Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT...

Tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT

.PDF
183
248
53

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC BỘ MÔN: HÓA MÔI TRƢỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Sinh viên thực hiện: Mai Thị Ngọc Linh Lớp Hóa 4A Mã số SV: 34201025 TP Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã và đang thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên, điều đó cũng làm cho môi trường sống ngày càng ô nhiễm trầm trọng và kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất. Ngày càng có nhiều thiên tai, thảm họa xảy ra: động đất, sóng thần, bão lụt… Đó chính là lời cảnh tỉnh dành cho loài người về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống. Con người đã bắt đầu ý thức được những hậu quả nghiêm trọng từ việc ô nhiễm môi trường. Các tổ chức quốc tế đã lên tiếng kêu gọi toàn thể nhân loại cùng chung tay bảo vệ môi trường, cũng chính là bảo vệ sự sống của chính mình. Ở nước ta hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng: nguồn nước bị ô nhiễm nặng do nước thải từ các nhà máy, môi trường đất ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học bừa bãi… Do đó việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trở nên vô cùng cần thiết và cấp bách. Nhất là việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các thế hệ trẻ bởi đây là những người sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển xã hội sau này. Do đó, những năm gần đây, vấn đề giáo dục môi trường đã được lồng ghép vào chương trình học phổ thông. Đặc biệt, bộ môn Hoá học ở trường phổ thông đóng một vai trò cực kì quan trọng trong chiến lược giáo dục môi trường của toàn xã hội. Với mong muốn được đóng góp công sức của mình vào nhiệm vụ giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông tôi đã chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Cung cấp các tư liệu và hình ảnh thực tế về môi trường để hỗ trợ cho giáo viên trung học phổ thông (THPT) thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường thông qua chương trình Hoá học lớp 10, 11 và 12. Góp phần nâng cao hiệu quả cho quá trình giáo dục môi trường ở trường phổ thông. SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 1 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh 3. - Khóa luận tốt nghiệp Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề giáo dục môi trường thông qua các bài giảng Hoá học lớp 10, 11 và 12 THPT. - 4. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học bộ môn Hóa học ở trường THPT. Nhiệm vụ của đề tài Giới thiệu khái quát về môi trường, các dạng ô nhiễm môi trường, phương pháp giáo dục môi trường ở trường phổ thông. - Tập hợp các tư liệu và hình ảnh thực tế về các vấn đề môi trường có thể lồng ghép vào các bài học cụ thể trong chương trình Hoá học lớp 10, 11 và 12 THPT. - Gợi ý về một số hoạt động ngoại khoá có thể cho hiệu quả cao trong việc mở rộng kiến thức và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT. 5. - Phƣơng pháp nghiên cứu Đọc và nghiên cứu các tài liệu về môi trường, chú trọng các nội dung liên quan đến chương trình Hóa học lớp 10, 11 và 12 THPT. - Phân tích và tổng hợp. SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 2 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp PHẦN HAI: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1: Đại cƣơng về môi trƣờng 1.1. Khái niệm môi trƣờng [4]. [19] Khái niệm về môi trường đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu. Chúng ta có thể khái quát: “Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng diễn biến trong một môi trường nhất định”. Đối với con người, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. (Điều 1, Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993) 1.2. Chức năng của môi trƣờng [42] Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho hoạt động sản xuất của con người. Trải qua các nền sản xuất từ thô sơ đến hiện đại, con người phải khai thác các nguồn nguyên liệu như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật…để phục vụ cho mục đích ăn, ở và lao động của mình. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội. Như vậy, con người phải bảo vệ và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí để bảo đảm sự phát triển bền vững. Môi trường còn là nơi chứa đựng các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng bị thải vào môi trường SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 3 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, hữu cơ quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Do vậy, vấn đề xử lí chất phế thải đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi quốc gia. 1.3. Ô nhiễm môi trƣờng[4] Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lí, hóa học, sinh học, sinh thái học của bất kì thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Sự gia tăng các chất lạ vào môi trường làm thay đổi các yếu tố môi trường sẽ gây tổn hại, hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn, hay sự phát triển của người và sinh vật trong môi trường đó. Suy thoái môi trường là một quá trình suy giảm mà kết quả của nó là làm thay đổi về chất lượng và số lượng thành phần môi trường vật lí (như suy thoái đất, nước, không khí, biển…) và làm suy giảm đa dạng sinh học. 1.4. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng]44] Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, như hoạt động núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão,… hoặc các hoạt động do con người thực hiện trong công nghiệp, giao thông, chiến tranh và công nghệ quốc phòng, trong sinh hoạt, trong đó công nghiệp được xem là nguyên nhân lớn nhất. Chất gây ô nhiễm môi trường rất đa dạng về nguồn gốc và chủng loại, tuy vậy chúng được phân chia thành 3 nhóm lớn: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Mỗi dạng có thể chứa đựng nhiều chất, từ các hóa chất, các kim loại nặng, đến chất phóng xạ và vi trùng. Nhiệt cũng là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên sự ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả đối với con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Ô nhiễm môi trường là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trên 200 SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 4 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp năm nay. Ô nhiễm hiện nay đã lan tràn vào mọi nơi, từ đất, nước đến khí quyển, từ bề mặt đất đến các lớp sâu của đất và của đại dương. Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, hơn nữa sự đô thị hóa cũng như giao thông vận tải chưa phát triển vì thế sự ô nhiễm môi trường nói chung chưa xảy ra trên diện rộng, nhưng cũng đã xảy ra cục bộ, từng lúc, từng nơi. 1.5. Các dạng ô nhiễm chính 1.5.1. Ô nhiễm môi trƣờng đất Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu... Ô nhiễm môi trường đất làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sinh vật sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người ngày càng giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. Môi trường đất bị ô nhiễm bởi sự thiếu ý thức của người dân khi vứt rác sinh hoạt bừa bãi, lạm dụng túi nilon trong đời sống hằng ngày… SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 5 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp Hình 1. 1: Thói quen vứt rác bừa bãi gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng Cũng chính từ sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường, vì lợi nhuận trước mắt, nhiều doanh nghiệp không ngần ngại đổ rác thải ra môi trường xung quanh bất chấp pháp luật và sức khỏe cộng đồng. Hình 1. 2: Nhiều cơ sở lén lút đổ rác thải vào khu dân cƣ. Hình 1. 3: Cơ quan điều tra làm việc tại bãi rác Đông Thạnh SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 6 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp Ngày 22/9/2011, tổ công tác thuộc C49 (Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường) Bộ Công an Thành phố HCM phát hiện 40 tấn rác thải nguy hại được chôn lấp tại bãi rác Đông Thạnh, quận Hóc Môn. Được biết số chất thải trên có nguồn gốc từ quá trình sản xuất thuốc sát trùng và thuốc BVTV của Công ty cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam, Xí nghiệp Bình Triệu. Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đó là điều đáng tự hào về nền nông nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển giống lúa, cải tạo cách canh tác để tăng năng suất thì phân bón hóa học ngày càng được sử dụng rộng rãi. Lượng phân bón quá lớn không chỉ ảnh hưởng tới đất trồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường nước và chính sức khỏe của người nông dân. Bên cạnh đó, việc tăng mùa vụ lên 3-4 vụ/ năm khiến đất trồng không có thời gian phục hồi dẫn đến bạc màu. Kéo theo đó là lượng phân bón mùa sau lại cao hơn mùa trước! Hình 1. 4: Nông dân phun thuốc trừ sâu SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 7 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp Hình 1. 5: Vỏ bao thuốc trừ sâu vứt bừa bãi khắp nơi 1.5.2. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc[44], [47] Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu. Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đúng mức được thải ra lưu vực các con sông; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông, hoạt động du lịch hoặc khai thác dầu khí ở biển… Ở Việt Nam, hiện nay tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) đang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các khu đô thị và các thành phố công nghiệp. Chẳng hạn như nước ngầm đang được khai thác ở một số nhà máy SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 8 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp nước thành phố Hà Nội cũng đã bị ô nhiễm như Pháp Vân, Mai Động hoặc như ở thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) nước ngầm bắt đầu bị nhiễm mặn và suy giảm khả năng khai thác. Ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn TP HCM hiện nay được đánh giá là nghiêm trọng nhất. Các dòng kênh trong nội thành bị ô nhiễm đã đành, các dòng sông lớn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu con người cũng không thoát khỏi số phận tương tự. Theo những số liệu mới nhất, hệ thống kênh rạch của thành phố mỗi ngày bị đầu độc bởi 40 tấn rác thải các loại và 70.000m3 nước thải công nghiệp chưa qua xử lý. Với một thực trạng như vậy thử hỏi làm sao những dòng kênh xanh không biến thành những dòng kênh bị "ung thư". Trong khu vực nội thành, những dòng kênh như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Đôi-kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, Tân Hóa-Lò Gốm bị ô nhiễm từ vài chục năm nay là chuyện đã đành thì đến hiện nay ngay khu vực ngoại thành từ Bình Chánh, Hóc Môn đến Củ Chi... những dòng kênh vốn phục vụ cho việc tưới tiêu trước đây nay cũng biến thành những dòng kênh mà người dân đã gọi là kênh sủi bọt, kênh ngứa, kênh nín thở... Hình 1. 6: Kênh Nhiêu Lộc SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 9 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp Hình 1. 7: Sông Tô Lịch Hình 1. 8: Sonadezi Long Thành xả nƣớc thải ra sông Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, những dòng sông ngày càng ô nhiễm nặng nề. Ở đồng bằng sông Cửu Long, với hệ thống sông ngòi chằng chịt nên giao thông đường thủy rất phát triển. Du khách ấn tượng với những khu chợ nổi trên sông, những cảnh ghe tàu qua lại như mắc cửi. Nhưng cũng chính vì vậy mà hệ thống sông ngòi phải gánh lấy một số lượng rác thải khổng lồ từ chính những người dân nơi đây. Và với thói quen sử dụng nguồn nước sông trong sinh hoạt hằng ngày thì nguy cơ mắc bệnh của người dân cũng tăng lên khi những dòng sông ngày càng ô nhiễm. SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 10 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp Hình 1. 9: Ghe xuồng nhộn nhịp trên chợ nổi Hình 1. 10: Một nhánh sông đang ô nhiễm nặng ( quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 11 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp Một số hình ảnh ô nhiễm nƣớc trên thế giới Hình 1. 11: Nƣớc thải từ trạm xăng - gas Potrero đổ thẳng ra vịnh San Francisco (Hoa Kì) (Ảnh: vi.wikipedia.org) Hình 1. 12: Chất thải công nghiệp chƣa qua xử lí chảy theo sông New (California, Hoa kì) (Ảnh: vi.wikipedia.org) SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 12 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp Hình 1. 13: Sông Citarum, Indonesia (Ảnh: tin180.com) Hình 1. 14: Sông Hằng, Ấn Độ (Ảnh: tin180.com) Hình 1. 15: Sông Hoàng Hà, Lan Châu, Trung Quốc (Ảnh: tin180.com) SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 13 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp 1.5.3. Ô nhiễm môi trƣờng không khí[44] Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí nhà kính như: CO2, CH4, N2O... Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, còn lại là metan, nitơ oxit, hơi nước… Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái đất tăng 0,4°C. Các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,5°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Khi đó sẽ kéo theo một loạt các thảm họa như biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao… Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng thủng tầng ôzôn. Điều này đồng nghĩa với việc các tia cực tím có hại sẽ tác động trực tiếp lên con người và sinh vật, làm chết cây cối và gây bệnh ung thư da cho con người. Mặc dù đất nước chúng ta nền công nghiệp chưa phát triển nhưng ô nhiễm không khí đã xảy ra. Ví dụ ở Hà Nội, tại khu vực nhà máy dệt 8–3, nhà máy cơ khí Mai Động, Khu công nghiệp Thượng Đình, khu công nghiệp Văn Điển, nhà máy Rượu… không khí đều đã bị ô nhiễm nặng. Ở Hải Phòng, ô nhiễm nặng ở khu nhà máy Xi SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 14 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp mămg, nhà máy Thủy Tinh và Sắt tráng men… Ở Việt Trì, ô nhiễm nặng xung quanh nhà máy Supe photphat Lâm Thao, nhà máy Giấy, nhà máy Dệt. Ở Ninh Bình và Phả Lại ô nhiễm nặng do nhà máy Nhiệt điện, các nhà máy vật liệu xây dựng, lò vôi. Ở thành phố Hồ Chí Minh và cụm công nghiệp Biên Hòa không khí cũng bị ô nhiễm bởi nhiều nhà máy. Hầu như tất cả các nhà máy hóa chất đều gây ô nhiễm không khí. Dân cư sống ở các vùng nói trên thường mắc các bệnh đường hô hấp, da và mắt. Hình 1. 16: Khói thoát ra từ nhà máy Hình 1. 17: Khói bụi do các phƣơng tiện giao thông Ngoài ra còn một số dạng ô nhiễm khác như ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm sóng, ô nhiễm ánh sáng… SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 15 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp 1.6. Vấn đề dân số và môi trƣờng 1.6.1. Sơ lƣợc tình hình tăng dân số trên thế giới Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), tốc độ phát triển dân số đã tăng gấp ba kể từ năm 1940. Trong những thập kỷ qua, dân số thế giới liên tục gia tăng, từ 5 tỷ người năm 1987 lên 6 tỷ người 11 năm sau đó (năm 1998) và chỉ 13 năm tiếp theo (năm 2011) đạt con số 7 tỷ người. Với đà tăng hiện tại, mỗi năm dân số thế giới sẽ tăng thêm 78 triệu người. Theo dự báo, dân số thế giới đến cuối thế kỷ 21 này có thể ổn định ở mức 9 hoặc 10 tỷ người, nhưng cũng có thể lên tới 15 tỷ, tuỳ theo tình hình ở các nước đang phát triển mà hiện có mức tăng dân dân số cao nhất. Tỷ lệ sinh là một tác nhân quan trọng dẫn tới sự gia tăng dân số thế giới. Các nước có tỷ lệ sinh cao chủ yếu ở vùng cận Sahara của châu Phi, gồm khoảng 39 nước. Ví dụ điển hình là Somalia. Tính trung bình mỗi gia đình ở Somalia hiện có đến 7 con. Cứ theo đà này, dân số của Somalia từ 10 triệu hiện nay sẽ lên tới 22,6 triệu người vào năm 2050. Ngoài ra, có 9 quốc gia khác ở châu Á, 6 nước ở châu Đại Dương và khoảng 4 nước ở Mỹ Latinh có tỷ lệ sinh cao. Những nước có tỷ lệ sinh thấp bao gồm hầu hết các quốc gia châu Âu, 19 trong tổng số 51 quốc gia châu Á, trong đó bao gồm cả Trung Quốc, 14 trong tổng số 39 quốc gia ở châu Mỹ, 2 nước châu Phi và Australia của châu Đại Dương. Đáng lo ngại nhất là tỷ lệ tăng dân số quá nhanh ở các nước kém phát triển nhất. Dân số châu Phi có thể tăng 150% và nhiều nước ở châu lục này sẽ có dân số tăng gấp 4 lần vào năm 2100. SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 16 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp Hình 1. 18: Ấn Độ, hiện là quốc gia đông dân thứ 2 thế giới với 1,2 tỷ ngƣời. Ấn Độ đƣợc dự đoán sẽ vƣợt qua Trung Quốc để trở thành nƣớc đông dân nhất hành tinh với 1,6 tỷ ngƣời năm 2030. 1.6.2. Tình hình tăng dân số ở Việt Nam[17] Dân số Việt Nam cũng tăng nhanh qua các thời kỳ: năm 1900, chỉ có 13 triệu người; năm 1930, 17 triệu người; năm 1945, 25 triệu người; năm 1960, 30 triệu người; năm 1989, 46,412 triệu người; năm 1998, 77,9 triệu người; năm 2011 ước tính khoảng 87,84 triệu người. Dự báo, trong năm 2012, dân số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 88 triệu người. Với quy mô dân số đó, Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia); thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Bangladesh, Pakistan); và đứng thứ 12 trên thế giới. Nếu coi mật độ dân số là thước đo về mức độ đông dân thì Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau Singapore). Theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), số dân Việt Nam sẽ tăng lên 110,1 triệu vào năm 2025. Với số dân tăng nhanh như vậy, nguồn tài nguyên hiện có trên Trái đất còn nuôi sống loài người được bao lâu nữa? Đó là câu hỏi khó trả lời. Chỉ biết chắc chắn rằng, con người đã dùng những phương tiện kỹ thuật hiện đại để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đó để phục vụ cuộc sống của mình, đã làm suy thoái môi trường một cách nhanh chóng. SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 17 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh Khóa luận tốt nghiệp 1.6.3. Sức ép của dân số lên môi trƣờng[18] “Thế giới đã có 7 tỷ người”. Con số này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại, nhưng nó cũng đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho hành tinh của chúng ta. Đội ngũ dân số đông với lực lượng lao động trẻ là một tiềm năng cho sự phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh đó nổi lên nhiều thách thức to lớn: - Tỉ lệ dân số thế giới tăng sẽ dẫn tới mất cân bằng xã hội, dẫn đến những thách thức về kinh tế khi khoảng cách giàu nghèo không ngừng gia tăng. - Dân số tăng mạnh đi đôi với việc đô thị hóa diễn ra ào ạt, hình thành nhiều đô thị khổng lồ, nơi nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội khó giải quyết. - Nhưng thách thức lớn nhất vẫn là thiếu đất sống và thiếu cái ăn. - Trong tương lai, con người sẽ phải tìm thêm một hành tinh khác để sống vì Trái đất của chúng ta không còn đủ để nuôi dân số thế giới nữa? Đây là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra và thực tế, loài người đang trong hành trình ráo riết đi tìm sự sống ngoài Trái đất. - Dù dân số tăng ở mức thấp nhất, thì những nguồn tài nguyên của Trái đất ngày càng khó thỏa mãn nhu cầu của thế giới. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, Trái đất cần phải có đến 18 tháng để tái tạo những nguồn tài nguyên thiên nhiên tiêu thụ trong 1 năm. Theo tính toán trước đây, loài người đã sử dụng hết khoảng 1/3 toàn bộ tài nguyên thiên nhiên toàn cầu. Con số đó có lẽ quá thấp vì còn có nhiều thứ con người không trực tiếp sử dụng, nhưng do hoạt động của con người mà đã bị suy thoái (đất bị xói mòn nặng, quá nhiều chất thải). Với kết quả phân tích chi tiết tại một số nước thuộc châu Âu và từ đó suy ra thì có lẽ loài người đã tiêu thụ đến khoảng 50% tổng tài nguyên thiên nhiên toàn cầu. Con người đã làm thay thế những vùng rộng lớn của Trái đất có hệ sinh thái tự nhiên phức tạp và đa dạng về loài bằng những hệ sinh thái đơn giản, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp. Bằng cách phá rừng, đốt củi và than, canh tác trên các loại đất, sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch trong công nghiệp, loài người đã tăng cường hoạt động chuyển cacbon hữu cơ vào khí quyển. SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 18 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh - Khóa luận tốt nghiệp Nguy cơ lớn nhất hiện nay, đó là thiếu nguồn nước. Bản báo cáo của Liên hợp quốc cảnh báo là từ đây đến năm 2030, các nguồn nước hiện có chỉ có thể đáp ứng được 40% nhu cầu của nhân loại. Khoảng 1,6 tỷ người đang sống ở những vùng khan hiếm nước, nhưng con số này sẽ nhanh chóng lên tới 2 tỉ nếu thế giới tiếp tục cách thức sử dụng nước như hiện nay. - Nguy cơ đói nghèo, an ninh năng lượng và những bất đồng có nguyên nhân sâu xa từ vấn đề nước. Đói nghèo càng trở nên tồi tệ bội phần khi người nghèo thiếu nước. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi tình trạng ô nhiễm trên các ao hồ, sông suối, vùng ven bờ... đã hủy hoại hệ sinh thái gây ra nhiều tổn hại. 1.7. Bảo vệ môi trƣờng[4] Bảo vệ môi trường là một khái niệm hành động, bao gồm những hoạt động, những việc làm trực tiếp, tạo điều kiện giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện điều kiện vật chất, điều kiện sống của con người, sinh vật ở trong môi trường đó, duy trì cân bằng sinh thái, tăng tính đa dạng sinh học. Bảo vệ môi trường gồm các chủ trương chính sách, các luật định của nhà nước nhằm ngăn chặn hậu quả xấu của môi trường, sự cố môi trường do thiên nhiên và con người gây ra. Bảo vệ môi trường còn bao hàm ý nghĩa bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường còn có ý nghĩa cao hơn là nhận thức của con người, sự tự giác, lòng trân trọng của con người đối với môi trường. 1.8. Hóa học môi trƣờng[4] Hóa học môi trường là một khoa học đa ngành, mới được hình thành và phát triển, và là một trong các ngành khoa học của khoa học môi trường Hóa học môi trường nghiên cứu bản chất các hiện tượng, các quy luật, các quá trình chuyển hóa hóa học của sự tồn tại và vận động vật chất trong môi trường. Hóa học môi trường cũng nghiên cứu ảnh hưởng tương hỗ giữa bản chất hóa học của sự vận động vật chất với con người và sinh vật, từ đó tìm ra các biện pháp tối ưu để phát huy các hiệu ứng tích cực và ngăn ngừa, khác phục các hiệu ứng tiêu cực, nhằm phục vụ cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp và cho xã hội phát triển bề vững. SVTH: Mai Thị Ngọc Linh Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất