hoàn thành và đưa vào ử s dụng khá lâu. Nên cung ngắn hạn của BĐS kém co giãn hơn cung dài hạn.với sự thay đổi của giá cả. b. Thời gian mua, bán giao dịch dài, chi phí mua, bán giao dịch cao. BĐS là một tài sản quan trọng có giá trị cao nên việc mua bán BĐS thường được xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận dẫn tới thời gian mua bán giao dịch thường là dài hơn so với các tài sản khác điều đó dẫn tới chi phí mua, bán giao dịch cao hơn. Hơn nữa giao dịch giữa người mua, người bán thường không diễn ra trực tiếp mà phải thông qua mạng lưới môi giới và phải trả phí dịch vụ cho hoạt động này. Bên cạnh SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa đó còn có nhiều thủ tục hành chính liên quan trong quá trình mua, bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay chuyển mục đích sử dụng. Tất cả đều làm phát sinh chi phí. c. Khả năng chuyển hóa thành tiền mặt kém linh hoạt. BĐS là một hàng hóa đặc biệt quan trọng, có giá trị kinh tế cao, lợi nhuận mang lại cũng lớn nên việc chuyển hóa thành tiền kém linh hoạt. Thời gian chuyển nhượng dài làm giảm đáng kể tính thanh khoản của BĐS. Trong nhiều trường hợp chủ sở hữu có một BĐS nào đó tương đối lớn, giá trị bằng tiền của nó cao nhưng lại không thể chia nhỏ ra chuyển đổi thành tiền được ngay mà phải kéo dài. d. Sự can thiệp và quản lý chặt chẽ của nhà nước. BĐS là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Cũng là nguồn cung cấp nhà ở, xây dựng khu công nghiệp..vì vậy nó là tài sản hết sức quan trọng trong nền kinh tế, xã hội và chính trị của một quốc gia. Nhà nước có những quy định để điều tiết quản lý việc sử dụng và chuyển nhượng BĐS. Vì vậy bất đông sản chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện là nhà nước nên việc quản lý của nhà nước càng chặt chẽ. 1.1.4 Quản lý nhà nước về đất đai Cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũng dần được hoàn thiện. Hệ thống văn bản này cũng dần được hoàn thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dưới luật, có cả những văn bản chỉ quy định tạm thời đến chỗ Nhà nước ban hành Luật Đất đai 1987, rồi đến Luật Đất đai 1993 và đến nay là Luật Đất đai 2003. Có thể chia nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai từ năm 1945 đến nay thành 4 giai đoạn như sau : - Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1987: Chưa có Luật đất đai. - Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1993: Thực hiện theo Luật Đất đai 1987. - Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003: Thực hiện theo Luật Đất đai 1993. - Giai đoạn từ năm 2004 đến nay: Thực hiện theo Luật Đất đai 2003. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài ản s quý giá của quốc gia, BĐS là một tài sản cố định, không thể di dời. BĐS bao gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất, bất động sản có thể bao gồm một hay nhiều thửa đất. Ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Việc quản lý đất đai của nhà nước là hết sức quan trọng để có thể sử dụng tốt nguồn tài nguyên quý giá này phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Cấu trúc của hệ thống quản lý đất đai: • Đăng ký đất đai: là quá trình xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất đai, bất động sản và những thông tin về quyền sở hữu đất. Nhằm bảo vệ quyền lợi của người chủ sở hữu và là công cụ quan trọng của chính sách quản lý đất đai. • Địa chính: là một bộ phận của hệ thống thông tin đất đai, bao gồm những hồ sơ về đất dựa trên cơ sở các thửa đất mà quyền sở hữu được xác lập. Thông tin địa chính gồm hai thành phần cơ bản: những sê ri, bản đồ chỉ rõ vị trí và kích thước của tất cả các thửa đất và những hồ sơ mô tả về đất. • Hệ thống thông tin đất đai: là phạm vi rộng của thông tin không gian bao gồm cơ sở dữ liệu về môi trường, kinh tế xã hội cũng như những dữ liệu liên quan đến cơ sở hạ tầng và địa chính. Sơ đồ hệ thống quản lý đất đai: SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa 1.2 Bất động sản là đất trồng cao su 1.2.1 Đất nông nghiệp Khái niệm: Đất là lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là Thổ nhưỡng. Thổ nhưỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (Khí quyển), nước (Thủy quyển), sinh vật (Sinh quyển) và đá mẹ (Thạch quyển) qua thời gian lâu dài. Khái niệm về đất có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau: • Đất như là không gian • Đất như là cộng đồng lãnh thổ • Đất như là vị trí địa lý • Đất như là nguồn vốn • Đất như là môi trường • Đất như là tài sản Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Việc phân loại đất hiện nay ở Việt Nam theo 02 cách: • Phân loại đất theo thổ nhưỡng : (theo Khoa học đất). Mục đích để xây dựng bản đồ thổ nhưỡng. Có 3 trường phái chủ yếu:  Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh  Phân loại đất theo định lượng các tầng đất  Phân loại đất theo FAO – UNESCO • Phân loại đất theo mục đích sử dụng đất: Căn cứ vào quỹ đất, mục đích sử dụng đất, chính sách thuế, các nước có bảng phân loại đất khác nhau: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng ( đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đất khu công nghiệp, đất thương mại, du lịch, sinh thái, bảo tồn), SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa đất đô thị, đất ven đô thị, đất an ninh quốc phòng, đất ở và hành chính nông thôn, đất chưa sử dụng, đất hoang… Đối với Việt nam: từ 1/7/2004 theo quy định của Luật đất đai 2003, đất đai được chia thành 3 loại: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: Theo quy định của điều 13 Luật đất đai 2003 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:  Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác  Đất trồng cây lâu năm  Đất rừng sản xuất  Đất rừng phòng hộ  Đất rừng đặc dụng  Đất nuôi trồng thuỷ sản  Đất làm muối  Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ 1.2.2 Đất trồng cây cao su Như ta đã biết mỗi một loại cây trồng thì phù hợp với loại đất khác nhau, trồng đúng loại đất thì cây có điều kiện phát triển tốt nhất và cho năng suất cao nhất có thể. Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì đất trồng cây cao su phải có độ dốc dưới 30o, cao độ dưới 700m , không bị ngập úng, không có lớp laterit hoặc tầng sỏ i, đá trong độ sâu 80cm cách mặt đất. Do rễ trụ ăn sâu nên đòi hỏi đất phải sâu,mực nước ngầm sâu>1m.Thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Hàm lượng hữu cơ >2,5% rất thích hợp cho cao su. Vùng đất đỏ:hàm lượng hửu cơ cao khoảng 2,6%. Vùng đất xám;nghèo hữu cơ (khoảng 1%),do đó trồng cao su trên đất xám phải bón nhiều hữu cơ. Cao su ưa đất SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa hơi chua, pH thích hợp là 4,5 -5,5. Nếu pH > 6,5 thì đất quá nhiều bazờ ,có thể độc hại cho cây cao su. Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đất trồng cao su: • Nhiệt độ trung bình năm ừt 25 -30oC; không có sương mu ối về mùa đông; lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.500 milimet; ít có bão mạnh trên cấp 8; • Độ cao dưới 700 m so với mực nước biển ( miền núi phía bắc dưới 600 m) • Độ dốc dưới 30 độ; • Tầng đất dày tối thiểu 0,7 mét; • Độ sâu mực nước ngầm lớn hơn 1,2 mét và không bị ngập úng khi có mưa; • Thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng, thoát nước tốt; • Mức độ kết von, đá lẫn trong tầng đất canh tác < 50% ; • Hoá tính đất: hàm lượng mùn Tầng đất mặt > 1,0 %, pHkcl: 4,5 - 5,5; • Mặt bằng đất trồng cao su phải được thiết kế theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo điều kiện để thâm canh và chống xói mòn. Phân hạng đất trồng cao su Đất trồng cao su được phân hạng dựa vào tính chất đất và vùng trồng. Để đánh giá tính chất đất thích hợp cho cao su, cần phải khảo sát sáu yếu tố chủ yếu như: độ sâu tầng đất, thành phần cơ giới, mức độ lẫn lộn kết von hoặc đá sỏi trong tầng đất trồng, độ dày tầng đất mặt và hàm lượng mùn, chiều sâu mực nước ngầm và độ dốc. Từng yếu tố chủ yếu của đất trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng của cao su được đánh giá và phân làm 5 mức độ giới hạn theo bảng dưới. Những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp cho sinh trưởng và sản lượng của cao su ( không có những giới hạn lớn về các yếu tố khí hậu), có cao trình dưới 600m so với mặt nước biển.  Căn cứ vào mức độ giới hạn của sáu yếu tố nêu ở bảng trên, đất trồng cao sư được phân hạng như sau: Ia: Chỉ có yếu tố ở mức độ giới hạn loại 1. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa Ib: Có một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 2. IIa: Có từ 2 yếu tố ở mức độ giới hạn loại 2 trở lên hoặc một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 3. IIb: Có hơn một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 3.  Ngoài ký hiệu phân hạng đất trồng cao su như trên, cần ghi cụ thể các mức độ giới hạn của từng yếu tố của đất trồng cao su để làm cơ sở chi việc dự toán đầu tư.  Đất trồng cao su được phân hạng như ở điều kiện (a), nhưng giảm xuống một hạng. thí dụ từ hạng Ia xuống hạng IIa, Ib xuống hạng IIb, từ hạng IIb xuống hạng III. Những nơi ngoài vùng truyền thống trồng cao su (như miền Trung có nhiều yếu tố giới hạn về khí hậu như gió bão, nhiệt độ cao trong vùng gió Lào, nhiệt độ thấp trong mùa đông), đất trồng cao su được phân hạng thuộc loại III. Đối với những khu vực trong vùng miền Trung nếu không bị giới hạn về gió bão, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì đất trồng cao su vẫ được phân hạng như ở điều kiện (a) nhưng giảm xuống một hạng. Bảng 1.1:Phân loại mức độ giới hạn những yếu tố chủ yếu của đất trồng cao su TT Mức độ giới hạn Các yếu tố giới hạn 0 1 > 150- 2 > 120- >200(H 0) 200 150 (H 1) (H 2) 50% cát + 50-70% 50-70% 50% sét và sét và cát thịt (T 0) thịt (T 1) (T 2) Độ sâu tầng đất 1 2 =H(cm) Thành phần cơ giới =T SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên 3 4 80-120 < 80 (H 3) (H 4) 70 - 90% cát hoặc > 90% 70 - 90% cát sét (T 3) 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa Mức độ kết von, đá sỏi 3 = Đ ( % thể tích) 10-30% 30-50% (Đ 0) (Đ 1) (Đ 2) > 2,5-4% 1-2,5% < 1% (M 1) (M 2) (M 3) 120-150 80-120 < 80 (W 2) (W 3) (W 2) Hàm lượng mùn của lớp đất mặt 4 4% (M 0) 0 – 30cm = W(cm) 5 6 Chiều sâu mực nước > 200 ngầm = W( cm) ( W 0) Độ dốc = D(%) > 50- < 10% > 150200 (W 1) 70% (Đ 3) > 70% (Đ 4) <8 8-12 > 12-20 > 20-30 > 30 (D 0) (D 1) (D 2) (D 3) (D 4) Nguồn: VRA, SBS 1.2.3 Tìm hiểu về cây cao su 1.2.3.1 Định nghĩa và đôi nét về cây cao su Định nghĩa Cao su (danh pháp khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng. Khi cây đạt độ tuổi 5 -6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên 10 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm. Lịch sử Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây”. Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil. Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi trong các thùng Ward tới Ceylon, và 22 đã được gửi tới các vườn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883[1]. Vào năm 1898, ột m đồn điền trồ ng cao su ãđ được thành lập tại Malaya, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng cây cao su tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy. Ứng dụng Nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu, bên cạnh việc sản xuất latex dạng nước. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên 11 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện m ôi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Đặc tính lạ ở cây cao su Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết. Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn. Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C đến 300C (tốt nhất ở 260C đến 280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm. Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 7 đến 8 giờ sáng. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Duyên 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan