Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ láy trong thơ hàn mặc tử...

Tài liệu Từ láy trong thơ hàn mặc tử

.PDF
49
3815
120

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phong trào “Thơ mới” đánh dấu bước thay đổi đột phá của thi ca Việt Nam hiện đại. Phong trào này tạo nên dấu ấn ở chỗ không đi theo thi pháp truyền thống mà tìm kiếm những hình thức vận – luận – học mới. Cách thay đổi ấy thích nghi với xu hướng phát triển của tâm lý con người, của xã hội, chính điều ấy đã làm cho thơ mới mở ra những chân trời khác lôi cuốn thế hệ trẻ. Bài thơ Tình già của Phan Khôi công bố 1932, được coi là công trình đầu tiên của công cuộc cách mạng văn học ấy và từ đó về sau đã có nhiều thi sĩ làm giàu thêm cho mảnh đất thi ca màu mỡ này. Hàn Mặc Tử chính thức gia nhập phong trào “Thơ mới” năm 1936 với tập thơ Gái quê, ông được xem là nhà thơ lạ nhất trong phong trào “Thơ mới” (1932-1945), người “cai trị Trường thơ Loạn của các nhà thơ Bình Định”. Trong bài viết “Hàn Mặc Tử, anh là ai?” Mậu Thìn) (Văn Nghệ Bình Định.- 1998.- Số 18 (Xuân nhà thơ Chế Lan Viên đã phân tích rất hay về Hàn Mặc Tử khiến người đọc phải đặt ra câu hỏi: Không biết sự tồn tại của ông là huyền thoại hay hiện thực? Ông là thiên tài hay là kẻ mê hoặc điên loạn?. Nhưng dù Hàn Mặc Tử là người như thế nào, có một điều không thể phủ nhận: ông đã để lại một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử văn chương Việt Nam thế kỉ XX. Trên hành trình tinh thần của Hàn Mặc Tử, thơ ca chính là sự cứu rỗi của linh hồn để anh hòa với thiên nhiên, tìm đến cõi vĩnh hằng của thể xác. Thế giới thi ca của Hàn Mặc Tử luôn ám ảnh bởi các yếu tố trăng, hồn, máu. Đó là những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, xuyên suốt trong cảm hứng thi ca của Hàn Mặc Tử, chính những điều ấy đã tạo ra một giọng thơ đặc biệt và không chia sẻ âm hưởng với bất kì ai. Một nét đặc biệt làm nên sự đa dạng trong thi hứng của Hàn Mặc Tử là nguồn thơ về đạo, về tôn giáo. Tính nhạc trong thơ cũng là một phần hết sức quan trọng trong việc tác thành giá trị và nghệ thuật của thơ ông, ông là thi sĩ có cái nghệ thuật âm nhạc tài tình nhất. Hàn Mặc Tử không chỉ nổi tiếng về thi ca mà còn khiến người đọc nhớ đến về những người phụ nữ đi ngang qua cuộc đời ông, đặc biệt là những mối tình tuyệt vọng của thi nhân. Có lẽ không nhà thơ nào kể cả Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, 1 Xuân Diệu… lại có nhiều bóng dáng khuynh thi, bóng dáng người tình trong thơ như Hàn Mặc Tử. Những Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình, Ngọc Sương,… vừa gần gũi, vừa xa xôi, vừa tràn đầy khao khát mộng tưởng, vừa cay đắng tuyệt vọng khôn cùng, chính vì thế mà tình yêu tuyệt vọng trở thành cảm quan nghệ thuật đặc sắc trong thơ Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử là như vậy, có lẽ đó là con người dị thường nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Cả cuộc đời mình ông đã tạo nên như một huyền thoại và trải qua nó với tất cả sức mạnh của trái tim, của niềm đam mê sáng tạo. Từ khi xuất hiện cho đến nay, trải qua bao thử thách của thời gian, thơ Hàn Mặc Tử vẫn mới, vẫn hấp dẫn công chúng. Ngôn ngữ thơ do Hàn Mặc Tử đào luyện có vẻ đặc sắc, vì sự lựa chọn tài tình các từ ngữ hòa điệu và thú vị. Hình ảnh thơ mộc mạc, ngôn ngữ trau chuốt nên để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Trong lớp từ ngữ tạo nên thanh điệu thơ thì từ láy cũng là công cụ đắc lực, được nhà thơ sử dụng vào trong sáng tác của mình. Nó góp phần làm nên nét độc đáo, nét mới cho thơ ông. Di sản thi ca của ông đã nhập vào kho tàng văn chương nước nhà, trở thành những giá trị vĩnh cửu, xuyên qua mọi thời gian, xuyên qua mọi thế kỉ. Từ láy là một lớp từ đặc biệt trong ngôn ngữ dân tộc. Nó được cấu tạo bởi phương thức hòa phối ngữ âm độc đáo và mang tính biểu cảm cao. Ở thơ Hàn Mặc Tử, chúng ta có thể tìm thấy một số lượng từ láy thường dùng hết sức mộc mạc, độc đáo. Đi vào nghiên cứu đề tài này, người viết không chỉ thấy được sự đa dạng, phong phú của ngôn từ tiếng Việt mà còn thấy được sự tài tình khéo léo của Hàn Mặc Tử trong việc sử dụng từ láy vào sáng tác, tạo nên những bài thơ rung động lòng người, có giá trị lâu bền. Chính vì thế mà người viết đã chọn đề tài “Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu từ láy vốn là một đề tài quen thuộc, từ lâu đã được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Các công trình được các nhà nghiên cứu với nhiều hướng khác nhau, nhưng về cơ bản những đặc điểm cũng như cách phân loại về từ láy đều được các nhà nghiên cứu phân tích khá kĩ. Tuy nhiên tùy mức độ nghiên cứu khái quát hay tổng hợp, thì không phải công trình nào cũng giống nhau. Một số 2 tác giả tiêu biểu có thể kể đến như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành, Diệp Quang Ban… Trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, Đỗ Hữu Châu đã đi sâu vào phân tích mặt ngữ nghĩa của từ láy. Theo ông “ Láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết, với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao; thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thanh thấp; thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng –của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [3;34] Tác giả cho rằng: ý nghĩa của các từ láy hình thành từ ý nghĩa của hình vị cơ sở. Tuy ông đã phân tích khá kĩ về các nhóm từ láy, nhưng nhóm từ láy phỏng thanh và từ láy âm cách điệu chưa được bàn tới nhiều. Còn Hoàng Văn Hành trong cuốn “Từ láy trong tiếng Việt” đã đi vào phân tích khá sâu về mặt hình thức ngữ âm lẫn mặt ý nghĩa của từ láy. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên tác dụng, giá trị sử dụng của từ láy khi đưa nó vào văn cảnh bằng việc chỉ ra giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm và màu sắc phong cách của từ láy. Ông cho rằng từ láy được sử dụng trong rất nhiều phong cách khác nhau, nhưng quan trọng hơn ông đã nhấn mạnh vai trò của từ láy đối với phong cách văn chương. Ông cho rằng: “Sở trường của từ láy là làm chất liệu để xây dựng văn bản nghệ thuật làm phương tiện cho tư duy nghệ thuật. Sở dĩ như thế là vì từ láy là từ giàu giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm. Mà văn bản nghệ thuật rất cần những phương tiện ngôn ngữ như thế để xây dựng hình tượng. Cho nên, các nhà văn, nhà thơ rất chú ý sử dụng từ láy. Và lịch sử văn học Việt Nam đã từng quen biết những nhà thơ, nhà văn có tài trong việc sử dụng ngôn ngữ, trong đó có từ láy, như: Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Nguyễn Tuân…” [8;142] Hoàng Văn Hành đã tiến hành tổng kết những thành quả nghiên cứu về từ láy tiếng việt từ trước đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra những mặt tồn tại và những mặt có thể kế thừa, phát huy và bổ sung, tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề còn chưa được giải đáp chung quanh hiện từ láy trong tiếng Việt. Các đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của từ láy đều được tác giả trình bày một 3 cách có hệ thống. Về mặt ý nghĩa, tác giả đã quan tâm phân tích khá kĩ cơ chế hình thành và giá trị biểu đạt của ba nhóm từ láy là: nhóm từ láy phỏng thanh, nhóm từ láy sắc thái hóa và nhóm từ láy âm cách điệu. Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” cũng phân tích ý nghĩa của từ láy. Đó là ý nghĩa của một số từ láy xét ở góc độ từ loại như: danh từ, động từ, tính từ. Đây là những công trình tiêu biểu nghiên cứu về từ láy. Mặc dù có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình về thơ Hàn Mặc Tử, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình quy mô nào đi sâu nghiên cứu làm nổi bật thành tựu đạt được cũng như cái tài của Hàn Mặc Tử, trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt nói chung và từ láy nói riêng. Trần Thanh Mại, một nhà phê bình nổi tiếng đương thời, đã bỏ công vào tận trại phong không sợ vi trùng Hansen tìm đọc di cảo của nhà thơ để hoàn thành công trình “Hàn Mặc Tử - Thân Thế và Thi Văn”. Ông chủ yếu đi sâu phân tích từng cử chỉ tính tình của nhà thi sĩ, từng giai đoạn trong đời người, nhằm đi tới cắt nghĩa thi phẩm của nhà thơ. Tác giả trên lập trường khách quan đã nghiên cứu những đặc điểm quê hương, những giai thoại tình yêu, những bóng dáng khuynh thi đi qua cuộc đời thi sĩ, những giây phút mơ màng trên bờ biển Quy Nhơn dằng dặc nhớ thương, tâm trạng bệnh hoạn quái đản, những đêm trăng lạnh lùng, rùng rợn, huyền ảo… Nhằm tìm chứng cớ giải thích tài năng và thi phẩm của nhà thơ và đi đến khẳng định: “Hàn Mặc Tử là người đầu tiên trong thế kỉ XX mở ra một cuộc cải cách lớn cho văn chương Việt Nam và thành công một cách vinh quang rực rỡ”. Thiên tài của Hàn là “cao hơn tất cả các thi hào trên thế giới” và tương lai sau này sẽ có vinh dự xây cho nhà thơ “nhũng chiếc thánh giá vĩ đại, những lăng tẩm nguy nga nữa” [6;659] Việc cắt nghĩa một thi nghiệp, một văn nghiệp, một tác phẩm bằng điều kiện hình thành của nó là hoàn cảnh địa lí xã hội, thời đại lịch sử, dòng họ thân thế, tư chất cuộc đời của người nghệ sĩ dù có thể chưa hoàn toàn thuyết phục được công chúng, nhưng ít ra cũng đã khai mở ra một quan niệm phê bình mới đánh dấu sự chuyển biến ý thức của lí luận nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam. Ông là người có công lớn giới thiệu Hàn Mặc Tử một cách khá quy mô, chi tiết trên thi đàn thơ mới khi người ta chưa biết nhiều về thi sĩ. 4 Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh và Hoài Chân đã thực hiện một cuộc hành trình qua “Ngần ấy” thi phẩm của Hàn Mặc Tử và thừa nhận “Tôi đã mệt lả”. Hai nhà nghiên cứu này đã khéo léo đưa dư luận về Hàn Mặc Tử và coi đây là hiện tượng không bình thường của thơ mới, khả năng cảm thụ của “Thi nhân Việt Nam” rất tinh tế nhạy bén khi đi vào cõi thơ Hàn Mặc Tử một cách tuần tự từ thể thơ Đường luật đến Gái quê, Đau thương (Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và Hồn điên), Xuân như ý, Thượng thanh khí… mỗi thi phẩm, mỗi chặng đường sáng tác của nhà thơ đã được phẩm bình kết tinh thành những ấn tượng cảm giác sâu sắc độc đáo. Thậm chí nhà phê bình không cần nhắc đến yếu tố thời đại, chỉ để ý xây dựng cho mình một siêu văn bản ấn tượng chủ quan trên văn bản của thi sĩ. Kiểu phê bình chủ quan sẽ phong phú về ấn tượng cảm giác nhưng khó cắt nghĩa một cách khoa học về tác phẩm, vì thế tác giả thi nhân Việt Nam có lúc cảm thấy bất lực: “Một tác phẩm như thế ta không thể nói hay, hay dở. Nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán”, bởi vậy kết thúc phần viết về Hàn Mặc Tử mạch văn đột nhiên chuyển sang địa hạt cái tâm của nhà phê bình: “một người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hờ hững bỏ quên bây giờ mất rồi ta xúm lại, kẻ khen người chê. Chê hay khen tôi thấy có cái gì bất nhân” [6;660]. Tuy nhiên vẫn phải thừa nhận là Hoài Thanh - Hoài Chân đã bộc lộ tài năng xuất chúng trong việc cảm thụ cái thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử. Hai ông đã giành được kết quả bước đầu đáng kể trong quá trình chiếm lĩnh những giá trị thơ Hàn Mặc Tử, bằng sự phát giác ra một số cái “thần” của thi sĩ một cách sắc sảo, tinh tế. Trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan đã nhận xét hai kiểu phê bình của Thi Nhân Việt Nam và Hàn Mặc Tử -Thân Thế và Thi Văn, để tìm con đường tiếp cận riêng về Hàn Mặc Tử. Ông phê bình Trần Thanh Mại và cho rằng “Quyển Hàn Mặc Tử” là quyển truyện kí, là vì Vũ Ngọc Phan đứng về trường phái phê bình thủ cựu chủ quan cổ điển (nghĩa là nhà phê bình phải lấy cái khen chê hướng dẫn người đọc tìm hiểu tác phẩm). Trong khi đó, Trần Thanh Mại lại lấy cuộc đời cắt nghĩa cho người đọc hiểu rõ cuộc đời, để hiểu rõ tác phẩm. Hoài Thanh –Hoài Chân, Vũ Ngọc Phan cũng kết luận “Thi nhân Việt Nam” không mang tên một cuốn sách phê bình cũng phải, vì tác giả của nó chủ yếu là nói cái 5 hay “thỉnh thoảng có nói cái dở cũng là cốt nói cái hay mà thôi”. Phần viết về Hàn Mặc Tử, Vũ Ngọc Phan lần lượt điểm qua sáng tác của thi sĩ từ những bài thơ Đường luật phảng phất cái giọng thời thế của Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan rồi đột nhiên thay đổi hẳn cả ý lẫn lời. Theo Vũ Ngọc Phan “Thơ Hàn Mặc Tử đổi mới là do con người của Hàn thay đổi vì bệnh hoạn dẫn đến kì dị khó hiểu. Tiếp nối ý của Thi Nhân Việt Nam về vấn đề Thiên Chúa giáo trong thơ Tử, ông khẳng định thi sĩ là “Người Việt Nam ca ngợi Thánh nữ Đồng trinh Maria và Chúa Giêsu bằng thơ trước nhất” và “đã ca ngợi đạo Gia tô một giọng rất chân thành chẳng khác nào một thi sĩ Âu Tây”. Kết thúc về Hàn Mặc Tử, ông đưa ra quan điểm như một dấu chấm lửng: “Nhân loại chả tạo nên những cái hay và cái dở là gì?[6 ;662]. Nhìn chung, tất cả những kết quả phê bình văn học trước 1945 nói chung và ba công trình của Trần Thanh Mại, Hoài Thanh – Hoài Chân, Vũ Ngọc Phan nói riêng, đã cố gắng giới thiệu, tìm cách cắt nghĩa thơ - người thơ Hàn Mặc Tử bằng những con đường nghiên cứu hoặc ấn tượng chủ quan, khách quan hoặc là sự dung hòa của cả hai con đường. Họ đều thừa nhận Hàn Mặc Tử là một hiện tượng độc đáo, một tài năng kỳ dị bất thường trong phong trào thơ mới 1932 -1945. Những ý kiến trên cũng là tiền đề quan trọng giúp người viết có cơ sở để triển khai một cách sâu rộng, cụ thể hơn khi nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích yêu cầu của đề tài Từ láy là lớp từ đặc biệt và phổ biến trong ngôn ngữ dân tộc. Nó được sử dụng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Đặc biệt sử dụng trong phong cách khẩu ngữ và trong phong cách ngôn ngữ văn chương. Tuy có nhiều cách lý giải khác nhau về từ láy, nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất coi từ láy là từ được cấu tạo theo phương thức láy, lấy nguyên tắc hòa phối ngữ âm làm cơ sở. Từ láy đã góp phần làm cho vốn ngôn từ tiếng Việt trở nên phong phú chính bởi phương thức láy hết sức đặc biệt, từ một từ gốc mang ý nghĩa xác định nó có thể biến tấu thành những từ gợi tả âm thanh, hình ảnh, sắc thái biểu cảm hết sức đặc biệt. Cho nên, trong hầu hết các tác phẩm văn học nghệ thuật các nhà văn, nhà thơ đã đánh giá được tầm quan trọng của từ láy, biến nó thành một công cụ đắc lực để 6 tạo nên nét độc đáo trong cách sáng tác của mình. Chính vì thế, việc Hàn Mặc Tử sử dụng khá nhiều từ láy trong các tác phẩm thơ của ông cũng là điều dễ hiểu. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, vai trò của từ láy là rất quan trọng. Nó không những gợi tả âm thanh hình ảnh, sắc thái biểu cảm mà còn giúp ta thấy được sự đa dạng và phong phú của tiếng Việt. Hơn nữa, ta cũng có thể hiểu rõ hơn về nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hàn Mặc Tử. Nghiên cứu đề tài này, người viết hướng đến yêu cầu là phải thống kê số lượng từ láy trong thơ Hàn mặc Tử. Qua đó phân tích làm sáng rõ dụng ý của Hàn Mặc Tử, thông qua việc sử dụng các kiểu láy. Từ đó ta có thể thấy được nét độc đáo, nét mới trong thơ Hàn Mặc Tử. Điều này có tác dụng thiết thực, giúp ta nhận ra tài năng sử dụng ngôn từ điêu luyện của ông. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, người viết chỉ quan tâm đến vấn đề sử dụng từ láy trong thơ của Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, khối lượng tác phẩm thơ của Hàn Mặc Tử khá đồ sộ. Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, người viết không thể hết tất cả các tập thơ mà chỉ dừng lại ở 5 tập thơ tiêu biểu. Năm tập thơ đó là: “Lệ Thanh Thi Tập, Gái quê, Thơ điên (Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và Hồn điên), Xuân Như Ý, Thượng Thanh Khí…” Bởi vì, trong những tập thơ này chứa bao nhiêu niềm thương yêu, ước mơ và khát vọng của Hàn Mặc Tử. Do thời gian nghiên cứu có hạn mà số lượng các tác phẩm thơ Hàn Mặc Tử khá nhiều, nên người viết chỉ tập trung vào một số bài thơ tiêu biểu nhất nằm trong năm tập thơ trên. Trong đó có những từ láy được tác giả sử dụng mang lại hiệu quả cao về mặt nội dung cũng như nghệ thuật để khảo sát. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, trước hết người viết sẽ sưu tầm các tài liệu nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt, các bài phê bình về thơ Hàn Mặc Tử. Qua các tài liệu về từ láy, giúp cho người viết nắm những kiến thức quan trọng về từ láy, tạo cơ sở để đi vào tìm hiểu từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử. Trên cơ sở đó, người viết sẽ tiến hành thống kê, phân loại từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử, tiếp theo là phân tích giá trị sử dụng của chúng trong thơ Hàn Mặc Tử. 7 Trong quá trình phân tích, người viết sẽ so sánh và đối chiếu để làm nổi bật giá trị của nó. Sau đó sẽ đánh giá, tổng hợp lại những đặc sắc trong việc sử dụng từ láy của Hàn Mặc Tử. Các phương pháp được người viết sử dụng là:  Phương pháp thống kê.  Phương pháp phân loại.  Phương pháp so sánh.  Phương pháp phân tích.  Phương pháp tổng hợp. Chương 1 LÍ THUYẾT CHUNG VỀ TỪ LÁY 1.1. KHÁI NIỆM VỀ TỪ LÁY Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng trong tiếng Việt, đã sản sinh ra một khối lượng từ khá lớn. Đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước lẫn ngoài nước về từ láy trong tiếng Việt. Những đặc trưng của từ láy, về cơ trình cấu tao, về đặc trưng ngữ nghĩa, về giá trị biểu trưng, giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá trị biểu cảm… đều đã đề cập đến. Những công trình về từ láy mà các tác giả nghiên cứu đã mang lại hiệu dụng sâu sắc, cần thiết, toàn diện và sâu sắc. Song, xung quanh hiện tượng láy trong tiếng Việt còn tồn tại những vấn đề chưa được sự thống nhất của các nhà nghiên cứu. Có thể thấy hai cách nhìn khác nhau về từ láy. 1.1.1. Quan niệm coi láy là ghép Theo Nguyễn Thiện Giáp: “ Có thể coi láy là một hiện tượng ghép đặc biệt, một đơn vị được ghép với chính nó để tạo ra một đơn vị mới ”[7;88] Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Từ láy là loại từ ghép. Trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt Nam hiện nay, các thành tố trực tiếp kết hợp lại với nhau theo quan hệ ngữ âm được thể hiện ra là các thành tố phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt. Mặt yếu tố siêu đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm giữa và âm cuối )”[2;109] 8 Ở quan niệm này, không cho chúng ta thấy được sự độc đáo về mặt ngữ nghĩa của kiểu cấu tạo từ láy, không thấy được sự sáng tạo từ ngữ của nhân dân ta. 1.1.2. Quan niệm coi láy là sự hoà phối ngữ âm Theo Đỗ Hữu Châu: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết, với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo qui tắc biến thanh, tức là qui tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm. Nhóm cao: (thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của hình vị hay đơn vị có nghĩa [3;34] Mặt khác, tác giả Hoàng Văn Hành cho rằng: “Từ láy là từ đa tiết (thường gồm hai âm tiết) được tạo ra bằng phương thức hoà phối ngữ âm giữa các âm tiết với hiệu ứng tạo ra nghĩa biểu trưng” [9;73] Ông khẳng định: “Đối với từ láy, việc các thành tố (các tiếng) tạo nên nó tự thân có nghĩa hay vô nghĩa không quan trọng. Cái quan trọng là hình thức ngữ âm đặc thù cho sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng, cái quyết định cái diện mạo của từ láy. Hơn nữa, ý nghĩa của từ láy là ý nghĩa biểu trưng do sự hoà phối ngữ âm tạo ra, chứ không phải là phép cộng giản đơn nghĩa của từng thành tố trong từ láy, ngay cả với các từ láy có thành tố có nghĩa tự thân và có khả năng hoạt động độc lập như một từ” [9;73] Quan điểm này được sự ủng hộ, tán đồng của nhiều nhà nghiên cứu khi khảo sát hiệng tượng láy trong tiếng Việt. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng: nếu coi láy là sự hoà phối ngữ âm thì sản phẩm sản sinh sẽ là cả hệ thống từ láy trong tiếng Việt. Nhìn chung, nếu đứng trên quan điểm chung nhất thì ta có thể đưa ra khái niệm từ láy: từ láy là những từ gồm hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng, giữa các tiếng trong một từ có quan hệ về ngữ âm và có tác dụng tạo nghĩa, tạo sắc thái. 1.2. PHÂN LOẠI TỪ LÁY Từ láy được cấu tạo theo phương thức hoà phối ngữ âm. Vì vậy, mặt ngữ âm phải được coi là dấu hiệu cơ bản khi xem xét về từ láy. Với tư cách là phương tiện tạo nên tính biểu trưng, tính hình tượng, sự hoà phối ngữ âm trong từ láy phải có quy luật rõ ràng. Quy luật này không những thể hiện ở chỗ giống nhau mà còn thể 9 hiện ở những chỗ khác nhau, giữa các thành tố trong từ láy. Hiện nay, có hai cơ sở phân loại từ láy:  Số lượng âm tiết trong từ láy.  Sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy, do cách phối hợp ngữ âm tạo nên. Hai cơ sở này thường có mối quan hệ với nhau. Căn cứ vào cơ sở trên, trong tiếng việt có các kiểu láy sau: 1.2.1. Từ láy đôi Từ láy đôi là từ láy gồm hai âm tiết, có sự hoà phối ngữ âm với nhau. Căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong các thành phần tạo nên các thành tố do sự hoà phối ngữ âm mà có, khi xem xét từ láy đôi, dựa vào yếu tố ngôn ngữ có sự hoà phối ngữ âm, ta có thể phân từ láy đôi thành các kiểu sau:  Từ láy toàn bộ  Từ láy bộ phận, gồm: láy âm và láy vần 1.2.1.1. Từ láy toàn bộ (từ láy hoàn toàn) Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống nhau về cấu tạo, chỉ khác nhau về trọng âm thể hiện ở độ nhấn và độ kéo dài khi phát âm (còn gọi là từ điệp âm, điệp thanh, điệp vần). Ví dụ: nao nao, xanh xanh, vàng vàng, ầm ầm, đỏ đỏ, mờ mờ, rào rào, ngày ngày... Các từ láy trên đều được nhấn ở âm tiết thứ hai của từ láy và so với từ tố gốc, nghĩa của từ tố thứ hai giảm đi về mức độ. Từ láy hoàn toàn giữa từ tố (hai tiếng) có sự khác nhau về thanh điệu hay còn gọi là từ láy điệp âm, điệp vần, khác thanh. Ví dụ: đo đỏ, tim tím, trăng trắng, thăm thẳm, lành lạnh, phơi phới, sừng sững, chầm chậm… Theo Diệp Quang Ban, sự khác nhau về thanh điệu giữa hai tiếng được phân biệt theo hai đặc trưng. 10 Bằng Trắc Âm vực cao – / Âm vực thấp \ ~ ? . Bằng - trắc: thanh bằng gồm có thanh huyền và thanh ngang; thanh trắc gồm thanh sắc thanh hỏi, thanh ngã, và thanh nặng. Âm vực cao – Âm vực thấp: âm vực cao là thanh ngang, thanh hỏi, thanh sắc; âm vực thấp là thanh ngã, thanh huyền, thanh nặng. Sự phối hợp thanh điệu như trên hình thành quy tắc hài thanh: Đối thanh điệu trắc với thanh điệu bằng cùng âm vực. Ví dụ: Lạnh lạnh → lành lạnh. Tím tím → tim tím. Trẵn trẵn → trằn trẵn. Đỏ đỏ → đo đỏ. Ngoài những từ láy hoàn toàn có thanh điệu phù hợp với quy tắc hài thanh vừa nêu, còn có một số từ láy cũng được xếp vào từ láy hoàn toàn, nhưng biến thanh không theo quy tắc đã nêu, như: Tí tị, rát rạt, cuống cuồng, lép lẹp, mướt mượt… Ở những trường hợp như thế dấu hiệu đổi thanh bằng / trắc cùng âm vực hay sự đối lập âm vực đều bị phá vỡ. Hơn thế nữa, người ta còn gọi những từ láy như trên là dạng rút gọn của từ láy ba: cuống cuồng cuồng, mướt mườn mượt, khít khìn khịt, lép lèm lẹp, rát ràn rạt… Từ láy hoàn toàn có sự khác biệt nhau về phụ âm cuối Tiếng độc lập của phụ âm cuối tận cùng là phụ âm tắc – vô thanh, sẽ biến thành phụ âm mũi – hữu thanh ở tiếng không độc lập. Dạng biến đổi này bị chi phối bởi quy luật dị hóa. Phụ âm tắc –vô thanh: p/ t/ k Phụ âm mũi –hữu thanh: m/ n/ η Phụ âm tắc –vô thanh có âm / k/ gồm: “ch” và “c” Phụ âm mũi –hữu thanh có âm η gồm: “nh” và “ng” 11 Ví dụ: P – m: đèm đẹp, chiêm chiếp, bìm bịp… T – n : san sát, tôn tốt, phơn phớt, phần phật, cun cút, ngơn ngớt… Ch – nh: anh ách, bình bịch, thinh thích… C – ng: khang khác, bàng bạc, vằng vặc… Dạng biến đổi này xảy ra trong trường hợp các tiếng gốc có phụ âm cuối là: /-p/,/-t/,/-c/. 1.2.1.2 . Từ láy bộ phận Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự phối âm của từng bộ phận âm tiết theo những quy tắc nhất định. Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, ta có thể chia từ láy bộ phận thành hai kiểu nhỏ là:  Từ láy âm Từ láy âm là từ láy trong đó âm đầu được lặp lại, còn vần của hai âm tiết khác biệt nhau. Ví dụ: Róc rách, tung tăng, lạnh lẽo, gầy gò, roi rói, xum xuê, xanh xao, ngọt ngào…  Từ láy vần: Từ láy vần là từ láy có phần vần giống nhau và có phụ âm đầu khác biệt nhau. Ví du: Lầu bầu, là cà, lỗ chỗ, bùi ngùi, liêu xiêu, bầy hầy, cheo leo, càu nhàu… Sự khác biệt về phụ âm đầu về cấu tạo rất đa dạng, phải phù hợp với luật cùng âm vực, và cặp phụ âm đầu có “l” đi trước, “l” có thể kết hợp với hầu hết các phụ âm khác trong kiểu láy này. Ví du về các kiểu láy l, b, c, ch , h , kh… L – b /c / ch/ d/ đ/h/ k /m/ : Làu bàu, la cà, lanh chanh, lim dim, lật đật, lịch kịch, lan man,… B – h /l/ r/ nh/ ng/ v/ : Boải hoải, lảng bảng, bủn rủn, bèo nhèo, bát ngát, bơ vơ,… C – d /nh /r/ : Căn dặn, càu nhàu, co ro,… Ch – nh / b/ l / : Chòm nhòm, chành bành, cheo leo,… 12 H – đ / t/ m/ : Hồ đồ, hấp tấp, hoang mang,… Kh –l / r/ n/ : khéo léo, khọm rọm, khép nép,… 1.2.2. Từ láy ba Từ láy ba là từ gồm ba âm tiết có sự hòa phối ngữ âm với nhau. Trong hệ thống từ tiếng Việt, từ láy ba không nhiều, có nhiều từ láy ba khi chúng ta bỏ âm tiết ở giữa sẽ cho một từ láy đôi tương ứng. Quy tắc biến đổi thanh điệu ở từ láy ba thường gặp như sau:  Từ láy ba có âm tiết thứ hai thường mang thanh bằng. Ví dụ: Tuốt tuồn tuột Tẻo tèo teo Tửng từng tưng Dửng dừng dưng  Từ láy ba có âm tiết thứ nhất và âm tiết thứ ba đối lập nhau về bằng – trắc hoặc đối lập nhau về âm vực cao – thấp. Ví dụ: Tỉ tì ti Mảy mày may Sạch sành sanh Tỏng tòng tong  Từ láy ba dạng láy bộ phận chiếm số lượng rất ít. Ví dụ: Tơ lơ mơ, tù lù mù 1.2.3. Từ láy tư Từ láy tư là từ láy chứa bốn âm tiết trong thành phần cấu tạo của nó. Phần lớn từ láy tư dựa trên cơ sở từ láy đôi, còn lại một số ít có phần gốc là từ ghép. Có thể phân từ láy tư thành hai loại: • Từ láy tư được tạo thành trên cơ sở từ láy đôi bộ phận. • Từ láy tư được tạo thành không trên cơ sở từ láy đôi bộ phận. 1.2.3.1. Một số kiểu láy thường gặp của loại từ láy thứ nhất 13 o Lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, kết hợp đổi vần của âm tiết thứ hai cho phù hợp với thanh điệu và âm vực vần bị thay thế. Ví dụ: Hấp tấp → hấp ta hấp tấp Long lanh → long la long lanh Bập bõm → bập bà bập bõm Đủng đỉnh → đủng đà đủng đỉnh Tí tách → tí ta tí tách o Hai âm tiết ở phần gốc và hai âm tiết của phần láy tách xen nhau theo thế cặp đôi cài răng lược. Ví dụ: xăng xít → lăng xăng lít xít Nhồm nhoàm → lồm nhồm loàm nhoàm Hỉ hả → hi hỉ ha hả o Lặp lại toàn bộ từ láy đôi cơ sở, kết hợp biến đổi thanh điệu sao cho hai âm tiết đầu mang thanh điệu thuộc âm vực cao, hai âm tiết sau mang thanh điệu thuộc âm vực thấp. Ví dụ: Bổi hổi bồi hồi Cảu nhảu càu nhàu Lảm nhảm làm nhàm Bẳn hẳn bằn hằn o Láy trực tiếp từng tiếng một của từ láy đôi cơ sở theo đúng thứ tự trong từ cơ sở. Ví dụ: Hùng hổ → hùng hùng hổ hổ Vội vàng → vội vội vàng vàng Hối hả → hối hối hả hả Lầm lì → lầm lầm lì lì 1.2.3.2. Một số kiểu láy thường gặp của loại từ láy thứ hai  Kiểu abac 14 Trong kiểu láy này, a là một từ đơn có nghĩa, bc là một khuôn láy. Khi ab,ac đứng riêng lẻ thường thì không có nghĩa, nhưng khi abac kết hợp lại với nhau tạo thành nghĩa riêng biệt. Trong đó, a có nghĩa còn b và c góp phần tạo nên sắc thái về nghĩa. Ví dụ: Xa → xa lắc xa lơ Buồn → buồn thỉu buồn thiu Khuya → khuya lắc khuya lơ  Kiểu aabb: Trong kiểu láy này, ab là một từ ghép hoặc là một tổ hợp từ. Ví dụ: Trùng điệp → trùng trùng điệp điệp Tầng lớp → tầng tầng lớp lớp Cười nói → cười cười nói nói 1.3. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA CÁC TỪ LÁY 1.3.2. Ý nghĩa của các nhóm láy Căn cứ vào bản chất của hiện tượng láy là sự hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa, thì ta có thể căn cứ vào đặc điểm, vai trò của yếu tố trong việc tạo nghĩa cho từ láy để phân loại. Có thể chia từ láy thành ba nhóm sau: 1.3.1.1. Nhóm từ láy phỏng thanh Là từ láy mà trong đó các tiếng được hình thành và được ghép lại dựa vào sự mô phỏng âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong thực tế.  Từ láy tượng thanh nhại lại âm thanh của đối tượng. Ví dụ: oa oa, đùng đùng, gâu gâu, lộp độp, róc rách, bình bịch, lách cách…  Hay dựa vào mô phỏng âm thanh để định danh cho đối tượng. Ví dụ: Chim tu hú, con bìm bịp, xe cút kít… Trong nhóm từ này, nghĩa của chúng thường rất đơn giản, chủ yếu mô phỏng âm thanh tự nhiên theo cơ chế láy. Nghĩa của nhóm từ láy phỏng thanh có tính chất 15 đơn nhất, nghĩa là: mỗi từ láy một ý nghĩa riêng, không có nét nghĩa nào chung với các kiểu láy trong cùng kiểu cấu tạo. 1.3.1.2. Nhóm từ láy sắc thái hóa Nhóm này gồm các từ láy mà trong đó có một yếu tố rõ nghĩa và một hoặc nhiều hơn một yếu tố không rõ nghĩa.Yếu tố rõ nghĩa chi phối nghĩa cơ sở của toàn bộ từ láy. Yếu tố còn lại có tác dụng bổ sung một sắc thái nghĩa nào đó, khiến cho từ láy khác với tiếng độc lập khi nó đứng một mình và khác với từ láy khác có cùng yếu tố độc lập ấy. Ví dụ: so sánh: xanh xanh với xanh và xanh xao So sánh: bối rối với rối, rối ren, rắc rối và rối rít. “Bối rối” so với rối có phạm vi biểu vật hẹp hơn, song “Bối rối” lại có giá trị biểu thái hơn rối. Mặt khác, “Chim chóc” so với chim có phạm vi biểu vật rộng hơn, “Chim chóc” là nói về loại chim hoặc một số con chim nói chung, chứ không phải là một con chim nào cụ thể nữa. Có hai loại sắc thái hóa của từ láy. • Từ láy cụ thể hóa: Những từ láy mà ý nghĩa biểu thị phạm vi sự vật hẹp hơn so với tiếng độc lập. Ví dụ: Dễ dàng, dễ dãi, bối rối, rắc rối, rối rít, xanh xao, xanh xanh… • Từ láy phi cá thể hóa: Những từ mà ý nghĩa biểu thị phạm vi sự vật rộng hơn so với tiếng độc lập. Ví dụ: Chim chóc, hội hè, mùa màng… Từ “Gật” là một động tác của đầu. Trong từ láy toàn bộ “gật gật” biểu thị động tác gật kế tiếp nhau và sự giảm nhẹ cường độ. Điều đáng chú ý là khi hình vị “gật” đi vào kiểu láy âm cho ta từ láy “gật gù”, từ láy này gợi lên trạng thái động của cái đầu. Song khác với “gật gật” giữa mỗi động tác gật dừng lại có một động tác nào đó không phải là gật. Nói một cách khác là “gật gù” không phải là một chuỗi động tác giống nhau mà là một chuỗi động tác gật có biến điệu. 16 Hay là từ “xanh” là hình vị cơ sở chỉ đặc điểm về màu sắc của nhiều loại sự vật, hiện tượng: trời xanh, cây xanh, da xanh… đi vào kiều láy toàn bộ ta sẽ có từ láy “xanh xanh” ít thay đổi về phạm vi biểu vật, nhưng độ đậm lại giảm theo hiện tượng về sự lan tỏa theo bề mặt rộng của màu xanh. Đi vào kiểu láy âm ta có từ “xanh xao” phạm vi biểu vật đã giảm hẳn, nó chỉ về màu da của con người. Vì phạm vi biểu vật của xanh đã bị thu hẹp như vậy cho nên từ “xanh xao” lại có khả năng biểu thái cao hơn, gợi hình ảnh cụ thể như: tình trạng bệnh tật, yếu đuối và màu sắc có thể tưởng tượng ra được đó là màu của nước da. Nhìn chung, các từ láy nhóm sắc thái hóa thuộc kiểu láy này thường tạo ra ấn tượng biểu thái. Sau đây là những kiểu láy có ý nghĩa tương đối thuần nhất.  Các từ láy toàn bộ khi có một từ tố không có nghĩa mang thanh bằng, thì từ láy đó diễn đạt tính chất hoặc đặc điểm mang ý nghĩa giảm nhẹ. Ví dụ: Kha khá, đo đỏ, tôn tốt…  Từ láy toàn bộ khi có một từ tố không có nghĩa mang thanh trắc, thì từ láy đó diễn đạt tính chất hoặc đặc điểm có cường độ gia tăng. Ví du: Cỏn con, tẻo teo… Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo (Nguyễn khuyến)  Các từ láy toàn bộ gốc là động từ thường diễn tả một sự lặp đi lặp lại, một cách đều đặn và kèm với quá trình lặp lại đó, thì cường độ của hành động mang tính chất giảm nhẹ. Ví dụ: Gật gật, lắc lắc, chạy chạy, rung rung...  Các từ láy toàn bộ gốc danh từ thường diễn tả sự lặp đi lặp lại ở một số sự kiện, hiện tượng, sự vật...cùng tính chất. Ví dụ : Ngày ngày, người người, nhà nhà... Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viếng lăng bác) 17  Kiểu từ láy có vần “ăn” thường diễn tả một tính chất chuẩn mực, nghiêm túc. Ví dụ: Đầy đặn, vuông vắn, ngay ngắn, thẳng thắn... Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang (Truyện Kiều –Nguyễn Du) .  Từ láy có vần “ấp” thường diễn tả hành động không ổn định, sự dao động không chắc. Ví dụ : Bập bùng, nhấp nháy, lấp ló, hấp tấp...  Các từ láy có vần “úc” thường diễn tả sự dao động không đứng yên. Ví dụ : Trục trặc, phục phịch, nhúc nhích...  Các từ láy có vần“iêc ”có ý nghĩa phi cá thể kèm theo thái độ phủ định giá trị thực của sự vật, hiện tượng. Ví dụ : Gớm giếc, học hiếc, ghế ghiếc...  Các từ láy tư như: Khấp kha khấp khểnh, lúng ta lúng túng, hấp ta hấp tấp...được tạo ra trên cơ sở của từ láy đôi: khấp khểnh, lúng túng, hấp tấp. Những kiểu láy thuộc kiểu láy này có hiệu quả ngữ nghĩa là nhấn mạnh lại một lần nữa các tính chất ngữ nghĩa mà từ láy đôi đã có.  Các từ láy tư kiểu: bổi hổi bồi hồi, mờ mờ ảo ảo, nham nham nhở nhở, cảu nhảu càu nhàu. Thực ra là kiểu láy toàn bộ với từ láy gốc là từ có hai âm tiết, cho nên nó mang hiệu quả ngữ nghĩa của từ láy hoàn toàn. 1.3.1.3. Nhóm từ láy âm cách điệu Từ láy âm cách điệu là từ láy không chứa bộ phận còn đủ rõ nghĩa từ vựng, hoặc có thể chứng minh nghĩa của một bộ phận nào đó nhưng nó không còn tác dụng làm cơ sở nghĩa của toàn từ nữa. Ví dụ: Bâng khuâng, linh tinh, thình lình.. Sương dăng đỉnh núi mờ xa Phủ Tây Hồ bâng khuâng huyền thoại (Chiều Phủ Tây Hồ - ` 18 Thái Thăng Long) Các kiểu từ láy thuộc nhóm này có số lượng rất lớn. Đây là nhóm láy điển hình về giá trị biểu trưng hóa ngữ âm, do kết quả hòa phối âm thanh giữa hai tiếng không có nghĩa tạo nên một chỉnh thể ngữ nghĩa có giá trị biểu cảm rõ rệt. Nghĩa của loại từ láy này không chứa một bộ phận nào còn rõ nghĩa cả. Có thể là do lịch sử nó đã có từ rất lâu, theo thời gian ta không còn tìm ra được nghĩa gốc của nó. Nhưng cũng có thể là những từ tố cấu tạo từ này không có nghĩa, hay do được sinh ra từ từ địa phương và được tạo ra bằng những yếu tố gốc Hán. Dựa vào mối quan hệ giữa nghĩa của các từ láy nhóm này với hiện thực khách quan, chúng ta có hai kiểu nhỏ sau :  Những từ biểu thị sự vật. Ví dụ : Thằn lằn, chuồn chuồn, bươm bướm.... Đây là những danh từ chỉ động vật, hoặc cây cỏ chúng mang hình thức ngữ âm phù hợp với quy tắc láy nhưng lại không có ý nghĩa do cơ chế láy tạo ra.  Những từ biểu thị thuộc tính, trạng thái, quá trình. Ví dụ : Mênh mông, la cà, lăm dăm, vằng vặc... Bèo giạt mây trôi hàng lối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang (Tràng Giang- Huy Cận) Các từ láy này chủ yếu biểu thị thuộc tính, trạng thái nên ý nghĩa của chúng có giá trị biểu trưng hóa của sự hòa phối ngữ âm. Do cấu tạo giữa hai tiếng của từ láy không xác định được tiếng gốc cho nên cơ cấu nghĩa của chúng khó nắm bắt và việc giải thích nghĩa gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc giải thích nghĩa chủ yếu dựa vào sự hiểu biết tri nhận của người bản ngữ. 1.3.2. Vai trò của từ láy Trong hệ thống từ tiếng Việt từ láy có vai trò hết sức quan trọng. Nó làm cho ngôn ngữ dân tộc trở nên đa dạng, phong phú và mang nhiều sắc thái khác nhau. Do từ láy được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa (Câu tối nghĩa). Đó là những nét biểu trưng vừa mang tính chất gợi tả, vừa mang tính chất biểu cảm cao, cho nên từ láy không những có vai trò quan trọng 19 trong đời sống giao tiếp hàng ngày mà còn là phương tiện không thể thiếu trong văn chương. Đặc biệt là trong thơ ca. Thơ đòi hỏi phải có nhạc điệu và sự bộc lộ cảm xúc tinh tế, cho nên sử dụng từ láy một cách hợp lý, đúng cách, góp phần làm cho sự diễn đạt không chỉ giàu tính nhạc mà còn thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá chủ quan của tác giả. Theo Đỗ Hữu Châu : “Láy là một phương thức cấu tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh, chứa đựng trong một “Bức tranh” cụ thể của giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, và kèm theo những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của những cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng, đủ sức thông qua các giác quan hướng ngoại và hướng nội của người nghe, người đọc mà tác động mạnh mẽ đến họ. Cho nên các từ láy là những công cụ tạo hình rất đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là của thơ ca” [4;45] Chương 2 TỪ LÁY THƯỜNG DÙNG TRONG SÁNG TÁC CỦA HÀN MẶC TỬ 2.1. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA HÀN MẶC TỬ 2.1.1. Cuộc đời Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xã, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình). Bút danh Lệ Thanh của Hàn Mặc Tử là do ghép hai chữ đầu của địa danh Lệ Mĩ và Thanh Tâm (nơi nội tổ của nhà thơ an cư). Hàn Mặc Tử học tiểu học ở Quảng Ngãi. Năm 1928, nhà thơ ra Huế học tại trường Pellerin. Ngay từ những năm 1926-1927, nhà thơ đã bắt đầu xướng họa thơ với anh mình và lấy bút hiệu là Minh Duệ Thị. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan