Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ ngữ nghề gốm thổ hà...

Tài liệu Từ ngữ nghề gốm thổ hà

.PDF
122
69772
162

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------- NGUYỄN VĂN AN TỪ NGỮ NGHỀ GỐM THỔ HÀ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Văn Trƣờng THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Văn An Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Từ ngữ nghề nghiệp là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Nó là một bộ phận quan trọng, bổ sung, làm phong phú vốn từ vựng của từ ngữ toàn dân. Từ ngữ nghề nghiệp có một đặc trƣng cơ bản là sự xuất hiện của nó gắn với sự ra đời của một ngành nghề nhất định. Nghề gốm là một trong những nghề xuất hiện sớm nhất của xã hội loài ngƣời, vì vậy nó là một trong những hiện vật lƣu giữ rõ nét nhất về tiến trình phát triển lịch sử xã hội loài ngƣời. Và hiển nhiên, từ ngữ nghề gốm cũng mang trong nó nét văn hóa, tƣ duy của con ngƣời sáng tạo ra nó. Theo Dư địa chí Hà Bắc nghề gốm Thổ Hà đƣợc hình thành từ thế kỷ 15, nơi đây đã sớm trở thành một trong ba trung tâm sản xuất gốm quan trọng nhất của xứ Bắc (Bát Tràng; Phù Lãng và Thổ Hà). Do xuất hiện từ khá sớm nên hệ thống từ ngữ nghề gốm Thổ Hà cũng mang trong mình một bể trầm tích về tƣ duy, văn hóa dân tộc trong cách gọi tên các công đoạn, các hoạt động… cũng nhƣ tên gọi các sản phẩm gốm. Trong mỗi gia đình ngƣời Việt, chúng ta không khó khăn gì để tìm một sản phẩm gốm trong đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Nó gắn bó với ta nhƣ máu thịt. Khi cất tiếng khóc chào đời, cuống nhau cho vào cái nồi đất chôn ngoài cổng ngõ, rồi tắm lọt lòng trong cái chậu sành da lƣơn, từ cái bát đựng cơm, cái điếu bát hút thuốc lào, cái niêu kho cá, cái vại muối cà, cái chum kê bên gốc cau hứng nƣớc mƣa… Rồi đến khi nhắm mắt nằm xuống, đến lúc sang cát ngƣời lại đƣợc nằm trong cái tiểu sành. Đất với ngƣời, ngƣời với đất gắn bó thủy chung nhƣ thế. Gốm với ngƣời Việt ta là thế, nhƣng có khi nào ta tự hỏi từ ngữ nghề gốm nhƣ non lửa, già lửa, nặng lửa, yếu xương, cứng xương, ang, âu, chĩnh, chóe v.v…ngoài những đặc điểm về cấu trúc ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh, nguồn gốc… nó còn ẩn chứa những giá trị gì khác, nhƣ giá trị văn hóa, dân tộc…? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 - Về từ nghề nghiệp nói chung, đã có nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu, nhƣng hầu hết mới chỉ dừng lại khai thác tầng mặt của từ nghề nghiệp, tức là chủ yếu đi sƣu tầm, thống kê về số lƣợng, về phƣơng thức cấu tạo, chức năng sử dụng… để phân biệt nó với các nhóm từ ngữ khác nhƣ thuật ngữ khoa học, tiếng lóng, từ địa phƣơng… mà chƣa đi tìm hiểu tầng ngữ nghĩa ẩn sâu của các từ nghề nghiệp về nguồn gốc ra đời, những đặc trƣng văn hóa dân tộc và tƣ duy trong việc định danh của từ nghề nghiệp. Vì vậy, sẽ không thấy đƣợc sự đóng góp của hệ thống từ nghề nghiệp đối với hệ thống từ toàn dân về mặt văn hóa, dân tộc và tƣ duy. Và cụ thể đối với từ ngữ nghề gốm thì sự quan tâm về các khía cạnh trên lại càng mờ nhạt. - Một thực tế nữa khiến ngƣời viết dành sự quan tâm tới từ ngữ nghề gốm Thổ Hà là bởi, đây là một nghề truyền thống của quê hƣơng đã có cả một thời gian dài phát triển thịnh vƣợng. Nhƣng từ sau cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trƣớc, do sự không thích ứng với cơ chế thị trƣờng, nghề gốm đã bị mai một và hiện nay gần nhƣ cả làng Thổ Hà đã chuyển qua sinh sống bằng nghề khác, chỉ còn duy nhất một hợp tác xã với quy mô sản xuất nhỏ. Các nghệ nhân có kinh nghiệm nay tuổi đã cao, lớp thanh niên trẻ không còn mặn mà với nghề này nữa. Có thể nói nghề gốm Thổ Hà đang đứng trƣớc nguy cơ bị xóa sổ trên bản đồ các làng nghề gốm của Việt Nam. Và, nếu nghề gốm ở đây không còn tồn tại thì toàn bộ vốn từ ngữ của nghề gốm ở đây tất yếu cũng sẽ mai một. Nhƣ vậy, cũng có nghĩa là một phần văn hóa sẽ dần biến mất đối với những ngƣời dân vốn lâu nay, bao đời, vẫn trao đổi lời ăn tiếng nói, tâm tƣ tình cảm thông qua những từ ngữ của nghề gốm. Những câu ví von làm nên bản sắc văn hóa của ngƣời Thổ Hà, xứ Kinh Bắc xƣa: "thon thon hình vại, thoai thoải hình chum" hay "thứ nhất là cỗ đám ma, thứ nhì đuổi lửa, thứ ba chồng lò"… sẽ ít dần những ngƣời hiểu đƣợc ý nghĩa của nó. - Qua luận văn này chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc lƣu giữ, bảo tồn vốn từ ngữ của nghề cổ truyền và có một cách nhìn sâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 hơn về từ ngữ nghề nghiệp mà cụ thể là nghề gốm ở Thổ Hà dƣới góc độ nhƣ một thành tố văn hóa. 2. Lịch sử vấn đề Từ ngữ nghề gốm nói riêng và từ nghề nghiệp nói chung đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu nhƣ năm 1997 trong cuốn giáo trình “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” của nhóm các nhà khoa học Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến đã đƣa ra khái niệm khá hoàn chỉnh về từ nghề nghiệp; Năm 2003 tại Hội nghị khoa học của Viện Ngôn ngữ học, tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga có đề cập tới một số đặc điểm của từ ngữ nghề làm muối Nghệ Tĩnh trong bài “Từ ngữ nghề làm muối tại Nghệ Tĩnh”; Cũng với tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga, trong Hội nghị khoa học của Viện Ngôn ngữ đã đề cập đến vấn đề “Cơ sở dữ liệu từ nghề nghiệp chƣơng trình quản lý, ứng dụng và phát triển”, đƣợc đăng trên “Những vấn đề ngôn ngữ học - Kỷ yếu Hội nghị khoa học 2005” đã đƣa ra vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, lƣu giữ từ nghề nghiệp; Năm 2003 trong hội nghị khoa học của Viện Ngôn ngữ, tác giả Phạm Tất Thắng có bài “Từ nghề nghiệp và cách nhận diện chúng”, đƣợc đăng trên “Những vấn đề ngôn ngữ học - Kỷ yếu Hội nghị khoa học 2003”, tác giả đã đƣa ra những dấu hiệu đặc trƣng để có thể nhận biết từ nghề nghiệp với các loại từ ngữ khác trong ngôn ngữ tiếng Việt; Năm 2002, tác giả Nguyễn Văn Khang có đề tài khoa học cấp viện, Viện Ngôn ngữ học với nhan đề “Từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng” đã có cái nhìn khá đầy đủ toàn diện về từ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng nói riêng và từ nghề nghiệp nói chung; Cũng với nội dung từ ngữ nghề gốm, năm 2002, tác giả Lê Văn Trƣờng trong Hội nghị khoa học, Viện Ngôn ngữ học, đã có công trình khảo sát “Từ nghề nghiệp nghề gốm Quế”, đăng trên “Những vấn đề ngôn ngữ học - Kỷ yếu Hội nghị khoa học”. Công trình này tiến hành thu thập, phân tích sơ lƣợc về từ ngữ nghề gốm Quế nói riêng và từ nghề nghiệp nói chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Mặc dù có nhiều tác giả quan tâm, nhƣng hầu hết các đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở thống kê từ ngữ, phân tích cấu trúc ngữ nghĩa và một vài nhận xét về nguồn gốc, đặc điểm chức năng, giá trị sử dụng của hệ thống từ nghề nghiệp, mà chƣa có công trình nào đi vào nghiên cứu khám phá yếu tố văn hóa dân tộc của từ ngữ nghề nghiệp nói chung hay từ ngữ nghề gốm nói riêng. Nhƣng, tất cả những tác giả và các công trình khoa học trên có vai trò rất quan trọng trong việc gợi mở ý tƣởng, làm tài liệu tham khảo quý báu cho chúng tôi khai thác và hoàn thành luận văn này. 3. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Từ ngữ nghề gốm Thổ Hà, luận văn tiến hành nghiên cứu toàn bộ hệ thống từ ngữ của nghề gốm ở Thổ Hà trên các bình diện nhƣ: đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa; phƣơng thức định danh; sơ lƣợc về nguồn gốc; trƣờng từ vựng ngữ nghĩa và đặc điểm văn hóa, dân tộc có trong từ ngữ nghề gốm Thổ Hà 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa; phƣơng thức định danh; phát hiện ít nhiều về nguồn gốc xuất xứ và tổng hợp, phân loại trƣờng nghĩa của từ ngữ nghề gốm Thổ Hà. - Thông qua nghiên cứu từ ngữ nghề gốm Thổ Hà để tìm và hiểu rõ hơn văn hóa của ngƣời Việt, nhằm khẳng định từ ngữ nghề gốm là một thành tố văn hóa dân tộc. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn này có những nhiệm vụ sau: - Tập hợp lý luận về những khái niệm: từ, ngữ, nghĩa, từ nghề nghiệp, từ toàn dân, tiếng lóng, thuật ngữ…có liên quan tới phần lý luận của luận văn. Bên cạnh đó, luận văn còn có nhiệm vụ thu thập, sƣu tầm những quan niệm, ý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 kiến của các nhà khoa học quan tâm tới từ nghề nghiệp nói chung và từ ngữ nghề gốm nói riêng. Ngoài ra còn tiến hành sƣu tầm, xử lí, hệ thống hóa toàn bộ những từ ngữ sử dụng trong nghề gốm Thổ Hà, nhằm mục đích làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu luận văn này. - Miêu tả đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh, phân loại theo nguồn gốc, theo trƣờng nghĩa toàn bộ từ ngữ nghề gốm Thổ Hà. - Miêu tả đặc điểm văn hóa dân tộc của các từ ngữ nghề gốm Thổ Hà - Tham khảo ý tƣởng khai thác từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng, từ ngữ nghề nghiệp nghề gốm Quế, nhằm thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và khác biệt của từ ngữ nghề gốm Thổ Hà với các từ ngữ nghề gốm khác ở góc độ văn hóa dân tộc 5. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Tư liệu - Nguồn tƣ liệu thành văn: Bao gồm những công trình nghiên cứu của một số tác giả tiêu biểu nhƣ: Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của F. D Saussure; Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê; Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của tập thể tác giả Nguyễn Nhƣ Ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ; Từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng của Nguyễn Văn Khang; Từ nghề nghiệp nghề gốm Quế của Lê Văn Trƣờng… Đƣợc sự cho phép và tạo điều kiện thuận lợi, luận văn này đã tham khảo đƣợc khá nhiều những tƣ liệu, cách tiếp cận với từ ngữ nghề gốm thông qua những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề gốm của hai tác giả tiêu biểu là GS.TS. Nguyễn Văn Khang và TS. Lê Văn Trƣờng. Bởi những công trình này có rất nhiều điểm tƣơng đồng với luận văn này. - Nguồn tƣ liệu điền dã: + Thông qua hoạt động điền dã thực tế tại làng gốm Thổ Hà, thu thập tƣ liệu từ cuộc sống nơi đây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 + Các giai thoại truyền miệng của các nghệ nhân gốm của làng Thổ Hà về lịch sử ông tổ nghề, những thời kỳ phát triển lúc thịnh, suy của làng nghề; những hình ảnh về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa tâm linh… + Tƣ liệu về toàn bộ những từ ngữ đƣợc ngƣời thợ gốm sử dụng trong quá trình làm gốm tại làng gốm Thổ Hà 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng những phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu điền dã để thu thập, bổ sung những tƣ liệu về từ ngữ nghề gốm Thổ Hà - Phƣơng pháp miêu tả, bao gồm các thủ pháp: luận giải bên trong và luận giải bên ngoài. Với các thủ pháp luận giải bên trong, chúng tôi tiến hành việc phân loại, hệ thống hóa các đơn vị ngôn ngữ thành các nhóm, các loại các tiểu hệ thống phân cấp, các hệ thống con; cùng với thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp; thủ pháp đối lập; thủ pháp phân tích trƣờng nghĩa… Cùng với thủ pháp luận giải bên trong là các thủ pháp luận giải bên ngoài nhƣ: văn hóa tộc ngƣời, thống kê… - Phƣơng pháp so sánh đối chiếu cũng đƣợc sử dụng trong luận văn để thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong trƣờng nghĩa và đặc điểm văn hóa giữa từ ngữ nghề gốm Thổ Hà với từ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng - Ngoài các phƣơng pháp đặc trƣng của ngôn ngữ học nhƣ trên, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp của những ngành khoa học khác nhƣ: phƣơng pháp mô hình hóa, diễn dịch, quy nạp… 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Đóng góp về mặt lý luận - Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về từ ngữ nghề gốm Thổ Hà, bổ sung thêm những cứ liệu về đặc điểm cấu tạo từ, ngữ của loại hình ngôn ngữ đơn lập vào lý luận đại cƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 - Luận văn bổ sung tƣ liệu vào việc nghiên cứu văn hóa của dân tộc Việt và chỉ ra những đặc điểm văn hóa của ngƣời Việt thông qua từ ngữ nghề gốm Thổ Hà nói riêng và từ ngữ nghề gốm của ngƣời Việt nói chung. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Luận văn đƣa ra bảng từ ngữ nghề gốm Thổ Hà, nhằm lƣu giữ và có thể làm cơ sở cho việc biên soạn sổ tay từ ngữ nghề gốm nói riêng và từ điển từ nghề nghiệp nói chung. - Thông qua những nội dung trong luận văn giúp tác giả cũng nhƣ ngƣời dân làng gốm Thổ Hà đặc biệt là thế hệ trẻ có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nghề cổ truyền của ông cha để lại và những giá trị vật chất và tinh thần mà những ngƣời thợ gốm đi trƣớc đã để lại nơi đây - Hi vọng có thể phát hiện ra đôi điều về từ vựng lịch sử đƣợc lƣu giữ trong từ ngữ nghề gốm Thổ Hà 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có cấu trúc 3 chƣơng nhƣ sau: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết. - Chương 2: Đặc điểm từ ngữ nghề gốm Thổ Hà. - Chương 3: Việc sử dụng và những đặc điểm văn hóa của từ ngữ nghề gốm Thổ Hà. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. KHÁI NIỆM TỪ, NGỮ, NGHĨA 1.1.1. Từ Nhƣ chúng ta đã biết, từ là đơn vị cơ bản của từ vựng (từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp là ba bộ phận cấu thành của một ngôn ngữ). Nó chính là đơn vị dùng để gọi tên các sự vật, hiện tƣợng, khái niệm… của thực tế, mang trong mình nó các thuộc tính tiêu biểu về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của một ngôn ngữ. Mặc dù vậy, cho đến nay, trong ngôn ngữ học lại có rất nhiều định nghĩa về từ của các nhà nghiên cứu không giống nhau và cũng chƣa có một định nghĩa nào thỏa mãn đƣợc các nhà nghiên cứu. Có tình trạng trên là bởi, khi xem xét các từ, các nhà nghiên cứu đã căn cứ trên các ngôn ngữ có những điểm rất khác nhau về loại hình, về quan hệ cội nguồn… hoặc nhìn nhận dƣới những khía cạnh không nhƣ nhau, từ các phƣơng diện khác nhau. Chính vì vậy mà trong hơn 6.000 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, từ đƣợc hiện thực hóa bằng những hình thái rất đa dạng. Đồng thời, có thể thấy cái đơn vị đƣợc hiểu là một tổ hợp âm thanh có ý nghĩa, là sự thống nhất giữa hình thức và khái niệm đƣợc hàm chứa trong hình thức ấy, là đơn vị tiềm năng để cấu tạo nên câu, là sự kiện tâm lý ngôn ngữ học… ấy, vừa không dễ xác định, vừa thể hiện theo cách này, cách khác. Tình trạng phức tạp của việc định nghĩa từ xuất phát từ chính bản thân từ trong các ngôn ngữ. Viện sĩ L.V. Sherba đã viết: "Trong thực tế, từ là gì? Thiết nghĩ rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ khác nhau. Do đó không có khái niệm từ nói chung" [Dẫn theo 3, tr. 12]. Cho đến nay, ngoài thực tế là việc xác định khái niệm "từ" chƣa đi đến đƣợc sự nhất trí và có quá nhiều định nghĩa, lại có ý kiến cho rằng trong các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 ngôn ngữ chúng ta đã biết "không có khái niệm từ nói chung". Ngƣợc lại có ý kiến cho rằng: "từ nói chung dầu sao vẫn tồn tại". Do vậy, một số nhà ngôn ngữ học đã tránh, không đƣa ra lời định nghĩa chính thức hiển ngôn đối với từ, hoặc họ chỉ đƣa ra những lời định nghĩa thích hợp với lĩnh vực mà mình nghiên cứu, hay trình bày nội dung của khái niệm "từ" bằng những ngôn từ chung chung, ƣớc định. Mặc dù vậy, trên cơ sở những định nghĩa khác nhau về "từ", có thể thấy từ có những đặc điểm đáng chú ý nhƣ sau: - Là đơn vị có kích thƣớc nhất định về vật chất - âm thanh, là mặt biểu thị, mặt hình thức, hay còn gọi là "từ ngữ âm - âm vị học"; - Là đơn vị có ý nghĩa biểu thị các sự vật, hiện tƣợng… nhất định, là mặt đƣợc biểu thị, nội dung; - Là đơn vị có cấu trúc nội tại tƣơng đối vững chắc, ổn định,có nghĩa mà không thể phân tách thành đơn vị nhỏ hơn; - Là đơn vị có chức năng khi hoạt động trong lời nói, là đơn vị để kiến tạo nên câu… Để có cơ sở thuận lợi cho việc nghiên cứu, xây dựng đề tài và khảo sát tƣ liệu chúng tôi chọn khái niệm về từ của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong Cơ sở ngôn ngữ học tiếng Việt: "Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, đƣợc vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu" [10, tr. 136]. Nhƣ vậy, từ có tính hoàn chỉnh cả về mặt ngữ âm và về mặt ngữ nghĩa (dù là nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ pháp). Chính tính hoàn chỉnh về âm và nghĩa nhƣ vậy đã khiến cho từ đƣợc sử dụng độc lập để tạo câu. Trong định nghĩa vừa nêu, có hai đặc điểm nổi bật của từ cần chú ý: - Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa: Từ có hình thức phổ biến là một chiết đoạn âm thanh nhỏ nhất, đồng thời có nghĩa (dùng để gọi tên các sự vật hiện tƣợng, các thuộc tính, các quan hệ… trong thực tiễn đời sống). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 - Từ được sử dụng độc lập, tự do trong lời nói dùng để tạo câu: Từ có thể tách biệt khỏi các đơn vị khác (khác với các từ khác, cụm từ…) và đƣợc dùng theo các quy tắc nhất định để tạo nên câu. Những đặc điểm trên giúp phân biệt từ với các đơn vị khác: phân biệt với yếu tố cấu tạo nên từ (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, nhƣng không dùng trực tiếp để đặt câu); phân biệt với cụm từ và câu (các đơn vị có nghĩa nhƣng không nhỏ nhất)… Nhƣ vậy, rõ ràng từ là một thực thể, tồn tại hiển nhiên sẵn có trong mỗi hệ thống ngôn ngữ với những đặc điểm hình thức, cấu trúc nội tại và có thể có cách biểu thị nội dung (ý nghĩa) khác nhau, đƣợc ngƣời bản ngữ tri giác (hiện thực về mặt tâm lý). Ví dụ: từ của nghề gốm: chuốt, bàn xoay, đổ thành, dâng sấy, hàng mộc… 1.1.2. Ngữ Trong một ngôn ngữ, thƣờng có những đơn vị từ vựng đƣợc coi là có sẵn, có giá trị tƣơng đƣơng với từ, có nhiều đặc điểm giống với từ. Những đơn vị từ vựng đó đƣợc gọi là cụm từ hoặc ngữ. Chính từ những đặc điểm giống nhau giữa ngữ với từ mà có khái niệm từ ngữ. Ngữ có hai đặc trƣng cơ bản là tính cố định và tính thành ngữ. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học thì ngữ là: Kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hƣ từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tƣợng của thực tại khách quan. Đó là một kết cấu cú pháp đƣợc tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù hợp, chi phối hay liên hợp. Trong một số ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là thành tố phụ. Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 động từ (tạo nên động ngữ), tính từ (tạo nên tính ngữ), ngữ còn đƣợc gọi là cụm từ, từ tổ. Ngữ là phƣơng tiện định danh, biểu thị sự vật, hiện tƣợng, quá trình, phẩm chất. Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ đƣợc tạo nên bằng quan hệ nảy sinh giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở một kiểu quan hệ nào đó giữa chúng. Ngữ thƣờng chia ra hai kiểu: Ngữ tự do và ngữ không tự do (ngữ cố định). Ngữ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực từ tạo thành ngữ; mỗi liên hệ cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là mối liên hệ linh hoạt và có sức sản sinh (kiểu nhƣ đọc sách). Còn trong ngữ không tự do thì tính độc lập về từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của ngữ trở nên giống nhƣ ý nghĩa của một từ riêng biệt (kiểu nhƣ vui tính, bền gan, sân bay, đường sắt)" [50, tr. 176]. 1.1.3. Nghĩa Khi nói về hình vị, từ, ngữ, đặc tính quan trọng nhất của các đơn vị này là có nghĩa, vậy nghĩa (hay ý nghĩa) là gì? Các đơn vị ngôn ngữ bao gồm hai mặt: cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện, hay hình thức và nội dung, nghĩa thuộc mặt thứ hai, tức nội dung. Theo tác giả John Lyons trong Ngữ nghĩa học dẫn luận: Tồn tại một số lý thuyết triết học khác nhau và ít nhiều ai cũng biết, về nghĩa. Đây là lý thuyết đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Nghĩa là gì? Trong số đó, có thể nêu ra các lý thuyết sau: - Thuyết quy chiếu hay sở thị (“nghĩa của một biểu thức chính là đối tƣợng mà biểu thức đó chỉ ra (hay biểu thị) hoặc đại diện; tức Fido, còn “chó” thì có nghĩa hoặc là một tập hợp khái quát các con chó, hoặc là cái đặc trƣng bản chất chung của chúng”); Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 - Thuyết ý niệm hay tâm lý (“nghĩa của một biểu thức là cái ý niệm, hay quan niệm, gắn bó với nó trong tƣ duy của những ai biết và hiểu đƣợc nó”); - Thuyết hành vi (“nghĩa của một biểu thức hoặc là cái kích thích gợi ra nó hay cái phản ứng mà nó gợi ra, hoặc là sự kết hợp của cả hai thứ này trong một tình huống phát ngôn cụ thể”); - Thuyết nghĩa là cách dùng (“nghĩa của một biểu thức đƣợc xác định bởi, nếu không nói là đồng nhất với, cách dùng của nó trong ngôn ngữ”); Thuyết thẩm định (“nếu một biểu thức có nghĩa thì cái nghĩ này đƣợc xác định bởi chứng cứ lấy từ câu hay mệnh đề chứa biểu thức đó”); - Thuyết điều kiện chân trị (“nghĩa của một biểu thức là sự đóng góp của nó vào điều kiện chân trị của câu chứa nó”) [31, tr. 57]. Trên cơ sở những quan niệm trên thì ông cho rằng không một thuyết nào có hội đủ tất cả những yếu tố để thỏa mãn cho câu trả lời: Nghĩa là gì? Quan tâm về vấn đề này, hiện có không ít định nghĩa về nghĩa, đặc biệt về nghĩa của từ. Sở dĩ nhƣ vậy là vì khái niệm nghĩa rất trừu tƣợng (so với từ và các đơn vị ngôn ngữ khác). Về mặt lý thuyết, căn cứ để hiểu nghĩa là: các đơn vị đang xét (từ và hình vị) đƣợc sử dụng trong sự quy chiếu về một sự vật hiện tƣợng nào đó, với yêu cầu ngƣời nói, ngƣời nghe phải cùng nghĩ về sự vật hiện tƣợng ấy. Nhờ sự quy chiếu nhƣ vậy, sự sử dụng các đơn vị này trong cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó mới không gây nên sự lẫn lộn. Nghĩa các đơn vị đang xét mang tính quy ƣớc là nhờ ngƣời nói và ngƣời nghe (sử dụng cùng một ngôn ngữ) ƣớc định với nhau: âm thanh này biểu thị sự vật hiện tƣợng này, âm thanh kia biểu thị sự vật hiện tƣợng kia v.v… Nhƣ vậy, mặt vật chất và ý nghĩa có liên hệ mật thiết, quy định ràng buộc và là điều kiện tồn tại của nhau. Đồng thời, cũng nhƣ các đơn vị ngôn ngữ, nghĩa của các đơn vị này (từ và hình vị) cũng chỉ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ. Tách ra khỏi hệ thống, chúng không tồn tại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Vậy nghĩa là gì? Câu trả lời đƣợc tìm thấy trong quan niệm đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học ủng hộ, ở đây chúng tôi ủng hộ quan niệm của tác giả Ngôn Thị Bích trong Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt): “Hiện thực đƣợc phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên một mối liên hệ thƣờng trực, liên tục với một hình thức âm thanh nhất định, nhờ đó sự phản ánh này đƣợc hiện thực hóa bằng ngôn ngữ. Mối liên hệ này đƣợc hiểu là nghĩa” [3, tr. 15]. Khi nói về nghĩa của từ (và hình vị), ngƣời ta phân biệt các thành phần nhƣ: nghĩa biểu vật (là liên hệ giữa "hình thức âm thanh" với sự vật hiện tƣợng cụ thể mà nó chỉ ra); nghĩa biểu niệm (là liên hệ giữa "hình thức âm thanh" với ý niệm - cái biểu niệm, bao gồm các thuộc tính của sự vật hiện tƣợng đƣợc phản ánh vào ý thức con ngƣời)… Ngoài ra, ngƣời ta còn phân biệt nghĩa cấu trúc - là mối liên hệ giữa các đơn vị khác nhau trong hệ thống; nghĩa ngữ dụng - là mối liên hệ giữa các đơn vị đang xét với tình cảm, thái độ của ngƣời sử dụng. Khi phân tích nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ trên, ngƣời ta đề xuất nhiều cách, trong đó cách thƣờng đƣợc sử dụng hơn cả là làm cho các đơn vị này bộc lộ ý nghĩa của mình qua ngữ cảnh. Ngữ cảnh đƣợc hiểu là chuỗi các đơn vị ngôn ngữ kết hợp với đơn vị đang xét hoặc bao xung quanh nó, làm cho nó đƣợc cụ thể hóa hơn và đƣợc xác định về nghĩa. Ngữ cảnh, có thể là tối thiểu (đơn giản nhất) và tối đa (mở rộng đến mức có thể) Mặt khác, khi tìm hiểu nghĩa của hình vị, phải xem xét trong quá trình hành chức của nó (tham gia cấu tạo từ và thể hiện ở cơ cấu nghĩa của từ). Đối với từ cũng vậy, không thể tách rời nó khỏi hoạt động ngôn ngữ , trong đó nó có vai trò tái hiện tự do tạo thành câu. Nhƣ vậy, chỉ trong sự hành chức, nghĩa mới đƣợc hiện thực hóa và xác định. Hơn thế, trong thực tế hoạt động của ngôn ngữ, nghĩa của đơn vị ngôn ngữ có thể bị giảm thiểu hoặc gia tăng so với các yếu tố cấu thành nó (các nét nghĩa), đồng thời ngƣời nói cũng có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 tạo nên hàng loạt các quan hệ về nghĩa khác trong hệ thống ngôn ngữ của mình: đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa, nghĩa phái sinh... 1.2. KHÁI NIỆM TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP 1.2.1. Vị trí của tiếng nghề nghiệp trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ Từ vựng là đơn vị cơ bản nhất của ngôn ngữ. Không có từ vựng thì không thể tạo thành câu để diễn đạt đƣợc ý tƣởng. Từ vựng là một trong ba bộ phận cấu thành của một ngôn ngữ. Có thể nói toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời nói riêng và cả thế giới khách quan nói chung đều đƣợc phản ánh trong ngôn ngữ và đƣợc lƣu lại trong vốn từ vựng của ngôn ngữ. Từ đây, có thể nhận ra vốn từ vựng của một ngôn ngữ đƣợc phân chia theo thực tại khách quan thành các trƣờng từ vựng ngữ nghĩa hoặc theo cách sử dụng. Khi tiến hành nghiên cứu vốn từ vựng của một ngôn ngữ có thể có nhiều cách tiếp cận nhƣ: theo phạm vi sử dụng, theo nguồn gốc hoặc theo phong cách… Tùy góc độ nhìn nhận khác nhau mà vị trí của tiếng nghề nghiệp trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ đƣợc xác định. Trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã phân chia vốn từ vựng của một ngôn ngữ thành "từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ. Trong từ vựng hạn chế về mặt xã hội có từ nghề nghiệp, tiếng lóng, thuật ngữ, còn từ địa phƣơng là từ dùng hạn chế về mặt lãnh thổ" [Dẫn theo 27, tr. 3]. Đó là sự phân chia ngôn ngữ dƣới góc độ phạm vi sử dụng. Cùng quan tâm về vấn đề này, tác giả Vũ Đức Nghiệu trong phần Cơ sở từ vựng học và từ vựng tiếng Việt của cuốn Cơ sở ngôn ngữ học tiếng Việt viết: "Trừ những từ ngữ thuộc các lớp từ đƣợc sử dụng hạn chế về mặt lãnh thổ (từ địa phƣơng) hoặc về mặt "phƣơng ngữ xã hội" (thuật ngữ, tiếng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 lóng, từ nghề nghiệp), số còn lại đƣợc gọi là lớp từ vựng chung hoặc từ vựng toàn dân" [10, tr. 226]. Nhƣ vậy ta thấy, cùng dƣới góc độ phân chia nhƣ tác giả Nguyễn Thiện Giáp, nhƣng ở đây tác giả Vũ Đức Nghiệu đƣa ra thuật ngữ "phƣơng ngữ xã hội" vào trong cách phân loại. Xếp từ nghề nghiệp vào phƣơng ngữ xã hội có cả tác giả Nguyễn Văn Khang trong cuốn Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản. Tác giả cho rằng "Còn có thể gọi là phƣơng ngữ xã hội những trƣờng hợp nhƣ tiếng lóng, biệt ngữ, tiếng nghề nghiệp đƣợc sử dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm hay một tập đoàn ngƣời nhất định" [26, tr. 117]. Nhìn nhận dƣới bình diện phong cách học, tác giả Nguyễn Văn Tu trong cuốn Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại cho rằng: Trong ngôn ngữ chỉ gồm có hai phong cách: phong cách viết và phong cách nói. Trong phong cách viết của tiếng Vệt hiện đại, vốn từ gồm có thuật ngữ khoa học kỹ thuật và từ dành riêng cho thơ ca. Còn trong phong cách nói của tiếng Việt hiện đại, vốn từ gồm có từ vựng của ngôn ngữ văn học nói, từ thân mật, từ nhà nghề (từ nghề nghiệp), từ lóng… Với cách phân chia ấy, từ nghề nghiệp đƣợc tác giả xếp vào phong cách nói. Tác giả Thái Hòa khi đứng trên phong cách chức năng trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ lại chia từ ngữ tiếng Việt thành hai loại lớn: từ ngữ đa phong cách và từ ngữ đơn phong cách. Trong từ ngữ đơn phong cách có những biến thể thuộc phong cách khẩu ngữ, phong cách khoa học, phong cách nghệ thuật, phong cách hành chính công vụ và phong cách tin tức - báo chí… Từ nghề nghiệp đƣợc xếp vào phong cách khẩu ngữ bên cạnh từ ngữ địa phƣơng, lớp tiếng lóng và biệt ngữ cùng những biến thể láy -iếc, -ủng… có sắc thái biểu cảm. Với góc độ này, tác giả Nguyễn Thiện Giáp chia vốn từ vựng của một ngôn ngữ ra làm hai loại: từ vựng hội thoại và từ vựng sách vở. Trong đó từ vựng hội thoại tiếp tục đƣợc phân thành: từ vựng hội thoại toàn dân và từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 vựng hội thoại hạn chế về lãnh thổ hay xã hội. Các từ ngữ địa phƣơng, tiếng lóng, từ nghề nghiệp theo tác giả chính là từ vựng hội thoại hạn chế về lãnh thổ và xã hội. Nhƣ vậy cách diễn đạt giữa ba tác giả có những điểm khác nhau nhƣng nhìn chung ba tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Tu và Thái Hòa đều thống nhất ở điểm xếp từ nghề nghiệp thuộc phong cách nói hay khẩu ngữ, từ vựng hội thoại. Trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu, tác giả lại tiến hành phân lập toàn bộ từ vựng của tiếng Việt thành những hệ thống nhỏ hơn. Đó là hệ thống từ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học, hệ thống từ vựng địa phƣơng, hệ thống các yếu tố Hán Việt và các từ vay mƣợn, biệt ngữ. Theo đó, tác giả đã xếp từ nghề nghiệp vào cùng một hệ thống với thuật ngữ khoa học kỹ thuật để nghiên cứu đối chiếu. Trên đây là ý kiến của một số tác giả về vị trí của từ nghề nghiệp trong tiếng Việt. Tuy xuất phát từ những quan điểm, cách nhìn khác nhau để xác định từ nghề nghiệp nhƣng các tác giả đều cơ bản thống nhất ở chỗ: “Xét về phạm vi sử dụng, từ nghề nghiệp thuộc vào lớp từ sử dụng hạn chế về mặt xã hội hay là phƣơng ngữ xã hội. Xét về mặt phong cách, từ nghề nghiệp thuộc vào phong cách nói” [Dẫn theo 27, tr. 5]. Nhƣ vậy, trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ, từ ngữ nghề nghiệp là một bộ phận không thể thiếu, nó chiếm một vị trí đáng kể, cùng với những lớp từ khác, góp phần tạo nên diện mạo của một ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt hiện đại nói riêng. 1.2.2. Định nghĩa từ ngữ nghề nghiệp trong từ điển tiếng Việt Có một điều đặc biệt, nếu các lớp từ nhƣ từ toàn dân, tiếng lóng, tiếng địa phƣơng, thuật ngữ… đều ít nhiều có trong từ điển giải thích tiếng Việt nhƣ Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê hay của Văn Tân; Đại từ điển tiếng Việt do Nhƣ Ý chủ biên… thì từ ngữ nghề nghiệp lại không thấy đƣợc định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 nghĩa trong đó. Nó chỉ đƣợc đề cập trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. Theo đây thì từ nghề nghiệp là "các từ, ngữ đặc trƣng cho ngôn ngữ của các nhóm ngƣời thuộc cùng một nghề hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó" [50, tr. 389]. 1.2.3. Quan niệm về tiếng nghề nghiệp của các nhà nghiên cứu Trong rất nhiều ngƣời quan tâm tới vấn đề này, có tác giả Nguyễn Văn Tu khi viết Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại cho rằng: "Những từ nghề nghiệp khác thuật ngữ ở chỗ đƣợc chuyên dùng trong trao đổi miệng về chuyên môn. Từ nghề nghiệp còn khác thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm, gợi hình ảnh có nhiều sắc thái vui đùa" [Dẫn theo 27, 6]. Còn với Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt khẳng định: “Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này thƣờng đƣợc những ngƣời trong ngành nghề đó biết và sử dụng. Những ngƣời không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ ngữ nghề nghiệp nhƣng ít hoặc hầu nhƣ không sử dụng chúng. Do đó, từ ngữ nghề nghiệp cũng là lớp từ vựng đƣợc dùng hạn chế về mặt xã hội” [Dẫn theo 27, tr. 7]. Cũng về vấn đề này tác giả Đỗ Hữu Châu trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt cho rằng: "Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng đƣợc sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, ngành văn thƣ…)" [5, tr. 234]. Cũng vậy, nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ - Hoàng Trọng Phiến - Vũ Đức Nghiệu trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt quan niệm rằng: "Từ nghề nghiệp là lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong phạm vi của những ngƣời cùng làm một nghề nào đó" [10, tr. 223]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Còn tác giả Nguyễn Văn Khang trong cuốn Ngôn ngữ học xã hội Những vấn đề cơ bản thì cho rằng: "Từ ngữ nghề nghiệp... là một "hệ mã" ghi nhận thành quả tri thức và thành quả thực tế của con ngƣời trong lĩnh vực nhất định" [26, tr. 119]. Các định nghĩa nêu trên về cơ bản giúp cho việc hình dung một cách khái quát về tiếng nghề nghiệp. Điểm chung nhất mà các định nghĩa này cho thấy, đó là: từ nghề nghiệp là những đơn vị từ vựng đƣợc sử dụng phổ biến trong phạm vi một ngành nghề nhất định. Bên cạnh điểm chung đó, do xuất phát từ góc nhìn khác nhau mà các tác giả hƣớng việc khai thác từ ngữ nghề nghiệp vào các nội dung khác nhau. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Văn Tu, do xuất phát từ việc phân tích phong cách chức năng để đƣa ra định nghĩa hay quan niệm của mình về tiếng nghề nghiệp nên ông luôn nhấn mạnh yếu tố khẩu ngữ của tiếng nghề nghiệp. Trong khi đó, các tác giả khác đa phần đều xuất phát từ góc độ phân tích phạm vi sử dụng để đƣa ra định nghĩa. 1.2.4. Khái niệm từ nghề nghiệp trong mối liên hệ với một số loại từ ngữ khác. Để hiểu đƣợc tiếng nghề nghiệp nói chung và từ ngữ nghề nghiệp nói riêng một cách rõ ràng hơn phải đặt nó trong mối quan hệ với từ ngữ khác trong hệ thống ngôn ngữ. F.de.Saussure đã từng nhấn mạnh, một yếu tố chỉ có giá trị khi đặt nó trong mối quan hệ với các yếu tố khác trong hệ thống. Cố gắng tìm kiếm sự tƣơng đồng và khác biệt giữa từ nghề nghiệp và các loại từ ngữ khác là để có cái nhìn chính xác hơn về từ nghề nghiệp. Trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ có nhiều lớp từ khác nhau; mỗi lớp từ này đều có những đặc trƣng phân biệt nó với các lớp từ khác. Dƣới đây là một số khảo sát về khái niệm từ ngữ nghề nghiệp trong mối liên hệ với một số loại từ ngữ có liên quan trong hệ thống ngôn ngữ. 1.2.4.1. Từ nghề nghiệp và từ toàn dân Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt thì: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất