Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5...

Tài liệu Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5

.PDF
59
2278
75

Mô tả:

Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch CÁC DẠNG BÀI TẬP NÂNG CAO MÔN TIẾNG VIỆT (BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ, GIỎI LỚP 5) GỢI Ý ĐÁP ÁN (Tập 1): Đề 1: Câu 1: (4đ) Cho câu “ Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống”, hãy: a) Xác định các danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ: Bài làm: + Danh từ: cái, cối, giấc mộng, gian nhà. + Động từ: xuất hiện, ngồi. + Tính từ: xinh xinh, chễm chệ (dáng ngồi oai vệ của người tự cao), trống. + Quan hệ từ: như, giữa. b) Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy: Bài làm: + Từ đơn: cái, cối, như, giữa, một, trống. + Từ ghép: giấc mộng, gian nhà. + Từ láy: xinh xinh, chễm chệ. Câu 2: (2đ) Tìm các từ “sắc” đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau: a) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. b) Con dao này rất sắc. c) Mẹ đang sắc thuốc cho bà. d) Trong vườn, muôn hoa đang khoe sắc. Bài làm: - Nghĩa của từ sắc là: màu sắc của một vật nào đó. + Từ “sắc” trong câu a và câu d là hai từ nhiều nghĩa. + Từ “sắc” trong câu a và câu d so với từ “sắc” trong câu b và câu c là từ đồng âm. Câu 3: (2đ)“ Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.” Hai câu trên liên kết với nhau bằng cách nào? Từ ngữ nào cho biết điều đó? Bài làm: + Liên kết bằng cách: dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ. + Đó là từ: từ ngữ nối (rồi thì); lặp từ ngữ (cây gạo - nó, cây vông - bãi vông). Câu 4: (2đ) a) Hãy xác định vế câu, chủ ngữ và vị ngữ của từng vế trong câu ghép: “Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt /thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình.” CN1 VN1 CN2 VN2 b) Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng cách: dùng từ ngữ nối - Từ ngữ cho biết điều đó là từ: “thì” Câu 5: (2 điểm) Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập (1945), Bác Hồ đã viết : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” 1 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch Hỏi: Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập như thế nào ? Trả lời: - @: HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. Câu 6: (3đ) Em hãy viết đoạn văn tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập 2. Bài viết: Sách Tiếng Việt 5, tập 2 là một thành viên của gia đình sách giáo khoa Tiểu học. Chú ấy có thân hình giống như hình chữ nhật mà em đã học với bề dài khoảng 24cm, bề rộng khoảng 17cm, dày 2cm với tổng cộng 180 trang. Lớp áo ngoài của chú ấy mang màu xanh da trời. Trên đó có in hình của các bạn nhỏ đang ngồi đọc sách. Những trang giấy bên trong đều là giấy loại tốt làm chữ đen nổi rõ lên nền giấy trắng tinh. Để thuận cho các bạn học tập, em đã khéo léo xếp các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, em còn ghép các bức tranh minh họa sinh động giúp các bạn có hứng thú học tập hơn. Em hi vọng mình sẽ đem đến cho các bạn nhỏ nhiều kiến thức bổ ích. --------------------------------------------------------------- Đề 2 Câu 1: ( 3điểm) Cho câu sau: “ Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.” a. Xác định danh từ, động từ, tính từ: a. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy: Bài làm: a) + Danh từ: ngay, thềm lăng, cây, vạn tế, đoàn quân, danh dự (tiếng tăm; có thành tích tốt). + Động từ: cho, đứng + Tính từ: tượng trưng (có tính chất hình thức), trang nghiêm (thái độ hết sức tôn kính, coi trọng). b) + Từ đơn: cây, ngay, cho, đứng. + Từ ghép: thềm lăng, mười tám, cây vạn tuế, tượng trưng, đoàn quân, danh dự, trang nghiêm. + Từ láy: (không có) Câu 2: (2 điểm) Xác định rõ hai kiểu từ ghép ( từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong số các từ sau: “Nóng lạnh, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá.” Bài làm: - Từ ghép có nghĩa phân loại (chính phụ): nóng ran, lạnh toát, lạnh ngắt, nóng giãy. - Từ ghép có nghĩa tổng hợp (đẳng lặp): nóng lạnh, nóng nực, lạnh giá. Câu 3: (3 điểm) Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau: a) Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương TN TN CN VN binh lặng lẽ trôi. b) Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép. TN CN1 VN1 CN2 VN2 c) Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. TN CN VN + Mịt mùng: không gian bao la, mờ ảo. + Lộp độp: tiếng của vật nhỏ, mềm rơi xuống. 2 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch + Lép nhép: tiếng chạy trên chỗ lầy, dính. + Rải rác: phân tán nhiều nơi, mỗi chỗ một ít. + Râm ran: âm thanh rộn rã, liên tiếp thành từng đợt. Câu 4: (2 điểm) Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? a. Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. (từ đồng âm) b. Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. (từ nhiều nghĩa) c. Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhôn nhip. (từ nhiều nghĩa) + đường (nghĩa gốc): lối đi nối liền 2 hay nhiều điểm. Câu 5: (2 điểm) Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau: a) Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp mật, như đường mía lau. (Ca dao) b) Con ra tuyền tuyến xa xôi Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền. (Tố Hữu) Trả lời: - @: Các từ đồng nghĩa trong 2 câu trên là: mẹ - bầm. Câu 6: ( 3điểm) Viết đoạn văn ngắn tả buổi sáng trên cánh đồng. Bài viết: Buổi sáng không khí trong lành và mát mẻ. Ông mặt trời còn ngái ngủ nên ánh nắng không gay gắt mà dịu dàng. Chị gió đi chơi sớm tạt ngang qua cánh đồng mát rượi. Những giọt sương còn động lại trên nhánh lúa nhìn long lanh như ngọc bích. Cảm giác đầu tiên em cảm nhận được là mùi lúa chín thơm ngọt ngào làm em sảng khoái hẳn.Đứng từ đây nhìn ra xa thấy lúa đến tận chân trời. Lua trải dài mênh mông như tấm thảm lụa vàng. Những thửa ruộng nối tiếp nhau, càng xa thì không còn thấy bờ đâu nữa. Nằm giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, con kênh nào bụng cũng căng đầy nước, dẫn nước đều đặn cho các thửa ruộng. Từ xa, nhìn chúng như những sợi chỉ màu mềm mại tô điểm thêm cho tấm thảm lụa. Những thửa ruộng với những bông lúa nặng trĩu hạt. Thân lúa cong xuống như lưỡi liềm, nâng niu những hạt thóc quý. Đó là thành quả của bao ngày tháng chăm sóc, trông mong của các bác nông dân. Cánh đồng buổi sáng tưởng như yên tĩnh nhưng đâu đó vẫn vang lên những âm thanh sôi động. Ẩn mình dưới gốc lúa, những chú nhái sau giấc ngủ, nhảy nhót tung tăng. Từ những bụi rậm của con kênh vang lên tiếng uôm oạp của các chú ếch con. Các chị châu chấu, cào cào cũng tĩnh dậy bay rào rào đi kiếm ăn. Xa xa, có những anh cò chăm chỉ ra đồng tìm bữa ăn sáng. Trên cao từng đàn chim bay liệng, hót líu lo gọi nhau...Có những bác nông dân ra đồng sớm, đi thành từng tốp. Trên vai gánh nào lưỡi liềm, dây buộc lúa...Các bác vừa đi vừa nói chuyện rôm rả, bắt đầu một ngày làm việc mới. --------------------------------------------------------------------ĐỀ 3 Câu 1: (2 điểm) Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau: a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi. (Tố Hữu) b) Việt Nam đất nước ta ơi ! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. (Nguyễn Đình Thi) c) Đây suối Lê - nin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà. (Hồ Chí Minh) d) Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. (Hồ Chí Minh) Trả lời: 3 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch - @: Các từ đồng nghĩa là: tổ quốc - giang sơn - đất nước - sơn hà - non sông. Câu 2: ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ “xuân”, em hãy đặt một câu: a) Mùa đầu của một năm , từ tháng riêng đến tháng ba (xuân là danh từ). - @: Mùa xuân là mùa có ba tháng ấm áp. b) Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ (xuân là tính từ ). - @: Anh ấy trông còn rất là xuân. c) Chỉ một năm (xuân là danh từ ) . - @: Xuân về làm em lớn thêm một tuổi. Câu 3: (2 điểm) Tìm nghĩa của từ “bụng” trong từng trường hợp sử dụng dưới đây, rồi phân các nghĩa khác nhau của từ này thành hai loại: nghĩa gốc và nghĩa chuyển. (Bụng no; bụng đói; đau bụng; mừng thầm trong bụng; bụng bảo dạ; ăn no chắc bụng; sống để bụng, chết mang đi; có gì nói ngay không để bụng; suy bụng ta ra bụng người; tốt bụng; xấu bụng ; miệng nam mô, bụng bồ dao găm; thắt lưng buộc bụng; bụng đói đầu gối phải bò; bụng mang dạ chữa; mở cờ trong bụng; một bồ chữ trong bụng). Bài làm: - Nghĩa của từ “bụng” là: bụng là phần dưới ngực của con người và động vật. - Phân loại: + Nghĩa gốc: Bụng no; bụng đói; đau bụng. + Nghĩa chuyển: mừng thầm trong bụng; bụng bảo dạ; ăn no chắc bụng, sống để bụng, chết mang đi; có gì nói ngay không để bụng; có gì nói ngay không để bụng; suy bụng ta ra bụng người; tốt bụng; xấu bụng; miệng nam mô, bụng bồ dao găm; thắt lưng buộc bụng; bụng đói đầu gối phải bò; bụng mang dạ chữa; mở cờ trong bụng; một bồ chữ trong bụng. + Bụng bảo dạ: tự nhủ mình không nói ra (nó là người xấu, bụng bảo dạ không nên chơi với nó). + Suy bụng ta ra bụng người: áp đặt những suy nghĩ, mong muốn của mình cho người khác. + Tốt bụng: hay giúp đỡ người khác. + Xấu bụng: ăn ở tồi tệ, hay làm hại người khác. + miệng nam mô, bụng bồ dao găm: miệng nói nhân tử mà lòng độc ác. + thắt lưng buộc bụng: hạn chế ăn tiêu để tiết kiệm. + bụng đói đầu gối phải bò: kẻ lười khi đói cũng phải biết kiếm việc làm để có ăn. + bụng mang dạ chửa: phụ nữ sắp đến ngày sinh nở. Câu 4: (3 điểm) Xác định TN, CN, VN. Và cho biết là câu đơn hay câu ghép? a) Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tỉnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình TN CN1 VN1 CN2 như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên VN2 tĩnh này. (câu ghép) b) Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây .(câu ghép) CN1 VN1 CN2 VN2 c) Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong TN CN1 VN1 CN2 VN2 khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực TN CN3 VN3 rỡ của trời chiều. (câu ghép) Câu 5: (2 điểm) Trong bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” của Tô Hoài có viết: 4 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch “Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mãi miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.” a) Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động? Trả lời: - @: Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa (quang cảnh không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông). b) Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động? Trả lời: - @: Hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mói miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay. Câu 6: (3đ) Em hãy viết một đoạn văn tả cây bàng. Bài viết: Góc sân trường em có một cây bàng đứng sừng sững như một vệ sĩ. Cây bàng khá cao, hướng thẳng lên bầu trời. Thân cây hơi sần sùi, khoác tấm áo màu nâu trầm tĩnh. Gốc cây to, vững chắc bám sâu vào lòng đất. Cây bàng có nhiều tầng lá. Tán cây xòe rộng, nhìn từ xa như một cây dù xanh khổng lồ. Mỗi buỗi sớm ẩn mình trong cái dù ấy, những cô chim họa mi cất giọng hót véo von. Các cành cây vươn ra xa với những chiếc lá bàng to, xanh ngắt. Vào mùa thu, một cơn gió nhẹ đi qua cũng làm những chiếc lá bàng nhẹ nhẹ rơi xuống đất. Mỗi giờ ra chơi chúng em thường ngồi ở gốc bàng hóng gió, chơi nhảy dây...Tiếng cười của các bạn cất lên giòn giã làm xua tan đi cái nắng chói chang của mùa hè. --------------------------------------------------------------------ĐỀ 4 Câu 1: (2 điểm) Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy vào ô trống trong đoạn văn sau cho đúng ngữ pháp và viết hoa lại sau các dấu chấm: “ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên .những đợt sóng khũng khiếp phá thủng thân tàu ,nước phun vào khoang như vòi rồng .hai tiếng đồng hồ trôi qua....Con tàu chìm dần ,nước ngập các bao lơn . quang cảnh thật hổn loạn.” Câu 2: (3 điểm) Đặt câu : a) Câu có một dấu phẩy: - @: Trên cành cây, chim hót líu lo. b) Câu có hai dấu phẩy: - @: Ngoài khơi, gió thổi mạnh, biển nổi sóng to. c) Câu có ba dấu phẩy: - @: Buổi sáng, khi ăn cơm xong, bác Tâm liền đi ra đồng dặm lúa, chặt cỏ bờ. Câu 3: (2 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? a) Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đó khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt TN (chú ngữ) TN CN đầu thay mình đổi lá. (câu đơn) VN b) Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. (câu ghép) CN1 VN1 CN2 VN2 c) Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh tham lam(câu ghép) TN CN1 VN1 CN2 VN2 d) Khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng. (câu đơn) TN CN VN 5 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch Câu 4: (3 điểm) Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau: “ Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đó để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mông chờ đợi ở các em rất nhiều.” Trả lời: Các từ đồng nghĩa với nhau: - @: nước nhà - cơ đồ - nước nhà. - @: xây dựng - kiến thiết. nước nhà: nước của mình. + Cơ đồ: sự nghiệp lớn và vững chắc. + Xây dựng: dựng lên, làm ra; kiến thiết: xây dựng theo quu mô lớn. Câu 5: (2 điểm) Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy: “Bù nhìn, niềm nở, đất nước, bồ kết, sáng sủa, học hành, đẹp đẽ, ễnh ương, cần cù, hớt hơ hớt hải, thung lũng, đi, thích thú, thướt tha, trong trắng, sạch sành sanh.” Trả lời: - Từ đơn: Bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, đi. - Từ ghép: niềm nở, đất nước, học hành, cần cù, thung lũng, thích thú, trong trắng. - Từ láy: sáng sủa, đẹp đẽ, hớt ha hớt hải, thướt tha, sạch sành sanh. + Thung lũng: dải đất dài và trũng giữa hai rặng núi hoặc hai sườn dốc. + Hớt hơ hớt hải: thái độ hoảng sợ. + Sạch sành sanh: không còn gì. + Bù nhìn: kẻ có chức vị mà không có quyền hành. + Thướt tha: chuyển động mềm mại và uyển chuyển. + Trong trắng: giữ nguyên đạo đức và phâm chất ban đầu. + Ễnh ương: loài động vật thuộc loài ếch nhái, miệng nhỏ, bụng lớn, kêu rất to. --------------------------------------------------------------------ĐỀ 5 Câu 1: (2 điểm) Điền dấu phẩy hoặc dấu hai chấm vào ô trống trong câu sau. Nói rõ vì sao em chọn điền dấu câu ấy. “Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.” - Trả lời: em dùng dấu hai chấm vì bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó. Câu 2: (3 điểm) Xác định từ “chín” đồng âm và nhiều nghĩa: a. Lúa ngoài đồng đó chín vàng. b. Tổ em có chín học sinh. c. Nghĩ cho chín rồi hãy nói. Trả lời: - Nghĩa gốc của từ chín là: sự chuyển biến từ mức độ ban đầu, chưa chắc chắn...đến mức độ thu hoạch được; hài lòng... - @: Từ “chín” ở câu a và từ “chín” ở câu c là 2 từ nhiều nghĩa. - @: Từ “chín” ở câu a và từ “chín” ở câu c so với từ “chín” ở câu b là đồng âm. Câu 3: (2 điểm) Xác định TN, CN, VN và cho biết là câu đơn hay câu ghép? a. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy thế. (câu ghép) CN1 VN1 CN2 VN2 b. Buổi tối, khi trăng nhô lên, bọn trẻ lại vui đùa trước sân. (câu đơn) TN TN CN VN c. Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. (câu đơn) 6 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch TN CN VN d. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. (câu đơn) TN CN VN Câu 4: (3 điểm) Điền dấu phẩy, dấu chấm vào vị trí thích hợp trong các câu của đoạn trích sau: “ Trường mới xây trên nền ngôi trường lợp lá cũ .nhìn từ xa ,những mảng tường vàng ngói đỏ như những ánh hoa lấp ló trong cây . em bước vào lớp vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân . .tường vôi trắng ,cánh cửa xanh ,bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa…,cả dến chiếc thước kẻ chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế! Câu 5: (3 điểm) Xác định DT, ĐT, TT: (Truyện tranh, suy nghĩ, thật thà, ngay thẳng, tổ quốc, chiến thắng, hoạt động, phều phào, chất phác, sự thật thà, sự mãnh mai, thùy mị.) Trả lời: - DT: Truyện tranh, tổ quốc, sự thật thà, sự mãnh mai. - ĐT: suy nghĩ, chiến thắng, hoạt động, phều phào. - TT: thật thà, chất phác, ngay thẳng, thùy mị. + Thật thà: chân thành, không giả dối. + Ngay thẳng: chân thật, không gian dối. + Chất phác: có tình cảm thật thà, mộc mạc. + Mảnh mai: nhìn có vẻ yếu ớt nhưng dễ ưa. + Thùy mị: người con gái dịu dàng hiền hậu. + Phều phào: giọng nói yếu ớt, đứt đoạn do có tuổi hoặc sức khỏe kém. --------------------------------------------------------------------ĐỀ 6 Câu 1: (3 điểm) Cho các từ: “Xanh xám, thích thú, lời lẽ, niềm nở, niềm vui, nóng nảy, yêu thương, êm ấm, lợi ích, hờ, giận, nghĩ ngợi, học.” a. Dựa vào cấu tạo, hãy sắp xếp các từ trên thành ba nhóm. Đặt tên cho mỗi nhóm. b. Dựa vào từ loại, hãy sắp xếp các từ trên thành ba nhóm. Đặt tên cho mỗi nhóm. Bài làm: b. Dựa vào cấu tạo, ta có: - Từ đơn: hờ, giận, học. - Từ ghép: thích thú, niềm nở, niềm vui, yêu thương, lợi ích, thương nhớ. - Từ láy: xanh xám, lời lẽ, nóng nảy, êm ấm, nghĩ ngợi. b. Dựa vào từ loại, ta có: - DT: lời lẽ, niềm vui, lợi ích. - ĐT: nghĩ ngợi, học, thương nhớ. - TT: Xanh xám, thích thú, niềm nở, yêu thương, êm ấm, hờ, giận. + thích thú: cảm thấy vui khi được thỏa mãn. + niềm nở: có cử chỉ vui vẻ, nhiệt tình. + lời lẽ: phân tích phải trái bằng lời. + yêu thương: có tình cảm và quan tâm hết lòng. + êm ấm: vui vẻ, hòa thuận. + Hờ: lạnh nhạt. Câu 2: (3 điểm) Cho câu sau : “ Rồi lặng lẽ, từ từ, khó nhọc mà thanh thản, hệt như mảnh trăng nhỏ xanh non mọc trong đêm, cái đầu chú ve ló ra, chui dần khỏi xác bọ ve.” a. Câu trên thuộc kiểu câu gì? b. Xác định thành phần ngữ pháp của câu. 7 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch Trả lời: a. Câu trên thuộc kiểu câu kể. b. Xác định ngữ pháp: “- Rồi lặng lẽ, từ từ, khó nhọc mà thanh thản, hệt như mảnh trăng nhỏ xanh non mọc trong đêm, TN cái đầu chú ve ló ra, chui dần khỏi xác bọ ve.” CN VN Câu 3: (3 điểm) Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về ý nghĩa từng câu tục ngữ, ca dao sau : a) Chịu thương chịu khó. b) Dám nghĩ dám làm. c) Muôn người như một. Trả lời: a) Chịu thương chịu khó: cần cù, chăm chỉ, không ngại gian khổ. b) Dám nghĩ dám làm: mạnh dạn đưa ra sáng kiến và dám thực hiện. c) Muôn người như một: đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động Câu 4: (2điểm) Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài “Cửa sông”, nhà thơ Quang Huy có viết : “Dù giáp mặt cùng biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng…. Nhớ một vùng núi non.” - Hỏi: Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hoá được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó? Trả lời: - @: Tác giả đó sử dụng hình ảnh nhân hóa bằng các từ (giáp mặt, chẳng dứt, nhớ) để nói lên tấm lòng của cửa sông không quên cội nguồn. Câu 5: (2đ) Xác định các từ “đường” đồng âm và nhiều nghĩa: a) Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. b) Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. c) Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp. Trả lời: - Nghĩa gốc của từ “đường” là: con đường, lối đi - @: Từ “đường” trong câu b, câu c là từ nhiều nghĩa. - @: Từ “đường” trong câu b, câu c so với từ “đường” của câu a là đồng âm. Câu 6: (3đ) Viết đoạn văn tả buổi chiều trên cánh đồng. Bài viết: Như bao ngày khác, chiều nay em đi học về trên con đường quen thuộc. Con đường đến trường chạy qua cánh đồng mênh mông. Đúng vào mùa lúa chín nên ngào ngạt hương thơm. Cả biển lúa vàng như một tấm thảm lụa do bàn tay siêng năng của con người dệt nên. Ánh nắng cuối ngày hắt xuống làm cho cánh đồng thêm vàng rực rỡ. Từng cơn gió thổi cũng làm cho mặt biển ấy nhấp nhô gợn sóng như đang chốn tìm. Những bông lúa nặng trĩu hạt như đu đưa mình làm duyên. Mấy chú chim có lẽ đói bụng, ẩn mình nhặt những hạt thóc rơi dưới gốc lúa. Khi đã no bụng chúng cất cánh bay vút lên bầu trời cao. Dưới các thửa ruộng các bác nông dân vẫn cặm cụi gặt lúa. Xa xa, mấy chú trâu đang thung rhăng gặm cỏ. Trên bờ đê, những đứa trẻ đang tranh nhau thả diều...Cánh đồng làng quê bao giờ cũng thanh bình như thế. --------------------------------------------------------------------ĐỀ 7 8 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch Câu 1: (3 điểm) Cho các từ sau: “Núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, thành phố, ăn, đánh đập, mênh mông, dũng cảm.” a) Dựa vào cấu tạo hãy sắp xếp các từ trên thành các nhóm. b) Dựa vào từ loại hãy sắp xếp các từ trên thành các nhóm. Bài làm: a) Dựa vào cấu tạo, ta có: - Từ đơn: vườn, ăn. - Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập, dũng cảm. - Từ láy: rực rỡ, chen chúc, dịu dàng, mênh mông. b) Dựa vào từ loại, ta có: - DT: núi đồi, thành phố, vườn,. - ĐT: chen chúc, ăn, đánh đập. - TT: rực rỡ, dịu dàng, mênh mông, dũng cảm. Câu 2: (2 điểm) Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau. Cho biết là câu đơn hay câu ghép? a) Sáng sớm, bà con các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng. (câu đơn) TN CN VN b) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng. (câu đơn) TN TN CN VN c) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp TN CN VN các sườn đồi. (câu đơn) d) Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những TN CN VN trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao. (câu đơn) Câu 3: (3 điểm) Chỉ ra chỗ sai ở mỗi câu dưới đây và viết lại cho đúng ngữ pháp: a) Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả. - @: Vì vườn nhà em nhỏ nên không có cây ăn quả. b) Nam tuy học giỏi nhưng còn rất siêng năng trong công việc. - @: Nam không những học giỏi mà còn rất siêng năng trong công việc. c) Vì mẹ bị ốm nên mẹ làm việc quá sức. - @: Vì mẹ làm việc quá sức nên mẹ bị ốm. Câu 4: (4 điểm) Phân tích cấu tạo các âm tiết sau: Âm tiết Phụ âm đầu Vần âm đệm âm chính âm cuối Hoa h o a Thuyền th u yê n Quả q u a Của c ua Trước tr ươ c Trưa tr ưa Khuya kh u ya Uễ u ê Tuyến t u yê n Tiền t iê n Câu 5: (2 điểm) Gạch chân các cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ sau: 9 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch “Bánh trôi nước” Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Hồ Xuân Hương) --------------------------------------------------------------------ĐỀ 8: Câu 1 (2 điểm ) Xếp các từ: (Châm chọc, bao la, chậm chạp, bát ngát, mê mẩn, thênh thang, mong ngóng, nhỏ nhẹ, hiu quanh, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương) vào bảng sau: Từ đơn Từ ghép Từ láy - bồ kết, bù nhìn, ễnh ương - châm chọc, bao la, mong ngóng, - chậm chạp, bát ngát, mê mẩn, nhỏ nhẹ, hiu quạnh, phương ,thênh thang, mong mỏi, tươi hướng, vương vấn. tốt, tươi tắn. Câu 2: (3 điểm) Xác định (TN-CN-VN) của từng câu. Và cho biết là câu đơn hay câu ghép? a) Hàng trăm con voi đồ sộ như những tản đá khổng lồ nục nịch kéo đến. (câu đơn) CN VN b) Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. (câu đơn) TN CN VN c) Ngoài đồng, lúa xanh mơn mởn. (câu đơn) TN CN VN d) Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc sau, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. (câu đơn) TN CN VN đ) Ở đây, gió biển thổi về thấy dễ chịu. (câu đơn) TN CN VN e) Trên cột cờ, dây treo cờ thẳng, lá cờ Tổ quốc phấp phới tung bay. (câu ghép) TN CN1 VN1 CN2 VN2 Câu 3: (3 điểm) Từ “dũng cảm” trong các câu dưới đây là danh từ, động từ hay tính từ? Hãy chỉ rừ từ “dũng cảm” là bộ phận gì (giữ chức vụ nào) trong mỗi câu sau: a) Anh Tuấn rất dũng cảm. b) Tính dũng cảm của anh Tuấn khiến ai cũng khâm phục. c) Dũng cảm là đức tính cần có ở đàn ông. Trả lời: - @ Từ “dũng cảm” trong các câu trên là tính từ. a) Từ “dũng cảm” giữ chức vụ vị ngữ. b) Từ “dũng cảm” giữ chức vụ định ngữ. c) Từ “dũng cảm” giữ chức vụ chủ ngữ. Câu 4: (2 điểm) Xác định cặp quan hệ từ và cho biết chúng biểu thị mối quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? a) Vì mọi người tích cực tham gia Tết trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát. @: “Vì...nên” là cặp QHT biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. b) Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi. @: “Tuy...nhưng” là cặp QHT biểu thị mối quan hệ tương phản. c) Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi! @: “Hễ...thì” là cặp QHT biểu thị mối quan hệ giả thiết - kết quả. d) Các em không chỉ chăm học mà còn biết sỏng tạo, luôn cải tiến phương pháp học tập để vương lên không ngừng. 10 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch @: “Không chỉ...mà còn” là cặp QHT biểu thị mối quan hệ tăng tiến. Câu 5: (2 điểm) Trong các từ gạch chân sau, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? a) Đôi mắt chị Hà đen huyền. (từ nhiều nghĩa) b) Cha em đang đẽo những mắt tre. (từ đồng âm) c) Con gà bị mù một con mắt. (từ nhiều nghĩa) d) Ở đây có nhiều tai mắt. (từ đồng âm) đ) Con mắt nhìn đời. (từ đồng âm) Câu 6: (3đ) Viết đoạn văn tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. Bài viết: Em còn nhớ lần đầu tiên mẹ đưa em đến trường để xin vào lớp 1. Đứng bên ngoài, em hồi hộp đứng nhìn ngôi trường rộng lớn hơn rất nhiều so với trường mầm non của em khi ấy. Cổng trường cao với những tấm biển lớn phía trên những cánh cửa sắt sơn xanh. Trên biển nổi bậc hàng chữ: Trường Tiểu học Ngã Năm 1. Trường có khuôn viên rộng. Hai dãy lớp học hai tầng và dãy hội trường xếp thành hình chữ U, ở giữa là sân trường lát xi măng sạch sẽ. Hai bên sân trường, những hàng cây dương vươn cao chót vót, những cây rừa, cây cha đứng cạnh nhau nói cười rộn rã. Bên trái sân trường, mấy nàng liễu e thẹn chải mái tóc của mình khi còn ướt đẫm sương mai. Trong sân trường là những bồn trồng những cây cau và cây phượng vĩ, những khóm hoa phượng vĩ rực rỡ sắc màu rung rinh trước gió, nở tung như làm duyên làm dáng. Em bước vào lớp. Phòng học rộng và sáng với ba dãy bàn xinh xinh được xếp ngay ngắn. Bảng lớp mới tinh, màu xanh đậm, kẻ ô vuông. Phía trên là ảnh Bác Hồ và các khẩu hiệu, Bác tươi cười nhìn chúng em với đôi mắt sáng thật hiền từ. Ba hồi trống vang lên giòn giã, học sinh các lớp xếp hàng vào lớp, giáo viên chủ nhiệm các lớp đi lên lớp mình. Giờ đây, sân trường trở nên vắng lặng, chỉ còn tiếng lá rơi xào xạc và vài chú chim hót véo von... --------------------------------------------------------------------ĐỀ 9 Câu1: (3 điểm) Xếp các từ sau thành cặp từ trái nghĩa: “ cười, gọn gàng, mới, hoang phí, ồn ào, khéo, đoàn kết, nhút nhát, nhanh nhẹn, bừa bãi, khóc, lặng lẽ, chia rẽ, chậm chạp, vụng, tiết kiệm, cũ, dũng cảm.” Bài làm: + cười- khóc + gọn gàng-bừa bói + mới-cũ + hoang phí- tiết kiệm + ồn ào- lặng lẽ + khéo-vụng + đoàn kết-chia rẽ + nhanh nhen-chậm chạp + dũng cảm-nhút nhát Câu 2: (2 điểm) Đặt câu có cặp quan hệ từ sau : a) Vì … nên … b) … càng… càng … c) Nếu … thì … d) Sở dĩ … là vì …. Bài làm: a) Vì em bị bệnh nặng nên em không đi học được. b) Mưa càng to, gió càng mạnh. c) Nếu em có nhiều tiền thì em sẽ mua áo ấm cho mẹ. d) Sở dĩ nó bị điểm kém là vì nó không học bài. Câu 3: (2 điểm) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu sau: a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền. CN VN b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ . CN VN c) Học quả là khó khăn, vất vả. 11 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch CN VN d) Bằng đôi tay khéo léo, bác Hai đan những cái rổ rất đẹp. TN CN VN Câu 4: (3 điểm) Xác định DT, ĐT, TT: “ Ánh trăng, bát ngát, trả lời, chân thật, sự hoạt động, bỏ, hắt, cần mẫn.” Bài làm: - DT: Ánh trăng, sự hoạt động,. - ĐT: trả lời, bỏ, hắt. - TT: bát ngát, chân thật, cần mẫn. Câu 5: (3đ) Viết đoạn văn tả trường em trong giờ ra chơi. Bài viết: Sau ba hồi trống vang lên, học sinh ùa ra từ các cửa lớp rồi nhanh chóng lan tỏa khắp sân trường. Sân trường không còn yên ắng, buồn bã nữa mà nhộn nhịp lên hẳn. Cây cối trong sân trường cũng tĩnh hẳn giấc ngủ mơ màng, vươn vai khỏe khoắn, dang tay che bóng mát cho học sinh. Những khóm hoa đua nhau khoe sắc đang rung ring trước gió. Các bạn học trò chơi đùa vui vẻ. Có nhóm ngồi nói chuyện dưới gốc cây cau và cây phượng vĩ rực đỏ những chùm hoa. Có tốp học sinh lại chơi trò nhảy dây, đá cầu, gốc sân trường mấy bạn nam chơi bắn bi. Náo động nhất là các cậu trai chơi đá bóng giữa sân trường. Dù mồ hôi rơi nhễ nhại nhưng các cậu ấy vẫn mãi mê chạy theo quả bóng... Tiếng hò hét, tiếng cười giòn giã, tiếng gọi nhau í ới của học sinh đã xua đi cái nắng mùa hè. --------------------------------------------------------------------ĐỀ 10 Câu 1: (4 điểm) giải thích nghĩa các câu tục ngữ sau: a) Chị ngã em nâng. b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. c) Con hơn cha là nhà có phúc. d) Không thầy đố mầy làm nên. Trả lời: a) Chị ngã em nâng: khuyên anh em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc gặp khó khăn hoạn nạn. b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: khuyên chúng ta phải biết tìm bạn tốt để học tập, để vươn lên thành người tốt. c) Con hơn cha là nhà có phúc: sinh con, nuôi dưỡng, dạy bảo con cái khôn lớn nên người giúp ít cho xã hội và cho gia đình. d) Không thầy đố mầy làm nên: khuyên chúng ta phải biết nhớ ơn thầy, kính trọng thầy. Câu 2: (2 điểm) Xác định từ “vạt” đồng âm và nhiều nghĩa: a) Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung. (Nguyễn Đình Ảnh) b) Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. c) Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều. (Nguyễn Đình Ảnh) Trả lời: @: Từ “vạt” trong câu a và câu c là từ nhiều nghĩa. @: Từ “vạt” trong câu a và câu c so với từ “vạt” trong câu b là từ đồng âm . 12 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch Câu 3: (4 điểm) Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu sau. Cho biết là câu đơn hay câu ghép? a) Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hoà đã có nhiều tiến bộ trong học tập và tu dưỡng bản thân.(câu đ) TN CN VN b) Đêm âý, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng. (câu đơn) TN TN CN VN c) Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ TN TN TN CN VN chân ở một nhà bên đường. (câu đơn) d) Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét. (câu đơn) CN TN VN Câu4: (2 điểm) Xác định DT, ĐT, TT: “ Hướng dẫn, cánh hoa, quang đãng, thay đổi, náo nức, sự dạy dỗ, âm vang, mùa thu, chậm rãi, xuất hiện, đoan trang” Bài làm: - DT: cánh hoa, sự dạy dỗ, mùa thu, - ĐT: Hướng dẫn, thay đổi, xuất hiện - TT: quang đãng, náo nức, âm vang, chậm rãi, đoan trang. Câu 5: (3 điểm) Từ “phát biểu” trong các câu dưới đây là danh từ, động từ hay tính từ? Hãy chỉ rừ từ “phát biểu” là bộ phận gì (giữ chức vụ nào) trong mỗi câu sau: a) Lan đang phát biểu. b) Lan nghe phát biểu mà thấy ngán. c) Lan phát biểu mà không biết rằng tất cả mọi người đó rất mệt. d) Phát biểu, Lan rất ngại. đ) Phát biểu ý kiến là đóng góp suy nghĩ của mình cho tập thể. Trả lời: - @ Từ “phát biểu” trong các câu trên là động từ. a) Từ “phát biểu” giữ chức vụ vị ngữ. b) Từ “phát biểu” giữ chức vụ bổ ngữ. c) Từ “phát biểu” giữ chức vụ định ngữ. d) Từ “phát biểu” giữ chức vụ trạng ngữ. đ) Từ “phát biểu” giữ chức vụ chủ ngữ. --------------------------------------------------------------------ĐỀ 11 Câu 1: (2 đ) Cho đoạn văn: “Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.” a) Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong các câu trên. b) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên. Bài làm: a)- Từ đơn: chú, tung, cánh, bay, vọt, lên, chú, lướt, nhanh, trên, và, lặng, sóng. - Từ ghép: chuồn chuồn nước, cái bóng, nhỏ xíu, mặt hồ, mặt hồ, trải rộng,. - Từ láy: mênh mông, b)- DT: chú, chuồn chuồn nước, cái bóng, mặt hồ, mặt hồ, cánh, sóng - ĐT: trải rộng, lặng, tung, bay, vọt, lên, lướt. 13 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch - TT: nhỏ xíu, mênh mông, nhanh. Câu 2: (4đ) Xác định TN, CN, VN trong các câu sau. Cho biết là câu đơn hay câu ghép: a) Trong nhà bổng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa TN CN1 VN1 CN2 VN2 mới đầu mùa. (câu ghép) b) Những đám mây lớn, nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. (câu đơn) CN VN c) Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. (câu ghép) CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3 CN4 VN4 d) Mấy con chim chào mào nào đó từ hốc cây bay ra hót râm ran. (câu đơn) CN1 VN1 Câu 3: (2đ) Cho các câu sau đây: a) Nếu em là diễn viên thì em sẽ đóng vai cô giáo. b) Không những Lan học giỏi mà Lan còn hát rất hay. c) Việt đọc báo, Nam xem ti vi. d) Bố em là kĩ sư còn mẹ em là bác sĩ. Hỏi: - Câu nào là câu ghép chính phụ, câu nào là câu ghép đẳng lập? - Trong câu đó, câu nào có thể tách thành câu đơn được? Vì sao ? Bài làm: - Câu a là câu ghép chính phụ - Câu b là câu ghép chính phụ - Câu c là câu ghép đẳng lập - Câu d là câu ghép đẳng lập. -@: Trong các câu trên thì câu c và câu d có thể tách ra thành câu đơn được. Vì nội dung nói đến ở 2 câu này không bao hàm nhau. Câu 4: (2 điểm) Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? a) Lỗ tai bạn Hiền rất thính. (từ nhiều nghĩa) b) Cái đồng hồ hình con gấu cú hai núm tai trong xinh xắn. (từ đồng âm) c) Bác ba bị tai nạn tháng trước. (từ đồng âm) d) Cô y tá nhỏ thuốc vào tai em bé. (từ nhiều nghĩa) Câu 5: (2đ) Phân loại thành 2 nhóm: từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại: “tàu thuyền, đi lại, phố sá, gặt hái, đường sá, phố phường, trông nom, chợ búa, đội trưởng, tổ phó, nhà văn, có tình, đảng viên, phương pháp, mục tiêu, mục đích”. Bài làm: - Từ ghép tổng hợp: tàu thuyền, đi lại, phố sá, gặt hái, đường sá, phố phường, trông nom, chợ búa. - Từ ghép phân loại: đội trưởng, tổ phó, nhà văn, có tình, đảng viên, phương pháp, mục tiêu, mục đích. Câu 6: (3đ) Viết đoạn văn tả cơn mưa. Bài viết: Không có lấy một ngọn gió, cây cối đứng im lìm trong bầu không khí ngột ngạt. Trời không xanh mà âm u với những đám mây nhạt giăng kín nền trời. Thế rồi những cơn gió bất chợt nỗi lên. Gió điên cuồng vặt từng đám lá vút lên trời cao rồi vứt tung tóe. Bụi bặm cũng bị gió cuốn tung mù mịt. Sấm ầm ầm phía xa và mây đen kéo đến. Những đám mây nặng nề như muốn vỡ tan ngay. Đàn gà nháo nhác tìm nơi trú mưa. Chị gà mái mẹ rối rít chạy vào nhà củi, miệng luôn kêu tục tục không ngớt gọi lũ con. Đàn kiến cũng xếp hàng leo lên tường bếp. Mọi người í ới gọi nhau thu dọn quần áo phơi ngoài sân. Ngoài đường, xe cộ vội vả tìm nơi tránh mưa. Mưa. Bắt đầu chỉ 14 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch là những sợi mưa thưa thớt, mưa ngày một nặng dần. Những hạt mưa rớt trên mái nhà nghe lộp độp. Mưa rơi trên mặt sân nghe lạch cạch, bọt nước văng tung tóe. Mưa đập vào những tàu lá chuối kêu bùng bùng. Cây cối ngã nghiêng trong làn gió mạnh. Mưa làm nước ở con mương đột ngột dâng cao. Lũ cá rô nhanh chóng lan tỏa ra tìm mồi. Các chú chuồn chuồn kim háo hức đùa giỡn với nhau trên những tàu lá sen. Mưa ngớt dần rồi tạnh. Bầu trời sáng và trong xanh như được ai đó quét lên một lớp sơn mới toanh. Cầu vòng hiện ra, cong cong, lóng lánh bảy sắc màu. Ngoài đường, xe cộ tấp nập trở lại. Sau cơn mưa, không khí trở nên trong lành hẳn, cây cối sạch bụi và vươn mình đón những tia nắng ấm áp. -------------------------------------------------------------------ĐỀ 12: Câu 1: (2 điểm) Xác định DT, ĐT, TT, quan hệ từ trong các câu sau: “Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen. Bác cẩn thận hái từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền”. Bài làm: - DT: đầm, bác Tâm, hoa sen, bác, bụng, bó, chiếc lá, lòng thuyền. - ĐT: bơi, đi, hái, bó thành, bọc - TT: cẩn thận, ngoài, để, vào. - QHT: giữa, rồi, nhè nhẹ. Câu 2: (2 điểm) Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm từ đồng nghĩa và nhóm từ trái nghĩa với từ “nhân hậu". (Nhân từ, độc ác, bạc ác, nhân ái, tàn nhẫn, phúc hậu, nhân nghĩa, bất nhân, tàn bạo, nhân đức.) Bài làm: - Nhóm từ đồng nghĩa với từ “nhân hậu”: nhân từ, nhân ỏi, phúc hậu, nhân nghĩa, nhân đức. - Nhóm từ trái nghĩa với từ “nhân hậu”: độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, bất nhân, tàn bạo. Câu 3: (5 điểm) Xác định TN, CN, VN. Cho biết là câu đơn hay câu ghép? a) Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. (câu đơn) TN CN VN b) Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Huệ. (câu đơn) CN VN c) Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von.(câu đ) CN VN d) Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn tất cả. (câu đơn) TN CN VN đ) Những biếm tóc tun ngủn vun vẩy theo từng nhịp chân nhảy. (câu đơn) CN VN e) Trên đường, xe cộ qua lại nườm nộp như mắc cửi. (câu đơn) TN CN VN Câu 4: (2 điểm) Xác định từ đồng âm và nhiều nghĩa: a) Chiếc mũi của Hương rất cao. b) Mũi giáo này rất nhọn. c) Đất mũi Cà Mau. Bài làm: - Từ “mũi” trong câu a là từ nhiều nghĩa. - Từ “mũi” trong câu a so với từ “mũi” trong câu b và câu c là từ đồng âm . Câu 5: (2 điểm) giải nghĩa các câu tục ngữ sau: a) Trọng nghĩa khinh tài 15 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch b) Uống nước nhớ nguồn Trả lời: a) Trọng nghĩa khinh tài: coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc. b) Uống nước nhớ nguồn: biết nhớ ơn người đem lại tốt đẹp cho mình. --------------------------------------------------------------------ĐỀ 13 Câu 1: (2 điểm) Xác định DT, ĐT, TT: (chễm chệ, thành phố, tử tế, dập dờn, lắng xuống, ửng lên, đàng hoàng, mùa thu, mặt sông, chuyển động, xuất hiên, con đường.) Bài làm: - DT: thành phố, mùa thu, mặt sông, con đường. - ĐT: lắng xuống, ửng lên, chuyển động, xuất hiên. - TT: chễm chệ, tử tế, dập dờn, đàng hoàng. Câu 2: (3 điểm) Xác định TN, CN, VN. Cho biết là câu đơn hay câu ghép? a) Con ngựa đá không đá con ngưa. (câu đơn) CN VN b) Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt biển. (câu đơn) TN TN CN VN c) Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn TN CN1 VN1 TN VN2 cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. (câu ghép) VN2 Câu 3: (2 điểm) Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy: ( dập dờn, nổi, thành phố, niềm nở, xơ xác, mát lành, đủng đỉnh, làng mạc, học, dữ dằn, đẹp đẽ.) Bài làm: - Từ đơn: nổi, học. - Từ ghép: thành phố, niềm nở, mát lành, làng mạc. - Từ láy: dập dờn, xơ xác, đẹp đẽ, đủng đỉnh. Câu 4: (3 điểm) Từ “ thành phố” trong các câu dưới đây là DT, ĐT hay TT? Cho biết nó giữ chức vụ gì trong câu? a) Thành phố này lớn lắm! b) Tôi đang đến thành phố. c) Ông ấy sống ở thành phố. d) Từ thành phố này, Bác đó ra đi. Bài làm: @: Từ “ thành phố” trong các câu trên là danh từ. - Từ “thành phố” trong a giữ chức vụ chủ ngữ. - Từ “thành phố” trong b giữ chức vụ bổ ngữ. - Từ “thành phố” trong c giữ chức vụ vị ngữ. - Từ “thành phố” trong d giữ chức vụ trạng ngữ. Câu 5: (3 điểm) giải nghĩa các câu tục ngữ sau: a) Góp gió thành bảo b) Nước chảy đá mòn Trả lời: a) Góp gió thành bảo: tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn. b) Nước chảy đá mòn: kiên trì, bền bỉ thì công việc lớn cũng làm xong. Câu 6: (3đ) Em hãy viết đoạn văn ngắn tả trường em trong giờ học. 16 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch Bài viết: Học sinh đang trong giờ học bài. Ngoài kia im lặng quá. Sân trường dường như rộng thêm ra, chỉ còn có tiếng xào xạc của những chiếc lá vàng rơi. Những tia nắng nhảy nhót, nô đùa trên mặt sân. Hàng cây xanh trong sân trường như đang ngủ yên. Chị gió nhẹ nhàng bay lượn. Trên cành cây, các chị họa mi đang hót véo von, tiếng hót làm cho người ta cảm giác sực tĩnh buồn ngủ để chăm chú nghe thầy (cô) giảng bài. Những chú ve thấy vậy cũng rãi những khúc nhạc râm ran... Trường yên tĩnh đợi học trò trong giờ giải lao. --------------------------------------------------------------------ĐỀ 14 Câu 1: (3 điểm) Xác định DT, ĐT, TT: (ánh sáng, hiền hòa, bốc lên, kẽo kẹt, điên cuồng, nghi ngút, ảo giác, mỏng manh, khoảnh khắc) Bài làm: - DT: ánh sáng, ảo giác, khoảnh khắc - ĐT: bốc lên, kẽo kẹt, - TT: hiền hòa, điên cuồng, nghi ngút, mỏng manh, Câu 2: (3 điểm) Xác định TN, CN, VN. Cho biết là câu đơn hay câu ghép? a) Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam. (câu đơn) CN VN b) Có chổ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày trên mặt TN CN VN biển. (câu đơn) c) Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng TN CN VN xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. (câu đơn) VN d) Chiều đến, những cơn gió nhè nhẹ, từng đàn én chao lượn trên bầu trời. (câu ghép) TN CN1 VN1 CN2 VN2 Câu 3: (2 điểm) Xác định từ “ăn” đồng âm và nhiều nghĩa: a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than. c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm rất vui vẻ. Trả lời: - Từ “ăn” trong câu c là từ nhiều nghĩa. - Từ “ăn” trong 3 câu trên là từ đồng âm với nhau. Câu 4: (3 điểm) Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy: ( thuyền chài, khổng lồ, rón rén, ngủ, sặc sỡ, làm, chùa chiền, thung lũng, khỏe, mát mắt, trong trắng, thướt tha.) Bài làm: - Từ đơn: ngủ, làm, khỏe - Từ ghép: thuyền chài, khổng lồ, chùa chiền, thung lũng, mát mắt, trong trắng - Từ láy: rón rén, sặc sỡ, thướt tha. Câu 5: (2 điểm) Trong bài thơ “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà ” nhà thơ Quang Huy có viết: “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên”. Hỏi: Theo em câu thơ trên nói lên điều gì? Từ “bỡ ngỡ” có gì hay? Trả lời: @: Câu thơ nói lên sức mạnh kì diệu “dời non lấp biển” của con người. 17 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch @: Từ “bỡ ngỡ” hay ở chỗ là tác giả dùng phép nhân hóa, gán cho biển tâm trạng như con người ngạc nhiên vì sự xuất hiện kì lạ của mình giữa vùng núi cao. --------------------------------------------------------------------ĐỀ 15 Câu 1: (2 điểm) Cho các từ: “mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.” a) Xếp những từ trên làm hai nhóm: từ ghép, từ láy. b) Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên. Bài làm: a) - Từ ghép: xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng, mơ màng, mơ mộng. - Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi. b) - Các từ ghép trên thuộc kiểu từ ghép phân loại (tổng hợp) - Các từ láy trên thuộc kiểu từ láy: láy phụ âm đầu. Câu 2: (2 điểm) Chữa lại câu sai dưới đây bằng hai cách (chỉ được thay đổi nhiều nhất hai từ ở mỗi câu) a) Vì sóng to nên thuyền không bị đắm. b) Tuy Minh đau chân nhưng bạn phải nghỉ học. Bài làm: a) Tuy sóng to nhưng thuyền không bị đắm. b) Vì Minh đau chân nên bạn phải nghỉ học. Câu 3: (4 điểm) Xác định TN, CN, VN trong các câu sau. Cho biết là câu đơn hay câu ghép: a) Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa. CN VN (câu đơn) b)Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên CN VN những cành cây gie sát ra sông. (câu đơn) c) Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẩy, quằn quại, giãy lên đành TN CN VN đạch. (câu đơn) d) Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. (câu ghép) CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3 Câu 4: (2 điểm) Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ: “ Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ .những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời .đó đây , những cum rừng xanh thẳm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên .những đồn điền cà phê ,chè,... tươi tốt mênh mông .những rẫy lúa ,nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối ,hoặc quây quần trên những ngọn đồi.” Câu 5: (2 điểm) Sắp xếp các từ dưới đây theo nhóm từ trái nghĩa: (vạm vỡ, học, nghiêm trang, gầy còm, chơi, sỗ sàng, hào phóng, vội vã, keo bẩn) Bài làm: + vạm vỡ - gầy + nghiêm trang - sỗ sàng + chơi - học + hào phúng - keo bẩn --------------------------------------------------------------------ĐỀ 16 Câu 1: (3 điểm) Xác định DT, ĐT, TT: 18 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch ( Con đò, cuống quýt, hòa lẫn, khua động, uy nghi, con kênh, ngọn đồi, tráng lệ, mệt mỏi, sặc sỡ, nhảy nhót, run rẩy, hồ nước.) Bài làm: - DT: Con đò, con kênh, ngọn đồi, hồ nước. - ĐT: hòa lẫn, khua động, nhảy nhót, run rẩy. - TT: cuống quýt, uy nghi, tráng lệ, mệt mỏi, sặc sỡ. Câu 2: (2 điểm) Xác định từ “lá” đồng âm và nhiều nghĩa: a. Lá bàng đang đỏ ngọn cây. b. Ở giữa sân trường, lá cờ đỏ tung bay phần phật. c. Bạn Minh đang nhặt từng lá bài bị rơi xuống đất. d. Mai rất xúc động khi cầm lá thư mẹ gửi. Bài làm: - Từ “lá” trong câu a là từ nhiều nghĩa. - Từ “lá” trong các câu trên đồng âm với nhau. Câu 3: (4 điểm) Xác định TN, CN, VN. Cho biết câu đơn hay câu ghép? a. Mỗi buổi chiều, Huế thường trở về trong nỗi yên tĩnh lạ kì. (câu đơn) TN CN VN b. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. (câu ghép) CN1 VN1 CN2 VN2 c. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến mất. (câu đơn) CN VN d. Cờ bay trên những mái nhà, trên những cành cây, trên những góc phố. (câu đơn) CN VN Câu 4: (2 điểm) Tìm các quan hệ từ thích hợp điền vào các câu sau cho đúng: a) Vân gặp nhiều khó khăn..........bạn ấy học hành sút kém. (nên) b) Vân gặp nhiều khó khăn..........bạn ấy vẫn học giỏi. (nhưng) c) Hiền học giỏi toán..........bạn ấy làm bài toán rất nhanh. (nên) d) Hiền ...............học giỏi toán............bạn ấy ...........còn học giỏi môn Tiếng Việt. (không chỉ-màcòn). Câu 5: (3 điểm) Phân tích cấu tạo các âm tiết sau: Âm tiết Phụ âm đầu Vần âm đệm âm chính âm cuối quyện q u yê n quạ q u a gìn gi in khuỷu kh u y u úa o a nghỉ ngh i oen o e n chia ch ia nhỉ nh i uy u y --------------------------------------------------------------------ĐỀ 17 Câu 1: ( 2 đ). Cho các từ sau: 19 Giáo viên biên soạn : Lê Quốc http://violet.vn/kich1987 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Trường Tiểu học Phường 1 Kịch “Khúc khích, ào ào, lom khom, lè tè, lạch bạch, ngoằn ngoèo, rào rào, mấp mô, rúc rích, chói chang, phều phào, lặc lè, thủ thỉ, khấp khểnh, ríu rít, sằng sặc, chót vót” - Hãy phân thành 2 nhóm từ: từ tượng thanh, từ tượng hình. Bài làm: - Từ tượng thanh: Khúc khích, ào ào, lè tè, lạch bạch, rào rào, rúc rích, phều phào, ríu rít, sằng sặc. - Từ tượng hình: lom khom, ngoằn ngoèo, mấp mô, chói chang, lặc lè, thủ thỉ, khấp khểnh, chót vót. Câu 2: (2 điểm) giải nghĩa các câu tục ngữ sau: a) Đi một ngày đàn học một sàn khôn b) Một con ngựa đau cả tàu bảo cỏ Trả lời: a) Đi một ngày đàn học một sàn khôn: câu tục ngữ khuyên bảo con người rằng muốn có kiến thức sâu rộng, hiểu biết nhiều thì phải tiếp xúc và lăn lộn nhiều trong cuộc sống. b) Một con ngựa đau cả tàu bảo cỏ: nói lên tấm lòng nhân ái, đoàn kết và quan tâm lẫn nhau. Câu 3: (4đ) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau. Là câu đơn hay câu ghép? a) Mựa hè, nó rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa. (câu đơn) TN CN VN b) Mựa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (câu ghép) TN CN1 VN1 CN2 VN2 c) Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn hổ rình xem hát”, TN con người phải thông minh và giàu nghị lực. (câu đơn) CN VN d) Chị ngã em nâng. (câu ghép) CN1 VN1 CN2 VN2 Câu 4: (2,5 điểm) Từ “ngay thẳng” trong các câu sau đây là DT, ĐT hay TT? Cho biết chúng giữ chức vụ gì trong mỗi câu? a) Bác Út rất ngay thẳng. b) Sự ngay thẳng của bác Út khiến ai cũng thích. c) Ngay thẳng là đức tính nên cần có ở mỗi người. d) Họ ăn nói ngay thẳng lắm! Trả lời: - Từ “ngay thẳng” trong các câu trên là tính từ. - Từ “ngay thẳng” trong câu a giữ chức vụ vị ngữ. - Từ “ngay thẳng” trong câu a giữ chức vụ định ngữ - Từ “ngay thẳng” trong câu a giữ chức vụ chủ ngữ - Từ “ngay thẳng” trong câu a giữ chức vụ bổ ngữ Câu 5: (2,5 điểm) Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? a) Bé chạy lon ton trên sân. (từ nhiều nghĩa) b) Tàu hỏa chạy băng băng trên đường ray. (từ đồng âm) c) Con báo chạy rất nhanh. (từ nhiều nghĩa) Câu 6 ( 3điểm) Viết đoạn văn ngắn tả buổi sáng trong vườn cây. Bài viết: Giọng ca vàng của cô ca sĩ họa mi vang lên như đánh thức cả khu vườn. Ông mặt trời có lẽ vừa mở mắt sau giấc ngủ dài chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên xuống trần gian. Vô số giọt sương đọng lại trên cành lá nhìn long lanh như muôn vàn viên ngọc sáng. Tất cả cây trong vườn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan