Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức...

Tài liệu Tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức

.DOCX
120
192
106

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA TRẦN TRỌNG KIM ........................................................... 11 1.1. Điều kiện chính trị, xã hội Việt Nam và thế giới đầu thế kỷ XX ....... 11 1.1.1. Tình hình chính trị, xã hội thế giới đầu thế kỷ XX ........................ 11 1.1.2. Tình hình chính trị, xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ..................... 15 1.2. Tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng của Trần Trọng Kim .................................. 25 1.2.1 Giá trị truyền thống dân tộc ................................................................................... 25 1.2.2. Tư tưởng phương Đông ................................................................. 30 1.2.3. Tư tưởng phương Tây ................................................................... 35 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Trọng Kim ....................................... 38 1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Trọng Kim ................................ 38 1.3.2. Tác phẩm của Trần Trọng Kim ..................................................... 40 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƢ TƢỞNG CỦA TRẦN TRỌNG KIM VỀ LUÂN LÝ, ĐẠO ĐỨC .................................................. 45 2.1. Một số khái niệm .................................................................................... 45 2.1.1. Khái niệm Đạo đức ....................................................................... 45 2.1.2. Khái niệm Luân lý ......................................................................... 50 2.2. Tƣ tƣởng của Trần Trọng Kim về Luân lý ......................................... 51 2.2.1. Quan niệm về bổn phận đối với gia tộc ........................................ 51 2.2.2. Quan niệm về Bổn phận đối với học đường.................................. 61 2.2.3. Quan niệm về bổn phận đối với xã hội ......................................... 67 2.3. Tƣ tƣởng của Trần Trọng Kim về đạo đức ......................................... 75 2.3.1. Quan niệm về lòng nhân ái ........................................................... 76 2.3.2. Quan niệm về thiện – ác ................................................................ 79 2.3.3. Quan niệm về nghĩa vụ đạo đức ................................................... 82 2.4. Một số giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim ...................................................................................................... 85 2.4.1. Về mặt giá trị............................................................................... 85 2.4.2. Về mặt hạn chế ............................................................................ 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Luân lý, đạo đức là thước đo giá trị của con người trong xã hội loài người mọi thời đại. Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Quá trình đó đã rèn luyện và hun đúc nên những thế hệ con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân để cứu nước, thương yêu con người, thương yêu đồng loại, có tinh thần chịu đựng gian khổ, khó khăn.....Những đức tính đó đã trở thành truyền thống mà hàng ngàn đời nay, những thế hệ con người Việt Nam đã nâng niu, giữ gìn đó là những giá trị tinh thần, tư tưởng, tâm lý như lòng yêu nước, tính cần cù, sáng tạo, hài hước, trọng nhân nghĩa, kính thầy, ham học...những giá trị đó có tác dụng củng cố, phát triển quan hệ xã hội và hoàn thiện nhân cách con người. Đó là những giá trị luân lý, đạo đức truyền thống đáng tự hào của người Việt Nam từ xa xưa. Nước ta hiện nay đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với đó là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế trị trường là một bước tiến, là thành tựu văn minh của nhân loại. Nước ta mở cửa giao lưu với thế giới, tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ và tiếp xúc với văn hóa, lối sống hiện đại của thế giới. Chính vì vậy mà trong hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta có những bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, những mặt trái của cơ chế thị trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện đại bao gồm nhiều thành phần như: học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai đất nước, trong đó có cả một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhìn chung, các giá trị luân lý, đạo đức Việt Nam đang có sự biến đổi nhanh chóng, đảo lộn, phức tạp có cả biến đổi tích cực, lẫn tiêu cực như hiện tượng chủ nghĩa cá nhân lấn áp chủ nghĩa tập thể, khuynh hướng coi trọng lợi ích, giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần, tình cảm; trọng danh lợi hơn trọng danh tình nghĩa, coi thường giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, vì đồng tiền mà chà đạp lên tất cả, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên quan liêu, cửa quyền, kèn cựa địa vị, cục bộ, địa phương, bè phái mất đoàn kết nghiêm trọng...Trước những biến thể đó, việc xem xét, đánh giá lại những tư tưởng luân lý, đạo đức của các nhà tư tưởng, học giả từ xưa cho đến nay là hết sức cần thiết. Trong dòng chảy lịch sử tư tưởng Việt Nam, đầu thế kỷ XX Trần Trọng Kim được coi là một trong những học giả danh tiếng, một nhà giáo dục, một nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, ông đã có những đóng góp nhất định trong các lĩnh vực tư tưởng. Đặc biệt phải kể đến tư tưởng giáo dục nói chung và tư tưởng giáo dục luân lý, đạo đức nói riêng. Cho đến ngày nay nó vẫn con những giá trị nhất định trong đời sống của mỗi con người. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Tư tưởng của Trần Trọng Kim về Luân lý, Đạo đức” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những đóng góp cũng như cống hiến của Trần Trọng Kim được rất nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Có rất nhiều các công trình, bài viết khoa học của các chuyên gia, các học giả từ trước tới nay đã ngày càng đánh giá xác đáng vị trí, vai trò, giá trị của những tư tưởng đó. Hướng thứ nhất, các công trình, các cuốn sách, luận văn, luận án nghiên cứu về luân lý, đạo đức. Cuốn “Giáo trình Đạo đức học” của Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Thế Kiệt đã định nghĩa một cách khái quát: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đặc trưng cơ bản của đạo đức là ý thức, hành vi, năng lực, sự tự nguyện, tự giác của con người đối với con người và đối với xã hội. Cuốn sách “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc, các tác giả đã chỉ rõ mặt tích cực của nền kinh tế thị trường là đã tạo ra những điều kiện tối ưu cho sự phát triển, song mặt khác kinh tế thị trường đã có những tác động tiêu cực nhất định tới các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức. Cuốn sách “Tập bài giảng đạo đức học” của tác giả Phạm Văn Chung đã góp phần làm sáng tỏ và cụ thể hơn về lịch sử, lý luận và thực tiễn những vấn đề, nội dung đạo đức cơ bản vốn được nêu lên và giải đáp trong lịch sử và lý luận đạo đức như: bản chất, tính chất, nguồn gốc, cơ sở của đạo đức, các phạm trù thiện, ác, hạnh phúc, lương tâm, nghĩa vụ, lẽ sống. Tác giả đã xem xét mối liên hệ bên trong giữa các phạm trù, quan niệm đạo đức học theo một trình tự nhất định trong hệ thống của chúng và cuối mỗi bài thường có sự nhận định về vị trí, ý nghĩa của mỗi phạm trù, quan niệm sau này. Cuốn sách “Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam” của tác giả Trần Văn Giàu, đã phân tích sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc và sự vận động của quần chúng qua những giai đoạn lịch sử Việt Nam. Theo tác giả, mục đích tìm hiểu giá trị tinh thần truyền thống không chỉ là tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc, mà còn nhằm mục đích thiết thực là góp phần xây dựng con người trong giai đoạn lịch sử cách mạng hiện nay, phục vụ cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám” của tác giả Trần Văn Giàu. Đây là một bộ sách gồm 3 tập. Tập I Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử. Trong tập này tác giả tập trung bàn về tư tưởng và đấu tranh tư tưởng ở nước ta trong thể kỷ XIX, nhìn chung hệ ý thức phong kiến như là: “bao sân”: nó là chính, nó là thống trị tất cả. Tình hình bao sân đó không còn nữa khi lịch sử đi sâu vào thể kỷ XX. Vào thế kỷ XX, về phía người Việt Nam, thấy lưu hành hệ ý thức tư sản và hệ ý thức vô sản, hai hệ ý thức đó tuy xuất hiện không đồng thời, tuy phát triển không đồng đều nhưng cả hai đều hoạt động trong điều kiện lịch sử giống nhau, ít nhiều ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy vậy trong Tập II Hệ ý thức tư sản và sự vất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, tác giả không bàn một lượt đến cả hai hệ ý thức tư sản và vô sản mà chỉ chuyên bàn về một hệ ý thức tư sản, các dạng của nó, các biểu hiện của nó, sự chuyển biến của nó trong ngót nửa thế kỷ, tất cả đều được soi rọi dưới ánh sáng của tiêu chuẩn giải phóng dân tộc. Chính vì vậy mà khi nói đến tư tưởng dân tộc cải lương và tư tưởng dân tộc Cách mạng Việt Nam vào những năm 20 mà chúng ta không nhấn mạnh vào sự nghiệp tư tưởng, lý luận của cụ Nguyễn Ái Quốc, ấy là vấn đề rất quan trọng đó sẽ được trình bày trong Tập III viết về thành công của chủ nghĩa Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ triết học “Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay” của tác giả Lê Thị Thủy, đã đề cập đến mối liên hệ giữa đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách; sự phát triển và nhân cách con người Việt Nam hiện nay dưới sự tác động của đạo đức. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sĩ triết học “Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” của tác giả Mai Thị Quý đã phân tích rõ thực chất, đặc trung và tính hai mặt của toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay, phân tích những biến động của các giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, luận chứng về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc kế thừa một số giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và nêu rõ những nội dung cơ bản của sự kế thừa đó như: giá trị truyền thống yêu nước, giá trị truyền thống gia đình, giá trị truyền thống nhân văn, đoàn kết, hiếu học, cần cù tiết kiệm của nhân dân ta. Bài viết “Quan hệ giữa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức” của tác giả Lê Thị Lan, từ chỗ cho rằng, thực tiễn dân tộc nào dung hòa được các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại thì dân tộc đó sẽ phát triển. Hay nói cách khác, tìm được phương thức biểu hiện mới của giá trị truyền thống trong thời hiện đại thì sẽ phát triển. Các giá trị truyền thống dân tộc cần phải được biến đổi cho phù hợp với thời đại mới. Tuy nhiên, trong quá trình biến đổi đó cần phải có sự gạn lọc, kế thừa phát triển những giá trị truyền thống, kết hợp với những giá trị mới mang tinh thần của thời đại. Tác giả đi đến khẳng định: “Việc giải quyết mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại không thể dựa trên ý muốn chủ quan của các nhà lý luận, mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn, dựa vào nền tảng kinh tế xã hội mà các giá trị mới hoặc cũ được thừa nhận, phát triển hay loại bỏ. Trong đó tác giả đã khẳng định tinh thần yêu nước là một đặc trưng cản bản nhất của giá trị truyền thống Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự biến đổi hệ giá trị của dân tộc Việt Nam. Bài viết “Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc” của tác giả Nguyễn Văn Huyên, đã khẳng định tính bền vững, trường tồn của các giá trị truyền thống, trong đó có giá trị đạo đức, cũng như vai trò, sự cần thiết phải bảo vệ, giữ gìn, kế thừa và phát huy chúng trong quá trình xây dựng xã hội mới. Bài viết “Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế” của tác giả Đặng Hữu Toàn đã phân tích chỉ ra sự tác động tích cực, tiêu cực của nền kinh tế thị trường đến đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống và nếp sống văn hóa vận động, biến đổi không ngừng. Điều đó, đặt ra việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trở nên cấp bách và cần thiết. Bài viết “Về luân lý xã hội ở nước ta (trích Đạo đức và luân lý Đông Tây)” của Phan Châu Trinh. Trong bài viết luân lý xã hội mà tác giả muốn đề cập đến trong đoạn trích này có nội dung gắn liền với lợi ích chung, là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong đoàn thể về sự tiến bộ xã hội. Theo ông, muốn có luân lý xã hội thì phải biết gây dựng đoàn thể để tự do bảo vệ quyền lợi của mình và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Phải bỏ thói dựa dẫm vào quyền thế, chấm dứt nạn mua danh bán tước hòng có được vị trí ngồi trên, ăn trước. Phải đánh đổ chế độ vua quan thối nát làm bại hoại luân lý xã hội, khiến tư tưởng cách mạng không thể nảy nở và nước ta không có được tự do, độc lập. Điều tác giả đề nghị trong hoàn cảnh xã hội lúc đó có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết. Có thể nói, giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của mỗi dân tộc, là toàn bộ những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen đạo đức tốt đẹp có tác động tích cực tới cộng đồng, được truyền từ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác mang tính tự nguyện. Hướng thứ hai, các công trình nghiên cứu chung về Trần Trọng Kim Với các công trình nghiên cứu đã công bố về cuộc cách mạng Tháng Tám và về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1940 – 1945, các tác giả đều có đề cập đến lịch sử và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim dưới những góc nhìn khác nhau, nhưng nhìn chung mới chỉ dừng lại ở mức đơn giản. Trước tình hình đó, PGS.TS Phạm Hồng Tung đã cho ra đời tác phẩm: “Nội các Trần Trọng Kim”. “Cuốn sách trình bày một cách toàn diện, sâu sắc và cụ thể về hoàn cảnh, nguyên nhân ra đời, các chủ trương, chính sách và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim từ khi nó được Hoàng đế Bảo Đại chính thức phê chuẩn thành lập ngày 17/4/1945 cho đến phiên họp cuối cùng ngày 23/8/1945 và đề xuất cách tiếp cận, đánh giá mới về bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của Nội các này. Cuốn sách nêu rõ: Nội các Trần Trọng Kim và toàn bộ hệ thống chính quyền bản xứ do nó đứng đầu là một bộ phận hợp thành cuộc đảo chính ngày 9/3/1945. Vì vậy, lực lượng yêu nước và cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh lãnh đạo đã khôn khéo và dũng cảm, thông qua cuộc ngoại giao đầy sáng tạo mà trung lập hóa được gần 100 nghìn quân Nhật, đồng thời lật đổ hoàn toàn hệ thống chính quyền do Nội các Trần Trọng Kim đứng đầu chính là phương thức mà nhân dân ta vùng lên “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, “lấy lại nước Việt Nam tư tay Nhật” một cách nhanh gọn và ít đổ máu – như Hồ Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong bản “Tuyên ngôn độc lập lịch sử” . Phạm Hồng Tung (2009), Hoàng Xuân Hãn với nội các Trần Trọng Kim. Bài viết này được đăng lên tạp chí Xưa và Nay, số 328 (2009). Trong bài viết này tác giả đã giới thiệu Hoàng Xuân Hãn là một trí thức Tây học mà như ông từng nhận xét: “Có đủ tài cán để chuyên nghề, nhiều lòng muốn phục vụ Tổ quốc”. Giống như nhiều trí thức thuộc thế hệ của ông, Hoàng Xuân Hãn có cách yêu nước và phụng sự dân tộc riêng của mình. Trong bài viết, tác giả cũng đưa ra những lý do mà Hoàng Xuân Hãn tham gia vào nội các Trần Trọng Kim. Ngô Tất Tố (1940), Phê bình nho giáo Trần Trọng Kim. Trong bài viết Ngô Tất Tố nghiêm khắc phê bình Trần Trọng Kim mà ông cho rằng có nhiều chố chưa thấu đáo tính yếu tính của Khổng giáo nhưng Ngô Tất Tố cũng dành nhiều lời khen ngợi cho Trần Trọng Kim đã có một tác phẩm xứng tầm. Ông cũng đưa ra lời nhận xét: “Nho giáo tuy có nhiều chỗ sai lầm, nhưng mà cái sai lầm ấy phần nhiều ở cuốn thứ nhất. Từ cuốn thứ hai trở đi hầu hết dịch theo sách Tàu, không bị sai lầm mấy lỗi. Nếu đem cộng mà trừ với tội, thì nó vẫn là có công với nền văn học nước nhà. Có lẽ thứ sách học thuật tư tưởng đời cổ của mình, ngoài bộ này cũng khó mà có bộ thứ hai”. Một số bài viết về Trần Trọng Kim trên các tạp chí: Trong bài viết “Trần Trọng Kim với “Việt Nam sử lược” (Tạp chí Xưa và Nay, số 346, tháng 12, 2009, tác giả Mai Khắc Ứng trong khi tập trung phê phán tệ nạn viết sử giáo điều, thiếu tôn trọng sự thật đã đưa ra nhiều lý do để biện hộ cho Trần Trọng Kim về các mặt, rồi đi đến kết luận dứt khoát: “Với tôi, Trần Trọng Kim qua Việt Nam sử lược là một người yêu nước thành tâm, một nhà sử học chân chính, trung thực, một người cầm bút có nhân cách, một học giả xuất sắc đã cống hiến phần trí tuệ, chi ít cho các thế hệ nửa đầu thế kỉ XX và chính phủ Trần Trọng Kim là sản phẩm của tình thế với hoài bão của lớp nhân sĩ trí thức cũ biết lường trước họa binh đao nên tha thiết nhân nhượng, dung hòa”. Tư tưởng giáo dục của ông được bàn khá lẻ tẻ trong một số bài viết như: Trần Văn Chánh (2013), Học giả Trần Trọng Kim, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 6-7, tr104-105. Vũ Ngọc Khánh (2009), Bàn thêm về Trần Trọng Kim Trong các công trình kể trên các tác giả mới dừng lại ở việc nghiên cứu Trần Trọng Kim trên khía cạnh chính trị, nhà sử học, nhà nghiên cứu. Nghiên cứu Trần Trọng Kim với tư cách học giả, nhà giáo dục, là nhà tư tưởng thì chưa từng có một công trình nghiên cứu công phu nào.Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng luân lý, đạo đức của ông là hết sức cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Luận văn phân tích nội dung những quan niệm cơ bản luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim, từ đó chỉ ra một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng của ông. 3.2 Nhiệm vụ Làm rõ những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của Trần Trọng Kim. Hệ thống và phân tích nội dung những quan niệm cơ bản luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim. Đánh giá những giá trị và hạn chế tư tưởng luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nội dung giá trị tư tưởng luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim. Phạm vi nghiên cứu: qua một số tác phẩm của Trần Trọng Kim bàn về luân lý, đạo đức. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý, quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề luân lý, đạo đức. Phương pháp luận: dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn đã sử dụng các phương pháp: logic – lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa... 6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của luận văn Góp phần tìm hiểu, hệ thống hóa, làm sâu sắc hơn tư tưởng luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục luân lý, đạo đức. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 2 chương, 7 tiết. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA TRẦN TRỌNG KIM 1. 1 Điều kiện chính trị, xã hội Việt Nam và thế giới đầu thế kỷ XX 1.1.1 Tình hình chính trị, xã hội thế giới đầu thế kỷ XX Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Từ giữa thế kỷ XIX, các nước phương Tây đã tăng cường xâm chiếm thuộc địa để đáp ứng những yêu cầu phát triển của các nước đế quốc. Đến đầu thế kỷ XX “ miếng bánh ngon” thuộc địa đã được các nước đế quốc phân chia rõ ràng. Sự xâm lược và thống trị của các nước đế quốc đối với các nước thuộc địa đã tạo ra mâu thuẫn dân tộc. Cuộc chiến tranh thứ nhất (1914 -1918) về thực chất chỉ là một cuộc chiến tranh phân chia thế lực, khu vực ảnh hưởng và các thuộc địa giữa các cường quốc đế quốc. Ngày 18 – 1 – 1919, đại diện của các nước thắng trận và bại trận trong hai phe Đồng minh và Hiệp ước đã tổ chức họp tại Vecxai gần thủ đô nước Pháp để phân chia quả thực chiến tranh. Nước Anh, rồi đến Pháp giành được nhiều quyền lợi nhất. Còn những nước bại trận, điển hình là Đức vừa mất các thuộc địa, vừa phải bồi thường các chi phí chiến tranh. Từ đầu những năm 20 trở đi, các nước tư bản bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế. Đây là thời kỳ ổn định cục bộ và tạm thời của chủ nghĩa tư bản thế giới. Chiến tranh thế giới đã làm thay đổi vị trí và tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc, đồng thời còn đưa đến một hệ quả ngoài ý muốn của tất cả các nước tư bản. Đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi dẫn đến sự ra đời của Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Về ý nghĩa, cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã mở đầu một thời đại mới, thời đại cách mạng giải phóng thuộc địa, các nước bị áp bức trên thế giới liên minh với giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản làm cách mạng. . Do ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc ở các tư bản phương Tây đã dâng lên mạnh mẽ. Do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, từ năm 1918 trở đi, tại nhiều nước ở Châu Âu, các đảng Cộng sản đã lần lượt được thành lập. Ở châu Á, tháng 3 – 1919, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Triều Tiên chống Nhật bùng nổ. Sang tháng 5 – 1919, phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc nổ ra và lan rộng khắp Trung Quốc, thu hút hàng triệu người tham gia. Tại Ấn Độ, phong trào bất hợp tác chống ách thống trị của thực dân Anh cũng đã nhận được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong nhiều năm. Tuy nhiên, từ những năm 1924 – 1925 trở đi, phong trào cách mạng thế giới tạm thời lắng xuống. Đối với các nước đế quốc, đây là thời kỳ vừa ra sức khôi phục, phát triển kinh tế, vừa tìm cách bao vây, phá hoại Liên Xô – thành trì của cách mạng thế giới. Từ giữa những năm 30 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã kết thúc, nhưng hậu quả của nó vẫn còn tác động nặng nề đến nhiều nước trên tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn trong lòng mỗi nước tư bản và mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh đó, giới cầm quyền một số nước tư bản đã đối phó bằng cách đưa đất nước vào con đường phát xít hóa. Chúng chuyển toàn bộ nền kinh tế sang phục vụ cho guồng máy chiến tranh, thi hành những chính sách mị dân, lừa phỉnh, kết hợp với sử dụng bạo lực đàn áp lực lượng tiến bộ trong nước và những người chống đối, gieo rắc tư tưởng sôvanh, phân biệt chủng tộc. Chúng chuẩn bị chiến tranh để nô dịch, cướp bóc các dân tộc khác. Thế lực phát xít ngày càng bành trướng. Chủ nghĩa phát xít hình thành đầu tiên ở Italia từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (cuối năm 1922. Chủ nghĩa phát xít Đức ra đời ở Châu Âu sau củng khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1933. Với sự kiện Adolf Hitler (1889 – 1945), thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức (đảng phát xít) lên nắm chính quyền tại nước Đức vào ngày 30 – 1 – 1933 được ghi nhận như một mốc lịch sử quan trọng, mở đầu cho sự hình thành của đế chế phát xít, lò lửa chiến tranh lớn nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Ngay sau khi lên nắm chính quyền, Hitler đã lập tức thủ tiêu chế độ đại nghị ở nước Đức, thiết lập chế độ thống trị quân phiệt, độc tài và sử dụng vũ lực tối đa để tiêu diệt bất cứ lực lượng đối lập nào. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản hình thành năm 1932. Năm 1937, Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc. Giới quân phiệt Nhật tích cực chuẩn bị chiếm toàn bộ Trung Quốc, tranh giành quyền lợi của Anh, Pháp, Mĩ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các thế lực phát xít trên thế giới liên kết kí với nhau thành một khối. Ngày 25 – 11 – 1936, Nhật Bản và Đức kí kết “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”. Tháng 11 – 1937, Italia cũng tham gia kí Hiệp ước này. Trục phát xít Béclin – Tôkyô – Roma hình thành. Chủ nghĩa phát xít còn xuất hiện ở nhiều nước khác như Ba Lan, Bungari, Nam Phi, Hunggari, Rumani...bành trướng sang cả Tây Ban Nha, Pháp, Mĩ, Anh. Họa phát xít và nguy cơ chiến tranh đe dọa loài người. Ngày 3 – 9 – 1939 Anh và Pháp cùng tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ. Ngày 10 – 6 – 1940, quân Đức ào ạt tấn công nước Pháp. Ngày 14 – 6 – 1940, Pari được tuyên bố là “thành phố bỏ ngỏ”, quân Đức chiếm được thủ đô nước Pháp tương đối dễ dàng. Ngày 22 – 6 – 1940, Hiệp định đình chiến được ký kết. Ba phần năm lãnh thổ nước Pháp bị quân Đức chiếm đóng. Phần còn lại thuộc quyền quản lý của Chính phủ Pháp do Petain đứng đầu với thủ phủ đóng ở Vichy. Việc nước Pháp bị đánh bại, phải đầu hàng phát xít Đức và bị quân Đức chiếm đóng là một biến cố đặc biệt quan trọng trong lịch sử nước Pháp, có tác động trực tiếp mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử Việt Nam nằm trong liên bang Đông Dương. Trong thế kỷ này, cũng cần phải nhắc tới sự phát triển của khoa học – kĩ thuật cùng với những thành tựu của nó. Cùng với nó là sự phát triển của tư văn hóa, tư tưởng của các nước phương Tây tuy đóng góp cho văn minh nhân loại nhưng vẫn không giấu được những ý đồ, ham muốn cho bản chất bóc lột và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc: sự phát minh các vũ khí chiến tranh ngày càng tinh vi, hiện đại với sự hủy diệt hàng loạt, sức chiến đấu cao... Đối với các nước phương Đông, các nước tư bản bắt đầu trực tiếp đe dọa, thực hiện xâm lược. Thời kỳ này, nền kinh tế của các nước phương Đông chủ yếu vẫn dựa trên nền nông nghiệp lúa nước theo phương thức tổ chức sản xuất dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế hộ gia đình và đơn vị kinh tế cộng đồng công xã nông thôn. Thủ công nghiệp và thương nghiệp ra đời sớm nhưng dù có phát triển thì cũng không tạo ra một bước ngoặt đáng kể nào, nó còn bị cản trở bởi các chính sách nhà nước phong kiến như: “trọng nông, ức thương”, “dĩ nông vi bản”, “bế quan tỏa cảng”. Cơ cấu xã hội điển hình của các nước phương Đông gồm các giai cấp, tầng lớp điển hình: vua chúa, quý tộc, quan lại, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, trí thức chủ yếu là các nho sĩ, cao tăng. Sự xâm lược của các đế quốc phương Tây đã tàn phá xã hội truyền thống của các nước Phương Đông đồng thời nó cũng tạo ra trong xã hội phương Đông mầm mống của một cơ cấu xã hội mới, kiến trúc thượng tầng mới. 1.1.2 Tình hình chính trị, xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX * Bối cảnh chính trị Nửa cuối thế kỷ XIX, nước Pháp tiến nhanh vào giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, thành công trong việc hình thành một hệ thống thuộc địa lớn thứ hai sau nước Anh. Đối với Việt Nam, thực dân Pháp đã mất một thời gian dài từ 1858 đến 1883 để hoàn thành sự xâm lược Việt Nam. Từ cuối thế kỷ XIX, phong trào khởi nghĩa vũ trang từ Nam chí Bắc với cuộc khởi nghĩa cuối cùng của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo bị trong tình thế bao vây, o ép nên đến tháng 12-1897 buộc phải đình chiến lần thứ hai với kẻ thù. Thực dân Pháp cố tranh thủ thời gian này chuẩn bị mọi điều kiện triệt hạ pháo đài cuối cùng của phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta. Thực dân Pháp đã hoàn thành về căn bản công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự, và trong bối cảnh đó có thể bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam nói riêng cũng như Đông Dương nói chung một cách quy mô. Để phục vụ kịp thời và đắc lực cho công cuộc khai thác và bóc lột kinh tế, thực dân Pháp chú ý tới hai yếu tố chính trị “chia để trị” và “dùng người Việt trị người Việt”. Thực dân Pháp thành lập liên bang Đông Dương bao gồm có: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa. Việt Nam bị chia cắt làm 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kỳ. Trong đó Bắc Kỳ và Trung Kỳ là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức; Nam Kỳ là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm chính quyền cùng Lào và Campuchia. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ở Châu Âu, rồi nhanh chóng lan nhanh ra khắp thế giới, lôi cuốn vào vòng chiến hầu hết các nước đế quốc và thuộc địa. Nước Pháp tham chiến, vì vậy phải huy động tối đa sức người, sức của trong nước và các nước thuộc địa để cung cấp cho nhu cầu chiến tranh. Thuộc địa Việt Nam chịu chung số phận đó. Chiến tranh bùng nổ, các nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam một mặt ra sức củng cố và mở rộng chỗ dựa xã hội, mặt khác tăng cường hơn nữa mọi hoạt động đề phòng và đàn áp những cuộc cách mạng có thể xảy ra trong khi chúng đang bận tham chiến, để trên cơ sở đó có điều kiện mọi thủ đoạn bắt người, vét ném vào lò lửa chiến tranh Pháp. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Một số ngành kinh tế mới như ngân hàng, công nghiệp chế biến, cơ khí đã hình thành. Các đô thị được mở mang, các lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản cũng ra đời và ngày càng phát triển. Về đối ngoại, thời gian cuối chiến tranh, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương chủ trương đòi nới rộng thêm quyền hạn cho Toàn quyền về nội trị và ngoại giao (được tự do giao dịch với các nước khác trên thế giới, nhất là với các nước láng giềng châu Á, không cần thông qua các bộ Thuộc địa như trước). Chính quyền Đông Dương tăng cường hoạt động ngoại giao với các nước trong khu vực: mở các cuộc thương thuyết với chính phủ Trung Hoa để phối hợp đàn áp, tiêu diệt các tổ chức cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc. Tóm lại, những cải cách chính trị của chính quyền thực dân ở Việt Nam trong những năm chiến tranh nhằm ổn định thuộc địa, huy động tiềm năng thuộc địa phục vụ cuộc chiến tranh ở nước Pháp. Để thực hiện được việc đó, chính quyền thuộc địa đã thực hiện một, số chính sách mua chuộc tầng lớp thượng lưu, quan lại bản xứ, xây dựng cơ sở xã hội vững chắc ở Việt Nam. Đồng thời họ cũng cấu kết với các thế lực phản động trong khu vực, đàn áp, cô lập phong trào cách mạng Việt Nam. * Sự thay đổi về cơ cấu xã hội Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác trên quy mô lớn từ đầu thế kỷ XX đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có những biến chuyển quan trọng. Phương thức bóc lột mới theo lối tư bản chủ nghĩa đã được du nhập vào Việt Nam, bắt đầu xâm nhập các khu vực kinh tế nông, công thương nghiệp. Đồng thời, phương thức bóc lột cũ theo lối phong kiến cổ truyền cũng được thực dân Pháp cố tình duy trì để mang lại lợi ích cho chúng. Sự kết hợp giữa hai phương thức bóc lột đó đã dẫn tới sự hình thành phương thức bóc lột thuộc địa bảo đảm siêu lợi nhuận tối cao cho thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Trong bối cảnh đó, xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX cũng bắt đầu thay đổi khá nhanh. Nhân dân lao động bị bần cùng hóa, xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc, nông thôn và thành thị đều có những biến chuyển rõ rệt. Đối với người Việt Nam, kết cấu xã hội theo tứ dân: sĩ, công, nông, thương dần bị xóa bỏ thay vào đó sự phân chia theo giai cấp dựa vào quyền lợi kinh tế và quan hệ dựa trên kiến trúc thượng tầng phương Tây: Giai cấp địa chủ: Được thực dân Pháp nâng đỡ, ưu thế kinh tế và chính trị của địa chủ Việt Nam tăng lên. Một số người kinh doanh công thương nghiệp xuất thân từ địa chủ vẫn giữ lấy một phần ruộng đất để phát canh thu tô. Một số ít khác, đề phòng công việc kinh doanh bấp bênh, cũng mua một ít ruộng đất cho phát canh thu tô. Như vậy, ngoài địa chủ Pháp, địa chủ nhà thờ, địa chủ quan lại, địa chủ thường còn có địa chủ kiêm công thương. Tuy nhiên, giai cấp địa chủ thời kỳ này cũng có sự phân hóa sâu sắc, một bộ phận địa chủ trở thành chỗ dựa vững chắc cho thực dân ngoại bang, ra sức đàn áp, bóc lột nông dân. Thực dân Pháp muốn tạo cho mình một hậu thuẫn chắc chắn nên có các chính sách ưu đãi đối với địa chủ và phong kiến quan liêu. Các quan lại, hào, lý là lớp người thừa hành mẫn cán giúp thực dân Pháp can thiệp một cách có hiệu quả vào các tổ chức làng, xã vốn xa lạ với thực dân người Pháp. Tầng lớp này đã giúp chính quyền thực dân cai trị chặt chẽ xã hội mà lại tránh tiếp xúc trực tiếp với dân chúng, vốn căm thù thực dân đế quốc. Thực dân Pháp tiến hành cải lương hương chính nhằm từng bước đưa giai cấp địa chủ mới, sản phẩm của chế độ giáo dục thực dân lên thay thế lớp địa chủ cũ . Giai cấp nông dân: chiếm tới 90 % dân số, họ bắt đầu tác động bởi nền kinh tế nửa thực dân, nửa phong kiến. Tư bản và địa chủ tay sai cướp trắng trợn ruộng đất của nông dân trong các làng, xã. Ruộng đất bị tập trung làm đồn điền nông nghiệp (trồng lúa) vẫn áp dụng chế độ bóc lột phong kiến cũ, phát canh thu tô với các tá điền, giống hệt như các địa chủ người Việt vì chúng nhận thấy đó là cách làm ăn ít tốn kém, chắc ăn và nhiều lời nhất. Thêm vào đó, nạn sưu cao, thuế ngày một nặng, nạn cho vay lãi và cầm cố vẫn duy trì làm cho nông dân xơ xác, cuối cùng còn mảnh đất, mảnh vườn nào cũng bị tước đoạt. Thực dân Pháp lại không chú ý đến việc đắp đê, nạn đê vỡ, lụt lội xảy ra liên miên, trong hoàn cảnh đó đời sống nông dân càng thêm điêu đứng. Những cuộc đấu tranh của nông dân ở nhiều vùng đã nổ ra dữ dội, quyết liệt nhưng không có tổ chức nên đều thất bại; song tinh thần đấu tranh chống đế quốc, phong kiến thì không bao giờ ngừng. Công nhân: là giai cấp mới xuất hiện với lực lượng mới rất mỏng. Công, thương nghiệp phát triển đã dẫn đến sự nảy sinh lớp người làm thuê ăn lương, trong đó có một số đã trở thành những người vô sản công nghiệp hiện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng