Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Từ ngữ nghề biển ở huyện tuy phước, bình định...

Tài liệu Từ ngữ nghề biển ở huyện tuy phước, bình định

.DOCX
126
1
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN TRỊNH HUY KIÊN TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN Ở HUYỆN TUY PHƯỚC, BÌNH ĐỊNH • 7 Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 82 29 020 Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Giang • LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trịnh Huy Kiên, học viên lớp cao học K21 - chuyên ngành Ngôn ngữ học, Trường Đại học Quy Nhơn. Tôi xin cam đoan luận văn “Từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu được từ thực tế và không sao chép. Học viên Trịnh Huy Kiên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Giang, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo Bộ môn Ngữ văn, khoa KHXH & NV, Phòng đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Cuối cùng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và lãnh đạo cơ quan những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Bình Định, ngày tháng 9 năm 2020 Học viên thực hiện Trịnh Huy Kiên MỤC LỤC •• LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 2 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 5 4. Phạm vi khảo sát ngữ liệu ...................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 7 6. Đóng góp của luận văn............................................................................8 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................. 8 Chương 1. TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP VÀ NGHỀ BIỂN Ở HUYỆN TUY PHƯỚC, BÌNH ĐỊNH ............................................................................ 9 1.1. TỪ nghề nghiệp - Khái niệm, đặc điểm và cách tiếp cận.....................9 1.1.1. Khái niệm về từ ngữ chỉ nghề nghiệp............................................9 1.1.2. Đặc điểm của từ ngữ nghề nghiệp ...............................................11 1.2. Một số khái niệm liên quan đề tài........................................................14 1.2.1. Từ thuần Việt................................................................................14 1.2.2. Các từ ngữ gốc Hán .....................................................................16 1.2.3. Các từ ngữ gốc Ấn-Âu .................................................................18 1.2.4. Từ toàn dân...................................................................................19 1.2.5. Từ địa phương ..............................................................................19 1.2.6. Trường nghĩa ................................................................................20 1.3. Tổng quan về huyện Tuy Phước và nghề biển ở Tuy Phước, Bình Định .. 21 1.3.1. Tổng quan về huyện Tuy Phước ..................................................21 1.3.2. Tình hình nghề biển ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ............22 1.4. Kết quả thu thập từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định.. 25 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 27 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC, NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN Ở HUYỆN TUY PHƯỚC, BÌNH ĐỊNH.......28 2.1. Đặc điểm nguồn gốc của từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định ............................................................................................................ 28 2.1.1. Từ thuần Việt trong từ ngữ nghề biển ......................................... 29 2.1.2. Từ gốc Hán Việt trong từ ngữ nghề biển .................................... 30 2.1.3. Từ gốc Ấn - Âu trong từ ngữ nghề biển......................................31 2.2. Đặc điểm ngữ pháp của từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định....................................................................................................32 2.2.1. Đặc điểm từ loại của hệ thống từ ngữ nghề biển .........................32 2.2.2. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ nghề biển.......................................33 2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa trong hệ thống từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định .......................................................................................49 2.3.1. Các trường nghĩa trong hệ thống từ ngữ nghề biển .....................49 2.3.2. Cơ sở định danh trong hệ thống từ ngữ nghề biển ......................51 2.3.3. Cấu trúc nghĩa của các đơn vị định danh trong từ ngữ nghề biển . 60 Tiểu kết Chương 2.......................................................................................66 Chương 3. ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ NGHỀ BIỂN Ở HUYỆN TUY PHƯỚC, BÌNH ĐỊNH QUA HỆ THỐNG ..........................................67 TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP.............................................................................67 3.1. Dấu ấn địa phương của từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định....................................................................................................67 3.1.1. Từ ngữ nghề biển phản ánh tư duy, nhận thức của ngư dân........67 3.1.2. Sắc thái phương ngữ Nam Trung bộ trong từ ngữ nghề biển ......70 3.2. Từ ngữ nghề biển trong đời sống văn hóa của ngư dân vùng biển huyện Tuy Phước, Bình Định......................................................................72 3.2.1. Từ ngữ nghề biển trong lao động đánh bắt thuỷ hải sản ............. 72 3.2.2. Từ ngữ nghề biển trong giao tiếp ứng xử văn hoá của ngư dân . 76 Tiểu kết Chương 3. ........................................................................................ 82 KẾT LUẬN.....................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 86 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao) DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Số lượng từ ngữ nghề khai thác hải sản ở huyện Tuy Phước, Bình Định xét theo nội dung phản ánh 26 Từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định nhìn từ 2.1 góc độ nguồn gốc 29 Hệ thống từ loại trong hệ thống từ ngữ nghề biển ở huyện 2.2 Tuy Phước, Bình Định 33 Số lượng từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định 2.3 xét từ phương diện đặc điểm cấu tạo 33 Tổng hợp từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình 2.4 Định xét từ phương diện cấu tạo và nội dung phản ánh 34 Phân loại từ đơn trong hệ thống từ ngữ nghề biển ở Tuy 2.5 Phước, Bình Định xét từ phương diện nội dung phản ánh 35 Phân loại từ ghép trong hệ thống từ ngữ nghề biển ở Tuy 2.6 Phước, Bình Định từ phương diện nội dung phản ánh 36 Tổng hợp các loại từ ghép trong hệ thống từ ngữ nghề biển 2.7 ở Tuy Phước, Bình Định 37 Ngữ định danh trong hệ thống từ ngữ nghề biển ở huyện T 2.8 Phước, Bình Định 38 Phân loại từ ghép chính phụ trong hệ thống từ ngữ nghề 2.9 biển ở Tuy Phước, Bình Định xét từ quan hệ cấu tạo giữa các yếu tố độc lập/ không độc lập 45 Phân loại từ ghép phân nghĩa trong hệ thống từ ngữ nghề 2.10 biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định xét theo tính chất, 48 phạm vi sử dụng Những cơ sở lựa chọn định danh phương tiện nghề biển ở 2.11 huyện Tuy Phước, Bình Định 52 Những tiêu chí định danh công cụ nghề biển ở huyện Tuy 2.12 Phước, Bình Định 53 Những tiêu chí định danh quy trình tổ chức, hoạt động 2.13 nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định 55 Những tiêu chí định danh hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng 2.14 đến nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định 57 Những tiêu chí định danh người làm nghề biển ở huyện 2.15 Tuy Phước, Bình Định 58 Những tiêu chí định danh các từ kiêng kị văn hoá trong 2.16 nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định 59 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong kho từ vựng ngôn ngữ của một dân tộc, hệ thống từ nghề nghiệp là lớp từ được sử dụng để phục vụ các hoạt động của các ngành nghề cụ thể. Từ nghề nghiệp có thể xem như là một sáng tạo về từ ngữ của những người thợ lành nghề trong một lĩnh vực nhất định. Nó vô cùng cần thiết cho sự giao tiếp về mặt chuyên môn nghiệp vụ trong từng ngành nghề cụ thể. Bên cạnh đó, nó còn là công cụ để người sử dụng diễn đạt một cách chính xác, logic và ngắn gọn nhất về những sản phẩm, những sự kiện, những hoạt động của xã hội, chẳng hạn nghề làm muối, nghề mía đường, nghề đánh bắt thuỷ hải san... Do đó, việc tìm hiểu hệ thống từ ngữ nghề nghiệp có thể mang lại ích lợi cho nhiều lĩnh vực: ngôn ngữ học, văn học địa phương, xã hội học, lịch sử , văn hoá học. 1.2. Tuy Phước là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định. Vùng biển thuộc huyện Tuy Phước quản lí có ngư trường tương đối rộng lớn với nhiều loại hải sản quý hiếm và đem lại giá trị kinh tế cao. Từ lâu nghề biển ở Tuy Phước đã có vai trò và những đóng góp khá quan trọng trong đời sống lao động, sinh hoạt của cộng đồng ngư dân nơi đây. Trong quá trình hình thành phát triển nghề biển của cư dân ven biển Tuy Phước, họ đã kiến tạo nên tạo nên một kho tàng từ ngữ nghề nghiệp phong phú, đa dang, phản ánh khá đầy đủ và rõ nét những đặc điểm nghề nghiệp ở địa phương giàu truyền thống văn hoá. Việc tìm hiểu từ ngữ nghề biển tại huyện Tuy Phước có ý nghĩa nhất định đối với lý luận ngôn ngữ học, bổ sung những minh chứng cụ thể cho các lĩnh vực từ vựng học, phương ngữ học, ngôn ngữ học xã hội.; đồng thời góp phần thiết thực cho việc tìm hiểu, đánh giá và nghiên cứu văn hóa địa phương, việc giáo dục ngôn ngữ cho học sinh tại huyện Tuy Phước trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt văn hoá của cộng đồng cư dân ven biển của huyện... 2 Với những lí do trên, cùng với niềm tự hào về văn hoá và truyền thống của quê hương, mong muốn được khám phá những vẻ đẹp ngôn ngữ của quê hương, chúng tôi đã chọn từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định làm đề tài luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ ngữ nghề nghiệp là sản phẩm giao tiếp của những người làm nghề, không chỉ mang giá trị về mặt ngôn ngữ mà còn cả về lịch sử văn hóa, xã hội. Do đó, nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. 2.1. Lịch sử nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp Trong các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học Xô Viết như: L.A. Kapanadze, A.V Superianskaja, V.D. Bondaletop, IU.V. Rozdextvenxki, vấn đề về từ nghề nghiệp đã được quan tâm đánh giá. L.A. Kapanadze, A.V Superianskaja, trong khi bàn đến hệ thống thuật ngữ, đã đề cập đến từ ngữ nghề nghiệp, đặc biệt là vấn đề hình thành từ ngữ nghề nghiệp và định danh các đối tượng [22]. Tuy không bàn sâu đến từ ngữ nghề nghiệp nhưng khi đề cập đến vấn đề “giáo dục ngôn ngữ nghề nghiệp”, tác giả IU.V. Rozdextvenxki cũng đã chỉ ra lớp từ ngữ “được cá nhân học theo loại hình công việc”. Ông cho rằng từ điển bách khoa là một trong những cơ sở giáo dục ngôn ngữ nghề nghiệp cũng như “việc lựa chọn và giải thích vốn từ vựng nghề nghiệp” [21, tr.369]. Dựa vào bản chất, ý nghĩa của đặc trưng ngôn ngữ và những điều kiện hoạt động của nó, nhà ngôn ngữ học Xô Viết V. D Bondaletop đã phân loại các biến thể xã hội của lời nói, trong đó có từ ngữ nghề nghiệp. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các tác giả là chưa đi sâu khảo sát cụ thể đến lớp từ của những người làm nghề ở các phương diện định danh, ngữ nghĩa mà chỉ đề cập đến tên gọi các đối tượng một cách khái quát. Ở Việt Nam, từ ngữ nghề nghiệp đã được các nhà Việt ngữ học đề cập đến 3 trong các giáo trình ngôn ngữ học từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX Đối với các nhà ngôn ngữ trong nước, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có một số công trình về từ nghề nghiệp ở góc độ lí luận như các công trình của Hoàng Trọng Canh, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Khang, Trần Hoàng Anh hoặc một nghề ở một địa phương cụ thể như bài viết của Võ Khoa Châu [10], Mai Đức Hạnh, Đỗ Thị Bẩy [16], Phạm Văn Hảo [17],... Tác giả Đỗ Hữu Châu, trong giáo trình Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt [8] đã có những nghiên cứu nhất định về từ nghề nghiệp; nhưng tác giả cũng mới chỉ đưa ra khái niệm làm nền tảng cho nghiên cứu. Về sau này, các tác giả như Hoàng Thị Châu trong Phương ngữ học tiếng Việt [9], Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt [14], nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [11] cũng đã đề cập đến từ ngữ nghề nghiệp và phân biệt từ ngữ nghề nghiệp với các lớp từ khác (thuật ngữ, tiếng lóng, từ địa phương). Đặc điểm chung ở những công trình trên là các nhà nghiên cứu xem từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị công cụ, sản phẩm lao động, quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Nó là những từ ngữ hạn chế về phạm vi sử dụng, nếu không là người trong nghề sẽ khó hiểu, thậm chí không thể hiểu được. Do tính chất của giáo trình, các tác giả chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, chưa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ mối quan hệ giữa từ ngữ nghề nghiệp, ở phương diện cấu tạo, đặc điểm về định danh, ngữ nghĩa; từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa. Tuy nhiên, các đánh giá và đề xuất về mặt lý luận đối với hệ thống từ ngữ nghề nghiệp trong các công tình nghiên cứu ngôn ngữ học tuy chưa thực sự đi sâu, bàn kĩ các vấn đề cụ thể nhưng có tính chất khái quát, định hướng và nêu bật những phương thức tiếp cận đối lớp từ nghề nghiệp trong tiếng Việt nói riêng và các ngôn ngữ khác nói chung. Luận văn của chúng tôi cũng tiếp thu những đánh giá của các nhà nghiên cứu, chuyên gia đầu ngành 4 thuộc linh vực ngôn ngữ học, từ vựng học để xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài khoa học của mình. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về từ ngữ nghề biể n ở Việ t Nam Công trình nghiên cứu về từ nghề biển không nhiều. Ngoài những công trình nghiên cứu chung về từ vựng tiếng Việt có giới thiệu về từ ngữ nghề nghiệp như đã nêu, đã có một số công trình công bố kết quả nghiên cứu vốn từ ngữ của một số ngành nghề cụ thể. Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh (1996), Văn hóa người Nghệ qua vốn từ chỉ nghề cá; Lương Vĩnh An (1988), Vốn từ chỉ nghề cá ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; Đặng Thanh Hải, Trần Hoàng Anh (2017), Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa biểu hiện qua nguồn gốc từ chỉ tên gọi tôm cá vùng Đồng bằng sông Cửu Long . Năm 2020, Trần Hoàng Anh đã công bố công trình Từ ngữ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá [1]. Đây có thể xem như công trình đánh giá khá toàn diện về từ ngữ nghề biển. Công trình đã kế thừa những luận điểm khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đồng thời đã tiếp tục triển khai trong một đối tượng ở khu vực vùng Đồng Tháp Mười. Do đó, những kết luận và khái quát cũng chỉ dừng lại ở mức đánh giá cụ thể về một vùng miền cụ thể. Có thể nói, ưu điểm của các công trình nghiên cứu, khảo sát tên gọi, sự phản ánh thực tại của hệ thống từ nghề nghiệp là chỉ ra nét độc đáo của lớp từ chỉ nghề nghiệp ở từng địa phương cụ thể. Nhưng những kết quả nghiên cứu thường ở phạm vi hẹp, chủ yếu về làng nghề truyền thống của một địa phương nhỏ. Hơn nữa, do tính chất của công trình, các tác giả chưa có điều kiện đi sâu phân tích về vấn đề cấu tạo, cách định danh, ngữ nghĩa một cách quy mô, hệ thống. 5 2.3. Lịch sử nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp và nghề biển ở Bình Định Về từ ngữ nghề nghiệp ở Bình Định, có các công trình nghiên cứu văn hóa dân gian đề cập tới như “Nghề đánh cá thủ công xưa của ngư dân vùng biển Hoài Nhơn, Bình Định” [35], “Những dịch vụ hậu cần và đơn vị đo lường trong nghề cá” [35] của Trần Xuân Toàn-Trần Xuân Liếng, ... Nhìn chung, trong công trình nêu trên, các từ nghề nghiệp được nêu ra chủ yếu liên quan đến việc miêu tả hoạt động nghề, miêu tả thiên về văn hóa, giới thiệu sản vật địa phương. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, tại Trường Đại học Quy Nhơn, một số nhà khoa học đã hướng dẫn các học viên cao học chuyên ngành Ngôn ngữ học đi sâu vào vấn đề này. Kết quả của quá trình làm việc đó là các luận văn thạc sĩ tiêu biểu như Từ ngữ nghề làm nón ở Bình Định (2015) của Đào Đức Hiển [18], Từ ngữ nghề làm muối ở Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi (2016) của Ngô Văn Thuyền [34], Từ ngữ nghề khai thác hải sản ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định (2018) của Trần Thị Thu Hương [20]... Tính đến thời điểm hiện nay (năm 2020), với tư liệu bao quát được, chúng tôi chưa thấy công trình chuyên khảo hệ thống từ ngữ về nghề biển ở địa bàn huyện Tuy Phước, Bình Định trên lĩnh vực văn hóa lẫn ngôn ngữ học. Vì vậy, Từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Đây cũng là cơ sở khoa học và lý luận để chúng tôi đi vào triển khai đề tài luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học. 3 . Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định. Luận văn tiến hành khảo sát, đánh giá 527 đơn vị từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Đinh được điền dã, thu thập xét về nội dung phản ánh. Cụ thể như sau: 6 - Hệ thống từ ngữ chỉ phương tiện, công cụ nghề biển (180 đơn vị ngữ liệu); - Hệ thống từ ngữ chỉ quy trình tổ chức và hoạt động nghề biển (115 đơn vị ngữ liệu); - Hệ thống từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến nghề biển (45 đơn vị ngữ liệu); - Hệ thống từ ngữ chỉ sự kiêng kị văn hoá trong nghề biển (34 đơn vị ngữ liệu); - Hệ thống từ ngữ chỉ người làm nghề biển (10 đơn vị ngữ liệu). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứ u Để thực hiện tốt đề tài, luận văn có những nhiệm vụ chính như sau: Một là, tiến hành điều tra, điền dã thu thập từ ngữ nghề biển tại các xã thôn có truyền thống ngư nghiệp lâu đời trên địa bàn huyện Tuy Phước, Bình Định; Hai là, thống kê mô tả số liệu minh chứng để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài được nghiên cứu; Ba là, tác giả luận văn có nhiệm vụ tiếp cận hệ thống từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định trên các bình diện của ngôn ngữ như: nguồn gốc của từ, hệ thống từ loại, các đặc trưng, mô hình cấu tạo, các cơ sở, căn cứ và tiêu chí định danh trong phạm vi ngữ nghĩa. Bốn là, bước đầu miêu tả một đặc điểm ngôn ngữ văn hóa thể hiện qua từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định. 4. Phạm vi khảo sát ngữ liệu Trên cơ sở đối tượng và mục nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi xác định phạm vi khảo sát, điền dã và thu thập hệ thống ngữ liệu về lớp từ ngữ phổ biến trong nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát và thu thập ngữ liệu, chúng tôi chỉ tập trung vào nghề đánh bắt xa bờ và gần ở biển, không khảo sát ở phạm vi đánh bắt trên đầm, đìa. Địa bàn khảo sát là những xã ven biển, làm nghề lâu đời có số 7 dân làm nghề cao, đó là các xã bãi ngang như xã Phước Thuận, Phước Thắng, Phước Hoà, Phước Sơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Do tích chất và nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng phối kết hợp một số phương pháp như sau: - Phương pháp điền dã: Để có được những ngữ liệu cụ thể, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã trực tiếp điền dã trên địa bàn 04 xã ven biển của huyện Tuy Phước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiếp cận với một số hộ dân làm nghề biển tại một số xã lân cận, không thuộc nhóm xã ven biển của huyện để tìm hiểu hệ thống từ ngữ nghề biển. - Phương pháp điều tra xã hội học: Thông qua việc lập kế hoạch về thời gian và địa điểm điền dã, chúng tôi khảo sát, phỏng vấn, thu thập vốn từ ngữ và ghi lại tất cả những thông tin liên quan đến đề tài. Chúng tôi chọn những người có thâm niên trong nghề đi biển, đây là những cá nhân nắm chắc, hiểu rõ vốn từ và phương cách sử dụng. - Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp quan trọng, giúp chúng tôi tham vấn trực tiếp, hỏi trực tiếp những người làm nghề biển để có thêm dữ liệu, ngữ liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài. - Phương pháp thống kê, mô tả: Phương pháp này được sử dụng để só liệu hoá, hệ thống hóa tất cả những từ ngữ chỉ nghề biển ở Tuy Phước, Bình Định làm tư liệu cho quá trình nghiên cứu. - Phương pháp phân tích ngôn ngữ: phân tích về nguồn gốc, những phương thức cấu tạo, những đặc trưng ngữ nghĩa, khả năng hành chức của từ ngữ nghề biển ở Tuy Phước, Bình Định. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng để so sánh ngữ của từ ngữ nghề biển ở Tuy Phước, Bình Định với từ ngữ nghề biển ở địa phương khác trong và ngoài tỉnh Bình Định. 8 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Những đóng góp về mặt lí luận Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ tiếp tục bổ sung nguồn tư liệu vào việc nghiên cứu vốn từ của nghề đi biển - một ngành nghề đã có truyền thống lâu đời và phổ biến ở khu vực Nam Trung bộ nói chung và Bình Định nói riêng. Nghiên cứu về từ ngữ nghề biển góp phần bổ sung những cứ liệu về đặc điểm cấu tạo từ, ngữ cho việc xây dựng cơ sở lí luận về từ nghề nghiệp. Đồng thời luận văn còn góp phần soi sáng thêm về sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa vốn từ nghề nghiệp với vốn từ toàn dân. 6.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bảo tồn, bảo lưu những giá trị văn hoá của vốn từ ngữ nghề nghiệp trong kho từ vựng ngôn ngữ dân tộc. Thực tế nghiên cứu lớp từ ngữ nghề biển không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận ngôn ngữ học mà bên cạnh đó còn góp phần giúp chúng ta tìm hiểu những cơ sở văn hóa riêng biệt của một cộng đồng người. Đề tài giúp chúng ta hiểu biết thêm về văn hóa của cư dân vùng ven biển và hải đảo, cụ thể là những người dân làm nghề đi biển ở Tuy Phước, Bình Định. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Từ ngữ nghề nghiệp và nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định. Chương 2. Đặc điểm nguồn gốc, ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ ngữ nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định. Chương 3. Đặc trưng văn hoá nghề biển ở huyện Tuy Phước, Bình Định qua hệ thống từ ngữ nghề nghiệp. 9 Chương 1. TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP VÀ NGHỀ BIỂN Ở HUYỆN TUY PHƯỚC, BÌNH ĐỊNH •"• 1 A _ 3 Ị _ .1.Từ nghề nghiệp - Khái niệm, đặc điểm và cách tiếp cận 1.1.1. Khái niệm về từ ngữ chỉ nghề nghiệp Khái niệm về từ ngữ nghề nghiệp là một trong các vấn đề mà hiện nay nhiều nhà nghiên cứu còn băn khoăn. L.A. Kapanađze cho rằng: “Từ ngữ nghề nghiệp thường vốn mang một số tính hình ảnh, hình tượng “so sánh” [dẫn theo 34, tr.6]. Với ông, “để việc bán hàng được thuận lợi, các mặt hàng phải có tên gọi đặc biệt của mình.. .nhiệm vụ chủ yếu đề ra cho các từ này là biểu đạt các hàng hóa với tất cả các thuộc tính vật chất của nó. Nhờ điều đó mà, hoặc dù là những sự vật muôn màu muôn vẻ (.) và dường như trong chúng lại có tính duyên dáng, đầy tính biểu cảm” (nhất là những thời điểm sáng tạo ra chúng. Về sau này, những sắc thái biểu cảm sẽ nhanh chóng mất đi, chỉ còn gắn với tính vật chất của hàng hóa - tùy thuộc vào tính vật chất ấy mà có sự đánh giá lại [1, tr.16]. Trong khi đó, từ góc độ hình thành hệ thống từ ngữ nghề nghiệp, A.V. Superanskaja cho rằng: Tên gọi kiểu này (tên gọi dài dòng được thừa nhận do yêu cầu tính hệ thống của việc miêu tả khoa học - khi đi vào phạm vi từ vựng thông thường không tránh khỏi bị rút gọn đi) “vốn sinh ra từ trong phạm vi của sự biểu đạt trong khoa học, đã biến thành yếu tố của lời nói thông thường hoặc ngôn từ nghề nghiệp” [Dẫn theo 34, tr.6]. Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý nhấn mạnh đặc trưng của từ nghề nghiệp. Theo ông, từ ngữ nghề nghiệp là “các từ, ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ của các nhóm người thuộc cùng một nghề nghiệp hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó” [43, tr.30]. Từ góc độ so sánh từ ngữ nghề nghiệp và thuật ngữ, Nguyễn Văn Tu đánh giá “những từ ngữ nghề nghiệp 10 khác thuật ngữ ở chỗ được chuyên dùng để trao đổi miệng về chuyên môn chứ không dùng để viết. Từ nghề nghiệp cũng khác thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm, gợi hình ảnh, có nhiều sắc thái vui đùa” [32, tr.126]. Trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao độngvà quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Nhưng từ ngữ này thường được những người cùng trong ngành nghề đó biết và sử dụng. Những người không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ ngữ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như không sử dụng chúng. Do đó, từ ngữ nghề nghiệp cũng là lớp từ vựng được dùng hạn chế về mặt xã hội [14, tr.136]. Nhà nghiên cứu Từ vựng học Đỗ Hữu Châu trong Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt định nghĩa: “Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, nghề văn thư...)” [8, tr.253]. Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt: “Từ nghề nghiệp là lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi của những người cùng làm một nghề nào đó” [11, tr.223]. Theo các nhà khoa học này, lớp từ nghề nghiệp chủ yếu tập trung ở một số nghề mà xã hội ít quen như nghề làm gốm, nghề đúc đồng, nghề chài lưới.Nhưng hoạt động của từ nghề nghiệp lại không đồng đều, có từ sử dụng hạn chế trong phạm vi một nghề, nhưng có những từ ngữ đi vào vốn từ vựng chung, được dùng phổ biến trong ngôn ngữ xã hội hiện nay. Tóm lại, quan niệm về từ nghề nghiệp của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước có những nét khu biệt nhau. Do xuất phát từ những góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu hướng việc khai thác từ nghề nghiệp vào các nội dung không giống nhau nên đã phái sinh những quan niệm khác nhau về từ ngữ nghề 11 nghiệp. Tuy vậy, đặc điểm chung nhất mà các định nghĩa đã nêu cho thấy: Hệ thống từ nghề nghiệp là những đơn vị từ vựng được sử dụng phổ biến trong phạm vi của một ngành nghề nhất định, cụ thể, chúng tôi cũng đi theo quan niệm này. 1.1.2. Đặc điểm của từ ngữ nghề nghiệp Trước hết là những đặc điểm về sự hình thành từ nghề nghiệp trong ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Có thể nói, ngôn ngữ được xem là một trong những công cụ hữu hiệu phản ánh hoạt động xã hội. Những biến đổi xã hội đều có khả năng tác động và lưu dấu vào ngôn ngữ. Trong lịch sử phát triển nhân loại, khi xã hội có sự chuyên môn hóa về hoạt động lao động, sản xuất thì đó cũng là lúc hình thành nên những từ ngữ chuyên biệt cho các ngành nghề cụ thể và được phản ánh vào ngôn ngữ. Có thể nói, trước thực trạng tác động mạnh mẽ của làn sóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với nhiều ngành nghề truyền thống, hệ thống từ ngữ đã dần bị mai một. Đáng chú ý nhất là những ngành nghề tiêu biểu cho văn hoá nông nghiệp lâu đời, phổ biến rộng khắp trong nhiều vùng, được phản ánh trong ngôn ngữ nhưng từ ngữ thuộc các nghề này cũng đã và đang thay đổi nhiều hoặc chìm vào quên lãng. Xã hội càng phát triển hiện đại thì có nhiều nghề nghiệp mới ra đời cùng với sự mất dần của các nghề nghiệp truyền thống đã tạo nên đặc tính đan xen cũ mới trong lớp từ nghề nghiệp như sự bổ sung các từ ngữ mới mang tính hiện đại và nguy cơ bị mất đi, nhất là từ nghề nghiệp thủ công. Do yêu cầu của thực tiễn nghiên cứu hiện nay, chúng ta cần tăng cường những chuyến điền dã và thu thập, xử lý hệ thống từ ngữ nghề nghiệp. Từ những vấn đề đã được quan tâm như khái niệm, phương pháp xác định các lớp từ, các hướng nghiên cứu đặc điểm từ nghề nghiệp còn chưa rõ ràng; quan hệ 12 của lớp từ này đối với lớp từ toàn dân và vốn từ địa phương cũng chưa được chú ý. Đó là những vấn đề đang được đặt ra cho ngành Việt ngữ học. Ngoài ra, về mặt ngôn ngữ, bên cạnh những từ ngữ mang tính xã hội hóa cao, tức là số đông có thể hiểu và sử dụng được (ổ cứng, cầu dao, cày, bừa, trang, đục, bào, v.v.) là những từ ngữ có tính chuyên môn mà chỉ có người làm nghề mới hiểu. Về mặt phong cách chức năng, yếu tố nghề nghiệp cũng góp phần làm nên phong cách ngôn ngữ của từng nhóm nghề khác nhau. Nhìn chung, từ ngữ nghề nghiệp là sản phẩm của quá trình sáng tạo ngôn ngữ của nhân dân lao động hoạt động ở các ngành nghề khác nhau trong xã hội; là lớp từ ngữ chỉ nguyên liệu, quy trình, công cụ, hoạt động, sản phẩm... trong một nghề nghiệp nhất định. Từ ngữ nghề nghiệp là nguồn tư liệu quý giá để bổ sung vào ngôn ngữ toàn dân và thuật ngữ khoa học của một xã hội đang phát triển. Vốn từ ngữ này còn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc một yếu tố quan trọng - cần được giữ gìn trong thời kì Việt Nam giao lưu, hội nhập mạnh mẽ với thế giới như hiện nay. Thứ hai là đặc tính đa dạng, phạm vi sử dụng rộng rãi, phong phú của từ ngữ nghề nghiệp trong ngôn ngữ giao tiếp. Do sự phát triển mang tính liên ngành của nghề nghiệp mà có một bộ phận từ ngữ nghề nghiệp có đặc điểm đa ngành. Từ ngữ nghề nghiệp biểu thị toàn bộ quy trình sản xuất, công cụ, nguyên liệu, đối tượng lao động, cũng như thành phẩm, sản phẩm của một ngành nghề nào đó. Xét ở mức độ nào đó, chúng là “từ ngữ chuyên biệt” của ngôn ngữ nghề nghiệp. Từ ngữ nghề nghiệp cũng là lớp từ thường xuất hiện trong phong cách khẩu ngữ, có tính chất chuyên môn. Bên cạnh đó, lớp từ ngữ này cũng có thể được dùng trong sách báo chính luận và nghệ thuật, nhưng ở đây từ nghề nghiệp được dùng như những biện pháp tu từ để miêu tả nghề nghiệp lao động sản xuất, phương pháp sản xuất, đặc điểm lời nói của nhân vật. Tất nhiên, cũng cần nói rõ thêm, trong lớp từ ngữ nghề nghiệp có nhiều từ ngữ được nhiều người biết đến 13 vì tính chất thông dụng toàn dân của nó và ngược lại sẽ có nhiều từ nghề nghiệp ngay cả người trong nghề nếu không có chuyên môn sâu cũng khó có thể hiểu được. Thứ ba là tính chất văn hoá, tính chuyên biệt của hệ thống từ ngữ nghề nghiệp. Từ nghề nghiệp có thể là vốn từ của một nghề truyền thống nào đó trong xã hội được mọi người biết đến, hoặc cũng có thể là của một nghề mới xuất hiện trong xã hội, chỉ do một nhóm người sử dụng. Một trong những vấn đề khó khu biệt là sự phân chia ranh giới, khu biệt từ ngữ nghề nghiệp với hệ thống thuật ngữ, biệt ngữ, tiếng lóng...trong cùng một ngôn ngữ. Từ góc độ so sánh đối chiếu, dù ở tiêu chí này hay tiêu chí khác, giữa chúng có sự giống nhau, các đường ranh giới có thể chồng chéo lên nhau. Đây là một đặc tính chuyên biệt. Chính vì thế, đây cũng là một yêu cầu quan trọng khi minh định ý nghĩa hệ thống từ ngữ nghề nghiệp. Trong thực tế, các nhà ngôn ngữ học đã cố gắng thu hẹp biên độ nội hàm khái niệm và gắn sát nó với đối tượng cần định nghĩa nhằm làm gia tăng tính chuyên môn và tính khu biệt của đối tượng. Trên cơ sở những quan niệm nói trên, chúng tôi cho rằng, những đặc trưng chuyên biệt và tính chất văn hoá của từ nghề nghiệp có thể được hình dung một cách khái quát như sau: Đó là lớp từ ngữ dùng để gọi tên những nguyên vật liệu, phương tiện, công cụ sản xuất, quá trình - công đoạn sản xuất và sản phẩm lao động của các ngành nghề trong xã hội. Chúng mang phong cách địa phương và ít nhiều có sắc thái biểu cảm văn hoá riêng của từng lĩnh vực nghề nghiệp. Chúng được giới định nội dung trong phạm vi những người làm trong nghề hiểu và sử dụng chủ yếu trong giao tiếp hội thoại. Từ nghề nghiệp có thể được nhận diện trong mối tương quan với tiếng lóng, thuật ngữ khoa học. Chính vì vậy mà nó mang những đặc điểm như: chỉ sử dụng hạn chế trong phạm vi của nghề, nó phản ánh mối quan hệ giữa người lao động, nghề nghiệp và quy trình tổ chức sản xuất của ngành nghề mà họ đang đảm trách.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan