Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng triết học của lê hữu trác...

Tài liệu Tư tưởng triết học của lê hữu trác

.PDF
78
245
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- LÊ THỊ HOÀNG YẾN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- LÊ THỊ HOÀNG YẾN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Các tài liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả Lê Thị Hoàng Yến LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau đại học và các phòng ban khác của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu tại trường. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Triết học và khoa Giáo dục chính trị đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Triết học của mình. Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và động viên tác giả luận văn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả Lê Thị Hoàng Yến MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 8. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 9. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4 10. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn.............. 4 Chương 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC .............................................................. 6 1.1. Điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII............ 6 1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................. 6 1.1.2. Tiền đề văn hóa - tư tưởng ............................................................. 13 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hữu Trác ............................................. 22 1.2.1. Cuộc đời của Lê Hữu Trác ............................................................ 22 1.2.2. Sự nghiệp của Lê Hữu Trác ........................................................... 26 Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC ............................................................................. 30 2.1. Tư tưởng về bản thể của Lê Hữu Trác ................................................ 30 2.1.1. Tư tưởng về vũ trụ ......................................................................... 30 2.1.2. Tư tưởng về tự nhiên ..................................................................... 37 2.2. Tư tưởng về nhân sinh của Lê Hữu Trác ............................................ 44 2.2.1. Tư tưởng triết học về con người .................................................... 44 2.2.2. Tư tưởng về chính trị - xã hội ........................................................ 53 2.3. Giá trị và hạn chế về tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác ................ 59 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 68 PHỤ LỤC.......................................................................................................... 72 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình dựng nước, giữ nước hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên một nền văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội” [9, tr.213]. Tư tưởng triết học Việt Nam là một bộ phận của văn hóa dân tộc. Trong tiến trình hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam, giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII là một giai đoạn đặc biệt, bởi đây là thời kỳ bất ổn về tình hình chính trị xã hội (cuộc khủng hoảng Nam - Bắc triều đến Trịnh Nguyễn phân tranh), sự bất ổn đó đã đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết. Tùy theo những chí hướng khác nhau nhưng những nhà cầm quyền, sĩ phu yêu nước, các nhà tư tưởng đều đồng lòng góp sức tìm những phương thức khác nhau để giúp dân, giúp nước. Đầu tiên là việc xác định con đường thống nhất đất nước, thứ hai là phát triển học thuật, văn hóa, tư tưởng. Nếu Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Hoàng Công Chất, Quang Trung là những nhân vật mà sự nghiệp đã tạo điều kiện cho dân tộc sống còn và phát triển, thì Hương Hải thiền sư, Chân Nguyên thiền sư, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn và cả Lê Hữu Trác chọn con đường học thuật để xây dựng đất nước, góp phần phát triển con người cả hai mặt thể chất và tinh thần. Lê Hữu Trác được biết đến không chỉ là một danh y với những tác phẩm đồ sộ, mà còn là một trong số những nhà tư tưởng tiêu biểu đã để lại dấu ấn đặc biệt trong việc phát triển tư tưởng triết học và y học dân tộc thế kỷ XVIII. 2 Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII, Lê Hữu Trác có ảnh hưởng đến văn hóa của dân tộc đương thời và cả trong xã hội hiện nay. Tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác là một trong vốn tri thức quý báu trong kho tàng tri thức của nước nhà cần được nghiên cứu, lưu giữ và phát huy. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác” làm luận văn thạc sỹ triết học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Lê Hữu Trác không chỉ là một đại danh y mà còn là một nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ XVII - XVIII. Tư tưởng của ông đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở những góc độ khác nhau (chủ yếu khai thác trên lĩnh vực y học). Về lĩnh vực tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác, số lượng các công trình nghiên cứu còn ít. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài bao gồm các tác phẩm tiêu biểu như sau: Tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam do nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thư làm chủ biên. Công trình đã dành một chương với tiêu đề “Lê Hữu Trác Nhà tư tưởng lớn trưởng thành từ nghiệp y” để phân tích, đánh giá những tư tưởng của Lê Hữu Trác. Trong đó các tác giả viết: “Lê Hữu Trác là một hiện tượng đặc biệt ở thế kỷ XVIII. Tự mình đi con đường riêng, tự mình ý thức được đầy đủ việc làm của mình. Không sợ người khác, không sợ khó khăn vất vả, nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng. Chính vì vậy mà cả thế giới quan và nhân sinh quan đều đạt đến đỉnh cao của tư tưởng” [33, tr.459]. Ở công trình Đại cương lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả Nguyễn Hùng Hậu cũng trình bày một cách khái quát tư tưởng của Lê Hữu Trác. Theo ông, tư tưởng của Lê Hữu Trác có những yếu tố duy vật và biện chứng nhưng vẫn còn đơn giản. Trong tác phẩm Lê Hữu Trác - nhà tư tưởng thời Hậu Lê trên Tạp chí Triết học, tác giả Nguyễn Thị Hồng Mai đã đề cập đến những tư tưởng y đức, văn học 3 và triết học của Lê Hữu Trác. Về tư tưởng triết học, tác giả đi sâu vào phân tích bản thể luận, nhận thức luận và triết lý nhân sinh trong tư tưởng của ông. Công trình Quan điểm duy vật về tự nhiên của Lê Hữu Trác trong bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh” của tác giả Trần Văn Thụy cho thấy rõ hơn quan điểm duy vật của Lê Hữu Trác trong cách nhìn nhận về thế giới. Theo đánh giá của tác giả, Lê Hữu Trác Mặc dù vẫn còn những hạn chế lịch sử nhưng có những đóng góp vô cùng quan trọng. và còn nhiều công trình khác. Các công trình nghiên cứu kể trên đã góp phần giúp chúng ta hiểu rõ thêm về con người - sự nghiệp và tư tưởng của Lê Hữu Trác. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu tư tưởng triết học của ông thật đầy đủ. Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, luận văn này sẽ hệ thống lại những tư tưởng của Lê Hữu Trác qua các tác phẩm của ông. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở trình bày một cách có hệ thống nội dung tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác, đồng thời làm rõ thêm những giá trị và hạn chế tư tưởng triết học của ông. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: các tác phẩm của Lê Hữu Trác - Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác 5. Giả thuyết khoa học - Câu hỏi nghiên cứu: Tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác là gì? - Giả thuyết khoa học: Tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác là những tư tưởng về bản thể và nhân sinh, về chính trị - xã hội 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác. 4 - Làm rõ tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác về bản thể và nhân sinh, về chính trị - xã hội. - Phân tích một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác trong các tác phẩm thuộc tập 1 của bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, bao gồm: Nội kinh yếu chỉ, Y gia quan niệm, Y hải cầu nguyện, Huyền tẫn phát vi, Khôn hóa thái chân, Đạo lưu dư vận và tác phẩm Thượng Kinh ký sự. 8. Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người. - Phương pháp nghiên cứu: Cùng với các nguyên tắc có ý nghĩa phương pháp luận trong nghiên cứu lịch sử triết học, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp: logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa… nhằm làm rõ tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác về bản thể và nhân sinh, về chính trị - xã hội; từ đó phân tích một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của ông. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn gồm 2 chương và 5 tiết. 10. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn - Các luận điểm cơ bản: Lê Hữu Trác là nhà tư tưởng tiêu biểu của Việt Nam thế kỷ XVIII, tư tưởng của ông có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử 5 tư tưởng dân tộc. Tư tưởng triết học Lê Hữu Trác có cả giá trị và hạn chế đối với sự phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam. - Đóng góp mới: luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn nội dung tư tưởng triết học Lê Hữu Trác, vai trò của ông đối với tiến trình hình thành lịch sử tư tưởng Việt Nam. 6 Chương 1 ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ HỮU TRÁC 1.1. Điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII C.Mác đã nói: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học” [18, tr.156], “chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình. Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức” [19, tr.37-38]. Vì vậy, khi nghiên cứu tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác trong các tác phẩm của ông thì cần tìm hiểu điều kiện lịch sử xã hội và những tiền đề lý luận hình thành nên tư tưởng triết học đó. 1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Ở Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII, thời kỳ nhà Hậu Lê (1533-1802), chế độ phong kiến rơi vào tình trạng suy tàn và chia cắt đất nước. Đầu thế kỷ XVI, sau khi vua Lê Hiến Tông mất, cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra, kinh tế sa sút. Đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực. Sự suy nhược của nhà Lê, cùng với các cuộc nổi dậy của nông dân liên tiếp xảy ra đã làm cho khủng hoảng xã hội thêm trầm trọng, làm lung lay nền thống trị của chế độ phong kiến nhà Lê. Các vị vua nhà Lê lúc này xao nhãng việc triều chính, lo say mê tửu sắc, giết công thần. Điều này dẫn đến chỗ, triều đình sa vào sự suy thoái, quốc khố cạn kiệt, quân dân đói nghèo, bệnh tật. Lợi dụng tình cảnh đó, bọn quan lại địa phương mặc sức tung hoành và tranh chấp. Giữa thế kỷ XVI, nhà Lê thực sự suy tàn, nhân cơ hội đó, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Nhà Lê rút vào Thanh Hóa, sử gọi là 7 Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Đất nước bị chia cắt, cuộc “chiến tranh Nam - Bắc triều” làm cho đất nước bị kiệt quệ, gây ra bao đau thương, chết chóc. Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều chấm dứt chưa được bao lâu thì một cuộc chiến tranh mới lại bùng nổ giữa chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng ngoài và chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng trong. Đàng ngoài có chế độ “vua Lê - chúa Trịnh”, quyền lực trên danh nghĩa nằm trong tay vua nhưng trên thực tế nằm trong tay chúa. Ở Đàng ngoài vào năm 1592, nhà Lê - Trịnh chiếm được Thăng Long, tình hình tạm yên. Chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng ngoài với và bộ máy nhà nước dần ổn định, giải quyết được nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại. Về kinh tế, do hậu quả của quá trình phát triển tư hữu ruộng đất từ thế kỷ XVI - XVII là nạn kiêm tính ruộng đất ngày càng gia tăng. Trên danh nghĩa chế độ quân điền vẫn tồn tại. Nhà nước cấm biến ruộng đất công thành ruộng đất tư. Mặt khác những người có ruộng đất khẩu phần không bao giờ nghĩ đấy là ruộng đất riêng của họ, nên thường không đánh giá đúng giá trị ruộng đất. Trong những ngày giáp hạt, thiếu đói vì thiên tai hay những khi gặp khó khăn trong cuộc sống, họ buộc phải cầm cố hoặc gán nợ ruộng đất với giá rẻ mạt. Đó chính là điều kiện thuận lợi để những kẻ hào cường ức hiếp, chiếm đoạt ruộng đất của họ. Vào những năm đầu thế kỷ XVIII, ở đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện hàng loạt địa chủ có hàng trăm mẫu ruộng. Bên cạnh đó, bộ máy làng xã ngày càng biến chất, trở thành công cụ trong tay bọn hào cường, tạo thêm một tầng áp bức bóc lột nặng nề lên người nông dân. Chính quyền Lê - Trịnh phần nào đã nhận ra tính nguy cấp của tình hình, đã có những biện pháp nhằm hạn chế sự lộng hành của bộ máy lý dịch và nạn hào cường ở nông thôn. Dưới thời Trịnh Cương (1709 - 1729), một số chính sách đã được ban hành nhưng ít có hiệu quả vì chính bộ máy quan lại cấp trên và triều đình cũng đã mục nát. Đến thời Trịnh Quang (1729 - 1740), hoạn quan được trọng dụng, nhưng 8 quan lại có tài, thẳng thắn thì bị sát hại, việc mua quan bán tước được mở rộng, chốn quan trường trở thành nơi đầu cơ trục lợi, chức tước trở thành món hàng hóa, tham nhũng hoành hành, tệ quan liêu, ức hiếp dân chúng tràn lan. Điều đó làm cho nhà nước trung ương càng suy yếu, nền sản xuất nông nghiệp vẫn kém phát triển, các mâu thuẫn xã hội xảy ra ngày càng gay gắt. Một hình thức phản kháng tiêu cực ngày càng trở nên phổ biến thời bấy giờ của người nông dân là bỏ làng đi. Ruộng đất vốn đã ít ỏi lại bị bỏ hoang. Thêm vào đó, thiên tai ập đến liên tiếp, điều này dẫn đến nạn đói hoành hành… Từ giữa thế kỷ XVIII, Đàng Ngoài lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Mâu thuẫn tích chứa lâu ngày bùng phát thành những cuộc khởi nghĩa nông dân mà những người dân nghèo đói là một lực lượng quan trọng. Mặc dù các cuộc khởi nghĩa của nông dân hầu như bị dập tắt nhưng với sự phát triển rầm rộ của phong trào đã làm rung chuyển cả Đàng Ngoài. Cơ đồ thống trị của Lê - Trịnh bị lung lay đến tận gốc. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa thuộc nhiều thành phần khác nhau, có người là nông dân thuần túy, có người là Nho sĩ bất mãn, lại có người là tôn thất nhà Lê. Điều đó chứng tỏ xã hội đã bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh và sau đó là giai đoạn đất nước bị chia cắt, kinh tế Đàng Trong phát triển có phần mạnh mẽ hơn Đàng Ngoài. Với ưu thế đó, những dấu hiệu suy thoái kinh tế ở vùng đất phía Nam cũng đến chậm hơn. Do ruộng đất Đàng trong mầu mỡ, nhân dân giỏi trồng trọt (lúa nước, ngô, kê, đậu,…) cho nên nông nghiệp phát triển. Khi phong trào nông dân Đàng Ngoài bị thất bại thì nông dân Đàng Trong bắt đầu nổi lên mạnh mẽ. Từ năm 1770, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và nhiều người khác tập hợp nông dân, những người buôn bán nhỏ… nổi lên, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn. Thừa thắng xông lên, sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, phong trào Tây Sơn lại tiến quân ra Bắc, lật đổ chính 9 quyền chúa Trịnh, thống nhất đất nước. Lập lên vương triều Tây Sơn. Tuy nhiên, thế lực nhà Lê đã cầu viện nhà Thanh. Tháng 11 năm 1788, quân Thanh do sự cầu viện của vua tôi Lê Chiêu Thống đã ồ ạt tiến vào nước ta. Năm 1789, Quang Trung đại thắng. Tuy nhiên, sự bất hoà của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đã ảnh hưởng đến cục diện đất nước. Vào cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung (1788 - 1792) xây dựng một triều đại mới. Tháng 9 năm 1792, Quang Trung đột ngột mất, điều đó kéo theo sự suy tàn của vương triều Tây Sơn. Cuối năm 1802, Nguyễn Ánh vào Thăng Long, chính thức xưng vương, lập ra nhà Nguyễn, đổi quốc hiệu là Việt Nam. Có thể thấy, thế kỷ XVIII là thế kỷ có nhiều sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam, là thế kỷ vươn lên của nông dân và dân tộc. Những biến diễn và phát triển của nông nghiệp trong các thế kỷ XVIXVII đã có tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá bấy giờ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong. Về công thương nghiệp, giai đoạn này đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới bao gồm những lĩnh vực mới như thủ công nghiệp, hoạt động hầm mỏ cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Sự phát triển thương nghiệp đã giúp cho việc buôn bán trong nước và ngoại thương thêm nhộn nhịp. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên nền kinh tế Đại Việt đương thời đã không tạo cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của công thương nghiệp, chưa tạo được một thế đứng chủ động trong giao thương với bên ngoài. Sự tăng cường buôn bán với các thương nhân nước ngoài và việc tiếp xúc với luồng thương mại tư bản chủ nghĩa phương Tây càng kích thích thêm sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Thủ công nghiệp phát triển thêm một bước, buôn bán phồn vinh, những thành thị hưng khởi, những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có điều kiện nảy sinh. Trong nhân dân, các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và trở nên phổ biến rộng khắp ở 10 nhiều làng xã. Nghề làm gốm được cải tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật và mỹ thuật, đã xuất hiện các lò gồm lớn nổi tiếng như Chu Đậu, Hợp Lễ (Hải Dương), Bát Tràng nay thuộc Gia Lâm - Hà Nội. Nhiều làng, nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời như làng Mỹ Thiện (Quảng Ngãi), Phú Trạch (Thừa Thiên) làm nồi đất nung, dệt chiếu, lụa hoa, làng Thổ Hà (Bắc Ninh), Hương Canh (Phú Thọ) chuyên sản xuất chum vại, vò, chĩnh, làng Yên Thái (Hà Nội) chuyên làm giấy... Nổi tiếng nhất là nghề dệt vải, lụa. Hầu như các làng xã Đàng Ngoài đều làm nghề trồng bông dệt vải, chăn tằm dệt lụa. Người nước ngoài đến Đàng Ngoài vào các thế kỷ XVII - XVIII đều có nhận xét rất giống nhau về sự phát triển của nghề dệt vải, tơ lụa. Tơ trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng bậc nhất. Có nhiều làng, phường lụa nổi tiếng như La Cả, La Khê, Cương Thôn, An Thái, Nghi Tàm. Thủ công nghiệp khai mỏ rất phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Để kiểm soát việc khai mỏ, chúa Trịnh đặt các chức giám tương trông coi và thường xuyên cử quan lại đến kiểm tra. Nhưng cuối cùng do chính sách lầm lẫn của các chúa Trịnh cho rằng việc khai mỏ chẳng có lợi gì, lại phải đào bới nhiều hại đến mạch đất nên nhà chúa đuổi hết thợ mỏ người Trung Quốc về nước, cấm tập trung nhiều thợ trong mỗi mỏ... Do vậy, nghề này đã bị tàn lụi dần. Thương nghiệp cũng phát triển lên một bước đáng kể, cả nội thương và ngoại thương. Ở các làng hình thành nhiều chợ mới họp theo phiên, xuất hiện một số chợ có quy mô cấp huyện hay phủ nên có tên gọi là chợ huyện, chợ phủ. Sự phát triển của công thương nghiệp đã làm xuất hiện một số thành thị mới và làm hưng thịnh, phồn vinh các trung tâm kinh tế hàng hoá cũ. Kẻ Chợ và Phố Hiến là hai đô thị nổi tiếng bấy giờ ở Đường ngoài. Kẻ Chợ (hay Kinh Kỳ) là đất Thăng Long nổi tiếng với 36 phố phường. Kẻ Chợ là một thành phố vừa buôn bán vừa sản xuất hàng thủ công nghiệp, là trung tâm trao đổi hàng hoá ở Đường ngoài và buôn bán hàng hoá với thương nhân 11 nước ngoài. Phố Hiến cũng là một thành thị sầm uất của Đường ngoài thời bấy giờ. Nhiều thương nhân các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp đều có mặt và buôn bán ở Phố Hiến. Ở Đường trong có Hội An là thành phố cảng lớn nhất, từ thế kỷ XVI đã có thương nhân nước ngoài đến buôn bán, ngoài ra còn có Thanh Hà ở tả ngạn Huế. Về ngoại thương, ở Đàng trong cũng có bước phát triển mạnh từ thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Nhiều lái buôn nước ngoài đến buôn bán. Nhìn chung, quan hệ ngoại thương giữa Đường trong với các nước phương Tây cũng giống như ở Đường ngoài, chỉ được phát triển khá mạnh mẽ ở thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, sau đó thuyền buôn các nước thưa thớt dần và chấm dứt hẳn. Văn hoá Đại Việt thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII là sự chuyển biến về ý thức hệ Nho, Phật, Lão. Ở thời kỳ này, cả Đàng ngoài cũng như Đàng trong đều xem Nho giáo là nền tảng tư tưởng của mọi thiết chế chính trị, xã hội và Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến bảo vệ, duy trì để làm nền tảng cho các tổ chức chính trị, kinh tế của chính quyền, làm kỷ cương của xã hội. Tuy vậy, Nho giáo thời kỳ này bước vào thời kỳ suy đốn dần, không còn được độc tôn như trước. Thực trạng này được biểu hiện ở lĩnh vực giáo dục, thi cử. Các chính quyền phong kiến vẫn duy trì và mở rộng chế độ giáo dục, thi cử làm phương tiện đào tạo quan lại, đáp ứng nhu cầu tổ chức bộ máy ngày một đông đảo, nhưng không còn được nghiêm túc như trước. Lối học từ chương, phù phiếm vẫn duy trì không còn thích hợp. Những nguyên tắc đạo đức và lễ giáo phong kiến chỉ còn là những hình thức suông. Nội dung học tập thi cử nông cạn, khuôn sáo, không còn tính sáng tạo. Trong khi Nho giáo bước vào thời kỳ suy thoái dần thì Phật giáo lại được phục hưng. Các vua, chúa, quý tộc, quan lại cả hai Đàng (ngoài và trong) đua nhau tôn thờ đạo Phật, bỏ nhiều tiền của để trùng tu chùa cũ, xây cất nhiều chùa, tháp mới. 12 Đạo giáo cũng có bước phát triển, được vua, chúa tôn trọng. Việc tu tiên đắc đạo, luyện đan khá thịnh hành ở Đàng ngoài. Từ thế kỷ XVI, đạo Thiên Chúa đã du nhập vào nước ta, các giáo sĩ theo thuyền buôn phương Tây bắt đầu đến truyền đạo ở nước ta và đạo Thiên chúa trở thành một tôn giáo mới ở Việt Nam. Về chế độ học tập và thi cử, thời kỳ này, ở Đàng ngoài cũng như Đàng trong thời Lê - Trịnh, Nguyễn vẫn thực hiện giống như thể lệ đã định từ thời Hồng Đức. Ở Đàng ngoài, theo quy định cứ ba năm mở một kỳ thi, năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội. Nội dung đề thi hỏi về Ngũ Kinh, Tứ thư... Ở Đàng trong, chế độ học tập thi cử cũng được đẩy mạnh để phục vụ cho nhu cầu củng cố bộ máy thống trị. Nhìn chung, thời bấy giờ việc thi cử ở Đường trong không phát triển bằng Đường ngoài và việc thi cử có phần đơn giản và dễ dãi hơn vì nhu cầu xây dựng chính quyền mới cần nhiều người có văn học. Điều dễ thấy là dưới thời các chúa Nguyễn chưa tổ chức một cách chính quy các kỳ thi Hội, thi Đình nào như ở Đường ngoài. Sự suy thoái của chính quyền kéo theo sự suy sụp nhiều mặt. Các nhà Nho yêu nước bất mãn với chính quyền đành từ bỏ con đường công danh đi vào con đường học thuật để góp công xây dựng đất nước. Do đó, nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà y học xuất hiện để đấu tranh cho cuộc sống tự do và phát triển khoa học. Những nhà Nho nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Dữ, Ngô Thế Lân, Lê Quý Đôn... Những tác phẩm danh tiếng phản ánh đời sống nhân dân và niềm khao khát được tự do như Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Triết học, y học cũng có những bước phát triển, đặc biệt y học đã phát triển lên một bước mới với sự xuất hiện của các danh y, tiêu biểu nhất là danh y Lê Hữu Trác. Chính tinh thần yêu nước 13 thương dân, thân dân và tinh thần dung thông tam giáo, nhân tố của thời đại là tiền đề cho sự ra đời của các tác phẩm của Lê Hữu Trác, đặc biệt là Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Qua phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII trên tất cả các mặt, phương diện, chúng ta nhận thấy rằng có nhiều vấn đề xã hội cấp bách buộc các nhà chính trị, các nhà tư tưởng phải giải đáp. Và chính điều kiện ấy là cơ sở hình thành tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác. 1.1.2. Tiền đề văn hóa - tư tưởng Tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác không chỉ phản ánh đặc điểm, nhu cầu của xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII như đã trình bày ở trên, mà còn là sự kế thừa những tư tưởng trước đó. Lê Hữu Trác đã tiếp thu, kế thừa sáng tạo những thành tựu y học cổ truyền của dân tộc, kế thừa và phát triển tư tưởng triết học trong học thuyết Âm dương - Ngũ hành, học thuyết Thiên nhân hợp nhất của Nho gia. Về y học, người Việt Nam từ khi dựng nước đã có một nền y học dân tộc, biết dùng dược liệu có sẵn trong nước, những phong tục dân gian để trị bệnh. Tuy lúc này, trình độ nhận thức còn thấp, nhưng con người cũng biết đấu tranh với tự nhiên để sinh tồn. Từ thời thượng cổ đến họ Hồng Bàng, y học Việt Nam đã tiến bộ, người dân đã biết nhuộm răng đen, ăn trầu, nấu bánh chưng. Tuy nhiên y học thời kỳ nguyên thủy mang tính thần bí, mê tín, kinh nghiệm tự phát và truyền khẩu. Người chữa bệnh là những ông thầy pháp, thầy bói, bùa chú, phù thủy, vì con người đặt niềm tin vào năng lực vô hình thần thánh. Có con người là có bệnh tật, vì mắc bệnh nên con người tìm cách chữa trị, từ đó phát sinh nền y dược. Sang thời kỳ tiếp theo, nước ta chịu sự đô hộ hơn 1000 năm của giặc phương Bắc. Các triều đại Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tề, Lương, Tùy, Đường, Tống kế tiếp nhau đô hộ và xâm chiếm Việt Nam, biến Âu Lạc thành 14 quận huyện, đồng hóa dân tộc Việt Nam trở thành thuộc địa của Trung Quốc. Dân tộc Việt Nam thời kỳ này đã có một nền y học dân tộc phù hợp với khí hậu vùng đất của Việt Nam, mang sắc thái độc đáo Việt Nam. Thuốc nam đã phổ biến, người Việt biết dùng cây cỏ để trị bệnh. Người Việt cũng dùng phương pháp luận trị theo kinh nghiệm mang tính dân gian. Đến khi Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với nền y học của Trung Quốc, nền y học truyền thống Việt Nam đã tiếp thu nền y học Trung Quốc. Những thành tựu về y học truyền thống Trung Quốc đều được người Việt Nam tiếp thu, đó là hệ thống luận trị, y học truyền thống Trung Quốc, đó là những học thuyết Âm dương Ngũ hành, Thiên nhân hợp nhất, thuyết Tạng tượng, thuyết Kinh lạc và thuyết Vận khí... Tuy nhiên, thành tựu về y học truyền thống Trung Quốc cũng được biến đổi để phù hợp với con người và vùng đất Việt Nam. Sau chiến thắng của Ngô Quyền, nước ta thoát khỏi ách đô hộ, bước vào con đường tự trị. Các vị vua đầu tiên phải đối đầu với nhiều thách thức trong việc cải cách đất nước trên mọi phương diện. Mặc dù lúc này các mặt như hành chính, văn học, tôn giáo, triết học, y học chưa phát triển bao nhiêu, nhưng đây là giai đoạn đánh dấu sự mở đầu cho thời kỳ tự chủ. Dân Việt Nam đã tạo được nền văn tự riêng biệt, đó là chữ nôm. Nhiều tác phẩm nổi tiếng ra đời, những thành tựu về y học cũng được ghi chép đầy đủ hơn xưa. Ở các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, các phương thức định bệnh (như lý luận, chẩn đoán, điều trị, dụng dược) đều dựa vào y học Trung Quốc mà thực hiện. Các phương pháp chữa bệnh tầm thường, thô sơ, mê tín dị đoan vẫn tồn tại trong xã hội. Giai đoạn này, Việt Nam không ngừng tiếp thu văn học, triết học, văn hóa và y học. Tại Việt Nam vào thời nhà Lý (1010-1224) năm 1136, đã có những danh y kiêm pháp sư như Nguyễn Minh Không, một trong những người phát triển y học truyền thống Việt Nam ở thời kỳ đầu. Đến thời nhà Trần (1225-1399), y thuật vào thời kỳ này tiến bộ về nội khoa cũng như ngoại khoa. Các lương y tuy có những bài thuốc gia truyền,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất