Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân với việc tiếp tục xây d...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân với việc tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay

.PDF
94
318
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN –––––––––––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ LÊ THẢO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN VỚI VIỆC TIẾP TỤC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 64.31.27 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học: T.S Trần Ngọc Liêu Hà Nội-2013 MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ............................................. 8 3.1. Mục đích ............................................................................................. 8 3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................. 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 9 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 9 5.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 9 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 9 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 10 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 10 NỘI DUNG .................................................................................................. 11 CHƢƠNG 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN ............................................................................................. 11 1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc ...... 11 1.1.1. Nguồn gốc hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc ............. 11 1.1.2. Quá trình hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc .............. 17 1.2. Nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân .................................................................................................... 22 1.2.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc của dân .................................. 24 1.2.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc do dân .................................... 34 1.2.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc vì dân .................................... 39 CHƢƠNG 2. TIẾP TỤC XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH ................. 47 2.1. Quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam .......................................................................................... 47 2.1.1. Quá trình hình thành nhận thức ....................................................... 47 2.1.2. Bản chất của nhà nƣớc pháp quyền XHCN theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam ................................................................................... 52 2.2. Những thành tựu và hạn chế của việc xây dựng nhà nƣớc Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời gian qua ................................................. 54 2.2.1. Những thành tựu ............................................................................. 54 2.2.2. Những hạn chế ................................................................................ 62 2.3. Phƣơng hƣớng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ............................................. 66 2.3.1. Xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay là yêu cầu khách quan, cấp bách ................................................. 66 2.3.2. Một số nội dung cơ bản của phƣơng hƣớng xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nƣớc ta hiện nay............. 70 KẾT LUẬN .................................................................................................. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 88 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 XHCN Xã hội chủ nghĩa 2 CNXH Chủ nghĩa xã hội 3 KTXH Kinh tế xã hội 4 CXNT Công xã nguyên thủy 5 KT Kinh tế 6 XH Xã hội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ cách mạng kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã để lại cho Đảng và nhân dân ta những di sản tư tưởng vô cùng to lớn. Toàn bộ hoạt động của Người là vì dân, vì nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Thành công của Người chính là sự vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện,hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, đem lại độc lập,tự do cho dân tộc. Trong suốt hơn 75 năm qua, tư tưởng của Người luôn dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, nguy hiểm, bao kẻ thù, đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác, ngày càng khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế. Một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng một nhà nước kiểu mới - nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tư tưởng của Người về nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được hình thành và phát triển trong suốt quá trình Người tham gia hoạt động cách mạng. Người đã dành không ít tâm trí, sức lực để thiết kế, chỉ đạo, xây dựng bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật từ những năm đầu của cách mạng, qua kháng chiến chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước và ngày càng được hoàn thiện qua từng giai đoạn lịch sử. Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức chưa từng có. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang phát triển sâu rộng với tốc độ nhanh chóng, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật hiện đại và đang mở ra cơ hội cho các nước chậm phát triển có thể 2 đuổi kịp các nước phát triển. Trong tình hình đó, Việt Nam cần phải có một nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực, tranh thủ nắm lấy vận hội, đưa đất nước vượt qua nguy cơ, thách thức. Do vậy, hơn lúc nào hết, những tư tưởng của Người, nhất là những tư tưởng về nhà nước của dân, do dân và vì dân là bó đuốc tỏa sáng, soi đường định hướng cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, để không ngừng hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới. Thật may mắn cho chúng ta vì đã được sinh ra, lớn lên và hưởng trọn những thành quả mà cả đời Người đã cống hiến. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm định hướng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay . Chính vì thế em chọn nghiên cứu đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân với việc tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay, việc đẩy mạnh nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền và tổng kết kinh nghiệm xây dựng nó trong lịch sử nhân loại, cũng như việc phân tích cụ thể các điều kiện thuận lợi và khó khăn của đất nước, đang là một nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Xác định rõ nhu cầu ấy, Đảng ta đã định hướng nghiên cứu cho các khoa học xã hội là phải tập trung vào vấn đề vừa mang tính khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn chính trị này. Năm 1992, công tác xây dựng pháp luật đã hướng trọng tâm vào việc thông qua Hiến pháp và các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Kết quả này đánh dấu bước phát triển quan trọng trong việc đổi mới hệ thống chính trị nước nhà, tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp 3 luật và từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.Công tác nghiên cứu về tư tưởng của Người đã được đẩy mạnh, có hàng trăm công trình, hàng ngàn bài nghiên cứu và vô số đầu sách đã được xuất bản và công bố. Có thể chia thành nhóm như sau: - Nhóm 1: các đề tài Công trình khoa học công nghệ nghiên cứu cấp nhà nước KXO2 "Nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân" của tập thể tác giả, chủ nhiệm là PTS. Nguyễn Đình Lộc. Chương trình cấp nhà nước KX-05 về hệ thống chính trị ở nước ta, bước đầu đã đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Đảng - Nhà nước - Các tổ chức xã hội. Tạo tiền đề cho việc đưa ý tưởng nhà nước pháp quyền vào hiện thực. Việc làm rõ hơn đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta; cơ chế thực hiện quyền lực chính trị; vai trò lãnh đạo của Đảng; các hình thức làm chủ về chính trị của nhân dân thông qua nhà nước và thông qua các tổ chức chính trị, xã hội...; vấn đề phân định và phối hợp giữa các phạm vi quyền lực nhà nước..., đã góp phần đáng kể cho định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Trên cơ sở của định hướng chung đã đạt được, Đề tài KX-01-14 tiến hành giải quyết một cách cụ thể hơn những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến nhà nước pháp quyền, đến cơ chế vận hành của nó như: thực hiện dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; nâng cao vị thế của pháp luật trong việc thực hiện quyền của nhân dân; phân quyền giữa bộ phận lập pháp, hành pháp và tư pháp v.v... Nhóm 2: sách chuyên khảo Nguyễn Trọng Thóc - Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân , NXB Chính trị Quốc gia, 2005. Cuốn sách tập trung nghiên cứu những vấn đề: Giới thiệu chung về nhà nước pháp quyền và dân chủ xã hội chủ nghĩa; thực trạng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền; phát huy dân 4 chủ và những giải pháp nâng cao hiệu quả của chúng ở nước ta hiện nay. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, 2008. Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nước pháp quyền (NNPQ). Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và NNPQ.Khái niệm, những đặc trưng cơ bản và chức năng của NNPQ và các yếu tố quy định, chi phối cũng như phương hướng và các giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQXHCN ở Việt Nam.Cuốn “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” của tập thể các tác giả: Nguyễn Văn Yểu, GS,TS Lê Hữu Nghĩa (Đồng Chủ biên), GS,TS Trần Ngọc Đường, TS Nguyễn Văn Hiện, TS Vũ Đức Khiển, GS,TS Nguyễn Ngọc Long, TS Uông Chu Lưu, TS Thang Văn Phúc, GS,VS Nguyễn Duy Quý, TS Nguyễn Viết Thông, TS Nguyễn Văn Thuận, PGS,TS Đức Vượng. Bản thảo cuốn sách dựa trên cơ sở Báo cáo tổng kết 20 năm đổi mới về Nhà nước của Nhóm 4 (Tổng kết về Nhà nước thời kỳ đổi mới). Cuốn sách đã trình bày một cách có hệ thống về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong thời kỳ Việt Nam tiến trên con đường đổi mới. Những tiền đề để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân tích trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng những tư tưởng, quan điểm về pháp quyền, nhân quyền (quyền con người), quyền tự do, dân chủ, về bản chất, vai trò của luật pháp trong xã hội Việt Nam. Người chỉ ra rằng, pháp quyền là “thần linh”, luật pháp là phương tiện để củng cố nhà nước, duy trì trật tự xã hội. Giữa pháp luật và nhà nước phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Để tạo nên sự ổn định của nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước vận hành đúng quỹ đạo, phát huy được hiệu lực quản lý, điều hành thì 5 phải xây dựng được một hệ thống luật pháp đúng đắn. Ngay từ đầu, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định luật pháp Việt Nam là luật pháp thực sự dân chủ, bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Mọi người đều có quyền tham gia xây dựng pháp luật, bình đẳng trước pháp luật và tuân thủ pháp luật. “Dân chủ hoá trong đời sống chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá là một trong những tiền đề chính trị - tư tưởng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta” Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam trong giai đoạn hiện nay”, do GS.TSKH. Đào Trí Úc; PGS.TS. Phạm Hữu Nghị đồng chủ biên, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa phát hành vào quý II/2009 đã tập trung phân tích, lý giải và đề xuất các giải pháp về hàng loạt các vấn đề như: Những định hướng lớn của nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đổi mới vai trò và chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; Dân chủ, thực hiện dân chủ; xã hội dân sự và xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam; Xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam; Cải cách tư pháp; Các yêu cầu và định hướng cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay; Hội nhập quốc tế về pháp luật. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. 6 Luật sư Vũ đình Hoè, một trong hai vị Bộ trưởng thuộc nội các đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà còn sống đến ngày hôm nay đã dành tặng bạn đọc một món quà quý, đó là cuốn hồi ký thứ hai của ông với tên gọi " Pháp quyền nhân nghĩa". Hơn 1000 trang sách là một khối tư liệu khổng lồ, một khối tâm tư nặng trĩu mà một công dân 94 tuổi, một vị cựu Bộ trưởng gửi đến người đọc các thế hệ sau mình. Bằng tất cả kiến thức, tài liệu, kinh nghiệm và nhiệt huyết của một công dân, một người làm luật, một người yêu nước, ông đã dẫn dắt người đọc qua những chặng đường tìm hiểu nguồn tư tưởng nhân nghĩa trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh. Hơn tất cả, Vũ Đình Hoè phân tích được nền tảng nhân nghĩa truyền thống của dân tộc trong quá trình cấu tạo tư tưởng pháp quyền của Hồ Chí Minh. Và, với tư cách là một người trong cuộc, ông dựng lại được quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, thực thi tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa của Hồ Chí Minh từ 1911 đến năm 1960, năm cuối cùng ông tham gia Chính phủ với tư cách là Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tiến sĩ Lê Minh Quân qua cuốn sách “Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" của mình đã khái quát lịch sử tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong mối quan hệ với sự phát triển của xã hội và khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội ở nước ta hiện nay, đồng thời, tác giả còn đưa ra một số giải pháp, phương hướng cơ bản trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội c hủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Nhóm 3: các tạp chí Hoàng Thị Hạnh - Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tạp chí triết học số 9-2010. 7 Trong bài viết này, tác giả đã tập trung làm rõ hai vấn đề cơ bản liên quan đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là, thứ nhất, luận chứng về tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa; thứ hai, phân tích một số nội dung cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo yêu cầu của hội nhập quốc tế. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thông tin lý luận chính trị - bản tin của hội đồng lý luận Trung Ương số 4 (76) tháng 9/2008 của GS.TS Trần Ngọc Đường. Trần Ngọc Liêu - tiếp tục thể chế hóa quyền lực của nhân dân thành pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tạp chí triết học số 11/2010 Nguyễn Thị Thu Hường - Tư Tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội (tạp chí triết học số 12 - 2010) Phạm Ngọc Quang - một số đề xuất rút ra từ đổi mới nhận thức về vai trò của dân trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Mai thị thanh - Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thực hiện quyền lực nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thực hiện quyền lực nhà nước có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trước thời kỳ đổi mới, vì nhiều lý do, chúng ta thường ít quan tâm nghiên cứu về hình thức nhà nước. Do vậy, chúng ta không chỉ chưa tạo dựng được một hình thức nhà nước phù hợp, mà còn làm xuất hiện những biểu hiện tha hóa quyền lực, khiến Nhà nước ta hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. ý thức được điều đó, Đảng ta đã chủ trương đổi mới Nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đó là một chủ trương đúng đắn. 8 Có thể nói, xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành. Nó thu hút vào bản thân mình các nhà chính trị học, sử học, luật học, triết học, văn hóa học. ở đây, nhà nước pháp quyền được tiếp cận theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Đã xuất hiện những ý kiến khác nhau, đa dạng, đôi khi trái ngược nhau, nhưng rốt cuộc, đều thống nhất với nhau ở mục đích chung là: tất cả những ý kiến đó đều mang nguyện vọng chung là: đóng góp các đề xuất, kế sách, để sao cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền của chúng ta trở nên tối ưu, hợp lý, đáp ứng được lòng dân, ý Đảng. Liên quan đến các điều kiện đặc thù của Việt Nam trong việc tiếp thu và cải biến các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền, cũng còn nhiều điều đáng để bàn luận. Chính vì vậy, ở một chừng mực nhất định, luận văn mong muốn đóng góp một phần công sức vào những khía cạnh mới mẻ này. Các công trình trên đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân do dân vì dân; về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau. Dù đây là một vấn đề rộng lớn mà sự hiểu biết của em thì có hạn, song em rất mong góp một phần sức lực của mình để nghiên cứu vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu em đã kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước, cũng như các nhà nghiên cứu để phục vụ cho đề tài. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân để vận dụng vào xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích nói trên, luận văn có những nhiệm vụ sau. - Nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân 9 - Nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân - Làm rõ quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền. - Những thành tựu và hạn chế của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời gian qua - Nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân vào xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề lớn, phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân; sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân do dân vì dân với việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận sở lý luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác Lênin và phương pháp nghiên cứu của các khoa học xã hội có liên quan, bao gồm các phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa, kết hợp lịch sử - lôgic, phân tích -tổng hợp,quy nạp - diễn dịch,phân tích tài liệu ...v.v. 10 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần nâng cao nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, về công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và học tập cho sinh viên chuyên ngành giáo dục chính tri,tư tưởng Hồ Chí Minh 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chương 2. Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 11 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN 1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước 1.1.1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước Lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam gắn liền với những cuộc đấu tranh quyết liệt chống thù trong giặc ngoài và mỗi khi Tổ quốc bị lâm nguy, thì non sông đất nước lại sản sinh ra những anh hùng kiệt xuất, đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách quan đáp ứng được những yêu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra: Vào giữa thế kỷ XIX (1858), thực dân pháp nổ súng xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đã quỳ gối đầu hàng, nước ta trở thành thuộc địa của Pháp. Nhân dân ta căm hờn quyết đứng lên đấu tranh, khởi nghĩa giành chính quyền, song vì chưa có đường lối đúng đắn nên cách mạng bị dìm trong biển máu. Những chủ trương cứu nước của cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đều không thành, con đò cách mạng Việt Nam dường như trong đêm tối không có đường ra, chưa rõ bến bờ. Ngày 7 tháng 11 năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga cùng sự ra đời của Nhà nước Xô Viết đầu tiên, đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thế giới. Chính lúc đó Nguyễn Tất Thành xuất hiện, vượt lên những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời. Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh trí tuệ của dân tộc và thời đại, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Việc xác định nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng 12 để hiểu bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin và các học thuyết chính trị - xã hội khác. Trên cơ sở nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy được nguồn gốc hình thành nhà nước dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Về cơ sở lý luận là dựa trên quan điểm của triết học mác - lênin về sự ra đời của nhà nước. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước được trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước” (Ănghen). Được bổ xung và phát triển trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” (Lênin). Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin: Nhà nước là một phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước nảy sinh trong đời sống xã hội, xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một trình độ nhất định. Học thuyết Mác - Lênin chỉ rõ: Chế độ CXNT là hình thái KT - XH đầu tiên của XH loài người, chưa có giai cấp, chưa có nhà nước, nhưng quá trình vận động và phát triển của nó đã làm xuất hiện những tiền đề vật chất cho sự tan rã của tổ chức thị tộc, bộ lạc và sự ra đời của nhà nước. Trong quá trình sống, lao động sản xuất, con người phát triển hơn về thể chất và trí lực: Cấu trúc giác quan ngày càng hoàn thiện, họ hiểu biết hơn về các quy luật tự nhiên và xã hội, tích luỹ nhiều công cụ sản xuất và cải tiến công cụ lao động đã làm cho năng xuất lao động không ngừng tawng lên. Hoạt động kinh tế của xã hội trở nên đa dạng, đòi hỏi sự chuyên môn hoá cao về lao động. Ba lần phân công lao động xã hội vào cuối thời kỳ CXNT: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; thương nghiệp xuất hiện đã làm cho sản phẩm làm ra ngày càng dư 13 thừa. Quá trình tư hữu diễn ra, chế độ tư hữu hình thành. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện, trở thành đơn vị kinh tế độc lập có tài sản riêng. Những biến đổi về mặt kinh tế của XH CXNT làm cho cộng đồng dân cư thuần nhất của thị tộc bộ lạc phân hoá thành các bộ phận đối lập nhau về mặt lợi ích xã hội, hình thành hai giai cấp chính là giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Điều kiện KTXH vốn là cơ sở cho sự tồn tại của chế độ CXNT bị phá vỡ, quyền lực xã hội và hệ thống quản lý do toàn thể các thành viên trong cộng đồng tổ chức ra để bảo vệ lợi ích của các thành viên bình đẳng nay không còn thích hợp với xã hội đã phân hoá và mâu thuẫn gay gắt về lợi ích. Để duy trì trật tự và quản lý một xã hội đã có những thay đổi rất căn bản đòi hỏi phải có một tổ chức và quyền lực mới, tổ chức này do giai cấp nắm ưu thế về kinh tế và chính trị lập ra - đó chính là nhà nƣớc. Chế độ CXNT tan rã, nhà nước ra đời là kết quả sự vận động, phát triển nội tại của xã hội loài người. Tiền đề KT của sự ra đời nhà nước là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; Tiền đề xã hội của sự ra đời nhà nước là sự phân hoá xã hội thành các giai cấp, tầng lớp có lợi ích đối lập nhau và mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hoà được. Tiền đề XH là kết quả tất yếu của tiền đề KT. Như vậy, nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, xuất hiện từ khi XH loài người bị phân chia thành những giai cấp đối kháng là bộ máy do giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội lập ra để điều hành toàn bộ hoạt động của xã hội trong một nước với mục đích là bảo vệ quền lợi của giai cấp thống trị. Về cơ sở thực tiễn, qua việc khảo sát mô hình các kiểu nhà nước trong lịch sử người đã thấy sự bất lực và lạc hậu của thể chế chính trị phong kiến và mặt trái của thể chế chính trị tư sản, thể hiện sự bóc lột người dân lao động ở 14 chính quốc cũng như các nước thuộc địa, do đó người không thể lựa chọn mô hình thể chế phong kiến và tư sản. Trong quá trình hoạt động cách mạng và học tập những lý luận bên ngoài, Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thành công. Nhà nước đó phải đại biểu quyền lợi cho số đông người và Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một Nhà nước công nông binh thể hiện trong Chánh cương vắn tắt của Đảng khi thành lập Đảng đầu năm 1930. Hồ Chí Minh đã từng có chủ trương xây dựng ở Việt Nam một nhà nước Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dânNgoài ra phải kể đến những yếu tố khác đó cũng là cơ sở để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Một là, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đã kết tinh cho mình một bản sắc văn hóa riêng, phong phú và bền vững, với những truyền thống tốt đẹp. Trong đó tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý sống, niềm tự hào và là nhân tố đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất, tinh thần tự lực, tự cường, được các thế hệ người Việt thể hiện trong các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó không chỉ là một tình cảm, một phẩm chất, mà đã phát triển thành một chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính, thành dòng tư tưởng chảy xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam. Nguyễn Tất Thành đã được hun đúc bởi chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước ấy. Người đã vượt qua bao khó khăn gian khổ để hoàn thành sứ mệnh được giao phó. Chính từ thực tiễn, Người đã rút ra chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.[ 30,171] 15 Truyền thống yêu nước ấy đã thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Trong khoảng 10 năm sau đó (từ 1911 đến 1920), Người đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục đặt chân đến gần 30 nước trên thế giới, làm nhiều nghề để sống và hoạt động: làm phụ bếp, đốt lò, quét tuyết, phóng ảnh, viết báo,…và rồi Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, một chiến sĩ Quốc tế. Người viết: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III”.[4,128] Người tâm đắc một hoài bão: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn , áo mặc, ai cũng được học hành”.[28, 161] Hai là, tinh hoa văn hóa nhân loại Ngay từ thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã ham học hỏi, thích tìm hiểu nghiên cứu. Trên bước đường cứu nước, Người đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và làm giàu vốn trí tuệ của mình bằng những tinh hoa triết học, văn hóa Đông - Tây - Kim cổ, như những dòng suối trong lành hợp thành dòng hải lưu vĩ đại. Bày tỏ thái độ của mình về một số học thuyết và tôn giáo, Người viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích ứng với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng những có điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy…”. 16 Những điều trên cho thấy, trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu và kế thừa có chọn lọc những di sản quý báu của văn hóa nhân loại, đồng thời nâng nó lên một tầm cao mới trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ba là, chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng tháng Mười Nga Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở về Pháp. Người vừa làm việc để kiếm sống, vừa hoạt động chính trị nhưng người luôn lạc quan say sưa học tập và nghiên cứu. Năm 1918 Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, một Đảng tiến bộ lúc bấy giờ. Người sung sướng đọc bản “sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Qua việc đọc và tìm hiểu tác phẩm Người đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc: “Con đường cách mạng vô sản”. Từ đó, Người tin và đi theo Quốc tế III, Người viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin…”.[25, 388] Chủ nghĩa Mác - Lênin chính là nguồn gốc lý luận hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, đó chính là phẩm chất, tư chất, đạo đức, nhân cách, bản lĩnh của Người. Vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì cơm ăn áo mặc của đồng bào đã thôi thúc Người tìm tòi, nghiên cứu và đạt được mục tiêu, lý tưởng cách mạng đúng đắn. Và chính do sự vận dụng của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam mà Người đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Heelen Tuốcmêrơ có viết: “Hồ Chí Minh là hình ảnh hoàn chỉnh của sự kết hợp: Đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của người chủ gia tộc. Tất cả đều hòa hợp trong một dáng dấp tự nhiên”[18, 8]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan