Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự và vận dụng trong giai đoạn hiện nay

.PDF
233
9
88

Mô tả:

Tóm tắt Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ nội dung và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự vào trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước. Trích dẫn Nguyễn, V. H. (2020). Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự và vận dụng trong giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Việt Nam
. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VIỆT HÙNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ VÀ VẬN DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VIỆT HÙNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ VÀ VẬN DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 62 31 02 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS LẠI QUỐC KHÁNH Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực. Các trích dẫn trong luận án đều đúng quy định. Tác giả luận án Nguyễn Việt Hùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................................................................... 11 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................... 11 1.2. Kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu .......................................................................................................... 29 Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ ......................................... 34 2.1. Một số vấn đề lý luận .................................................................................... 34 2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự ........................................................................................................ 45 2.3. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự ............................................................................................................... 69 Chương 3: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................................... 80 3.1. Thực trạng phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 - 2020 ....................................................... 80 3.2. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra ............... 112 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT HUY ... 130 VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI ....................... 130 4.1. Dự báo một số yếu tố tác động đến phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh ..................................................... 130 4.2. Phương hướng phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh ........................................................................................ 139 1 4.3. Giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh ....................................................................... 143 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 180 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................... 182 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 184 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 199 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một hệ thống tư tưởng toàn diện, sâu sắc. Trong đó, có tư tưởng về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Cách đây 65 năm, trên báo Nhân dân ngày 18-8-1955, Người xác định “Nhiệm vụ của Công an là: Bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự trị an, tẩy trừ những kẻ gian tế” [96, tr.83]. Theo Người: “Muốn làm tròn nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang ấy, Công an cần phải đoàn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân. Nhân dân sẽ ra sức giúp Công an làm tròn nhiệm vụ” [96, tr.84]. Qua thời gian, kết quả phát huy vai trò của nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự trong phong trào “Ba không”, “Ngũ liên gia bảo”, “Thập gia liên báo”... trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; phong trào “Bảo mật phòng gian”, “Bảo vệ trị an”, “Phòng gian, phòng hỏa, phòng tai nạn”... trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là “Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc” và hiện nay là phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã minh chứng cho tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Thực tiễn minh chứng rằng, khi nào, nơi nào lực lượng Công an nhân dân toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, tích cực tổ chức, giáo dục, động viên tập hợp lực lượng to lớn của nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự và được nhân dân ủng hộ, giúp đỡ thì nơi đó, khi đó lũ “gian tế” không thể lọt lưới, an ninh, trật tự được giữ vững, nhân dân được sống trong môi trường bình yên, an toàn và lành mạnh. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bối cảnh này đã làm nảy sinh nhiều yếu tố tác động dẫn đến việc phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình mới, bối cảnh mới, lực lượng Công an nếu vẫn giữ lối tư duy cũ, sử dụng các phương pháp cũ đã thành công trong điều kiện kinh tế thị trường chưa phát triển và đất nước chưa hội nhập quốc tế sâu rộng thì khó có thể phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an 3 ninh, trật tự một cách hiệu quả. Thực tiễn nêu trên đặt ra yêu cầu bức thiết phải tiếp tục nghiên cứu và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Thời gian vừa qua, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự cố gắng, quyết tâm của lực lượng Công an nhân dân, nền an ninh, trật tự của đất nước được giữ vững. Tuy nhiên tình hình tội phạm, tệ an xã hội vẫn có những mặt diễn biến phức tạp và tồn tại những nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Các thế lực phản động trong nước đang câu kết với bọn phản động và các thế lực thù địch ở bên ngoài ráo riết lợi dụng những vấn đề nhạy cảm, sự chủ quan mất cảnh giác của chúng ta trên mọi lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực chính trị, kinh tế, dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, xâm nhập nội bộ, tác động chuyển hóa từ bên trong với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Tình hình tội phạm có tổ chức, hình thành các ổ, nhóm tội phạm có xu hướng gia tăng; nhiều vụ trọng án kinh tế, chức vụ, buôn lậu, tham nhũng lớn làm thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng không những làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc xây dựng đất nước mà còn là nguyên nhân làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, chế độ và lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự. Không chỉ tìm cách hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt hòng vượt qua sự kiểm soát, điều tra của các cơ quan chức năng, các loại tội phạm có xu hướng hoạt động ngày càng hoạt động manh động, tăng cường có hành vi chống đối, phản kháng, đe dọa, sử dụng vũ khí nóng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện... Trước tình hình đó, để bảo vệ vững chắc nền an ninh, trật tự của Tổ quốc đòi hỏi không chỉ phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt, xung kích, tiên phong mà còn đặt ra yêu cầu bức thiết phải dựa vào nhân dân, phát huy vai trò to lớn của nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Cấp bách hơn nữa, công tác phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt 4 được vẫn còn một số hạn chế cần nhanh chóng khắc phục. Có nơi, có lúc một số cấp ủy, cán bộ, chiến sĩ chưa nhận thức hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự; công tác xây dựng nội dung và sử dụng các phương pháp, hình thức phát huy vai trò của nhân dân còn chưa đạt kết quả như mong muốn; lực lượng phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự còn thiếu và yếu ở một số nơi, một số thời điểm; hiệu quả phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự chưa cao, chưa huy động được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Tình trạng đó đã đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua công tác này sẽ cung cấp cho chúng ta một góc nhìn, góc đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng, nguyên nhân và xác định những vấn đề đặt ra để kịp thời xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Trước những yêu cầu khách quan phải nghiên cứu như vậy, mặc dù đã có nhiều tác giả ở trong và ngoài lực lượng Công an quan tâm nghiên cứu, công bố một số công trình khoa học liên quan với nhiều góc độ tiếp cận, phương pháp nghiên cứu đạt kết quả nhiều mức khác nhau. Song, đến nay chưa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự và vận dụng trong giai đoạn hiện nay dưới góc độ tiếp cận, phương pháp nghiên cứu của ngành Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. Vì vậy, đây là một vấn đề mới còn nhiều nội dung cần được nghiên cứu làm rõ. Việc sử dụng góc độ tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của ngành Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học sẽ góp phần làm rõ hơn, đầy đủ hơn một cách khách quan tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Trên cơ sở đó làm khung lý luận giúp cơ quan chức năng tiếp tục vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng của Người để phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự trong thời gian tới. 5 Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự và vận dụng trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ nội dung và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự vào trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án để chỉ ra những vấn đề liên quan đến luận án đã được giải quyết trong các công trình khoa học đã công bố. Trên cơ sở đó xác định những nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu. Hai là, làm sáng tỏ những nội dung, giá trị cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Ba là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để đánh giá thực trạng phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân, chỉ ra nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và xác định những vấn đề đặt ra. Bốn là, dự báo các nhân tố tác động, xác định phương hướng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự và thực tiễn phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự - trong đó nội dung phát huy tập trung vào phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội. Đây là vấn đề chính khi sinh thời Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn và trong giai đoạn hiện nay được Luật Công an nhân dân, Luật an ninh quốc gia quy định. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để đánh giá thực trạng, nguyên nhân, xác định vấn đề đặt ra và đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự trong thời gian tới theo tư tưởng Hồ Chí Minh tập trung vào chủ thể là lực lượng Công an nhân dân. Bởi vì, trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như thực tiễn hiện nay, việc phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự là trách nhiệm của nhiều chủ thể, trong đó lực lượng Công an nhân dân được xác định là chủ thể chính, giữ vai trò nòng cốt, xung kích, tiên phong. Về thời gian: Nghiên cứu sinh vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự với tư cách là cơ sở lý luận, khung lý thuyết để nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và xác định vấn đề đặt ra trong phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2005 - 2020. Đây là mốc thời gian từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 521/QĐ-TTg, ngày 13/6/2005 về Ngày Hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự, nghiên cứu sinh xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp để lực lượng Công an nhân dân tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự với tầm nhìn đến năm 2025. Về không gian: Luận án vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, xác định vấn đề đặt ra và xây dựng phương hướng, giải pháp để lực lượng Công an nhân dân tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự trên phạm vi toàn quốc. 7 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Công an về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu của khoa học chính trị và phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành như: Phương pháp lôgic kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia để làm rõ những nội dung, giá trị cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Trong luận án sử dụng phương pháp thu thập và phân tích tài liệu, phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình để đánh giá kết quả, hạn chế của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, luận án sử dụng thêm phương pháp điều tra xã hội học với 1060 phiếu để khảo sát thực tiễn phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự ở một số địa bàn trọng điểm về an ninh, trật tự, một số thành phố lớn và một số tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo để góp phần kiểm chứng, cung cấp thêm bức tranh phong phú, đa dạng, toàn diện và chính xác về thực trạng, nguyên nhân của việc phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay. Trong luận án cũng sử dụng các phương pháp phân tích dự báo, phương pháp lập kế hoạch, phương pháp nêu giả thuyết để xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp nêu trên có thể được sử dụng độc lập hoặc được kết hợp với nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ của luận án. 8 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Luận án hệ thống hóa và làm sáng tỏ nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Luận án có những đánh giá mới so với các công trình khoa học đã công bố về thực trạng, những vấn đề đặt ra và xác định phương hướng, giải pháp để lực lượng Công an tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh dưới góc độ tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của ngành Chính trị học. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu luận án góp phần làm phong phú thêm nhận thức khoa học về tư tưởng Hồ Chí Minh và một số vấn đề thực tiễn trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm những luận cứ, luận chứng khoa học cho Đảng, Nhà nước đặc biệt là lực lượng Công an nhân dân nâng cao nhận thức và thực tiễn hoạt động phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới theo tưởng Hồ Chí Minh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Sau khi hoàn thiện, luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong một số môn học thuộc ngành Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học và ngành khoa học giáo dục an ninh. Luận án sau khi hoàn hiện là tài liệu góp phần chứng minh giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp phần nhỏ bé vào công cuộc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng. 9 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự Chương 3: Phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh - thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra Chương 4: Phương hướng, giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự theo tư tưởng Hồ Chí Minh 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự Một là, nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Đề tài khoa học cấp Nhà nước Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự [53] của tác giả Phạm Văn Dần là một trong những công trình khoa học khá sớm trong ngành Công an nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự. Công trình này không chỉ có sự nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự mà còn có những đánh giá, luận giải việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống phản cách mạng, tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự Tổ quốc. Tác giả Nguyễn Đình Tập có luận án tiến sĩ Phát huy vai trò nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay [127] bảo vệ tại Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đề tài của mình, tác giả xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu là vấn đề có tính quy luật của việc phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Do đó, luận án tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề có tính quy luật của việc phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Viện Chiến lược và Khoa học Công an biên soạn cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự [144]. Nội dung cuốn sách hệ thống hóa những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự, trong đó khẳng định vai trò to lớn của nhân dân như cái lưới “thiên la địa võng”, bọn tội phạm và các thế lực thù 11 địch không thể vượt qua cái lưới ấy. Cho nên, bảo vệ an ninh, trật tự phải dựa vào dân, gần dân, phát huy vai trò của nhân dân. Tác giả Hà Trọng Thà trong luận án tiến sĩ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc ở Việt Nam hiện nay [128] thuộc chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khái quát một số nội dung về vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc như: “Quần chúng nhân dân là chủ đất nước”; “quần chúng nhân dân là cơ sở của sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Những kết quả nghiên cứu này của tác giả đạt được trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu và góc độ tiếp cận của ngành triết học. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án này là tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc chứ không phải tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Tác giả Trần Đại Quang công bố cuốn sách Nhân dân cội nguồn sức mạnh bảo vệ an ninh của Tổ quốc [112] gồm 44 bài viết, bài phát biểu tập trung xoay quanh chủ đề xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và một số nội dung khác có liên quan. Ở một số nội dung, tác giả khẳng định quan điểm của Ðảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh, vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong giữ vững hòa bình, an ninh của đất nước nói riêng; đề cập một số vấn đề lý luận - thực tiễn về đường lối, chủ trương, chính sách, nguyên tắc, phương châm, biện pháp xây dựng và tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lên một tầm cao mới; xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nền an ninh nhân dân vững chắc, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Tiếp tục, đánh giá vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, tác giả Trần Đại Quang có bài viết Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc [113]. Trong bài viết này, tác giả đã trích dẫn một số câu nói của Hồ Chí Minh để làm căn cứ khẳng định 12 quan điểm cơ bản, cốt lõi, nhất quán của Hồ Chí Minh về phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đó là: Nhân dân là lực lượng vĩ đại không ai có thể chiến thắng được; nhân dân là nền tảng, sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự cho nên lực lượng Công an nhân dân phải gần gũi và dựa vào lực lượng của toàn dân. Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân [75] bên cạnh việc tập trung làm rõ cơ sở, quá trình hình thành, phát triển và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân, bước đầu cũng đã có những nghiên cứu, luận giải nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự qua một số luận điểm quan trọng như: “Nguyên tắc phải dựa vào dân được Hồ Chí Minh khẳng định là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong công tác của ngành Công an”. “Nhân dân có hàng triệu lỗ tai, con mắt của nhân dân chăng thành “bức thiên la địa võng”, nên lũ mật thám không sao thoát được. Đáng chú ý, trong công trình này, các tác giả khẳng định Hồ Chí Minh có những chỉ dẫn giúp lực lượng Công an làm tốt công tác giáo dục, vận động quần chúng, phải thật sự nêu gương, để phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Qua 10 chuyên đề trong cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân - Giá trị lý luận và thực tiễn [76] đã tập trung làm rõ tính cấp thiết của việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân; khẳng định những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân. Khi bàn về phong cách làm việc của người cán bộ, chiến sĩ Công an, các tác giả đã nêu lên một ý khẳng định vai trò to lớn của nhân dân đó là: “Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở công an phải: Gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì dù tài tình mấy cũng không làm gì được. Phải làm sao cho dân yêu mến, phải nhớ rằng dân là chủ”. Kết quả nghiên cứu của cuốn sách góp phần quan trọng cung cấp các luận cứ, luận chứng mặt khoa học góp phần làm rõ hơn nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân và bước đầu cũng có những đánh giá, luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và phát huy vai trò của nhân dân 13 trong bảo vệ an ninh, trật tự. Đây là tài liệu tham khảo giúp nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án của mình. Bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng nhân dân là nền tảng của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự [110] của tác giả Đặng Văn Phúc tập trung luận giải những quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Bước đầu, bài viết đã đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự khi cho rằng vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự muốn thể hiện phải đặt dưới sự tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo của lực lượng Công an. Trong cuốn sách Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của nhân dân trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hiện nay [102], tác giả Bùi Văn Nam nêu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng và phát huy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Tuy nhiên, qua khảo cứu cho thấy, nội dung cuốn sách thiên về luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Khi luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự, tác giả nêu một số quan điểm đáng chú ý như: phải coi trọng công tác giáo dục, tổ chức, vận động quần chúng; xây dựng lực lượng, đội ngũ cán bộ công an làm chủ thể để phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Để làm rõ những nội dung nêu trên, tác giả đã sử dụng góc tiếp cận và phương pháp của ngành khoa học giáo dục an ninh. Luận án tiến sĩ Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, [139] thuộc chuyên ngành Hồ Chí Minh học, tác giả Bùi Anh Tuấn đã xây dựng thành công hệ thống khái niệm, tập trung phân tích, đánh giá, luận giải nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng của lực lượng Công an nhân dân từ mục đích, nội dung, lực lượng, đối tượng, nguyên tắc, phương pháp tiến hành. Kết quả của luận án góp phần cung cấp luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh 14 về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân dưới góc độ tiếp cận của chuyên ngành Hồ Chí Minh học. Bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo, phát huy vai trò của nhân dân trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự [131] của tác giả Nguyễn Văn Thành đã đạt được một số kết quả nghiên cứu quan trọng khi cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Người thường xuyên căn dặn “đảng viên và lực lượng Công an nhân dân phải luôn quan tâm lãnh đạo, phát huy vai trò nòng cốt của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự”. Để phát huy vai trò của nhân dân, Hồ Chí Minh quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân luôn thành kính với nhân dân. Tư tưởng của Người đã trở thành hạt nhân, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân. Bài viết này là tài liệu tham khảo có giá trị giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án của mình. Tác giả Bùi Anh Tuấn, trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng liên hệ mật thiết với nhân dân [142] đã nêu lên một số nội dung căn dặn của Hồ Chí Minh đối với lực lượng Công an nhân dân để tăng cường mối quan hệ với nhân dân như: “phải gần dân, phục vụ nhân dân”; xây dựng đội ngũ cán bộ công an có đạo đức cách mạng, làm công an không phải làm “quan cách mạng”, nâng cao bản lĩnh chính trị, tăng cường đoàn kết với nhân dân. Bài viết Góp phần làm rõ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự [108] của tác giả Hồ Trọng Ngũ, tập trung làm rõ một số quan điểm của Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự quyết định thành bại của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; sự cần thiết cán bộ, chiến sĩ công an phải phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự; “vấn đề trách nhiệm của đội ngũ cán bộ đảng là học tập nhân dân, phát huy vai trò của quần chúng”; Bác đã giáo dục, hướng dẫn lực lượng Công an tư duy và phương pháp dân vận khoa học, đúng đắn để hoàn thành nhiệm vụ. Bài viết này đã góp phần bổ sung, hoàn thiện, làm rõ thêm một số nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ 15 Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Đây là tài liệu tham khảo giúp nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án của mình. Tác giả Việt kiều Nguyễn Đài Trang trong cuốn sách Hồ Chí Minh nhân văn và phát triển [137] đã nêu ra một số luận điểm đáng chú ý về con người như: “Mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội” để làm rõ mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh, quan điểm “lấy dân làm gốc” trong tư tưởng của Người; quan điểm “lấy yếu thắng mạnh”; tầm quan trọng của phát triển nguồn lực con người “vì ích lợi mười năm thì phải trồng cây, vì ích lợi trăm năm thì phải trồng người”; “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”. Tác giả cho rằng Hồ Chí Minh đã chỉ ra con đường cách mạng giành độc lập cho dân tộc, tự do, ấm no hạnh phúc cho nhân dân và biết huy động được lực lượng cách mạng to lớn, biết hy sinh lợi ích trước mắt để đứng lên đấu tranh để đạt được tương lai độc lập, tự do, hạnh phúc. Cuốn sách Ho Chi Minh, a thinker [152] của tác giả Singo Sibata đã tập trung chứng minh Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lý luận giỏi trên lĩnh vực chính trị, quân sự, tư tưởng… Tác giả khẳng định “Cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự mở ra một giai đoạn mới trong những lý luận về dân tộc và thuộc địa”. Sự hiểu biết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa thực dân là rất sâu sắc, cụ thể hơn bất kỳ tài liệu nào. Sự hiểu biết, tố cáo chủ nghĩa thực dân bằng lý luận sắc sảo đó đã góp phần thức tỉnh nhân dân các dân tộc thuộc địa đấu tranh giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã có sự phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Theo tác giả hiểu biết đó của Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị trong quá khứ, hiện tại mà còn có giá trị trong tương lai. William J. Duiker, có tác phẩm Ho Chi Minh a life [155]. Trong tác phẩm này, tác giả không những khẳng định vai trò, tầm ảnh hưởng của Hồ Chí Minh trong thế kỷ XX mà còn có đánh giá đáng chú ý về nghệ thuật lãnh đạo của Hồ Chí Minh chính là sự thuyết phục chứ không phải việc áp đặt, mệnh lệnh. Mặc dù không có sự đánh giá trực tiếp tới nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự, song sự đánh giá này của tác giả có giá trị tham khảo giúp cho nghiên cứu sinh luận giải sâu sắc hơn phương pháp phát huy vai trò 16 của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự trong đó tập trung là phương pháp giáo dục, dân vận trên cơ sở những chỉ dẫn mang tính thuyết phục của Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu nêu trên ít nhiều có sự nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Một số công trình khoa học của các học giả nước ngoài chủ yếu nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân, dân chủ, mục tiêu, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với con đường cách mạng Việt Nam. Song, đa số các công trình nghiên cứu được khảo sát tập trung nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự chứ không đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học này đã cung cấp những góc độ luận giải nhiều chiều, nhiều góc cạnh, góp phần làm rõ thêm nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Đây là những tài liệu tham khảo hữu ích giúp nghiên cứu sinh có thể luận giải, làm rõ một số nội dung trong đề tài của mình. Trong luận án, nghiên cứu sinh sẽ hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự thành một hệ thống từ mục tiêu; nội dung; chủ thể; đối tượng; phương pháp phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Ở từng nội dung hoặc tùy từng vấn đề, nghiên cứu sinh có thể đồng tình, kế thừa hoặc có sự bổ sung, điều chỉnh, phân tích, luận giải trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. Hai là, nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Bài viết Giá trị nhân văn trong tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh [106] của tác giả Ngô Thị Bích Ngọc có một số luận giải về tính nhân văn trong tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh. Tác giả cho rằng, trong tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh không những thấy tư tưởng tiến bộ, đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn thấm đẫm những giá trị nhân văn của văn hóa dân tộc. Điều này thể hiện phong phú ở quan điểm quần chúng, 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan