Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về giáo dục và ý nghĩa của nó đối với đổi mới giáo dục ở nư...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về giáo dục và ý nghĩa của nó đối với đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay

.PDF
111
3649
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- ĐỖ THỊ LAN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số : 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hạnh Hà Nội – 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................. 4 2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................ 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 9 5. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ......................................... 9 6. Đóng góp mới của luận văn ............................................................. 10 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................ 10 8. Kết cấu của đề tài ........................................................................... 10 NỘI DUNG ........................................................................................ 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÊ GIÁO DỤC .................................................................................. 11 1.1 Cơ sở thực tiễn của việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục ............................................................................................. 11 1.1.1 Thực trạng Giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX ............................. 11 1.1.2 Thực trạng giáo dục Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám ......... 17 1.2 Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục ..................................................................................................... 23 1.2.1 Truyền thống giáo dục Việt Nam ................................................. 23 1.2.2 Tư tưởng giáo dục Phương Đông – Phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ..................................................................................... 24 1.3 Nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh: .......................................... 37 1.3.1 Hồ Chí Minh là một người học trò xuất sắc ................................ 37 1.3.2 Hồ Chí Minh là người thầy mẫu mực................................................... 41 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ...................................................................... 44 1 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và mục đích của giáo dục ............. 44 2.1.1 Giáo dục không chỉ giáo dục tri thức, học vấn mà còn góp phần hình thành nên nhân cách, phẩm chất đạo đức của mỗi con người ....... 44 2.1.2 Giáo dục là đào tạo ra những con người biết làm chủ nước nhà, phải lấy nhiệm vụ học tập làm chủ yếu ................................................ 48 2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung của giáo dục ...................... 50 2.2.1 Giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, giáo dục chính trị, tư tưởng.... 50 2.2.2 Giáo dục lý tưởng đạo đức XHCN, đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm liêm, chính, chí công, vô tư, thực hành nhân, nghĩa, trí, dũng... chống quan liêu, tham ô, lãng phí ....................................................... 53 2.2.3 Giáo dục nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn ........................................................................................ 56 2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp giáo dục ....... 63 2.3.1 Học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động. .......................................................................... 64 2.3.2 Phải kết hợp phương pháp học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người, học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại ............... 66 2.3.3 Kết hợp các hình thức giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội ... 68 CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY .................................................................................. 73 3.1 Yêu cầu và nội dung chủ yếu của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay .............................................................. 73 3.1.1 Những yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay .............................................................................................. 73 3.1.2 Nội dung của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay ..................................................................................................... 78 2 3.2 Một số ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào công cuộc đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay ................... 90 3.2.1 Ý nghĩa của việc vận dụng quan điểm “Học đi đôi với hành”, “Lý luận đi đôi với thực tiễn” trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn ................................................................................ 90 3.2.2 Ý nghĩa của việc vận dụng quan điểm “Tự học” của Hồ Chí Minh đối với công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay .................... 96 KẾT LUẬN ..................................................................................... 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 106 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã được thể hiện qua nhiều bài nói, bài viết, và đặc biệt là những việc làm, tấm gương học tập suốt đời của Hồ Chí Minh. Tư tưởng về giáo dục của Người là sự tiếp nối và nâng cao những giá trị tinh túy của truyền thống Việt Nam và thế giới. Đây cũng là sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào trong điều kiện cụ thể của nước ta. Tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh còn góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng đào tạo cho Cách Mạng Việt Nam những con người đủ đức, đủ tài để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong thời đại ngày nay, tư tưởng và những chủ trương chính sách đối với giáo dục của Hồ Chí Minh đã góp phần quyết định tới thắng lợi sự nghiệp giáo dục của nước ta. Những năm gần đây, do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và sự yếu kém, sa sút của các biện pháp giáo dục đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức của một bộ phận thanh thiếu niên. Vấn đề giáo dục đã trở thành một vấn đề bức thiết đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Trước thực trạng đó, Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo Việt Nam, trong đó xác định: 4 "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" và "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân" [9] Để đảm bảo sự nghiệp đổi mới thành công, Đảng ta tiếp tục khẳng định nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và phổ biến rộng rãi tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng , vận dụng những tư tưởng lý luận đó một cách sáng tạo vào thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện nền giáo dục đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước. Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục là một việc làm cần thiết nhằm đảm bảo sự nghiệp đổi mới thành công, đồng thời trang bị cho chúng ta những tư tưởng, lý luận đúng đắn, tiến bộ của một nhà giáo dục, một nhà văn hóa lớn của thế giới, qua đó giúp mọi người rút ra những giá trị, liên hệ với tình hình thực tiễn, và vận dụng vào công cuộc đổi mới toàn diện nền giáo dục. Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và ý nghĩa của nó đối với đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án, luận văn viết về tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nhìn chung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục được tiếp cận và tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi của đề tài mà ta có thể thống kê ra đây một số công trình nghiên cứu sau: * Nhóm những tác phẩm của Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục: Bàn về công tác giáo dục, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1972; Phát huy tinh thần cầu học cầu tiến bộ, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1960; Về 5 vấn đề học tập, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1971; Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Những tác phẩm này đã trình bày chi tiết, cụ thể những lời nói, bài viết của Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục. * Nhóm những tác phẩm của các nhà nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. “Hồ Chủ Tịch nhà giáo dục vĩ đại” của giáo sư Nguyễn Lân với sự cộng tác của Hà Trung Kính và Phan Thế Sùng (NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội 1990). Tác phẩm tập trung trình bày về những vấn đề giáo dục Hồ Chí Minh đã đề cập đến. Tác giả tập trung phân tích những phê phán nghiêm khắc của Hồ Chí minh chống chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Đó là cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ, không khoan nhượng, kéo dài từ 1919 đến tận ngày Cách Mạng Tháng Tám thành công. Từ sau khi chính quyền đã thuộc về tay nhân dân cho đến ngày nay, Hồ Chủ Tịch luôn luôn theo dõi, khuyến khích, uốn nắn những hoạt động giáo dục và vạch cho ngành ta con đường xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”, NXB Lao Động, 2010. Sách dày 580 trang, thu thập nhiều bài viết giá trị của các vị lãnh đạo, trí thức về tư tưởng Hồ Chí Minh liên quan đến giáo dục. Đây là tập tài liệu nghiên cứu và học tập rất cần thiết cho ngành giáo dục nói riêng và những ai quan tâm học hỏi về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay” của TS Hoàng Anh chủ biên, NXB CTQG, Hà Nội 2013. Nội dung cuốn sách trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục theo từng thời kỳ gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người cũng như của đất nước. Đồng thời cuốn sách 6 phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và nêu bật tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. Từ việc phân tích một số vấn đề trong công tác đào tạo đại học hiện nay như: chất lượng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, các tác giả đã đề xuất các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. Liên quan đến nội dung của đề tài cũng đã có những luận văn, luận án nghiên cứu khá rộng và sâu sắc: Luận văn thạc sỹ của Hoàng Thị Tuyết Thanh (2010) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào xây dựng xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả đã đưa ra quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục và cho thấy được tính tất yếu trong việc vận dụng quan điểm đó vào xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sỹ của Ninh Thị Ánh Hồng (2014) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới”. Luận văn đã nêu lên được quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới cũng như vận dụng những quan niệm đó vào việc giáo dục con người Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn rất nhiều những bài báo, bài viết đăng trên tạp chí như bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với việc phát triển nền giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI” của PGS.TS Nguyễn Thị Nga trên tạp chí Triết học số 12 năm 2010. Tác giả đã phận tích một cách khái quát tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục trên những khía cạnh như mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục. Trên cơ sở đó khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không chỉ là ánh sáng soi đường, mà còn là kim chỉ nam cho chiến lược phát triển con người Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI. 7 “Hồ Chí Minh với nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của PGS Trần Thanh – Lê Quang Hoan trên tạp chí nghiên cứu lý luận. Các tác giả đã khái quát nội dung có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh về vấn đề con người như giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác như: - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, (Đặng Quốc Bảo, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2008); - Hồ Chí Minh với ngành giáo dục, (Nguyễn Vũ, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2001); - Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục Việt Nam, (Trần Quốc Hùng, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, 2003.); - Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển giáo dục, (Vũ Văn Gầu, Nguyễn Anh Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); - Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện (TS.Nguyễn Hữu Công, NXB CTQG), - Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài (PGS.TS Nguyễn Đức Vượng, NXB CTQG) Nhìn chung những tác phẩm này đã tập trung nghiên cứu lý luận chung của Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, đi sâu làm rõ những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh, cũng như nội dung của nó. Tuy vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và chỉ ra được ý nghĩa của nó đối với đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ của khoa học triết học. Song những tư liệu trên là tài liệu quý giá để tác giả tham khảo trong quá trình viết luận văn. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Làm rõ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục, từ đó chỉ ra ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng này đối với đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khái lược những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Làm rõ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục. Chỉ ra một số ý nghĩa của việc vận dụng những tư tưởng này đối với đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thông qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh và công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và chỉ đạo thực hiện. 5. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta về vấn đề giáo dục. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước về lĩnh vực giáo dục. Phương pháp nghiên cứu 9 Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp lịch sử, logic, phân tích và tổng hợp, đồng thời sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác của khoa học xã hội. 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa một cách đầy đủ hơn những tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục. Đồng thời đưa ra ý nghĩa của tư tưởng Giáo dục của Hồ Chí Minh vận dụng vào công cuộc đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu, kế thừa và làm sâu sắc hơn nhận thức về di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh về lĩnh vực giáo dục. Ý nghĩa thực tiễn: Với những kết quả đạt được luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên, những người làm công tác nghiên cứu và tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 8 tiết. 10 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÊ GIÁO DỤC 1.1 Cơ sở thực tiễn của việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục 1.1.1 Thực trạng Giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Về kinh tế - xã hội: Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh. Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì các quan hệ kinh tế của chế độ phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. Về chính trị, Pháp tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị 11 người Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án...; biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Về văn hóa, Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti,vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị. Như vậy, xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX chứa đựng nhiều biến động căn bản trên nhiều phương diện: kinh tế, lịch sử, xã hội, văn hóa. Pháp khai thác triệt để nguồn tài nguyên của chúng ta và để dễ bề cai trị, chúng còn thi hành một chính sách ngu dân về giáo dục hết sức thâm độc và tàn bạo nhằm thực hiện mục đích của mình. Đế quốc chiếm thuộc địa bao giờ cũng nêu lên cái chiêu bài lừa bịp là đi khai hóa những dân tộc lạc hậu. Nhưng mọi người đều hiểu rằng mục đích chính của chúng là vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân dân thuộc địa đến tận xương tủy. Bọn chúng không mở mang giáo dục ở các nước thuộc địa, vì chúng sợ nhân dân bản xứ mà có học thì họ sẽ thấy rõ sự áp bức của chúng và sẽ kịch liệt chống lại cái ách thống trị tàn bạo của chúng. Trong một công văn 12 mật, đề ngày 1-3-1899, một tên thống sứ Bắc kỳ đã nói với tên toàn quyền Đông Dương rằng: “Kinh nghiệm của các dân tộc châu Âu khác đã chỉ rõ rằng việc truyền bá một nền học vấn đầy đủ cho người bản xứ là hết sức dại dột” [47;10] Hồ Chí Minh trong nhiều tác phẩm của mình đã nhiều lần vạch rõ bản chất tội ác cũng như lên án chính sách ngu dân của thực dân Pháp: “Trong vài phút, tôi không thể vạch được hết những sự tàn bạo mà bọn tư bản ăn cướp đã gây ra ở Đông Dương. Nhà tù nhiều hơn trường học và lúc nào cũng chật ních. Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và có khi bị giết mà không cần xét xử…Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có. Chúng tôi không có quyền sống hoặc đi du lịch ở nước ngoài, chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập” [18; 34, 35] “May mắn thay! tuy chúng tôi thiếu trường học, nhưng nước Pháp đã ban cho chúng tôi rất nhiều nhà thổ, tiệm hút thuốc phiện và ty rượu “Để có thể đánh lừa dư luận bên chính quốc và yên ổn bóc lột người bản xứ, bọn cá mập của văn minh không những làm cho người Việt Nam ngu độn bằng rượu cồn và thuốc phiện, lại còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để [19; 106] “Lúc đó có một nghìn năm trăm ty rượu và thuốc phiện cho một nghìn làng trong khi chỉ có mười trường học cũng cho bấy nhiêu làng. [18; 38] Người viết tiếp: “Ở Đông Dương nhân dân đòi trường học vì số trường học thiếu một cách nhơ nhuốc. Mỗi năm cứ đến ngày khai trường, cha mẹ phải đến gõ mọi cửa, xin xỏ mọi kẻ có thế lực, có khi chịu trả gấp đôi tiền ăn học, thế mà cũng 13 không tìm được chỗ nào cho con vào học. Và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì không có trường” [19; 107] Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ dân tộc Việt Nam ta rất hiếu học, nhưng khi người Pháp đến đã làm thay đổi tất cả, chúng làm cho nhân dân ta không có điều kiện để học hành vì những chính sách thuế khóa nặng nề mà chúng áp đặt. Mặt khác chúng: “Cố tâm hủy bỏ Hán học mà chúng thấy là nguy hiểm cho sự thống trị của chúng, vì chúng biết rằng Hán học có thể đưa vào An Nam những tư tưởng tiến bộ Phương Tây thông qua Trung Quốc và Nhật Bản” [18; 423] với thâm ý sẽ đưa nhân dân ta vào vòng ngu tối. Và để thay thế vào một nền giáo dục đã phần nào đáp ứng được cái “nhiệt tình ham muốn có học thức của dân tộc Việt nam” [17; 73], bọn thực dân chỉ mở một số trường tối thiểu mà mục đích: “không phải để giáo dục cho thanh niên Việt Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm. Ngoài mục đích giáo dục để đào tạo tùy phái, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết phục vụ cho bọn xâm lược, người ta đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng trung thực giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu Tổ Quốc không phải Tổ Quốc mình, một Tổ Quốc đã từng áp bức dân tộc mình. Hấp thụ nền giáo dục ấy, thanh thiếu niên trở lại khinh rẻ nguồn gốc, dòng giống mình và trở nên ngu ngốc thêm” [18; 424] Trong nền giáo dục của thực dân “điều gì có thể rèn luyện được cho học sinh biết suy nghĩ, biết phân tích thì người ta không dạy ở nhà trường, Vấn đề nào có liên quan đến chính trị xã hội và có thể làm cho người ta tỉnh 14 ngộ đều bị bóp méo và xuyên tạc đi. Có học lịch sử nước Pháp đi nữa thì người ta không hề đả động đến chương nói về cách mạng. Người ta cấm học sinh đọc tác phẩm của Huy-gô, Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ. Nói tóm lại trường học thật là tương xứng với chế độ đã khai sinh ra nó” [18; 424, 425]. Chính vì thực dân sợ những tư tưởng tiến bộ, nên chúng không muốn cho thanh niên Việt Nam đi du học ở nước ngoài, kể cả ở nước Pháp: “Người Việt Nam nào có ý định đi du học nước ngoài thì sẽ bị coi như một người nổi loạn, một người chống Pháp, có tội lớn, người ta hãm hại người đó và cả gia đình họ. An-be Xa-rô, nguyên toàn quyền Đông Dương, nay là Bộ trưởng bộ thuộc địa, đã nói rõ chính sách bao vây tinh thần ấy bằng những lời lẽ sau đây: “Để cho lớp thượng lưu trí thức được đào tạo ở nước ngoài thoát khỏi vòng kiêm tỏa của chúng ta, chịu ảnh hưởng văn hóa và chính trị của nước khác, thì thật là một điều nguy hiểm vô cùng. Những người trí thức đó trở về nước đã đưa hết tài năng của họ để tuyên truyền vận động chống lại chúng ta là những người bảo hộ đã ngăn cấm không cho họ học tập” [19; 426]. Để hạn chế việc thanh niên nước ta sang Pháp học tập, bọn thực dân đã đặt ra nhiều điều lệ khe khắt, như điều 500b trong nghị đinh ngày 20-6-1921 về học chính ở Đông Dương mà Hồ Chí Minh đã vạch ra trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”: “Người bản xứ nào vô luận là dân thuộc địa hay dân bảo hộ, muốn sang chính quốc tiếp tục học tập đều phải được ông toàn quyền cho phép” [19; 108]. Mà được phép của toàn quyền có phải là một việc dễ dàng đâu. “Nếu vì trường hợp đặc biệt, một thanh niên nào được phép sang học ở bên Pháp thì chính phủ Pháp cố đưa du học sinh Việt Nam vào học ở những trường phản động nhất. Những sách vở báo chí mà anh ta đọc, những hoạt 15 động giao thiệp hằng ngày của anh ta đều bị kiểm soát theo dõi. Người ta giao anh cho những tên ba que thực dân già đã về hưu trông nom” [18; 426] Như vậy ta thấy là bọn thực dân tìm mọi cách để ngăn cản du học sinh Việt Nam tiếp xúc với những luồng tư tưởng cách mạng ở ngay nước Pháp Và với một chính sách ngu dân thâm độc như thế, tất nhiên đế quốc Pháp không thể coi trọng những người thầy giáo Việt nam. Sau những cuộc biểu tình năm 1907,chính quyền thực dân đã cho binh lính về phá phách các trường và bắt bớ giáo viên: “Các ông giáo bị bắt, bị ngược đãi, hành hạ, tay trói giật cánh khuỷu và bị dẫn từng xâu lên tỉnh lỵ, đầu trần, chân không, nhịn đói, nhịn khát, họ bị đánh đạp như trâu, ngựa rồi bị kết án khổ sai. Còn trường học thì bọn sĩ quan Pháp dùng làm chuồng ngựa” [18; 77]. Rõ ràng thâm ý của bọn thực dân là dìm nhân dân ta trong vòng ngu tối. Để chứng minh điều đó, Hồ Chí Minh đã dưa ra một loạt những dẫn chứng cụ thể: “ Người Pháp không tổ chức một nền giáo dục mới thay thế cho nền giáo dục An Nam mà họ đã bỏ đi. Họ chỉ xây dựng một số ít trường học để đào tạo ra những con vẹt, những người vong bản thiếu đạo đức và thiếu cả kiến thức phổ thông” [18; 424] “ Nhưng ngay cả nền giáo dục sơ đẳng ấy cũng chỉ được phổ cập một cách qua bủn xỉn và nhỏ giọt. Cao Miên có 2.000.000 dân mà chỉ có 60 trường học. Ở Trung Kỳ chỉ có 118 trường cho 6.000.000 dân. Trường học được lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm. Ngoài mục đích giáo dục để đào tạo tùy phái, thong ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết để phục vụ cho bọn xâm 16 lược – người ta đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa” [18; 424]. Như vậy qua những lời lẽ sắc bén và dẫn chứng cụ thể, Hồ Chí Minh đã bóc trần được phần nào bản chất tội ác của thực dân Pháp và cho chúng ta thấy được ý đồ thâm độc của chúng. Để rồi kết luận được rút ra là, chính quyền Pháp muốn: “Làm cho dân ngu để trị, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất” [19; 108]. 1.1.2 Thực trạng giáo dục Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám Cách Mạng Tháng Tám là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ thân phận bị áp bức, nô lệ, nhân dân Việt nam vụt đứng lên làm chủ cuộc đời mình và xây dựng một xã hội của mình. Sau ngày Cách mạng thành công, chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có nền giáo dục hết sức lạc hậu với 90% dân số mù chữ, huyện lớn mới có trường tiểu học, vài tỉnh mới có một trường trung học cơ sở, cả nước có 5 năm trường trung học phổ thông toàn cấp và cả Đông Dương mới có một trường đại học với vài trăm sinh viên. Do vậy, bên cạnh việc tiến hành chiến dịch chống nạn mù chữ, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải bắt tay ngay vào việc xây dựng nền giáo dục mới của một nước độc lập và dân chủ. Ba nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới là: đại chúng, dân tộc và khoa học, theo tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ. Tính dân tộc, có ý nghĩa là nội dung giáo dục phải giáo dục lịch sử dân tộc, giáo dục tinh thần yêu dân tộc, tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc. Đó là cơ sở của toàn bộ nội dung giáo dục, thực tế dân tộc là cơ bản của nền giáo dục nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người phụng sư dân tộc một cách đắc lực. Tính khoa học, có ý nghĩa là nội dung giảng dạy cho học sinh những tri thức và phương 17 pháp khoa học tiến bộ, chống giáo điều, dạy và học theo nguyên tắc học để hành, giáo dục gắn liền với cuộc sống của nhân dân. Lấy nền giáo dục làm công cụ để giải phóng về mặt tư tưởng. Tính đại chúng, có nghĩa là nền giáo dục có nhiệm vụ mang tri thức tới quần chúng, từ chỗ mù chữ đến chỗ biết chữ, phổ cập một trình độ học vấn nhất định từ thấp đến cao, cũng như đem các tri thức khoa học đến với quần chúng rộng rãi để họ áp dụng những tri thức ấy vào cuộc sống, vào sản xuất. Như vậy, tính đại chúng của nền giáo dục cũng đồng nghĩa với tính dân chủ, được thực hiện từng bước. Nền giáo dục mới gồm ba bậc học: Bậc học cơ bản gồm 4 năm và bắt đầu từ 1950 sẽ là bậc học cưỡng bách; Bậc học trung học và chuyên nghiệp; Bậc học đại học. Sắc lệnh 147/SL đã ấn định thêm những điều khoản pháp chế để thực hiện bậc học cơ bản, không phải trả tiền, các môn học dạy bằng tiếng Việt ở tất cả các bậc từ tiểu học đến đại học trong tất cả các bộ môn khoa học: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Để cụ thể hoá nội dung của các sắc lệnh trên, một loạt chủ trương biện pháp nhằm khuyến khích học tập đã được ban hành và thực hiện như: bãi bỏ tiền học ở tất cả các bậc học, gia hạn tuổi cho học sinh các lớp, cấp học bổng và mở ký túc xá cho học sinh các trường trung học. Chính phủ cũng định ra một chương trình giáo dục, tổ chức ngạch thanh tra và lập hội đồng sách giáo khoa… Đặt trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, những chủ trương, quan điểm, phương châm, sắc lệnh và việc làm nói trên, đã trực tiếp xóa bỏ tính chất phong kiến, thực dân của nền giáo dục cũ, đồng thời đặt nền móng cho sự ra đời của nền giáo dục Việt Nam mới. Từ đầu năm 1947, giáo dục Việt Nam diễn ra theo hai khuynh hướng khác nhau. Nền giáo dục mới tiếp tục được xây dựng, phát triển ở vùng tự do, do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức và hệ thống giáo dục cũ được hồi phục ở vùng tạm bị chiếm, do chính quyền thực dân và Bảo Đại quản lý. 18 Trong vùng tự do, từ ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (1912-1946), hoạt động của ngành giáo dục đã có những biến động to lớn, sâu sắc để thích ứng với cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Trung ương Đảng chỉ rõ kháng chiến phải toàn diện, trong đó văn hóa, giáo dục là một lĩnh vực quan trọng. Trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng đã nhấn mạnh rằng kháng chiến về mặt văn hoá có hai nhiệm vụ: một là đánh đổ văn hoá ngu dân, nô dịch, xâm lược của thực dân Pháp; hai là xây dựng nền văn hoá mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên ba nguyên tắc: dân tộc - khoa học - đại chúng, coi "văn hoá, giáo dục cũng là một mặt trận đấu tranh của nhân dân ta". Tháng 4 - 1947, Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng xác định chú trọng mở mang giáo dục kháng chiến, chương trình học phải thiết thực, nhằm mục đích đào tạo nhân tài, cần dùng cho kháng chiến trước hết, về tất cả các ngành y tế, canh nông, quân giới cũng như thương mại, ngoại giao. Học sinh phải vừa học vừa tham gia sản xuất để tự túc một phần nào, tiếp tục phát triển bình dân học vụ; chú ý mở trường ở các vùng quốc dân thiểu số. Từ giữa năm 1947, phần lớn các trường học sau khi sơ tán đến các vùng tự do, vùng căn cứ du kích, đã đi vào hoạt động. Các trường cao đẳng kinh tế, kỹ thuật ở Huế chủ yếu chuyển ra vùng Hà Tĩnh, Nghệ An, các trường ở Hà Nội, ở Liên khu III một số lên Việt Bắc, một số vào Thanh Hóa… Nhằm đưa sự nghiệp giáo dục đi vào ổn định và có bước phát triển mới trong hoàn cảnh kháng chiến, tháng 1-1948, Trung ương Đảng đã họp hội nghị giáo giới chấn chỉnh và mở mang việc học trong thời chiến, định chương trình học cho các cấp, soạn sách giáo khoa mới, định cách dạy học trò theo lối mới, vừa tránh được nạn nhồi sọ của thời thuộc Pháp, vừa thích hợp với tinh thần kháng chiến và dân chủ. Chính phủ mở trường Sư phạm đào tạo giáo sư 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan