Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng pháp trị của hàn phi giá trị và hạn chế...

Tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi giá trị và hạn chế

.PDF
59
205
60

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ Chuyên ngành: Sư phạm giáo dục công dân Mã ngành: 52140204 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS.GV.Nguyễn Khánh Linh Trần Thị Cẩm Thu MSSV: 6106652 Cần Thơ - 11/2013 LỜI CẢM ƠN Trong những năm học tại trường Đại học Cần Thơ, bên cạnh sự nổ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ, sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của quý thầy, cô đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Qua đây em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Khoa khoa học Chính trị, trường Đại học Cần Thơ, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Khánh Linh đã hướng dẫn nhiệt tình, giúp đỡ và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết để hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó em xin cảm ơn tập thể lớp Sp. GDCD 02 K36 đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm tài liệu, cũng như những ý kiến đóng góp nhiệt tình của các bạn. Tôi chân thành cảm ơn tất cả. Cuối lời em xin kính chúc quý thầy, cô trong Khoa khoa học Chính trị, trường Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe, vui tươi, hạnh phúc, thành công trong công việc và trong cuộc sống. Cần Thơ,Ngày…tháng…năm… Sinh viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên) Trần Thị Cẩm Thu MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 5. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 2 B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA PHÁP GIA ........................................................ 3 1.1. Khái quát đặc điểm lịch sử Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc và cơ sở xã hội hình thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia .............................. 3 1.1.1. Khái quát đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc ......................................................................................... 3 1.1.2. Cơ sở xã hội hình thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia ............................. 10 1.2. Những tiền đề lí luận hình thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia .......... 11 1.2.1. Tư tưởng về “đạo” và “lý”, học thuyết “tính ác” - tiền đề lý luận cho tư tưởng pháp trị của Pháp gia ................................................................................ 11 1.2.2. Quan điểm lịch sử tiến hóa – cơ sở lý luận cho tư tưởng “biến pháp” của Pháp gia...............................................................................................................15 Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI .................18 2.1. Khái quát tư tưởng pháp trị của một số pháp gia trước Hàn Phi trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại ..................................................................18 2.2. Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi..................................................................23 2.2.1. Nội dung phạm trù “pháp” trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi .................25 2.2.2. Nội dung phạm trù “thế” trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi ....................33 2.2.3. Nội dung phạm trù “thuật” trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi .................38 2.3. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi ..........................44 2.3.1. Giá trị trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi ................................................44 2.3.2. Hạn chế trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi .............................................48 C. KẾT LUẬN ...................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................54 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, đất nước ta đang bước vào một thời kỳ đổi mới và hội nhập, kéo theo hàng loạt những thay đổi và sự phát triển không ngừng. Vì vậy, nó đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề rất khó khăn cần phải giải quyết. Để góp phần giải quyết những khó khăn thì điều cần làm trước tiên là Nhà nước cần phải tăng cường đổi mới toàn diện mọi mặt trong các lĩnh vực đời sống xã hội, để đảm bảo cho một nền chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển và một xã hội công bằng, thì cái quan trọng đầu tiên là pháp luật. Chính vì vậy, chúng ta phải xem pháp luật là công cụ tối ưu và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chỉ có pháp luật không thì chưa đủ, mà người áp dụng nó và thực thi nó mới thực sự mang lại hiệu quả cho nó. Để giúp công việc xây dựng hệ thống pháp luật, tăng thêm tính vững mạnh cho hệ thống chính trị, ngoài việc đưa ra những quy định pháp luật phù hợp với sự phát triển của đất nước, bên cạnh đó ta cũng cần nghiên cứu học hỏi những cái tiến bộ của các tư tưởng trị nước thời trước. Theo dòng chảy tư duy chính trị và các ý nghĩa thời đại, trong lịch sử tư tưởng cổ đại đã có nhiều học thuyết tiến bộ mang giá trị phổ biến đến ngày nay. Trong số đó chúng ta đã áp dụng khá nhiều điểm tiến bộ trong học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử. Ông là một nhà triết học và luật học có khả năng tư duy rất siêu phàm, học thuyết của ông tiến bộ thuộc vào bậc nhất trong lịch sử tư tưởng cổ đại. Chính tư tưởng tiến bộ đó, Hàn Phi đã cho chúng ta một cách nhìn mới mẻ hơn về cách trị nước mà theo Hàn Phi gọi nó là pháp luật. Thực vậy, chúng ta phải công nhận rằng bất cứ đâu, bất cứ trong xã hội nào muốn tồn tại và phát triển thì điều quan trọng đầu tiên là xã hội đó cần có chính nền chính trị ổn định và một hệ thống pháp luật chặt chẽ. Pháp luật luôn luôn là điều kiện đầu tiên và rất cần thiết để duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Với những tư tưởng hết sức tiến bộ và không kém phần đặc sắc đó, “tư tưởng pháp trị” của Hàn Phi thực sự đã trở thành một tài sản vô cùng quý của nền triết học phương Đông nói riêng và lịch sử thế giới nói chung. Tuy tư tưởng có phần hơi nghiêng về quyền lực của giai cấp thống trị nhiều hơn nhưng nó cho chúng ta cái nhìn thật sự mới về cách quản lý Nhà nước bằng pháp luật, nó thực sự giống như 1 bảng chỉ dẫn, gợi ý, vạch đường, không những làm công cụ tối ưu dùng để quản lý đất nước của các vua thời trước, mà là cái rất đáng cho thế hệ sau cần nên học hỏi. Mặc dù vẫn còn những thiếu sót và hạn chế, nhưng về phương diện lịch sử, chúng ta phải thán phục trước những giá trị do tư tưởng pháp trị của ông mang lại. Để tìm hiểu thêm về tư tưởng pháp trị của Hàn Phi. Những giá trị và hạn chế của nó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi – Giá trị và hạn chế, nhằm mục đích tìm hiểu, phát hiện những hạn chế đồng thời tiếp thu những quan điểm tiến bộ trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu lịch sử tư tưởng pháp trị của Hàn Phi trong thời Xuân thu – Chiến quốc của lịch sử Trung Quốc cổ đại. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát đặc điểm tiền đề lý luận. - Phân tích nội dung cơ bản trong tư tưởng pháp trị. - Tìm hiểu giá trị và hạn chế trong nội dung tư tưởng pháp trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung tư tưởng pháp trị của Hàn Phi. Phạm vi nghiên cứu: Giá trị và hạn chế trong tư tưởng pháp trị. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp lý luận chung chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp lôgic - lịch sử. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Phương pháp so sánh - chứng minh. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương, 5 tiết. 2 B. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA PHÁP GIA 1.1. Khái quát đặc điểm lịch sử Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc và cơ sở xã hội hình thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia 1.1.1. Khái quát đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, quá trình phát sinh, phát triển mỗi trường phái triết học, điều gắn liền với những đặc điểm, điều kiện lịch sử xã hội nhất định đã nảy sinh ra nó. Tư tưởng pháp trị của Pháp gia cũng vậy, nó hình thành không phải có tính chất ngẫu nhiên hay xuất phát từ ý muốn chủ quan của các nhà tư tưởng nào đó, mà chính nó là sự phản ánh một cách sâu sắc những điều kiện lịch sử xã hội Trung Hoa thời Xuân thu – Chiến quốc. Vì vậy, muốn xem xét đánh giá đúng đắn nội dung, tính chất của các trào lưu tư tưởng triết học Trung Quốc nói chung và tư tưởng pháp trị của Pháp gia nói riêng thì chúng ta không thể không nghiên cứu bối cảnh lịch sử, cơ sở kinh tế - xã hội, chính trị của xã hội Trung Quốc cổ đại đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nó như thế nào. Những mầm mống của tư tưởng triết học Trung Quốc xuất hiện từ rất sớm, nhưng đến thời Xuân thu – Chiến quốc nó mới trở thành hệ thống tư tưởng, quan điểm. Thời Xuân thu – Chiến quốc là thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến sơ kỳ đang lên. Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc đã tồn tại và phát triển từ triều đại nhà Hạ, qua nhà Thương, đến cuối thời Tây Chu thì bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng và ngày càng đi tới suy tàn. Xã hội Trung Quốc trải qua một thời kỳ giao thời, những giá trị tư tưởng, đạo đức của xã hội cũ dần mất đi, thay vào đó những giá trị tư tưởng, đạo đức mới còn manh nha và đang trên con đường xác lập. Sự biến đổi toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thời kỳ này đã tạo tiền đề cho sự giải phóng tư tưởng con người thoát khỏi sự chi phối của thế giới quan thần thoại tôn giáo, thần bí truyền thống, ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của tư tưởng triết học. 3 Vào thời Tây Chu, khi nhà Chu còn thịnh, chế độ tông pháp và trật tự lễ nghĩa nhà Chu vẫn còn được duy trì. Nhưng từ thời Chu Lệ Vương đến Chu U Vương, mâu thuẫn nội bộ nhà Chu ngày càng trở nên gay gắt. Thêm vào đó, là phải thường xuyên tiến hành các cuộc chiến tranh đàn áp sự nổi dậy của các chư hầu và chống lại sự xâm lăng của các bộ lạc khác, cùng với nạn hạn hán liên tiếp xảy ra, nạn đói tràn lan, làm cho nhà Chu càng lao nhanh hơn tới bước suy vong. Vị trí, quyền lực của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội bị đảo lộn. Năm 781 trước Công nguyên, nhân vua Chu là U Vương phế hoàng hậu họ Thân và thái tử Nghi Câu, phong Bao Tự làm hoàng hậu, cha Thân hậu là Thân hầu liên kết với giặc Tây Nhung, tấn công Hạo Kinh, thiêu hủy kinh đô nhà Chu, giết chết U Vương dưới chân Ly Sơn, lập thái tử Nghi Câu lên làm vua, lấy hiệu là Chu Bình Vương (năm 771 trước Công nguyên). Sau một năm, vì đất Thiểm Tây luôn bị giặc Hiểm Doãn, Tây Nhung đe dọa, nên Chu Bình Vương phải dời đô về phía đông, đến Lạc Ấp (Lạc Dương, tỉnh Hà Nam bây giờ), nhường căn cứ Quang Trung cho Tần Tương Công. Xã hội Trung Quốc bước vào thời kỳ đặc biệt, đó là thời Xuân thu. Xã hội Trung Quốc bước vào thời kỳ đặc biệt, đó là thời Xuân thu. Về kinh tế, canh nông, công nghệ, thương mại điều phát triển mạnh, nền kinh tế Trung Quốc chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Trong lao động, việc sử dụng sức kéo đã trở thành phổ biến. Sự ra đời của đồ sắt đã tạo ra một cuộc cách mạng trong công cụ sản xuất. Phát minh mới về kỹ thuật khai thác và sử dụng đồ sắt đã đem lại những tiến bộ mới trong việc cải tiến công cụ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Thời này hệ thống thủy lợi đã trải khắp khu vực Trường Giang. Diện tích canh tác được mở rộng. Kỹ thuật trồng trọt được cải tiến, tạo điều kiện tăng năng suất trong lao động nông nghiệp. Từ đó, người ta thấy không cần thiết phải chia lại ruộng đất công theo định kỳ căn cứ vào đất tốt hay xấu như trước nữa. Giờ đây, công xã giao hẳn đất công cho từng gia đình nông nô cày cấy trong thời hạn lâu dài. Vì vậy, nông dân có thể dùng phương pháp lưu canh hay luân canh để tăng năng suất cây trồng. Mặt khác, nhờ công cụ sản xuất bằng sắt phát triển và thủy lợi mở mang, ruộng đất do nông nô vỡ hoang biến thành ruộng tư ngày một nhiều. Bọn quý tộc có quyền thế cũng chiếm dần ruộng tư ngày một nhiều. Bọn quý tộc có quyền 4 thế cũng chiếm dần ruộng công xã làm ruộng tư. Chế độ “tỉnh điền” dần tan rã. Sau đó, chế độ tư hữu ruộng đất còn được pháp luật nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Trước kia, theo chế độ “tỉnh điền”, ruộng đất của công xã được chia đều cho nông nô, thay vào đó nông nô phải nộp một phần sản lượng nông phẩm thu hoạch được cho công xã để nộp lên triều đình. Khi chế độ tư hữu ruộng đất phát triển, số lượng ruộng đất của nông dân sở hữu không bằng nhau, nhà nước đã bãi bỏ hình thức thu thuế cũ mà thi hành chế độ thu thuế mới, đánh thuế vào từng mẫu ruộng (gọi là thuế sơ mẫu). Nước đầu tiên thi hành chế độ thuế mới này là nước Lỗ vào (năm 594 trước công nguyên). Cùng với chế độ thuế mới, các nước cũng thi hành chế độ quân sự mới. Ở nước Lỗ, chế độ quân sự này gọi là “khâu giáp”, nước Trịnh gọi là “khâu phú”. Trong thời kỳ này công cụ bằng sắt được sử dụng thành phổ biến bên cạnh đó còn việc mở rộng quan hệ trao đổi sản phẩm lao động, có sự phân công trong sản xuất thủ công nghiệp cũng đã đạt tới mức chuyên nghiệp cao hơn, thúc đẩy một loạt các ngành thủ công nghiệp phát triển như nghề luyện sắt, nghề rèn, nghề đúc, nghề mộc, nghề làm đồ gốm, v.v…Cuối Xuân thu, nước Ngô dựng lò luyện sắt với hơn 300 thợ. Nước Tấn trưng thu sắt để đúc đỉnh hình. Mặc dù có nhiều thợ nhưng vì trình độ còn thấp nên họ chưa có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Trên cơ sở phát triển đó sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển hơn trước. Tiền tệ đã xuất hiện, trong xã hội đã hình thành một tầng lớp thương nhân giàu có và ngày càng có thế lực như Huyền Cao nước Trịnh, Tử Cống (vốn là học trò của Khổng Tử)... Thương nhân đã có nhiều người kết giao với chư hầu và công khanh đại phu, gây nhiều ảnh hưởng đối với chính trị đương thời. Tuy nhiên, do tình trạng xã hội đang rối ren, phương tiện giao thông thô sơ, lãnh thổ bị chia năm sẻ bảy do nạn chư hầu cát cứ, đi lại rất khó khăn, nên việc kinh doanh đòi hỏi phải do những người có đầu óc tháo vát và lòng quả cảm đảm đương. Hơn thế, nghề buôn bán ở Trung Quốc thời bấy giờ bị coi là nghề rẻ mạt nhất, theo quan điểm “nông bản, thương mạt”, nên nó cũng chưa thực sự phát triển leo lên. Nhưng thay vào đó, sự hình thành của thương nghiệp, buôn bán đã tạo ra trong cơ cấu giai cấp xã hội mới – tiền thân của một bộ phận giai cấp mới sau này. Từ tầng lớp này 5 dần dần xuất hiện một loại quý tộc mới với thế lực ngày càng mạnh, tìm cách leo lên tranh giành quyền lực với tầng lớp quý tộc cũ. Trên lĩnh vực chính trị xã hội, nếu thời Tây Chu chế độ tông pháp, “phong hầu kiến địa” vừa có ý nghĩa ràng buộc về kinh tế, lại vừa có ý nghĩa về chính trị, ràng buộc về huyết thống, có tác dụng tích cực làm cho nhà Chu giữ được một thời gian dài hưng thịnh, thì đến thời Xuân thu, do có những thay đổi biến động làm cho chế độ tông pháp nhà Chu không còn được tôn trọng, đầu mối các quan hệ về kinh tế, chính trị, quân sự giữa Thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo, huyết thống ngày càng xa, trật tự lễ nghĩa nhà Chu không còn được tôn trọng như trước. Thiên tử nhà Chu hầu như không còn quyền uy gì đối với các nước chư hầu. Thiên tử không còn khả năng xét xử được những cuộc tranh chấp giữa các nước chư hầu. Còn các lãnh chúa nhỏ và vừa xưa nay vẫn quen dựa vào quyền uy của Thiên tử giờ đây trở nên thất vọng. Lợi dụng tình hình chính trị hỗn loạn, nhiều nước chư hầu mượn tiếng khôi phục lại địa vị tông chủ của nhà Chu nên đã đề ra khẩu hiệu “tôn vương bài dị” đua nhau động binh để mở rộng thế lực và đất đai, thôn tính các nước nhỏ, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ. Thời Xuân thu, cảnh hỗn loạn, mất kỷ cương thời đó đã được chép trong sử, không năm nào không có chiến tranh, trong 242 năm mà đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Đầu thời Tây Chu có hàng ngàn nước, đến cuối đời Xuân thu chỉ còn hơn trăm nước trong đó có những nước hùng mạnh nhất thời bấy giờ thay nhau làm bá thiên hạ là Tề, Tấn, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tần. Những quốc gia lớn này giành tất cả tài lực và vật lực cho chiến tranh, bóc lột vơ vét sức người sức của tăng cường binh lực, thuế tăng cao, còn thêm lao dịch. Thiên tai xảy ra liên miên, đời sống nhân dân vốn khốn khó nay càng khốn khó hơn. Từ đó, nhân dân không còn tin vào Thiên tử nhà Chu. Vì Vậy, trật tự lễ nghĩa của nhà Chu từ đó cũng không được tôn trọng và cũng không được thi hành như trước kia nữa. Cũng trong thời Xuân thu các lãnh chúa càng tăng cường bóc lột nhân dân lao động. Người dân ngoài làm việc phải đi chiến trận thực hiện các cuộc chinh phạt của các tập đoàn quý tộc, còn phải chịu sưu thuế, phu phen, lao dịch năng nề. Thiên 6 tai thường xuyên xảy ra, nạn cướp bốc nổi lên khắp nơi làm cho đời sống nhân dân càng thêm khốn khổ. Dân lưu vong “đồng trong ruộng ngoài bỏ hoang”. Việc các nước gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau cũng như các lãnh chúa bóc lột dân chúng một cách tàn nhẫn, chính những điều đó không chỉ dẫn tới sự diệt vong của hàng loạt nước chư hầu mà còn phá hoại lễ nghĩa nhà Chu, phá hoại trật tự triều hội, chinh phạt giữa các nước chư hầu làm cho mâu thuẫn trong giai cấp thống trị ngày càng trở nên gay gắt và sự rối loạn trong xã hội ngày càng tăng. Đặc biệt, những nghi lễ chặt chẽ, tôn nghiêm trước đây đã từng góp phần bảo vệ và làm hưng thịnh chế độ tông pháp nhà Chu, đến giờ cũng bị xem thường. Tình trạng lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo đức suy đồi ở thời kỳ Xuân thu biểu hiện qua các tệ nạn xã hội như “tiếm ngôi liệt vị”, chư hầu chiếm dụng lễ nghĩa của Thiên tử, đại phu chiếm dụng lễ nghĩa của chư hầu. Cùng với nạn “tiếm ngôi liệt vị”, chế độ triều cống cũng bị các chư hầu phá bỏ. Thậm chí các nước lớn còn mượn danh Thiên tử bắt các nước nhỏ cống nạp và lệ thuộc vào mình. Theo Tử Sản, mỗi lần nước Trịnh cống nạp cho nước Tấn “phải dùng đến một trăm xe chở lụa và da thú, mà một trăm xe thì phải cả ngàn người” [1, tr.35]. Trong xã hội lúc bấy giờ, cảnh tôi giết vua, con hại cha, vợ chồng chia lìa thường xuyên xảy ra. Tình trạng đó theo Khổng Tử không phải xảy ra một sớm một chiều mà nó đã âm ĩ, mục ruỗng từ lâu. Chế độ lễ nghi của nhà Chu trở thành các hình thức sáo rỗng. Việc “tang viếng, tế lễ, chúc mừng” trở thành thủ đoạn ngoại giao chứ không còn là lễ nghĩa của quan hệ gia tộc và trật tự xã hội nữa. Trong khi người dân phải chịu cảnh cùng cực thì các vương hầu, lãnh chúa, quý tộc sống rất xa hoa. Họ xây cất những cung điện nguy nga, như cung Bồng Đế của vua Tấn rộng đến mấy dặm, trong cung chen chúc cung nữ. Bên cạnh đó, đói rét, cực khổ, nạn trộm cướp nổi lên. Bọn thống trị lại tăng cường “hình pháp” làm cho đời sống nhân dân càng thêm nghẹt thở. Đó đây nổi lên những cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô lệ. Tất cả tình hình ấy đưa mâu thuẫn xã hội thời Xuân thu lên đến đỉnh cao, đẩy chế độ chiếm hữu nô lệ Trung Quốc lao nhanh đến giờ phút cáo chung. Trong thời Xuân thu, ngoài các cuộc chiến tranh thường xuyên giữa các nước, trong từng nước cũng thường xuyên xảy ra các cuộc tranh giành đất đai, địa 7 vị, quyền thế giữa bọn quý tộc với nhau. Như vậy có thể nói, đặc đặc điểm chủ yếu của thời Xuân thu là sự suy vong của triều đại Tây Chu, bằng chứng là chế độ “tông pháp” và lễ nghĩa không còn được tôn trọng, cũng đồng thời đánh dấu sự suy tàn của chế độ nô lệ của phương Đông ở Trung Quốc cổ đại. Chính nhờ vậy, đã tạo nên sự phân hóa giai cấp, tầng lớp trong xã hội, hình thành các cứ phân quyền thời Đông Chu. Nguồn gốc sâu xa của sự biến động xã hội đó, thực chất là sự phản ánh tính chất quá độ của thời kỳ từ chế độ nô lệ kiểu phương Đông sang chế độ phong kiến tập quyền. Một thời kỳ cái cũ đã suy sụp và cái mới đang manh nha. Ở nước Tấn, năm 403 trước công nguyên có ba dòng họ lớn là Hàn, Triệu, Ngụy đã nổi lên phế bỏ vua Tấn và dựng lên ba nước là Hàn, Triệu và Ngụy. Khi đó Trung Quốc đã bước vào thời kỳ mới đó là thời Chiến quốc, lúc bấy giờ Trung Quốc chỉ còn bảy nước lớn là Tề, Sở, Yên, Tần, Hàn, Triệu, Ngụy, tạo cục diện “thất hùng”, thường gây chiến tranh với quy mô lớn và tàn khốc hơn thời Xuân thu để giành ngôi bá chủ thiên hạ. Những mâu thuẫn trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu đến thời Chiến quốc ngày càng diễn ra gay gắt hơn. Tuy nhiên, ở thời Chiến quốc đã có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Nghề luyện sắt đã đạt tới trình độ khá cao. Đồ dùng bằng sắt, đặc biệt là các công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến. Các nước đều hình thành các trung tâm luyện sắt lớn như Hàm Đan nước Triệu, Đường Khê nước Hàn, Lâm Truy nước Tề…Vì vậy, mà kỹ thuật thủy lợi và canh tác, khai khẩn đất đai càng phát triển. Các công trình thủy lợi được xây dựng khắp nơi từ lưu vực Hoàng Hà tới lưu vực sông Trường Giang, từ biển Đông đến vùng Tứ Xuyên. Kéo theo đó là sự phát triển nghề thủ công như nghề làm đồ gốm, nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, nghề chạm trổ vàng bạc…Tiền tệ bằng kim loại cũng ra đời. Thương nghiệp và các trung tâm buôn bán trao đổi hàng hóa hưng thịnh. Đô thành các nước và một số thành ấp lập trên những trục lộ giao thông trọng yếu đã biến thành những thành đô sầm uất như Hàm Dương nước Tần, Thọ Xuân nước Sở, Lâm Truy nước Tề, Khai Phong nước Ngụy. Ở thời Chiến quốc, chiến tranh tàn khốc trên quy mô lớn và liên tục giữa các nước chư hầu đã làm cho đời sống nhân dân lao động ngày càng cùng cực hơn. Song song đó là sự phát triển kinh tế hàng hóa và chiến tranh loạn lạc xảy ra liên 8 miên làm cho công xã nông thôn tan rã. Chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất dần trở thành quan hệ sở hữu thống trị. Thay thế cho chế độ thu thuế dựa vào sản lượng thu hoạch như trước kia, thì nay thu thuế tính theo số lượng ruộng đất. Việc mua bán ruộng đất tự do và sự phổ biến của chế độ tư hữu đã mở rộng đường cho sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít lãnh chúa, địa chủ giàu có. Đa số nông dân nghèo mất hết ruộng đất phải đi cày thuê, cấy mướn trở thành tá điền, cố nông. Chế độ bóc lột bằng phát canh thu tô xuất hiện. Trong lòng xã hội đã xuất hiện những yếu tố của quan hệ sản xuất mới, đó là chế độ phong kiến quận huyện. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt hơn, đã đẩy xã hội tới nguy cơ nghiêm trọng. Chính điều đó đã giai cấp thống trị nhận thấy, nên chúng đã tiến hành một số biện pháp cải cách nhằm ngăn chặn nguy cơ đảo lộn xã hội. Đó là phong trào “biến pháp” ở một loạt các nước như nước Ngụy, Triệu, Hàn, Tề, Tần… suốt thời Chiến quốc. Đó chính là cơ sở kinh tế cho một chế độ xã hội mới xuất hiện. Năm 362 trước Công nguyên, trong tất cả các quốc gia lớn thời đó, thì vương quốc Tần là mạnh nhất. Với hàng loạt các cuộc cải cách và sử dụng pháp trị mà nước Tần đã trở thành nước mạnh nhất đi xâm lược các nước khác, chấm dứt các cuộc chiến tranh tàn khốc, thống nhất Trung Quốc. Nhưng với những chính sách hà khắc, những cuộc chinh phạt bên cạnh đó, còn huy động lực lượng xây dựng Vạn Lý Trường Thành đã phá hoại cơ sở kinh tế vùng chính chính trị của nước Tần làm nước Tần nhanh chóng sụp đổ. Cùng với sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp do các cuộc cải cách, biến pháp của một loạt nước thời bấy giờ, sự cải tiến công cụ sản xuất, đặc biệt hơn nữa là đồ sắt phát triển và tiền tệ bằng kim loại cũng xuất hiện cùng với sự mua bán tự do về ruộng đất và chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất cũng nhờ đó mà phát triển theo. Chính điều đó đã tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc. Giai cấp địa chủ hình thành và phát triển kèm theo đó là các hình thức bóc lột mới, đó là hình thức phát canh thu tô của chủ đất đối với tá điền và cố nông. Về chính trị, đặc biệt nhất trong thời kỳ Chiến quốc là sự xuất hiện chế độ trung ương tập quyền, với việc quy tụ quyền sở hữu ruộng đất và tập trung luật pháp, binh lực và chính phủ trung ương. Tuy nhiên, quá trình chuyển biến xã hội Trung Hoa từ phân quyền sang tính chất tập quyền diễn ra hết sức quyết liệt, thể 9 hiện bằng các cuộc chiến tranh giành bá chủ thiên hạ của các chư hầu với các cục diện “ngũ bá”, “thất hùng” suốt thời kỳ Xuân thu và Chiến quốc. Tóm lại, thời Chiến quốc giai cấp quý tộc cũ dần tan rã, không nắm quyền hành nữa và một giới hữu sản mới lên thay: họ là người đi khai phá những vùng đất mới, những thương nhân làm giàu rồi mua đất và thành những tân địa chủ, lối sống cũng như bọn quý tộc cũ, nhưng tư tưởng tiến bộ hơn, và một số người có tài nhảy ra làm chính trị. Qua đó, cho ta thấy được những nét nổi bậc trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc với rất giảm thay đổi toàn diện xã hội Trung Quốc từ một xã hội cũ. Mỗi một thời kỳ điều có sự thay đổi riêng của nó, không thời kỳ nào giống thời kỳ nào cả, miễn sao nó phù hợp với sự thay đổi của lịch sử để đưa xã hội phát triển theo một hướng cao hơn. 1.1.2. Cơ sở xã hội hình thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia Chính trong thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc với sự biến động đầy sâu sắc, đã đặt ra hàng loạt các vấn đề về triết học, chính trị - xã hội, luân lý đạo đức, kinh tế, pháp luật, quân sự, ngoại giao…Đây là thời đại giải phóng cho tư tưởng lần thứ nhất và tri thức được phổ cập ở Trung Quốc cổ đại. Chính sự thay đổi đó đã có một loạt các nhà tư tưởng nổi tiếng và các trường phái triết học lớn xuất hiện trong thời kỳ này. Các nhà tư tưởng, các môn phái triết học là đại diện cho lợi ích của các tầng lớp, giai cấp xã hội khác nhau, vừa kế thừa tư tưởng của nhau, vừa đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt cho những tư tưởng của mình, đã tạo nên không khí sôi động trong đấu tranh tư tưởng nói riêng và trong đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc cổ đại nói chung. Nó thực sự trở thành đỉnh điểm của toàn bộ đời sống văn hóa tinh thần của xã hội Trung Quốc cổ đại, như một mốc son chói lọi trong lịch sử tư tưởng phương Đông. Như vậy, có thể nói tư tưởng triết học Trung Quốc bắt nguồn từ thời xa xưa. Nhưng các tư tưởng triết học có tính hệ thống thì chỉ được hình thành vào thời Xuân thu – Chiến quốc. Các trường phái triết học lớn thời kỳ này gồm Nho gia, Mặc gia, Âm dương gia, Đạo gia và Pháp gia… đều có cách lý giải và tìm ra những giải pháp đáp ứng nhu cầu của thực tiễn lịch sử mong “cứu đời cứu người” theo cách riêng của họ, trên cơ sở có nhiều quan điểm khác nhau về lợi ích, giai cấp, địa vị và chính nơi họ 10 sống…nên các tư tưởng của họ đưa ra là đại biểu cho các giai cấp và tầng lớp khác nhau. Cho nên có sự đấu tranh cũng như kế thừa tạo nên không khí sôi nổi. Đây thực sự được coi như là một thời kỳ đáng tự hào nhất trong lịch sử tư tưởng phương Đông. Chính sự phong phú, đa dạng của các hệ thống triết học thời Xuân thu – Chiến quốc khiến người ta phải gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia chư tử” với nhiều lý luận riêng cho việc trị nước, an dân, bình thiên hạ. Cho dù, mỗi trường phái triết học kể trên là đại diện cho tầng lớp giai cấp khác nhau, dù được khen hay chê, dù được trọng dụng hay không thì cũng có giá trị riêng của nó. Song chỉ có một học thuyết trong thời Xuân thu – Chiến quốc được các vua áp dụng và mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất đó là học thuyết Pháp gia. Pháp gia chọn phương pháp pháp trị, nó xuất phát từ ý muốn chủ quan hay xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn lịch sử khách quan, nhưng chính xã hội đã hình thành nên tư tưởng pháp trị. 1.2. Những tiền đề lí luận hình thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia Trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ có nhiều biến động lớn lao là thời Xuân thu – Chiến quốc. Biến động ấy có sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội nô lệ đang suy tàn sang hình thái kinh tế xã hội tập quyền ở Trung Quốc, làm trật tự xã hội đảo lộn, đạo đức luân lý suy đồi. Trước những yêu cầu của xã hội như thế các trường phái triết học ra sức đưa ra lý luận cho việc trị nước và Pháp gia cũng không ngoại lệ. Dựa trên những căn cứ về thực tiễn lịch sử xã hội và những tiền đề lý luận của mình đã chủ trương dùng pháp luật của Nhà nước làm công cụ quan trọng cho sự phát triển của đời sống xã hội và cũng cố trật tự xã hội phong kiến ở Trung Quốc. Chính sự hình thành tư tưởng pháp trị đã đánh dấu một móc son đậm nét trong thời Xuân thu – Chiến quốc, là sự kết tinh của những tiền đề lý luận và thực tiễn hết sức đặc sắc. 1.2.1. Tư tưởng về “đạo” và “lý”, học thuyết “tính ác” - tiền đề lý luận cho tư tưởng pháp trị của Pháp gia Tư tưởng pháp trị của Pháp gia dựa trên cơ sở kế thừa những tư tưởng của các bậc tiền bối như Khổng Tử về tư tưởng “tôn quân”, “chính danh”, tư tưởng “thượng đồng”, “công lợi của Mặc gia, kế thừa tư tưởng về “đạo”, “đức”, “đạo vô 11 vi” của Đạo gia và tư tưởng “tính ác” của Tuân Tử. Tư tưởng về “đạo” và “lý” của Pháp gia là sự kế thừa tư tưởng duy vật về thế giới của Lão Tử. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng về “đạo” và “đức” của Lão Tử khi giải thích sự phát sinh, phát triển của vạn vật, Pháp gia cho rằng vạn vật đều tuân theo “đạo” và “lý”. Hàn Phi nói đạo là khởi nguyên khởi đầu của vạn vật. Mặt khác, đạo thể hiện quy luật chung của chúng. “Đạo” được thể hiện (bộc lộ, hiện ra) trong các sự vật, hiện tượng cụ thể bằng cái “lý”, vì vậy, “lý” đó là sự phân biệt giữa vuông và tròn, giữa ngắn và dài, hoặc thô kệch hoặc tinh tế, mạnh và yếu. Theo Hàn Phi Tử, “đạo” vừa là nguồn gốc của vạn vật, vừa là quy luật phổ biến của chúng; vì vậy nó không thay đổi. Còn “lý” là quy luật riêng, nên nó “bất thường” luôn biến hóa luôn luôn thay đổi không ngừng. Chính vì vậy, để hoạt động một cách sâu sắc có hiệu quả thì phải tuân theo “đạo” và “lý”. Ngoài ra, Hàn Phi Tử còn cho rằng, ngày nay cái “lý” (thời thế hoàn cảnh…) đã thay đổi, thì phép trị nước không thể viện dẫn theo “đạo đức” của Nho gia, “kiêm ái” của Mặc gia, “vô vi trị” của Đạo gia như trước nữa, mà trong hoàn cảnh hiện tại (vương đạo suy vi, đất nước loạn lạc…) cần phải dùng pháp trị. Về phương diện nhận thức luận ông đứng trên lập trường duy vật, Hàn Phi Tử cho rằng “đạo” là cái con người thể hiện nhận thức được. Tuy nhiên, ta lại không thể nhìn thấy “đạo”, nhưng bậc thánh nhân có thể từ tính công hiệu mà suy ra hình dạng của nó. Bên cạnh đó, ông còn có quan điểm vô thần không tin vào bói toán, không tin có ma quỷ, cho nên theo ông khi đánh giặc mà cầu khấn nhờ thần hay quỷ giúp đỡ điều bị thất bại. Hơn nữa, Hàn Phi Tử cũng phản đối lối đoán mò vô căn cứ và thuyết tiên nghiệm luận duy tâm cho rằng, “hình trước vật, động trước lý”, đó là tiềm thức, mà thay vào đó là “ông chú trọng thực tế và đưa ra phép “tham nghiệm” để khảo sát nhận thức, xác nhận một ý kiến (tri thức) nào đó là đúng hay sai” [6, tr.454 – 455]. Từ lý luận đó, ông phê phán chủ nghĩa phục cổ trong phép trị nước của Nho gia, Mặc gia và Lão giáo rằng: “Đạo của vua Nghiêu, vua Thuấn cai trị dân mà học phái trên viện dẫn đã ba ngàn năm trước, không có gì chứng thực; đã không có gì chứng thực mà lại mưu toan lấy đó làm mực thước cho nền chính trị hiện tại và ai cũng nhận mình là “chính truyền” thì là ảo tưởng, nếu không phải là ngu xuẩn thì là giả dối” [10, tr.378]. 12 Ngoài việc kế thừa tư tưởng về “đạo” và “lý” của Lão Tử trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi cũng có kế thừa học thuyết “tính ác” của Tuân Tử. Đây là tiền đề lý luận giúp Hàn Phi hình thành tư tưởng pháp trị của mình. Xuất từ những tiền đề lịch sử - xã hội đầy biến động, thời Xuân thu – Chiến quốc và tiền đề về nhận thức luận, triết học Trung Quốc đã nảy sinh, hình thành và phát triển nhiều quan điểm khác nhau về bản tính con người, thậm chí đối lập nhau, gây tranh luận sôi nổi. Trước khi nói quan điểm về bản tính con người của Pháp gia Hàn Phi, ta sẽ nói đôi nét về bản tính con người của một số nhà triết gia tiêu biểu trong thời Xuân thu - Chiến quốc. Đầu tiên, là Khổng Tử ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm về tính. Con người theo tư tưởng của ông là do trời sinh trời dưỡng, trong đó tính là bẩm sinh ban đầu có được từ trời, bản chất của tính vốn là lành, ai cũng có. Tuy nhiên, ông không nói rõ bản tính con người là thiện như Mạnh Tử, nhưng đằng sau triết lý sâu xa thì ông đề cao bản tính tốt đẹp, thiện của con người. Chính nhờ tư tưởng đó Mạnh Tử đã kế thừa, và phát triển quan điểm của ông đã đưa ra quan điểm bản tính con người là thiện. Theo ông, thiện là cái trời cho con người, không phải con người tự chọn, đã là con người thì ai cũng có tính thiện. Ngược lại với Mạnh Tử, Tuân tử khẳng định bản tính con người là ác. Theo Tuân Tử cái tham lam, ích kỷ, cái gian ác, đố kỵ, cái dâm loạn là thuộc về bản năng vốn có của con người. Tuân Tử cho rằng bản tính của con người vốn ác, nếu muốn thành thiện thì phải nhờ thầy có phép để cải hóa, hay dùng lễ, nghĩa dạy cho con người mới mong có thể thiện được. Cho nên, ông cho rằng con người muốn thiện thì phải nhờ vào người khác. Như vậy, ông không những chỉ ra nguồn gốc của tính ác con người từ bản năng sinh lý tự nhiên con người, mà còn chỉ ra thời điểm pháp sinh tính ác con người, nó có ngay từ khi con người mới cất tiếng khóc chào đời. Ông viết: “Con người ta hám lợi từ khi mới lọt lòng mẹ” (sinh nhi háo lợi) [12, tr.73]. Trong các tư tưởng trên thì tư tưởng về bản tính con người của Tuân Tử là có sức ảnh hưởng đến tư tưởng bản tính con người của Hàn Phi nhất. Cùng quan tâm về bản tính con người, cũng là học trò của Tuân Tử, Hàn Phi đã tiếp thu tư tưởng về bản tính của con người. Trong khi kế thừa và phát triển thuyết “tính ác” của Tuân Tử, Hàn Phi Tử cho rằng, bản chất con người là “ích kỷ” 13 và đặc tính chủ yếu của nó là “ham lợi, tránh hại”, rằng không có người nào mà lại không mong muốn nhận được sự giúp đỡ của người khác, không tính toán và cũng không ham lợi ích của người khác cả. Xuất phát từ những lợi ích vật chất là cơ sở của tất cả quan hệ xã hội và những hành vi con người, Hàn Phi Tử cho rằng, con người sinh ra vốn tham dục, vị lợi, luôn thích điều lợi và ghét cái hại đó là bản tính tự nhiên. Vì vậy, tất cả quan hệ xã hội (kể cả quan hệ đao đức, tình cảm ruột thịt…) đều được xây dựng trên cơ sở tính toán lợi hại cá nhân. Người chủ đạo cho người làm thuê ăn uống và trả tiền công khá sòng phẳng không phải vì lòng thương người, mà chính vì để cho người làm thuê gắng sức làm việc; còn người làm thuê tận tâm làm việc không phải vì thương chủ, mà vì được ăn uống và có tiền bạc… Tất cả quan hệ cha – con, chồng – vợ, anh – em, vua – tôi đều có chỗ lợi hại như vậy. Nhà vua bán trách nhiệm và chức tước, còn bề tôi bán tri thức và sức lực của mình để được nhà vua trả công. Chính vì vây, muốn trị dân, muốn nước mạnh không thể lấy giáo dục, lễ tính làm trọng, mà phải đề cao pháp luật. Theo Hàn Phi không nên dùng nhân nghĩa mà trị dân, vì vậy sẽ làm hại cho nước bởi vì bản tính con người ta vốn đã ác. Hơn nữa, nếu dùng nhân nghĩa để phán xét phải trái sẽ rơi vào tình trạng dùng tâm lý cá nhân để định nặng nhẹ, thiếu công minh, bởi vì ông vua nhân đức nào mà không có lòng tư dục, ân oán. Sự thiếu khách quan và công bằng là nền tảng của sự náo loạn thiên hạ. Vì vậy, phép trị nước công bằng và hữu hiệu hơn cả là dùng luật pháp. Như vậy, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm trị nước của các thời đại trước và căn cứ vào hoàn cảnh xã hội và con người cụ thể đương thời. Hàn Phi Tử đã luận chứng khá thuyết phục về pháp trị. Theo ông muốn trị nước, yên dân phải lấy pháp luật làm trọng, và nếu dùng pháp trị thì xã hội dù có phức tạp, các nước có đông dân bao nhiêu vẫn trị được. Đó là lợi thế của pháp trị so với nhân trị. “Thánh nhân trị nước, không cậy người tự làm thiện mà khiến người không được làm trái… Kẻ trị nước dung số đông mà bỏ ít, cho nên không vụ đức mà vụ pháp. Ôi, nếu phải chờ đốn gỗ thẳng mới làm tên bắn thì trăm đời chưa có tên, nếu phải đợi gỗ tròn mới làm bánh xe thì trăm đời chưa có bánh xe” [10, tr.385]. Có nghĩa là trong xã hội nếu như ngồi chờ người ta tự làm điều thiện hết, chắc không biết tới khi nào. Vì vậy, thay vì mình ngồi chờ 14 mọi người thiện hết, thì mình sẽ giúp cho mọi người không làm điều ác, cách tốt nhất là bằng pháp luật. 1.2.2. Quan điểm lịch sử tiến hóa – cơ sở lý luận cho tư tưởng “biến pháp” của Pháp gia Quan điểm tiến hóa về lịch sử của Pháp gia là một thành tựu nổi bậc trong việc nghiên cứu lịch sử xã hội cũng là tiền đề đặc sắc cho phương pháp pháp trị của pháp gia. “Thời biến, pháp biến” là tư tưởng cơ bản về biến pháp trong phép trị nước của Pháp gia. Đây là nội dung phản ánh đậm nét quan điểm duy vật về lịch sử của Pháp gia và Hàn Phi. Hàn Phi là người phát triển quan điểm lịch sử tiến hóa cũng là người vận dụng nó làm căn cứ lý luận pháp trị của mình. Trong quan niệm về tiến hóa xã hội, Thương Ưởng đã chia xã hội làm tam thế: Thượng thế, trung thế và hạ thế. Qua cách nhìn và phân tích con người cũng như hành động của con người mà ta có thể thấy rằng: thượng thế thân người thân mà yêu riêng, trung thế chuộng người hiền và thích điều nhân, còn hạ thế thích người sang mà tôn quân. Khi đạo ở trong dân không còn hợp nữa thì lẽ tức nhiên là phải thay đổi, việc đời biến đổi thì đạo cũng biến đổi. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn cho tư tưởng “biến pháp” của Pháp gia mà đại biểu cho tư tưởng không ai khác chính là Hàn Phi. Trong đặc điểm tiến hóa về lịch sử Hàn Phi đã cố gắng giải thích sự phát triển của xã hội có những cuộc đấu tranh và chiến tranh xảy ra là lẽ thường tình. Bên cạnh đó, Hàn Phi còn giải thích trị dân bằng thưởng phạt thì còn tùy vào của cải ít hay nhiều và dân đông hay ít. “Thời cổ đàn ông không phải cày ruộng, trái cây và hội cỏ đủ ăn rồi; đàn bà khỏi phải dệt vải, da cầm thú đủ che than rồi. Họ không phải gắn sức mà dư ăn đủ mặc, nhân dân ít mà vật dụng thừa cho nên không tranh giành nhau. Vì vậy khỏi phải thưởng hậu, phạt nặng mà dân tự nhiên không loạn. Ngày nay, một người có năm người con, không phải là nhiều, mỗi người con lại có năm người con nữa, thành thử ông chưa chết thì đã có hai mươi lăm đứa cháu, vì vậy nhân dân đông mà tài sản ít, phải lao lực nhiều mà thức ăn đồ mặc lại ít, cho nên họ phải tranh giành nhau dù có thưởng hậu gấp đôi, phạt nặng gấp mấy thì cũng không tránh khỏi loạn” [10, tr.392]. 15 Không những thế, theo Hàn Phi địa lý khác nhau, mùa khác nhau, của cải và hành động sẽ khác nhau cho nên cũng căn cứ vào đó mà có những hình phạt khác nhau. “Người ở trong núi lại hang múc nước tới ngày lễ “lâu”, lễ “lạp” đem nước tặng nhau, còn người ở chằm thì khổ vì úng nước, phải thuê người đào rãnh cho nước thoát. Mùa xuân những năm đói kém dù là ăn em ruột còn nhỏ, người ta vẫn không nhường cho thức ăn, mà mùa thu những năm được mùa, dù là khách lạ tới cũng mời ăn, đâu phải sơ với tình ruột thịt mà thân với khách qua đường chỉ là vì thực phẩm còn nhiều hay ít đấy thôi. Cho nên cổ nhân khinh tài vật, không phải là có long nhân mà vì tài vật có nhiều; ngày nay người ta tranh đoạt của nhau không phải là vì ti tiện mà vì tài vật có ít; ngày xưa người ta coi thường và từ bỏ ngôi thiên tử, không phải cao thượng mà vì quyền thế ít; ngày nay người ta coi trọng và tranh nhau quan chức, không phải đe tiện mà vì quyền thế nhiều. Vì vậy thánh nhân xét xem tài vật nhiều hay ít, quyền thế nặng hay nhẹ mà từ đó lập ra chính sách: phạt nhẹ không phải là nhân từ, mà chém giết không phải là tàn bạo, chỉ là tuỳ thế tục mà thi hành pháp luật. Tóm lại việc phải theo thời, mà biện pháp phải thích ứng” [10, tr.393]. Đây chính là tiền đề về thực tiễn lịch sử xã hội căn bản để Pháp gia dùng pháp trị mà không dùng “nhân nghĩa, kiêm ái, vô vi”… để trị nước được. Từ đó, mà kẻ thống trị căn cứ vào yêu cầu tất yếu của lịch sử thời thế, hoàn cảnh mà lập ra chế độ mới, đặt ra chủ trương chính sách trị nước phù hợp. Chứ không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng cho mọi thời đại. Quan điểm cơ bản trong phép trị nước của hệ thống triết học chính trị Pháp gia và Hàn Phi là “thời biến, biến pháp”. Nếu như các trường phái triết học như Nho gia, Mặc gia điều chủ trương dùng “đức trị”, thì Pháp gia lại dùng “pháp trị” và ngược lại với lý luận phi thực tế thì Pháp gia lại rất chú trọng thực tế trên cơ sở đặt ra pháp luật để giải quyết vấn đề khó khăn trong xã hội. Mặc dù, Pháp gia không thấy được những sự biến đổi của lịch sử của đời sống xã hội thì đây cũng được xem là những đóng góp to lớn và tư tưởng pháp trị của Pháp gia đã có những điểm tiến bộ vượt bậc so với những tư tưởng trước. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan