Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ xưng hô trong một số tác phẩm của nguyễn minh châu...

Tài liệu Từ xưng hô trong một số tác phẩm của nguyễn minh châu

.PDF
97
1236
124

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Tâm Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị KhánhLy Mssv: 6075498 -1- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT PHẦN MỞ ĐẦU 1. 2. 3. 4. 5. Lý do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ V À TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 1. 1.1 1.2 1.3 KHÁI NIỆM VỀ TỪ TIẾNG VIỆT Các quan niệm khác nhau về từ tiếng Việt Đặc điểm của từ tiếng Việt Các loại từ tiếng Việt 1.3.1 Theo Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp Tiếng Việt – tập một” 1.3.1.1 Nhóm 1 1.3.1.2 Nhóm 2 1.3.2 Theo Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp Tiếng Việt từ loại” 1.3.2.1 Thực từ 1.3.2.2 Hư từ 1.3.2.3 Tình thái từ 2. TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 2.1 Khái niệm về từ xưng hô trong tiếng Việt 2.2 Các cách phân loại từ xưng hô trong tiếng Việt 2.2.1 Phân loại theo từ loại 2.2.1.1 Quan điểm của Ngữ pháp học 2.2.1.2 Quan điểm của Ngữ dụng học 2.2.1.3 Quan điểm của Phong cách học 2.2.2 Phân loại theo phạm vi sử dụng 2.2.2.1 Những từ xưng hô dùng trong gia tộc, thân tộc 2.2.2.1.1 Xưng hô giữa ông, bà và cháu trong gia đình 2.2.2.1.2 Xưng hô giữa cha mẹ và con cái trong gia đình 2.2.2.1.3 Xưng hô giữa vợ chồng trong gia đình 2.2.2.1.4 Xưng hô giữa anh – chị - em trong gia đình 2.2.2.2 Những từ xưng hô dùng trong mối quan hệ xã hội 2.2.2.2.1 Dùng từ chỉ quan hệ thân tộc làm lời xưng hô 2.2.2.2.2 Cách xưng hô dùng ch ức danh -2- 2.3 Đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng Việt CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG 1.1 Tác giả 1.2 Sự nghiệp văn chương 2. KHẢO SÁT TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 2.1 Từ xưng hô dùng trong gia tộc, thân tộc 2.1.1 2.1.2 2.1.3 2.1.4 Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ giữa ông bà với cháu Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con cái trong gia đ ình Từ xưng hô trong mối quan hệ vợ chồng Từ xưng hô trong mối quan hệ anh - chị - em 2.2 Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ xã hội 2.2.1 Từ xưng hô trong mối quan hệ làng xóm 2.2.2 Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ giữa những ng ười đồng đội 2.2.3 Từ xưng hô dùng để định danh kẻ thù CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ X ƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 1. SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ ĐỂ BỘC LỘ CÁ TÍNH CỦA NHÂN VẬT 2. SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ ĐỂ BỘC LỘ TÌNH CẢM, THÁI ĐỘ GIỮA CÁC NHÂN VẬT ĐỐI VỚI NHAU VÀ GIỮA NHÀ VĂN ĐỐI VỚI NHÂN VẬT CỦA MÌNH 2.1 Sử dụng từ xưng hô để bộc lộ tình cảm, thái độ giữa các nhân vật trong tác phẩm đối với nhau 2.2 Sử dụng từ xưng hô để bộc lộ tình cảm, thái độ giữa nhà văn đối với nhân vật của mình 3. SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ THỂ HIỆN ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA MỖI VÙNG MIỀN 3.1 Sử dụng từ xưng hô thể hiện đặc trưng văn hóa giao tiếp của vùng Bắc Bộ 3.2 Sử dụng từ xưng hô thể hiện đặc trưng văn hóa giao tiếp của vùng Trung Bộ 3.3 Sử dụng từ xưng hô thể hiện đặc trưng văn hóa giao tiếp của vùng Nam Bộ PHẦN KẾT LUẬN -3- Tài liệu tham khảo Mục lục Danh mục tác phẩm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt, từ xưng hô là một vấn đề rất được quan tâm vì thông qua hoạt động của nhóm từ này mà đặc trưng của văn hóa Việt Nam như tính cộng đồng, tính linh hoạt, tính tôn ti trật tự,… được thể hiện một cách khá rõ nét. Từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng. Nó không chỉ đơn thuần dùng để “xưng” và “hô” nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng khi giao tiếp mà còn là phương tiện bộc lộ tình cảm, thái độ, tính cách của mỗi người. Nhờ có từ xưng hô mà nhịp cầu giao cảm giữa đôi bờ tâm hồn được nối liền và thắt chặt hơn. Mặt khác, việc sử dụng từ xưng hô còn là cơ sở để đánh giá sự chuẩn mực trong lời nói cũng như văn hóa ứng xử trong giao tiếp của người Việt. Chính vì sự phong phú và đa dạng nhưng lại không kém phần phức tạp đó mà từ xưng hô đã cuốn hút người viết ngay từ những lần đầu làm quen với nó trong quá trình học tập. Từ việc muốn tìm hiểu rõ ràng, thấu đáo hơn về chức năng, giá trị vận dụng và những hiệu quả độc đáo mà từ xưng hô mang lại, người viết đã chọn đề tài luận văn: “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu”. Sở dĩ người viết chọn các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vì ông là ngòi bút tiêu biểu của thời kỳ văn học đổi mới. Với một loạt những tác phẩm không chỉ minh họa xuất sắc cho bước chuyển âm thầm nhưng quyết liệt trong quan niệm sáng tác m à còn đạt tới sự hoàn thiện nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đ ã tạo cho mình một vị trí không thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học tr ước và sau 1975, trở thành một nhà văn đặt nền móng toàn diện và sâu sắc cho sự đổi mới cả về quan niệm nghệ thuật lẫn ph ương thức biểu đạt trong đó bao gồm việc sử dụng từ x ưng hô. Các tác phẩm của ông trong mấy thập kỷ qua đã thu hút sự tìm tòi, nghiên cứu của những người quan tâm ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Là một độc giả trung thành và rất mực yêu quí những trang văn của -4- ông, người viết cũng không ngoại lệ. Ng ười viết chọn đề tài này không chỉ bắt nguồn từ lòng mê say tác phẩm của Nguyễn Minh Châu m à bên cạnh đó người viết còn muốn khẳng định tầm quan trọng của từ x ưng hô trong cuộc sống nói chung và trong tác phẩm văn học nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Trong hệ thống ngôn ngữ, từ xưng hô được xem là một bộ phận khá phong phú v à phức tạp. Ngoài việc là đối tượng chính của ngữ pháp tiếng Việt, từ x ưng hô còn được nghiên cứu từ góc độ của hai phân môn l à ngữ dụng học và phong cách học tiếng Việt. Xét từ góc độ Ngữ pháp tiếng Việt thì hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về từ xưng hô. Các nhà ngữ pháp học chỉ nhìn nhận và xem xét từ xưng hô về mặt từ loại, chủ yếu là từ loại đại từ. Vì vậy mà các tác giả như Diệp Quang Ban, Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Hữu Quỳnh, Lê Biên… đã đồng nhất từ xưng hô với đại từ nhân xưng, hay còn gọi là đại từ xưng hô. Cụ thể là các ý kiến như sau: Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt tập 1 có nhận xét: “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp” [2; tr.111]. Theo ông thì đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (người, vật) được chỉ ra một cách chung nhất ở cương vị ngôi (đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định: ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3 v à đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt). Cùng quan điểm với Diệp Quang Ban, Đỗ Thị Kim Li ên với Ngữ pháp tiếng Việt đã nhận định đại từ xưng hô dùng để thay thế và “chỉ trỏ người khi giao tiếp” [29; tr.58]. Điểm khác biệt là tác giả đã chỉ ra bên cạnh đại từ xưng hô thì các danh từ thân tộc như: ông, bà, cha, mẹ, anh, em, cô, bác cũng c òn được dùng để xưng hô và những cặp từ như: anh / em, cha / mẹ, ông / bà, cô / bác, chú / thím, ông / cháu, bà / cháu… ngoài vi ệc được sử dụng xưng hô trong phạm vi gia đình, thân tộc thì còn được dùng xưng hô ngoài xã hội. Quyển Ngữ pháp tiếng Việt của Trung tâm Khoa học X ã hội và Nhân văn Quốc gia cũng có những nhận xét về đại từ x ưng hô khá giống với hai quyển trên. Tuy nhiên quyển này còn nhận định: “Cách xưng hô có chú ý tới những quan hệ xã hội, tình cảm rất tế nhị chứ không phải chỉ phân biệt các “ngôi” thứ nhất, thứ hai, thứ ba v à các “số” nhiều, ít” [17; tr.110]. Đặc biệt các tác giả đã đặt đại từ xưng hô nằm trong nhóm “đại từ sự vật”. -5- Cùng chung với các quan điểm trên là quan điểm của Nguyễn Hữu Quỳnh trong Ngữ pháp tiếng Việt nhưng tác giả đã đặt các danh từ thân tộc v ào nhóm các đại từ xưng hô lâm thời, và theo ông thì: “Đại từ xưng hô trong tiếng Việt gồm các đại từ chuy ên dùng để xưng hô và các đại từ xưng hô lâm thời” [36; tr.151]. Các đại từ xưng hô lâm thời ở đây được hiểu là các danh từ thân tộc. Đinh Văn Đức trong Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại) ngoài những quan điểm khá giống với các tác giả trên còn cho rằng các đại từ chỉ định nh ư: “đây, đấy, đó, kia, kìa, vậy, thế… nhiều khi cũng được dùng để chỉ người” [15; tr.204]. Lê Biên với Từ loại tiếng Việt hiện đại đã có những nghiên cứu khá sâu về đại từ xưng hô. Theo tác giả thì có thể chia đại từ xưng hô trong tiếng Việt thành hai lớp là đại từ xưng hô gốc đích thực và các yếu tố được đại từ hóa dùng để xưng hô như: những danh từ lâm thời đảm nhận chức năng đại từ, các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp, các t ên riêng của người… Ngoài ra, ông còn chia từ xưng hô trong tiếng Việt thành hai lớp có phạm vi sử dụng khác nhau, gồm: những từ x ưng hô dùng trong gia tộc và những từ xưng hô dùng ngoài xã hội. Và ông còn nhận định rằng: “Xưng hô trong giao tiếp là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều nhân tố” [3; tr.123]. Xét từ góc độ Ngữ dụng học th ì nổi bật là các tài liệu của Đỗ Hữu Châu: Trong quyển Đại cương ngôn ngữ học – tập 2, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Trước hết để xưng hô tất cả các ngôn ngữ đều có các đại từ x ưng hô. Đại từ xưng hô trong tiếng Việt ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là: Tôi, tao, ta, mình, mày, bay, chúng tôi, chúng mày, chúng tao, chúng mình, bọn mình… ý nghĩa biểu cảm trong các đại từ x ưng hô của tiếng Việt quá đậm. Tiếng Việt thiếu hẳn một đại từ ngôi thứ hai ho àn toàn trung tính như You tiếng Anh. Cho nên chúng không được dùng trong giao tiếp ở ngữ vực quy thức v à phi quy thức, theo phép lịch sự trang t rọng, tôn kính, chúng thường chỉ được dùng trong ngữ vực thân tình với thái độ từ thân mật đến suồng s ã hoặc khinh rẻ. Tùy theo ngữ cảnh mà tiếng Việt còn dùng các phương tiện sau đây để xưng hô: tên riêng, các danh t ừ thân tộc, các từ chỉ chức nghiệp, những từ chuyên dùng để xưng hô, một số tổ hợp dân dã” [6; tr.75 – tr.77]. Bên cạnh đó, tác giả cũng có những nghi ên cứu khác khá sâu về từ xưng hô như việc đề cập đến vấn đề chiếu vật v à chỉ xuất. Theo tác giả thì: “Bằng cách lựa chọn từ để tự xưng và để “hô” người giao tiếp, người nói định một khung quan hệ li ên cá nhân -6- cho mình và cho người đối thoại với mình” [6; tr.78]. Tác giả đã nghiên cứu từ xưng hô trên các bình diện: hệ thống các từ xưng hô, những nhân tố chi phối việc d ùng các từ xưng hô trong giao tiếp và một phần của sự khác nhau trong cách d ùng từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Anh. Tác giả còn chỉ ra: “Vì phải thể hiện quan hệ liên cá nhân cho nên các ngôn ngữ mới có nhiều từ xưng hô và việc dùng từ xưng hô trở nên rắc rối” [6; tr.78]. Và hơn nữa: “Xưng hô phải thể hiện được tình cảm của người nói đối với người nghe. Trong giao tiếp, người nói thường hướng người đối thoại vào hai thái độ: lịch sự / không lịch sự ... mà từ đó lựa chọn từ xưng hô tương ứng” [6; tr.79]. Trong Cơ sở ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu đã đi sâu vào phân tích khá t ỉ mỉ và sâu sắc hệ thống từ xưng hô, nêu lên được những đặc điểm cũng nh ư phạm vi, cách thức sử dụng của các từ xưng hô trong tiếng Việt. Tác giả đánh giá: “ Xưng hô là hành vi chiếu vật, ở đây là quy chiếu các đối ngôn trong ngữ cảnh, nó sẽ gắn diễn ngôn với ng ười nói, người tiếp thoại. Xưng hô thể hiện vai giao tiếp” [5; tr.264]. Xét từ góc độ phong cách học th ì từ xưng hô cũng như các phương tiện ngôn ngữ khác, đều được phong cách học nhìn nhận và xem xét dưới dạng phương tiện: đặc điểm tu từ (bao gồm màu sắc phong cách, sắc thái biểu cảm) v à phong cách chức năng ngôn ngữ. Ở góc độ này có các ý kiến tiêu biểu như sau: Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học tiếng Việt đã đi sâu vào phân tích màu s ắc phong cách và sắc thái biểu cảm của hệ thống đại từ x ưng hô trong một số từ như: “tôi, mình, hắn…”. Bên cạnh đó, tác giả còn miêu tả cách sử dụng các từ x ưng hô và đại từ xưng hô trong một số tình huống thân mật, xã giao. Tác giả khẳng định: “Tiếng Việt còn dùng lối trống không, dùng tên riêng và nh ững từ trống (người ta, đây, đấy, đằng ấy …) để xưng và hô nữa. Vì vậy, chỉ có thể miêu tả bằng tình huống giao tiếp thì mới có thể đầy đủ” [24; tr.172]. Cù Đình Tú nhận xét trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việ t rằng ngoài các đại từ nhân xưng và các từ chỉ quan hệ họ hàng, thân thuộc thì còn “lấy cả tiếng đệm giữa họ và tên của nữ giới (thị) để dùng làm từ xưng hô, thậm chí còn dùng cách nói trống không (từ xưng hô zêrô) để xưng hô”. Và ông còn cho rằng: “Trong tiếng Việt, từ xưng hô, cách xưng hô, mô h ình xưng hô là phương tiện biểu cảm, là phương tiện phong cách” [46; tr.168]. -7- Đặc biệt, nhiều năm trở lại đây tr ên Tạp chí ngôn ngữ, Tạp chí Khoa học X ã hội,…,diễn đàn của Ngữ học trẻ hay ở các công trình nghiên cứu khác cũng đã xuất hiện khá nhiều bài viết và những ý kiến nghiên cứu xoay quanh về từ xưng hô, tiêu biểu là một số tác giả như sau: Trương Thị Diễm với bài viết Khảo sát các từ xưng hô thân tộc “thím, mợ, dượng” có nhận định: “Cách sử dụng từ xưng hô luôn luôn thay đổi của xã hội. Hệ thống ngôn ngữ nói chung và hệ thống từ xưng hô nói riêng luôn là h ệ thống động và mở. Sự thay đổi về lượng của các yếu tố trong hệ thống x ưng hô tất yếu kéo theo sự thay đổi về chất – cấu trúc của hệ thống” [11; tr.33]. Nguyễn Minh Hoạt với bài viết Nhóm từ xưng hô chuyên dụng (Đại từ nhân xưng) trong tiếng Êđê đã đề cập: “Xưng hô là một hành động ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp ở tất cả các cộng đồng ng ười. Song, mỗi ngôn ngữ đều có hệ thống từ x ưng hô và có cách dung riêng để một mặt thực hiện chức năng x ưng gọi, mặt khác thể hiện những đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp của dân tộc đó” [22; tr.197]. Bùi Thùy Linh với bài viết Ý nghĩa của sự thay đổi cách x ưng hô và tha xưng (khảo sát gia đình người Việt) có đề cập: “Trong giao tiếp, việc người nói tự đưa mình vào diễn ngôn bằng các từ xưng hô không chỉ thể hiện vai giao tiếp m à còn có tác dụng xác lập khung quan hệ giữa những ng ười tham gia giao tiếp. Các mức độ thân cận, các mối quan hệ thân sơ cũng từ đó mà hình thành, chi phối mạnh đến khả năng tiến triển hội thoại. Kết quả của việc thay đổi cách x ưng hô là một khung quan hệ mới được thiết lập, đồng thời kéo theo cả sự thay đổi trong cách gọi các đối t ượng thứ ba có quan hệ với cả hai bên tham gia giao tiếp” [30; tr.115]. Đặng Quang Hàm với bài viết Giao tiếp ngôn ngữ trong các t ình huống giao tiếp xã hội có nhận định: “Khi bàn về giao tiếp ngôn ngữ, chúng ta có thể gọi l à hình thức giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất trong xã hội loài người” [19; tr.41]. Ông còn cho rằng: “… giao tiếp ngôn ngữ về nguyên tắc mang tính xã hội. Để có thể giao tiếp đ ược với nhau, con người phải có những quan hệ nhất định, đó l à quan hệ giao tiếp” [19; tr.41]. Và ông kết luận: “… giao tiếp là hành vi xã hội của con người. Con người luôn ở vị thế quan hệ giao tiếp đa dạng với nhiều lớp ng ười, loại người khác nhau về địa vị x ã -8- hội, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn… V ì thế mỗi cá nhân bao giờ cũng có một bộ vai xã hội để phản ảnh quan hệ ứng xử của cá nhân đó ” [19; tr.44]. Tạ Văn Thông với bài viết Hệ thống từ ngữ xưng gọi trong tiếng Hrê (so sánh với tiếng Việt) đã chỉ ra: “… Khi giao tiếp các nhân vật nói và nghe được những gì, nói và nghe như thế nào, có phần chịu ảnh hưởng từ vị thế xã hội của họ. Trong giao tiếp bằng lời, mối quan hệ này được xác lập và thể hiện ra thành vai giao tiếp, trước hết là nhờ hệ thống xưng gọi”. Và ông cho rằng: “xưng gọi” hiểu theo ý nghĩa phổ thông, l à cách tự xưng đối với mình và gọi người khác, để biểu thị tính chất của các mối quan hệ với nhau trong giao tiếp” [40; tr.22]. Phạm Ngọc Thưởng trong bài viết Cách sử dụng đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít trong tiếng Nùng (xét trong mối liên hệ với tiếng Việt) đã cắt nghĩa và xác định vai trò của từng yếu tố như sau: “Xưng” là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đ ưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đó là hành động tự quy chiếu của người nói (ngôi 1). “Hô” là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào trong lời nói (ngôi 2) [42; tr12]. Đồng thời tác giả cũng nhận định: “Đối với người Việt, tuổi càng cao thì những nghi thức xã giao càng được xem trọng. Xu hướng chung của người Việt là ưa sử dụng những nghi thức xã giao sao cho vừa thân mật, gần gũi mà vẫn giữ được thái độ trang trọng, lịch sự. Lời chào cao hơn mâm cỗ - đó là ý thức văn hóa – giao tiếp của người Việt. Việc sử dụng từ xưng hô cũng không thể vượt ra khỏi ý thức văn hóa n ày” [42; tr.47]. Trong bài viết Các biểu hiện lịch sự chuẩn mực trong x ưng hô, Vũ Tiến Dũng cho rằng: “Xưng hô là một hoạt động diễn ra liên tục, thường xuyên trong khi trò chuyện và là lời của người nói lẫn người nghe. Hành động xưng hô chỉ xảy ra trong cuộc thoại v à một người có thể (hoặc thường) thực hiện cả hai hành động: xưng (tự quy chiếu đến mình) và hô (quy chiếu đến người đối thoại). Ngôi thứ ba không phải l à nhân vật hội thoại do đó nhân vật này không tham dự vào hoạt động xưng hô. Như vậy, chức năng của xưng hô là chỉ thị người nói, người nghe trong một cuộc thoại” [12; tr.329]. -9- Nguyễn Ngọc Ẩn có bài viết Xác định từ xưng gọi với người dạy học nhận định rằng: “… Người Việt Nam thường mượn các từ chỉ quan hệ gia đ ình, nghề nghiệp, chức vụ, học hàm, học vị… để xưng gọi, đặc biệt là các từ chỉ quan hệ gia đình chiếm số lượng lớn và xuất hiện trong mọi môi tr ường hoạt động của con ng ười. Trong tâm lý của người Việt Nam, mọi người dân sống trên đất nước Việt Nam đều có quan hệ gần gũi, thân thích, xem như “người một nhà”. Cho nên trong giao tiếp, các nhân vật tham gia giao tiếp thường “nhắm nhắm” xem người nói chuyện với mình khoảng bao nhiêu tuổi để chọn từ mà xưng hô “cho phải đạo” – ai lớn tuổi hơn mình một tí thì gọi bằng “anh”, bằng “chị”, ai lớn hơn nữa thì gọi bằng “chú”, bằng “bác”… v à xưng mình là “em”, là “con”, là “cháu”…” [1; tr.18]. Theo Bùi Minh Yến trong bài viết Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội có nhận định: “Khái niệm xưng hô được ý thức như là một hành vi ngôn ngữ có chức năng xác lập vị thế x ã hội của những người tham gia giao tiếp và tương quan tâm thế giữa họ với nhau ttrong quá tr ình giao tiếp. Khi thực hiện chức năng này, hành vi ngôn ngữ xưng hô đồng thời đảm nhận nhiệm vụ khởi sự tạo sự tương tác ngôn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc thoại theo đích đã định, bảo đảm hiệu lực hành vi” [49; tr.17]. Nguyễn Thị Hương trong bài viết Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Nam Cao đã khảo sát về từ xưng hô trong một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đồng thời đồng thời cũng có nhận xét qua về từ x ưng hô trong tiếng Việt: “Cách xưng hô của người Việt rất phong phú và linh hoạt. Ngoài các đại từ xưng hô, tiếng Việt còn có một số lượng khá lớn các danh từ và một số ít các loại từ khác nhau để sử dụng l àm từ xưng hô” [23; tr.532]. Hơn thế nữa, từ xưng hô là vấn đề không chỉ có ý nghĩa ngôn ngữ đ ơn thuần mà nâng lên một bậc, nó còn là vấn đề văn hóa ứng xử của cả một dân tộc trong quá tr ình giao tiếp với nhau. Vì lẽ đó, mà nhiều công trình nghiên cứu khác về từ xưng hô dưới góc nhìn văn hóa cũng đã được ra đời: Cao Xuân Hạo với Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt (Mục “Mấy vấn đề về văn hóa trong cách xưng hô c ủa người Việt”) đã đề cập đến một số vấn đề về cách x ưng hô của người Việt trong xã hội hiện nay và đề cập đến một số vấn đề xung quanh đại từ x ưng - 10 - hô. Ông cho rằng: “Tất cả các từ thường dùng để xưng hô trong điều kiện giao tiếp bình thường đều là những danh từ, trước hết là những thuật ngữ chỉ quan hệ thân tộc (trừ: dâu, rể, vợ, chồng, ông nhạc, b à nhạc…) rồi đến những thuật ngữ chỉ chức vụ hay c ương vị có ít nhiều màu sắc tôn vinh như: thầy giáo, giáo sư, chủ tịch, bác sĩ, sếp, thủ tr ưởng, sư ông, sư cụ rồi đến các cấp bậc quân đội – nếu không kể một vài trường hợp dùng danh từ chỉ người nhà như: vú” [20; tr.298]. Lê Biên trong Từ loại tiếng Việt hiện đại đã cho rằng: “Xem trong cách xưng hô, ta thấy có một lối sống, một tr ình độ văn hóa của mỗi cá nhân đ ã đành. Bên cạnh đó còn là của toàn xã hội nữa” [3; tr.123]. Phan Hồng Liên trong Để tiếng Việt ngày càng trong sáng có đưa ra nhận xét: “Người Việt không chỉ sử dụng một nhóm từ x ưng hô là danh từ thân tộc mà sử dụng tất cả các nhóm từ xưng hô nhưng linh hoạt trong từng tình huống cụ thể, tạo ra cho hệ thống từ xưng hô Việt Nam một diện mạo hết sức phong phú, mới mẻ ” [28; tr.46]. Như vậy, nhìn chung, với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, các nh à ngôn ngữ học đã tạo nên sự sôi động trên văn đàn nghiên cứu về từ xưng hô, phần nào đã làm rõ vấn đề từ xưng hô trong tiếng Việt. Và dù là nghiên cứu sâu hay sơ lược thì các công trình trên cũng đã trở thành nguồn tư liệu quý báu cho phần lý thuyết của luận văn, giúp ng ười viết có cái nhìn bao quát và toàn di ện hơn về từ xưng hô để hoàn thành tốt hơn đề tài luận văn của mình. Còn về nhà văn Nguyễn Minh Châu thì những tác phẩm của ông cũng đ ã được tiếp cận khá kỹ lưỡng ở nhiều góc độ khác nhau như việc đi tìm “yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn” (Phạm Vĩnh Cư), phân tích tác phẩm bằng việc giải mã các hình tượng ám ảnh ngay trong văn bản tác phẩm của ông (Đỗ Đức Hiểu – Chu Văn Sơn), một số bài viết đã đi vào tìm hiểu cấu trúc và tình huống của truyện ngắn (Bùi Việt Thắng), về chất thơ trong truyện ngắn của ông (Nguyễn Thanh H ùng). Đặc biệt truyện ngắn Phiên chợ Giát được ông hoàn tất trong những ngày cuối cùng trên giường bệnh thực sự đã thu hút sự chú ý của nhiều cây bút phê bình. Một số bài viết tiếp cận tác phẩm n ày theo phương pháp mới như Đọc Phiên chợ Giát của Đỗ Đức Hiểu, Đọc Nguyễn Minh Châu: Từ bức tranh đến Phiên chợ Giát của Hoàng Ngọc Hiến, luận án Phó tiến sĩ v à sau đó là chuyên luận Văn học hiện đại – Văn học Việt Nam – Giao lưu và gặp gỡ của Trần Thị Mai Nhi. Nghệ - 11 - thuật xây dựng truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thời kỳ sau 1975 cũng đ ã được một số sinh viên và nghiên cứu sinh tiếp cận qua những luận án khoa học. H ành trình tư tưởng, nghệ thuật của ông cũng đ ã được khảo sát khá thấu đáo trong Nguyễn Minh Châu qua phê bình tiểu luận. Những ý kiến nghiên cứu cụ thể như sau: Nguyên Ngọc đã từng nói: “Thế hệ nhà văn chúng tôi có thể chia ra thành ba loại người: Loại thứ nhất họ đang dũng cảm tự v ượt lên mình, để tiếp tục sáng tác, chất lượng ngày càng cao. Loại thứ hai là người viết hoặc không viết nữa nh ưng họ tâm huyết với văn học. Loại thứ ba là những người mà chỉ riêng việc xuất hiện những tài năng kiểu Nguyễn Huy Thiệp họ cũng không chịu đ ược. Người xếp hàng đầu loại thứ nhất là Nguyễn Minh Châu” [8; tr.3]. Tôn Phương Lan có ý kiến đánh giá về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu nh ư sau: “Hướng nội đã trở thành nguyên tắc để ông khám phá những bí ẩn sâu xa trong tâm hồn con người” [25; tr.37]. Viết về sự chuyển hướng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Trần Đ ình Sử cho rằng: “Trong những nhà văn trăn trở, tìm tòi, đổi mới tư duy nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu là một cây bút gây nhiều hứng thú. Bắt đầu từ truyện ngắn: Bức tranh v à nay là tập Bến quê, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện như một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới (…). Ba h ướng khái quát của Nguyễn Minh Châu là chiêm nghiệm những chân lý của đời sống, khái quát những tính cách, phát hiện vấn đề tồn tại xã hội như đã nói ở trên đều có ý nghĩa quan trọng như nhau. Vấn đề đặt ra là làm sao cho yếu tố lịch sử và yếu tố triết học kết hợp với nhau h ài hòa hơn nữa” [37; tr.15]. Tác giả Phạm Quang Long nhận định về Nguyễn Minh Châu: “ Dấu ấn ông để lại trong văn học nước nhà không phải chỉ là số đầu sách đã xuất bản mà là một vệt tư tưởng về con người, một sự thức tỉnh cho cả x ã hội và cho văn chương nói chung” [31; tr.15]. Tác giả Lã Nguyên thì cho rằng: “Nguyễn Minh Châu còn hàng loạt tác phẩm chứa đựng cái ý nghĩa rộng lớn, sâu xa: Nó khiến người ta giật mình nếu quen nghĩ rằng cuộc đời đã hết đau thương, nó khơi gợi người cầm bút nên nhìn kĩ vào những gì ẩn sau vẻ điền viên bề ngoài để nhớ tới trách nhiệm của ng ười nghệ sĩ trước cuộc đời” [33; tr.57]. - 12 - Cũng theo Lã Nguyên thì truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu hầu hết l à những truyện mang tính luận đề. L ã Nguyên nhận xét thêm: “Ngay cả khi miêu tả cái ác, trực tiếp chống lại cái ác trong x ã hội, truyện ngắn của ông bao giờ cũng kh ơi gợi, thức tỉnh lương tri” [33; tr.59]. Trong một nhận xét về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Ngô Thảo viết: “ Đưa nhân vật cũng như người đọc đối diện với cuộc sống trần thế đang l à một xu hướng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Cách nh ìn ấy làm cho truyện ngắn có chiều sâu (…). Dẫn người đọc nhìn rõ, nhìn kĩ sự tầm thường, thói tật của đời th ường để nhắc nhở lương tri và trách nhi ệm là rất cần thiết” [39; tr.70]. Phong Lê có nhận định: “Nguyễn Minh Châu đào sâu vào tầng tâm, tham gia vào cuộc đấu tranh giữa cái xấu v à cái tốt. Trong mấp mé hàng ngày giữa cái xấu và cái tốt. Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu giúp níu chúng ta lại ” [43; tr.326]. Khi đọc Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ki ên phân chia tác phẩm của ông ra thành ba loại: “Một loại tác phẩm đại để nh ư các truyện ngắn anh viết có kết cấu thông th ường nhưng sâu hơn (Hai con nhóc, Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp) cái đáng chú ý l à mức đi sâu hơn của tác giả. Một loại có thể gọi l à sự tự vấn lương tâm (Dấu vết nghề nghiệp, Bức tranh), tôi tự vấn tôi để rồi vấn đề lây lan ra xung quanh. Một loại nữa không biết gọi tên như thế nào, đây là loại anh ta đưa ra những nhân vật dị thường. Đây cũng là sự khai phá” [43; tr.326]. Đọc những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Trịnh Thu Tuyết nhận xét: “ Để tự thú và chiêm nghiệm lẽ đời, có lẽ không g ì hữu hiệu bằng việc để nhân vật tự s uy gẫm trong dòng độc thoại nội tâm” [47; tr.78]. Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn trong quyển Nguyễn Minh Châu về tác gia v à tác phẩm có đưa ra ý kiến đánh giá: “Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ng ười nghiên cứu nhận thấy ranh giới giữa lời trần thuật v à lời thoại bị “nhòe”. Những lời thoại trong truyện ngắn của ông có thể tham gia v ào nhiệm vụ của người trần thuật. Rất nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu giọng điệu kể chuyện rất sáng tạo, tác giả vận dụng lối đối thoại trực tiếp của nhân vật l àm cho cuộc sống trong truyện của anh không diễn ra theo những quy định của những động c ơ, ý muốn chủ quan, mà là tác động khách quan nhiều mặt” [9; tr.167]. - 13 - Cao Xuân Hải trong bài viết Bước đầu tìm hiểu đặc trưng lời thoại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã khảo sát 19 truyện ngắn của nh à văn Nguyễn Minh Châu in trong Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu do NXB Văn học tuyển chọn và giới thiệu năm 2003 có 130 cuộc thoại (đối thoại) lớn nhỏ, trung b ình 6,9 cuộc thoại / truyện. Con số đó chứng tỏ nh à văn Nguyễn Minh Châu rất cẩn trọng trong việc sử dụng lời thoại để cá thể hóa tình huống truyện. Chính điều đó m à nhà văn đã đem lại cho người đọc những lời thoại hay, có chiều sâu v à mang tính triết học. Điểm qua một số công trình trên, người viết nhận thấy xưng hô được nghiên cứu dưới những góc nhìn khác nhau trong đời sống. Tuy nhiên, theo khảo sát của người viết thì các phương tiện dùng để xưng hô trong một tác phẩm chưa được đề cập nhiều, đặc biệt l à hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các phương tiện dùng để xưng hô trong các tác phẩm của các tác giả ở những v ùng miền khác nhau. Điển hình là Nguyễn Minh Châu. Nhà văn đã được xem xét khá hoàn chỉnh và chi tiết ở từng tác phẩm cụ thể, từng giai đoạn sáng tác, chân dung co n người và cả khu vực phê bình tiểu luận. Nhưng nghiên cứu về từ xưng hô trong các sáng tác c ủa ông một cách chuyên biệt thì chưa có một bài viết công phu hoặc một công tr ình khoa học nào. Kế thừa thành quả các công trình của những nhà nghiên cứu trước đây, người viết hi vọng luận văn n ày sẽ có hướng đi mới trong việc tìm hiểu các phương tiện dùng để xưng hô của người Việt nói chung và các tác phẩm văn học nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu Khảo sát đề tài “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Nguyễn Minh C hâu”, người viết bước đầu thử vận dụng những kiến thức về ngôn ngữ v ào việc khai thác, khám phá những nét nổi bật về phương diện sử dụng từ xưng hô trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu. Qua việc nghiên cứu đề tài, một mặt người viết có thể bổ sung, nâng cao th êm những kiến thức về mảng từ x ưng hô đồng thời có thể tìm hiểu thêm về văn phong, lối dùng từ của Nguyễn Minh Châu. Qua đó, ng ười viết sẽ phần nào thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm mà nhà văn đã gửi gắm vào tác phẩm của mình. 4. Phạm vi nghiên cứu - 14 - Nguyễn Minh Châu để lại cho đời một số l ượng tác phẩm khá lớn vừa có tiểu thuyết vừa có truyện ngắn. Sáng tác của nh à văn đã tạo nên một dòng chảy vừa là của riêng ông ở sự sáng tạo cá nhân, vừa góp v ào dòng sông văn học nước nhà một lượng phù sa không nhỏ. Hơn thế nữa, Nguyễn Minh Châu cũng l à một trong số không nhiều những tác giả đương đại mà mỗi sáng tác ra đời luôn luôn gây đ ược sự chú ý và hấp dẫn đối với bạn đọc nói chung và giới phê bình nghiên cứu nói riêng, đặc biệt là những vấn đề được thể hiện ở phương diện nghệ thuật. Tuy nhi ên trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp v à từ góc độ của một sinh viên nghiên cứu, người viết chỉ có thể khảo sát ở một phần vấn đề nhỏ đó là mảng từ xưng hô. Mặt khác, những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu th ì rất nhiều, do thời gian có hạn nên người viết chỉ có thể chọn lọc một số tác phẩm của ông như: Mẹ con chị Hằng, Mùa trái cóc ở miền Nam, Cửa sông,Bến qu ê,Chiếc thuyền ngoài xa,Giao thừa… bởi đó không chỉ là những sáng tác nổi bật của Nguyễn Minh Châu đ ược nhiều người biết đến và thể hiện được tài năng, phong cách của chính tác giả mà hơn hết còn có thể giúp cho người viết làm rõ được đề tài của mình. Mặt khác, trong hoạt động giao tiếp, các vai giao tiếp phải trực tiếp giao thiệp với nhau bằng lời, trong đó các phương tiện xưng hô sẽ được sử dụng. Do đó, những nhân vật, những đối t ượng không trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp trong cuộc thoại sẽ không đ ược chú ý, không phải là đối tượng khảo sát của luận văn. 5. Phương pháp nghiên cứu Dù trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp c òn hạn hẹp nhưng người viết luôn tìm hiểu, lựa chọn những phương pháp nghiên cứu hợp lý trong quá trình làm luận văn để bài nghiên cứu có tính khoa học và chuyên sâu hơn. Để nghiên cứu luận văn này, người viết sử dụng những ph ương pháp chủ yếu sau: _ phương pháp thống kê – phân loại: phương pháp này giúp tập hợp các phương tiện dùng để xưng hô đã khảo sát được rồi phân loại chúng theo những ti êu chí đã định sẵn. Từ đó, người viết có thể đánh giá giá trị những lớp từ x ưng hô được Nguyễn Minh Châu sử dụng trong tác phẩm của mình. _ phương pháp so sánh – đối chiếu: phương pháp này được dùng để so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm với nhau bởi lẽ chỉ có nh ư thế mới tìm ra cái hay, cái độc đáo trong cách vận dụng từ xưng hô của mỗi tác phẩm. Hơn nữa, bằng cách đó, người viết có thêm - 15 - những phán đoán, chứng minh cụ thể để đánh giá chính xác vai tr ò, vị trí quan trọng mà từ xưng hô mang lại. _ phương pháp tổng hợp: phương pháp này được dùng để miêu tả đối tượng nghiên cứu và bước đầu tổng kết những kết quả đã nghiên cứu được. Tóm lại, tất cả các phương pháp trên mà ngư ời viết sử dụng đều nhằm mục đích nghiên cứu, khai thác đề tài “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu” đạt hiệu quả cao nhất. - 16 - PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ V À TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 1. KHÁI NIỆM VỀ TỪ TIẾNG VIỆT Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với những kiểu nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt v à nhỏ nhất để tạo câu. Từ là những đơn vị mà với chúng, ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp v à tư duy thông qua thao tác kết hợp chúng với nhau. Những đ ơn vị như vậy là “từ” và ta có thể tạm thời đưa ra các khái niệm về từ như sau: 1.1 Các quan niệm khác nhau về từ tiếng Việt Theo tác giả Nguyễn Nguyên Trứ: "Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có ý nghĩa v à độc lập trong lời nói, được vận dụng một số cách tự do theo quy luật kết hợp của ngữ pháp" [44; tr.58]. Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa để tạo ra câu nói; nó có h ình thức, có một âm tiết, một khối viết liền” [16; tr.168]. Theo tác giả Nguyễn Văn Tu: “Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất (vỏ âm thanh và hình thức) và có nghĩa, có tính biện chứng v à lịch sử” [45; tr.20]. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, có ý nghĩa nhất định, nằm trong một ph ương thức (hoặc kiểu cấu tạo) cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng v à nhỏ nhất để tạo câu” [4; tr.14]. Theo tác giả Nguyễn Hữu Chỉnh – Nguyễn Thị Thu Thủy: “Từ là đơn vị cơ bản và quan trọng nhất của ngôn ngữ, l à đơn vị có sẵn, có tính hiện thực cao nhất của ngôn ngữ” [10; tr.192]. - 17 - Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa, mang tính có sẵn, cố định, bắt buộc, nhỏ nhất trực tiếp tạo câu” [41; tr.6]. Theo tác giả Lưu Vân Lăng, ông có cách định nghĩa: “Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ. Có thể nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác, từ l à ngữ đoạn (tĩnh) nhỏ nhất” [25; tr.213]. Và “Từ có thể gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng chỉ tự do hay nhiề u tiếng tự do kết hợp lại không theo quan hệ thuần cú pháp tiếng Việt” [26; tr.214]. Theo tác giả Hồ Lê thì: “Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi li ên kết hiện thực, hoặc có chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa” [27; tr.104]. Theo tác giả Đái Xuân Ninh: “Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị và cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đ ơn vị ở hang ngay sau nó tức l à hình vị và lập thành một khối hoàn chỉnh” [34; tr.24]. Dựa vào các quan niệm về từ đã khái quát lên phần nào về sự phức tạp của tình hình nghiên cứu về từ trong tiếng Việt. Do đứng từ góc độ đồng đại hay lịch đại khác nhau, do cách hiểu về khái niệm hình vị trong ngôn ngữ học đại c ương khác nhau dẫn đến cách chọn đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt của các tác giả khác nhau. 1.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt Qua các quan niệm về từ cho thấy được đặc điểm chung của từ l à: đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa, mang tính cố định, sẵn có, bắt bu ộc, đơn vị nhỏ nhất tạo câu, được thể hiện ở các đặc điểm Từ tiếng Việt có thể đơn tiết hoặc đa tiết Ví dụ: bàn, ghế, sách vở, đi, đứng,… Quốc gia, sơn hà, dễ dàng, cà phê, a-xít,… là những tiếng được vay mượn từ tiếng Hán. Trong nguyên ngữ chúng được sử dụng như từ, nhưng khi được tiếp nhận vào tiếng Việt, với tinh thần độc lập dân tộc, với sự sáng tạo của ng ười Việt, với đơn vị cấu tạo từ chúng phải kết hợp với một yếu tố khác mới hoạt động đ ược tự do trong câu như quốc gia, sơn thủy… những yếu tố như dàng, dãi, phê, xít… cũng vậy. Như vậy, bên cạnh những từ đơn âm tiết như nhà, xe, tập… trong tiếng Việt cũng c òn những từ đa âm tiết như dễ dãi, dễ dàng, quốc gia, tổ quốc… - 18 - Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm hoặc ngữ nghĩa nh ưng không có biến thể hình thái học. Trong các ngôn ngữ tiếng Anh, từ có biến thể về mặt h ình thái. Ví dụ: to go có thể biến thành goes, going, gone, went theo các quan h ệ ngữ pháp khác nhau trong câu. Nhưng trong ti ếng Việt không có biến thể hình thái học. Nghĩa ngữ pháp của từ không được biểu hiện trong nội bộ từ m à được biểu hiện giữa các từ trong câu. Trong các ngôn ngữ biến h ình, nhìn vào hình thái của từ, người ta xác định được nghĩa ngữ pháp của chúng. Trong tiếng Anh danh từ dựa vào hậu tố như –ion, -er, -or…, tính từ dựa vào –ive, -fid, -al… còn trong tiếng Việt phải dựa vào các loại từ hay phó từ như con, cái, chiếc… (đối với danh từ), đã, đang, sẽ… (đối với động từ và tính từ). 1.3 Các loại từ tiếng Việt 1.3.1 Theo Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp Tiếng Việt – tập một” Có hai loại từ tiếng Việt thuộc hai nhóm: 1.3.1.1 Nhóm 1 _ Danh từ Ý nghĩa từ vựng khái quát hóa th ành đặc trưng ngữ pháp của danh từ là ý nghĩa thực thể hay nội dung ý nghĩa từ vựng có tính vật thể. Danh từ có khả năng kết hợp với đại từ chỉ định: n ày, kia, ấy, nọ,… danh từ còn có khả năng kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ. Danh từ còn có đầy đủ chức năng cú pháp của thực từ v à danh từ được chia thành hai lớp: danh từ riêng và danh từ chung. Ví dụ: nhà, giáo viên, văn chương,… _Động từ Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá tr ình của sự việc hiện tượng. Về khả năng kết hợp, động từ th ường có các phụ từ đi kèm để biểu thị các ý nghĩa quan hệ có tính tình thái giữa quá trình với cách thức và với các đặc trưng vận động của quá trình trong không gian, thời gian và hiện thực. Cũng như danh từ, động từ có khả năng đảm nhiệm nhiều chức năng cú pháp khác nhau. Nhưng phổ biến và quan trọng nhất là làm vị ngữ trong cấu tạo câu. Có hai lớp động từ: động từ độc lập v à động từ không độc lập. - 19 - Ví dụ: chạy, nhảy, ngồi,… _Tính từ Tính từ là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc tr ưng (đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình). Tính từ có khả năng kết hợp với phụ từ nh ưng không kết hợp được với “hãy”, “đừng”, “chớ”. Tính từ cũng có thể kết hợp với th ực từ đi kèm. Làm vị ngữ trong câu được coi là chức năng chính của tính từ nh ưng tính từ cũng được dùng kèm với danh từ hoặc động từ để bổ nghĩa cho danh từ hay động từ. Tính từ được chia thành hai lớp: lớp chỉ đặc trưng không xác định thang độ và lớp từ chỉ đặc trưng xác định thang độ. Ví dụ: về tính chất: tốt, xấu, đẹp,… _Số từ Số từ gồm những từ biểu thị ý nghĩa số. Khả năng kết hợp của số từ phổ biến l à được dùng kèm với danh từ biểu thị số lượng sự vật được nêu ở danh từ. Số từ có thể đảm nhiệm một chức năng cú pháp ( l àm chủ ngữ, vị ngữ), nhưng bị hạn chế trong những điều kiện nhất định của kết cấu câu trong văn bản. Số từ đ ược chia thành hai lớp nhỏ: Số từ xác định v à số từ không xác định. Ví dụ: lần thứ hai, ba trăm mét,… _Đại từ Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. Đại từ chủ yếu có khả năng hoạt động tr ên trục đối đoạn mà rất hạn chế hoạt động trên trục cú đoạn. Đại từ không chỉ thay thế cho một thực từ (danh từ, động từ, tính từ) m à còn thay thế cho kết hợp từ (cụm từ), câu, đoạn văn. Đại từ có thể đảm nhận chức năng cú pháp của thực từ đ ược thay thế. Ngoài ra, đại từ còn dùng để thay thế và chỉ trỏ vào người và vật tham gia vào quá trình giao tiếp. Đại từ được chia thành hai lớp nhỏ: Đại từ xưng hô và đại từ chỉ định. Ví dụ: mày, tao, chúng tao, chúng mày,… _Vị từ - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng