Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tự truyện việt nam đương đại nghiên cứu từ xã hội học văn học...

Tài liệu Tự truyện việt nam đương đại nghiên cứu từ xã hội học văn học

.PDF
195
205
132

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ TÂM TỰ TRUYỆN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI: NGHIÊN CỨU TỪ XÃ HỘI HỌC VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62. 22. 01. 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh Hà Nội, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ TÂM TỰ TRUYỆN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI: NGHIÊN CỨU TỪ XÃ HỘI HỌC VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62. 22. 01. 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong Luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Hoàng Thị Tâm LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án luận này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu từ phía Thầy Cô, đồng nghiệp và người thân. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Bá Đĩnh. Thầy đã tận tình góp ý, định hướng nghiên cứu và gợi mở những ý tưởng khoa học cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin được cảm ơn các Thầy cô giáo Khoa Văn học, Học viện Khoa học Xã hội, đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai cơ quan là Trường Đại học Hồng Đức và Học viện Quản lý giáo dục đã tạo điều kiện về thời gian để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đặc biệt tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên tôi trong suốt thời gian qua, đã động viên, khích lệ, tạo động lực, niềm tin và sự kiên nhẫn để tôi có thể hoàn thành luận án của mình. Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2016 Tác giả Hoàng Thị Tâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu tự truyện Việt Nam đương đại ........... 7 1.1. Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài ........................................................................... 7 1.2. Những nghiên cứu tự truyện từ các khía cạnh xã hội học ............................................ 20 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của việc nghiên cứu tự truyện Việt Nam đương đại ............................................................................................................................ 29 2.1. Quan niệm về tự truyện ................................................................................................ 29 2.2. Hướng nghiên cứu xã hội học về tự truyện .................................................................. 46 2.3. Những chặng đường của tự truyện Việt Nam ............................................................... 54 Chương 3: Những điều kiện tự truyện và sự bộc lộ chủ thể trong tự truyện............... 65 3.1. Những điều kiện tự truyện ............................................................................................ 65 3.2. Sự bộc lộ chủ thể trong tự truyện.................................................................................. 71 3.3. Các hình thức biểu đạt chủ thể trong tự truyện ............................................................. 91 3.4. Giới hạn xã hội và lựa chọn của chủ thể .................................................................... 112 Chương 4: Hoạt động tiếp nhận tự truyện .................................................................... 118 4.1. Tiếp nhận tự truyện nhìn từ hoạt động xuất bản ......................................................... 118 4.2. Tiếp nhận tự truyện nhìn từ người đọc ....................................................................... 129 4.3. Tiếp nhận tự truyện nhìn từ các mô hình diễn giải ..................................................... 134 KẾT LUẬN....................................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 151 PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................... 164 PHỤ LỤC 2....................................................................................................................... 180 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1: Số lượng tự truyện và hồi ký xuất bản từ 1986 đến 1996 chia theo nguồn gốc ..120 Bảng 2: Số lượng tự truyện và hồi ký được xuất bản từ 1997 - 2014 chia theo nguồn gốc 122 Bảng 3: Lý do đọc tự truyện ....................................................................................... 130 Bảng 4: Mục đích đọc tự truyện .................................................................................. 130 Bảng 5: Mức độ đọc tự truyện Việt Nam .................................................................... 131 Bảng 6: Mức độ đọc tự truyện nước ngoài ................................................................. 131 Bảng 7: Anh/chị thích đọc tự truyện của nhóm tác giả nào ........................................ 132 Biểu đồ 1: Số lượng tự truyện và hồi ký được xuất bản từ 1986 đến 1996 ................ 119 Biểu đồ 2: Số lượng tự truyện và hồi ký được xuất bản từ 1997 đến 2014 ................ 121 Biểu đồ 3: Số lượng tự truyện được tái bản từ 1986 đến 2014 ................................... 123 Biều đồ 4: Tác phẩm và số lần xuất bản ..................................................................... 124 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT HKVN: Hồi ký Việt Nam TTVN: Tự truyện Việt Nam KHNN: Hồi ký nước ngoài TTNN: Tự truyện nước ngoài PV sâu số 1: Phỏng vấn nhà văn Phan Việt PV sâu số 2: Phỏng vấn nhà văn Ma Văn Kháng PV sâu số 3: Phỏng vấn nhà văn Bùi Ngọc Tấn PV sâu số 4: Phỏng vấn nhà văn Tô Hoài MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Quan sát chặng đường lịch sử của tự truyện Việt Nam, có thể thấy một số dấu hiệu khá đặc biệt đòi hỏi phải được giải thích. Cụ thể là: Tự truyện mặc dù xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 với Giấc mộng lớn của Tản Đà năm 1929 và tương đối sôi nổi vào giai đoạn 1930 - 1945 nhưng sau đó lại hầu như vắng bóng trên diễn đàn văn học cho đến tận những năm cuối thế kỷ 20 mới xuất hiện trở lại và đến những thập niên đầu của thế kỷ 21, thì nở rộ như một phong trào.Tuy nhiên, so với đầu thế kỷ, tự truyện giai đoạn này có nhiều nét khác: Các dấu hiệu thể loại không bộc lộ tập trung mà khi đậm đặc, khi mờ nhạt trong từng tác phẩm. Nếu quan sát diễn tiến của tự truyện có thể thấy, kể từ 2006, sau sự xuất hiện của Yêu và Sống của nữ nghệ sĩ Lê Vân, nó bắt đầu chuyển hướng. Tính chất tiểu thuyết giảm đi, tính chất phi hư cấu tăng lên. Đặc biệt, cái Tôi được bộc lộ ở nhiều chiều kích hơn như cái tôi nghề nghiệp, cái tôi khác biệt, cái tôi vượt khó…, song cũng vì thế mà các dấu hiệu đặc trưng của tự truyện theo quan niệm của P. Lejeune - nhà nghiên cứu tự truyện Pháp - lại trở thành khung hình quá chật hẹp và luôn xuất hiện các biến thể như tự truyện - tiểu thuyết, tự truyện - hồi ký, tự truyện - du ký… Chúng tạo nên dáng vẻ không thuần nhất của thể loại. Nếu đặt những dấu hiệu này trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ đến nay sẽ thấy đó chính là những hình ảnh phản chiếu khá rõ sự chuyển biến của tinh thần xã hội. 1.2. Về đặc điểm này của tự truyện Việt Nam, nhà nghiên cứu Đoàn Cầm Thi (2008) cho rằng “truyền thống văn hóa vốn đề cao dân tộc, cộng đồng”, “Đạo Khổng và chủ nghĩa tập thể là những ý thức hệ cản trở sự bộc lộ cá nhân” [174, 247] đã cản trở sự phát triển thể loại. Tiếc rằng những nhận định ấy lại chưa được triển khai một cách hệ thống hoặc chỉ quan sát từ những vận động nội tại của tự sự văn học mà chưa có sự phân tích mối quan hệ này một cách cặn kẽ. Hơn nữa, bản thân tự truyện, cũng giống như các thể loại văn học nói chung, để có thể lý giải được những đặc điểm nội tại của chúng không thể chỉ quan sát từ một thành tố riêng lẻ bởi văn học, như quan điểm của J.P.Sartre (1948) trong tác phẩm Văn học là gì: “Chính sự kết hợp giữa hành động của nhà văn và của độc giả sẽ làm xuất hiện một 1 tác phẩm tinh thần là một vật vừa cụ thể, vừa chỉ tồn tại trong tưởng tượng”. Điều đó có nghĩa văn học phải được coi là một quá trình xã hội, được tạo thành bởi hai chủ thể tác giả và người đọc. Giá trị văn học sẽ thành tạo nên từ những tương tác giữa hai chủ thể của quá trình này. Như vậy, việc lý giải những đặc điểm của tự truyện cần được đặt vào hệ thống và quá trình của nó. Hay nói cách khác, là phải quan sát cặn kẽ mối quan hệ giữa xã hội và thể loại. 1.3. Theo mô tả của Sidonie Smith và Julia Watson (2002) trong Reading Autobiography: Aguide for Interpresting Narratives, lịch sử nghiên cứu tự truyện từ hướng tiếp cận xã hội đã từng được đặt ra. Trong đó, yếu tố giới được các nhà nghiên cứu lấy làm điểm xuất phát cho những giải thích về đặc trưng tự sự của tự truyện, họ cho rằng: tự truyện, đặc biệt tự truyện của giới nữ là một hành động tái lập sự cân bằng đối với xã hội thông qua sự bộc lộ thế giới nhận thức của phụ nữ. Từ đây, họ tập trung phân tích những dấu hiệu làm nên sự khác biệt về kỹ thuật tự sự trong tự truyện của phụ nữ và tự truyện của nam giới. Những cảm nhận về thế giới từ góc nhìn của người nữ như: sự miêu tả bản thân, những cấu trúc bất bình đẳng hiện diện trong nội dung văn bản có ý nghĩa như là một phương thức tồn tại của giới nữ trong một xã hội trọng nam quyền. Việc khuôn các quan hệ xã hội vào mối quan hệ giới này đã phần nào cho thấy cái nhìn chú trọng những tác động từ phía xã hội lên nhận thức và hành vi của các chủ thể tự truyện song lại hạn chế sự quan sát trong chỉ một khâu của quá trình văn học là khâu tạo lập mà bỏ qua khâu tiếp nhận - một quá trình xã hội quan trọng góp phần không nhỏ trong việc thành tạo các giá trị văn học của một thể loại. 1.4. Trong các nghiên cứu xã hội học văn học, mối quan hệ xã hội - văn học đã từng được quan sát từ nhiều góc độ khác nhau tùy theo sự thay đổi trọng tâm của nghiên cứu văn học. Nếu phương pháp của R. Esacrpit nhấn mạnh quá trình phản hồi và tiếp nhận thì phương pháp của P. Bourdieu lại chú trọng vai trò chủ động, tích cực của chủ thể văn học. Đặc biệt là mối quan tâm tới những yếu tố xã hội tạo thành những cơ hội để chủ thể thực hiện những hoạt động chủ động của mình. Mỗi phương pháp gắn liền với một phương diện được quan tâm vì thế mà hoặc là chỉ nhìn thấy người đọc, hoặc lại chỉ có thể lý giải hành động của chủ thể mà hạn chế sự quan sát thể loại với tư cách là kết quả của một quá trình. Bởi vậy, theo chúng 2 tôi, để có thể quan sát tự truyện trong trạng thái sinh tồn của nó, không gì khác, phải vận dụng tổng hợp các quan điểm lý thuyết trên. Đặc biệt là quan niệm coi tự truyện là hoạt động tương tác giữa một bên là hành động tạo lập của tác giả và một bên là hành động tiếp nhận của người đọc mới có thể thống nhất toàn bộ quá trình xã hội của thể loại và lý giải một cách đầy đủ đặc điểm hiện trạng của thể loại. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở tiếp cận từ góc độ xã hội học, đề tài nhằm mục đích lý giải các đặc điểm hiện tại của tự truyện Việt Nam đương đại, từ đó bao quát toàn bộ diện mạo của nó. Bên cạnh đó, nghiên cứu xã hội về tự truyện là hướng nghiên cứu còn mới mẻ và chưa có tiền lệ vì vậy, thông qua đề tài này, chúng tôi đề xuất một khung lý thuyết nghiên cứu xã hội học về tự truyện nói riêng và văn học nói chung nhằm bổ khuyết cho các nghiên cứu từ các phương diện nội dung phản ánh hay tự sự học. Đề lý giải đặc điểm diện mạo của tự truyện Việt Nam đương đại, luận án giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Xác định các đặc điểm của bối cảnh là tiền đề cho sự phát triển tự truyện - Phân tích đặc điểm của việc bộc lộ chủ thể trong tự truyện nhằm tìm ra quy luật của sự bộc lộ đó trong bối cảnh xã hội - Mô tả và phân tích đặc điểm của hoạt động tiếp nhận tự truyện từ đó làm rõ những ảnh hưởng của tiếp nhận đối với thể loại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Coi tự truyện là một quá trình xã hội, do đó đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là Tự truyện Việt Nam đương đại nghĩa là toàn bộ hiện thực xã hội của nó từ hành động tự truyện của tác giả tới hoạt động tiếp nhận trong bối cảnh xã hội Việt Nam từ sau 1986 đến nay. Những khía cạnh cụ thể là: những điều kiện xã hội như là không gian của hoạt động tự truyện, hành động tự truyện của tác giả với cả hai mặt nội dung và hình thức và hoạt động tiếp nhận tự truyện từ quá trình lựa chọn của xuất bản đến các mô hình diễn giải. 3.2. Phạm vi khảo sát của đề tài bao gồm toàn bộ các hình thức viết xuất hiện từ 1986 đến nay ở cả khu vực văn học và phi văn học đáp ứng các tiêu chí sau: - Là tác phẩm văn xuôi tự thuật về cuộc đời tác giả - Tác giả - người kể chuyện - nhân vật chính trùng làm một 3 - Trọng tâm của kể chuyện là nhân cách cá nhân người tự thuật. Điều đó cũng có nghĩa hiện tượng hội tụ đầy đủ các tiêu chí kể trên song có sự pha trộn với các thể loại gần gũi khác như tiểu thuyết, hồi ký, du ký, nhật ký cũng ở trong diện khảo sát bởi theo chúng tôi, chúng là những cách thức biểu đạt cá nhân mà chủ thể lựa chọn để bộc lộ bản thân mình, con người và nhân cách mình trong một bối cảnh xã hội lịch sử nhất định. Tuy nhiên, bởi một phần tự truyện là những sản phẩm đại chúng không hàm chứa nhiều các chủ ý nghệ thuật của tác giả cho nên, trong quá trình lựa chọn các dẫn chứng điển hình, sự tập trung sẽ dành nhiều hơn cho các tác phẩm mà giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân sinh đậm nét hơn. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Coi tự truyện là một quá trình xã hội mà ở đó tồn tại hai hoạt động: hoạt động tự truyện của tác giả và hoạt động tiếp nhận của người đọc, nghiên cứu xã hội học về tự truyện của chúng tôi xuất phát từ khái niệm về hành động xã hội của Max Weber để phân tích hành động tự truyện của tác giả với tư cách là một “hành động được chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nào đó”, chúng tạo nên mục đích của hành động. Vì thế, hành động xã hội là hành động mang tính chủ quan song luôn “tính đến hành vi của người khác trong quá trình của nó”, nó giống như một “cách ứng xử của cá nhân” trong hệ thống xã hội và “chỉ có thể hiểu được các cấu trúc xã hội nếu hiểu được và giải thích được cách ứng xử của cá nhân”. Sự bộc lộ chủ thể trong tự truyện là biểu hiện của cách ứng xử đó. Từ quan điểm này, hành động tiếp nhận cũng là một hành động xã hội song chúng được hiểu ở hai cấp độ: tiếp nhận thông qua xuất bản với quá trình lựa chọn của hệ thống xuất bản và tiếp nhận qua quá trình diễn giải với các mô hình tiêu biểu theo cách gọi của Mĩ học tiếp nhận. Sự tương tác giữa các chủ thể trong hai quá trình này sẽ tạo thành các giá trị chi phối con đường đi của thể loại tự truyện. 4.2. Để khảo sát hai quá trình xã hội của tự truyện, phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp xã hội học bởi chúng cho phép thu thập được cả hai loại dữ liệu định tính và định lượng làm căn cứ khách quan cho các kết luận nghiên cứu. - Phương pháp xã hội học: là một hệ thống các phương pháp đặc thù trong nghiên cứu xã hội học bao gồm: phương pháp nghiên cứu tiểu sử, phương pháp điều tra, thống kê phân loại, phương pháp phỏng vấn… các phương pháp này giúp thu 4 thập thông tin về sự vận động của các nhân tố xã hội và văn học tạo nên phong trào tự truyện ở Việt Nam sau 1986, đặc biệt là từ 2006 trở lại đây, quá trình tiếp nhận tự truyện, các đặc điểm của công chúng tự truyện… Điều tra về công chúng tự truyện, chúng tôi sử dụng một mẫu bao gồm 201 cá thể thuộc các nhóm xã hội khác nhau tại các không gian: thư viện, lớp học, trường học. Hình thức thu thập thông tin là phát phiếu trưng cầu ý kiến các đối tượng trong các không gian trên trong thời gian cụ thể là tháng 3 năm 2016. Phiếu thăm dò ý kiến với 6 câu hỏi trong đó: hai câu hỏi đóng thu thập thông tin về khả năng và mức độ đọc đối với thể loại, 3 câu hỏi nhiều lựa chọn đưa ra các phương án xác định lý do đọc, mục đích đọc, mức độ đọc; một câu hỏi mở thu thập thông tin định tính hướng đến tìm hiểu mong muốn chủ quan của người đọc qua đó tìm hiểu xu hướng tiếp nhận đối với tự truyện trong tương lai. Phỏng vấn sâu có tham dự được thực hiện với 4 nhà văn, cũng đồng thời là tác giả của các tự truyện được viết trong vòng từ 1986 đến nay. Cụ thể là nhà văn Tô Hoài, nhà văn Ma Văn Kháng, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, nhà văn Phan Việt. Các phỏng vấn này hướng tới tìm hiểu những nhu cầu chủ quan của tác giả tự truyện, chúng có ý nghĩa như là những động lực cho hành động tự truyện trong bối cảnh văn hóa xã hội hiện tại. Phương pháp tự sự học: Để có thể tìm hiểu những cách thức bộc lộ bản thân của chủ thể trong tự truyện, không gì khác là phải dựa trên văn bản. Do thế chúng tôi sử dụng nhóm các phương pháp thuộc tự sự học cụ thể như: phân tích văn bản, so sánh - đối chiếu, phương pháp hệ thống nhằm phát hiện những cách thức mà chủ thể sử dụng để bộc lộ bản thân mình và bày tỏ các quan niệm giá trị. Hệ các phương pháp này bổ sung cho nhau trong việc thu thập dữ liệu liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Chúng bổ sung và soi sáng lẫn nhau, góp phần cụ thể hóa các luận điểm nghiên cứu. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án là một khái quát đầu tiên về tự truyện với tư cách là một quá trình xã hội. Qua đó có thể thấy được diện mạo và các yếu tố tác động tới sự phát triển của thể loại này trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam đương đại và dự đoán xu hướng phát triển của nó trong tương lai. 5 - Nghiên cứu tự truyện từ các khía cạnh: Những điều kiện tự truyện, Sự bộc lộ chủ thể trong tự truyện và Hoạt động tiếp nhận, luận án đã xây dựng được một khung lý thuyết đối với việc nghiên cứu xã hội học về tự truyện nói riêng và các hiện tượng văn học đương đại nói chung. - Luận án là sự khẳng định tính khả dụng của phương pháp xã hội học trong nghiên cứu văn học. Đặc biệt là những khảo sát định lượng có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng tính thuyết phục cho các kết luận trong nghiên cứu văn học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án là việc vận dụng các quan điểm xã hội học vào việc lý giải đặc trưng diện mạo của thể loại tự truyện trong đời sống xã hội Việt Nam đương đại từ đó một mặt làm rõ các luận điểm lý thuyết về mối quan hệ giữa xã hội và văn học mặt khác, đóng góp một cái nhìn mới đối với một hiện tượng văn học hiểu ở ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề về những hiện tượng văn hóa, văn học Việt Nam đương đại. 7. Cấu trúc của luận án Luận án được triển khai thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu tự truyện Việt Nam đương đại Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của việc nghiên cứu tự truyện Việt Nam đương đại Chương 3: Những điều kiện tự truyện và sự bộc lộ chủ thể trong tự truyện Chương 4: Hoạt động tiếp nhận tự truyện 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỰ TRUYỆN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài Ngay từ năm 1940, trong công trình Nhà văn hiện đại, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã từng quan tâm tới tự truyện với tư cách là một nhóm loại tiểu thuyết hấp dẫn và nhiều thử thách. Các bài viết của ông về Dã tràng của Thiết Can, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Sống nhờ của Mạnh Phú Tư có thể coi là những nghiên cứu đầu tiên về tự truyện. Do thực tế phát triển của thể loại, nên đến tận thế kỷ thứ 21 này, khi phong trào dân chủ hóa văn học ngày càng trở nên sôi nổi, văn học bắt đầu xuất hiện một loạt tác phẩm lấy cuộc đời riêng của người viết làm đề tài, câu chuyện về tự truyện mới được dịp quay trở lại. Chính vì thế mà những nghiên cứu về nó cũng mới đang ở giai đoạn bắt đầu. Những vấn đề như: tự truyện là gì, văn học Việt Nam có tự truyện hay không, con đường phát triển của nó là như thế nào, những dấu hiệu của tự truyện trong các tác phẩm cụ thể…đã và đang được đặt ra. Trong phần này, để thuận tiện cho sự trình bày, chúng tôi tạm chia hoạt động nghiên cứu về tự truyện ở Việt Nam thành hai nhóm chính: nhóm tập trung vào những vấn đề thể loại và nhóm quan tâm tới những tác phẩm tự truyện riêng biệt. 1.1.1. Những vấn đề thể loại Hai câu hỏi lớn mà những nghiên cứu về tự truyện Việt Nam luôn quan tâm là: thế nào là tự truyện và Văn học Việt Nam có tự truyện hay không. Đây cũng đồng thời là những vấn đề gây tranh luận khá nhiều kể từ khi thể loại này xuất hiện. Có thể kể đến một loạt các bài viết tiêu biểu như: Truyện tiểu sử, một loại hình tự sự cần được khẳng định và phát triển của Trương Dĩnh năm 2000, Viết tự truyện, khi nào và vì sao của Trần Văn Toàn năm 2003, chùm bài viết của Đoàn Cầm Thi đăng rải rác trên báo văn nghệ từ 2004 đến 2008 sau này tập hợp lại trong cuốn sách mới xuất bản Đọc Tôi bên bến lạ: Cơ hội của chúa - từ nhật ký đến hậu trường văn học (2004), Nỗi buồn chiến tranh: tự truyện bất thành (2004), Đặng Thùy Trâm: biến số và ẩn số (2008), Tương lai tự truyện Việt Nam còn ở phía trước (2008), bài viết của Lê Tú Anh: Phan Bội Châu niên biểu (Phan Bội Châu) và Giấc 7 mộng lớn (Tản Đà) - Những bước đi đầu tiên của tự truyện Việt Nam (2010), của Đỗ Hải Ninh: Mối quan hệ giữa tự truyện - tiểu thuyết và một số dạng tự thuật trong văn học Việt Nam đương đại (2009) và sau này là luận án khá công phu của chị: Tiểu thuyết có khuynh hướng tự thuật trong Văn học Việt Nam đương đại năm 2012. Ngoài ra, việc xác định những đặc điểm của tự truyện không thể không kể đến hai nghiên cứu khá quan trọng là bài viết: Tự thuật và tiểu thuyết Pháp ở thế kỷ XX của Đặng Thị Hạnh năm 1998 và chương Tiểu thuyết tự thuật trong công trình nghiên cứu Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI của Phùng Văn Tửu năm 2005. Mặc dù đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết Pháp nhưng những vấn đề như bối cảnh, hành trình, đặc điểm của thể loại được đề cập đến trong các nghiên cứu này đã giúp cho việc hiểu về tự truyện Việt Nam thêm cụ thể, rõ ràng. Về câu hỏi thế nào là tự truyện, hầu như các nghiên cứu đều coi định nghĩa của P. Lejeune là cơ sở để xác định các đặc trưng thể loại. Nhà nghiên cứu Đặng Thị Hạnh sau khi mô tả nguồn gốc của việc lấy cái tôi làm đối tượng miêu tả là tinh thần tự thú và hành trình của nó trong văn học Pháp đã nêu định nghĩa về thể loại của P. Lejeune làm cơ sở cho việc nêu ra mối quan hệ giữa nó và tiểu thuyết: “Năm 1971 trong cuốn Tự thuật ở Pháp Philippe Lejeune định nghĩa nó như sau: Truyện kể mang tính nhìn lại dĩ vãng, mà một người có thật viết về cuộc sống của mình, khi người đó đặt trọng âm lên đời sống riêng, nhất là lên sự hình thành nhân cách” [70, 36]. Định nghĩa này được coi là căn cứ lý thuyết quan trọng trong hầu khắp các nghiên cứu về tự truyện. Tại chương Tiểu thuyết Tự Thuật, tác giả Phùng Văn Tửu cũng dẫn định nghĩa này để phân biệt với tiểu thuyết và chỉ ra sự giao thoa giữa hai thể loại. Điều thú vị là ở chỗ, ông có ghi chú thêm: “thể loại tự thuật không chỉ giới hạn ở những nhà văn tuy ở đây ta chỉ xem xét trường hợp nhà văn viết tự thuật” [165, 136] như một sự phân định ranh giới giữa tự thuật của nhà văn và tự thuật nói chung. Tuy vậy, ông không đi sâu phân tích ranh giới này mà chỉ coi đó là một giới hạn cho phạm vi nghiên cứu của mình, đó là mối quan hệ giữa tiểu thuyết và tự thuật, tiểu thuyết tự thuật và tiểu thuyết. Chú ý tới tác giả song nhấn mạnh một đặc điểm thuộc về chủ thể tự truyện, đó là tuổi tác và độ chín của những trải nghiệm nhân sinh, nhà nghiên cứu Trần Văn Toàn viết: “Tự truyện như ta đã biết, thường được viết vào thời tác giả đã trưởng 8 thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường đời. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt tự truyện với nhật ký. Ở nhật ký, thời gian viết và thời gian được nói tới trùng khít với nhau trong khi đó ở tự truyện giữa hai dòng thời gian này là một khoảng cách rất rõ nét. Vậy thì điều gì đã khiến một tác giả đang sống ở đây, trong hiện tại - lại có nhu cầu nhìn lại quá khứ đã trôi xa của mình. Vì đâu mà người ta khao khát được tìm lại “thời gian đã mất”? (…) Về phần mình, tôi cho rằng: tự truyện gắn với một năng lực đặc biệt của con người: năng lực nghiệm sinh cuộc sống. Cuộc sống có trải nhưng cũng có nghiệm và không phải lúc nào trải và nghiệm cũng đồng nhất với nhau. Để nghiệm cần có thời gian, cần một sự lịch duyệt nhân sinh, không hiếm khi là những đổ vỡ, vấp ngã trong đường đời để đọc thấu/ để cấp cho những gì đã trải một ý nghĩa nào đó” [167]. Như thế, căn nguyên của sự khác nhau giữa nhật ký và tự truyện chính là sự “lịch duyệt nhân sinh” hay nói khác đi, là tuổi tác, là thời gian đủ để có thể nghiệm sinh cuộc sống của chính tác giả tự truyện. Từ đây, quá khứ mang một ý nghĩa khác, ý nghĩa của trải nghiệm, của hiện tại viết mà không còn là chính nó tại thời điểm đã diễn ra. Sự lý giải này cho phép người đọc nhận thức đầy đủ hơn về sự tác động của các yếu tố chủ quan của chủ thể tự truyện lên câu chuyện của mình. Các yếu tố chủ quan hiểu rộng ra là tuổi tác, nghề nghiệp, thói quen, là ý thức xã hội. Chúng tác động lên hành động tự truyện, tạo nên đặc điểm riêng của từng tự truyện. Cùng với việc xác định đặc trưng cơ bản của tự truyện, câu hỏi tự truyện có phải là văn học hay không cũng được đặt ra. Có thể nói nhà nghiên cứu Lê Tú Anh là người quan tâm đến vấn đề này nhiều nhất. Trong các bài viết của mình, việc đưa ra quan niệm về tự truyện và coi tự truyện như một thể loại văn học luôn được nhấn mạnh. Theo đó, tự truyện chỉ được coi là văn học khi nó đạt được các phẩm chất văn học: “Theo tôi, tự truyện như một thể loại văn học hay một tác phẩm tự truyện ngoài việc cần phải có những điểm khả thủ để phân biệt ở một mức độ tương đối với hồi ký, nhật ký, tiểu thuyết; cần phải đáp ứng được những yêu cầu để có thể phân biệt với một tự truyện chưa đạt đến trình độ tác phẩm văn học (cận văn học). Các yêu cầu cụ thể, là: phải có thao tác tự sự, có ý nghĩa nhân sinh và ngôn từ có tính nghệ thuật” [5] 9 Những xác định này đã vẽ ra một đường phân giới giữa một bên là tự truyện “cận văn học” và một bên là tự truyện văn học. Sự khác nhau giữa chúng là ở chỗ có/ không có những phẩm chất vừa nêu. Điều này cũng được nhà văn Triệu Xuân nêu ra trong bài viết: Tự truyện: con nuôi của văn học, ông viết: “Tự truyện không hẳn là văn học. Nó là một thể văn viết ghi lại tư liệu có thật nhằm thuật lại cuộc đời, sự nghiệp của một cá nhân hoặc một gia đình, dòng họ. Tự truyện chỉ có thể là văn học khi nó được viết theo cái cách của văn học. Thông qua số phận của cá nhân ấy, gia đình ấy, phản ánh và biểu hiện tâm thế của một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại....các cuốn như Thép đã tôi thế đấy của N.Otxtrovski, Bộ ba tác phẩm: Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của M. Gorky, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Cai của Vũ Bằng là tự truyện chính cống...” [189]. Theo ông, cái cách của văn học, chính là những kỹ thuật của văn học, chúng tạo nên phẩm chất văn học của tác phẩm. Như thế, sẽ tồn tại những tác phẩm có/ không có chất văn học ở những mức độ khác nhau. Trong khi đó, bản thân những phẩm chất đó phần lớn lại tùy thuộc vào sự cảm nhận của người đọc bên cạnh sự thể hiện giá trị tự thân của văn bản. Trên thực tế, do đặc tính của mình, tự truyện còn có thể được đọc ở nhiều phương diện khác nữa như phương diện tư liệu, phương diện văn hóa, phương diện xã hội…mà không chỉ đọc thuần túy bằng sự cảm nhận văn chương.Vì thế, theo chúng tôi, sẽ cùng lúc tồn tại hai phạm vi của tự truyện: tự truyện mang phẩm chất văn học và những tự truyện mà phẩm chất văn học ít hơn. Điều đó phản ánh chính thực tế của thể loại. Với chủ đề “văn học Việt Nam có tự truyện hay không”, những nghiên cứu và tranh luận cũng diễn ra khá sôi nổi. Trả lời câu hỏi này tồn tại hai ý kiến trái ngược nhau, một khẳng định và một phủ định. Nhà nghiên cứu Lê Tú Anh, các nhà văn Bảo Ninh, Triệu Xuân, Văn Chinh khẳng định truyền thống văn học Việt Nam đã xuất hiện tự truyện với tư cách một thể loại văn học. Nhân bình luận về cuốn tự truyện Yêu và sống của Lê Vân, Bảo Ninh cho rằng: “cho tới khi đọc Yêu và sống của Lê Vân tôi mới ngẫm ra và nhớ ra rằng trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam mà bản thân mình yêu thích nhất, có không ít tự truyện: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Chiều chiều của Tô Hoài (... ) Văn chương không hư cấu, viết cụ thể về một con 10 người có thật và đương thời, với nhân vật đích danh, là một thể loại đã xuất hiện từ lâu ở ta với số lượng tác phẩm không nhỏ, trong đó có những tác phẩm xứng đáng là hạng nhất của nền văn học” [118] Lê Tú Anh khẳng định một cách cụ thể hơn về sự xuất hiện thể loại. Chị cho rằng “tự truyện đích thực đã xuất hiện trong nền văn học Việt Nam hiện đại ngay từ chặng khởi đầu” và diễn giải cụ thể: “Trong quá trình vận động của nền văn học Việt Nam từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại, thể loại này có dấu hiệu xuất hiện ngay từ tác phẩm văn xuôi bằng chữ quốc ngữ đầu tiên: Thầy Lazarô Phiền (Nguyễn Trọng Quản). Đến chặng hoàn tất của quá trình hiện đại hoá văn học (1930-1945), tự truyện đã chính thức có mặt và cùng với các thể loại khác, làm nên một diện mạo mới cho nền văn học Việt Nam. Góp phần tạo nên sự xuất hiện sớm sủa và mau lẹ của thể loại này, theo chúng tôi, không thể không kể tới vai trò của Phan Bội Châu và Tản Đà. Hai tác phẩm đánh dấu sự ra đời của thể loại văn học này chính là Phan Bội Châu niên biểu (Phan Bội Châu) và Giấc mộng lớn (Tản Đà)” [4, 5]. Chị đã chứng minh thông qua việc phân tích những yếu tố cấu thành như nghệ thuật tự sự, ý thức tự thú và tinh thần cá nhân từ những dấu hiệu manh nha đến sự xuất hiện đầy đủ ở hai tác phẩm đã nêu. Ngược lại quan điểm trên, nhà nghiên cứu Đoàn Cầm Thi cho rằng: Văn học Việt Nam chưa có tự truyện. Trong bài trả lời phỏng vấn Tương lai của tự truyện Việt Nam còn ở phía trước trên báo Văn nghệ (được đăng lại trong tập phê bình Đọc Tôi bên bến lạ xuất bản 2016), xuất phát từ định nghĩa tự truyện của P. Lejeune, chị phân tích các trường hợp tự truyện cụ thể như: Bóng (Nguyễn Văn Dũng), Không lạc loài (Thành Trung), Cánh buồm nhỏ (Lê Minh), Tôi mù (Nguyễn Thanh Tú), nhóm tự truyện của các nhà văn, đặc biệt là Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng và đi đến kết luận: “Cho đến hôm nay tương lai tự truyện Việt Nam còn ở phía trước” và chị cho rằng những trường hợp vừa kể trên có thể gọi là “tự sự”, và “tự sự” với ý nghĩa chỉ “văn học viết về chính mình” là chiếc áo mặc nhờ” [174, 246]. Tuy vậy, chị cũng cho rằng sự lên ngôi của cái “tôi” trong đời sống và trong văn học là tiền đề của sự phát triển tự truyện: “Cái “tôi” trong văn học Việt gắn liền với bước thăng trầm của hệ tư tưởng. Ý thức được điều này người ta hiểu cuộc phôi thai đầy khó khăn của tự truyện. Từ cái “tôi” hư cấu đến cái “tôi” xương 11 thịt lẽ nào không có khoảng cách?” và chị khẳng định: “Nhưng cuộc sống đang hàng ngày thay đổi, tự truyện sẽ mọc ra như nấm ở Việt Nam. Hơn thế nữa, tôi tin trong tương lai gần, nó sẽ có những chuyển biến về chất. Đó không chỉ là những tác phẩm được viết để thỏa mãn nhu cầu giãi bày uẩn khúc, mà sẽ là cuộc tìm kiếm nghệ thuật đích thực” [174, 248]. Phát biểu của Đoàn Cầm Thi cho thấy một quan niệm khá chặt chẽ về sự bộc lộ cái “tôi”. Đó phải là cái “tôi” đầy đủ, trọn vẹn với tất cả các khía cạnh được nhận thức của nó. Ví dụ trường hợp Nguyên Hồng, theo chị trong Những ngày thơ ấu cái tôi Nguyên Hồng phải được hiện ra một cách đầy đủ, tuổi thơ, tài năng văn chương…nghĩa là những gì mà người đọc đã biết và muốn biết hay nói chính xác hơn, là cái tôi làm nên bản sắc cá nhân ông song có một thực tế là ý thức chủ quan của chủ thể Nguyên Hồng tại thời điểm viết Những ngày thơ ấu sẽ không trùng khít với Nguyên Hồng khi đã ở tuổi “nghiệm sinh cuộc sống”, những trải nghiệm về thời thơ ấu mới chỉ đổ bóng xuống hiện tại ở thời điểm viết. Như vậy, nếu hiểu tự truyện theo định nghĩa của P. Lejeune: “một câu chuyện mà một người có thật ngược dòng thời gian kể lại đời mình, nhấn mạnh tới cuộc sống cá nhân, đặc biệt tới sự hình thành tính cách” một cách chặt chẽ nhất thì chủ thể chỉ có thể viết tự truyện khi đã ý thức đầy đủ về toàn bộ nhân cách mình, cũng là khi cuộc đời đã trải qua những trải nghiệm nhất định. Tương tự như trong Những lời bộc bạch J.J.Rousseau đã viết về mình với tất cả các khía cạnh của cái “tôi”. Song trường hợp mẫu mực ấy lại không phải là phổ biến trong tất cả các nền văn hóa cũng như ở tất cả các nhóm tuổi của tác giả tự truyện. Điều đó cho thấy sự khác biệt về văn hóa sẽ tạo nên những khác biệt trong sự nhận thức bản thân và do đó, sẽ khác biệt trong miêu tả về cái tôi của tự truyện.Thực tế cho thấy năm năm trở lại đây, tự truyện ở Việt Nam phát triển khá sôi nổi song nội hàm của chúng ngày càng xa hơn so với khuôn mẫu tự truyện của P. Lejeune. Từ những vấn đề về thể loại và xác định sự tồn tại của tự truyện trong văn học Việt Nam, việc nhận diện tự truyện cũng là nội dung nổi bật của các nghiên cứu. Do giới hạn tự truyện trong phạm vi văn học, hơn nữa, ranh giới giữa tự truyện và tiểu thuyết cũng không dễ tách bạch do vậy, việc nhận diện tự truyện thường được thực hiện trong những nghiên cứu về tiểu thuyết. Tiêu biểu cho các nghiên 12 cứu này là bài viết Mối quan hệ giữa tự truyện - tiểu thuyết và một số dạng tự thuật trong văn học Việt Nam đương đại và luận án Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Đỗ Hải Ninh. Trong các nghiên cứu này, quan niệm về tự truyện và mối quan hệ giữa tự truyện với các thể loại gần kề như hồi ký, nhật ký, tiểu thuyết được nhà nghiên cứu phân biệt khá rõ. Đặc biệt là sự phân định phạm vi của tự truyện. Theo tác giả: “Sự phức tạp trong nghiên cứu về tự truyện xuất phát từ nguyên nhân đây là thể loại có tính giáp ranh, nằm ở ngã tư của khoa học nhân văn, vừa gần gũi với triết học, lịch sử, tâm lý học vừa gắn bó mật thiết với văn học.Tự truyện (autobiography: Anh/ autobiographie: Pháp) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, bản thân thuật ngữ đã hàm chứa sự kết hợp ba yếu tố (auto: tự, bio: cuộc đời, graphy: viết) trong một thể loại. Trong các định nghĩa đầu tiên, tự truyện được xác định là “câu chuyện cuộc đời của cá nhân do chính người đó kể lại” hay “tiểu sử của một người do chính người đó chép lại”. Bởi vậy có thể hiểu một cách đơn giản tự truyện là một thể loại tự sự mà tác giả tự viết về mình. Về sau này, khi trở thành đối tượng quan tâm của văn học, tự truyện được xem là một thể loại văn học” [116, 103]. Cách hiểu này đã mở rộng ranh giới của tự truyện. Tự truyện sẽ không thuần túy chỉ là tự truyện văn học mà sẽ bao gồm những tác phẩm văn xuôi “do một người có thật kể lại cuộc đời mình, đặt điểm nhấn lên lịch sử hình thành nhân cách cá nhân người tự thuật”. Về mối quan hệ giữa tự truyện và tiểu thuyết, mặc dù xác định rõ sự khác biệt giữa tự truyện và tiểu thuyết ở tính chất hư cấu và phi hư cấu song cũng chính ở đây, ranh giới giữa chúng bị mờ nhòa do hiện tượng tiểu thuyết tự thuật. Tuy vậy, tác giả cũng cho rằng văn học Việt Nam chưa có tiểu thuyết tự thuật (Do đặc điểm riêng về truyền thống văn hóa cũng như quan niệm văn học nên ở Việt Nam chưa hình thành dòng tiểu thuyết tự thuật như ở nhiều nước khác trên thế giới) mà chỉ coi hiện tượng tự truyện trong các tiểu thuyết đương đại là “khuynh hướng tự truyện” song ngay ở sự phân loại các hình thức tự thuật, tác giả đã xếp tiểu thuyết tự truyện là một nhóm loại, một khuynh hướng của tiểu thuyết. Theo đó những tác phẩm: Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải) là những tiểu thuyết tự truyện. Điều đó cho thấy sự tồn tại các đặc điểm tự truyện trong những tác phẩm này song chính người nghiên cứu cũng không thể khẳng định 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan