Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Tuyển tập các câu hỏi phân loại cao phần di truyền và biến dị...

Tài liệu Tuyển tập các câu hỏi phân loại cao phần di truyền và biến dị

.PDF
13
661
123

Mô tả:

Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! MOON.VN – THẦY THỊNH NAM THẦY TẶNG CÁC EM TUYỂN TẬP CÂU HỎI NÂNG CAO + LỜI GIẢI CHI TIẾT PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ (Câu hỏi được trích từ hệ thống khóa Pro S 2017 - Tại Moon.vn Câu 1: Xét 1 cặp alen quy định hình dạng quả. Alen B quy định quả tròn có G = 30% và T = 414 nucleotide, alen b quy định quả khía có 2898 liên kết hidro. Ở một loài lưỡng bội, cá thể trên được xuất hiện do cơ chế: 1. Loại giao tử bất thường BB thụ tinh với loại giao tử bình thường b. 2. Loại giao tử bất thường Bb thụ tinh với loại giao tử bình thường B. 3. Loại giao tử bất thường BBb thụ tinh với loại giao tử bất thường O. 4. Do không phân li NST ở kì sau 1, tạo loại giao tử bất thường Bb hoặc không phân li NST ở kì sau 2 tạo loại giao tử bất thường BB. Số kết luận có thể đúng là A.1. B. 3. C.4. D. 2. Câu 2: Xét phép lai giữa hai cá thể lưỡng bội có kiểu gen ♀ XBXb × ♂ XbY. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kì sau giảm phân nên khi thụ tinh với giao tử bình thường đã xuất hiện hợp tử có kiểu gen bất thường như: 1. XBXbXb. 2. YO. 3. XBXBY. 4. XBO. 5. XBXBXb. 6. XbXbY. B b b b b B b b 7. X X Y. 8. X X X . 9. X YY. 10. X YY. 11. X O. Nếu xảy ra đột biến ở mẹ, do không phân li NST ở kì sau của lần giảm phân I. Có bao nhiêu loại hợp tử có thể được tạo ra? A.6. B. 3. C.4. D. 5. Câu 3: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit. 2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. 3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit. 4. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa. 5. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. 6. Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T. A.2. B. 4. C.5. D. 6. Câu 4: Có bao nhiêu nội dung sau đây đúng khi khi nói về đột biến gen? 1. Vì đột biến gen làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen nên sẽ làm thay đổi trình tự axit amin của chuỗi poolipeptit tương ứng. 2. Đột biến gen, dạng đột biến trội sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể phát sinh đột biến. 3. Xét ở cấp độ phân tử, đa số đột biến gen là có hại, vì nó là phá vỡ mối quan hệ giữa kiểu gen và môi trường. 4. Không phải tất cả các đột biến gen đều được di truyền qua sinh sản hữu tính. 5. Những đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thì thường có hại cho thể đột biến. A.2. B. 4. C.1. D. 3. Câu 5: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, cặp nhiễm sắc thể thường số 1 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là: 1. 2n; 2. 2n-1; 3. 2n+1; 4. 2n-2; 5. 2n-1-1; 6. 2n+1+1; 7. 2n+2; 8. 2n+1-1; 9. 2n-1+1 A.5. B. 7. C.9. D. 4 Câu 6: Cho các phát biểu sau: 1. Vùng điều hòa của gen nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc. 2. Một codon có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin. 3. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép. 4. ADN có thể có cấu trúc một mạch hoặc hai mạch. 5. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho cho tổng hợp chuỗi polipeptit là metionin. Số phát biểu có nội dung đúng là: 1 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! A.1. B 3. C.4. D. 2. Câu 7: Khi nói về đặc điểm của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Có các nội dung sau: 1. Tính trạng thường dễ biểu hiện ở giới XX. 2. Tỉ lệ phân li của tính trạng không giống nhau ở 2 giới. 3. Có hiện tượng di truyền chéo. 4. Kết quả lai thuận, lai nghịch khác nhau. Số nội dung đúng là: A.2. B. 3. C.1. D. 4. Câu 8: Trong các cơ chế di truyền sau, có bao nhiêu trường hợp xuất hiện nguyên tắc bổ sung giữa các bazơ nitơ? 1. Nhân đôi ADN. 2. Phiên mã. 3. Phiên mã ngược. 4. Thụ tinh. 5. Dịch mã. A.2 B. 5 C.4 D. 3 Câu 9: Cho các nội dung sau: 1. Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là ARN hoặc pôlypeptit. 2. Nếu gen bị đột biến có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không dịch mã được. 3. Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã là 5’UAA3’, 5’UAG3’ và 5’UGA3’. 4. Gen bị đột biến thì cơ thể thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức sống, sức sinh sản. Số nội dung đúng là A.1. B. 2. C.4. D. 3. Câu 10: Khi nói về hoạt động của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN. Có các nội dung sau: 1. ADN pôlimeraza tham gia nối các đoạn Okazaki để thành một mạch hoàn chỉnh. 2. ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3’→5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. 3. ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 5’→ 3’ để tổng hợp mạch mạch mới theo chiều 3’→5’. 4. ADN pôlimeraza tham gia tháo xoắn và tách các mạch đơn của ADN mẹ. 5. ADN pôlimeraza chỉ tác dụng lên một trong hai mạch đơn của ADN mẹ. Số nội dung đúng là: A.4. B. 2. C.1. D. 3. Câu 11: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu nội dung sau đây đúng? 1. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba kết thúc trên mARN. 2. Sự kiện đầu tiên của dịch mã là khi tARN có bộ ba đối mã là 3’AUG5’ liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN. 3. Ở giai đoạn kéo dài, ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều từ 3’ đến 5’. 4. Hoạt động đầu tiên của giai đoạn tổng hợp chuỗi pilipeptit là tiểu phần nhỏ của riboxom tiếp xúc với phân tử mARN tại vị trí liền kề mã mở đầu. 5. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là 3’UAX5’ liên kết được với bộ ba mở đầu trên mARN. A.4. B. 1. C.3. D. 2. Câu 12: Trong các nội dung sau đây: 1. Có kích thước lớn để lưu giữ được lượng lớn thông tin di truyền. 2. Dễ dàng bị đột biến trong điều kiện sinh lí bình thường của tế bào. 3. Có khả năng tự nhân đôi chính xác. 4. Có khả năng tích lũy các đột biến qua các thế hệ. Có bao nhiêu nội dung đúng khi nói về ADN? A.1 B. 3 C.4 D. 2 Câu 13: Khi nói về đột biến gen có các nội dung: 1. Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc của gen, có thể làm biến đổi mARN và prôtein tương ứng. 2. Đột biến gen làm xuất hiện alen mới. 3. Xét ở cấp độ cá thể, đa số đột biến gen khi biểu hiện là có lợi cho thể đột biến. 2 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! 4. Đột biến gen thường biểu hiện ngay ra kiểu hình của sinh vật. 5. So với đột biến NST thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa. Số nội dung nói đúng là: A.1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 14: Trong các phát biểu sau về nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Ở sinh vật nhân thực, thành phần của nhiễm sắc thể gồm ADN và prôtêin chủ yếu là loại histon 2. Mỗi nuclêôxôm gồm một đoạn ADN có 146 nuclêôtit quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon. 3. Nhiễm sắc thể bị đột biến thường gây hại cho sinh vật. 4. Hình thái của nhiễm sắc thể là đặc trưng cho loài và không thay đổi trong quá trình phân bào. 5. Lặp đoạn nhiễm sắc thể tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra. 6. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. Chọn câu trả lời đúng: A.5. B. 4. C.2. D. 3. Câu 15: Cho các thành phần sau: 1. Các nuclêôtit A,T,G,X. 2. ADN pôlimeraza. 4. Ligaza. 5. ATP. 7. Các axit amin tự do. 8. tARN. Có bao nhiêu thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp ADN? A.4 B. 6 C.3 D. 5 3. Riboxom. 6. ADN. Câu 16: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đôi của ADN ở E.Coli về: 1. Chiều tổng hợp. 2. Các enzim tham gia. 3. Số lượng các đợn vị nhân đôi. 4. Nguyên tắc nhân đôi. Số nội dung đúng là: A.5. B. 3. C.2. D. 4. Câu 17: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau: 1. Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau. 2. Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen. 3. Có độ dài và số lượng các loại nuleotit bằng nhau. 4. Có cấu trúc mạch xoắn kép. 5. Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài. Số nhận xét có nội dung đúng là: A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 18: Cho các phát biểu sau: 1. mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm. 2. mARN có cấu tạo mạch thẳng. 3. Ở đầu 3' của phân tử mARN có một trình tự nucleotit đặc hiệu (không được dịch mã) nằm gần codon mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào. 4. Loại ARN trong cơ thể bền vững nhất là mARN. 5. Tất cả các ADN dạng sợi kép, vi khuẩn và các sinh vật nhân thực đều có quá trình phiên mã. 6. Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp các loại ARN đều diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST ở dạng dãn xoắn. 7. tARN có chức năng kết hợp với protein tạo nên ribôxôm (nơi tổng hợp protein). 8. Phân tử mARN và tARN đều có cấu trúc mạch kép. Số phát biểu đúng là: A.2. B. 3. C.5. D. 4. Câu 19: Cho các phát biểu sau về sinh vật nhân thực: 1. Từ mỗi phân tử mARN sơ khai, có thể tổng hợp nên nhiều phân tử protein có cấu trúc khác nhau. 2. Phân tử ADN chỉ có 1 mạch làm khuôn, mạch còn lại là mạch mã hóa. 3. Nhiều chuỗi polipeptit có thể được tổng hợp từ một mARN trưởng thành duy nhất. 3 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! 4. Một chuỗi polipeptit có thể được tổng hợp bởi nhiều riboxom. Số phát biểu đúng là? A.1. B. 3. 2. C. D. 4. Câu 20: Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật gồm: 1. Điều hòa phiên mã. 2. Điều hòa đóng tháo xoắn nhiễm sắc thể. 3. Điều hòa sau dịch mã. 4. Điều hòa qua Operon. Có bao nhiêu cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 21: Cho các nhận định sau về NST giới tính ở người: 1. NST X không mang gen liên quan đến giới tính. 2. Trên vùng tương đồng của NST X và Y, gen không tồn tại thành cặp alen. 3. Trên NST Y mang cả gen quy định giới tính và gen quy định tính trạng khác. 4. NST Y cũng tiến hành trao đổi chéo tại vùng gần tâm động với NST X ở kì đầu giảm phân I. Số phát biểu đúng là: A.1. B. 4. C.2. D. 3. Câu 22: Cho các nhận định sau về NST giới tính của người: 1. NST Y có vai trò quyết định giới tính, NST X mang cả gen quy định giới tính và gen quy định các tính trạng bình thường của cơ thể. 2. Sự biểu hiện tính trạng của các gen trên NST Y cũng giống sự biểu hiện tính trạng của các gen trong ti thể. 3. Trong quá trình giảm phân I, vào kì đầu vẫn có thể trao đổi chéo giữa các gen thuộc vùng tương đồng của NST X và Y. 4. Bình thường chỉ có một NST X hoạt động còn các NST X khác bị bất hoạt khi tế bào có 2 NST trở lên. Số phát biểu đúng là: A.1. B. 2. C.3. D. 4. Câu 23: Cho các nhận định sau về vùng đầu mút của NST: 1. Vùng đầu mút của NST là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi. 2. Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không thể dính vào nhau. 3. Vùng đầu mút của NST là nơi liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. 4. Vùng đầu mút của NST là vị trí duy nhất có khả năng xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân I. Số nhận định đúng là: A.3. B. 4. C.1. D. 2. Câu 24: Sự kết hợp giữa hai cromatit có cùng nguồn gốc trong cặp tương đồng sau đó trao đổi chéo các đoạn có thể sẽ làm phát sinh bao nhiêu biến dị dưới đây: 1. Chuyển đoạn. 2. Lặp đoạn. 3. Hoán vị gen. 4. Đảo đoạn. 5. Mất đoạn. 6. Thay thế các cặp nucleotit. A.1. B. 2. C.3. D. 4. Câu 25: Cho các phát biểu sau về đột biến gen 1. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. 2. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST. 3. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể. 4. Đột biến gen có thể gây lại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. Số phát biểu đúng là: A.3. B. 1. C.2. D. 4. 4 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! ĐÁP ÁN Câu ĐA Câu ĐA 1 B 16 B 2 C 17 A 3 B 18 D 4 A 19 C 5 A 20 C 6 D 21 A 7 B 22 C 8 C 23 C 9 B 24 B 10 C 25 A 11 D 12 B 13 14 D D ĐIỂM: 15 D Để có một hệ thống kiến thức vững chắc giúp các em tự tin chinh phục điểm cao môn Sinh học trong kỳ thi THPT QG năm học 2017. Thầy đã xây dựng một hệ thống các khóa học logic với nhau giúp tất cả các em từ chưa có kiến thức cơ bản mộn Sinh học, sau khi học hết hệ thống các khóa trong gói Pro S thì được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể chinh phục ngưỡng điểm 9-10. KHÓA NÂNG CAO: CHINH PHỤC CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ ĐANG PHÁT HÀNH  Khóa nâng cao 2017: Chinh phục cơ chế Di truyền và Biến dị được thầy thầy xây dựng hoàn toàn mới so với khóa năm 2016. Khóa học năm nay có sự hội tụ mọi câu hỏi nâng cao và các dạng bài mới nhất trong tất cả các tài liệu, đề thi thử trên cả nước hoặc do thầy biên soạn. Khi tham gia khóa học này các em sẽ không cần đi sưu tầm các câu hỏi từ các nguồn…  Đối tượng có thể tham gia khóa Nâng cao CHINH PHỤC CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ + Những em đã được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao phần Cơ chế Di truyền và Biến dị (học xong chuyên đề 1 và 2 khóa LT THPT QG 2017) đều nên tham gia khóa học này. + Khóa học này rất phù học cho những em học sinh khối Chuyên Sinh. + Khóa học giúp cho những em đã đi học thêm bên ngoài mà học qua phần Cơ chế Di truyền và Biến dị thấy kiến thức của mình còn thiếu gì, trình độ mình đang đạt mức độ nào… Cấu trúc Khóa học: có 29 bài giảng và đề thi online Mỗi bài giảng có: Video giảng kiến thức nâng cao + câu hỏi phân loại cao; Mỗi đề thi online có: 30 câu hỏi khá và khó + 20 câu hỏi phân loại cao. DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT PHẦN CÂU HỎI ĐƯỢC TRÍCH TỪ KHÓA NÂNG CAO CHINH PHỤC CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Để có đầy đủ hệ thống câu hỏi và lời giải chi tiết cùng video chữa từng câu, các em xem tại khóa Nâng cao Cơ chế Di truyền và Biến dị 2017 tại Moon.vn LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Xét 1 cặp gen chứa 2 alen B, b, thể lưỡng bội có kiểu gen: BB, Bb, bb Cá thể lệch bội có kiểu gen BBb, cá thể này có thể được tạo ra từ giao tử BB kết hợp với giao tử b, hoặc giao tử Bb kết hợp với B Giao tử BB nếu xuất phát từ cơ thể BB ban đầu thì có thể do rối loạn giảm phân 1 hoặc giảm phân 2, còn nếu giao tử BB xuất phát từ cơ thể Bb thì có thể do rối loạn giảm phân 2 Giao tử Bb sinh ra xuất phát từ cơ thể Bb do trong quá trình giảm phân bị rối loạn giảm phân 1. Xét các kết luận của đề bài: Kết luận 1: Loại giao tử bất thường BB thụ tinh với loại giao tử bình thường b → kết luận 1 đúng. Kết luận 2: Loại giao tử bất thường Bb thụ tinh với loại giao tử bình thường B → kết luận 2 đúng. Kết luận 3: Loại giao tử bất thường BBb thụ tinh với loại giao tử bất thường O. Ta thấy giao tử BBb không thể tạo ra được khi cơ thể xuất phát ban đầu có kiểu gen lưỡng bội BB, Bb hoặc bb → kết luận 3 không đúng. 5 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! Kết luận 4: Do không phân li NST ở kì sau 1, tạo loại giao tử bất thường Bb hoặc không phân li NST ở kì sau 2 tạo loại giao tử bất thường BB. Kết luận này đúng vì cơ thể Bb khi bước vào giảm phân, chúng nhân đôi tạo thành BBbb. Ở lần giảm phân 1, tại kì sau nếu giảm phân bình thường thì BB đi về 1 phía, bb đi về 1 phía, nhưng do xảy ra rối loạn nên cả BB và bb đều đi về 1 phía, 1 phía không có gì, kết thúc quá trình giảm phân 1, ở phía có cả BB và bb sẽ tạo 2 giao tử Bb, ở phía không có gì sẽ tạo giao tử O. Giao tử Bb sinh ra kết hợp với giao tử B do giảm phân bình thường ở cơ thể còn lại sẽ tạo cá thể đột biến BBb. Tương tự cơ thể Bb ban đầu xảy ra rối loạn phân li trong giảm phân 2: Cơ thể Bb khi bước vào giảm phân sẽ nhân đôi tạo BBbb, kết thúc giảm phân 1 bình thường tạo 2 tế bào có kiểu gen BB, bb, ở giảm phân 2 tế bào BB không phân li sẽ tạo giao tử BB, O, tế bào bb phân li bình thường tạo 2 giao tử b. Giao tử BB sinh ra kết hợp với giao tử b của cơ thể đem lai còn lại sẽ tạo ra thể đột biến lệch bội BBb. Vậy có 3 kết luận đúng là các kết luận 1, 2, 4 → chọn đáp án B Câu 2: Cơ thể mẹ có kiểu gen XBXb, bước vào giảm phân nhân đôi tạo XBXBXbXb. KẾt thúc kì sau giảm phân 1 bị rối loạn sẽ tạo 2 tế bào, 1 tế bào có chứa XBXBXbXb, 1 tế bào chứa ). Giảm phân 2 bình thường, tế bào có bộ NST O giảm phân tạo giao tử O, tế bào chứa XBXBXbXb giảm phân tạo XBXb và O. Vậy tính chung, cơ thể mẹ có kiểu gen XBXb, quá trình giảm phân không phân li NST ở kì sau của lần giảm phân I sẽ tạo 2 giao tử: XBXb, O Cơ thể bố có kiểu gen XbY giảm phân bình thường sẽ tạo giao tử Xb, Y. Xét phép lai: P: XBXb x XbY GP: XBXb, O Xb, Y B b b b B b Hợp tử F1: X X X : OX : X X Y : OY Vậy các trường hợp 1, 2, 7, 11 đúng → Đáp án C Chú ý: Hợp tử OY vẫn được tạo ra nhưng sau đó mới bị chết đi. Do đó khi tính số hợp tử được tạo ra ta vẫn phải tính OY Câu 3: Phát biểu 1: Các nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit. Phát biểu này đúng vì Các bazo nito thường tồn tại ở hai dạng cấu trúc: Dạng thường và dạng hiếm, các dạng hiếm (hỗ biến) có những vị trí liên kết hidro bị thay đổilàm cho chúng kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi làm phát sinh đột biến thay thế. Giả sử cặp A-T ban đầu, trong điều kiện môi trường tác động nó có thể kết cặp tạo A* - T (A* là dạng hiếm), khi nhân đôi lần 1 A* không bắt cặp với T mà chúng sẽ bắt cặp với X (do T và X cùng có kích thước bé) từ đó dẫn đến đột biến thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác. Phát biểu 2: Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. Phát biểu này đúng vì đột biến gen có thể làm biến đổi cấu trúc của gen, từ đó tạo ra các alen mới, làm phong phú vốn gen của quần thể. Phát biểu 3: Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit. Phát biểu này sai vì đột biến điểm là đột biến liên quan đến 1 cặp nucleotit trong gen được gọi là đột biến điểm. Phát biểu 4: Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa. Phát biểu này đúng vì trong tự nhiên, tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp, tử 10-6 - 10-4. Tuy nhiên số lượng gen trong tế bào rất lớn và số cá thể trong quần thể cũng rất nhiều nên chìn chung trong mỗi quần thể sinh vật, số lượng gen đọt biến được tạo ra trên mỗi thế hệ là đáng kể, tạo nên nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa. Phát biểu 5: Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. đúng vì mức độ gây hại của đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen. Trong môi trường này hoặc trong tổ hợp gen này thì alen đột biến có thể là có hại nhưng trong môi trường khác hoặc trong tổ hợp gen này thì alen đột biến có hại nhưng trong môi trường khác hoặc trong tổ hợp gen khác thì alen đột biến đó lại có thể có lợi hoặc trung tính. Ví dụ: Ở loài bướm sâu đo bạch dương, trong điều kiện môi trường không có khói đen và bụi than công nghiệp thì những con bướm màu trắng ngụy trang tốt khi đậu trên cây bạch dương, bướm màu đen xuất hiện do đột biến khi đậu trên cây này sẽ dễ dàng bị kẻ thù phát hiện. Nhưng do điều kiện có nhiều khu công nghiệp, khói bụi và than công nghiệp làm thân cây bạch dương chuyển sang màu đen, môi trường sống thay đổi làm bướm đột biến màu đen trở thành có lợi. 6 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! Phát biểu 6: Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T. Phát biểu này sai vì Hóa chất 5 - Brôm Uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của Timin gây thay thế A-T bằng G-X. Vậy các phát biểu 1, 2, 4, 5 đúng → Chọn đáp án B Câu 4: Trong các phát biểu trên: Phát biểu 1: 1. Vì đột biến gen làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen nên sẽ làm thay đổi trình tự axit amin của chuỗi poolipeptit tương ứng.. Phát biểu này sai vì đột biến thay thế có thể là dạng đột biến đồng nghĩa (dựa trên tính thoái hóa của mã di truyền) làm biến đổi bộ 3 này thành bộ 3 khác nhưng cùng mã hóa 1 axit amin (ví dụ: bộ ba trước đột biến là UUA quy định axit amin leuxin, sau đột biến thành UUG cùng quy định axit amin leuxin). Phát biểu 2: Đột biến gen, dạng đột biến trội sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể phát sinh đột biến. Phát biểu này sai vì nếu đó là tế bào xoma thì đột biến trội sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể phát sinh đột biến, nhưng nếu đây là đột biến giao tử thì đột biến sẽ biểu hiện kiểu hình ở thế hệ sau. Ví dụ: P: aa x aa GP: A (giao tử đột biến) a F1: Aa → thể đột biến được biểu hiện ở thế hệ sau chứ không phải ngay trên kiểu hình của cơ thể phát sinh đột biến. Phát biểu 3: Xét ở cấp độ phân tử, đa số đột biến gen là có hại, vì nó là phá vỡ mối quan hệ giữa kiểu gen và môi trường. Phát biểu này sai vì xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính). Điều này đã được chứng minh khi nghiên cứu trên 59 mẫu biến dị của phân tử hemoglobin trong máu người thì thấy 43 mẫu đột biến không gây ảnh hưởng gì rõ rệt về mặt sinh lí đối với cơ thể. Phát biểu 4: Không phải tất cả các đột biến gen đều được di truyền qua sinh sản hữu tính. Phát biểu này đúng vì đột biến xoma là dạng xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng, sẽ được nhân lên và biểu hiện ở một mô hoặc cơ quan nào đó (ví dụ: cành bị đột biến nằm trên cây bình thường do đột biến xoma ở đỉnh sinh trưởng). Đột biến xoma không thể di truyền qua sinh sản hữu tính mà di truyền qua sinh sản sinh dưỡng. Phát biểu 5: Những đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thì thường có hại cho thể đột biến. Phát biểu này đúng vì đột biến gen có thể gât hại cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. Tuy nhiên, những đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của protein thì thường có hại cho thể đột biến, một số đột biến gen cũng có thể làm thay đổi chức năng của protein theo hướng có lợi cho thể đột biến. Vậy có 2 phát biểu đúng là phát biểu 4 và 5 → chọn đáp án A Câu 5: Khi quần thể giao phối lưỡng bội, giả sử P: 2n x 2n Cơ thể 2n giảm phân bình thường sẽ cho giao tử n, nếu cơ thể này bị rối loạn phân li ở 1 cặp NST thì giảm phân sẽ tạo giao tử n + 1 và giao tử n - 1. Theo đề bài: ở một số tế bào sinh giao tử (chứng tỏ đa số các tế bào khác vẫn giảm phân bình thường), cặp nhiễm sắc thể thường số 1 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường sẽ tạo các loại giao tử n, n + 1, n - 1 ở cả bố và mẹ. Sơ đồ lai: P: 2n x 2n GP: n, n+1, n-1 n, n+1, n-1 F1: 2n : 2n + 2 : 2n - 2 : 2n - 1 : 2n + 1 Vậy có 5 tổ hợp về NST có thể tạo ra → các trường hợp 1, 2, 3, 4, 7 đúng. Chú ý các trường hợp 5, 8, 9 không thể xảy ra vì cả bố và mẹ đều xảy ra rối loạn ở cùng cặp NST số 1. Câu 6: Xét các phát biểu: Phát biểu 1: Vùng điều hòa của gen nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc. Phát biểu này sai vì mạch gốc của gen có chiều từ 3' → 5' theo thứ tự: 3' vùng điều hóa - vùng mã hóa - vùng kết thúc 5' → vùng điều hòa nằm ở đầu 3' chứ không phải 3' của mạch mã gốc. Phát biểu 2: Một codon có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin. Phát biểu này sai vì mã di truyền có tính đặc hiệu. Một mã di truyền chỉ mã hóa cho duy nhất 1 axit amin. 7 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! Phát biểu 3: Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép. Phát biểu này sai vì mARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn chứ không phải mạch kép. Phát biểu 4: ADN có thể có cấu trúc một mạch hoặc hai mạch. Phát biểu này đúng vì ở nhân sơ và nhân thực thì ADN có cấu trúc 2 mạch, nhân sơ thì mạch vòng, nhân thực thì mạch xoắn. ADN trong ti thể và lục lạp cũng có dạng vòng. Tuy nhiên ở virus ADN có thể có dạng mạch đơn. Phát biểu 5: Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho cho tổng hợp chuỗi polipeptit là metionin. Phát biểu này đúng, còn ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu cho tổng hợp chuỗi polipeptit là foocmil metionin. Vậy có 2 phát biểu đúng → chọn đáp án D Câu 7: Xét trường hợp gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X: Ở giới XX: Có thể có kiểu gen: XAXA : XAXa : XaXa → 1/3 = 33,3% cơ thể có biểu hiện bệnh. Ở giới XY: Có thể có kiểu gen: XAY : XaY → 1/2 = 50% cơ thể có biểu hiện bệnh. Xét nội dung 1: Tính trạng thường dễ biểu hiện ở giới XX. Nội dung này sai vì tính trạng phải dễ biểu hiện ở XY chứ không phải ở XX. Nội dung 2: Tỉ lệ phân li của tính trạng không giống nhau ở 2 giới. Nội dung này đúng vì ở giới dị giao (XY) thì khả năng biểu hiện tính trạng sẽ cao hơn giới đồng giao (XX) do chỉ cần có 1 alen lặn tính trạng cũng được biểu hiện còn ở giới đồng giao thì cần có cả 2 alen lặn tính trạng mới được biểu hiện. Nội dung 3: Có hiện tượng di truyền chéo. Nội dung này đúng vì gen này nằm trên NST giới tính X nên sẽ tuân theo quy luật di truyền chéo: Bố bị bệnh sẽ truyền gen bệnh cho con gái và truyền cho cháu trai. Nội dung 4: Kết quả lai thuận, lai nghịch khác nhau. Nội dung này đúng vì giả sử Phép lai thuận P1: XAXA x XaY → F1: XAXa : XAY → 100% kiểu hình trội Phép lai nghịch P2: XaXa x XAY → F1: XAXa : XaY → 50% trội : 50% lặn Vậy các nội dung 2, 3, 4 đúng → chọn đáp án B Câu 8: Trong quá trình nhân đôi: A môi trường liên kết với T mạch gốc và ngược lại, T môi trường liên kết với X mạch gốc và ngược lại, từ đó mạch mới được hình thành → ADN được nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung. Trong quá trình phiên mã: Trước hết enzim ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có chiều 3' → 5' và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). Sau đó ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5' để tổng hợp nên phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung: A bắt đôi với U, T bắt đôi với A, G bắt đôi với X và ngược lại theo chiều 5' → 3'. Do vậy ở phiên mã xuất hiện nguyên tắc bổ sung giữa các bazo. Trong quá trình phiên mã ngược: Phiên mã ngược là quá trình từ ARN để tổng hợp nên gen. Ở quá trình này cũng xuất hiện nguyên tắc bổ sung, khi đó A môi trường liên kết với U của ARN, T môi trường liên kết với A của ARN, G môi trường liên kết với X của ARN, X môi trường liên kết với G của ARN. Quá trình thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái nên không liên quan đến nguyên tắc bổ sung. Quá trình dịch mã là quá trình tổng hợp protein, khi đó tARN mang codon đối mã đến khớp với bộ ba mã sao trên mARN theo đúng nguyên tắc bổ sung. Vậy các trường hợp 1, 2, 3, 5 đúng → chọn đáp án C Câu 9: Xét các nội dung trên: Nội dung 1: Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là ARN hoặc pôlypeptit. Nội dung này đúng, đây là khái niệm về gen. Ví dụ: Gen Hemoglobin anpha là gen mã hóa chuỗi polipeptit anpha góp phần tạo enen phân tử Hb trong tế bào hồng cầu. Nội dung 2: Nếu gen bị đột biến có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không dịch mã được. Nội dung này đúng vì nếu đột biến gen (giả sử đột biến thay thế) làm bộ ba mở đầu: AUG trở thành 1 bộ ba khác thì sản phẩm của gen sẽ không được dịch mã. 8 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! Nội dung 3: Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã là 5’UAA3’, 5’UAG3’ và 5’UGA3’. Nội dung này sai vì ba bộ ba 5’UAA3’, 5’UAG3’ và 5’UGA3’là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã chứ không phải quá trình phiên mã. Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN từ khuôn mẫu của gen. Tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã là khi ARN polimeraza di chuyển gặp vùng kết thúc trên gen. Nội dung 4: Gen bị đột biến thì cơ thể thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức sống, sức sinh sản. Nội dung này sai vì gen bị đột biến thì có thể có hại, có lợi hoặc trung tính. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến gen thường vô hại (trung tính). Vậy các nội dung 1, 2 đúng → chọn đáp án B. Câu 10: Xét các nội dung trên: Nội dung 1: ADN pôlimeraza tham gia nối các đoạn Okazaki để thành một mạch hoàn chỉnh. Nội dung này sai vì ADN polimeraza có chức năng tổng hợp mạch mới có chiều từ 5' → 3' còn chức năng nối các đoạn okazaki là vai trò của enzim ligaza. Nội dung 2: ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3’→5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3'. Nội dung này đúng vì ADN di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3' → 5' và chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3' nên trên mạch khuôn 3' → 5', mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5' → 3', mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau đó các đoạn okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối. Nội dung 3: ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 5’→ 3’ để tổng hợp mạch mạch mới theo chiều 3’→ 5’. Nội dung này sai (xem giải thích ở nội dung 2). Nội dung 4: ADN pôlimeraza tham gia tháo xoắn và tách các mạch đơn của ADN mẹ. Nội dung này sai vì trong quá trình nhân đôi ADN, ADN được tháo xoắn nhờ enzim tháo xoắn chứ không phải nhờ ADN polimeraza.Enzim tháo xoắn có tên là Helicasa. Nội dung 5: ADN pôlimeraza chỉ tác dụng lên một trong hai mạch đơn của ADN mẹ. Nội dung này sai vì ADN polỉmeraza tác động lên cả 2 mạch ADN chứ không phải chỉ tác động lên 1 mạch. Vậy chỉ có nội dung 2 đúng → chọn đáp án C Câu 11: Xét các nội dung về dịch mã: Nội dung 1: Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba kết thúc trên mARN. Nội dung này sai vì quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN chứ không phải khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba kết thúc trên mARN. Nội dung 2: Sự kiện đầu tiên của dịch mã là khi tARN có bộ ba đối mã là 3’AUG5’ liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN. Nội dung này sai vì sự kiện đầu tiên của dịch mã là tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. Vị trí này nằm gần codon mở đầu. Sau đó bộ ba đối mã của phực hệ mở đầu Met-ARN (UAX) bổ sung chính xác với codon mở đầu AUG trên mARN. Nội dung 3: Ở giai đoạn kéo dài, ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều từ 3’ đến 5’. Nội dung này sai vì riboxom dịch chuyển theo chiều từ 5' → 3' trên mARN chứ không phải 3' → 5'. Nội dung 4: Hoạt động đầu tiên của giai đoạn tổng hợp chuỗi pilipeptit là tiểu phần nhỏ của riboxom tiếp xúc với phân tử mARN tại vị trí liền kề mã mở đầu. Nội dung này đúng. Nội dung 5: Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là 3’UAX5’ liên kết được với bộ ba mở đầu trên mARN. Nội dung này đúng. Vậy có 2 nội dung đúng → Chọn đáp án D Câu 12: Xét các nội dung về ADN: Nội dung 1: Có kích thước lớn để lưu giữ được lượng lớn thông tin di truyền. Nội dung này đúng vì ADN là đại đa phân tử, có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit. Do đó nó có kích thước lớn để có thể lưu giữ được lượng lớn của thông tin di truyền. Nội dung 2: Dễ dàng bị đột biến trong điều kiện sinh lí bất thường của tế bào. Nội dung này sai vì trong điều kiện sinh lí bình thường của tế bào thì nó cũng có thể bị dễ dàng bị đột biến. 9 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! Nội dung 3: Có khả năng tự nhân đôi chính xác. Nội dung này đúng vì quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. Nhờ đó, hai phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ. Nội dung 4: Có khả năng tích lũy các đột biến qua các thế hệ. Nội dung này đúng vì ADN có khả năng tích lũy thông tin di truyền qua các thế hệ và nó được nhân lên qua cơ chế nhân đôi ADN. Vậy nội dung 1, 3, 4 đúng → chọn đáp án B Câu 13: Xét các nội dung Nội dung 1: Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc của gen, có thể làm biến đổi mARN và prôtein tương ứng. Nội dung này đúng vì giả sử đột biến gen dạng thay thế có thể làm chuỗi polipeptit thay đổi 1 axit amin → có thể làm biến đổi mARN và protein tương ứng. Nội dung 2: Đột biến gen làm xuất hiện alen mới. Nội dung này đúng vì đột biến gen dẫn đến thay đổi trình tự nucleotit nên mỗi lần biến đổi về cấu trúc lại tạo ra 1 alen mới khác biệt với alen ban đầu. Nội dung 3: Xét ở cấp độ cá thể, đa số đột biến gen khi biểu hiện là có lợi cho thể đột biến. Nội dung này sai: Vì xét ở cấp độ cá thể, đa phần đột biến gen khi biểu hiện là có hại. Nội dung 4: Đột biến gen thường biểu hiện ngay ra kiểu hình của sinh vật. Nội dung này sai vì đột biến gen thường là đột biến lặn, chúng đi vào trạng thái dị hợp và tồn tại bên cạnh alen trội tương ứng. Do đó thường không biểu hiện ngay ra kiểu hình của sinh vật. Nội dung 5: So với đột biến NST thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa. Nội dung này đúng vì đột biến gen thường xuyên xảy ra và ít ảnh hưởng hơn so với NST, do đó nó là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. Vậy các nội dung 1, 2, 5 đúng → Đáp án C Câu 14: Xét các phát biểu trên: Phát biểu 1: Ở sinh vật nhân thực, thành phần của nhiễm sắc thể gồm ADN và prôtêin chủ yếu là loại histon. Phát biểu này đúng. Phát biểu 2 sai vì mỗi nucleoxom gồm 8 phân tử histon được quấn quanh bởi 1(3/4) vòng xoắn ADN (khoảng 146 cặp nucleotit) chứ không phải 146 nucleotit. Phát biểu 3: Nhiễm sắc thể bị đột biến thường gây hại cho sinh vật. Phát biểu này đúng vì đột biến NST thường làm ảnh hưởng đên nhiều gen → thường gây hại cho cơ thể sinh vật. Phát biểu 4: Hình thái của nhiễm sắc thể là đặc trưng cho loài và không thay đổi trong quá trình phân bào. Phát biểu này sai vì hình thái của NST thường thay đổi trong quá trình phân bào. Ở kì trung gian, NST có dạng sợi mảnh, đơn, còn ở kì đầu, NST có dạng kép, co ngắn, ở kì giữa NST co xoắn cực đại, kì cuối chúng lại giãn xoắn. Phát biểu 5: Lặp đoạn nhiễm sắc thể tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra. Phát biểu này đúng vì lặp đoạn có thể làm phát sinh thêm gen mới → quá trình nhân đôi ADN bị rối loạn, do đó đột biến gen dễ xảy ra hơn. Phát biểu 6: Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. Phát biểu này sai vì NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào chứ không phải phân tử. Vậy các phát biểu 1, 3, 5 đúng → chọn đáp án D Câu 15: Có nhiều yếu tố tham gia quá trình tổng hợp AND - ADN mẹ dùng làm khuôn. - Nguyên liệu: các nucleotide - Tri - photphat (dATP, dGTP, cDTP và dTTP). Các nucleotide - Tri P vừa có chức năng làm nguyên liệu vừa làm chức năng cung cấp năng lượng. Khi tiến hành gắn nucleotide vào chuỗi, liên kết cao năng được giải phóng để cung cấp năng lượng cho phản ứng tạo liên kết ester kéo dài chuỗi: dATP → dAMP + H3PO4 ΔG' = - 7,3 Kcalo/M - Enzyme tham gia quá trình tổng hợp ADN có nhiều loại: + AND - polymerase làm nhiệm vụ xúc tác quá trình kéo dài chuỗi poly nucleotide theo chiều 5' → 3'. Có 3 loại AND - polymerase khác nhau. + Topoizomerase làm nhiệm vụ mở xoắn của ADN làm cho phân tử ADN duỗi thẳng ra. 10 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! + Helicase làm nhiệm vụ phân huỷ các liên kết hydro để tách 2 chuỗi polynucleotide rời nhau ra. + AND - ligase làm nhiệm vụ nối các đoạn AND - okasaki lại. + ARN - polymerase (primase) xúc tác tổng hợp đoạn ARN mồi. - Các loại protein: tham gia tái sinh ADN có nhiều loại protein đặc hiệu như protein SSB, protein Dna .. Vậy các thành phần 1, 2, 4, 5, 6 đúng → chọn đáp án D Câu 16: Quá trình nhân đôi ADN ở E.coli đại diện cho quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có những điểm chung như sau: + Đều có chung cơ chế nhân đôi ADN + Đều theo nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn. + Đều cần nguyên liệu là ADN khuôn, các loại enzim sao chép, nucleotit tự do. + Đều tổng hợp mạch mới theo chiều 5' - 3'diễn ra theo 1 cơ chế Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có những điểm khác nhau cơ bản sau: + Ở sinh vật nhân thực, ADN có kích thước lớn nên sự nhân đôi xảy ra ở nhiều điểm tạo nên nhiều đơn vị nhân đôi (hay còn gọi là đơn vị tái bản) trong khi đó ở sinh vật nhân sơ chỉ có một đơn vị nhân đôi. + Ở sinh vật nhân thực quá trình nhân đôi do nhiều loại enzim tham gia hơn so với sinh vật nhân sơ. + Ở sinh vật nhân thực do ADN có kích thước lớn và có nhiều phân tử ADN nên thời gian nhân đôi kéo dài hơn nhiều lần so với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ. + Ở sinh vật nhân thực quá trình nhân đôi ADN diễn ra liên tục và đồng thời với quá trình phiên mã và dịch mã còn ở sinh vật nhân thực thì quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong pha S của chu kì tế bào. Vậy trong các nội dung của đề bài chỉ có nội dung 2 và 3 đúng → chọn đáp án C. Câu 17: Xét các nhận định của đề bài: Nhận định 1: Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau. Nhận định này sai vì quá trình nhân đôi của ADN đều diễn ra ở pha S của kì trung gian chứ không phải diễn ra ở các thời điểm khác nhau. Nhận định 2: Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen. Nhận định này đúng vì phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin (intron). Vì vậy các gen này được gọi là gen phân mảnh. Mặt khác, gen tồn tại trên NST, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng → gen cũng tồn tại theo cặp alen. Nhận định 3: Có độ dài và số lượng các loại nuleotit bằng nhau. Nhận định này sai vì các ADN khác nhau có kích thước khác nhau và có số lượng nucleotit khác nhau. Nhận định 4: Có cấu trúc mạch xoắn kép thẳng. Nhận định này đúng. Nhận định 5: Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài. Nhận định này đúng vì mỗi loài có số lượng bộ NST đặc trưng → số lượng, hàm lượng ADN cũng tương đối ổn định và đặc trưng cho loài. Vậy các nhận định 2, 4, 5 đúng → chọn đáp án A Câu 18: + Phát biểu 1: Đúng. + Phát biểu 2: Đúng. + Phát biểu 3: Sai. + Phát biểu 4: Sai. + Phát biểu 5: Đúng. + Phát biểu 6: Đúng. + Phát biểu 7: Sai. + Phát biểu 8: Sai. Vậy các nhận định 1, 2, 5, 6 đúng → chọn đáp án D Câu 19: Xét các phát biểu của đề bài: + Phát biểu 1: Từ mỗi phân tử mARN sơ khai, có thể tổng hợp nên nhiều phân tử protein có cấu trúc khác nhau. Phát biểu này đúng vì mARN sơ khai được tạo ra từ quá trình phiên mã,sau đó nó được cắt và nối 11 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! các đoạn exon theo nhiều cách khác nhau. Nên có nhiều mARN trưởng thành được tạo ra. Vì vậy sẽ có nhiều khuôn mẫu để tổng hợp nên các chuỗi polipeptit khác nhau. + Phát biểu 2: Phân tử ADN chỉ có 1 mạch làm khuôn, mạch còn lại là mạch mã hóa. Phát biểu này sai vì phân tử ADN chỉ có 1 mạch làm khuôn, mạch còn lại là mạch bổ sung chứ không phải mạch mã hóa. + Phát biểu 3: Nhiều chuỗi polipeptit có thể được tổng hợp từ một mARN trưởng thành duy nhất. Câu này đúng vì trên mỗi mARN trưởng thành có thể có nhiều riboxom cùng tham gia dịch mã và tạo ra nhiều chuỗi polipeptit cùng loại. + Phát biểu 4: Một chuỗi polipeptit có thể được tổng hợp bởi nhiều riboxom. Nhận định này sai vì 1 chuỗi polipeptit chỉ được tổng hợp bởi 1 riboxom, còn nhiều chuỗi polipeptit cùng loại mới được tổng hợp bởi nhiều riboxom. Câu 20: Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở cấp độ phiên mã. Quá trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ theo mô hình operon - Lac. Trong các dạng điều hòa theo đề bài thì 1: điều hòa phiên mã đúng. 2: điều hòa đóng xoắn NST là điều hòa trước phiên mã ở sinh vật nhân thực, ở sinh vật nhân sơ chưa có → 2 sai. 3: điều hòa sau dịch mã là quá trình đóng gói sản phẩm nhờ bộ máy Gongi và phân bố đi khắp các tế bào.Đây là quá trình điều hòa ở sinh vật nhân thực vì chỉ ở sinh vật nhân thực mới có bộ máy Gongi → 3 sai. 4: Điều hòa qua Operon là quá trình điều hòa theo Jacop và Mono nghiên cứu ở vi khuẩn E.coli → 4 đúng. Vậy chỉ có trường hợp 1, 4 đúng → chọn đáp án C Câu 21: Xét các nhận định của đề bài về NST giới tính ở người: Nhận định 1: NST X không mang gen liên quan đến giới tính. Nhận định 1 sai vì NST X có mang gen quy định giới tính và cũng có gen quy định các tính trạng thường. Nhận định 2: Trên vùng tương đồng của NST X và Y, gen không tồn tại thành cặp alen. Phát biểu này sai vì trên vùng tương đồng của X và Y gen tồn tại thành từng cặp alen, còn trên vùng không tương đồng của X và Y thì gen mới không tồn tại thành từng cặp alen. Nhận định 3: Trên NST Y mang cả gen quy định giới tính và gen quy định tính trạng khác. Nhận định này đúng vì ngaofi gen quy định giới tính thì trên NST giới tính Y còn mang các gen quy định tính trạng khác như tật dính ngón tay 2 và 3, tật có túm lông trên tai... Nhận định 4: NST Y cũng tiến hành trao đổi chéo tại vùng không tương đồng với NST X ở kì đầu giảm phân I. Nhận định này sai vì NST X và NST Y vẫn có thể xảy ra trao đổi chéo tại vùng tương đồng của X và Y, còn tại vùng không tương đồng với NST X chúng không xảy ra trao đổi chéo. Vậy chỉ có nhận định 3 đúng → Chọn đáp án A Câu 22: Nhận định 1: đúng Nhận định 2: sai. Vì nếu gen nằm ở cùng tương đồng thì sẽ biểu hiện như csc gen trong nhân trên nhiễm sắc thể thường. Nhận định 3: đúng Nhận định 4: đúng. Vậy chỉ có nhận định 3 đúng → Chọn đáp án A Câu 23: Xét các nhận định trên về vùng đầu mút của NST: Nhận định 1: Vùng đầu mút của NST là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi. Nhận định này sai vì trình tự nucleotit bắt đầu quá trình nhân đôi là một trình tự đăc biệt, mà tại đó ADN bắt đầu nhân đôi, vùng đầu mút của NST có chức năng làm ổn định NST, làm bộ NST không bị dính vào nhau, hay nói cách khác vùng đầu mút có chức năng bảo vệ NST. 12 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn Các em nên học theo các khóa học Pro S 2017 tại Moon.vn để có đầy đủ hệ thống kiến thức và dạng câu hỏi mới! Nhận định 2: Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không thể dính vào nhau. Nhận định này đúng. Nhận định 3: Vùng đầu mút của NST là nơi liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. Nhận định này sai vì tâm động mới là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong phân bào. Nhận định 4: Vùng đầu mút của NST là vị trí duy nhất có khả năng xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân I. Nhận định này sai vì trao đổi chéo có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên NST. Vậy chỉ có nhận định 2 đúng → chọn đáp án C Câu 24: Hai cromatit có cùng nguồn gốc trong cặp tương đồng (NST kép): là 2 cromatit có cùng nguồn gốc, giống ệt nhau và dính nhau ở tâm động, chúng mang 1 nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ, hai cromatit này hoạt động như 1 thể thống nhất, gen trên NST này thường tồn tại thành từng cặp và ở trạng thái đồng hợp tử. Sự kết hợp giữa hai cromatit có cùng nguồn gốc trong cặp tương đồng sau đó trao đổi chéo các đoạn có thể sẽ làm phát sinh đột biến mất đoạn và lặp đoạn theo cơ chế: Câu 25: Xét các phát biểu trên: Phát biểu 1: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Phát biểu này đúng, đây là khái niệm về đột biến gen. Phát biểu 2: Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST. Phát biểu này sai vì đột biến gen chỉ liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nucleotit chứ không thể làm thay đổi vị trí của gen trên NST. Phát biểu 3: Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể. Phát biểu này đúng vì đột biến gen dẫn đến thay đổi trình tự nucleotit nên mỗi lần biến đổi về cấu trúc lại tạo ra 1 alen mới khác biệt với alen ban đầu. Phát biểu 4: Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. Phát biểu này đúng vì đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính). Tuy nhiên, những đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của protein thì thường có hại cho thể đột biến, một số đột biến gen cũng có thể làm thay đổi chức năng của protein theo hướng có lợi cho thể đột biến. Vậy các phát biểu 1, 3, 4 đúng → chọn đáp án A. 13 Thầy THỊNH NAM tặng học sinh câu hỏi trích từ các khóa học trong Pro S Sinh 2017 – Tại Moon.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan