Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tư tưởng hcm

.DOCX
9
208
108

Mô tả:

Đề tài 2. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu? I. Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 1. Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc: 1.1 Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng thuộc địa - Tính chất của cuộc cách mạng thuộc địa Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước tư bản phương Tây. Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều nhưng họ đều chung một số phận mất nước. Nếu như mâu thuẫn chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa phương tây là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, thì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân. Chính vì vậy mà tính chất cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước thuộc địa trước hết là phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đối tượng của cách mạng thuộc địa đó là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. - Nhiệm vụ của cuộc cách mạng thuộc địa Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc và người thực hiện nhiệm vụ cách mạng đó chính là nông dân. Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo xác định nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Trong đó bao hàm cả giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) do Hồ Chí Minh chủ trì kiên quyết giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, nhấn mạnh đó là “nhiệm vụ bức thiết nhất”, chủ trương tạm gác khẩu hiện “cách mạng ruộng đất”, và chỉ tiến hành nhiệm vụ đó ở một mức độ thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trong những bài nói, bài viết thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc. b) Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc - Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân. - Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành lại quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc. - Tháng 5 - 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ tám chủ trương: “thay đổi chiến lược” từ nhấn mạnh giai cấp sang nhấn mạnh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy, cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mất hàng chục năm bôn ba để tìm đường cứu nước và đã phải bỏ ra khoảng mười năm để tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức ở nhiều nước thuộc địa. Qua cả một quá trình tích lũy bằng vốn sống và học tập không mệt mỏi đó, cùng với một trí tuệ sắc sảo, Hồ Chí Minh đã hình thành nên một hệ thống luận điểm về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa mà có thể nói, đó là cả một sự đóng góp to lớn, góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc có thể tóm tắt thành một hệ thống luận điểm sau đây: Một là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản.Từ đầu những năm 20 thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định rằng muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc thì phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản, và cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Hai là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thành công "trước hết phải có đảng cách mệnh", "đảng có vững cách mệnh mới thành công" "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt", đó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công nông. Bốn là, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc. Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của HCM. Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào CM vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Đây là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác-Lênin, đã được thắng lợi của cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Năm là, CM giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang của nhân dân. Tóm lại, HCM đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống quan điểm mới mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. II. Tìm hiểu về cách mạng vô sản ở chính quốc: 1. Thế nào là cách mạng vô sản ở chính quốc: Bản chất của cách mạng vô sản ở chính quốc là một cuộc cách mạng do giai cấp vô sản ở chính quốc lãnh đạo chống lại ách thống trị của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, thiết lập nên nền chuyên chính vô sản..Các cuộc cách mạng này nhằm giải quyết những mâu thuẫn giai cấp ở các nước chính quốc. 2. Đặc điểm chung của cách mạng vô sản ở chính quốc : - Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc ,các cường quốc tư bản phương Tây không những tiến hành xâm lược thuộc địa mà còn ra sức bóc lột các nông dân ,công nhân –những tầng lớp vô sản trong nươc .Chính vì thế trong nội tạng các nước đế quốc nảy sinh ra mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp vô sản bị áp bức và chủ nghĩa thực dân . _ Kẻ thù chung của giai cấp vô sản trong chính các nươc này là chủ nghĩa đế quốc . -Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản bị áp bức diễn ra mạnh mẽ ,dưới nhiều hình thức và xáy ra mạnh mẽ ở khắp nơi . - Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác –Lê nin và phong trào công nhân trên thế giới là động luuwcj mạnh mẽ cổ vũ các phong trào đấu tranh chống đế quốc của giai cấp vô sản đòi quyền dân chủ diễn ra mạnh mẽ . III. Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc là quan hệ bình đẳng: Thế kỉ XIX, Mác – Awnghen cho rằng: “ Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xóa bỏ”. Đầu thế kỉ XX, Quốc tế cộng sản cho rằng: chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc cách mạng thuộc địa khi cách mạng vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến.  Như vậy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải ngồi chờ cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi. Hồ Chí Minh khẳng định: cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung chủ nghĩa đế quốc. Theo HCM giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ phụ thuộc, hoặc quan hệ chính - phụ. Năm 1925, HCM viết: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” Dựa vào quan điểm của Mác, “sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”. Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: “công cuộc giải phóng anh, em (nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Khối liên minh các dân tộc thuộc địa sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng thế giới. “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa…”. Nguyễn Ái Quốc nhận thức vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và nhờ đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã nói: Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước”... “họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh phân biệt về nhiệm vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ cách mạng đó tuy có khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau Người nêu ví dụ" An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mạng cũng dễ. Và nếu công nông Pháp làm cách mạng thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do Đây là luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.,đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. IV. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động sang tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc: 1. CM giải phóng dân tộc thuộc địa cần được tiến hành chủ động, sáng tạo:  Trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, CNTD, CM thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt, nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn.  Theo HCM: “ Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho 1 liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của CMVS”.  HCM khẳng định: Công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực giải phóng. + HCM vận dụng những nguyên lý mà C.Mác đưa ra : “sự giải phóng của giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được bởi giai cấp công nhân” để khẳng định :” Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Vì thế nên công cuộc giải phóng các dân tộc thuộc địa phải do chính sách các dân tộc đó thực hiện. + Người đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân. Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư tưởng bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài. Tháng 8-1945 khi thời cơ cách mạng xuất hiện, Người kêu gọi : “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” + Người nói : “ Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình… Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” 2. CM giải phóng dân tộc thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc  Theo HCM, giữa CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa và CMVS ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải mối quan hệ lệ thuộc hoặc quan hệ chính phụ.  HCM nhận thấy sự tồn tại và phát triển của CNTB là dựa trên sự bóc lột giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa vì vậy cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc phải kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa thì mới tiêu diệt được hoàn toàn CNTB. Hơn nữa theo đánh giá của HCM trong giai đoạn ĐQCN sự tồn tại, phát triển của CNTB ở chính quốc trước chẳng khác nào đánh rắn đằng đuôi.  CMGPDT có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc vì “ thuộc địa là khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa”. Thuộc địa là khâu yếu nhất vì: + Là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn: Chính sách khai thác thuộc địa hết sức tàn bạo của CNĐQ là mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với CNĐQ ngày càng gay gắt vì vậy mà tiềm năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn. + Tinh thần cách mạng của nhân dân thuộc địa rất cao: Tinh thần yêu nước và CNDT chân chính của các dân tộc thuộc địa là một sức mạnh tiềm ẩn của CMGPDT. Sức mạnh đó nếu được chủ nghĩa Mác-Lênin giác ngộ và soi đường thì CMGPDT ở các nước thuộc địa sẽ có một sức bật rất lớn và có khả năng chủ động cao so với CMVS ở chính quốc. 3. Ý nghĩa: + Đây là luận điểm có ý nghĩa thực tiễn to lớn giúp CMGPDT ở Việt Nam không thụ động, ỷ lại chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà luôn phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực, tự cường nhờ đó mà CMVS giành thắng lợi vĩ đại. + Góp phần định hướng cho phong trào GPDT ở các nước khác trên thế giới thời kỳ đó. V. Liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Luận điểm đó có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt trong cách mạng Tháng tám và 30 năm chiến tranh Cách mạng Việt Nam (19451975) đã chứng minh tinh thần độc lập dân tộc, tự chủ, tính khoa học, tính cách mạng và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Theo luận điểm này của Hồ Chí Minh đảng ta đã thay đổi chiến lược cương quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc hàng đầu. Nắm vững tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh , cả dân tộc Việt Nam đã tiến hành hai cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới suốt 30 năm và đã giành được thắng lợi trước hai kẻ thù lớn mạnh hơn chúng ta rất nhiều đó là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Người đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân, Người đã chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc,tránh tư tưởng bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Tháng 8/1945, khi thời cơ cách mạng xuất hiện, Người kêu gọi: “toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Trong kháng chiến chống thực dân pháp, người nói: “kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình …Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Hồ Chí Minh đã sử dụng quan điểm toàn diện,biện chứng để phân tích,so sánh lực lượng giữa ta và địch.Phát huy và sử dụng sức mạnh của toàn dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân tộc để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, kết hợp các qui luật của khời nghĩa và chiến tranh. Thực tiễn thắng lợi của cách mạng VN và sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã chứng minh quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn VI. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: Quan điểm này thể hiện rõ sự vận dụng sang tạo cảu chủ nghĩa Mác – Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh: do nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản, nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc, đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, sức mạnh của cách mạng thuộc địa, nên khi tiếp thu và vận dụng các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã luận giải đúng đắn về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc và đưa ra luận điểm: cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là một trong những sáng tạo lý luận đặc sắc của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin. Quan điểm này góp phần khắc phục hạn chế nhận thức của Quốc tế cộng sản lúc đóvề vị trí của cách mạng giải phóng dân tộc, bổ sung vào kho tang lý luận thế giới Luận điểm này của Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất quan trọng. Đó là cơ sở để Đảng ta tin tưởng và quyết tâm tổ chức lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cách mạng để tự giải phóng khỏi ách đế quốc xâm lược và khỏi nghèo nàn lạc hậu. Đó cũng chính là cơ sở của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Nhờ tinh thần đó mà cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. Thực tế là sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam không phải giải quyết ở Pháp hay ở Nhật, ở Mỹ mà là ở Việt Nam, là do thành quả cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Tất nhiên, trong cuộc đấu tranh để đi đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam không thể không nói tới vai trò của đoàn kết quốc tế, đặc biệt là đoàn kết với giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở chính những nước có bọn đế quốc, thực dân đi xâm lược, nô dịch, nhưng trong sự đoàn kết đó, cách mạng Việt Nam vẫn luôn tích cực chủ động, không ỷ lại vào bên ngoài và đã thực hiện theo đúng phương châm Hồ Chí Minh đã từng đưa ra là “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Và cách mạng nước ta đã giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở Pháp, Nhật, Mỹ; đã góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước đó và các nước khác trong cuộc đấu tranh để đi đến giải phóng hoàn toàn. Trong thời kỳ hiện nay, khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới vì chủ nghĩa xã hội, thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên toàn cầu hóa thì luận điểm đó của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, dân tộc Việt Nam khi tham gia toàn cầu hóa cần phải nêu cao tinh thần chủ động, tích cực, khai thác tốt những tiềm năng nội lực đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, giúp đỡ của quốc tế, nhưng không bị động và ỷ lại bên ngoài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan