Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tục thờ bà – cậu tại gia ở tỉnh hậu giang (tt)...

Tài liệu Tục thờ bà – cậu tại gia ở tỉnh hậu giang (tt)

.PDF
12
56
82

Mô tả:

TÓM TẮT Hoạt động tín ngưỡng là nhu cầu văn hóa tâm linh của con người được biểu hiện qua tục thờ cúng tổ tiên tại từng gia đình, thờ các bậc tiền nhân, anh hùng dân tộc (những người có công với xóm làng, quê hương và đất nước) hoặc thờ Phật và các vị Thánh, Thần tại các cơ sở tín ngưỡng. Đây là tập quán tốt đẹp, mang ý nghĩa "uống nước nhớ nguồn" của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng và của các dân tộc Việt Nam nói chung. Các hoạt động tín ngưỡng chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống, mang tính giáo dục cao và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc cần tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Nam bộ nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng là vùng đất mới nên trong quá trình khai hoang mở đất cũng là quá trình cư dân mang theo hành trang tinh thần của mình từ nhiều vùng, miền khác nhau khi đến sinh sống. Chính vì vậy tín ngưỡng ở Nam Bộ càng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Mặt khác, tín ngưỡng ở Nam Bộ còn là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng cư dân; có thể thấy các thành tố có trong tín ngưỡng từng tộc người cư trú ở Nam Bộ như: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer đều có một ảnh hưởng nhất định trong việc định hình thể loại, diện mạo của các tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần ở Nam bộ. Tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần vùng sông nước Nam bộ nói chung và Hậu Giang đặc trưng đã ăn sâu bám rễ vào đời sống tinh thần của người dân vùng đất mới. Tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân vùng sông nước, trong đó nổi bật lên tín ngưỡng thờ Bà - Cậu, đây là loại hình tín ngưỡng được cư dân Việt, cư dân Hoa mang theo trên bước đường tìm đến khai phá vùng đất mới ở phương Nam, cũng như tỉnh Hậu Giang. Ở đây, tác giả nêu lên hai địa bàn đó là thành phố Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang. Hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập đa dạng các nền, các vùng văn hóa trên đất nước và hội nhập cả thế giới; Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, kéo theo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cũng có sự dung hợp thay đổi về mặt lý luận và nhận thức. -iii- Tín ngưỡng thờ cúng Bà – Cậu cũng nằm trong xu hướng đó, vì thế cũng đặt ra nhiều thách thức cho việc nhận định, bảo tồn và phát huy những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp tránh hiện tượng tiêu cực, mê tín dị đoan. Quan nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn góp phần nhỏ giúp cho lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan hơn giá trị tín ngưỡng của tục thờ Nữ thần, Mẫu thần mà tiêu biểu là tục thờ Bà – Cậu, từ đó có những kế hoạch trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy những di sản truyền thống, nên tôi chọn đề tài “Tục thờ Bà – Cậu tại gia ở tỉnh Hậu Giang” làm Luận văn tốt nghiệp. Tác giả nghiên cứu dựa từ góc nhìn Văn hóa học và thực tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic, phương pháp lịch sử - cụ thể, khảo sát thực tế, chụp ảnh, thu thập tài liệu, lấy ý kiến người dân làm nghề sông nước và có liên quan đến sông nước…để nghiên cứu. Luận văn thực hiện từ tháng 5/2016 đến tháng 10/2016, trong phạm vi tỉnh Hậu Giang, giới hạn trong tại địa bàn thành phố Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy. Luận văn bao gồm 3 chương: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Chương 1, là những vấn đề chung, các lý luận làm cơ sở nghiên cứu gồm: một số khái niệm cơ bản về tín ngưỡng, văn hóa tâm linh,.. một số lý thuyết về vùng văn hóa; đồng thời nêu khái quát về tục thờ thần cũng như tổng quan về điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử hình thành tỉnh Hậu Giang Chương 2, tác giả nghiên cứu tập trung về tổng quan về tục thờ Bà – Cậu, nguồn gốc và những những ảnh hưởng của tục thờ Bà – Cậu trong đời sống tâm linh của cộng đồng Việt – Hoa ở tỉnh Hậu Giang Chương 3, phân tích những giá trị, ảnh hưởng và tác nhân làm ảnh hưởng đến tục thờ Bà – Cậu trong văn hóa tâm linh của người dân Hậu Giang, đánh giá những yếu tố tác động và những biểu hiện của sự biến đổi trong tục thờ Bà – Cậu. Từ đó, đề ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực của tục thờ Bà - Cậu tại gia trong đời sống tâm linh của người dân Hậu Giang hiện nay. -iv- ABSTRACT Religious activities are the spiritual and cultural needs of the people expressed through ancestor worship in each family, such as ancestor worship, national heroes worship (those who have contributed to the village, home and country) or Buddha and Saints, Gods worship at religious institutions. This is a good custom, meaning "to drink water, remember its source" of the peoples living in the area of Hau Giang province in particular and of the peoples of Vietnam in general. Religious activities contain traditionally cultural, higher educational and meaningful humanitarian values which need continuing to be preserved and promoted. Southern part in general and Hau Giang province in particular is the new land, therefore, in the process of reclamation of land, the residents have carried their mental baggage from various regions. Thus, belief in the South becomes more abundant and more diverse. On the other hand, belief in the South is also a product of the process of cultural exchange between the resident communities; It is shown that the religious elements in each ethnic group residing in the South such as the Kinh, Chinese, Cham, Khmer have had a certain influence in shaping the types and the appearance of beliefs of Goddess worship in the South. The cult of the goddess worship in the South River in general and Hau Giang in particular were ingrained in the spiritual life of the people of the new land. The cult of the Goddess plays an important role in the lives of the people living near rivers, in which prominently the cult of Bà – Cậu (Grandmothers – Uncles), which is the kind of belief that Vietnamese citizens and Chinese residents have brought along on the way of seeking to explore new lands in the South, as well as Hau Giang province. Here, the author has pointed out the two geographical areas such as Vi Thanh city and Nga Bay town of Hau Giang. Today, with the trend of globalization, the diverse integration of cultural areas of the country and the world integration; Vietnam in general and Hau Giang in particular has had profoundly changes in economy, politics, socio-cultural areas resulting in the fact that eligious and religious life has had the changes in terms of -v- theoretical and awareness . Worship of Grandmothers - Uncles is also located in that trend, so it also poses challenges for the identification, preservation and promotion of good traditional beliefs, preventing negative phenomena and superstition. By researching this subject, the author wishes to contribute a small part helping the provincial leaders have an overview of religious values of Goddess worship, typically Grandmothers – Uncles worship, thereby, they will have plans for the management, conservation and promotion of traditional heritage, so I chose the topic "The custom of Grandmothers – Uncles worship at home in Hau Giang province” for my graduation thesis. The author has studied based on the perspective of Culture and the reality in Hau Giang province; using analysis, synthesis, logical methods, historical methods specifically, actual survey, photographing, collecting documents, getting opinions of people employed on rivers and related to river, etc. to do research. This thesis has been performed from May to December 2016, within the area of Hau Giang province, limited in the area of Vi Thanh city and Nga Bay town. The thesis consists of 3 chapters: the heading, the content and the conclusion. Chapter 1 is the general issues, the theories for research basic including: some basic concepts about belief and spiritual culture, etc., some theories of the cultural areas; and providing an overview of worship as well as an overview of natural and social conditions and history of formation of Hau Giang province. Chapter 2, the author focuses on an overview of Grandmothers – Uncles worship, the origin and the impacts of Grandmothers – Uncles worship in the spiritual life of the Vietnamese – Chinese communities in Hau Giang Province. Chapter 3 analyzes the values, influences and factors affecting Grandmothers – Uncles worship in the spiritual culture of the people of Hau Giang; evaluates the impacts and the manifestation of the changes in Grandmothers – Uncles worship. Since then, propose some recommendations and measures to preserve and promote the positive values of Grandmothers – Uncles worship in the spiritual life of the people of Hau Giang currently. -vi- MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ...............................................................................................................v DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................2 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5 4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................5 4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .........................................................5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................5 6.1 Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................5 6.2 Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................6 7. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...............................................7 1.1 Những khái niệm liên quan đề tài .....................................................................7 1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng ................................................................................7 1.1.2 Khái niệm văn hóa tâm linh ....................................................................12 1.1.3 Khái niệm bảo tồn, phát huy ...................................................................12 1.2 Lý thuyết nghiên cứu ......................................................................................13 1.2.1 Lý thuyết vùng văn hóa ...........................................................................13 1.2.2 Lý thuyết về nhu cầu ...............................................................................14 -vii- 1.2.3 Quan điểm về di sản văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam ........17 1.2.3.1 Quan điểm về di sản văn hóa ...........................................................17 1.2.3.2 Quan điểm về tín ngưỡng và tôn giáo ..............................................20 1.3 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang .........................................................................24 1.3.1 Lịch sử hình thành vùng đất Hậu Giang..................................................24 1.3.2 Nguồn gốc cư dân Việt – Hoa ở Hậu Giang ...........................................26 1.3.3 Điều kiện tự nhiên kinh tế, văn hóa, xã hội .............................................27 1.3.3.1 Vị trí địa lý .......................................................................................27 1.3.3.2 Điều kiện tự nhiên kinh tế, văn hóa, xã hội .....................................30 CHƯƠNG 2: TỤC THỜ BÀ - CẬU TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA CỘNG ĐỒNG VIỆT – HOA Ở TỈNH HẬU GIANG ..........................................33 2.1 Đôi nét về địa bàn nghiên cứu tục thờ Bà - Cậu .............................................33 2.1.1 Thành phố Vị Thanh................................................................................33 2.1.2 Thị xã Ngã Bảy........................................................................................35 2.2 Tục thờ Bà – Cậu của người Việt, người Hoa ở Hậu Giang trong mối liên hệ với tục thờ Nữ thần, Mẫu thần ở Việt Nam ..............................................................38 2.2.1 Tục thờ Nữ thần, Mẫu thần .....................................................................38 2.2.2 Nguồn gốc tục thờ ...................................................................................41 2.2.3 Đối tượng tôn thờ (thần phả các Bà) .......................................................47 2.2.4 Biểu hiện tục thờ Bà – Cậu......................................................................49 2.2.5 Không gian tôn thờ ..................................................................................50 2.3 Những điều kiêng kỵ liên quan đến tục thờ Bà – Cậu ....................................54 2.3.1 Kiêng kỵ trong lời nói .............................................................................54 2.3.2 Kiêng kỵ trong hành vi ............................................................................55 2.3.3 Kiêng kỵ trong cúng tế ............................................................................57 CHƯƠNG 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TỤC THỜ BÀ - CẬU Ở HẬU GIANG HIỆN NAY ................................................................................................58 3.1 Biến đổi văn hóa – xu thế tất yếu của thời đại ................................................58 3.1.1 Tác động của đô thị hóa ..........................................................................58 -viii- 3.1.2 Tác động từ chính sách, chủ trương về văn hóa tâm linh ở Việt Nam ....59 3.1.3 Tác động biến đổi từ nhận thức văn hóa của người Việt, người Hoa .....60 3.2 Những yếu tố tác động đến sự biến đổi trong tục thờ Bà – Cậu .....................60 3.2.1 Sự phát triển của giao thông đường bộ, phát triển kinh tế xã hội ...........60 3.2.2 Phương thức trao truyền giá trị văn hóa tín ngưỡng bị đứt đoạn ............61 3.2.2.1 Chủ thể trao và khách thể nhận ........................................................61 3.2.2.2 Sự thay đổi cơ cấu dân số ở nông thôn ............................................62 3.2.2.3 Nhận thức về giá trị của tục thờ còn hạn chế của người thờ............63 3.2.3. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với văn hóa tín ngưỡng ....................63 3.3 Biểu hiện biến đổi trong tục thờ Bà - Cậu ......................................................65 3.3.1 Không gian cúng .....................................................................................65 3.3.2 Không gian thờ ........................................................................................66 3.3.3 Lễ vật .......................................................................................................66 3.4 Một số khuyến nghị, giải pháp .......................................................................68 3.4.1 Khuyến nghị ............................................................................................68 3.4.2 Giải pháp .................................................................................................70 3.4.2.1 Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng ....................70 3.4.2.2 Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh ...............................................72 3.4.2.3 Kết hợp giữa biện pháp tuyên truyền và giáo dục với biện pháp tổ chức, quản lý hành chính, tăng cường công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học về tín ngưỡng, tôn giáo..........................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79 PHỤ LỤC .................................................................................................................83 PHỤ LỤC 1 ..........................................................................................................83 PHỤ LỤC 2 ..........................................................................................................86 -ix- DANH SÁCH CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Tháp nhu cầu của Maslow 15 Hình 2.1 Kinh Xáng Xà No, thành phố Vị Thanh 34 Hình 2.2 Chợ nổi Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy 38 Hình 2.3 Cúng Bà tại đền Thiên Y Thánh Mẫu 46 Hình 2.4 Miếu Bà - Cậu tại thị xã Ngã Bảy 50 Hình 2.5 Hình ảnh cúng Bà - Cậu 51 Hình 2.6 Miếu Bà - Cậu thành phố Vị Thanh 53 -x- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Đào Duy Anh (1957), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Thuận Hóa, Huế. [2]. Võ Thanh Bằng (2005), Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. [3]. Ban Chấp hành Trung ương (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4]. Ban Chấp hành Trung ương (1990), Nghị quyết số 24 – NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội, ngày 16/10/1990. [5]. Ban Chấp hành Trung ương (1998), Số 37-CT/TW Chỉ thị về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội, 02/7/1998, Trích dẫn theo Báo Nhân dân, số ra ngày 8/7/1998. [6]. Ban Chấp hành Trung ương (2003), Nghị quyết số 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội, 30/9/2003. [7]. Nguyễn Chí Bền (1994) Văn hóa dân gian Nam Bộ, những phác thảo, Nxb. Giáo dục, tái bản, 1997, 2008. [8]. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin, hà nội. [9]. Nguyễn Hồng Dương - Chủ biên (2014), Tiếp tục đổi mới chính sách về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa – Thông tin & Viện Văn hóa, tập số 1, tr.61. [10]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [11]. Trần Hoàng Hảo (2014), Tín ngưỡng thờ Mẫu Nam Bộ, Hội thảo khoa học cấp quốc gia Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ - bản sắc và giá trị tháng 4 năm 2014. [12]. Nguyễn Hữu Hiếu (2014), Vài nét về diễn trình hình thành tục thờ Bà Nam Bộ, Hội thảo khoa học cấp quốc gia Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ - bản sắc và giá trị tháng 4 năm 2014. -79- [13]. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang - chủ biên (1994), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập 1, Nxb Hà Nội. [14]. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang - chủ biên (1994), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập 2, Nxb Hà Nội. [15]. Đinh Gia Khánh (1990), “Ngôi đình làng với mối quan hệ Nho giáo và văn hóa dân gian”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (4), tr. 5-6. [16]. Đinh Gia Khánh (1992), “Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (5), tr. 4. [17]. Vũ Ngọc Khánh (1994), Tín ngưỡng làng xã, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. [18]. Dương Hoàng Lộc (2008), Văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân ven biển Bến Tre, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường ĐHQG-HCM. [19]. Dương Hoàng Lộc (2010), “Tín ngưỡng thờ bà Thủy của cộng đồng ngư dân An Thủy huyện Ba Tri-tỉnh Bến Tre”, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, (2). [20]. Nguyễn Thanh Lợi (2008), Ghe bầu miền Trung, NXB Hà Nội. [21]. Nguyễn Thanh Lợi (2004), Tín ngưỡng thờ nữ thần ở Bà Rịa -Vũng Tàu Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ, Nxb. Khoa học Xã hội. [22]. Nguyễn Thanh Lợi (2013), Tín ngưỡng thờ bà Thủy Long ở Tây Nam Bộ, Hội thảo Văn hóa tín ngưỡng Mẫu Thoải - Thủy Long Thánh Mẫu, Phú Quốc. [23]. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [24]. Ngô Hoàng Đại Long, Dương Đức Minh (2010), Bước đầu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho các tỉnh phía Nam tỉnh Lâm Đồng, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Cơ sở, Trường ĐH KHXH&NV TP. HCM, TP.HCM. [25]. Niên giám Thống kê Hậu Giang (2014), Hậu Giang. [26]. Sơn Nam (1959), Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử đất An Giang, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. [27]. Sơn Nam (1965), Nói về miền Nam, Nxb Lá Bối, Sài Gòn. [28]. Sơn Nam (1973), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Đông Phố, Sài Gòn [29]. Sơn Nam (1974), Cá tính của miền Nam, Nxb Đông Phố, Sài Gòn -80- [30]. Sơn Nam (2000), Tiếp cận với đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Trẻ. [31]. Sơn Nam (2000), Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, Nxb Trẻ, TPHCM. [32]. Nguyễn Phương Thảo (1997), Văn hóa dân gian Nam bộ-Những phác thảo-Hà Nội, Nxb. Giáo dục. [33]. Huỳnh Quốc Thắng (2003), Lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ, Nxb Văn hóa thông tin, Tp. Hồ Chí Minh. [34]. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, TP.Hồ Chí Minh. [35]. Trần Ngọc Thêm (2014), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh [36]. Trần Ngọc Thêm (1998), “Vai trò của nước trong truyền thống văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (8), tr. 7. [37]. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, In lần thứ tư, có sửa chữa bổ sung, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. [38]. Trần Ngọc Thêm (2003), Nước trong văn hóa và hội nhập…(trong Khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh hội nhập quốc tế), ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh [39]. Trần Ngọc Thêm (2009), “Tính cách Nam bộ như một hệ thống. Trong Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam bộ thời kỳ cận đại”, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Cần Thơ, Ngày 4-3-2008, Nxb Thế giới, Hà Nội. [40]. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và Văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. [41]. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. [42]. Ngô Đức Thịnh (2007), Đạo Mẫu (tập 1), Nxb. Khoa học Xã hội, TP.HCM. [43]. Ngô Đức Thịnh (2010), Những giá trị của Đạo Mẫu Việt Nam, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, (310), tr. 3-4. [44]. Ngô Đức Thịnh (1984), “Tìm hiểu thuyền bè truyền thống Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, (6). [45]. Ngô Đức Thịnh, Ba dạng thức thờ Mẫu của người Việt, Website của khoa Văn hóa học, Trường Đại học KHXH&NV, Tp HCM. -81- [46]. Nguyễn Duy Thiệu (2001), “Việc tổ chức đời sống tín ngưỡng trong cộng đồng ngư dân ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (1). [47]. Nguyễn Hữu Thông (2001), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa [48]. Nguyễn Ngọc Thơ (2012 ), Tín ngưỡng Thiên Hậu tại Nam Bộ Việt Nam, Website của khoa Văn hóa học, Trường Đại học KHXH&NV, Tp HCM. [49]. Phan Thị Yến Tuyết (2014), “Hệ thống Nữ thần biển trong tín ngưỡng thờ Mẫu và Nữ thần ở vùng biển Nam Bộ”, Hội thảo khoa học cấp quốc gia Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ - bản sắc và giá trị tháng 4 năm 2014. [50]. Dương Tất Từ , Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo (1976), Mùa xuân và phong tục Việt Nam, Nxb. Văn hóa, Hà Nội. [51]. Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, Hồ Tường (1993), Đình Nam Bộ – tín ngưỡng và nghi lễ, Nxb. Tổng hợp, TP.HCM. [52]. Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường (1999), Đình Nam Bộ, Xưa và nay, Nxb. Đồng Nai, Tr. 199-129. [53]. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2006), Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [54]. Viện nghiên cứu Tôn giáo và tín ngưỡng (2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. [55]. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội. [56]. Huỳnh Khái Vinh, Nguyễn Thanh Tuấn (1995), Chấn hưng các vùng và tiểu vùng văn hóa nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội. [57]. Trần Quốc Vượng (1988), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà nội. [58]. Nguyễn Như Ý (2004), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà nội. Tiếng Anh [59]. A.H. Maslov (1943), "A Theory of Human Motivation", Psychological Review (50), pp.370-96. -82-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan