Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh nghệ an...

Tài liệu Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh nghệ an

.PDF
213
387
104

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của mình. Những số liệu và nội dung được đưa ra trong luận án là trung Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực. Nội dung của luận án chưa từng được công bố ở cả trong và ngoài nước. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .......................................................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu......................................................................................... 6 1.1.1. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm ................................................................... 6 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm..................................................... 11 1.2. Cơ sở lý luận tự tạo việc làm của lao động nông thôn ................................... 17 1.2.1. Việc làm, tạo việc làm, giải quyết việc làm và tự tạo việc làm ..................... 17 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn .............. 26 1.2.3. Khái niệm và đặc điểm lao động nông thôn .................................................. 33 1.2.4. Hoạt động phi nông nghiệp ............................................................................ 36 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 39 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 39 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Nghệ An ......................... 39 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................. 41 2.1.3. Tình hình phát triển dân số ............................................................................ 43 2.2. Các giả thuyết khoa học và khung phân tích .................................................. 44 2.2.1. Các giả thuyết khoa học ................................................................................. 44 2.2.2. Khung lý thuyết phân tích .............................................................................. 44 2.2.3. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 48 2.3. Các nguồn số liệu, tư liệu được sử dụng.......................................................... 49 2.3.1. Số liệu thứ cấp ............................................................................................... 49 2.3.2. Số liệu sơ cấp ................................................................................................. 50 2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................... 54 2.4.1. Mục tiêu phân tích số liệu .............................................................................. 54 2.4.2. Phương pháp phân tích .................................................................................. 55 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 62 Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An 3.1 Thực trạng tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013 .......................................................................................... 62 3.1.1. Các hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................................................................................................................... 62 3.1.2. Kết quả hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn .......................... 65 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. ..................................................................................................... 69 3.2.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân lao động nông thôn .......................................... 69 3.2.1. Các yếu tố thuộc về hộ gia đình ..................................................................... 78 3.2.3. Các yếu tố thuộc về cộng đồng ..................................................................... 86 3.3. Đánh giá mức độ tác động bằng mô hình hồi quy Logistic ......................... 106 Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỆ AN ........................................................................... 115 4.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2025 ............................................................................................................... 115 4.2. Các quan điểm tự tạo việc làm của lao động nông thôn Nghệ An .............. 118 4.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................................................................. 120 4.3.1. Nhóm giải pháp khuyến khích cá nhân lao động nông thôn tự tạo việc làm120 4.3.2. Nhóm giải pháp phát huy động lực tự tạo việc làm của lao động nông thôn từ hộ gia đình ......................................................................................................... 121 4.3.3. Nhóm giải pháp phát huy sức mạnh cộng đồng thúc đẩy tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An ...................................................... 125 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 134 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ........................................................ 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 137 PHỤ LỤC Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CN Công nghiệp CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐTĐT Đối tượng điều tra ĐVT Đơn vị tính GDP Tổng sản phẩm quốc nội HTX Hợp tác xã ILO Tổ chức lao động quốc tế LĐ – TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội MTQG Môi trường quốc gia NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTM Nông thôn mới PCCC Phòng cháy chữa cháy SXKD Sản xuất kinh doanh TDCM Trình độ chuyên môn TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XKLĐ Xuất khẩu lao động DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An BẢNG: Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tổng hợp kinh tế Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013 ..... 42 Bảng 2.2. Tình hình dân số và giới tính giai đoạn 2010 - 2013 ......................... 43 Bảng 2.3: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm trong các nghiên cứu trước đây .......................................................................... 45 Bảng 2.4. Phân bố của mẫu điều tra lao động nông thôn ................................... 52 Bảng 2.5. Phân bố (%) của đối tượng điều tra theo một số đặc điểm cơ bản ..... 53 Bảng 2.6. Tóm tắt kiểm định (χ2 ) các mối liên hệ đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp ................................................................................ 56 Bảng 2.7: Biến độc lập trong phân tích hồi quy nhị phân (Binary Logicstic) các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp ............... 59 Bảng 2.8: Tóm tắt nội dung phỏng vấn............................................................... 61 Bảng 3.1. Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2011- 2013 (6 tháng đầu năm 2013) .......................................................................................... 65 Bảng 3.2. Các kết quả về lao động việc làm của tỉnh Nghệ An năm 2011, 2012, 2013 ......................................................................................... 66 Bảng 3.3. Kết quả sau học nghề của lao động nông thôn Nghệ An giai đoạn 2010 - 2012 ......................................................................................... 67 Bảng 3.4. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo vị thế............... 68 Bảng 3.5. Dân số và lao động nông thôn tỉnh Nghệ An ..................................... 70 Bảng 3.6: Bảng phân bố (%) ĐTĐT theo các yếu tố thuộc về cá nhân lao động nông thôn ................................................................................... 71 Bảng 3.7. Bảng phân bố (%) ĐTĐT theo các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc thuộc về hộ gia đình .................................................................... 79 Bảng 3.8. Phân bố (%) ĐTĐT các yếu tố thuộc về cộng đồng........................... 87 Bảng 3.9. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo............................................................. 98 Bảng 3.10. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề trong chương trình NTM ............. 99 Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An Bảng 3.11. Tổng hợp các chỉ tiêu về tiếp cận điện năm 2011 ............................ 101 Bảng 3.12. Tổng hợp các chỉ tiêu về đường giao thông ..................................... 101 Bảng 3.13. Tổng hợp các chỉ tiêu về chợ nông thôn .......................................... 102 Bảng 3.14. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khu vực nông thôn Nghệ An ... 105 Bảng 3.15. Các nguồn lực tài chính địa phương ................................................. 105 Bảng 3.16: Kết quả kiểm định phương sai ANOVA .......................................... 107 Bảng 3.17: Kết quả phân tích Hồi quy Binary logictics ........................................ 110 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 3.1. Phân bố phần trăm các nghề của lao động nông thôn ........................ 64 Biểu đồ 3.2. Phân bố % của đối tượng tự tạo việc làm phi nông nghiệp ................ 69 Biểu đồ 3.3: Tiếp cận thông tin nông thôn Nghệ An .............................................. 92 HÌNH: Hình 2.1. Bản đồ địa lý tỉnh Nghệ An ................................................................ 40 HỘP: Hộp 3.1: Trình độ chuyên môn ảnh hưởng tự tạo việc làm .............................. 75 Hộp 3.2. Yếu tố được đào tạo nghề tác động tự tạo việc làm ........................... 77 Hộp 3.3. Vốn tài chính bản thân tác động đến tự tạo việc làm ......................... 78 Hộp 3.4. Vai trò gia đình đối với tự tạo việc làm............................................. 82 Hộp 3.5. Yếu tố hộ gia đình tác động tự tạo việc làm của lao động nông thôn 86 Hộp 3.6. Hỗ trợ địa phương tác động đến tự tạo việc làm ................................ 97 Hộp 3.7: Khó khăn trong tiếp cận vốn ............................................................ 104 Hộp 4.1. Chia sẻ thông tin tác động đến tự tạo việc làm ................................ 125 SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................... 47 1 MỞ ĐẦU Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An 1. Giới thiệu luận án Luận án được viết với tổng số trang là 135, trong đó số trang của từng chương, từng phần được chia cụ thể như sau: (mở đầu: 5 trang, chương 1: 33 trang, chương 2: 23 trang, chương 3: 53 trang,chương 4: 19 trang ,kết luận: 2 trang). Luận án được thực hiện thông qua quá trình tham khảo 73 tài liệu (gồm có 55 tài liệu tiếng Việt, 18 tài liệu nước ngoài). Tổng số phụ lục của luận án là 79 trang (bao gồm 6 phụ lục). Luận án được minh họa thông qua 25 bảng, 3 biểu đồ, 1 sơ đồ, 1 hình và 8 hộp trích dẫn. Luận án được thực hiện có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn về tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Trong đó đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tự tạo việc làm, tập trung khai thác các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Xây dựng các nhóm yếu tố ảnh hưởng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn theo ba cấp độ khác nhau (cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng). Các kết quả phân tích đã cho thấy cách nhìn toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An Luận án đo lường xác suất tự tạo việc làm phi nông nghiệp so với không tự tạo việc làm phi nông nghiệp khi có sự tác động của các nhóm yếu tố bằng mô hình Binary logictics. Từ đó luận án xác định mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Sau khi thực hiện các phân tích từ thực trạng luận án đã xác định yếu tố thuộc về cá nhân sẽ góp phần làm thay đổi tư duy tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, sức khỏe...) sẽ làm thay đổi khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nâng cao vai trò hộ gia đình, mối quan hệ cộng đồng và dòng họ sẽ góp phần làm thúc đẩy tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phát huy các yếu tố cộng đồng bao gồm đổi mới cơ chế chính sách, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính, nâng cao khả năng chia sẻ thông tin từ các tổ chức đoàn thể địa phương sẽ tác động mạnh mẽ đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sau khi luận án được hình thành thì tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Nghệ An được làm rõ tạo tiền đề cho việc thúc đẩy tự tạo việc làm của lao động nông thôn trong giai đoạn tới. Kết quả sẽ có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào xóa đói giảm nghèo địa phương giai đoạn 2015 – 2020 tầm nhìn 2030 dưới cả giác độ mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. 2 2. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung, được phân bố ở nông thôn và làm việc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn, bao gồm: sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác diễn ra ở nông thôn. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực nông thôn có thể hiểu là làm tăng giá trị con người trên các mặt đạo đức học tập, lao động, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn và thể lực làm cho con người có khả năng làm việc cao nhất, đóng góp có hiệu quả nhất vào phát triển kinh tế, xã hội nông thôn. Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn. Việc làm nông thôn hiện nay có một số đặc điểm cơ bản và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tạo việc làm và tự tạo việc làm ở nông thôn hiện nay. “Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động đem lại thu nhập cho người lao động” [39, tr.20]. Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng, tạo việc làm cho lao động đặc biệt đối với lao động nông thôn là yêu cầu mang tính “tất yếu” của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, tạo việc làm được hiểu là quá trình chính quyền địa phương chủ động tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động. Cách tiếp cận này rõ ràng đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi cơ chế bao cấp và đã tạo ra một sức ỳ lớn cho lao động nông thôn. Cụ thể, lao động nông thôn vẫn bị động trong tiếp cận các công việc mà “hiển nhiên” họ phải có và nhiều lúc thiếu hẳn “động lực” cho thực hiện để nâng cao hiệu quả công việc. Vậy làm thế nào để giúp người lao động nông thôn có thể chủ động tìm kiếm hoặc tạo ra các công việc có chất lượng hơn? Đây là một câu hỏi lớn và cần có lời giải, nhất là trong giai đoạn hiện nay bởi vì để tạo việc làm đòi hỏi sự phối hợp của 3 nhiều cơ quan tổ chức cũng như cá nhân người lao động tạo thành cơ chế tạo việc làm, cơ chế ba bên trong đó có sự tham gia của người lao động. Phát triển là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, giảm thất nghiệp, giảm bất bình đẳng xã hội. Chất lượng tăng trưởng và phát triển được đánh giá thông qua rất nhiều Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An tiêu chí khác nhau. Trong đó phải kể đến là giảm dần tỷ lệ thất nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cơ hội, khả năng tìm kiếm việc làm của người lao động. Nhiều nghiên cứu khác nhau cũng đã chỉ ra rằng, việc người lao động có việc làm và tăng thu nhập sẽ góp phần quan trọng trong quá trình giảm nghèo đói (nhất là lao động nông thôn). Như vậy, nỗ lực thúc đẩy tạo ra môi trường thuận lợi để lao động nông thôn chủ động tiếp cận với việc làm, lao động nông thôn chủ động tự tạo ra việc làm của chính mình, tự mình tìm được các nguồn thu nhập có chất lượng trở nên rất cần thiết. Đây được xem là vấn đề mang tính lý luận và cần phải được nghiên cứu để tìm ra lời giải. Lao động nông thôn tự tạo việc làm là hết sức cần thiết. Nghệ An, sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, tỷ lệ hộ nông dân ở nông thôn liên tục giảm. Một bộ phận chuyển sang làm dịch vụ, nghề thủ công, khai thác tài nguyên hoặc di cư vào các khu công nghiệp tập trung như Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh khác. Tỷ lệ di cư của lao động nông thôn Nghệ An chiếm tỷ lệ lớn trong khu vực. Thu nhập của người dân còn thấp nhất là những hộ thuần nông. Do thói quen sản xuất nhỏ lẻ manh mún, đã hạn chế rất lớn sức cạnh tranh thị trường. Khả năng tích luỹ kinh tế của nông dân ít nên việc tái sản xuất, tái tạo nguồn tài nguyên gặp nhiều khó khăn. Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Nghệ An đang còn nhiều khó khăn, phải tiếp tục giải quyết, đó là: tỷ lệ dân sống ở vùng nông thôn giảm rất chậm và đang có hiện tượng một bộ phận dân cư không nhỏ tuy sống ở nông thôn, nhưng không còn là nông dân vì không còn đất canh tác (do đất đai đã dành cho các dự án phát triển khu công nghiệp, chế xuất), thậm chí không còn việc làm, phải đi làm thuê, thu nhập rất thấp và không ổn định. Trong thời gian tới, dân số và lao động Nghệ An tiếp tục tăng ổn định, hằng năm có hơn 30 nghìn người được bổ sung vào lực lượng lao động. Dự báo mỗi năm số lao động cần giải quyết việc làm lên tới 3,4 4 vạn người và một bộ phận lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị có nhu cầu về việc làm đã tạo sức ép lớn cho công tác giải quyết việc làm, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn diễn ra khá căng thẳng. Khả năng đầu tư phát triển tạo việc làm tại chỗ mất cân đối so với tốc độ gia tăng lực Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An lượng lao động hàng năm. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng và ngành diễn ra chậm, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để tạo việc làm mới hoặc tự tạo việc làm còn hạn chế, nhất là hệ thống thông tin thị trường lao động. Trong thực tế, do không tạo được việc làm ổn định tại địa phương nên tình trạng lao động rời xa quê hương tìm kiếm công việc ở nhiều địa phương khác nhau diễn ra tương đối phổ biến. Vấn đề tự tạo việc làm không nên coi là giải pháp tạm thời khi thiếu việc làm, góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, mà nên khuyến khích đặc biệt lao động nông thôn để họ chủ động tạo được việc làm, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo. Từ những vấn đề đặt ra, nghiên cứu sinh cho rằng cần thiết phải lựa chọn đề tài “Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An” để làm luận án nghiên cứu của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn Nghệ An. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố tác động tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Đề xuất quan điểm, giải pháp thúc đẩy tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3.2.Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất: Các yếu tố cá nhân tác động đến tự tạo việc làm bao gồm những yếu tố nào? Mức độ tác động các yếu tố đó như thế nào? Thứ hai: Hộ gia đình có vai trò gì đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn? Mức độ tác động các yếu tố đó như thế nào? 5 Thứ ba: Cộng đồng địa phương tác động như thế nào đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn? Mức độ ảnh hưởng đến tự tạo việc làm như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Đối tượng nghiên cứu: Tự tạo việc làm của lao động nông thôn 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Địa bàn nông thôn Nghệ An. - Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tự tạo việc làm của lao động nông thôn Nghệ An trong giai đoạn 2010 - 2014 và đề ra phương hướng, giải pháp cho giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn 2030. - Nội dung: Luận án nghiên cứu các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo tạo việc làm của lao động nông thôn thuộc các hoạt động phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bao gồm 3 nhóm yếu tố cơ bản: + Các yếu tố thuộc về cá nhân lao động nông thôn + Các yếu tố thuộc về hộ gia đình + Các yếu tố thuộc về cộng đồng 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận tự tạo việc làm lao động nông thôn Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Giải pháp thúc đẩy tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An 6 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An CỦA TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm Ở Việt Nam, thuật ngữ “tự tạo việc làm” thường xuất hiện khi đề cập tới khuyến khích khởi sự các doanh nghiệp tư nhân hay đơn giản chỉ là một hoạt động sản xuất kinh doanh buôn bán nhỏ nhằm kiếm sống - doanh nghiệp vi mô, hoặc tạo lập các hoạt động kinh tế của hộ gia đình, trang trại gia đình. Các đối tượng được khuyến khích hoặc hỗ trợ “tự tạo việc làm” trong các chính sách của nhà nước hiện nay phần nhiều là thanh niên, phụ nữ, người nghèo, người mất việc làm, người tàn tật. Luận án của Ngô Quỳnh An (2012) đã đưa ra nhận định “về mặt lý luận, tự tạo việc làm là quá trình người lao động tự tổ chức kết hợp sức lao động của bản thân và những người khác với tư liệu sản xuất mà họ sở hữu hay tự bỏ chi phí đầu tư nhằm đem lại thu nhập hợp pháp”. Trong thực tế, tự tạo việc làm của người lao động là quá trình họ tự tạo ra, chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện các hoạt động lao động đem lại nguồn thu nhập hợp pháp, mà với những hoạt động này người lao động tự đầu tư chi phí và hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được ứng với chi phí họ đầu tư” [18, tr.13-16]. Mặc dù các thuật ngữ này đã được sử dụng khá phổ biến trong thực tế ở Việt Nam, nhưng trong công trình của Ngô Quỳnh An lần đầu tiên các khái niệm sâu và đầy đủ về “tự tạo việc làm” và “khả năng tự tạo việc làm” được xây dựng cùng với các tiêu chí nghiên cứu và đánh giá cụ thể. Trong luận án của mình tác giả đã khắc phục được hạn chế khi chỉ sử dụng cách tiếp cận vĩ mô hay vi mô trong nghiên cứu bằng cách kết hợp cả hai cách tiếp cận này để có thể xem xét khá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tự tạo việc làm của thanh niên như: đặc điểm thị trường lao động chung, đặc điểm lao động việc làm của thanh niên, cầu lao động thanh niên 7 (cách tiếp cận vĩ mô); và các yếu tố tác động tới cung và cầu lao động thanh niên như vốn con người, vốn xã hội và các đặc điểm nhân khẩu học và gia đình khác (cách tiếp cận vi mô). Phân loại vấn đề tự tạo việc làm thành “làm công ăn lương” và “việc làm tự Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An tạo” (wage employment và self-employment) được đề cập trong nghiên cứu của Lê Xuân Bá (2006). Cách phân loại việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm ở nông thôn, cũng như khi đưa ra các giải pháp để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao khả năng tự tạo việc làm do bản chất các hoạt động này là khác nhau. Trong báo cáo cũng làm rõ vấn đề các hoạt động được xem như là “việc làm tự tạo”, liên quan đến việc tự quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất các hàng hoá và dịch vụ. Người mua loại lao động này không thể đưa ra các điều khoản trực tiếp về sản phẩm. Ví dụ, những người có các xưởng sản xuất, cửa hàng cửa hiệu…họ chỉ có trách nhiệm đối với các kết quả với chính bản thân họ [14, tr.13-15]. Lý thuyết kinh tế học hiện đại của Mankiw, hành vi người sản xuất hay quyết định của các doanh nghiệp khi gia nhập hoặc rời bỏ thị trường được dựa trên cơ sở so sánh giữa tổng doanh thu và tổng chi phí dự tính, nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí bỏ ra trong dài hạn, một người sẽ quyết định khởi sự công việc của riêng mình. Lý thuyết này mang tính chất mô tả các quyết định tĩnh, không giải thích rõ ràng về quá trình tự tạo việc làm [62]. Nghiên cứu về mô hình thặng dư lao động - David Ricardo đã đưa ra giả định “ việc lợi tức nông nghiệp giảm dần theo thời gian sẽ tạo ra “thặng dư lao động” và người ta có thể rút thặng dư lao động ra khỏi nông nghiệp, chuyển sang công nghiệp mà không làm thay đổi tổng sản lượng nông nghiệp cũng như tăng tiền lương ở hai khu vực”. Với kết luận này cho thấy thặng dư lao động là yếu tố thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp [3,tr.35]. Tự tạo việc làm tác động cho sự phát triển là vấn đề được xem xét ở nông thôn Trung Quốc. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Sandeep Mohapatra, Scott Rozelle, Rachael Goodhue (2009) đã đánh giá vai trò của các quá trình tự tạo 8 việc làm ở nông thôn của Trung Quốc. Sự gia tăng của công việc tự thúc đẩy kinh doanh và là một dấu hiệu của sự phát triển. Sử dụng dữ liệu về lịch sử thị trường lao động trong 20 năm của một mẫu đại diện quốc gia của các cá nhân, cung cấp bằng chứng mô tả rằng tự tạo việc làm ở nông thôn Trung Quốc, không giống như ở một Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An số nơi khác, là một dấu hiệu của sự phát triển. Sử dụng mô hình Markov trong phân tích tự tạo việc làm ở nông thôn Trung Quốc [72]. Vấn đề tự tạo việc làm của người lao động tác động đến ổn định quốc gia, được khẳng định trong công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Sana El Harbia, Gilles Grolleaub. Công trình nghiên cứu này nhận thấy tự tạo việc làm ảnh hưởng sự phát triển của cá nhân ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Thay vì xem xét những ảnh hưởng hạnh phúc ở mức độ cá nhân, công trình nghiên cứu đánh giá tự tạo việc làm hiệu ứng lây lan và ảnh hưởng hạnh phúc trong nước của cá nhân. Sử dụng bảng điều khiển phân tích dữ liệu cho 15 nước OECD trong khoảng thời gian 18 năm, nghiên cứu điều tra thực nghiệm các quốc gia với mức độ cao hơn của công việc tự làm hạnh phúc hơn [71]. Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khung sinh kế bền vững (Khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods Framework) (2001), để xác định và thiết kế các hoạt động hỗ trợ của mình. Theo khung này, các hộ gia đình, cá nhân đều có phương thức kiếm sống (chiến lược sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có (5 loại nguồn lực) trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và các tác động mang tính thời vụ. Sự lựa chọn về chiến lược sinh kế của các hộ gia đình dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này [37, tr.20]. Mô hình tạo việc làm của Hàn Quốc, khi cư dân nông thôn giảm đi, lao động nông thôn già đi cộng với chi phí SXNN ngày càng tăng và khoảng cách thu nhập nông thôn - thành thị ngày càng nới rộng, nhu cầu phát triển nông thôn đứng trước thách thức vô cùng lớn. Hàn Quốc giải bài toán này bằng giải pháp phát triển du lịch làng - du lịch nông thôn, kéo gần thành thị với cuộc sống nông thôn. Đây là 9 một trong những kinh nghiệm đối với sự phát triển nông thôn Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bởi Lee Sang Mu, Cố vấn đặc biệt của Chính phủ về Nônglâm- ngư nghiệp, “Phát triển nông thôn - Từ điểm nhìn Hàn Quốc: Phong trào Saemaul Undon” [11]. Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An Vấn đề nghiên cứu về tạo việc làm được nhiều nghiên cứu nước ngoài quan tâm trong đó có một số nghiên cứu có điều kiện tương tự phù hợp với Việt Nam như công trình “Tourism and agricultural development in thailand”, của nhóm tác giả Timothy J. Forsyth, University of London, UK Cho thấy việc thông qua du lịch cộng đồng nông nghiệp là một trong các biện pháp tạo việc làm phù hợp. Nghiên cứu thực hiện trong một nổi bật "đồi bộ lạc" ngôi làng ở miền bắc Thái Lan chỉ ra rằng du lịch cộng đồng nông nghiệp là mô hình cần thiết giải quyết việc làm hộ gia đình. Tuy nhiên, hộ gia đình đã thông qua du lịch tăng tần số canh tác bằng cách thuê lao động nông nghiệp và phân chia đất trong phạm vi gia đình để tối đa hóa việc sử dụng đất [70]. Lý thuyết “Lực đẩy” đưa ra giả thuyết rằng, những người tự tạo việc làm không phải có phẩm chất gì khác với những người làm công mà chỉ là phản ứng tạm thời của họ với hoàn cảnh khó tìm kiếm việc làm trong thời kỳ suy giảm kinh tế. Đối lập với lý thuyết “lực đẩy” là lý thuyết “lực hút”, với giả thuyết cho rằng những người khởi sự doanh nghiệp là những người có phẩm chất và kiến thức kỹ năng đặc biệt nào đó thúc đẩy họ lựa chọn và theo đuổi tự tạo việc làm [18, tr.33]. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới một mô hình khác về các yếu tố tác động tới quyết định sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Mô hình này cho rằng hộ gia đình quyết định tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là do hai nhóm yếu tố khác nhau “kéo” và “đẩy” lao động vào hoạt động phi nông nghiệp. Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” sau đây: (1) tăng trưởng dân số, (2) tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảm khả năng tiếp cận với đất phì nhiêu, (4) giảm độ màu mỡ và năng suất của đất, (5) giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, (6) giảm doanh thu đối với nông nghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, (8) các sự kiện và các cú sốc xảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cận đối với các thị trường 10 đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị trường tài chính nông thôn. Hơn nữa, ông cũng gợi ý các nhân tố “kéo” sau đây: (1) doanh thu cao hơn của lao động phi nông nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp, (3) rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với khu vực nông Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An nghiệp, (4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5) nhiều cơ hội đầu tư. Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực phi nông nghiệp đối với người nông dân. Nhân tố đẩy liên quan đến áp lực hoặc các hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập khác nếu họ muốn cải thiện các điều kiện sống của mình [14]. Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho việc xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên công cụ này chỉ phân tích cung lao động của hộ. Về mặt thực tiễn, hai hộ gia đình có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau có thể có các phản ứng khác nhau. Nói cách khác, các đặc điểm của vùng cũng ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân. Thêm vào đó còn có những yếu tố của chính bản thân người lao động. Điều này giải thích tạo sao hai người có cùng điều kiện như nhau nhưng lại chọn cách phản ứng khác nhau khi tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp. Cũng như mô hình về mối liên kết giữa hai khu vực, một điểm khá quan trọng trong quan hệ “kéo” và “đẩy” là sự giao thoa giữa hai nhóm yếu tố. Thực tế, có những yếu tố khó có thể ghép vào quan hệ “kéo” hay “đẩy”. Bởi vì, ở một quy mô nhất định nó là yếu tố "kéo", nhưng ở một quy mô khác nó lại là yếu tố “đẩy” [18]. Tiếp cận Khung sinh kế bền vững của DIFD ở góc độ các nguồn lực tạo ra sinh kế cũng chính các các nguồn vốn để thực hiện quá trình tự tạo việc làm. Xét ở góc độ tương đối thì quá trình tự tạo việc làm cũng là quá trình xây dựng sinh kế. Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của con người, đặc biệt là các cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con người. Đây là cách tiếp cận toàn diện nhằm xây dựng các lợi thế hay chiến lược đặt con người làm trung tâm 11 trong quá trình phân tích. Khả năng tiếp cận các nguồn lực của con người là yếu tố trọng tâm của quá trình tự tạo việc làm [59]. Dự án Xây dựng sinh kế nâng cao đời sống của lao động nữ vùng ven biển tỉnh Nghệ An của Ban Quản lý dự án Hỗ trợ chương trình ngành thủy sản Nghệ An Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2010. Dự án đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế của lao động nữ vùng ven biển Nghệ An, điều tra khảo sát, phân tích các nghề nghiệp với lao động nữ vùng ven biển Nghệ An. Dự án thực hiện các chương trình hỗ trợ thực tế cho lao động nữ vùng ven biển, nhằm tìm giải pháp phù hợp nhất nâng cao đời sống lao động nữ. Ngoài ra một số nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu đưa ra nhận định về thực trạng và giải pháp về việc làm cho các địa phương Nghệ An [5]. Nghiên cứu của Đoàn Minh Duệ (2009) về vấn đề đói nghèo ở một số huyện Miền Tây Nghệ An- Thực trạng và giải pháp đến năm 2010, đã phân tích thực trạng đói nghèo của các huyện Miền Tây Nghệ An, góp thêm cách tiếp cận để xem xét đánh giá thực trạng đói nghèo cũng như cung cấp luận cứ khoa học giúp các ngành các cấp ở Nghệ an đưa ra các giải pháp xóa đói giảm nghèo, trong đó có vấn đề tạo việc làm [10]. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm - Các yếu tố cá nhân Nghiên cứu về sự tác động của trình độ chuyên môn đến khả năng tạo việc làm Luận án Tiến sỹ của Trần Thị Thu (2003) đã chỉ ra công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra nhiều thách thức yêu cầu về kỹ năng lao động đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn lành nghề cao, thời gian làm việc dài, và những khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, đòi hỏi lao động phải có tay nghề mới có cơ hội có việc làm [33]. Vai trò vốn con người tác động tới tăng trưởng kinh tế được đề cập trong nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2008), số năm đi học là một trong những thước đo biểu hiện vốn con người. Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy với thước đo vốn con người (số năm đi học bình quân, chi phí giáo dục hay thu nhập). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng thước đo vốn con người dựa trên chi phí và thu nhập chưa phù hợp với thực tế Việt Nam. Kết quả 12 nghiên cứu nhận định tỉnh nào có mức vốn con người cao hơn thì sẽ có mức GDP cao hơn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi [36]. Nghiên cứu của Thái Phúc Thành (2014) bổ sung rõ hơn về vai trò của vốn con người đến việc hình thành sinh kế, tạo việc làm giảm nghèo. Vốn con người có Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An vai trò quyết định chiến lược sinh kế, các hoạt động sinh kế, điều phối tài sản sinh kế khác trong các hoạt động sinh kế, điều chỉnh các thích ứng với tác động từ bên ngoài nhằm tạo ra duy trì kết quả sinh kế [29]. Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á nhận định rằng dù Việt Nam là một ví dụ điển hình và phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, vốn con người được hiểu là trình độ giáo dục và sức khỏe của mỗi cá nhân, hai yếu tố được thừa nhận một cách rộng rãi là loại tài sản sản xuất của người nghèo và là kết quả của một quá trình đầu tư dài hạn. Đầu tư vào vốn con người vì thế rất quan trọng trong việc phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo, các tác giả của báo cáo cho rằng : người nghèo nghèo vì họ thiếu vốn con người, người nghèo thiếu vốn con người vì họ nghèo. James (1998) [69] sử dụng số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam giai đoạn 1992-1993 đã kết luận giả thuyết các nhân tố làm tăng chi phí cơ hội khi lựa chọn tự tạo việc làm bao gồm: kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn từ lớp 9 trở lên, chi phí cơ hội sẽ tăng cho đến 44 tuổi; Trong khi đó các nhân tố làm giảm chi phí cơ hội lựa chọn tự tạo việc làm ở Việt Nam gồm thất nghiệp, tuổi quá trẻ vừa tốt nghiệp, học vấn dưới lớp 9, là phụ nữ. Truyền thống gia đình có nhiều thành viên tự tạo việc làm thì xác suất lựa chọn tự tạo việc làm cũng cao hơn hoàn toàn không do chi phí cơ hội thấp mà là do yếu tố sở thích, truyền thống gia đình. Vấn đề này có những nét tương đồng với nghiên cứu của Đ.T.Q.Trang (2007) [58] đã tìm thấy những bằng chứng ở Việt Nam những người có số năm đi học càng ít có xu hướng lựa chọn tự tạo việc làm nhiều hơn, vì chủ yếu tự tạo việc làm ở Việt Nam là trong khu vực phi chính thức. Ngô Quỳnh An (2012) cho rằng khu vực tự tạo việc làm chủ yếu thu hút những lao động thanh niên chưa qua đào tạo, trong lĩnh vực nông nghiệp và dưới hình thức tự tạo của bản thân, chỉ có một số rất ít có thể “khởi sự doanh nghiệp”. Các phát hiện này đã xác định muốn khu vực tự tạo việc làm của thanh niên thực sự trở thành động lực của phát triển và tăng trưởng kinh tế cần thay đổi quan niệm cho 13 rằng “tự tạo việc làm: chỉ là cứu cánh trong trường hợp thất nghiệp và thiếu việc làm [18]. Tăng cường khuyến khích lựa chọn tự tạo việc làm cho thanh niên phải được tiến hành đồng bộ với việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng, vốn, thị trường... cho thanh niên. Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An Lê Xuân Bá (2009) đã đưa ra một số phân tích đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của lao động nông thôn Việt Nam trong đó có xét đến đối tượng tự làm, khẳng định trình độ giáo dục cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch của lao động. Ở mức độ vĩ mô, chất lượng của lực lượng lao động nông thôn có tác động tương đối lớn đến tốc độ chuyển dịch. Xu hướng chung là trình độ giáo dục của lao động càng cao thì khả năng chuyển dịch của lao động càng lớn [14]. Phân tích về yếu tố giới nghiên cứu của Trần Thị Thu (1999) [35] khẳng định nguyên nhân đưa phụ nữ đến với tự tạo việc làm khu vực phi chính thức ở Việt Nam là do vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc nuôi sống gia đình, quản lý tài chính gia đình, chăm sóc gia đình và nội trợ, phụ nữ khó kiếm việc làm, mất việc làm do giảm biên chế khi cơ cấu kinh tế thay đổi. Vấn đề này được đề cập trong nghiên cứu của Linda Yueh (2009) cho rằng sự khác biệt giới tính cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm [64]. Lê Xuân Bá (2009) đưa ra những nhận định trong khoảng 10 năm qua và trong hầu hết các loại chuyển dịch lao động được xem xét, yếu tố giới cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch. Tác động của yếu tố này như sau: i) Nam giới dường như có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới trong thời gian qua và đối với hầu hết các loại hình chuyển dịch; ii) Đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp khả năng chuyển dịch của nam giới lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 nhưng biểu hiện lại không rõ trong thời kỳ 2001-2004; iii) Nam giới có xác suất chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 trong khi đó vai trò đó lại thuộc về nữ giới ở giai đoạn sau 2001-2004; iv) Ngược lại, nữ giới lại có khả năng chuyển dịch từ SXNN sang dịch vụ cao hơn trong thời kỳ 1993-1998. Trong thời kỳ 2001-2004 khả năng chuyển dịch lớn hơn lại thuộc về nam giới; v) Đối với loại hình 14 chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê, nam giới luôn luôn có khả năng chuyển dịch cao hơn ở cả hai thời kỳ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, xu hướng chung là tuổi của lao động càng trẻ thì khả năng chuyển dịch lao động càng cao hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là luôn luôn đúng trong mọi trường hợp: i) Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An Yếu tố này có ý nghĩa hơn ở vùng đồng bằng so với miền núi khi xem xét chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) Tác động của độ tuổi lao động đến việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và tự làm có ý nghĩa không cao [14]. Vốn tài chính là một vấn đề được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu đến khả năng tự tạo việc làm. Các nhà nghiên cứu khác nhau như Evan (1989), Kidd (1993), Bernhardt (1994) đã tìm được ảnh hưởng đáng kể của vốn tài chính tới khả năng tự tạo việc làm. Họ cho rằng vốn là rào cản chủ yếu của tự tạo việc làm. Một số nghiên cứu cho rằng vốn được coi là nhân tố tạo động lực hơn là rào cản. Nghiên cứu của Đỗ Thị Quỳnh Trang (2007) cho rằng nguồn thu nhập bên ngoài càng cao, khả năng lựa chọn tự tạo việc làm càng thấp (nguồn thu nhập bên ngoài bao gồm các khoản tiền do người thân gửi, đầu tư vào thị trường bất động sản và thị trường tài chính [58]. Trần Thu Hồng Ngọc (2009) đã kiểm định các yếu tố đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp lao động nam khu vực huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long đã đưa ra một số nhận định về sức khỏe, học nghề, vốn sản xuất và việc làm tiểu thủ công nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của lao động nam. Thực tế cho thấy khi người lao động nam chọn việc làm tiểu thủ công nghiệp để làm việc cố định thì khả năng có được việc làm của họ giảm, việc có sức khỏe tốt, tham gia học nghề có vốn để sản xuất thì xác suất có việc làm của họ càng cao. Các yếu tố tuổi, trình độ học vấn các cấp thông tin việc làm và diện tích đất canh tác không ảnh hưởng đến xác suất có việc làm của lao động nam [38]. - Các yếu tố thuộc về hộ gia đình Theo Dewit (1993) nền tảng gia đình là quan trọng trong việc quyết định lựa chọn giữa tự tạo việc làm và làm công. Nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh tới tác động của nghề nghiệp và học vấn của cha mẹ tới khuynh hướng tự tạo việc làm. Các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan