Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết và vận dụng ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết và vận dụng ở việt nam hiện nay

.PDF
17
84
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- NGUYỄN NAM HƢNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT VÀ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai Hội đồng chấm luận văn: PGS.TS. Dƣơng Văn Thịnh, Chủ tịch PGS.TS. Phạm Ngọc Anh, Phản biện 1 PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tƣờng, Phản biện 2 PGS. TS. Đỗ Thị Hòa Hới, Thƣ ký PGS. TS. Lại Quốc Khánh, Ủy viên HÀ NỘI, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thanh Mai. Các số liệu và nguồn tài liệu đƣợc dẫn trích trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trƣớc Nhà trƣờng và pháp luật về lời cam đoan này của tôi. Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014 Tác giả Nguyễn Nam Hƣng LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn trân trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thanh Mai – Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Triết – Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản về triết học để tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này trong điều kiện tốt nhất. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU................................................................................................................ 3 B. NỘI DUNG .......................................................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT Error! Bookmark not defined. 1. 1. Vị trí vấn đề đoàn kết trong tƣ duy và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh ................................................................................... Error! Bookmark not defined. 1. 1. 1. Vị trí vấn đề đoàn kết trong tƣ duy của Hồ Chí Minh . Error! Bookmark not defined. 1. 1. 2. Vị trí vấn đề đoàn kết trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh ...... Error! Bookmark not defined. 1. 2. Một số nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết ........... Error! Bookmark not defined. 1. 2. 1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng đoàn kết của Hồ Chí MinhError! Bookmark not defined. 1. 2. 1. 1. Cơ sở lý luận ............................................. Error! Bookmark not defined. 1. 2. 1. 2. Cơ sở thực tiễn .......................................... Error! Bookmark not defined. 1. 2. 2. Mục đích và đối tƣợng đoàn kết theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh…………...…36 1. 2. 2. 1. Mục đích đoàn kết………………………………………….…………….36 1. 2. 2. 2. Đối tƣợng đoàn kết ................................... Error! Bookmark not defined. 1. 2. 3. Nguyên tắc và phƣơng pháp đoàn kết theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh....... Error! Bookmark not defined. 1. 2. 3. 1. Nguyên tắc đoàn kết ................................. Error! Bookmark not defined. 1. 2. 3. 2. Phƣơng pháp đoàn kết............................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở NƢỚC TA HIỆN NAY………………………………………………………………………………...65 2. 1. Nhận thức của Đảng về tính cấp thiết của việc xây dựng khối đại đoàn kết ................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2. 2. Thực trạng của việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết ở nƣớc ta trong những năm vừa qua ......................................... Error! Bookmark not defined. 2. 2. 1. Những thành tựu và nguyên nhân ................. Error! Bookmark not defined. 2. 2. 2. Những hạn chế và nguyên nhân .................... Error! Bookmark not defined. 2. 2. 2. 1. Những hạn chế .......................................... Error! Bookmark not defined. 2. 2. 2. 2. Nguyên nhân của những hạn chế .............. Error! Bookmark not defined. 2. 3. Một số giải pháp nhằm vận dụng thành công tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết ở nƣớc ta hiện nay ............................................... Error! Bookmark not defined. 2. 3. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng tƣ tƣởng đoàn kết của Hồ Chí Minh ở nƣớc ta hiện nay ........................................................ Error! Bookmark not defined. 2. 3. 2. 1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để khai thác những nội dung, khía cạnh có giá trị .................................... Error! Bookmark not defined. 2. 3. 2. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động quần chúng ............... Error! Bookmark not defined. 2. 3. 2. 3. Phát huy vai trò và nâng cao năng lực của chủ thể vận dụng...................99 C. KẾT LUẬN ........................................................... Error! Bookmark not defined. A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XX là thế kỷ đã ghi lại nhiều biến cố thăng trầm của dân tộc Việt Nam, một dân tộc nhỏ bé vì chính nghĩa, đã dũng cảm đƣơng đầu, chiến đấu và chiến thắng hai kẻ thù “to” trong lịch sử lúc bấy giờ chính là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Song cũng chính trong hoàn cảnh cam go này đã sản sinh ra cho dân tộc ta biết bao những ngƣời con ƣu tú. Trong số những Ngƣời con đó, chúng ta không thể không nhắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ngƣời đã suốt đời đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Cũng chính vì lẽ đó mà lịch sử nƣớc ta kể từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi, công lao cũng nhƣ tƣ tƣởng và đạo đức của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Vị thế ấy của cá nhân Hồ Chí Minh đã đƣợc xác lập và ngày càng đƣợc khẳng định thông qua những “chiến công hiển hách, vang dội non sông, chấn động địa cầu” của cách mạng Việt Nam. Và cũng chính thực tiễn đã chứng minh rằng: khi nào chúng ta xa rời hoặc quán triệt không đầy đủ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thì khi đó cuộc cách mạng mà chúng ta đang thực hiện không tránh khỏi những sai lầm, thậm chí là thất bại. Nói về điều này, chính đồng chí Võ Nguyên Giáp - một trong những ngƣời thấm nhuần sâu sắc và vận dụng thành công tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng, chiến đấu của Quân đội ta, đã từng đƣa ra những nhận định vô cùng xác đáng. Đặc biệt, trong bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành và chiến thắng của Quân đội ta”, trên cơ sở tổng kết lại toàn bộ nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cũng nhƣ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đại tƣớng viết: “tôi muốn nói với đồng bào, đồng chí, đặc biệt là thế hệ trẻ một chân lý đã ăn sâu trong tâm tư và tình cảm của tôi. Chân lý ấy là: Làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo những điều mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin thì thắng lợi. Làm sai tư tưởng Hồ Chí Minh thì thất bại”. Những lời lẽ và nhận định, đƣợc đƣa ra từ một ngƣời với tƣ cách là ngƣời mà Bác và Đảng đã trao nhiệm vụ thành lập, lãnh đạo và chỉ huy Quân đội nhân dân 3 Việt Nam từ những ngày đầu, là một nhân chứng lịch sử, đã đi qua suốt thế kỷ XX, một thế kỷ đầy thử thách khốc liệt và thắng lợi vẻ vang đối với dân tộc ta thì chắc hẳn trong mỗi chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa về tính chân thực của nó. Mặc dù đã đi xa gần nửa thế kỷ, song những tƣ tƣởng - lý luận cách mạng, cũng nhƣ thành quả trong thực tiễn của những tƣ tƣởng và quá trình hoạt động cách mạng của Ngƣời để lại cho dân tộc ta, cùng toàn thể nhân loại là một di sản vô cùng quý giá. Điều này một lần nữa cho thấy Hồ Chí Minh xứng đáng là một vị lãnh tụ thiên tài, một nhà hoạt động thực tiễn tài ba đồng thời là một nhà lý luận xuất sắc. Trong số các di sản Ngƣời để lại cho dân tộc ta thì tƣ tƣởng về đại đoàn kết là một tƣ tƣởng nổi bật, bao trùm, xuyên suốt, nhất quán cả trong tƣ duy lý luận và thực tiễn của Ngƣời. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tƣ tƣởng Đại đoàn kết đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi ngƣời Việt Nam yêu nƣớc, là sợi dây liên kết cả dân tộc và tạo nên sức mạnh to lớn, đƣa tới thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam độc lập hoàn toàn, đất nƣớc Việt Nam thống nhất trọn vẹn năm 1975. Song, theo Hồ Chí Minh, thắng đế quốc, phong kiến là nhiệm vụ không dễ, nhƣng thắng bần cùng lạc hậu còn khó khăn hơn. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đánh đổ giai cấp địch đã khó, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội còn gian khổ, khó khăn hơn nhiều”[11, tr. 139]. Để hoàn thành một nhiệm vụ “khó khăn hơn nhiều”so với trƣớc kia, tất yếu phải có sức mạnh lớn hơn trƣớc. Điều ấy có nghĩa là sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay khó khăn hơn trƣớc bội phần và đòi hỏi phải phát huy tối đa sức mạnh đoàn kết dân tộc. Nhƣ vậy có thể thấy rằng, trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thì đoàn kết có vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp duy trì, bảo vệ nền độc lập dân tộc và quan trọng hơn cả là đƣa dân tộc Việt Nam, xã hội Việt Nam ngày một phát triển và đi lên. Nhƣ trên đã trình bày, trong lịch sử, đặc biệt là dƣới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đoàn kết đã cùng với quân dân Việt Nam lập đƣợc biết bao chiến công “lừng lẫy non sông, chấn động địa cầu”. Và trong giai đoạn hiện nay, nhiêm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là phải ra sức: “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[12, tr. 84]. Để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ đó, chúng 4 ta phải song song tiến hành nhiều biện pháp khác nhau, một trong số đó là chúng ta phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết nói chung và vai trò của đoàn kết nói riêng đối với sự vận động phát triển, để từ đó khai thác và phát huy những giá trị vƣợt thời đại trong nội dung tƣ tƣởng của Ngƣời. Xuất phát từ lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Tƣ tƣởng đoàn kết của Hồ Chí Minh và vận dụng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng nhƣ những hoạt động thực tiễn của Ngƣời đối với cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng thế giới nói chung từ lâu đã nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả ở cả trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt, kể từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho mọi hành động tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6 - 1991) thì công cuộc nghiên cứu về Hồ Chí Minh, nhất là trên bình diện tinh thần tƣ tƣởng càng đƣợc đẩy mạnh. Để việc nghiên cứu có thể diễn ra rộng rãi, phổ biến và hiệu quả hơn Bộ chính trị đã ra chỉ thị số 23 - CT/TƢ “về đẩy mạnh việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới” và chỉ thị 06 - CT/TƢ chủ trƣơng vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hƣởng ứng tinh thần chỉ đạo từ chỉ thị của Bộ chính trị, rất nhiều nhà khoa học của cả trong và ngoài nƣớc tiếp tục đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Kết quả của quá trình nghiên cứu đó đã đƣợc thể hiện thông qua hàng loạt các sách chuyên khảo, giáo trình, luận văn, luận án, các bài viết tạp chí… hay các công trình nghiên cứu khoa học khác. Liên quan đến đề tài “Tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh và vận dụng ở Việt Nam hiện nay”có thể kể đến một vài công trình sau: + Sách chuyên khảo và giáo trình: Trƣớc hết, chúng ta phải nhắc tới chƣơng trình KX02. 07 do PGS. PTS Phùng Hữu Phú làm chủ nhiệm. Ở công trình này, tƣ tƣởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã đƣợc tiếp cận, nghiên cứu từ nhiều hƣớng và tập trung chủ yếu vào những nội dung cụ thể nhƣ: Đề tài khẳng định tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nói chung, tƣ tƣởng về đại đoàn kết dân tộc nói riêng không phải ra đời từ một mảnh đất trống mà hình thành, phát triển và hoàn thiện trên nền tảng: kế thừa truyền thống đoàn 5 kết, cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam; sự khảo cứu, trải nghiệm về những bài học thất bại, thành công của phong trào cách mạng trong nƣớc và thế giới… Tuy nhiên, tiền đề lý luận đóng vai trò to lớn và có ý nghĩa quyết định nhất tạo nên sự phát triển về chất trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc chính là chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là những quan điểm duy vật lịch sử về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, về vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết giai cấp và tập hợp lực lƣợng. . . Bên cạnh đó, lòng yêu thƣơng con ngƣời và tinh thần khoan dung là nhân tố chủ quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hình thành nên tƣ tƣởng của Ngƣời về đại đoàn kết. Không những thế, đề tài còn khẳng định quá trình hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh cũng góp phần quan trọng trong quá trình hoàn thiện và phát triển tƣ tƣởng của Ngƣời về đoàn kết. Cũng ở công trình này, các tác giả cũng thống nhất với nhau rằng: theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, để tinh thần đoàn kết có thể đƣợc khơi dậy và phát huy một cách hiệu quả thì cần phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do tập thể các nhà khoa học, giảng viên có kinh nghiệm của một số trƣờng Đại học, PGS. TS. Phạm Ngọc Anh chủ biên (2009), đã trình bày phân tích một cách rõ ràng đầy đủ các nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Trong đó, công trình dành toàn bộ chƣơng 5 của cuốn sách để luận giải Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. + Luận văn, luận án: Luận văn của Học viên Lê Thị Mai “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo”, năm 2005, trong luận văn này tác giả đã khái quát lại toàn bộ quá trình hình thành tƣ tƣởng về đoàn kết lƣơng – giáo ở Việt Nam trong lịch sử tƣ tƣởng của dân tộc. Trong đó, luận văn dừng lại và đặc biệt nhấn mạnh tƣ tƣởng về đoàn kết lƣơng giáo của Hồ Chí Minh. Tƣ tƣởng đó của Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa có tính chất phê phán các tƣ tƣởng trong lịch sử, đồng thời bổ sung thêm nhiều nội dung cho phù hợp với tình hình mới. Nhờ đó tƣ tƣởng đoàn kết lƣơng – giáo của Hồ Chí Minh đã thực sự đƣợc khơi dậy và đóng vai trò quan trong trong tiến trình cách mạng Việt Nam. 6 Luận văn thạc sỹ của tác giả Đinh Việt Hải: Tìm hiểu tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1998. Để làm rõ nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, luận văn đã tập trung phân tích làm rõ những khía cạnh khác nhau trong tƣ tƣởng của Ngƣời nhƣ: mục đích đoàn kết chính là khơi dậy sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam để đáp ứng những nhiệm vụ cấp bách của dân tộc trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Cũng theo luận văn thì để tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc có thể phát huy thế mạnh thì tinh thần đó phải đƣợc đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở thừa nhận vai trò to lớn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm vận dụng phù hợp, có hiệu quả tƣ tƣởng của Ngƣời về đoàn kết trong điều kiện lịch sử mới. + Bài báo khoa học: Tác giả Nguyễn Thanh Tịnh trên Tạp chí Tuyên giáo, có bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc”. Ở bài viết này, tác giả đã khái quát một cách ngắn gọn, súc tích nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, cách thức, tập hợp lực lƣợng và đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể, theo tác giả, trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc cao nhất khi thực hiện đại đoàn kết là đặt lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của toàn dân lên trên hết, trƣớc hết. Theo Ngƣời, đoàn kết toàn dân càng rộng rãi thì thắng lợi càng to, thành tích càng lớn. Vì vậy, trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và trong cách mạng CNXH, phải thƣờng xuyên khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết. Tác giả Hồ Thanh Hải, có bài viết: “Vận dụng tư tưởng Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng ở các cơ quan, đơn vị hiện nay”, đăng trên Tạp chí Lý luận của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng. Bài viết này tập trung phân tích những vấn đề mang tính chất vận dụng quan điểm Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng Đảng ở các cơ quan, đơn vị hiện nay ở góc độ một số bài học nhƣ: đoàn kết quyết định đến hiệu quả công việc, đoàn kết phải chân thành, lâu dài, thân ái giúp nhau cùng tiến bộ, phát huy vai trò, sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội. Không những thế, tác giả còn lƣu ý: “Nước ta hiện nay, đội ngũ cán bộ, đảng viên còn ở tuổi đoàn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Điều này cho thấy rằng, công tác đoàn có một vai trò rất quan trọng trong nhiệm vụ củng cố và tăng 7 cường tinh thần đoàn kết”. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh, đoàn kết trong thanh niên sẽ tạo ra phong trào to lớn thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Đoàn kết, tập hợp thanh niên sẽ tạo cho Đoàn thanh niên sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, một trong những di sản vô giá hiện nay”của tác giả Hà Huy Thông - Học viện Quốc phòng, đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở bài viết này, tác giả khẳng định: tƣ tƣởng đoàn kết của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở phạm vi của quốc gia dân tộc, mà nó vƣợt lên tầm quốc tế và nhân loại. Khi luận giải tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, tác giả khẳng định nó bao gồm nhiều nội dung rộng lớn, sâu sắc, cao đẹp, trong đó trƣớc hết là đoàn kết trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và đoàn kết trong đại gia đình các nước xã hội chủ nghĩa anh em, điều đó đƣợc thể hiện sâu sắc ở mối tình đoàn kết đặc biệt giữa ba nƣớc Việt Nam – Lào Campuchia. Không những thế, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế cao đẹp còn đƣợc thể hiện phong phú, rộng lớn ở tình đoàn kết giữa Việt Nam với nhân dân tiến bộ thế giới. Những nội dung đoàn kết quốc tế cao đẹp ấy có giá trị bền vững, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế sâu sắc, đây chính là một di sản vô giá của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay. Giá trị và ý nghĩa to lớn của di sản này đƣợc thể hiện trên một số vấn đề chủ yếu: góp phần dẫn đƣờng cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tiếp tục đấu tranh giành thắng lợi, là di sản lý luận góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, kỳ thị chủng tộc, sắc tộc hiện nay và tất cả những điều đó chính là cơ sở lý luận trọng yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đƣờng lối đối ngoại, mở rộng quan hệ quốc tế trong thời kỳ mới. Từ những sự phận tích trên, bài báo đi đến khẳng định: “Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, đồng thời là chiến sĩ xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người không chỉ là biểu tượng sáng ngời của đại đoàn kết dân tộc, mà còn là hiện thân rực rỡ của tinh thần đoàn kết quốc tế cao đẹp trong thời đại ngày nay”. Tác giả Đoàn Thế Hanh, trên Tạp chí Cộng sản có bài viết: “Làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc 8 trong điều kiện hiện nay”. Mở đầu bài báo, tác giả khẳng định: “Tư tưởng về phát huy sức mạnh nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và dành nhiều công sức xây dựng. Vì thế, cuộc chiến đấu giải phóng mà dân tộc ta phải đương đầu chống những tên đế quốc sừng sỏ nhất của thời đại trong thế kỷ XX là cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, đã làm nên những chiến thắng huyền thoại”. Vị trí, cũng nhƣ vai trò to lớn của tƣ tƣởng đoàn kết ở Hồ Chí Minh còn đƣợc tác giả tiếp tục khẳng định và luận giải trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời gian vừa qua. Qua đó, tác giả cho rằng để phát triển nhanh, rút ngắn khoảng cách giữa nền kinh tế nƣớc ta với các nƣớc phát triển thì tính chiến lƣợc của vấn đề phát huy sức mạnh nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh phải đƣợc đồng thuận nhận thức và cùng hành động cụ thể từ mỗi cá nhân, từng tập thể đến toàn xã hội. Muốn đạt đƣợc điều đó trƣớc hết, toàn Đảng, toàn dân phải đồng thuận nhận thức sâu sắc về một di sản tinh thần truyền thống quý báu - phát huy sức mạnh nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc mà ông cha ta dày công xây dựng và sử dụng nhƣ một thần khí viết nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc, cần đƣợc nhân lên trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế hiện nay. Hơn nữa, mỗi cá nhân, tập thể, địa phƣơng và cả cộng đồng dân tộc hãy cùng hành động trong thực tế nhằm phát huy sức mạnh nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong mỗi công việc, kế hoạch theo những quyết sách của Đảng, cùng phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết và sự vận dụng tƣ tƣởng đó vào quá trình xây dựng khối đại đoàn kết ở nƣớc ta hiện nay là một hệ vấn đề, nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu của cả trong và ngoài nƣớc. Ở đó, xuất hiện hai hƣớng nghiên cứu chính đó là: nguồn gốc hình thành và nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và tình hình cũng như giải pháp vận dụng, phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện 9 nay. Do có sự khác nhau về mục đích, quan điểm nghiên cứu nên các công trình dù nhiều về số lƣợng, sâu sắc về nội dung, nhƣng cũng chỉ tiếp cận và giải quyết vấn đề ở một chừng mực nhất định. Đặc biệt, đến nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống dƣới góc độ triết học, cũng nhƣ đề xuất một hệ thống giải pháp cơ bản nhằm vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, nhƣ chúng ta đã biết, thực tiễn thƣờng xuyên vận động và phát triển không ngừng và để có thể vận dụng thành công tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh nói chung cũng nhƣ tƣ tƣởng của Ngƣời về đoàn kết nói riêng một cách hiệu quả trong tình hình mới thì việc trở lại nghiên cứu nội dung tƣ tƣởng đó là hết sức cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích: Luận văn tập trung làm sáng tỏ tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết. Đồng thời, làm rõ nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết cũng nhƣ thực trạng của việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết ở nƣớc ta trong thời gian vừa qua. Từ đó, tác giả xin mạnh dạn đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả sự vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết ở Việt Nam hiện nay. + Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Thứ nhất: Làm rõ nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết. - Thứ hai: Làm rõ nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết. - Thứ ba: Từ việc làm rõ thực trạng của việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào xây dựng khối đại đoàn kết ở nƣớc ta trong thời gian vừa qua, luận văn đi đến khẳng định và làm rõ sự cần thiết của việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào quá trình xây dựng khối đại đoàn kết ở Việt Nam hiện nay. - Thứ tư: Đề ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả sự vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết trong giai đoạn hiện nay. 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng: - Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh thông qua các tác phẩm, bài viết, bài phát biểu cũng nhƣ những hoạt động thực tiễn của Ngƣời. - Nhận thức và thực tiễn chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết ở nƣớc ta hiện nay, + Phạm vi: - Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết và sự nhận thức cũng nhƣ vận dụng tƣ tƣởng đó vào quá trình xây dựng khối đại đoàn kết ở Việt Nam hiện nay dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận - phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về xã hội. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dựa vào các phƣơng pháp luận mácxít trong việc nghiên cứu lịch sử tƣ tƣởng, cụ thể là những phƣơng pháp nhƣ phân tích tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử và logic, phƣơng pháp so sánh… 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần khẳng định vai trò to lớn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung và tƣ tƣởng đoàn kết của Ngƣời nói riêng trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thành công có thể làm tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên các khóa sau và những ngƣời quan tâm nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chƣơng và 5 tiết. 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo (2009): Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000): Văn kiện Đảng Toàn tập , Tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Nguyễn Hùng Hậu (2008) Chủ biên: Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000) , Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Tập 11, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh: Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận (8/1962) 12 22. Chuyện kể về Bác Hồ (2002), Tập 5, NXB Nghệ An. 23. Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Tuyển Tập (1993), Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,. 24. Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh (1992), NXB Sự thật, Hà Nội. 25. Tư tưởng Hồ Chí Minh-Di sản văn hóa dân tộc (1995), NXB Quân đội. 26. Nguyễn Thế Kiệt (2008), Xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 6, trang 3 - 10. 27. Vũ Khiêu (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, truyền thống dân tộc và nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Nguyễn Văn Khoa (2008), Đi tới mùa xuân tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên. 29. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hoá và con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đinh Đức Lập: Tư tưởng đại đoàn kết – ngọn đuốc soi đường dân tộc, daidoanket. vn 31. Đinh Xuân Lâm (2008), Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Nguyễn Lân, (1958) Lịch sử giáo dục học thế giới, Nxb Sự thật, Hà Nội 33. Phan Ngọc Liên (2007), Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Bách Khoa, Hà Nội. 34. Luật giáo dục (2006), Nxb Chính trị quốc gai, Hà Nội 35. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Võ Văn Nam (2002), Hồ Chí Minh nói về vấn đề tự học, tự tu dưỡng, tự rèn luyện, Tạp chí giáo dục, số 5, tr11. 37. Phan Đình Nghiệp (2000), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 38. Trần Quy Nhơn (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng cách mạng cho đời sau, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 39. Hồ Sĩ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13 40. Nguyễn Thái Sơn (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Tạp chí Triết học số 5, trang 15 - 19. 41. Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Văn Khánh, Nguyễn Bá Dƣơng (2013), Bác Hồ với giáo dục và thế hệ trẻ, Nxb Mỹ thuật. 42. Phùng Hữu Phú (1995) Chủ biên, Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, NXB CTQG, Hà Nội. 43. Song Thành: Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc (2005), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 45. Nguyễn Văn Thế (2008), Hỏi đáp tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo, Nxb QĐND. 46. Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ Tịch (1976), Tập 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 47. Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh (2000) chủ biên, Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 48. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (1994), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 49. Chu Đức Tính (2008) chủ biên, Hồ Chí Minh - tiểu sử, Nxb CTQG, Hà Nội. 50. Ngô Đăng Tri: 80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam-Những chặng đường lịch sử (2010), NXB Thông tin và Truyền thông. 51. Bế Xuân Trƣờng, Nguyễn Bá Dƣơng (2011), Kế thừa và phát triển trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội. 52. Lê Trọng Tuyến (2011), Giáo dục bồi dưỡng thanh niên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí lý luận chính trị, số 3, trang 8 – 13 53. Nguyễn Hữu Vui (2008), Lịch sử Triết học, Nxb Chính tri Quốc gia. 54. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội. 55. J. Neehrru: Phát hiện Ấn Độ (1990), Tập 2, NXB Văn học, Hà Nội. 56. Phạm Xanh (1990): Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam (1921-1930). Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội. 57. Phạm Xanh: Các Mác với các nước thuộc địa, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5/1998. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan