Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Tuyển tập đề luyện thi cấp tốc môn hóa học có đáp án (đề thi thử thpt quốc gia m...

Tài liệu Tuyển tập đề luyện thi cấp tốc môn hóa học có đáp án (đề thi thử thpt quốc gia môn hóa học năm 2017)

.PDF
51
2607
111

Mô tả:

Group Hóa Học BeeClass Lâm Mạnh Cường – Lương Mạnh Cầm (ĐỀ + ĐÁP ÁN) Tuyển tập gồm 10 đề Luyện tốc độ lần 01 – Ngày 07/08/2016 Luyện tốc độ lần 02 – Ngày 14/08/2016 Luyện tốc độ lần 03 – Ngày 21/08/2016 Luyện tốc độ lần 04 – Ngày 28/08/2016 Luyện tốc độ lần 05 – Ngày 04/09/2016 Luyện tốc độ lần 06 – Ngày 11/09/2016 Luyện tốc độ lần 07 – Ngày 18/09/2016 Luyện tốc độ lần 08 – Ngày 25/09/2016 Luyện tốc độ lần 09 – Ngày 02/10/2016 Luyện tốc độ lần 10 – Ngày 08/10/2016 09/10/2016 http://beeclass.tk/ Group Hóa Học BeeClass www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 1 NĂM HỌC: 2016 – 2017 Môn: Hoá Học Thời gian làm bài: 45 phút; Ngày thi: Chủ nhật 07/08/2016 (Đề thi có 50 câu - 4 trang) Bắt đầu tính giờ lúc 21h00’, hết giờ làm lúc 21h45’ và bắt đầu điền đáp án Thời gian nộp bài muộn nhất lúc 22h00’ Mã đề 101 Câu 1: Chất nào sau đây phản ứng với Na sinh ra số mol H2 bằng số mol chất đó tham gia phản ứng? A. Ancol etylic. B. Glucozơ. C. Axit oxalic. D. Glixerol. Câu 2: Hoà tan 3,38 gam oleum vào nước được dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X cần 800ml dung dịch KOH 0,1 M. Công thức phân tử oleum đã dùng là A. H2SO4.4SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.nSO3. D. H2SO4.3SO3. Câu 3: Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom? A. Axit axetic. B. Axit acrylic. C. Etilen glicol. D. Axit oxalic. Câu 4: Hợp chất nào sau đây không có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom? A. Glixerol. B. Phenol. C. Axit acrylic. D. Glucozơ. Câu 5: Cho hỗn hợp khí gồm C3H4 và H2 đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp sau phản ứng chỉ gồm ba hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 21,5. Tỉ khối của hỗn hợp khí ban đầu so với H2 là A. 8,6. B. 7,2. C. 10,4. D. 9,2. Câu 6: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, không tác dụng được với Na nhưng phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7: Hỗn hợp X gồm CH3OH và C2H5OH có cùng số mol. Lấy 4,29 gam X tác dụng với 7,2 gam CH3COOH (H2SO4 đặc xúc tác) được m gam hỗn hợp este (hiệu suất phản ứng este hóa đều bằng 50%). Giá trị m là A. 4,455. B. 4,860. C. 9,720. D. 8,910. Câu 8: Sản phẩm thủy phân của chất nào sau đây chắc chắn có thể tham gia phản ứng tráng gương? A. HCOOCH3. B. C3H7COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC4H7. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là A. Cu. B. Ca. C. Mg. D. Be. Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít (đktc) CO2 vào 500ml dung dịch nước vôi trong nồng độ 0,2M thu được dung dịch X sau khi gạn bỏ kết tủa. Khối lượng dung dịch X so với khối lượng nước vôi trong dung dịch ban đầu A. giảm 1,6 gam. B. tăng 1,6 gam. C. tăng 6,6 gam. D. giảm 3,2 gam. Câu 11: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 70,24. B. 55,44. C. 103,67. D. 43,84. Câu 12: Khí X là một chất khí gần như trơ ở nhiệt độ thường, được sinh ra khi thổi amoniac qua bột CuO. Vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn A. X nằm ở chu kì 2 nhóm VA. B. X nằm ở chu kì 3 nhóm IVA. C. X nằm ở chu kì 3 nhóm VA. D. X nằm ở chu kì 2 nhóm IVA. Trang 1/50 – Mã đề 101 http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Câu 13: Cho hỗn hợp Na và Mg dư vào 100 gam dung dịch H2SO4 20% thì thể tích H2 (đktc) thoát ra là A. 4,57 lít. B. 49,78 lít. C. 54,35 lít. D. 104,12 lít. Câu 14: Cho 1,69 gam một oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư thu được dung dịch X. Để trung hòa dung dịch X cần dùng vừa đủ Vml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là A. 20. B. 40. C. 80. D. 10. Câu 15: Cho X là một amin bậc 3 điều kiện thường ở thể khí. Lấy 7,08 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối thu được là A. 10,73 gam B. 14,38 gam C. 11,46 gam. D. 12,82 gam Câu 16: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA được biểu diễn tổng quát là A. ns2np4. B. (n-1)d10ns2np3. C. ns2np3. D. ns2np5. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam Na và 7,8 gam K cần dùng vừa đủ 1,4 lít (đktc) hỗn hợp khí L gồm oxy và ozon. Phần trăm thể tích ozon trong hỗn hợp L là A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 40%. Câu 18: Thổi Vml CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M được 0,2g kết tủa. Giá trị của V là A. 44,8 hoặc 313,6. B. 44,8 hoặc 224. C. 224. D. 44,8. Câu 19: Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là A. 0,64 gam. B. 1,28 gam. C. 1,92 gam. D. 2,56 gam. Câu 20: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m(g) muối clorua. Giá trị của m là A. 2,66g. B. 22,6g. C. 26,6g. D. 6,26g. Câu 21: Chia 156,8 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần hai tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp B chứa HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol HCl trong dung dịch B là A. 1,75 mol. B. 1,50 mol. C. 1,80 mol. D. 1,00 mol. Câu 22: Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO duy nhất ở (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là A. 2,24. B. 5,6. C. 4,48. D. 2,688. Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thoát ra 20,16 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 110,95. B. 81,55. C. 89,54. D. 94,23. Câu 24: Cho hỗn hợp X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 đi qua bột Ni, nung nóng. Dẫn sản phẩm từ từ qua dung dịch Br2 dư thấy có 0,02 mol hỗn hợp khí Y đi ra khỏi bình. Tỷ khối hơi của Y đối với H2 bằng 4,5. Khối lượng bình brom tăng là A. 0,40g. B. 0,58g. C. 0,62g. D. 0,76. Câu 25: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là A. 55%. B. 50%. C. 62,5%. D. 75%. Câu 26: Đốt cháy một ankan trong oxi người ta thấy tổng số mol các chất tham gia phản ứng bằng tổng số mol các chất sản phẩm. Ankan đó A. metan. B. etan. C. propan. D. butan. Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ và glixerol thu được 29,12 lít CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của glixerol trong hỗn hợp là A. 35,1%. B. 43,8%. C. 46,7%. D. 23,4%. Trang 2/50 – Mã đề 101 http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 4,32g hỗn hợp X gồm Mg, Fe trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 2,24 lit khí H2(dktc) và dung dịch Y chức m gam muối. Giá trị của m là A. 11,62g. B. 13,92g. C. 7,87g. D. 11,42g. Câu 29: Cho m gam P2O5 vào 1 lit dung dịch NaOH 0,2M và KOH 0,3M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X cẩn thận thu được 35,4g hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là A. 28,4g. B. 7,1g. C. 14,2g. D. 21,3g. Câu 30: Đốt cháy 11,2g Fe trong bình kín chứa Cl2 thu được 18,3g chất rắn X. Cho toàn bộ X vào nước rồi đổ dung dịch AgNO3 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chât rắn. giá trị của m là A. 71,9. B. 39,5. C. 43,2. D. 56,5. Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn một chất béo X (triglixerit) cần 1,61 mol O2 sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Nếu cho m gam chất béo X này tác dụng với vừa đủ dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là A. 20,28g. B. 16,68g. C. 18,28g. D. 23,00g. Câu 32: Hòa tan hết 7,2g Mg trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 2,688 lit khí NO duy nhất ở dktc. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 44,40g. B. 46,80g. C. 31,92g. D. 29,52g. Câu 33: Số đồng phân ancol tối đa ứng với công thức C2H6Ox là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 34: Hỗn hợp X gồm các chất: CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được 0,8 mol H2O và m (g) CO2. Giá trị của m là A. 35,20. B. 17,92. C. 17,60. D. 70,4. Câu 35: Cho sơ đồ phản ứng: H2SO4 (đặc, nóng) + Fe  Fe2(SO4)3 + H2O + SO2. Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 trong phương trình hóa học của phản ứng trên là: A. 3 và 6. B. 3 và 3. C. 6 và 3. D. 6 và 6. Câu 36: Cho khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55g kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 6,72. C. 3,36. D. 4,48. Câu 37: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,1mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa, rửa sạch, sấy khô và nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m (g) chất rắn. Giá trị của m là A. 32g. B. 42g. C. 23g. D. 24g. Câu 38: Một anđehit X trong đó oxi chiếm 37,21% về khối lượng. 1mol X tham gia phản ứng tráng bạc tạo tối đa 4mol Ag. Khối lượng muối hữu cơ sinh ra khi cho 0,25mol X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 là A. 38g. B. 34,5g. C. 41g. D. 30,25g. Câu 39: Điện phân 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với điện cực trơ, I = 5A. Sau 19 phút 18 giây dừng điện phân, lấy catot sấy khô thấy tăng m (g). Giá trị của m là A. 3,44. B. 1,08. C. 2,81. D. 2,16. Câu 40: Cho 29g hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 950ml dung dịch HNO3 1,5M thu được dung dịch chứa m(g) muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là A. 91. B. 98,2. C. 97,2. D. 98,75. Câu 41: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7g Al và 5,6g Fe vào 550ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là A. 54. B. 32,4. C. 64,8. D. 59,4. Trang 3/50 – Mã đề 101 http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Câu 42: Cho 2,16g Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là A. 8,88g. B. 13,32g. C. 13,92g. D. 6,52g. Câu 43: Có bốn dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn: AlCl3, NH4NO3, K2CO3, NH4HCO3. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt bốn dung dịch trên. Dung dịch thuốc thử đó là A. HCl. B. Quỳ tím. C. AgNO3. D. Ba(OH)2. Câu 44: Trộn hai dung dịch H2SO4 0,1M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Lấy 450ml dung dịch X cho tác dụng với V (lít) dung dịch Y (gồm NaOH 0,15M và KOH 0,05M), thu được dung dịch Z có pH = 1. Giá trị của V là A. 0,225. B. 0,155. C. 0,45. D. 0,6. Câu 45: Cho 19,05 gam hỗn hợp KF và KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu lần lượt là A. 85,82% và 14,18%. B. 91,34% và 8,66%. C. 60,89% và 39,11%. D. Đáp án khác. Câu 46: Dung dịch Y gồm: a mol Al3+, b mol Cl-, 0,15 mol H+ và 0,03 mol SO42-. Cho 180ml dung dịch Z gồm NaOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5,598 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là A. 0,018 và 0,144. B. 0,03 và 0,018. C. 0,18 và 0,03. D. 0,03 và 0,18 Câu 47: Cho 9,6 gam hỗn hợp kim loại Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 dư thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác khi cho 9,6 gam hỗn hợp trên vào 500 ml dung dịch AgNO3 1,5M đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 81,0 gam. B. 56,7 gam. C. 48,6 gam. D. 72,9 gam. Câu 48: Cho các khí không màu sau: CH4; SO2; CO2; C2H4; C2H2; H2S. Số chất khí có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 49: Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là A. Ca và Sr. B. Be và Mg. C. Mg và Ca. D. Sr và Ba. Câu 50: Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Sưu tầm và biên soạn: Lâm Mạnh Cường Trang 4/50 – Mã đề 101 http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Group Hóa Học BeeClass ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 1 Chủ nhật, ngày 07/08/2016 01. C 11. D 21. C 31. C 41. D 02. D 12. A 22. D 32. B 42. C 03. B 13. C 23. A 33. A 43. D 04. A 14. A 24. A 34. A 44. A 05. A 15. C 25. C 35. A 45. C 06. C 16. C 26. A 36. A 46. D 07. A 17. D 27. C 37. A 47. D 08. A 18. B 28. D 38. A 48. B 09. C 19. C 29. C 39. A 49. C 10. B 20. C 30. A 40. B 50. A Các câu KHÓ (01% - 49% đúng): Các câu KHÁ (50% - 80% đúng): Các câu DỄ (81% - 100% đúng): Số lượng tham gia thi: 24 Kết quả thi: Trung bình 6,233/10 Top 10 xếp hạng Hạng Nhất Nhì Ba 4 5 6 7 8 9 10 Điểm 9.8 9.4 9.0 9.0 8.6 8.0 8.0 7.2 6.8 6.6 Họ và tên (năm sinh) Lê Xuân Công (1999) Vũ Nguyễn Đức Anh (2000) Lê Quang Sơn (1999) Nguyễn Đăng Duy (2003) Lê Huy (1999) Nguyễn Văn Thành (1999) Tăng Hiếu Đức (1999) Trương Đức Huy (2000) Lê Hùng Vương (1998) Vũ Minh Nguyệt (1999) Trường THPT Hưng Nhân THPT Tây Hồ THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu THCS Hồng Tiến Phổ Thông Năng Khiếu THPT chuyên Bình Long THPT chuyên Nguyễn Du THPT chuyên Lê Quý Đôn THPT Lưu Nhân Chú THPT chuyên Hưng Yên Phổ điểm group Trang 5/50 – Mã đề 101 Tỉnh / Thành phố Thái Bình Hà Nội Đồng Tháp Thái Nguyên TP.HCM Bình Phước Đăk Lăk Quảng Trị Thái Nguyên Hưng Yên http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Group Hóa Học BeeClass ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 2 NĂM HỌC: 2016 – 2017 Môn: Hoá Học Thời gian làm bài: 45 phút; Ngày thi: Chủ nhật 14/08/2016 (Đề thi có 50 câu - 4 trang) Bắt đầu tính giờ lúc 21h00’, hết giờ làm lúc 21h45’ và bắt đầu điền đáp án Thời gian nộp bài muộn nhất lúc 22h00’ Mã đề 102 Câu 1: Hòa tan hết m gam bột nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch A không chứa muối amoni và 1,12 lit hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với He bằng 10,2. Giá trị của m là: A. 3,78g B. 4,32g C. 1,89g D. 2,16g Câu 2: Khi nói về số khối , điều khẳng định nào sau đây luôn đúng A. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng khối lượng các hạt proton và notron B. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng các hạt proton và notron C. Trong nguyên tử, số khối bằng nguyên tử khối D. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số hạt proton và notron và electron Câu 3: Hai nguyên tố X và Y kế tiếp nhau trong một chu kỳ của HTTH có tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kỳ và nhóm nào trong bảng HTTH? A. Chu kỳ 2, các nhóm IA và IIA B. Chu kỳ 3, các nhóm IA và IIA C. Chu kỳ 2, các nhóm IIA và IIIA D. Chu kỳ 3, các nhóm IIA và IIIA Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm CH4, C2H4, C4H10 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23 mol H2O. Số mol của ankan và anken trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 0,09 và 0,01 B. 0,08 và 0,02 C. 0,02 và 0,08 D. 0,01 và 0,09 Câu 5: Lấy m gam một axit hữu cơ đơn chức X cho tác dụng với NaHCO3 dư thấy giải phóng 2,2g khí. Mặt khác, cho m gam X vào C2H5OH lấy dư trong H2SO4 đặc (H = 80%) thì thu được 3,52g este. Giá trị của m là A. 2,4g B. 2,96g C. 3,0g D. 3,7g Câu 6: Dung dịch X chứa KOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1 M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 0,75M. Thể tích dung dịch X cần vừa đủ để trung hòa 40 ml dung dịch Y là A. 0,063 lit B. 0,125 lit C. 0,15 lit D. 0,25 lit Câu 7: Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lit H2 (đktc). Hai kim loại đó là A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr (88) D. Sr và Ba Câu 8: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu CaCO3 chiếm phần trăm theo khối lượng là A. 75,76% B. 24,24% C. 66,67% D. 33,33% Câu 9: Chia 20 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được 5,6 lit khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lit khí (đktc). Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp là A. 8,5% B. 13,5% C. 17% D. 28% Câu 10: Hòa tan 9,14g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 7,84 lit khí X (đktc); dung dịch Z và 2,54g chất rắn Y. Lọc bỏ Y, cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng muối khan là A. 19,025g B. 31,45g C. 33,99g D. 56,3g Trang 6/50 – Mã đề 102 http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Câu 11: Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 nung nóng thì thu được 10,68g chất rắn A và khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy tạo ra 3 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 11,16g B. 11,58g C. 12,0g D. 12,2g Câu 12: Hòa tan hoàn toàn Fe vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được 4,48 lit H2 (đktc). Cô cạn dung dịch trong điều kiện không có oxi thu được 55,6g muối với hiệu suất 100%. Công thức phân tử của muối là A. FeSO4 B. Fe2(SO4)3 C. FeSO4.9H2O D. FeSO4.7H2O Câu 13: Hòa tan 1,8g muối sunfat khan của một kim loại hóa trị II trong nước , rồi thêm nước cho đủ 50 ml dung dịch. Để phản ứng với 10 ml dung dịch cần vừa đủ 20 ml dung dịch BaCl2 0,15M. Công thức hóa học của muối sunfat là A. CuSO4 B. Fe2(SO4)3 C. MgSO4 D. ZnSO4 Câu 14: Cho hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1. Phần trăm khối lượng CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là A. 45,4% và 54,6% B. 50% và 50% C. 54,6% và 45,4% D. Không có giá trị cụ thể Câu 15: Cho 10 ml dung dịch muối canxi tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 0,28g chất rắn. Nồng độ mol của ion canxi trong dung dịch ban đầu là A. 0,5M B. 0,05M C. 0,70M D. 0,28M Câu 16: Cho m gam Na tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, thu được dung dịch X và 336 ml khí (ở đktc, phản ứng chỉ tạo một sản phẩm khử duy nhất của N+5). Thêm từ từ đến dư dung dịch KOH vào X (đun nóng), thu được 224 ml khí (đktc). Giá trị của m là A. 1,84. B. 3,91. C. 2,53. D. 3,68. Câu 17: Hỗn hợp X gồm metan, propen, isopren. Đốt cháy hoàn toàn 10 gam X cần vừa đủ 24,64 lít O2 (đktc). Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 400 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là A. 0,3. B. 0,5. C. 0,6. D. 0,4. Câu 18: Trộn lẫn V ml dung dịch KOH 0,2M với V ml dung dịch H2SO4 0,2M thu được 2V ml dung dịch X. Dung dịch X có pH bằng A. 13 B. 12 C. 2 D. 1 Câu 19: Cho 6,72 gam Fe tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 9,12. B. 12,00. C. 18,24. D. 24,00. Câu 20: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhóm IIA là A. ns1. B. ns2np1. C. ns2. D. ns2np2. Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 3,84 gam Cu trong dung dịch HNO3 dư, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Trộn lượng NO trên với O2 dư, thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào nước dư, thu được dung dịch Z và còn lại khí O2 duy nhất. Tổng thể tích O2 (đktc) đã phản ứng là A. 0,896 lít. B. 0,672 lít. C. 0,504 lít D. 0,784 lít. Câu 22: Để khắc chữ lên thủy tinh, người ta dựa vào phản ứng A. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O. B. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2. C. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO. D. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O. Câu 23: Để bảo quản Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào sau đây ? A. Ngâm trong dầu hỏa B. Ngâm trong rượu C. Bảo quản trong khí amoniac D. Ngâm trong nước Câu 24: Cho Na dư vào V ml cồn 46o (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml) thu được 42,56 lit H2 (đktc). Giá trị của V là A. 237,5 ml B. 100 ml C. 475 ml D. 200 ml Trang 7/50 – Mã đề 102 http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Câu 25: Cho phản ứng : Fe(NO3)2 + HCl  FeCl3 + Fe(NO3)3 + NO + H2O. Nếu hệ số của NO là 3 thì hệ số của FeCl3 bằng A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 26: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 là A. xuất hiện kết tủa trắng B. ban đầu tạo kết tủa trắng , sau đó tan dần D. không xuất hiện kết tủa C. sau 1 thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng Câu 27: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu (biết sản phẩm khử duy nhất là NO)? A. 1,2 lit B. 0,6 lit C. 0,8 lit D. 1,0 lit Câu 28: Cho hỗn hợp gồm 0,42g NaF; 1,49g KCl; 3,09g NaBr; 3g NaI tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3. Khối lượng kết tủa thu được là A. 14,48g B. 13,21g C. 9,78g D. 29,56g Câu 29: cho 250 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 phản ứng với dung dịch H2SO4 dư thu được 2,24 lit CO2 (đktc). Cho 500 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thu được 15,76g kết tủa. Nồng độ mol/l của NaHCO3 trong X là A. 0,08M B. 0,16M C. 0,40M D. 0,24M Câu 30: Cho 7,6g hỗn hợp X gồm Mg và Ca phản ứng vừa đủ với 4,48 lit hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,85g chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Khối lượng của Mg trong 7,6g X là A. 2,4g B. 4,6g C. 3,6g D. 1,8g Câu 31: Dẫn hỗn hợp gồm CO và H2 qua ống sứ chứa CuO và FeO, nung nóng một thời gian. Cho sản phẩm khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được kết tủa và dung dịch nước lọc. Khối lượng dung dịch nước lọc không đổi so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Tỉ lệ số mol H2 và CO phản ứng là A. 28 : 9. B. 22 : 9. C. 9 : 13. D. 9: 20. Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm ancol etylic và axit axetic thu được 8,96 lit CO2 (đktc) và 9,36g H2O. Nếu thêm H2SO4 (đóng vai trò xúc tác) vào hỗn hợp X và đun nóng thu được 5,28g este thì hiệu suất phản ứng este hóa là bao nhiêu? A. 75% B. 60% C. 50% D. 80% Câu 33: Nung hỗn hợp SO2, O2 có số mol bằng nhau trong một bình kín có thể tích không đổi có chất xúc tác thích hợp. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng xảy ra là A. 75% B. 40% C. 20% D. 50% Câu 34: Chất nào sau đây là glixerol ? A. C2H4(OH)2 B. C3H5OH C. C2H5OH Câu 35: Dung dịch NaOH không phản ứng với chất nào sau đây? A. Zn(OH)2 B. Al(OH)3 C. Al D. C3H5(OH)3 D. KCl Câu 36: Cho 2,16g bột Al vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,12 mol; FeCl3 0,06 mol. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Khối lượng chất rắn X là A. 5,28g B. 5,76g C. 1,92g D. 7,68g Câu 37: Kim loại nào sau đây khử được HCl ở nhiệt độ thường? A. Cu B. Fe C. Pt D. Ag Câu 38: Trong nhưng dãy chất sau đây , dãy nào có các chất là đồng phân của nhau? A. C2H5OH, CH3OCH3 B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH C. CH3OCH3, CH3CHO D. C4H10, C6H6 Câu 39: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn. A. C2H3Cl. B. C2H4 C. CH4 Trang 8/50 – Mã đề 102 D. C2H2 http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Câu 40: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa có khối lượng là A. 19,7gam. B. 29,55 gam. C. 9,85gam. D. 39,4 gam. Câu 41: Đốt 4,2g sắt trong không khí thu được 5,32 g hỗn hợp X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan toàn bộ X bằng 200 ml dung dịch HNO3 a mol/l, thu được 0,448 lit khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là A. 1,2 B. 1,3 C. 1,1 D. 1,5 Câu 42: Hỗn hợp A gồm Etan, Etilen, Axetilen và Butađien-1,3. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A. Cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi dư, thu được 100 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi sau phản ứng giảm 39,8 gam. Trị số của m là: A. 58,75g B. 13,8g C. 60,2g D. 37,4g Câu 43: Cho 4,25 g kim loại Na và K vào 100 ml dung dịch HCl 1M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 (l) khí hidro, cô cạn dung dịch thu được m g chất rắn. Giá trị của m là: A. 8,65 g. B. 9,575 g. C. 7,8 g. D. 7,75 g. Câu 44: Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là A. KCl. B. KBr. C. KI. D. K3PO4. Câu 45: Hoà tan một hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và x mol Cu2S bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A chỉ chứa muối sunfat, khí NO. Tính x? A. 0,07 mol B. 0,08 mol C. 0,09 mol D. 0,06 mol Câu 46: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối X thu được 8 gam chất rắn. X là chất nào sau đây? A. Mg(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Zn(NO3)2 . D. Cu(NO3)2. Câu 47: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn và Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2, NO, N2O và NO2 (trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau) có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là A. 2,8 mol. B. 3,0 mol. C. 3,4 mol. D. 3,2 mol. Câu 48: Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 6,4. B. 3,2. C. 10,0. D. 5,6. Câu 49: Cho phản ứng hóa học sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. Hệ số cân bằng của các chất trong sản phẩm lần lượt là A. 8,3,15 B. 8,3,9 C. 2,2,5 D. 2,1,4 Câu 50: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: NaOH, Na2CO3, KHSO4, H2SO4, HCl. Số trường hợp tạo ra kết tủa là A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Sưu tầm và biên soạn: Lâm Mạnh Cường Trang 9/50 – Mã đề 102 http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Group Hóa Học BeeClass ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 2 Chủ nhật, ngày 14/08/2016 01. A 11. A 21. B 31. A 41. C 02. B 12. D 22. D 32. A 42. B 03. D 13. C 23. A 33. B 43. A 04. A 14. B 24. B 34. D 44. D 05. C 15. A 25. D 35. D 45. D 06. B 16*. B 26. B 36. B 46. D 07. B 17. C 27. C 37. B 47. D 08. A 18. D 28. B 38. A 48. A 09. C 19. D 29. D 39. C 49. B 10. B 20. C 30. C 40. C 50. B Các câu KHÓ (01% - 49% đúng): Các câu KHÁ (50% - 80% đúng): Các câu DỄ (81% - 100% đúng): Số lượng tham gia thi: 45 Kết quả thi: Trung bình 7,187/10 Top 10 xếp hạng Hạng Nhất Nhì Ba 4 5 6 7 8 9 10 Điểm 9.8 9.6 9.6 9.4 9.2 9.2 9.2 9.0 9.0 8.8 Họ và tên (năm sinh) Nguyễn Như Toàn (1999) Lê Xuân Công (1999) Phạm Trung Hiếu (2000) Phương Thảo (1999) Lê Bá Hoàng (2000) Lê Văn Thắng (1999) Đàm Thị Hậu (1999) Nguyễn Thiện Hải (199x) Tăng Hiếu Đức (1999) Vũ Nguyễn Đức Anh (2000) Trường THPT Hùng Thắng THPT Hưng Nhân THPT Cổ Loa THPT Nông Cống THPT chuyên Hùng Vương THPT Yên Định 2 THPT Yên Dũng 2 Đại học Bách Khoa THPT chuyên Nguyễn Du THPT Tây Hồ Phổ điểm group Trang 10/50 – Mã đề 102 Tỉnh / Thành phố Hải Phòng Thái Bình Hà Nội Thanh Hóa Việt Trì Hà Nội Bắc Giang TP.HCM Đăk Lăk Hà Nội http://beeclass.tk www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Group Hóa Học BeeClass ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 3 NĂM HỌC: 2016 – 2017 Môn: Hoá Học Thời gian làm bài: 45 phút; Ngày thi: Chủ nhật 21/08/2016 (Đề thi có 50 câu - 4 trang) Bắt đầu tính giờ lúc 21h00’, hết giờ làm lúc 21h45’ và bắt đầu điền đáp án Thời gian nộp bài muộn nhất lúc 22h00’ Mã đề 103 Câu 1: Có bốn dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn: AlCl3, NH4NO3, K2CO3, NH4HCO3. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt bốn dung dịch trên. Dung dịch thuốc thử đó là A. HCl. B. Quỳ tím. C. AgNO3. D. Ba(OH)2. Câu 2: Cho Y là một amino axit. Khi cho 0,02 mol Y tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,25M và thu được 3,67 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol Y tác dụng với dung dịch KOH thì cần dùng 100ml dung dịch KOH 0,2M. Công thức của Y là A. H2NC3H6COOH. B. H2NC3H5(COOH)2. C. H2NC2H3(COOH)2. D. (H2N)2C3H5COOH. Câu 3: Trộn hai dung dịch H2SO4 0,1M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Lấy 450ml dung dịch X cho tác dụng với V (lít) dung dịch Y (gồm NaOH 0,15M và KOH 0,05M), thu được dung dịch Z có pH = 1. Giá trị của V là A. 0,225. B. 0,155. C. 0,450. D. 0,650. Câu 4: Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit? A. HCl > HBr > HI > HF. B. HCl > HBr > HF > HI. C. HI > HBr > HCl > HF. D. HF > HCl > HBr > HI. Câu 5: Một ion M3+ có tổng số proton, notron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Số electron và số notron của ion M3+ là A. 26, 27 B. 23, 30 C. 26, 30 D. 23, 27 Câu 6: Số mol electron cần dùng để khử 0,75 mol Fe2O3 thành Fe là A. 4,5 mol. B. 0,5 mol. C. 3,0 mol. D. 1,5 mol. Câu 7: Cho các chất sau: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH; (4) (C2H5)2NH; (5) NaOH; (6) NH3. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần lực bazơ là A. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6). B. (3) > (1) > (6) > (2) > (4) > (5). C. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3). D. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6). Câu 8: Cho 19,05 gam hỗn hợp KF và KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu lần lượt là A. 85,82% và 14,18%. B. 91,34% và 8,66%. C. 60,89% và 39,11%. D. Đáp án khác. Câu 9: Lấy 26,7g hỗn hợp gồm 2 muối MCl; MNO3 (có số mol bằng nhau) tác dụng hoàn toàn với 250 ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung dịch A và 28,7g kết tủa. Cô cạn A thu được hỗn hợp muối X. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được m gam chất rắn. Xác định m? A. 9,0 B. 5,8 C. 5,4 D. 10,6 Câu 10: Este X (có phân tử khối bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là A. 24,25. B. 27,75. C. 29,75. D. 26,25. Trang 11/50 – Mã đề 103 http://beeclass.tk www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm andehit fomic; axit axetic; fructozo; glixerol thu được 43,68 lit CO2 (dktc) và 40,5g H2O. % khối lượng của glixerol trong hỗn hợp nói trên là : A. 23,4% B. 46,7% C. 35,1% D. 43,8% Câu 12: Cho 9,6 gam hỗn hợp kim loại Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 dư thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác khi cho 9,6 gam hỗn hợp trên vào 500 ml dung dịch AgNO3 1,5M đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 81,0 gam. B. 56,7 gam. C. 48,6 gam. D. 72,9 gam. Câu 13: Cho các khí không màu sau: CH4; SO2; CO2; C2H4; C2H2; H2S. Số chất khí có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 14: Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là A. Ca và Sr. B. Be và Mg. C. Mg và Ca. D. Sr và Ba. Câu 15: Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Câu 16: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. MgO, Fe3O4, Cu. B. Mg, Al, Fe, Cu. C. MgO, Fe, Cu. D. Mg, Fe, Cu. Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng: H2SO4 (đặc, nóng) + Fe  Fe2(SO4)3 + H2O + SO2. Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 trong phương trình hóa học của phản ứng trên là A. 3 và 6. B. 3 và 3. C. 6 và 3. D. 6 và 6. Câu 18: Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 26,05. B. 34,60. C. 26,80. D. 15,65. Câu 19: Dung dịch Y gồm: a mol Al3+, b mol Cl-, 0,15 mol H+ và 0,03 mol SO42-. Cho 180ml dung dịch Z gồm NaOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5,598 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là A. 0,030 và 0,180. B. 0,030 và 0,018. C. 0,180 và 0,030. D. 0,018 và 0,144. Câu 20: Điện phân 500ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3 0,4M và CuCl2 0,5M với điện cực trơ. Khi ở anot thoát ra 8,96 lít khí (đktc) thì khối lượng kim loại thu được ở catot là A. 21,60 gam. B. 18,60 gam. C. 18,80 gam. D. 27,84 gam. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglixerit X ta thu được 250,8 gam CO2 và 90 gam H2O. Mặt khác 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là A. 0,5. B. 0,7. C. 0,1. D. 0,3. Câu 22: Đốt cháy hỗn hợp gồm 3 hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 2,7 gam H2O. Thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng cháy (ở đktc) là A. 3,92 lít. B. 5,6 lít. C. 4,48 lít. D. 2,8 lít. Câu 23: Cho 1,17 gam một kim loại kiềm X tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). X là A. Rb. B. Li. C. Na. D. K. Câu 24: Thuỷ phân các chất sau trong môi trường kiềm: (1) CH2Cl-CH2Cl;- (2) CH3-COO-CH=CH2; (3) CH3- COO-CH2-CH=CH2; (4) CH3-CH2-CHCl2; (5) CH3-COO-CH2Cl. Các chất phản ứng tạo sản phẩm có phản ứng tráng bạc là A. (2), (3), (4). B. (1) ,(2) ,(4). C. (1) , (2), (3). D. (2), (4),(5). Trang 12/50 – Mã đề 103 http://beeclass.tk www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Câu 25: Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 26: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là A. etyl fomat. B. metyl axetat. C. metyl fomat. D. etyl axetat. Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng, dư, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị V là A. 6,72. B. 3,36. C. 2,24. D. 4,48. Câu 28: Một dung dịch chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3- và x mol Cl-. Giá trị của x là A. 0.35. B. 0,3. C. 0,15. D. 0,20. Câu 29: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 18. B. 17. C. 15. D. 23. Câu 30: Cho 10,8 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với khí Cl2 dư thu được 53,4 gam muối clorua. Kim loại M là A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Zn. Câu 31: Khi cho luồng khí hidro (dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là A. Al, Fe, Cu, Mg. B. Al2O3, FeO, CuO, MgO. C. Al2O3, Fe, Cu, MgO. D. Al, Fe, Cu, MgO. Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm C2H4, C3H6, C4H8 thu được 1,68 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 0,95. B. 1,15. C. 1,05. D. 1,25. Câu 33: Một oxit kim loại có phần trăm theo khối lượng của oxi trong oxit là 20%. Công thức của oxit là A. CuO. B. FeO. C. MgO. D. Na2O. Câu 34: Xà phòng hóa 8,8 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 3,28 gam. B. 10,4 gam. C. 8,56 gam. D. 8,2 gam. Câu 35: Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 2,16. B. 10,8. C. 21,6. D. 7,20. Câu 36: Số nguyên tố mà nguyên tử của nó ở trạng thái cơ bản có phân lớp electron lớp ngoài cùng 4s1 là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 37: Trong các chất: m-HOC6H4OH; p-CH3COOC6H4OH; CH3CH2COOH; (CH3NH3)2CO3; CH2(Cl)COOC2H5; HOOCCH2CH(NH2)COOH; ClH3NCH(CH3)COOH Số chất mà 1 mol chất đó phản ứng được tối đa với 2 mol NaOH là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 38: Trong phương trình phản ứng: aK2SO3 + bKMnO4 + cKHSO4  dK2SO4 + eMnSO4 + gH2O. Tổng hệ số tối giản các chất tham gia phản ứng là A. 15. B. 18. C. 10. D. 13. Câu 39: Cho 28 gam hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 (dX/O2 = 1,75) lội chậm qua 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,4M được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 52,25. B. 49,25. C. 41,80. D. 54,25. Câu 40: Dung dịch muối nào có pH = 7? . A. AlCl3. B. CuSO4. C. Na2CO3. Trang 13/50 – Mã đề 103 D. KNO3. http://beeclass.tk www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Câu 41: Hỗn hợp X gồm CuSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4, trong X oxi chiếm 47,76% khối lượng. Hòa tan hết 26,8 gam hỗn hợp X vào nước được dung dịch Y, cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây A. 46,6. B. 61,0. C. 55,9. D. 57,6. Câu 42: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 3,9 gam bột Zn vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,14 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 5,76. B. 6,40. C. 3,20. D. 3,84. Câu 43: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là A. 10,8 gam. B. 21,6 gam. C. 43,2 gam. D. 64,8 gam. Câu 44: Cho V lit CO2 (dktc) hấp thụ hết trong dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 ; 0,05 mol NaOH và 0,05 mol KOH. Sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch chứa 22,15g muối. Tính V ? A. 8,4 B. 6,72 C. 8,96 D. 7,84 Câu 45: X là hỗn hợp gồm propan, xiclopropan, butan và xiclobutan. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 63,8 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Thêm H2 vừa đủ vào m gam X rồi đun nóng với Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 26,375. Tỉ khối của X so với H2 là A. 22,89. B. 24,52. C. 23,95. D. 25,75. Câu 46: Hòa tan 54,44 gam hỗn hợp X gồm PCl3 và PBr3 vào nước được dung dịch Y. Để trung hòa hoàn toàn Y cần 500 ml dung dịch KOH 2,6M. Phần trăm về khối lượng của PCl3 trong X gần nhất với A. 26,96%. B. 12,125. C. 8,08%. D. 30,31%. Câu 47: Cho 0,01 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của X có dạng nào trong các dạng sau A. H2NR(COOH)2. B. H2NRCOOH. C. (H2N)2RCOOH. D. (H2N)2R(COOH)2. Câu 48: hidrat hóa có xúc tác 3,36 lit C2H2 (đktc) thu được hỗn hợp A (hiệu suất phản ứng 60%). Cho hỗn hợp A tác dụng với AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 48,24 B. 33,84 C. 14,4 D. 19,44 Câu 49: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 2,24 lít H2(đktc). Khối lượng Fe thu được là . A. 15 gam. B. 16 gam. C. 18 gam. D. 17 gam. Câu 50: Cho 28,1g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO tác dụng vừa đủ với 250 ml dd H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là A. 68,1 gam. B. 61,4 gam. C. 48,1 gam. D. 77,1 gam. Sưu tầm và biên soạn: Lâm Mạnh Cường Trang 14/50 – Mã đề 103 http://beeclass.tk www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Group Hóa Học BeeClass ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 3 Chủ nhật, ngày 21/08/2016 01. D 11. B 21. A 31. C 41. B 02. B 12. D 22. A 32. C 42. C 03. A 13. B 23. D 33. A 43. D 04. C 14. C 24. D 34. D 44. D 05. B 15. A 25. A 35. C 45. D 06. A 16. C 26. B 36. A 46. D 07. C 17. A 27. C 37. D 47. C 08. C 18. B 28. A 38. D 48. B 09. C 19. A 29. B 39. C 49. B 10. D 20. C 30. B 40. D 50. A Các câu KHÓ (01% - 49% đúng): Các câu KHÁ (50% - 80% đúng): Các câu DỄ (81% - 100% đúng): Số lượng tham gia thi: 41 Kết quả thi: Trung bình 6,585/10 Top 10 xếp hạng Hạng Nhất Nhì Ba 4 5 6 7 8 9 10 Điểm 9.8 9.8 9.0 8.8 8.8 8.6 8.4 8.2 8.2 8.0 Họ và tên (năm sinh) Lê Xuân Công (1999) Trương Tất Khánh Vinh (1998) Lê Tuấn Anh (1999) Nguyễn Thiện Hải (1996) Lê Huy (1999) Trần Diệp Linh (2000) Lê Văn Thắng (1999) Phạm Trung Hiếu (2000) Tăng Hiếu Đức (1999) Lương Nguyễn Duy Cường (1999) Trường THPT Hưng Nhân THPT Anh Dương THPT Bùi Thị Xuân Đại học Bách Khoa Phổ Thông Năng Khiếu THPT Phan Chu Trinh THPT Yên Định 2 THPT Cổ Loa THPT chuyên Nguyễn Du THPT chuyên Lê Quý Đôn Phổ điểm group Trang 15/50 – Mã đề 103 Tỉnh / Thành phố Hưng Yên Hải Phòng Đà Lạt TP.HCM TP.HCM Hải Phòng Thanh Hóa Hà Nội Đăk Lăk Quảng Trị http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Group Hóa Học BeeClass ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 4 NĂM HỌC: 2016 – 2017 Môn: Hoá Học Thời gian làm bài: 45 phút; Ngày thi: Chủ nhật 28/08/2016 (Đề thi có 50 câu - 4 trang) Bắt đầu tính giờ lúc 21h00’, hết giờ làm lúc 21h45’ và bắt đầu điền đáp án Thời gian nộp bài muộn nhất lúc 22h00’ Mã đề 104 Câu 1: Cho từ từ dung dịch X chứa 0,35 mol HCl vào dung dịch Y chứa 0,15 mol Na2CO3 và 0,15 mol KHCO3 thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,12 lít. Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 13,5. B. 17,05. C. 15,2. D. 11,65. Câu 3: Đốt cháy 4,65 gam photpho ngoài không khí rồi hoà tan sản phẩm vào 500 ml dung dịch NaOH 1,2 M. Tổng khối lượng chất tan trong dung dịch sau phản ứng là A. 24,6 gam. B. 26,2 gam. C. 26,4 gam. D. 30,6 gam. Câu 4: Cho các cặp chất sau: SO2 và H2S, F2 và H2O, Li và N2, Hg và S, Si và F2, SiO2 và HF. Số cặp chất phản ứng được với nhau ở điều kiện thường là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 5: Điều chế ancol etylic từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, hiệu suất của toàn bộ quá trình là 85%. Khối lượng ancol thu được là A. 485,85 kg. B. 398,80 kg. C. 458,58 kg. D. 389,79 kg. Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm C2H6; C2H2; C2H4. Tỉ khối của X so với H2 là 14,25. Đốt cháy hoàn toàn 11,4 gam X, cho sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam và có a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là A. 51,40 và 80. B. 62,40 và 80. C. 68,50 và 40. D. 73,12 và 70. Câu 7: Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 11,2 gam Fe vào 800ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 100,0. B. 97,00. C. 98,00. D. 92,00. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là: A. 2,24. B. 2,80. C. 1,12. D. 0,56. Câu 9: Cho 30,88 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 2M được dung dịch X và còn lại 1,28 gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được 0,56 lít khí Y (ở đktc) không màu hoá nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V và m lần lượt là A. 5,04 lít và 153,45 gam. B. 0,45 lít và 153,45 gam. C. 5,04 lít và 129,15 gam. D. 0,45 lít và 129,15 gam. Câu 10: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại? A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p6. Câu 11: Cho 17,88 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 32,22 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là A. C2H4O2 và C3H4O2. B. C3H6O2 và C4H8O2. C. C3H4O2 và C4H6O2. D. C2H4O2 và C3H6O2. Trang 16/50 – Mã đề 104 http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Câu 12: Hóa hơi hoàn toàn 4,4 gam một este X mạch hở, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 11 gam X bằng dung dịch NaOH dư, thu được 10,25 gam muối. Công thức của X là A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. HCOOC3H7. D. C2H5COOCH3. Câu 13: SO2 có lẫn SO3. Để loại bỏ SO3 người ta dùng dung dịch nào trong các dung dịch sau? A. Na2SO3. B. Nước vôi trong. C. NaOH. D. H2SO4 đặc. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 10 gam Na thì sau phản ứng thu được a gam chất rắn. Giá trị của a và m lần lượt là A. 23,4 và 13,8. B. 9,2 và 22,6. C. 13,8 và 23,4. D. 9,2 và 13,8. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O và MX < 120) chỉ thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1:1. Biết số mol O2 cần dùng gấp 4 lần số mol X. Tổng số nguyên tử trong phân tử X là A. 11 B. 10 C. 16 D. 14 Câu 16: Cho 0,1 mol axit cacboxylic đơn chức X tác dụng với 0,15 mol ancol đơn chức Y thu được 4,5 gam este với hiệu suất 75%. Tên gọi của este là A. metyl fomat. B. etyl propionat. C. etyl axetat. D. metyl axetat. Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm Na2CO3 0,25M và KOH a mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch Ca(NO3)2 (dư), thu được 7,5 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 2,0. B. 1,4. C. 2,25. D. 1,2. Câu 18: Tên gọi của CH3COOC6H5 là A. benzyl axetat. B. phenyl axetat. C. metyl axetat. D. etyl axetat. Câu 19: Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là A. 37,4 gam. B. 49,4 gam. C. 23,2 gam. D. 28,6 gam Câu 20: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là A. S. B. N. C. P. D. As. Câu 21: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường? A. CO và O2. B. Cl2 và O2. C. H2 và F2. D. H2S và N2. Câu 22: Chất nào sau đây không tạo được kết tủa với AgNO3 A. HCl B. Fe(NO3)2 C. NaOH D. HNO3 Câu 23: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,75m gam chất rắn, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch B. Giá trị của m là A. 56,0. B. 32,0. C. 33,6. D. 43,2. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng một lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2; 12,6 gam H2O và 69,44 lít khí N2 (đktc).Giả thiết không khí chỉ gồm (%VN2 =80 và %VO2=20). Giá trị m và số đồng phân cấu tạo của amin X lần lượt là A. 9 và 6. B. 6 và 9. C. 9 và 2. D. 8 và 1. Câu 25: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau? A. C2H5OH, CH3OCH3. B. C4H10, C6H6. C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. CH3OCH3, CH3CHO. Câu 26: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ, axetilen. Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng bạc là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Trang 17/50 – Mã đề 104 http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Câu 27: Cho 0,05 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tham gia phản ứng tráng gương trong dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 27. B. 10,8 C. 21,6. D. 43,2. Câu 28: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6g chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. C2H5COOC2H5. B. C2H3COOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este X thu được 10,08 lit CO2 (dktc) và 8,1g H2O. Công thức phân tử của X là A. C5H10O2. B. C3H6O2 C. C4H8O2 D. C2H4O2 Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp X gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư thu được 8,96 lit khí H2(dktc) và dung dịch chức m gam muối. Giá trị của m là A. 22,4 B. 28,4 C. 36,2. D. 22,0 Câu 31: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozo với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,8g Ag. Giá trị của m là A. 18 B. 9. C. 4,5 D. 8,1 Câu 32: Ở điều kiện thích hợp , 2 chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat A. CH3COOH và CH3OH. B. HCOOH và CH3OH C. CH3COOH và C2H5OH D. HCOOH và C2H5OH Câu 33: Cho 6,72g Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M , thu được dung dịch X và khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối lượng muối trong dung dịch X là A. 25,32g. B. 24,20g C. 29,04g D. 21,60 Câu 34: Cho dãy chất : Glucozo , saccarozo , xenlulozo , tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là A. 2 B. 1. C. 4 D. 3 Câu 35: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư sau phản ứng thu được 2,24 lit khí H2(dktc) . Khối lượng Fe trong m gam X là A. 16,8g B. 5,6g. C. 2,8g D. 11,2g Câu 36: Cho 11,2 gam Fe vào 300 ml dung dịch chứa (HNO3 0,5M và HCl 2M) thu được khí NO duy nhất và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng KMnO4 đã bị khử. A. 4,71 gam. B. 23,70 gam. C. 18,96 gam. D. 20,14 gam. Câu 37: Đê tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu, Ag . Cần dùng dư dung dịch A. HCl B. NaOH C. Fe2(SO4)3. D. HNO3 Câu 38: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z= 19) là A. 4s1. B. 2s1 C. 3d1 D. 3s1 Câu 39: Cho dãy các chất sau : H2NCH(CH3)COOH ; C6H5OH(phenol) ; CH3COOC2H5 ; C2H5OH ; CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch KOH đun nóng là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 40: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ. Công thức của X là A. FeCl3. B. FeCl2. C. CrCl3. D. MgCl2. Câu 41: Điện phân 400 m dung dịch CuSO4 0,5M điện cực trơ cho đến khí ở catot xuất hiện 6,4g kim loại thì thể tích khí thu được (dktc) là A. 2,24 lit. B. 1,12 lit. C. 0,56 lit. D. 4,48 lit. Trang 18/50 – Mã đề 104 http://beeclass.tk/ www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass Câu 42: Bằng phương pháp hóa học , thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic là A. Natri hidroxit. B. natri clorua. C. phenol phtalein. D. Quì tím. Câu 43: Cho 13,23g axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là A. 29,69g. B. 17,19g. C. 28,89g. D. 31,31g. Câu 44: Cho dãy kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 có tạo kết tủa là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 45: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M sau một thời gian phản ứng thu được 7,76g hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X rồi thêm 5,85g Zn vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53g chất rắn. giá trị của m là A. 5,12g B. 3,84g C. 5,76g D. 6,40g. Câu 46: Cho 9,2g Natri kim loại vào 36g dung dịch HCl 36,5% . Cô cạn dd sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn là A. 22,66g B. 23,4g C. 16g D. 44,8g Câu 47: Điện phân 100 ml dung dịch A chứa AgNO3 0,2M; Cu(NO3)2 0,1M và Zn(NO3)2 0,15 M với cường độ dòng điện I = 1,34A trong 72 phút. Số kim loại thu được ở catot sau điện phân là A. 3,775g B. 2,80g C. 2,48g D. 3,45g. Câu 48: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% loãng thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgSO4 trong dung dịch Y là 15,22%. Nồng độ % của ZnSO4 trong dung dịch Y là A. 10,21%. B. 15,22% C. 18,21% D. 15,16% Câu 49: Với công thức phân tử C4H6O4 số đồng phân este đa chức mạch hở là A. 3 B. 2 C. 4 D. 5. Câu 50: Cho tất cả các đồng phân đơn chức mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là A. 6 B. 4 C. 5. D. 7 Sưu tầm và biên soạn: Lâm Mạnh Cường Trang 19/50 – Mã đề 104
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan