Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng thân dân của hồ chí minh so với các vị tiền bối....

Tài liệu Tư tưởng thân dân của hồ chí minh so với các vị tiền bối.

.PDF
39
173
96

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 A. MỞ BÀI Tiếp nhận dòng chảy văn hoá truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân. Không chỉ dừng lại ở đó, Người còn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết. Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ra được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Víi tÊm lßng yªu n-íc nång nµn, Hå Chñ TÞch ®· sím ®Õn víi chñ nghÜa M¸c- LªNin ¸nh s¸ng soi ®-êng cøu d©n, cøu n-íc… Ng-êi lµ linh hån, lµ ngän cê chãi läi, l·nh ®¹o toµn §¶ng, toµn d©n, toµn qu©n ta ®oµn kÕt mét lßng, chiÕn ®Êu anh dòng, viÕt nªn nh÷ng trang sö vÎ vang nhÊt cña tæ quèc ta. D©n téc ta, nh©n d©n ta, non s«ng ®Êt n-íc ®· sinh ra Hå Chñ TÞch, ng-êi anh hïng d©n téc vÜ ®¹i vµ chÝnh 1 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Ng-êi ®· lµm r¹ng rì d©n téc ta, nh©n d©n ta vµ non s«ng ®Êt n-íc ta… Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Chúng ta có trọng dân, yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Tôn trọng và tin tưởng nhân dân là tôn trọng và tin tưởng những người làm ra lịch sử, những người sáng tạo ra của cải, vật chất, những người được sánh với Trời, Đất "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân". Tư tưởng yêu nước, thương dân, trọng dân, suốt đời vì cách mạng, vì nhân dân mà hy sinh phấn đấu, không ham danh lợi, với một lối sống chân thực, giản dị, khiêm nhường của Bác Hồ là tấm gương đạo đức vô cùng trong sáng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chúng ta học tập và noi theo. Qua đó ta có thể thấy được phần nào tư tưởng "thân dân" của Người. Trong thời đại Hồ Chí Minh, những giá trị văn hóa chính trị yêu nước, thương dân, lấy dân là gốc được soi sáng và phát triển rực rỡ, trở thành chân lý khoa học, kim 2 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 chỉ nam cho hành động. Thân dân, luôn coi dân là gốc là đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Để thấy rõ được tư tưởng "thân dân" thấm nhuần trong quá trình lãnh đạo Đảng và nhà nước ta từ xưa tới nay, em xin được trình bày khái quát tư tưởng ''thân dân'' của Hồ Chí Minh và các bậc tiền bối trong lịch sử. B. NỘI DUNG Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh so với các vị tiền bối. 1. Tư tưởng thân dân thời Lý - Trần: Thông qua Lịch sử chúng ta thấy. Bất kỳ một Nhà nước nào muốn phát triển thịnh vượng đều phải lấy dân làm gốc. Vì vậy, trong quá trình phát triển của một quốc gia nỗi 3 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 khổ được nói tới là khổ của dân mà sự giàu có cũng là của dân. Trong thời kỳ phóng kiến độc lập của nước ta. Mặc dù đến triều Lý, đạo Phật vẫn là quốc giáo, song với việc sử dụng dày đặc khái niệm dân, hoặc trăm họ (bách tính) trong văn bản, sự có mặt của Nho giáo trong tư duy nhà cầm quyền ở Việt Nam lúc đó, là điều không còn bàn cãi. Trong Chiếu dời đô, như chúng ta thấy, dân có bóng dáng một thứ chủ thể quốc gia, với nghĩa nhà cầm quyền nghĩ về dân như những đối tượng mà mình phải lo lắng, phải chịu trách nhiệm; đời sống của dân cũng là thước đo để nhà cầm quyền soi vào mà xem xét đánh giá mình. Lịch sử đã chỉ rõ những cuộc chiến tranh yêu nước thắng lợi đều là những cuộc chiến tranh nhân dân, phát huy được sức mạnh tinh thần và vật chất tiềm tàng của toàn dân. Kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên thời Lý Trần là những minh chứng hùng hồn. 4 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Từ những hoàn cảnh, đặc điểm và thực tế của lịch sử dân tộc, một số nhân vật tiến bộ trong giai cấp phong kiến như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... đã nhận thức khá sâu sắc vai trò quyết định của nhân dân trong chiến tranh chống ngoại xâm cũng như trong các biến cố lớn của lịch sử. Trần Hưng Đạo cho rằng "vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức" là nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến thời Trần. Theo ông, "chúng chí thành thành", chí dân là bức thành giữ nước. Chính vì nhận thức về vai trò đoàn kết toàn dân là rất quan trọng, Trần Quốc Tuấn đã đề ra "thượng sách giữ nước" là "khoan thư sức dân làm kế rễ bén gốc". Đó là điều kiện tiên quyết để chiến thắng kẻ thù. Ông đã thấy vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với vĩ nhân trong lịch sử. Trần Quốc Tuấn nói: "Chim hồng học bay được cao là nhờ ở sáu cái lông cánh, nếu không có sáu cái lông cánh ấy thì cũng như chim thường thôi". Như 5 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 vậy, anh hùng xuất chúng làm nên nghiệp lớn là nhờ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân tộc. Thấy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong việc giữ nước, cho nên ngay từ thời Lý việc chăm lo đời sống nhân dân, quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân đã được khẳng định là điều quan trọng hàng đầu trong đạo trị nước. Trong bài văn “Lộ bố” khi đánh Tống của Lý Thường Kiệt có viết: "Trời sinh ra dân chúng; vua hiền tất hòa mục. Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân". Và một khi việc bồi dưỡng sức dân, chăm lo đời sống nhân dân có một tầm quan trọng như vậy trong đạo trị nước, thì cũng dễ dàng trở thành một tiêu chuẩn chính trị để nhà vua dựa vào đó mà tự răn mình. Năm 1207, vua Lý Cao Tông đã hạ chiếu rằng: "Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trường, không biết cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời tiểu nhân là gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm 6 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi cùng dân đổi mới" (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Với tinh thần khoan dung nói trên, nhà Lý đặt chuông lớn ở Long Trì để dân "ai có điều oan ức không bày tỏ được" thì đến đánh chuông tâu vua. Nhà Lý còn dựng cung Long Đức ở ngoài Hoàng thành, trong khu vực phố phường cho Hoàng thái tử ở, để có điều kiện "gần dân và xem xét việc dân" . Hay trước họa xâm lăng của đế chế Mông Nguyên, nhà Trần mở hội nghị Diên Hồng để cùng các vị bô lão - những người đại biểu đầu bạc có uy tín của dân - bàn kế đánh giặc. Trong ngày hội non sông đó, các bô lão đã nói lên tiếng nói của toàn dân "muôn người như một" là "quyết đánh". Điều đó cho thấy, thời Lý - Trần, sự quan tâm đến dân được đề ra như một vấn đề khẩn thiết của đạo trị nước, nhưng vấn đề đó lại được coi là một yếu tố của khái niệm đức trị. Bởi thời đó quan niệm rằng, vua mà có đức và biết sửa đức thì "án trạch thấm thía đến quần chúng" làm 7 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 cho "dân sinh sống dễ dàng" và "muôn họ âu ca" trong cảnh thái bình thịnh trị. Sự kiện có ý nghĩa nhất mà sử sách thường nhắc đến là hội nghị Diên Hồng năm 1284 cùng với tiếng hô đồng thanh “quyết đánh” của đại biểu các bô lão từ các làng xã trong toàn quốc, biểu hiện tinh thần dân chủ, sự quan tâm của triều đình đối với nhân dân và vai trò quan trọng của nhân dân các địa phương mà đại diện là những người cao tuổi trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc. Thời Trần, trong nông thôn bên cạnh hệ thống chính quyền địa phương gồm các đại tư xã, tiểu tư xã, nhà nước vẫn duy trì và tôn trọng hệ thống già làng có uy tín trong nhân dân. . Trong hoàn cảnh đó, sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta là sức tổng hợp của đất nước và cơ sở chủ yếu là sức mạnh của lòng yêu nước và khối đoàn kết toàn dân. Lịch sử đã chỉ rõ những cuộc chiến tranh yêu nước thắng lợi đều là những cuộc chiến tranh nhân dân, phát huy được sức 8 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 mạnh tinh thần và vật chất tiềm tàng của toàn dân. Kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên là những minh chứng hùng hồn. Trái lại, những cuộc kháng chiến không phát huy được sức mạnh chiến đấu của toàn dân thì dù cho quân đội đông, vũ khí tốt, thành lũy kiên cố vẫn thất bại. Thất bại của nhà Hồ là một ví dụ đau xót về trường hợp này. Như vậy, trên vũ đài chính trị và tư tưởng thời Lý Trần, nhân dân đã được nhìn nhận như một lực lượng xã hội cần phải quan tâm đến khi tiến hành những cuộc chiến tranh giữ nước và duy trì trật tự xã hội nhằm đem lại sự thịnh vượng cho nước nhà. Nhân dân thời bấy giờ trước hết phải được đề cập đến với tư cách là một hiện tượng cần thiết cho những nhu cầu chính trị của chế độ phong kiến. Tư tưởng an dân đã trở thành một đạo lý vào thời Lý – Trần góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh. 2. Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi 9 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Trong lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một trí thức lớn, một trong những lãnh tụ kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Khi nhắc đến Ông, người ta thường nói đến tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng đó được thể hiện trên nhiều tác phẩm chủ yếu và tiêu biểu của ông, như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí. Theo đó, tư tưởng nhân nghĩa trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”. Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. 10 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Như vậy, với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão lớn, một mục đích chiến lược cần phải đạt tới. Tư tưởng an dân, Nguyễn Trãi đưa ra một chân lý, đó là: phải giương cao ngọn cờ “nhân nghĩa, an dân”, phải cố kết lòng dân làm sức mạnh của nước, làm thế nước. Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân mà kháng chiến. Đó là một chiến lược bất khả biến, có tính trường tồn, một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Và một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân. “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắc tới và chú ý đề cao ngay cả sau khi kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc lập và bước vào xây dựng cuộc sống mới. Nguyễn Trãi nhận thức được rằng lực lượng làm ra thóc gạo, cơm ăn, áo mặc là do ở nhân dân; rằng điện ngọc cung vàng của vua chúa cũng đều do mồ hôi 11 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 nước mắt của nhân dân mà có: “thường nghĩ quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”. Chính xuất phát từ suy nghĩ như vậy, nên khi đã làm quan trong triều đình, được hưởng lộc của vua ban, Nguyễn Trãi đã nghĩ ngay đến nhân dân, những người dãi nắng dầm mưa, những người lao động cực nhọc. Ông viết: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hoà mình vào nhân dân. Do đó, ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử. Sau Nguyễn Trãi, vị vua Lê Thánh Tông cũng là một mẫu mực trong việc trị quốc. Một vị vua nhân từ, gắn bó với dân chúng. Ông giải quyết mối quan hệ giữa phép vua và lệ làng (pháp luật và phong tục tập quán) một cách rất hợp lý, ban bố luật Hồng Đức, xây dựng phát triển kinh tế - chính trị, tư tưởng về “đạo người” trong xã hội…. Cùng với chính 12 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 sách cai trị đúng đắn, Xã hội Việt Nam dưới thời trị vì của Ông là một xã hội phát triển cực kỳ hưng thịnh. 3. Tư tưởng thân dân của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân. Người đã biết kế thừa tinh hoa của thế hệ đi trước và cũng biết vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng “ thân dân” vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta. Từ những tư tưởng thân dân Trong Nho giáo chính là tư tưởng "lấy dân làm gốc"(dĩ dân vi bản) hay đến tư tưởng vì dân và an dân của Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh đã không chỉ dừng lại ở tư tưởng thương dân hay chỉ đơn thuần là làm dịu đi mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị giống như trong Nho giáo. Mà bên cạnh đó Người còn luôn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết. 13 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Về thực chất, đây cũng chính là tư tưởng thân dân. Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, là thân dân. Vậy thì vì sao ta phải “Thân dân”? Hồ Chí Minh giải thích: dân là gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước. Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Dân như nước, 14 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 cán bộ như cá. Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước. Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy, nếu không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu hiện trước hết của dân là gốc là phải tin ở dân, gần gũi dân, và biết dựa vào dân; Phải có ý thức rõ “dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng”. Muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn biến đường lối chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng, thành sức mạnh cách mạng thì Đảng phải có đường lối đúng đắn; cán bộ đảng viên “phải liên lạc mật thiết với dân chúng, xa rời dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định thất bại”. Cán bộ đảng viên còn phải học hỏi dân, “nếu không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân”, mà “muốn hiểu biết, học hỏi dân thì ắt phải có nhiệt thành, có quyết tâm”. 15 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Cũng theo Người, phải thực hiện dân chủ với dân để phát huy tinh thần làm chủ của dân là cốt lõi của vấn đề dân là gốc. Người thường nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ”. Vậy quyền hạn, nghĩa vụ của người làm chủ phải thế nào? Câu trả lời của Người là: “Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi”. Và người yêu cầu: người làm chủ trước hết phải làm tròn bổn phận công dân, tức là phải tuân theo pháp luật Nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung; nộp thuế đúng kỳ, bảo vệ tài sản công cộng; bảo vệ Tổ Quốc. “Phải chăm lo việc nước như việc nhà”, “phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”; “làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, làm bao nhiêu thì làm”. Trong thời đại Hồ Chí Minh, những giá trị văn hóa chính trị yêu nước, thương dân, lấy dân là gốc được soi sáng và phát triển rực rỡ, trở thành chân lý khoa học, kim chỉ nam 16 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 cho hành động. Thân dân, luôn coi dân là gốc là đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự đặt mình vào địa vị của người dân mà mình đại diện để hiểu, suy xét, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất , mong muốn của họ. Có lắng nghe, thấu hiểu nguyện vọng chính đáng của dân thì đại biểu dân cử mới thực hiện tốt việc “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến cho dân ta phải hết sức tránh”. Bởi, ta có yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta. Thân dân biểu hiện ở việc cán bộ, đảng viên thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi do pháp luật quy định. Tức là, phải trung thành với mục tiêu lý tưởng, với chính sách, pháp luật của Nhà nước, phải hướng đến một nền hành chính, một tổ chức, một bộ máy phục vụ nhân dân; luôn gương mẫu hoàn thành kế hoạch được giao và nếu có chức vụ phải biết sử dụng quyền lực để giao việc, kiểm tra, theo dõi, đánh giá, phê bình, khen thưởng một cách công minh chính trực; phải 17 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 lắng nghe và dựa vào quần chúng nơi cơ quan để xây dựng quy chế làm việc, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế chi tiêu tài chính, các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, làm cho cơ quan đoàn kết nhất trí; không xu nịnh, không ưa nịnh, không chia bè chia cánh, cục bộ, bản vị; phải luôn đề cao trách nhiệm vì dân để giải quyết nhanh chóng, kịp thời những chế độ, chính sách liên quan đến người dân; phải thận trọng trong việc xem xét, quyết định các vấn đề hệ trọng có ảnh hưởng đến quyền bình đẳng, quyền lợi của các tầng lớp nhân dân. Khi nhân dân có ý kiến, khiếu nại, tố cáo, kể cả tố cáo cá nhân mình, thì phải biết bình tĩnh lắng nghe, phân tích và có thái độ kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, nếu quyết định của mình chưa đúng. Không né tránh, đùn đẩy, gây phiền hà và khó khăn, tốn kém cho dân… Thân dân thì phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe, làm được cho dân tin, là nhận biết được 18 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 những nhu cầu của họ, biết được họ đang suy nghĩ gì, trăn trở cái gì? Họ mong muốn những gì? Và họ đang mong đợi gì ở người khác, nhất là ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát hiện và đáp ứng kịp thời những nhu cầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn thấy cả cái thực tại và vạch ra được viễn cảnh (tương lai) đúng đắn cho dân phát triển; là biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũi với cuộc sống của dân, mọi suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của dân, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân. Tháng 10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “...Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì... Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới 19 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Người yêu cầu cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều phải là đày tớ trung thành của nhân dân. Theo Người: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”. Từ thực tế, Bác đã thẳng thắn phê phán nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, khi xuống cấp dưới triển khai công việc thì khệnh khạng như “ông quan” và nội dung truyền đạt thì rất đại khái, hình thức, vì vậy mà quần chúng không hiểu và rất sợ đi họp. Đó là bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, bệnh hình thức, không phải vì lợi ích của quần chúng. Người viết: “Bệnh quan liêu mệnh lệnh từ đâu mà ra? Nguyên nhân bệnh ấy là: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan