Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Tuyển tập 165 câu phân hóa môn hóa ôn thi thpt quốc gia...

Tài liệu Tuyển tập 165 câu phân hóa môn hóa ôn thi thpt quốc gia

.PDF
52
3216
66

Mô tả:

Kỳ thi THPT QG năm học 2016 –2017 đang đến gần.Chính vì vậy, nhằm để cung cấp cho các bạn học sinh,đặc biệt là các bạn 99er cũng như 98er chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi THPT QG sắp tới có một nguồn bài tập hay và bổ ích làm trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán này cũng như trong thời gian ôn thi sắp tới.Tài liệu gồm các bài tập hay và khó vô cơ+hữu cơ được sưu tầm tuyển chọn ở nhiều nguồn tài liệu phong phú về môn Hóa –kiến thức Hóa Học Phổ Thông với mục tiêu lớn nhất là giúp cho các bạn rèn luyện được sự tư duy tính toán và tư duy Hóa Học để chinh phục các câu hỏi phân hóa môn Hóa Học trong kỳ thi THPT QG sắp tới,cũng như nguồn bài tập hữu ích cho các bạn ôn thi HSG Hóa Phổ Thông.Do các bài tập được tuyển chọn ở nhiều nguồn bài tập khác nhau và một số nguồn bài tập không rõ nguồn.Chính vì thế,tài liệu không ghi rõ các nguồn bài tập,mong tác giả của các bài tập đó thong cảm và bỏ qua.Trong quá trình viết tài liệu không thể tránh khỏi những sai xót,vì vậy mong các em,các bạn,anh,chị,quý thầy cô đóng góp ý kiến,thông cảm và bỏ qua. Hà Nội,ngày 27,tháng 1,năm 2017. Thay mặt BQT Vũ Duy Khánh Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp H gồm Fe2O3, Fe3O4, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, khi phản ứng kết thúc thu được 6,4g chất rắn không tan và dung dịch Y. Dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch KMnO4 1,54M. Biết khi cô cạn dung dịch Y thu được 165,04g muối khan. Phần trăm khối lượng Cu trong H có giá trị là 29,82% 24,17% 22,37% 8,28% Cho 46,14g hỗn hợp H gồm Fe, Fe(NO3)2, Cu, AlCl3 (số mol Fe bằng số mol Cu) tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 2,5M, thu được khí NO và dung dịch X. Cho dung dịch chứa 1,29 mol AgNO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch X, thì thấy thoát ra 0,224 lít (đktc) khí NO và thu được lượng kết tủa lớn nhất. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kết tủa là 190,96g 179,08g 160,72g 187,72g Hòa tan hết 9,9 gam rắn X gồm Al; Al2O3 và Al(OH)3 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra xong được 3,584 lít (đkc) hỗn hợp NO; NO2 có tỉ khối so với H2 là 18 (không còn sản phẩm khử khác) và dung dịch Y. Thêm 390 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thấy sau phản ứng xuất hiện 14,04 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Al2O3 trong X gần với giá trị nào nhất dưới đây? 14,00% 60,00% 50,00% 30,00% Hòa tan hỗn hợp rắn gồm Fe3O4 (1,2x mol) và Cu (x mol) vào dung dịch HCl (vừa đủ), kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch H. Thêm dung dịch chứa 7,6g MgCl2 vào H, được dung dịch X. Điện phân dung dịch X đến khi nước bắt đầu điện phân ở anot thì ngừng điện phân, khi đó khối lượng dung dịch X giảm 71,12g. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là 60,64g 68,24g 54,80g 73,92g Hòa tan hết m gam hỗn hợp H gồm Mg, Fe, Fe(NO3)2, MgCl2 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm 2 khí H2, NO tỉ khối của Y đối với He bằng 5,4. Dùng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1,4M tác dụng vừa hết với các chất trong X thì thoát ra 0,01 mol khí và 71,33g kết tủa; trong kết tủa oxi chiếm 32,0763% khối lượng. % khối lượng kim loại tự do trong H gần nhất với 36% 54% 34% 53% Hòa tan 13,92 gam hỗn hợp M gồm Fe và Cu vào 105 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí A (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1,2M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 19,2 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 49,26 gam chất rắn Q. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây? 12%. 20%. 40%. 14%. Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Al2O3 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,22 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm N2O, N2 và 0,06 mol H2. Tỉ khối của Y so với He bằng a. Cho từ từ dung dịch NaOH 1,6M vào dung dịch X, đến khi kết tủa đạt cực đại thì đã dùng 900 ml; đồng thời thu được 37,36 gam kết tủa. Nếu tác dụng tối đa với các chất tan có trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 1,8 mol NaOH. Giá trị của a là. 2 .4 6 8 Cho 30,24 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 28,57% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 1,64 mol NaHSO4, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa có khối lượng 215,08 gam và hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (trong đó số mol của N2O bằng số mol của CO2). Tỉ khối hơi của Z so với He bằng a. Giá trị gần nhất của a là. 6,5 7,0 7,5 8,0 Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là. 116,85 gam 118,64 gam 117,39 gam 116,31 gam Cho 37,44 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 1,5 mol HCl và 0,12 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4 + ) và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 220,11 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong hỗn hợp ban đầu là. 49,6% 43,8% 37,2% 46,5% Hòa tan hết 24,96 gam hỗn hợp X (dạng bột) gồm Fe, Cu và các oxit Fe trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Y và 0,896 lít khí H2(đktc). Sục khí H2S đến dư vào dung dịch Y thấy tạo thành 8,64 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 1,008 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc) và 139,04 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của oxi có trong hỗn hợp X là. 19,23% 20,51% 22,44% 21,15% Hòa tan hết 7,44 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO, Fe, Fe2O3 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl và 0,05 mol NaNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 22,47 gam muối và 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, N2 có tỷ khối so với H2 bằng 14,5. Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch X thu được kết tủa Y, lấy Y nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam chất rắn. Mặc khác nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) thu được m gam kết tủa. Biết chất tan trong X chỉ chứa hỗn hợp các muối. Giá trị của m là. 63,88 gam 58,48 gam 64,96 gam 95,2 gam Hoà tan hết 15,44 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe và Al (trong đó oxi chiếm 20,725% về khối lượng) bằng 280 gam dung dịch HNO3 20,25% (dùng dư) thu được 293,96 gam dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Để tác dụng tối đa các chất trong dung dịch X cần 450 ml dung dịch NaOH 2M. Nếu cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị m là. 44,12 46,56 43,72 45,84 Hòa tan hết 24,018 gam hỗn hợp rắn X gồm gồm FeCl3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,736 mol HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa 3 muối và 0,024 mol khí NO. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được 115,738 gam kết tủa. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Phần trăm số mol của FeCl3 có giá trị gần nhất là. 17,2% 16,4% 17,4% 17,8% Cho m gam hỗn hợp rắn gồm Fe và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M; Fe(NO3)3 0,05M và HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa 2 chất tan (không chứa ion NH4+ ); hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu và còn lại 32m/255 gam rắn không tan. Tỉ khối của Y so với He bằng 19/3. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được x gam kết tủa. Giá trị của x gần đúng với giá trị nào sau đây? 272,0 gam 274,0 gam 276,0 gam 278,0 gam Hòa tan hết 24,018 gam hỗn hợp rắn X gồm gồm FeCl3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,736 mol HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa 3 muối và 0,024 mol khí NO. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được 115,738 gam kết tủa. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Phần trăm số mol của FeCl3 có giá trị gần nhất là. 17,2% 16,4% 17,4% 17,8% Hòa tan hết 14,88 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,58 mol HCl, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chứa 30,05 gam chất tan và thấy thoát ra 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm H2, NO, NO2 có tỷ khối so với H2 bằng 14. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z; 84,31 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,224 lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3. Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với? 16% 17% 18% 19% X, Y (MX < MY) là hai axit đơn chức, không no; Z là một ancol no, ba chức ; X, Y, Z đều mạch hở. Thực hiện phản ứng este hóa m gam hỗn hợp X, Y, Z (giả sử hiệu suất phản ứng este hóa đạt 100%), sản phẩm thu được chỉ có nước và m1 gam một este thuần chức T. Đốt cháy hết 36,84g hỗn hợp H gồm m gam hỗn hợp X, Y, Z và m1 gam este T, thu được 20,52g H2O. Mặt khác lượng H trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch N chứa 35,28g muối. Biết 36,84g H làm mất màu vừa đủ 0,48 mol Br2; este T chứa 7 liên kết π. Hiệu khối lượng giữa T và Y gần nhất với 6,8g 12g 8g 6,5g Hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z ( MX < MY < MZ , nY = nZ) có tổng số liên kết peptit trong 3 phân tử là 13 trong đó số nguyên tử oxi trong phân tử mỗi peptit không nhỏ hơn 6. Để thủy phân hoàn toàn 32,13 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 510ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối của Gly và Val có tỷ lệ mol là 16 : 1. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 2,565 mol oxi. Phần trăm theo khối lượng của Z gần nhất với giá trị nào sau đây 17 12 14 15 Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp E chứa 2 este đều đơn chức, mạch hở thu được 0,63 mol CO2. Mặt khác đun nóng x gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và x gam hỗn hợp gồm 2 muối, trong đó có a gam muối X và b gam muối Y (MX < MY). Đun nóng F với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 4,32 gam hỗn hợp gồm 3 ete. Biết rằng hiệu suất ete hóa của 2 ancol có khối lượng phân tử tăng dần lần lượt là 80% và 60%. Tỉ lệ gần nhất của a : b là. 1,2 0,9 1,1 0,8 Hỗn hơp E chứa 2 este X, Y đều hai chức, mạch hở và không chứa nhóm chức khác; trong đó Y không no chứa một liên kết đôi C=C. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol E bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 36,96 gam CO2. Mặt khác đun nóng 0,15 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam một ancol Z duy nhất và 21,6 gam hỗn hợp muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 11,1 gam. % khối lượng của Y trong E là. 26,14% 24,57% 30,86% 37,14% X, Y là hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp; Z là anđehit; T là axit cacboxylic; X, Y, Z, T đều mạch hở và T, Z đều đơn chức. Hiđro hóa hoàn toàn hỗn hợp H gồm X, Y, Z, T cần đúng 0,95 mol H2, thu được 24,58g hỗn hợp N. Đốt cháy hết N cần đúng 1,78 mol O2. Mặt khác, cho N tác dụng hết với Na (dư), sau phản ứng thu được 3,92 lít khí H2 (đktc) và 23,1g muối. Nếu cho H tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì được m gam kết tủa. Biết số mol T bằng 1/6 số mol hỗn hợp H. Giá trị của m là 176,24 174,54 156,84 . 108,00 Hỗn hợp M gồm một axit cacboxylic đơn chức X, một axit cacboxylic hai chức Y (hai axit đều mạch hở, cùng liên ) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam M thu được 4,32 gam H2O và 4,704 lít CO2 (đktc). Thực hiện phản ứng este hóa m gam M (hiệu suất 100%), sản phẩm thu được chỉ có H2O và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng ancol có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp M là 21,05%. 6,73%. 39,47%. 32,75%. Cho hỗn hợp X gồm A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là: 4,24 gam. 3,18 gam. 5,36 gam. 8,04 gam. Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 0,55 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,9 gam H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây sai? Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1. X phản ứng được với NH3 . Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X. Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học. Cho X, Y là 2 chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY ; Z là ancol có cùng số nguyên tử C với X; T là este 2 chức được tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 13,216 lit khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2 . Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư gần nhất với giá tri nào dưới đây? 4,88 gam 5,44 gam 5,04 gam 5,80 gam X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với 38,04. 24,74 16,74 25,10. Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một số este đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được a gam hỗn hợp muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp muối trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y và 11,13 gam Na2CO3. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,5 gam kết tủa, đồng thời thấy khối lượng bình tăng 19,77 gam so với ban đầu. Đun b gam hỗn hợp ancol với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 6,51 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là .25,86 11,64. 19,35. 17,46. Peptit X và peptit Y đều mạch hở có tổng số liên kết peptit bằng 8.Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với 14. 29. 19. 24. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở A và B, trong phân tử đều chứa C, H, O và có số nguyên tử hiđro gấp đôi số nguyên tử cacbon. Nếu lấy cùng số mol A hoặc B phản ứng hết với Na thì đều thu được V lít H2. Còn nếu hiđro hóa cùng số mol A hoặc B như trên thì cần tối đa 2V lít H2 (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện). Cho 33,8 gam X phản ứng với Na dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, 33,8 gam X phản ứng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3, lượng Ag sinh ra phản ứng hết với dung dịch HNO3 đặc, thu được 13,44 lít NO2 (đktc, là sản phảm khử duy nhất). Nếu đốt cháy hoàn toàn 33,8 gam X thì cần V lít (đktc) O2. Giá trị của V gần nhất với? 41 44 42 43 Chia 0,15 mol hỗn hợp X gồm một số chất hữu cơ (trong phân tử cùng chứa C, H và O) thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy phần một bằng một lượng oxi vừa đủ rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 8,64 gam Ag. Phần ba tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 0,448 lít H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,15 mol hỗn hợp X là 6,48 g 5,58 g. 5,52 g. 6,00 g X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no có một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là: 8,64 g. 4,68 g. 9,72 g. 8,10 g. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa ancol X; este đơn chức Y và anđehit Z (X, Y, Z đều no, mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro) có tỉ lệ mol tương ứng 3:1:2 thu được 24,64 lít CO2 (đktc) và 21,6 gam nước. Mặt khác cho 0,6 mol hỗn hợp E trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị m là: 64,8 gam. 97,2 gam. 86,4 gam. 108 gam. Z là hợp chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O, có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đem 2,85 gam Z tác dụng với H2O (trong môi trường H+), phản ứng tạo ra hai chất hữu cơ P, Q. Khi đốt cháy hoàn toàn lượng P và Q ở trên thì P tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O; Q tạo ra 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O, thể tích oxi tiêu tốn cho cả hai quá trình đốt cháy là 3,024 lít (đktc). Biết Z tác dụng được với Na giải phóng H2; chất P có khối lượng phân tử bằng 90 gam.mol-1 và Q là hợp chất đơn chức. Số đồng phân phù hợp của Z là 1 2. 3. . 4. Chất hữu cơ X chứa C, H, O, N. Đốt cháy 0,01 mol X bằng lượng vừa đủ 0,0875 mol O2. Sau pư cháy, sục toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong dư. Sau các pư, thấy tách ra 7,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 2,39 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu, đồng thời có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khi lấy 4,46 gam X pư vừa đủ với 60 ml dd NaOH 1M, đun nóng sau khi các pứ xảy ra hoàn toàn thu được dd Y chứa m gam 3 chất tan gồm một muối của axit hữu cơ đơn chức và hai muối của hai aminoaxit (đều chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm - NH2, phân tử khối hơn kém nhau 14 đvC). Giá trị của m là 5,80 g. 5,44 g. . 6,14 g. 6,50 g Một hỗn hợp Y gồm 2 este A, B mạch hở (MA< MB). Nếu đun nóng 15,7 gam hỗn hợp Y với dung dịch NaOH dư thì thu được một muối của axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Nếu đốt cháy 15,7 gam hỗn hợp Y cần dùng vừa hết 21,84 lít O2 và thu được 17,92 lít CO2. Các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp Y là 63,69%. 40,57%. 36,28%. 48,19% Đun nóng 0,08 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a gam muối của glyxin và b gam muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy 60,90 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 136,14 gam. Tỉ lệ a : b gần nhất với giá trị nào sau đây: 0,765 0,625. 0,750. . 0,875. Hỗn hợp X gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun m gam X với H2SO4 đặc, thu được H2O và hỗn hợp các chất hữu cơ Y gồm hai ancol và ba ete. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 7,56 lít O2 (đktc), sinh ra 5,04 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Z gồm 2 chất hữu cơ và hơi nước. Cho Z tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 16,2 gam Ag. Tên thay thế của ancol có khối lượng mol phân tử lớn hơn trong X là butan-2-ol propan-1-ol butan-1-ol propan-2-ol Đun nóng m gam hỗn hợp X (R-COO-R1; R-COO-R2) với 500 ml dung dịch NaOH 1,38M thu được dung dịch Y và 15,4 gam hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Cho toàn bộ lượng T tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Cô cạn Y thu được chất rắn rồi lấy chất rắn này đem nung với CaO xúc tác đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,2 gam một khí. Giá trị của m là 20,44. 40,60. 34,51. . 31,00. Cho m gam hỗn hợp X gồm một peptit A và một amino axit B ( MA > 4MB) được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch Y phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Z chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng? . A có 5 liên kết peptit. . B có thành phần phần trăm khối lượng nitơ là 15,73%. Tỉ lệ số phân tử glyxin và alanin trong phân tử A là 3 : 2. A có thành phần trăm khối lượng nitơ là 20,29%. Chất X có công thức phân tử C6H8O4 . Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chấ t T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng? Chất T không có đồng phân hình học. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 : 3. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2. Chất Z làm mất màu nước brom. Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là 39,66%. 60,34%. 21,84%. 78,16%. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 5,6 lit CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng rắn khan thu được là 10,54 gam 14,04 gam 12,78 gam 13,66 gam Câu 44: Cho hỗn hợp X gồm một este E và hai axit cacboxylic A và B đơn chức, mạch hở. Biết E và A là đồng phân của nhau; hai axit A và B có tổng số C trong phân tử không lớn hơn 5. Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam X thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Mặt khác nếu cho 9,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,84 lít khí H2. Nếu cho 9,6 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH dư thì khối lượng muối thu được là 12,75g 11,85g 12,90g 10,95g Hỗn hợp X gồm một ancol A1, một axit cacboxylic A2 và một este E tạo thành từ A1 và A2. Biết E là các chất trong X đều no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 18,704 lít khí oxi (đktc), thu được 13,888 lít khí CO2 (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 10,65 gam chất rắn khan. Nếu cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 952 ml khí hiđro (đktc). Công thức của este E là CH3COOC2H5. CH3COOC3H7 C3H7COOC3H7. C3H7COOC2H5. Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28 gam. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? 50 40 45 35 Hỗn hợp T gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở, tạo bởi glyxin và alanin). Đun nóng m gam T trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được (m + 11,85) gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3 và hồn hợp Q gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Q vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 42,03 và còn lại 3,696 lít (đktc) một khí duy nhất. Phần trăm khối lượng của X trong T gần nhất với giá trị nào sau đây? 54 52 55 53 Hỗn hợp P gồm ancol A, axit cacboxylic B (đều no, đơn chức, mạch hở) và este C tạo ra từ A và B. Đốt cháy hoàn toàn m gam P cần dùng vừa đủ 0,36 mol O2, sinh ra 0,28 mol CO2. Cho m gam P trên vào 250 ml dung dịch NaOH 0,4 M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Q. Cô cạn dung dịch Q còn lại 7,36 gam chất rắn khan. Người ta cho thêm bột CaO và 0,96 gam NaOH vào 7,36 gam chất rắn khan trên rồi nung trong bình kín không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được a gam khí. Giá trị a gần nhất với 2,9 2,1 2,5 1,7 X là pentapeptit, Y là hexapeptit, đều mạch hở và đều được tạo thành từ một amino axit (no, hở, chỉ có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử). - Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 295,5 gam kết tủa, V lít khí N2 và khối lượng dung dịch sau hấp thụ giảm so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu là 205,2 gam. - Cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là 98,9. 88,9. 99,9. 88,8. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z (Y và Z đều mạch hở và có mạch C không phân nhánh). 0,275 mol X phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M (đun nóng), thu được hỗn hợp hai muối và hỗn hợp hai ancol. Đun nóng toàn bộ lượng ancol thu được ở trên với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 7,5 gam hỗn hợp 3 ete. Lấy toàn bộ lượng muối trên nung với vôi tôi xút (dư), thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 44 gam brom, thu được dẫn xuất chứa 85,106% brom theo khối lượng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Z trong X là: 25,70 g. 18,96 g. 15,60 g. 19,75 g. Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y tạo bởi các amino axit no mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2 ,biết rằng tổng số nguyên tử O trong 2 phân tử X, Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháyhoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là 490,6 560,1 470,1 . 520,2 Đốt cháy hoàn toàn 26,72 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,76 mol Ba(OH)2 ,thu được 98,5 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 26,72 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là . 19,04 g 28,88 g 18,68 g 13,32 g Hỗn hợp X gồm một axit cacboxilic hai chức, no, mạch hở, hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84 gam thu được 7,26 gam CO2 và 2,70 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 4,84 gam X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (ở đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m là: 4,595 5,765 5,180 4,995 Hỗn hợp X gồm đipeptit Y, tripeptit Z và tetrapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 1,12 (dktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 15,83 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu.Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây? 7,38 7,85. 8,05. . 6,66. X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các  -amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các 1 khí đo ở đktc, trong không khí có thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là? 5 46 gam 41 gam 43 gam 38 gam Hỗn hợp A gồm 3 axit cacboxylic no, hở X, Y, Z (MX < MY - Xem thêm -

Tài liệu liên quan