Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện...

Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay

.PDF
98
236
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ SỢI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XĂ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY Chuyên ngành Hồ Chí Minh học Mã số: 60 31 27 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đỗ Quang Hưng 1 Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ SỢI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XĂ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2012 2 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 B. NỘI DUNG ................................................................................................ 11 CHƢƠNG 1 - TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA .................................................................. 11 1.1. Sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa .......................................................... 11 1.2. Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa .......................................................... 28 1.2.1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo hiến pháp .................... 28 1.2.2. Nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân ......................................... 31 1.2.3 Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước ............................................................ 42 1.2.4. Nhà nước kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý và điều hành xã hội ...................................................................... 49 1.2.5. Nhà nước có đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên; thực sự là công bộc của dân........................................................ 56 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................... 61 CHƢƠNG 2 - VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀO XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................ 62 2.1 Những đặc trƣng cơ bản của Nhà nƣớc pháp quyền XHCH Việt Nam ..................................................................................................... 62 2.2. Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam ............................................................................. 68 2.2.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ...................................................... 70 97 2.2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ............. 75 2.2.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức, xây dựng nâng cao đạo đức cán bộ, đẩy mạnh đấu tranh và phòng chống tham nhũng ........................................................... 77 2.2.4. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ..... 83 2.2.5 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cải cách nền hành chính quốc gia, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh ......................................................................................................... 85 Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................... 88 C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91 98 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin đã dẫn dắt dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong thế kỷ XX. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” và Đảng ta cũng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa MácLênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân” [12. 133]. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân vô cùng sâu sắc, có giá trị to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản việt Nam đã khẳng định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ số một, bao trùm, chi phối các nhiệm vụ khác”. [12. tr132-133]. Hơn nửa thập kỷ qua Nhà nước Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo dần được củng cố và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay hoạt động nhà nước vẫn còn nhiều bất cập. Trong suốt tiến trình 3 lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vấn đề chính quyền và xây dựng một nền pháp quyền toàn dân luôn là mối quan tâm hàng đầu, nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, sự phát triển của đất nước trong thế kỷ XXI đang đặt ra yêu cầu xây dựng một nền dân chủ, đảm bảo quyền tự do và bình đẳng của mọi công dân, cũng như yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật vẫn đã và đang là kim chỉ nam cho công cuộc xây dựng, cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và sự vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là vấn đề đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và việc thực hiện thống nhất phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước. Chính vì thế tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay” làm đề tài luận văn của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền rất rộng, nhiều vấn đề để nghiên cứu, với trình độ hạn chế và phạm vi của luận văn thạc sĩ, tác giả luận văn chỉ trình bày một số nội dung mà tác giả nắm vững. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hướng nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: 1. Đào Trí Úc (chủ biên) - Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. Trong cuốn sách này tác giả đề cập tới các nội dung như: Tìm hiểu nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng phương Đông và phương Tây. Nghiên cứu một số vấn đề về việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như: cơ sở lí luận, vấn đề dân 4 chủ, nhân quyền, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa... 2. Bùi Ngọc Sơn - Góp phần nghiên cứu hiến pháp và nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, 2005. Cuốn sách đề cập tới các nội dung sau: Tìm hiểu khoa học luật hiến pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam; Một số vấn đề lý luận về hiến pháp và bộ máy nhà nước Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền. 3. Nguyễn Trọng Thóc - Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. Cuốn sách tập trung nghiên cứu những vấn đề: Giới thiệu chung về nhà nước pháp quyền và dân chủ xã hội chủ nghĩa; thực trạng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền; phát huy dân chủ và những giải pháp nâng cao hiệu quả của chúng ở nước ta hiện nay. 4. Nguyễn Minh Đoan - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011. Tác phẩm đề cập tới các nội dung: Khái quát chung về xây dựng pháp luật và tính hệ thống của pháp luật. Giới thiệu về hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các văn bản quy phạm pháp luật và những đánh giá về tác động của nó. Một số yêu cầu đối với hoạt động xây dựng pháp luật. 5. Nguyễn Văn Thảo - Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nxb Tư pháp, 2006. Tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề như: Giới thiệu lịch sử học thuyết nhà nước, pháp quyền và tiến trình xây dựng nhà nước, pháp quyền. Cải cách lập pháp, cải cách hành chính và tư pháp. Một số vấn đề về sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp 6. Nguyễn Tĩnh Gia, Mai Đình Chiến - Vận dụng học thuyết Mác để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006. Những nội dung được trình bày trong cuốn sách gồm: Giới thiệu học thuyết 5 Mác về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng với Nhà nước pháp quyền. Việc vận dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để xây dựng nhà nước pháp quyền. Nguyên tắc và giải pháp vận dụng quan hệ này để xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7. Đoàn Trọng Truyến - Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2006. Trong tác phẩm tác giả trình bày các nội dung sau: Tổng hợp kiến thức cơ bản về nhà nước pháp quyền, về nền hành chính trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Nêu thực trạng của nền hành chính nước ta, những kiến nghị một nền hành chính tương lai, phục vụ công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN 8. Đào Trí Úc (chủ biên) - Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2007. Cuốn sách có các nội dung sau: Giới thiệu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình tổ chức, hoạt động của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của các thiết chế nhà nước trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. 9. Nguyễn Văn Vĩnh (chủ biên) - Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, 2007. Nội dung của cuốn sách đề cập tới các nội dung chủ yếu sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền. Thực trạng, định hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. 10. Nguyễn Văn Thanh - Bước đầu tìm hiểu vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Thanh niên, 2006. Tác giả đi sâu nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau: Khái niệm nhà nước pháp quyền, sự hình thành và phát 6 triển tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, phương hướng và biện pháp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. 11. Lê Minh Quân - Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, 2003. Trong tác phẩm này tác giả đã khái quát lịch sử tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong mối quan hệ với sự phát triển của xã hội. Phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Một số phương hướng cơ bản trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 12. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008. Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nước pháp quyền (NNPQ). Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản việt Nam về nhà nước và NNPQ. Khái niệm, những đặc trưng cơ bản và chức năng của NNPQ xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân. Thời kỳ quá độ lên CNXH và các yếu tố quy định, chi phối cũng như phương hướng và các giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQXHCN ở Việt Nam. - Hướng nghiên cứu tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh cho đến nay đã có rất nhiều học giả nổi tiếng quan tâm với những công trình như: 1. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (chủ biên) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động, 2003. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các nội dung: Quá trình hình thành, phát triển và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam. 7 2. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. Trong cuốn sách các tác giả đã trình bày những nội dung: Tổng quan về nhà nước pháp quyền; sự hình thành, phát triển và nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tối cao của luật, về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, về một nhà nước tổ chức theo hiến pháp do nhân dân thông qua, về sự độc lập của tư pháp. 3. Nguyễn Minh Ngọc - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, Nxb Sự thật, 1998. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về những tư tưởng và những đóng góp thiết thực của Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật của nhà nước ta trong cả hai giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. 4. Hoàng Văn Hảo - Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới - sự hình thành và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, 1995. Tác giả cũng đã nghiên cứu sự lựa chọn kiểu nhà nước của Hồ Chí Minh đến những tư tưởng của Người về nhà nước Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phần kết luận tác giả có nhiều nghiên cứu về sự “kết hợp đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh”; từ đó nêu ra sự vận dụng tư tưởng về nhà nước pháp quyền và từng bước hoàn thiện nó trong quá trình đổi mới. 5. Vũ Đình Hòe - Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Thông tin, 2001. Trong cuốn sách này tác giả đã cho bạn đọc hiểu hơn về nguồn tư tưởng nhân nghĩa trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh, quá trình thực thi tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa của Hồ Chí Minh từ 1911 đến năm 1960. Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy nhà nước pháp quyền và tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là nghiên cứu liên ngành, thu hút nhiều nhà sử học, luật học, chính trị học, triết học quan tâm, nghiên cứu. Chính sự đa dạng, phong phú về nguồn tài liệu khi nghiên cứu tư tưởng 8 của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đã khiến tác giả gặp khó khăn khi thực hiện đề tài luận văn này. Và với trình độ, thời gian nghiên cứu còn hạn chế luận văn đôi khi chỉ là sự tổng hợp lại những vấn đề được các tác giả lớn nghiên cứu. Nhưng với mong muốn khi thực hiện luận văn tác giả sẽ cố gắng nghiên cứu để tiếp tục khẳng định những đóng góp và giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đối với việc tiếp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Luận văn nghiên cứu, phân tích có hệ thống những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, từ đó đưa ra các nội dung, cách thức vận dụng những tư tưởng đó vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. - Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ: Thứ nhất, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, nghiên cứu nội dung những tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, thông qua việc đánh giá thực trạng, tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, đưa ra một số giải pháp để vận dụng vào xây dựng, hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thể hiện trong các bài nói, bài viết, những phát biểu của Người được tập hợp trong Hồ Chí Minh toàn tập. - Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 9 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp luận Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về Nhà nước, luận văn còn sử dụng một số phương pháp: phương pháp tổng hợp-so sánh, phân tích-tổng hợp, logic-lịch sử. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, sử dụng để học tập, nghiên cứu tư tưởng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương. Chương 1: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chương 2: Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vào xây dựng nhà nước Việt Nam hiện nay. 10 B. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 - TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1. Sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật là di sản quý báu cho chúng ta kế thừa trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng chính trị, pháp lý dân chủ, nhân văn của cả phương Đông và phương Tây để tạo ra tư tưởng về một nền “pháp quyền nhân nghĩa”. - Những giá trị truyền thống của dân tộc mà trước hết là chủ nghĩa yêu nước: Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình sỹ phu yêu nước, ở quê hương giàu truyền thống cách mạng, trong một đất nước sớm định hình quốc gia dân tộc, có chủ quyền lâu đời, trong đó tinh thần yêu nước là dòng chảy xuyên suốt chiều dài lịch sử. Chính lòng yêu nước nồng nàn đã hối thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và chi phối suy nghĩ, hành động của Người trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng. - Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tư tưởng sâu sắc của Nho giáo: Nho giáo là hệ tư tưởng có cả mặt tiến bộ và mặt hạn chế. Mặt hạn chế của Nho giáo là yếu tố duy tâm lạc hậu, coi khinh lao động chân tay, phân biệt đẳng cấp, trọng nam khinh nữ… Mặt tích cực của Nho giáo là triết lý nhân sinh, lấy tu thân làm gốc, đề xướng triết học hành động cùng tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị, một thế giới đại đồng, đề cao sức mạnh của nhân dân, Nho giáo cũng đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học… Hồ Chí Minh đã kế thừa và khai thác những yếu tố hợp lý của Nho giáo, Người dạy rằng: “…còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn 11 thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” [33, tr.458]. Hồ Chí Minh tiếp thu Nho giáo cũng giống như Mác tiếp thu phép biện chứng của Hêghen. Học thuyết Đức trị của Nho giáo là cơ sở lý luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội. Trật tự các giá trị đạo đức của Nho giáo là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín còn trật tự các chuẩn mực đạo đức của người cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là: Trí, Tín, Nhân, Dũng, Liêm. Người cũng từng nhắc lại tư tưởng của Nho giáo rằng để có thể thực hiện tề gia, trị quốc, bình thiên hạ người cách mạng trước hết phải thực hiện chính tâm, tu thân thì mới có thể trị quốc bình thiên hạ. Tu thân - tự mình phải sửa mình, tự mình phải làm gương trước đã rồi mới có thể lãnh đạo được quần chúng. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn bổ sung thêm vào đạo đức cách mạng những yêu cầu mới đối với con người xã hội chủ nghĩa là phải: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư. Khi kế thừa và vận dụng tư tưởng chính danh của Nho giáo Hồ Chí Minh đã loại bỏ tính chất duy tâm thiên mệnh, khôi phục lại quan hệ bình đẳng giữa người với người. Người dạy rằng: “Dù là chủ tịch nước hay bộ trưởng, công nhân, nông dân, bộ đội hay người phục vụ nấu ăn, quét rác,… đều là tai nếu không hoàn thành được trách nhiệm của mình, còn nếu làm tốt hơn người khác thì trở thành anh hùng, chiến sỹ thi đua, là những thánh nhân vậy” [ 45, tr.13]. Nho giáo đã nhận ra vai trò to lớn của nhân dân, sức mạnh của nhân dân trong việc thực hiện các chính sách quản lý của nhà nước: “dân vi quý, xã tắc thứ chi quân vi khinh” - dân là gốc của nước. Hồ Chí Minh đã thấm nhuần các giá trị tiến bộ của Nho giáo khi khẳng định: Gốc có vững cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân [36, tr.879]. - Tư tưởng chính trị của Mặc gia cũng được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển. Mặc gia chủ trương kiêm ái trong chính sách cai trị: nhà cầm 12 quyền phải yêu thương nhân dân, tận tụy vì những lợi ích của nhân dân. Người đã tiếp thu tư tưởng tiến bộ yêu thương nhân dân đó để đề ra yêu cầu rằng các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc đến dân làng đều là công bộc của dân, có nghĩa là vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân. - Hồ Chí Minh cũng tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong Phật giáo: lòng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân, nếp sống trong sạch giản dị, chăm lo làm điều thiện, tinh thần bình đẳng dân chủ, đề cao lao động… để làm gương, để hình thành nên tư tưởng về một nhà lãnh đạo chân chính, một nhà nước nhân ái, yêu thương con người, vì con người. - Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn Nghiên cứu về Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta.” [72]. Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân đã được Người rút gọn trong quốc hiệu của nước ta: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chính phủ cố gắng làm đúng theo ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc” [35, tr.978]. Khi tìm hiểu về cách mạng Tân Hợi và tư tưởng của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã thấy chủ nghĩa Tam dân mới và chính sách “Thân Nga, liên cộng, phù trợ công nông” có những tư tưởng tiến bộ có thể vận dụng vào cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, chủ nghĩa Tam dân về cơ bản vẫn chưa vượt qua được hệ tư tưởng Tư sản nên có nhiều hạn chế. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã được Người phát triển lên một tầm cao mới mang tính giai cấp, tính nhân dân, và tính cách mạng triệt để của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân. - Tư tưởng tiến bộ của phương Tây Những năm ở trường Quốc học Huế Hồ Chí Minh đã được làm quen với những khẩu hiệu tự do - bình đẳng - bác ái của cách mạng tư sản Pháp, 13 Người đã có ý định sang phương Tây để tìm hiểu bản chất của những tư tưởng đó. Người từng nói: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” [32, tr.476]. Trong những năm tháng sống ở các nước phương Tây, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng tiếp thu vốn tri thức của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây, tiếp thu tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng Pháp và phong cách làm việc khoa học dân chủ của Đảng Xã hội Pháp. Nhưng bên cạnh đó, Người cũng thấy được nghịch lý đằng sau những lời hoa mỹ về tự do, bình đẳng kia là sự bất bình đẳng và nghèo đói của hàng triệu người lao động, là điều kiện sống khủng khiếp của người da đen - nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc,… Trong khi tiếp thu và khẳng định những giá trị tư tưởng chân chính, những nhân tố nhân văn tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản, nhất là tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, tư tưởng giải phóng con người khỏi thần quyền và sự thống trị của những quan hệ phong kiến đồng thời Người cũng đánh giá đúng những hạn chế của nó. Người viết: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy” [33, tr.274]. Chính vì không thỏa mãn với con đường dân chủ tư sản, Người đã tìm con đường mới đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917, đã lập ra nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Hồ Chí Minh đã hướng về cuộc cách mạng ấy và 14 từng bước tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin. Lần đầu tiên người đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương về dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người đã tin tưởng và vui mừng đến phát khóc. Người tìm thấy trong luận cương của Lênin phương pháp và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam. Không lâu sau đó Người tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp và đứng hẳn về lập trường của Quốc tế cộng sản. Người nói: “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” [ 41, tr.128]. Người khẳng định một cách dứt khoát: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [40, tr.314]. Từ đó cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được xác định đúng đắn là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác-Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của loài người để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Trong “Đường cách mệnh”, khi phân tích các chủ nghĩa, các học thuyết, Người viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [33, tr.268]. Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng mà còn phát triển một cách sáng tạo lý luận Mác-Lênin. Người coi việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, trước hết phải nắm lấy cái cốt lõi, linh hồn sống của nó là phép biện chứng. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng lâu dài, gian khổ của Người. Đó cũng là kết quả của quá trình vận động, phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về nhà nước, các giá trị lý luận vào thực tiễn trong xây dựng tổ chức bộ máy Nhà nước và hệ thống pháp luật của dân tộc và nhân loại. 15 Hồ Chí Minh là con người của dân tộc, của non sông đất nước. Người sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, yêu nước trên mảnh đất Nghệ Tĩnh giàu truyền thống cách mạng và trong thời kỳ ngột ngạt, lầm than của cả dân tộc dưới sự cai trị của thực dân phong kiến. Người đã sớm nhận thấy: “…chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông Dương từ nửa thế kỷ nay; vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó, chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm” [32, tr.22]. Chính tình cảnh đó đã thôi thúc Người làm thế nào để đánh đuổi thực dân Pháp giành chủ quyền cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Không tán thành đường lối cách mạng của những nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Tất Thành quyết định tự mình ra đi tìm đường cứu nước. "Tôi muốn ra nước ngoài xem xét nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta" [65, tr.13]. Trong những năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy và tố cáo bộ mặt của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam - một chính quyền phi pháp quyền. Một nhà nước chuyên sử dụng các tòa án đặc biệt như một công cụ để đàn áp nhân dân Việt Nam. Hồ Chí Minh đã nhận thấy nước Pháp là một nước cộng hòa nhưng những hành động bóp nghẹt quyền tự do dân chủ ở các nước thuộc địa lại là phi cộng hòa. “… cả một vực thẳm cách biệt người Âu với người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca; vì nếu anh ta dám phản đối thì anh ta liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng, và bị đối xử đúng với tội trạng ấy” [32, tr.7]. Tiếng là khai hóa Văn Minh nhưng thực dân Pháp đối với người dân bản xứ thì phải giữ họ vĩnh viễn trong ách nô lệ" [32, tr.4], "Nhà tù nhiều hơn trường học và lúc nào cũng mở cửa và chật ních người" [32, tr.22], "Lúc đó 16 có một nghìn năm trăm ty rượu và thuốc phiện cho một nghìn làng trong khi chỉ có mười trường học cũng cho bấy nhiêu làng. Ngay cả trước bức thư nổi danh đó, người ta đã cho 12 triệu người bản xứ - kể cả đàn bà và trẻ con - nốc 23 đến 24 triệu lít rượu mỗi năm” [32, tr.26]. “Để truyền bá văn minh Pháp, bảo vệ danh dự lá quốc kỳ Pháp ở các thuộc địa xa xôi, người ta dùng những đội quân gồm toàn những tên lưu manh, những bọn lười biếng, những tên lọt lưới pháp luật, những tên giết người, nói tóm lại, gồm các tinh hoa của những cặn bã, lượm lặt ở tất cả các nước châu Âu” [32, tr.349]... "Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng, ...” [32, tr.75]. Với sự phê phán, tố cáo, buộc tội chế độ Thực dân Pháp, bộ máy thống trị, quan lại, nhân viên chính quyền thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã cho người dân bản xứ và thế giới biết rõ hơn bản chất của chính quyền và chế độ Thực dân, đó là chế độ xấu xa, tàn bạo, phi nghĩa. Với việc phủ nhận chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc phản đối một chính quyền phi pháp ở nước ta. Người mong có một nhà nước pháp quyền độc lập cho người dân An Nam. Vì vậy mà trong khi còn đang hoạt động ở nước ngoài, Người đã gửi tới hội nghị Vecxai (1919) Bản yêu sách của dân An Nam. Bản yêu sách có 8 điểm thì điểm thứ 2 là "Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; và điểm thứ 7 là "Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật". [32, tr.435-436] Sau này bản yêu sách được viết lại bằng lối thơ cho dễ phổ biến với tên gọi "Việt Nam yêu cầu ca" như sau: 17 "Hai xin pháp luật sửa sang Người Tây, người Việt hai phương cũng đồng … Bảy xin hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền.” [32, tr.438]. Chúng ta có thể thấy sự định hình từ rất sớm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền, về yêu cầu của việc quản lý xã hội bằng pháp luật. Được tiếp cận với hiến pháp tư sản và tinh hoa nhân loại, Người sớm nhận ra rằng hiến pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Hiến pháp là tiền đề của pháp quyền, có hiến pháp mới có pháp quyền. Do đó, yêu cầu về hiến pháp cũng có nghĩa là yêu cầu về pháp quyền. Chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam là một chính quyền bất hợp hiến, nó không có những giới hạn cho việc thực thi quyền lực. Vì vậy, mà chính quyền thực dân đã cai trị tùy tiện theo ý muốn của họ. Và hậu quả là người dân bản xứ bị coi như nô lệ, bị xâm hại các quyền tự do. Thông qua những kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu lý luận, sau này Hồ Chí Minh đã tổng kết vấn đề nhà nước và pháp quyền thành những bài học về "Đường cách mệnh (1927)". Trong lời tuyên ngôn của Mỹ có câu rằng: "Giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của mình, quyền làm ăn cho sung sướng ... Hễ Chính phủ nào mà có hại cho dân chúng, thì dân chúng phải đập đổ Chính phủ ấy đi, và gây lên Chính phủ khác ...". Nhưng bây giờ Chính phủ Mỹ lại không muốn cho ai nói đến cách mệnh, ai đụng đến Chính phủ! 3. Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai. Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan