Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn hóa 12...

Tài liệu Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn hóa 12

.PDF
197
1535
93

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ (VÒNG 2) Năm học : 2009 – 2010 Môn thi : Hóa học Thời gian làm bài : 180 phút Câu 1 (3,75 điểm). 1/ Trong số các hợp chất cacbonyl halogenua COX2 người ta điều chế được 3 chất : cacbonyl florua COF2, cacbonyl clorua COCl2 và cacbonyl bromua COBr2. a) Vì sao không có hợp chất cacbonyl iođua COI2 ? b) So sánh góc liên kết trong phân tử cacbonyl halogenua đã biết. c) So sánh nhiệt tạo thành tiêu chuẩn H s0 của COF2 (khí) và COCl2 (khí). 2/ Cho 1,000g tinh thể hiđrat A tan trong nước được dung dịch màu xanh, cho dung dịch này tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 dư thu được 0,980g kết tủa trắng X và dung dịch D; chất X không tan trong các axit. Đun nóng D với H2O2 trong môi trường kiềm thu được 1,064g kết tủa Y màu vàng là muối Bari; Y đồng hình với X. Dung dịch A trong môi trường axit sunfuric loãng để trong không khí sẽ chuyển thành chất B có màu tím; từ B có thể thu được tinh thể hiđrat C; trong C có chứa 42,25% khối lượng hiđrat kết tinh; C nóng chảy ở khoảng 800C; nếu đung nóng C đến 1000C thì nó mất đi khoảng 12,57% khối lượng. a) Hãy xác định công thức của A, B, C, X, Y và viết PTHH. b) Sự mất khối lượng của C ở 1000C ứng với chuyển hóa nào ? c) Khi đun nóng chất A (không có không khí) từ 1000C đến 2700C nó mất dần nước, tiếp tục đun nóng ở khoảng nhiệt độ 2700C – 5000C không thấy khối lượng giảm, nhưng đun tiếp ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 6500C) thì khối lượng lại giảm. Viết sơ đồ giảm khối lượng của A từ 1000C – 6500C biết sơ đồ này gồm 6 bước và viết PTHH của phản ứng xảy ra ở bước cuối cùng. Câu 2 (3,25 điểm).  4 NO2  O2 ở T0K với các kết quả thực nghiệm : 1/ Cho phản ứng : 2 N 2 O5  1 Nồng độ N 2 O5 (mol.1 ) Thí nghiệm 1 0,170 Thí nghiệm 2 0,340 Thí nghiệm 3 0,680 1,39.10-3 2,78.10-3 5,55.10-3 Tốc độ phân hủy (mol.11.s 1 ) a) Viết biểu thức tốc độ phản ứng và xác định bậc phản ứng. b) Biết năng lượng hoạt hóa của PƯ là 24,74 Kcal.mo-1 và ở 250C nồng độ N2O5 giảm đi một nửa sau 341,4 giây. Hãy tính nhiệt độ T. 2/ Một bình kín dung tích 5 lít có chứa etan ở nhiệt độ 300K, áp suất 1 atm. Sau đó đun nóng bình đến các nhiệt độ 500K, 800K, 1000K đo được áp suất tương ứng là 1,676 atm; 2,725 atm; 4,942 atm. a) Tính áp suất etan trong bình ở các nhiệt độ 500K, 800K, 1000K và giải thích sự khác nhau giữa trị số tính được theo lý thuyết và trị số đo được ở trên. (Coi etan là lí tưởng).  C2 H 4  H 2 . Hãy tính độ chuyển hóa etan và b) Giả thiết khi đun nóng chỉ xảy ra phản ứng : C2 H 6  hằng số cân bằng KP của phản ứng ở 800K và 1000K. c) Xác định entanpi trung bình ( H tb ) trong khoảng từ nhiệt độ T1 là 800K đến T2 là 1000K. Ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ đến độ chuyển hóa etan như thế nào ? Câu 3 (3,0 điểm). 1/ Dung dịch A được tạo thành bởi CoCl2 0,0100M; NH3 0,3600M và H2O2 3,00.10-3M. a) Tính pH và nồng độ ion Co2+ trong dung dịch A. b) Viết sơ đồ pin và sức điện động E của pin được tạo thành bởi điện cực Pt nhúng trong dung dịch A với điện cực Ag nhúng trong dich dịch AgNO3 8,0.10-3. RT 0 0 :1,84V ; EH0 O /2OH  : 0,94V ; E Ag Cho : pKa của NH 4 là 9,24; ECo : 0, 799V ; ln  0, 0592 lg 3  / Co 2  / Ag  2 2 F  Co( NH 3 )36 ; lg 1  35,16 Log hằng số bền của phức : Co3  6 NH 3   Co( NH 3 )62 ; lg  2  4,39 Co 2  6 NH 3  2/ Dung dịch A gồm Na2CO3 và NaOH 0,001M có pH = 11,8. Tính thể tích dung dịch HCl 0,100M dùng để trung hòa dung dịch A đến pH = 6,00. Cho biết độ tan của CO2 trong nước là 3.10-3M; pKa của H2CO3 lần lượt là 6,35; 10,33. Câu 4 (3,0 điểm). 1/ Cho phenyl clorua, benzyl clorua và hexyl clorua lần lượt thực hiện các thí nghiệm : - TH1 : Đun sôi từng chất trên với nước, gạn lớp nước rồi axit hóa bằng HNO3, sau đó nhỏ dung dịch AgNO3 vào hỗn hợp thu được. - TH2 : Đun nóng từng chất trên với dung dịch NaOH, gạn lớp nước rồi axit hóa bằng HNO3, sau đó nhỏ dung dịch AgNO3 vào hỗn hợp thu được. Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm và dựa vào cấu tạo hãy giải thích hiện tượng. 2/ Các hợp chất A, B, D đều có chứa cacbon, hiđro, oxi và đều có phân tử khối nhỏ hơn 150u. Thành phần phần trăm khối lượng của cacbon và hiđro trong các chất A, B, D lần lưọt là 68,85% và 4,92%; 79,25% và 5,66%; 77,78% và 7,41%. Biết rằng, chất D có thể được tạo thành từ A hoặc B khi cho chúng tác dụng với chất khử. A không làm mất màu nước brom, bền với nhiều tác nhân oxi hóa. a) Viết công thức cấu tạo của các chất A, B, D. b) Cho biết một chất khử có thể đuợc sử dụng để biến đổi A hoặc B thành chất D. c) Hỗn hợp X gồm A, B, D được lấy theo tỉ lệ là 1:2:1, có khối lượng 88,4g. Đem đun nóng hỗn hợp X với lượng dư dung dịch KOH đặc. Chia hỗn hợp nhận được thành 2 phần bằng nhau. Một phần đem đun nóng với lượng dư KMnO4 sau đó axit hóa bằng H2SO4. Đem axit hóa phần còn lại bằng H2SO4 dư rồi đun nóng. Hãy viết các PTHH và tính lượng chất hữu cơ được tạo ra ở mỗi phần, coi hiệu suất các phản ứng là 100%. Câu 5 (3,0 điểm). 1/ Arabinopyranozơ (D-anđopentozơ có cấu hình 2S, 3R, 4R) được chuyển hóa như sau :  H2O/H+ 1. LiAlH4 –––––→ D –––––→ HOCH2–CHO + HOCH2–CH2OH 2. H2O H HIO4 Ara (C5H10O5) CH 3OH /   B   C –––– Br2/H2O _____ → H2O/H+ E –––––→ OHC–COOH + HOCH2–COOH Vẽ cấu trúc của B, C, D và E. 2/ Hợp chất A (C4H6O3) quang hoạt, không tham gia phản ứng tráng bạc, tác dụng với anhiđrit axetic tạo ra dẫn xuất monoaxetat. Khi đun nóng với metanol (trong điều kiện thích hợp), A chuyển thành chất B (C5H10O4). Dưới tác dụng của axit vô cơ loãng, B cho metanol và C (C4H8O4). C tác dụng với anhiđrit axetic tạo ra dẫn xuất triaxetat; C tác dụng với NaBH4 tạo ra D (C4H10O4) không quang hoạt. C tham gia phản ứng tráng bạc tạo thành axit cacboxylic E (C4H8O5). Xử lí amit của E bằng dung dịch loãng natri hipoclorit tạo ra D-(+)-glyxeranđehit (C3H6O3) và amoniac. Vẽ cấu trúc A, B, C, D và E. Câu 6 (4,0 điểm). 1/ Hợp chất thiên nhiên A có thành phần phần trăm khối lượng 74,074% C, 8,642% H và còn lại là N. Dung dịch A trong nước có nồng độ 3,138% và sôi ở 100,3720 C . a) Xác định công thức phân tử A biết hằng số nghiệm sôi của nước là 1,86. b) Oxi hóa mạnh A tạo thành hỗn hợp các sản phẩm trong đó có hợp chất E là axit Priđin-3-cacboxylic (C6H5O2N) và F là N-metylprolin (C6H11O2N). Xác định công thức cấu tạo của A và cho biết E hay F chiếm tỉ lệ cao hơn. c) B có trong tự nhiên và là đồng phân cấu tạo của A. Khi oxi hóa mạnh B cũng cho hỗn hợp sản phẩm trong đó có E và G (chất G là axit Piperiđin-2-cacboxylic : (C6H11O2N). Xác định công thức cấu tạo của B. d) A và B đều phản ứng với HCl. Viết công thức cấu tạo của các sản phẩm khi cho A và B tác dụng với HCl (theo tỉ lệ mol là 1:1). So sánh khả năng phản ứng với HCl của A và B. Giải thích ? 2/ Chất A là một peptit vòng có trong tự nhiên, khi thủy phân hoàn toàn A cho Tyr, Lys, Phe, Gly, Glu. Nếu thủy phân không hoàn toàn A cho Gly-Phe, Lys-Gly, Phe-Glu. Biết khối lượng mol phân tử của A là 624 g/mol. A tác dụng với 2,4-đinitroflobenzen cho dẫn xuất thế, thủy phân dẫn xuất này được 2,4-đinitrophenyl của một amino axit có khối lượng mol phân tử là 347 g/mol. a) Xác định amino axit đầu N của A và xác định trình tự sắp xếp các amino axit trong A. b) A có bao nhiêu dạng vòng. Giải thích ? Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; K = 39; Cr = 52; Fe =56; Ba = 137. KIỂM TRA BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẨN 1 : HÓA HỌC VÔ CƠ Đề bài : Bài 1. Cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200 ml dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch D và 8,12 gam chất rắn (E) gồm 3 kim loại. Cho E tác dụng với HCl dư ta thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Tính nồng độ mol/lit của dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 ban đầu. Bài 2. Cho Fe vào dung dịch A có hòa tan 18,8 gam Cu(NO3)2 và 34gam AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc ta thu được 24,8 gam chất rắn (B) và dung dịch C. a) Tính khối lượng của Fe cho vào. b) Tính khối lượng muối trong C. Bài 3. a) Cho hỗn hợp X chứa 0,15 mol Mg và 0,1 mol Fe vào 1 lít dung dịch chứa 0,1 mol Ag+ và 0,15 mol Cu2+. Phản ứng tạo ra chất rắn D và dung dịch C. Thêm tiếp NaOH dư vào dung dịch C đem kết tủa nung đến khối lượng không đổi được chất rắn E. Tính khối lượng rắn D và E. b) Cũng cho hỗn hợp X ở trên vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thì dung dịch G thu được mất màu hoàn toàn và được chất rắn F có khối lượng 20 gam. Thêm NaOH dư vào dung dịch G tạo được kết tủa H gồm 2 hiđrôxit. Nung H ngoài không khí đến khối lượng không đổi được một chất rắn K có khối lượng là 8,4 gam. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2? Bài 4. Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp X gồm Ag và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc 98% đun nóng được 1,4 lít khí SO2 đktc và dung dịch A. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X. b) Chia dung dịch A thành hai phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng hết với 50g dung dịch NaOH 4% thì bắt đầu xuất hiện kết tủa. Tính C% của các chất trong dung dịch A. c) Phần hai đem điện phân với cường độ dòng điện 0,5Ampe trong 2 giờ. Tính khối lượng của kim loại bám trên Catôt. Bài 5. X là hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (tỉ lệ mol lần lượt là 1: 2 : 4 : 3). Hoà tan hoàn toàn 76,8 gam X bằng HNO3 thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm NO và NO2. a) Tính tỉ khối hơi của Y so với oxi? b) Thể tích dung dịch HNO3 4M tối thiểu cần dùng là Bài 6. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m? HƯỚNG DẪN GIẢI Hướng dẫn giải bài 1. Đề cho 3 kim loại Al hết. Kim loại là Ag, Cu và Fe dư. nFe = 0,05 mol ; nAl = 0,03 mol ; nH2 = 0,03 mol. Các phương trình phản ứng có thể xảy ra: Al + 3AgNO3  3Ag + Al(NO3)3 (1) 2Al + 3Cu(NO3)2  2Al(NO3)3 + 3Cu (2) Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag (3) Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + Cu. (4) Fedư + 2HCl  FeCl2 + H2 (5) (5)  nFe dư = 0,03 nFe pứ (3) và (4) = 0,02 Gọi x và y là mol AgNO3 và Cu(NO3)2. Tổng electron nhường: tổng electron nhận Al - 3e  Al3+ Ag + 1e  Ag 0,03 0,09 x 2+ Fe – 2e  Fe 0,02 x 2+ Cu + 2e  Cu 0,04 y mol e nhường = 0,13 2y mol e nhận: x + 2y Ta có : x + 2y = 0,13 Khối lượng chất rắn: mAg + mCu + mFe dư = 108x + 64y + 56.0,03 = 8,12 Giải hệ: x = 0,03; y = 0,05 Đáp số: [AgNO3] = 0,15M và [Cu(NO3) 2] = 0,25M. Hướng dẫn giải bài 2. Đề chỉ cho mol 2 muối và khối lượng chất rắn tạo thành. Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag (1) Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + Cu (2) Thông thường ta chia trường hợp 1 là kim loại tham gia pứ còn dư. TH1: Fe còn dư sau 2 phản ứng.  TH này ta dễ dàng loại vì các số liệu đề đã cho: mAg + mCu tạo ra chưa cộng Fe dư > mrắn của đề. (vô lý). TH2: Fe đã hết trong phản ứng (1). Chỉ xảy ra pứ (1). AgNO3 còn dư. Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag. (1) Vì AgNO3 còn dư nên tiếp tục có phản ứng (3). AgNO3 + Fe(NO3)2  Fe(NO3)3 + Ag (3). Chất rắn trong TH này là : Ag tạo ra ở (1) và (3). Ta thấy nAg+ (của dung dịch đầu ) = 34:107 = 0,02 mol. nAg tạo ra = m : M = 24,8 : 108 = 0,23 > 0,02 (vô lý). TH3: Fe hết , (1) đã xảy ra hoàn toàn, (2) xảy ra xong và Cu(NO3)2 còn dư. Fe + AgNO3  Fe(NO2)2 + Ag (1) 0,02 0,02 0,02 Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + Cu (2) a a a a Rắn tạo ra là : Ag và Cu ; mrắn = 108.0,02 + 64a = 24,8 Giải ra : được mFe = 8,4 gam ; m Fe(NO3)2 = 9 gam và m Cu(NO3)2 = 9,4 gam. Hướng dẫn giải bài 3. a. Theo đề bài ta có trật tự phản ứng: Mg + 2Ag  Mg2+ + 2Ag 0.05 0.1 0.05 2+ 2+ 0.1 Mg + Cu  Mg + Cu Rắn D gồm Ag + Cu + Fe dư = 23,2 gam 0.1 0.1 0.1 0.1 Fe + Cu2+  Fe2+ + Cu 0.05 0.05 0.05 0.05 2+ Dung dịch D chỉ chứa Mg và Fe2+. ĐS: 1) rắn D = 23,2 gam ; 2) Rắn E = 10 gam. b. Gọi x và y là mol của Ag+ và Cu2+. Dung dịch đã mất màu hoàn toàn chứng tỏ Cu2+ đã hết. Mà Cu2+ hết nên Ag+ cũng hết do Ag+ phản ứng trước Cu2+. Do kết tủa thu được gồm 2 hiđrôxit nên trong dung dịch sẽ còn 2 ion.. Nếu chỉ có Mg tham gia phản ứng với 2 muối thì chỉ cho 1 ion Mg2+ trong dung dịch : nên không đúng.  Fe cũng tham phản ứng. Vậy chất rắn thu được là 3 kim loại. Gọi x, y là mol của Ag+ và Cu2+. Chất rắn F gồm: Ag x mol, Cu: y mol; Fe dư( 0,1 –z) mol. Dung dịch G gồm Mg2+: 0,15 mol và Fe2+ : z mol. Vậy mF = 20g = 108x + 64y + 56(0,1-z) = 108x + 64y - 56z = 14,4 (1) nMgO = 0,15mol , Fe2O3 = z/2  mrắn = 40.0,15 + 80z = 8,4 (2)  z = 0,03 mol Tổng e nhường = 2.0,15 + 2z Tổng e nhận: x + 2y  0,3 + 2z = x + 2y  x + 2y - 2z = 0,3 (3) ( x = 0,06 ; y = 0,15 , z = 0,03). ĐS: b. [AgNO3 ] = 0,06 mol/l , [ Cu(NO3)2 ] = 0,15 mol/l Hướng dẫn giải bài 4. a) nếu gọi a và b là mol Ag và Cu: Từ giả thiết  a = 0,0375 và b = 0,05. b) 1/2 dung dịch A gồm CuSO4, Ag2SO4 và H2SO4 dư. Khi phản ứng trung hòa xảy ra: bắt đầu xuất hiện kết tủa chứng tỏ H2SO4 vừa tham gia phản ứng hết. Từ giả thiết này  nH2SO4 = 0,025 mol. mol H2SO4 trong dung dịch A còn dư là 0,05 mol. Ta dễ dàng tính được mol H2SO4 tham gia phản ứng ở câu a = 0,125 mol. Vậy tổng mol H2SO4 ban đầu = 0,175 mol.  mH2SO4  m dung dịch H2SO4 = (m.100%):98% = 17,5g. Suy ra được khối lượng dung dịch A = mdd axit + m KL – m SO2 = 22,9g  Tính C% của dung dịch A gồm C% của 2 muối và axit. c. Điện phân phần 2 gồm: nCuSO4= a/2 = 0,01875 mol ; nAg2SO4 = b/4 = 0,0125 mol ; nH2SO4 = 0,025 mol. Gốc SO42- không bị điện phân, thứ tự điện phân có thể có: Ag+, Cu2+, H+. Dựa vào thứ tự này:  thời gian điện phân của Ag+  thời gian điện phân của Cu2+ (suy được Cu2+ vẫn còn dư). Ta tính được : m kl = 3,094 gam. Hướng dẫn giải bài 5. a) gọi a, 2a, 3a, 4a lần lượt là số mol Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đã dùng, ta có các quá trình cho nhận electron. Phương trình nhường e: Fe  a Fe3+ + 3e a 3a 2FeO  2Fe3+ + 2O2- + 2e 2a 2a 2a 3+ 2- Fe3O4  3Fe + 4O + 1e 3a 9a 3a Phương trình nhìn nhận e : NO 3 + 3e + 4H+  NO↑ + 2H2O x …. 3x …………. x NO 3 + e + 2H+  NO2↑ + H2O y …. y ………… y Suy ra hệ phương trình: 56a + 72.2a + 232.3a + 160.4a = 76,8 (1) 8a = 3x + y x+y= 4,48 = 0,2 22,4 (2) (3) Từ (1), (2), (3) ta có : x = 0,1 mol ; y = 0,1 mol  MY = 0,1.30  0,1.46 38 = 38  dy/o2 = = 1,1875 0,2 32 b) Theo nguyên lí bảo toàn nguyên tố N ta có : nHNO 3 = nN trong muối + nN trong Y = ( a + 2a + 9a + 8a ).3 + x + y = 3.20.0,05 + 0,1 + 0,1 = 3,2 mol Vdd HNO 3 = 3,2 = 0,8 (lít) 4 Lưu ý: 1 mol Fe(NO3)3 có 3 mol N. Hướng dẫn giải bài 6. Gọi x là số mol muối Fe(NO3)3  số mol HNO3 = 3x + 0,06  số mol H2O = 1,5x + 0,03 mol. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ; 11,36 + (3x + 0,06).63 = 242x + 0,06.30 + (1,5x + 0,03).18  x = 0,16 mol  m rắn = 38,72 gam. KIỂM TRA BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẨN 1 : HÓA HỌC HỮU CƠ Đề bài : Bài 1. Đem 72,8g hỗn hợp rắn Z gồm CaC2, Al4C3, Mg chia thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 vào nước thu được 7,28 lít khí X, cho phần 2 vào dung dịch HCl dư thì được 24,08 lít khí Y. Trộn 2 thể tích khí này với nhau thành hỗn hợp khí A. Nung A khi có Ni (xúc tác) được hỗn hợp khí B. Cho B lội qua bình nước brom dư thấy sau phản ứng khối lượng bình tăng thêm m gam so với ban đầu và còn lại 17,92 lít hỗn hợp khí C. d C / H 2 = 5,375. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính m. Bài 2. Hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ đơn chức no (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M được một muối và một ancol. Đun lượng ancol tạo ra đó với H2SO4 đặc ở 1700C thấy tạo ra 369,6 cm3 olefin khí (27,30C; 1 at). Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn lượng A như trên rồi cho sản phẩm đi qua bình đựng CaO dư thấy khối lượng bình tăng thêm 7,75g. Xác định công thức phân tử của các chất trong A Bài 3. Có hỗn hợp khí A gồm 2 hydrocacbon X; Y mạch hở không phân nhánh. Lấy 268,8ml hỗn hợp A cho đi từ từ qua bình nước brom dư thấy có 3,2g Br2 tham gia phản ứng; không có khí thoát ra. Mặt khác nếu đốt cháy hết 268,8ml hỗn hợp A thì được 1,408g CO2. Xác định công thức phân tử của các hydrocacbon ban đầu; tính %(n) của chúng trong hỗn hợp A. Cho các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Bài 4. Một hỗn hợp R gồm C2 H4 và C3H6 trong đó C3H6 chiếm 71,43% về thể tích. Một hỗn hợp X gồm R và H2 với n R = 5n H 2 . Lấy 9,408 lít X (đktc) đun nóng với Ni đến phản ứng hoàn toàn ta được hỗn hợp khí Z. Tính số mol và %(n) mỗi khí có trong Z biết rằng tỉ lệ mol của hai ankan tạo ra bằng tỉ lệ mol của hai olefin tương ứng ban đầu. Bài 5. Trộn lẫn 100cm3 hỗn hợp hơi X (gồm dimetylamin và hai hydrocacbon hơn kém nhau một nguyên tử cabon trong phân tử) với 500cm3 O2 (dư) rồi đốt cháy. Sau phản ứng ta thu được 650cm3 hỗn hợp sản phẩm khí gồm CO2; hơi nước; N2 và O2 dư. Cho hỗn hợp này qua bình đựng H2SO4 đặc thì còn lại 370cm3 và qua bình đựng KOH đặc thì còn 120cm3 khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn; các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm công thức phân tử của các hydrocacbon ban đầu. Bài 6. Ester đơn chức X (chỉ chứa C, H, O và không chứa nhóm chức khác) có khối lượng phân tử bằng 100. Cho 0,15 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH ta được 21g muối. Xác định công thức cấu tạo của X biết X có mạch không phân nhánh. HƯỚNG DẪN GIẢI HD Giải bài 1 : - Khí X gồm CH4 và C2 H2; khí Y gồm CH4, C2H2 và H2. Từ đó suy ra hỗn hợp B có thể gồm C2H4 tạo ra, C2H6 tạo ra, và các chất tham gia còn dư. Ta không đủ dữ kiện để tính lượng chất còn dư, vì vậy không thể tính được m (là tổng khối lượng C2H4 tạo ra và C2H2 dư) bằng phương pháp đại số. - Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : Dựa vào khối lượng hỗn hợp rắn, thể tích của X và Y ta có thể tính được số mol mỗi chất có trong hỗn hợp Z bằng hệ phương trình đại số. Từ đó tính khối lượng mỗi chất trong A. Theo định luật bảo toàn khối lượng thì mB  m A . Vậy : m  mB  mC  m A  mC . HD Giải bài 2 : - Có ba khả năng có thể xảy ra đối với A : * A gồm RCOOH và R'OH (1) ' ' * A gồm RCOOR và R OH (2) ' ' * A gồm RCOOR và R COOH. (3) với R là gốc CnH2n + 1 và R' là gốc CmH2m + 1 - Trường hợp (1) : Đặt số mol của RCOOH và R'OH lần lượt bằng a; b. Bình CaO hấp thụ cả CO2 lẫn H2O nên tổng khối lượng CO2 và H2O = 7,75g. Từ các phản ứng suy ra : a = 0,02. 2 = 0,04. b = PV/RT = 0,015. 44(an + a + bm) + 18(an + a + bm + b) = 7,75.  40n + 15m = 80,64 : vô lý. - Trường hợp (2) lập luận tương tự : cũng loại. - Trường hợp (3) : lập luận tương tự được phương trình : 40n + 15m = 85  n = 1; m = 3. nCO2 HD Giải bài 3 : - Gọi n là số cacbon trung bình của X và Y : n = = 2,667. nhh  Phải có một hydrocacbon có hai nguyên tử cacbon trong phân tử (giả sử đó là X) và số nguyên tử cacbon trong phân tử Y chỉ có thể bằng 3 hoặc 4: - Trường hợp X là C2H4 : Từ các phương trình phản ứng ta có hệ phương trình : x + y = 0,012 x + ay = 0,02 2x + ny = 0,032  a = n - 1 : n = 3; a = 2 (C3H4) và n = 4; a = 3 (C4H4) - Trường hợp X là C2H2 : Lý luận tương tự được thêm nghiệm n = 4; a = 1 (C4H8). HD Giải bài 4 : - Trong X : n R = 0,35 và nH 2 = 0,07  trong R : nC2 H 4 = 0,25 và nC3 H 6 = 0,1 - Vì tỉ lệ mol của hai ankan tạo ra bằng tỉ lệ mol của hai olefin tương ứng ban đầu, mặt khác olefin; hydro tham gia phản ứng và ankan tạo ra đều với số mol như nhau nên ta suy ra ở hỗn hợp Z có 0,07 mol ankan và 0,35 - 0,07 = 0,28 mol olefin dư, trong đó : Số mol C3H6 = 0,7143. 0,28 = 0,2  số mol C2H4 = 0,08 Số mol C3H8 = 0,7143. 0,07 = 0,05  số mol C2H6 = 0,02. HD Giải bài 5 : - Vh. H 2O = 650 - 370 = 280; VCO2 = 370 - 120 = 250 cm3.  VO2 phản ứng = VCO2 tạo ra + 1/2 Vh. H 2O = 390 cm3. VO2 dư = 500 - 390 = 110 cm3  V N 2 tạo ra = 120 - 110 = 10 cm3. - Từ phản ứng cháy của amin suy ra V(CH 3 )2 NH = 20 cm3  tổng thể tích hydrocacbon = 100 - 20 = 80 cm3. - Gọi x và y là số nguyên tử cacbon trung bình và số nguyên tử hydro trung bình của hai hydrocacbon ban đầu; từ các phản ứng cháy ta có : Tổng VCO2 = 20. 2 + 80. x = 250  x = 2,625 : Số nguyên tử cacbon trong phân tử các hydrocacbon phải bằng 2 và 3. Tổng Vh. H 2O = 20. 3,5 + 1/2. 80. y = 280  y = 5,25 : Số nguyên tử hydro trong phân tử các hydrocacbon phải bằng 4 và 6. HD Giải bài 6 : - Nếu đặt công thức của X là R-COOR' thì R + R' = 56  R < 56. - Số mol muối = 0,15  khối lượng mol muối = 140  R = 140 - 67 = 73 : vô lý.  X có thể là ester vòng nội có công thức là RCOO : R = 100 - 44 = 56 (là nhóm C4H8). KÌ THI HSG THÀNH PHỐ HÀ NỘI Môn thi: Hoá học Câu 1: Các câu nói sau đay đúng hay sai? Giải thích và sửa lại các câu sai cho đúng 1. Nước mía nguyên chất 2. Trong chất đồng sunfat có đơn chất đồng và phân tử gốc axit 3. Oxit bazơ kết hợp với axit bằng muối cộng nước 4. Hỗn hợp gồm nhiều nguyên tử khác nhau Câu 2: Từ các nguyên liệu chính: Quặng apatit, pirit sắt, không khí và nước hãy viết các phương trình phản ứng điều chế 1. Supephotphat đơn 2. Supephotphat kép Câu 3: Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau: HCl, NaOH, BaCl2, NaCl, H2SO4, Na2SO4 Viết các phương trình phản ứng minh hoạ nếu có Câu 4: Hoà tan 17,745 gam hỗn hợp 3 muối rắn: Na2CO3, CaCO3, Ca(HCO3)2 và tạp chất trơ không có khả năng tan trong nước vào nước để các muối dễ tan tan hết thu được kết tủa A và dung dịch B. Lọc tách kết tủa A ta khỏi dung dịch B.Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: phản ứng hết với 78 ml dung dịch HCl 1M Phần 2: tác dụng hết với 26 ml dung dịch NaOH 1M Mặt khác hoà tan kết tủa A trong dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn trong 130 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M, sau đó lọc bỏ kết tủa, phần nước lọc tác dụng vừa hết với 26 ml dung dịch NaOH 1M Tính % về khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu Câu 5: Hỗn hợp A gồm các khí metan, etylen, axetilen 1. Dẫn 28 lit hỗn hợp A ở đktc qua bình đựng dung dịch nước Brom, thấy bình bị nhạt màu đi một phần và có 20 gam Br2 dư phản ứng 2. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 5,6 lit A (ở đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng 175,2 gam dung dịch NaOH 20%, sau khi thí nghiệm thu được dung dịch chứa 1,52% NaOH Tính % theo thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp A. KÌ THI HSG THÀNH PHỐ HÀ NỘI năm hoc 2001-2002 Câu 1: 1/Có hỗn hợp gồm các chất rắn sau: Na2CO3, NaCl, CaCl2, NaHCO3. Làm thế nào để thu được NaCl tinh khiết. Viết phương trình của những phản ứng đã xảy ra 2/ Trong phòng thí nghiệm có các chất lỏng: C2H5OH, dd HCl, dd NaOH, H2O, các chất rắn CaCO3, KMnO4, NaCl, CuO, Cu, CaC2, a) Có thể điều chế những chất khí nào trong các chất khí sau: H2, O2, Cl2, CO2, CH4, C2H4, C2H2. Với mỗi khí (nếu điều chế được) hãy viết phương trình phản ứng b) Sử dụng bộ dụng cụ như hình vẽ có thể nhận được những khí nào trong số các khí trên một cách tốt nhất? Giải thích A 3/ Cho dãy biến hoá sau: a) A, B, C, D là chất nào? b) Viết 4 phương trình phản ứng thể hiện biến hoá trên B C Mg(OH)2 D Câu 2: Cho 117,6 gam dung dịch H2SO4 10% với 3,64 gam hỗn hợp oxit, hiđroxit và cacbonat, một kim loại hoá trị II thấy tạo thành chất khí có thể tích 448 ml (đktc) và dung dịch X có chứa một muối duy nhất có nồng độ phần trăm là 10,87%, nồng độ mol là 0,55M khối lượng riêng là 1,1 g/ml. 1) Cho biết những chất nào có trong hỗn hợp. 2) Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra. Câu 3: Hai học sinh cùng tiến hành thí nghiệm với dung dịch chứa AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,01M. Học sinh A cho một lượng kim loại Mg vào 200 ml dung dịch X. hản ứng xong thu được 5g chất rắn và dung dịch Y. Học sinh B cũng dùng 200 ml dung dịch X nhưng cho vào đó0,78 gam kim loại T ( đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học của kim loại, có hoá trị II trong hợp chất). Phản ứng xong thu được 2,59 gam chất rắn và dung dịch Z. 1) Học sinh A đã dùng bao nhiêu gam kim loại trong thí nghiệm? 2) Học sinh B đã dùng kim loại nào trong thí nghiệm. 3) Tìm nồng độ CM của các chất trong dung dịch Y và Z, coi thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. Cho biết AgNO3 tham gia phản ứng xong thì Cu(NO3)2 sẽ tham gia phản ứng Câu IV: Hợp chất CnH2n+2 có thể tích 224 ml (đktc) được đốt cháy hoàn toàn. Sản phẩm phản ứng đem hoà tan trong 1000 ml dung dịch Ca(OH)2 nồng độ 0,02M thu được 1 gam kết tủa 1) Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất trên. 2) Tính thể tích không khí (đktc) cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1 kg khí trên (Biết trong không khí chứa 20%O2 về thể tích ) ĐỀ THI VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH YÊN BÁI Năm học 2004-2005 Môn: Hoá học Câu 1: a) Sau 1 ngày lao động, người công nhân phải lau chùi các thiết bị, máy móc,…., người nông dân pahỉ lau chùi các dụng cụ lao động. Việc làm này nhằm mục đích gì? b) Dây thép phơi quần áo ở ngoài sân bị đứt, người thì bào em nối bằng đoạn dây kim loại đồng, nguời thì bảo em nối bằng đoạn dây thép. Theo em, nên nối bằng đoạn dây kim loại nào để chỗ nối được bền vững hơn? Em hãy giải thích. c) Sắt bị hoà tan chậm trong dung dịch HCl. Làm thế nào để Fe bị hoà tan nhanh mà không cần đun nóng axit, không cần tăng diện tích tiếp xúc giữa sắt và dung dịch axit, không cần tăng nồng độ của axit? Hãy nêu cách làm đó. d) Có hai thí nghiệm sau về sự ăn mòn kim loại : - Thí nghiệm 1: dụng cụ: 4 ống nghiệm nhỏ, 2 nút cao su, 4 chiếc đinh thép sạch Tiến hành thí nghiệm: + ống 1: cho đinh sắt vào ống chỉ chứa không khí khô, nút kín. + ống 2: cho đinh sắt vào ống chứa nước sôi để nguội không có không khí hoà tan, nút kín + ống 3: cho đinh sắt vào nước, phía trên mặt thoáng có không khí + ống 4: cho đinh sắt vào ống có chứa dấm ăn Sau một thời gian, xảy ra hiện tượng gì? Giải thích - Thí nghiệm 2: dụng cụ: 3 chiếc đinh thép sạch, 3 ống nghiệm nhỏ, dung dịch muối ăn, một đoạn dây đồng và dây nhôm nhỏ. Thực hiện thí nghiệm: + ống 1: Đinh thép sạch ngâm trong dung dịch NaCl + ống 2: đinh thép được quấn bằng dây nhôm hoặc dây kẽm, ngâm trong dung dịch NaCl + ống 3: đinh thép được quấn bằng dây đồng, ngâm trong dung dịch NaCl Em hãy cho biết trạng thái của 3 chiếc đinh thép sau 3-4 ngày? Câu 2: Khi cho chất rắn X tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng sinh ra khí không màu L. Khí L tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh. Nếu cho dung dịch đậm đặc của L tác dụng với MnO2 tạo ra khí M mùi hắc, màu vàng lục. Khi cho 1 mẩu Na tác dụng với khí M trong bình, lại xuất hiện chất rắn X ban đầu a) Ba chất X, L, M là những chất nào trong các chất sau: Chất rắn X Khí L Khí M 1) - Natri cacbonat Cacbon đioxit Hiđro 2) Natri clorua Hiđroclorua Clo 3) Canxicacbonat Cacbonđioxit Hiđroclorua 4) Natri sunfit Lưu huỳnh đioxit Hiđrosunfua 5) Natri sunfat Lưu huỳnh đioxit Oxi b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra Câu 3: a) Trong phòng thí nghiệm chỉ có nước Br2 và các phương tiện cần thiết khác, làm thế nào phân biệt được các khí đựng trong các bình (các khí có thể lấy được): H2, N2, CH4, C2H4, C2H2, CO2, C3H8 b) Chỉ được dùng một hoá chất duy nhất để phân biệt các muối sau: NH4Cl; (NH4)2SO4; NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3 Câu 4: Cho 6,45 gam hỗn hợp 2 kim loại hoá trị II A và B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi phản ứng xong thu được 1,12 lit khí (đktc) và 3,2 gam chất rắn. Lượng chất rắn này tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kim loại E. Lọc lấy E rồi cô cạn dung dịch D thu được muối khan F. 1) Xác định các kim loại A, B biết rằng A đứng trước B trong dãy hoạt động hoá học của các kim loại 2) Đem lượng muối khan F nung ở nhiệt độ cao một thời gian thu được 6,16 gam chất rắn G và V lit hỗn hợp khí. Tính thể tích khí V (đktc), cho biết khi nhiệt phân muối F tạo thành NO2 và O2. 3) Nhúng một thanh kim loại A vào 400 ml dung dịch muối F có nồng độ mol/l là CM. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy thanh kim loại ra rửa sạch, làm khô và cân lại thì thấy kim loại của nó giảm 0,1 gam. Tính nồng độ CM, biết rằng tất cả kim loại sinh ra sau phản ứng bám trên bề mặt của thanh kim loại A Câu 5: Hỗn hợp A gồm CH3COOH và C2H5OH. Chia hỗn hợp A làm 3 phần bằng nhau: Phần 1: Tác dụng với lượng Na dư, thu được 11,2 lit khí (đktc) Phần 2: Tác dụng với một lượng CaCO3 dư thu được 4,48 lit khí (đktc) Phần 3: Đem đun nóng với axit sunfuric đặc để điều chế este a) Viết phương trình phản ứng xảy ra b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A ban đầu c) Tính khối lượng este điều chế được, biết hiệu suất của phản ứng là 60% ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2004 TRƯỜNG ĐHKHTN Câu I: 1) Có 5 gói bột trắng là KNO3, K2CO3, K2SO3, BaCO3, BaSO4. Chỉ được dùng thêm nước, khí CO2 và các ống nghiệm.Hãy trình bày cách nhận biết từng chất bột trắng nói trên 2) Có 3 gói phân hoá học bị mất nhãn: Kaliclorua, Amoni nitrat và supephotphat kép. Trong điều kiện ở nông thôn có thể phân biệt được 3 gói đó không? Viết phương trình phản ứng Câu II: 1) Viết tất cả các phương trình phản ứng biểu diễn quá trình điều chế etylaxetat từ tinh bột. 2) Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ A (là chất khí ở đk thường) được tạo bởi hai loại nguyên tố, thu được m gam nước. Xác định công thức phân tử của A Câu III: Hợp chất hữu cơ B có chứa các nguyên tố C, H, O có khối lượng mol bằng 90 gam. Hoà tan B vào dung môi trơ, rồi cho tác dụng với lượng dư Na, thu được số mol H2 bằng số mol B. Viết công thức cấu tạo tất cả các chất mạch hở thoả mãn điều kiện cho trên Câu IV: Cho Cl2 tác dụng với 16,2 gam kim loại R (chỉ có 1 hoá trị) thu được 58,8 gam chất rắn D. Cho O2 dư tác dụng với chất rắn D đến phản ứng hoàn toàn, thu được 63,6 gam chất rắn E. Xác định kim loại R và tính % khối lượng của mỗi chất trong E Câu V: Nhúng một thanh sắt và một thanh kẽm vào cùng một cốc nước chứa 500 ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra khỏi cốc thì mỗi thanh đều có Cu bám vào, khối lượng dung dịch trong cốc giảm mất 0,22 gam. Trong dung dịch NaOH dư vào cốc, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 14,5 gam chất rắn. Tính số gam Cu bám trên mỗi thanh kim loại và nồng độ ml của dung dịch CuSO4 ban đầu Câu VI: Hoà tan hoàn toàn một miếng bạc k vào một lượng dư dung dịch HNO3 15,75% thu được khi NO duy nhất và a gam dung dịch F trong đó nồng độ C% của AgNO3 bằng nồng độ C% của HNO3 dư. Thêm a gam dung dịch HCl 1,46 % vào dung dịch F. Hỏi có bao nhiêu% AgNO3 tác dụng với HCl Câu VII: Tiến hành phản ứng este hoá giữa axit CxHyCOOH và rượu CnH2n+1OH. Do phản ứng xảy ra không hoàn toàn nên sau phản ứng tách lấy hỗn hợp X chỉ chứa este, axit, rượu Lấy 1,55 gam X đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,736 lit CO2 (đktc) và 1,26 gam nước Lấy 1,55 gam X tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch NaOH 0,1M. Trong hỗn hợp thu được sau phản ứng có b gam muối và 0,74 gam rượu. Tách lấy lượng rượu rồi cho hoá hơi hoàn toàn thì thu được thể tích hơi rượu đúng bằng thể tích của 0,32 gam O2 ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất 1) Xác định công thức phân tử của rượu 2) Tính b. Tính hiệu suất phản ứng este hoá và tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong X ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH YÊN BÁI Năm học 2003-2004 Câu I 1) Có sơ đồ biến hoá sau: A  B  C  D  Cu Biết rằng A, B, C, D là những hợp chất khác nhau của Cu, CuSO4, CuCl2, CuO, Cu(OH)2, Cu(NO3)2 a) Hãy cho biết dãy biến đổi nào sau đây là phù hợp với sơ đồ trên 1/ CuO  Cu(OH)2  CuCl2  Cu(NO3)2  Cu 2/ CuSO4  CuCl2  Cu(OH)2  CuO  Cu 3/ Cu  CuCl2  Cu(OH)2  CuO  Cu 4/ Cu(OH)2  CuO  CuCl2  Cu(NO3)2  Cu 5/ Cu  CuSO4  Cu(OH)2  Cu(NO3)2  Cu b) Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra của những dãy biến đổi hoá học mà em cho là phù hợp 2) Ta làm một thí nghiệm tìm hiểu về tính hoạt động của các kim loại P, Q, R,S có kết quả như sau: - Kim loại S đẩy được kim loại P ra khỏi dung dịch muối - Kim loại P đẩy được kim loại Q trong dung dịch muối - Kim loại Q đẩy được kim loại R tong dung dịch muối a/ Hãy sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự hoạt động hoá học tăng dần b/ Hãy minh hoạ những kim loại P, Q, R, S bằng những kim loại cụ thể và các dung dịch muối của P, Q, R, S bằng những chất cụ thể và viết các phương trình phản ứng xảy ra Câu II: Trên 2 đĩa cân ở vị trí cân bằng có 2 cốc thuỷ tinh, mỗi cốc đựng 100 gam dung dịch HCl 20% a/ Nếu cho thêm vào cốc thứ nhất 20 gam Zn, vào cốc thứ hai 20 gam CaCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, vị trí của đĩa cân có thay đổi hay không ? Hãy giải thích b/ Nếu thêm vào cốc thứ nhất 0,1 mol Zn, vào cốc thứ hai 0,1 mol CaCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, vị trí của đĩa cân có thay đổi không? Hãy giải thích. Câu III: 1- Hãy xác định các chất A, B, C có thể ứng với chất nào trong các chất sau: CH4, C2H6, C3H8 biết rằng: - Khi đốt A tạo thành khí CO2 va hơi nước có tỷ lệ thể tích tương ứng là : VCO2 : VH2O = 2: 3 ( đo ở cùng đk) Khi thực hiện phản ứng thế với Br2 theo tỉ lệ số mol 1:1, B tạo được sản phẩm có chứa 84,21 % Br2 theo khối lượng. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol C cần 5 mol O2 2- Một trong những cách làm sạch tạp chất lẫn trong nước mía dùng để sản xuất đường phèn theo phương pháp thủ công được thực hiện bằng cách cho bột than xương và máu bò vào nước ép mía. Sau khi khuấy kĩ, người ta đun nhẹ rồi lọc lấy phần nước trong. Phần nước lọc này mất hẳn màu sẫm và mùi mía. Cô cạn nước lọc thu được nước đường. Hãy giải thích việc sử dụng than xương và máu bò trong cách làm này. Câu IV: 1- Thông thường để dập tắt đám cháy người ta dùng bình khí CO2. Trường hợp đám cháy nào người ta không thể dùng bình khí CO2 để dập tắt ngọn lửa? Nêu dẫn chứng cụ thể minh hoạ 2- Đốt cháy hoàn toàn một dây kim loại trong bình khí quyển CO2 ta thu được 1 oxit có khối lượng 16 gam. Cũng lượng kim loại trên cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 ta thu được 2,24 lit một khí duy nhất bay ra (đktc). Xác định kim loại đó ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH YÊN BÁI Năm học 2002-2003 Câu 1: 1/ Hãy giải thích các hiện tượng sau: a) Để dập tắt đám cháy xăng dầu, tại sao người ta không dùng nước mà dùng cát hay chăn dạ trùm lên ngọn lửa b) Tại sao khi ngọn lửa đèn dầu có bấc ngắn lụn dần dù dầu đã cạn, người ta đổ thêm nước vào chỗ dầu còn lại thì đèn lại sáng lên c) Tại sao khi vặn bấc đèn lên quá cao thì sinh nhiều muội đen 2/ Thế nào là sự cháy hoàn toàn? Vì sao đối với nhiên liệu khí ta dễ đốt cháy hoàn toàn hơn nhiên liệu rắn? 3/ Tại sao muốn có được ngọn lửa ở nhiệt độ cao để hàn cắt kim loại phải dùng axetilen chứ không dùng etan, mặc dù nhiệt đốt cháy các khí đó ở cùng đk tương ứng bằng 1320 (kJ/mol) và 1562 (kJ/mol). Hãy giải thích bằng phương trình phản ứng Câu 2: Có sơ đồ phản ứng sau: 1/ A(k) + B(k)  C (k) 2/ A + Dk  Ek 3/ E(lỏng) + Bk  Ak + Fhơi 4/ Ek + Bk  Ck + Fhơi 5/ C + B  G(k) 6/ Gk + Flỏng  Hlỏng + Ckhí 7/ Gk + Bk + Flỏng  Hlỏng 8/ Cu + Hlỏng  I + Ck + Flỏng Viết các phương trình phản ứng hoá học trên và ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có Câu 3: Có 5 lọ được đánh số, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: Na2SO4, Ca(CH3COO)2, Al2(SO4)3, NaOH, BaCl2. Chất nào chứa trong lọ số mấy, nếu: - Rót từ lọ số 4 vào lọ 3 có kết tủa trắng - Rót dung dịch từ lọ số 2 vào lọ 1 có kết tủa keo, tiếp tục rót thêm thì kết tủa đó bị tan - Rót dung dịch từ lọ số 4 vào 5, ban đầu chưa có kết tủa, rót thêm thì có lượng nhỏ kết tủa xuất hiện Viết phương trình phản ứng để minh hoạ cho câu trả lời. KÌ THI CHON HSG THÀNH PHỐ BẮC NINH Năm học 1999-2000 Câu I: 1/ Viết phương trình phản ứng giữa 2 oxit: a) Tạo thành axit b) Tạo thành bazơ c) Tạo thành muối d) Không tạo thành 3 hợp chất trên (Mỗi trường hợp viết một phương trình phản ứng ) 2/ Viết phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ: muối axit + muối  muối + axit Câu II: 1/ Cho sơ đồ phản ứng : a) Cu + H2SO4 (đặc, nóng)  X + …. b) X + NaOH  Y + ….. c) Y + HCl  …. Cho biết công thức của chất X, Y và viết lại các phương trình phản ứng trên. 2/ Hoá chất T là một chất bột màu trắng, biết rằng chất đó chỉ có thể là một trong các chất sau: MgCl2, CaCO3, BaCl2, CaSO4. Hãy mô tả cách kiểm tra mẫu hoá chất trên để biết đó là chất nào. Câu III: 1/ Một hỗn hợp khí gồm CO2 và khí A. Trong hỗn hợp trên, về kim loại CO2 chiếm 82,5 %, còn về thể tích khí A chiếm 25% a) Tìm khối lượng mol của khí A b) Viết công thức phân tử của 3 chất có phân tử khối như trên 2/ Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon la A , B có công thức phân tử tương ứng là CnH2n+2 và CnH2n-2, trong đó tỉ lệ số mol giữa A và B là 1:2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, rồi dẫn sản phẩm thu được qua bình đựng axit sunfuric đặc thấy khối lượng sản phẩm giảm đi 25,42%. Xác định công thức cấu tạo vủa A và B Câu IV 1/ Trong một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, người ta thấy cứ trong số 31 nguyên tử thì có 20 nguyên tử Oxi a) Tìm thành phần phần trăm về khối lượng của Al2(SO4)3 trong hỗn hợp trên b) Đem hoà tan hoàn toàn hỗn hợp trên vào nước, rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư. Hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp đầu 2/ Cho 36,65 gam hỗn hợp MgCl2, NaCl, NaBr hoà tan hoàn toàn vào nước được dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng với 500m dung dịch AgNO3 nồng độ 1,4M thấy tạo thành 85,6 gam hỗn hợp muối bạc kết tủa. Lọc lấy dung dịch, cho tiếp vào đó một lượng Mg kim loại đem khuấy kĩ, sau phản ứng thấy khối lượng kim loại tăng 14,4 gam Viết các phương trình phản ứng và tính thành phần phần trăm khối lượng các muối trong hỗn hợp đầu. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2004-2005 - MÔN HOÁ HỌC LỚP 9 BẢNG A CâuI: 1. Có nước và silic đioxit, hãy chọn thêm một bazơ và một muối. Dùng 4 chất này và được dùng các sản phẩm tương tác chung, viết phương pháp phản ứng tạo ra: KHCO3, KHO, CaSiO3, Co2, K2SiO3, Ca(HCO2). 2. Có 6 lọ bị mất nhãn đựng riêng biệt dung dịch muối của natri: nitrat, clorua, sunfua, sunfat, cacbonnat, hidrocacbon. Các hoá chất trong phòng thí nghiệm gồm: dung dịch HCl, NaOH, BaCl2, AgNO3, CuSO4. Hãy nêu cách phân biệt 6 lọ dung dịch muối trên. Viết phương trình phản ứng xảy ra. 3. Có hỗn hợp khhí gồm mêtan, và các tạp chất: cacbon dioxit, hidro clorua, etilen, hidro sunfua,. Làm thế nào để thu được mêtan không tạp chất. Viết các phương trình phản ứng. Câu II: 1. Cho biến hoá giữa các hợp chất sau: A B C Cho biết: A + O2 to B + O2 to B C D + Cl2 to E và biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố X,Y,Z có trong các hợp chất A, B, C, D, E (bảng trên), trong đó X là kim loại. Tìm công thức của các hợp chất A, B, C, D, E phù hợp với các dữ kiện đã nêu ở trên. D E Chất A %X 77,78 %Y 22,22 %Z B 72,47 27,59 C 70,00 30,00 D 44,09 55,91 E 34,46 65,54 2. Nung m g hỗn hợp chất rắn gồm Fe2O3, và CuO với một lượng CO (thiếu), sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B có khối lượng 28,8 gam và 15,68 lít khí CO2 (ở đktc). Xác định m. Câu III: Đốt cháy hoàn toàn 1,76 gam sunfua của một kim loại có công thức MS trong oxi người ta thu được oxit M2O3 và khí sunfurơ. Để hoà tan hoàn toàn khối lượng M2O3 này cần dùng một lượng dung dịch đủ axit sunfuric 29,4%. Nồng độ của muối M2(SO4)3 trong dung dịch thu được là 34,5%. Làm nguội dung dịch có 2,9 gam tinh thể M2(SO4)3 .nH2O tách ra và nồng độ dung dịch muối còn lại là 23%. 1. M là kim loại nào. 2. Xác định công thức muối ngậm nước. 3. Nếu lấy toàn bộ lượng khí sunfurơ thu được dùng để điều chế dung dịch H2SO4 29,4% thì thu được bao nhiêu gan dung dịch trên, coi hiệu suất của cả quá trình là 100%. Câu IV: Đốt cháy hoàn toàn 0,672 lít khí (ở đktc) hỗn hợp 2 hiđro cacbon có công thức là C3H8 và CnH2n (n  2) sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng 150 gam dung dịch Ca(OH)2 nộng độ 5% thấy trong bình có 7 gam kết tủa. 1. Xác định công thức của hiđro cacbon chưa biết. 2. Lọc bỏ kết tủa, tính nồng độ phần trăm của Ca(OH)2 trong dung dịch còn lại. Cho h=1; C=12; N=14; O=16; Na = 23; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Na= 40; Cu = 64; Zn = 65.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan