Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ láy trong tác phẩm nguyễn tuân...

Tài liệu Từ láy trong tác phẩm nguyễn tuân

.PDF
91
336
73

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THÚY HẰNG MSSV: 6062176 TỪ LÁY TRONG TÁC PHẨM NGUYỄN TUÂN Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Ngữ văn Cán bộ hướng dẫn Nguyễn Thị Ngọc Điệp Cần Thơ, 5/ 2010 GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT A.PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài..............................................................................1 II.Lịch sử vấn đề.................................................................................2 III.Mục đích yêu cầu nghiên cứu .........................................................4 IV.Phạm vi nghiên cứu.......................................................................4 V.Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 5 B.PHẦN NỘI DUNG Chương I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỪ LÁY 1.Quan niệm về từ láy.........................................................................6 2.Phân loại từ láy................................................................................8 2.1 Phân loại dựa trên số lượng tiếng (âm tiết) trong từ láy.................8 2.1.1- Từ láy đôi.................................................................................8 2.1.1.1 Từ láy bộ phận........................................................................8 2.1.1.2 Từ láy hoàn toàn .....................................................................9 2.1.2 Từ láy ba ...................................................................................9 2.1.3 Từ láy tư .................................................................................. 10 2.2 Phân loại từ láy dựa theo ý nghĩa của từ láy ................................ 10 2.2.1 Từ láy phỏng thanh .................................................................. 10 2.2.2 Từ láy sắc thái hóa................................................................... 11 2.2.3 Từ láy âm cách điệu................................................................. 12 CHƯƠNG II: TỪ LÁY CÓ TÁC DỤNG “VẼ NGƯỜI” TRONG TÁC PHẨM NGUYỄN TUÂN 1.CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN VANG BÓNG MỘT THỜI ..... ...........................................................................................................14 2.CON NGƯỜI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN TUÂN SAU NĂM 1945 ................................................................................................ 24 CHƯƠNG III. TỪ LÁY CÓ TÁC DỤNG “DỰNG CẢNH” 1.CẢNH SẮC THIÊN NHIÊN TRONG TẬP VANG BÓNG MỘT THỜI GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân ........................................................................................................ 33 2. CẢNH TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM SAU NĂM 1945 ........... 43 C.PHẦN KẾT LUẬN Phụ lục ............................................................................................ 54 Tài liệu tham khảo Nhận xét của cán bộ hướng dẫn GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân PHẦN MỞ ĐẦU GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có thể nói, trong làng văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là một nhà văn đầy cá tính đặc biệt và có phong cách nghệ thuật riêng. Đó là “người lỗi lạc sống một cách không giống ai và không ai bắt chước được mình, chết là mang cả bản chất chính đi chứ không để lại một bản cảo nào” [10;88] . Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến “một hiện tượng văn học phức tạp”, ông là một nhà văn “đứng hẳn ra một phía riêng, cả lối văn lẫn về tư tưởng” [10,105]. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học, nhưng lúc này Nho học đã thất thế, nhường chỗ cho Tây học. Cả một thế hệ vốn gắn bó với cửa Khổng sân Trình bỗng dưng trở nên lỗi thời trước xã hội giao thời Tây- Tàu nhố nhăng, sinh ra tư tưởng bất đắc chí (trong đó có cụ Tú Hải Văn, thân sinh của Nguyễn Tuân). Bối cảnh xã hội, không khí gia đình đặc biệt ấy đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong cá tính, tư tưởng cũng như nghệ thuật Nguyễn Tuân. Là một tri thức giàu tinh thần dân tộc, Nguyễn Tuân đã trải qua nhưng năm tháng vô cùng đau khổ, có lúc bế tắc, tuyệt vọng. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một kẻ sĩ bất đắc chí bế tắc chán nản, ngông nghênh, phóng túng. Ông luôn chơi ngông một cách cực đoan “không bà con gì với luân lý thời đại”, ông sống với cái Tôi cá nhân nổi loạn, ngang bướng, tách mình ra khỏi thế giới xung quanh và ông đi lù lù giữa cuộc đời, ném đá vào những kẻ xunh quanh rồi ông lao mình vào những thú vui hưởng lạc của cuộc đời. Nhưng từ sau 1945, với chất thiên lương và tinh thần yêu nước sẵn có, Nguyễn Tuân đã đứng vào hàng ngũ cách mạng và tự lột xác để dấn thân vào cuộc đời mới đầy niềm tin, hy vọng, phấn khởi. Từ đó, ông viết đều đặn, càng tỏ ra sâu sắc trong tư tưởng nghệ thuật. Nhà văn có dịp đi nhiều, vừa đi vừa mở lòng đón nhận bao nhiêu thanh sắc của cuộc sống mới đang từng giây từng phút sinh sôi. Nếu trước kia chỉ có thể bộc lộ tâm sự yêu nước thương dân một cách kín đáo, thì giờ đây con người tài hoa uyên bác ấy như được tháo củi sổ lồng, phát huy hết mọi sở trường, cất cao lời ngợi ca đất nước, con người Việt Nam trong thời đại mới. Ông am tường cả Hán học lẫn Tây học và đặc biệt có lòng say mê tha thiết đối với tiếng Việt. Đọc văn ông, người đọc bị cuốn hút và mê mẩn trong ma lực của ngôn từ. Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú do cần cù tích lũy cả đời, với lòng yêu say mê tiếng mẹ đẻ. Không chỉ góp nhặt những từ sẵn có, ông còn luôn có ý thức sáng tạo từ và cách dùng từ mới, lạ. Rất nhiều từ ngữ tưởng như đơn nghĩa hoặc cũ mòn, nhưng vào tay ông, chợt trở nên dồi dào sức biểu hiện. Từ láy là lớp từ đặc biệt, có phương thức cấu tạo rất độc đáo về mặt ngữ nghĩa mang tính biểu cảm cao. Vận dụng từ láy vào sáng tác là điều không phải mới bởi rất nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng vào trong những sáng tác của mình. Từ láy là một lớp từ mà Nguyễn Tuân sử dụng rất thành công trong sáng tác của mình. Thông qua lớp từ đó, cảnh vật, con người, sự vật hiện lên trong tác phẩm thật sinh động, tinh tế. Do đó chúng tôi đã chọn đề tài “Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân” để tìm hiểu thêm về sự độc đáo của ông trong việc sử dụng lớp từ này. GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân II- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Trong ngôn ngữ dân tộc, từ láy không xa lạ với mọi người. Nó thường xuất hiện trong ngôn từ giao tiếp hằng ngày và trong sáng tác văn chương. Từ láy cũng là lớp từ thu hút đông đảo các nhà ngôn ngữ nghiên cứu với nhiều công trình đồ sộ. Vấn đề từ láy đã thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ như : Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Hữu Quỳnh, Nguyễn Tài Cẩn, Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Tu,...Những nhà ngôn ngữ này đã có những công trình nghiên cứu với mức độ nông, sâu khác nhau. Cụ thể như sau: Tác giả Đỗ Hữu Châu trong quyển Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt đã phân tích khá kỹ về mặt ngữ nghĩa của từ láy. Tác giả cho rằng: “Vì các từ láy hình thành do phương thức láy tác động vào các hình vị cơ sở cho nên ý nghĩa các từ láy cũng hình thành từ ý nghĩa của các hình vị cơ sở” [3,40] . Do đó, khi xét ý nghĩa của các từ láy cũng cần phải đối chiếu với ý nghĩa của nó với ý nghĩa hình vị cơ sở. Tác giả đã đi sâu khai thác ý nghĩa của nhóm từ sắc thái hóa, phân loại và chứng minh nó bằng những ví dụ cụ thể. Đồng thời, ông còn đưa ra một số kiểu láy tận cùng có ý nghĩa tương đối thuần nhất. Tuy nhiên, nhóm từ phỏng thanh và từ láy âm cách điệu lại chưa được tác giả bàn tới nhiều. Hoàng Văn Hành- tác giả quyển Từ láy trong tiếng Việt đã phân tích khá kỹ mặt hình thức ngữ âm lẫn mặt ngữ nghĩa của các nhóm từ láy. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên tác dụng của từ láy khi đưa vào văn cảnh bằng việc chỉ ra giá trị từ láy đối với phong cách văn chương. Ông cho rằng: Sở trường của từ láy là làm chất liệu để xây dựng văn bản nghệ thuật làm phương tiện cho tư duy nghệ thuật. Sở dĩ như thế là vì từ láy là lớp từ giàu giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm. Mà văn bản nghệ thuật rất cần những phương tiện như thế để xây dựng hình tượng. Cho nên các nhà văn, nhà thơ rất chú ý sử dụng từ láy vào trong sáng tác của mình mà tiêu biểu như: Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Tuân, Tố Hữu,...Tác giả có sự tổng hợp đánh giá lại những thành tựu nghiên cứu từ trước đến nay, đưa ra những mặt tồn tại và trình bày có hệ thống hơn về ý nghĩa. Tác giả còn quan tâm phân tích khá kỹ về cơ chế hình thành và giá trị biểu đạt của cả 3 nhóm: từ láy phỏng thanh, từ láy sắc thái hóa, từ láy âm cách điệu hóa. Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt cũng phân tích ý nghĩa từ láy. Đó là ý nghĩa một số từ láy xét ở góc độ từ loại như: danh từ, tính từ, động từ. Ngoài ra, để tìm hiểu về nội dung tác phẩm, nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Tuân, chúng tôi đã tìm hiểu những tài liệu của nhiều tác giả đã in thành sách hoặc những bài viết riêng lẻ được đăng trên các tạp chí...Và sau đây là những bài viết nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu về Nguyễn Tuân: GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân Tác giả Vũ Ngọc Phan đã viết về Nguyễn Tuân in trong tập I Nhà văn Việt Nam ( NXB Khoa học xã hội 1989). Phần lớn đây là những bài viết mang tính nhận định chung nhất về con người và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân. Càng ngày càng có nhiều tác giả nghiên cứu về những sáng tác của Nguyễn Tuân. Họ nghiên cứu những tác phẩm cụ thể như: tập truyện ngắn Vang bóng một thời; tùy bút Sông Đà; bút kí Cô Tô,...nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Các tác giả đó là: Thạch Lam, Văn Tâm, Hà Bình Trị... Cùng trong năm 1997 có hai tập sách nghiên cứu về Nguyễn Tuân ra mắt độc giả: Một quyển do tác giả Hoàng Xuân tuyển chọn có nhan đề: Nguyễn TuânNgười đi tìm cái đẹp (NXB Văn học Hà Nội 1997). Tập sách là sự tập hợp khá nhiều bài viết riêng lẻ về con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. Quyển thứ hai Nguyễn Tuân và tác phẩm trong nhà trường phổ thông (1997) do Vũ Dương Quỹ tuyển chọn và biên soạn. Quyển gồm 3 phần: Phần I: giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. Phần II: gợi ý tìm hiểu, phân tích một số tác phẩm của Nguyễn Tuân được giảng dạy trong nhà trường phổ thông như: Chữ người tử tù, Người lái đò sông Đà, Cô Tô,... Phần III: tập hợp một số bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học về văn chương Nguyễn Tuân. Trong 8 bài viết trong quyển này có 2 bài viết của Nguyễn Quốc Trung: Nhà luyện đan ngôn từ và Đỗ Ngọc Thống: Đọc lại Tờ hoa và nghĩ về bút lực của Nguyễn Tuân có bước đề cập và phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong tác phẩm của Nguyễn Tuân . Đồng thời, ông cũng viết những quyển nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm khác được giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Vào năm 2000 có quyển Nguyễn Tuân- cây bút tài hoa độc đáo (NXB Văn hóa thông tin Hà Nội 2000) do tác giả Phương Ngân tuyển chọn lại và biên soạn dựa trên những tư liệu, bài viết sẵn có. Quyển sách gồm có 3 phần: Phần thứ nhất: Nguyễn Tuân- người mải miết đi tìm cái thật cái đẹp tập hợp hầu hết các bài viết về Nguyễn Tuân như con người, sự nghiệp sáng tác văn chương nói chung. Quyển sách bao gồm các bài viết như: Người đi tìm cái thật cái đẹp- Nguyễn Đình Thi Nhà văn Nguyễn Tuân- Vũ Ngọc Phan Nguyễn Tuân phong cách nghệ thuật độc đáo- Phan Cự Đệ ............... GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân Phần thứ hai: là tập hợp những bài viết riêng về sáng tác của Nguyễn Tuân như viết về tập truyện ngắn Vang bóng một thời, tùy bút Sông Đà, tùy bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Chùa Đàn... Phần thứ ba bao gồm những bài viết Hồi nhớ về Nguyễn Tuân- những bài viết của những tác giả kể về kỉ niệm, tình cảm đối với Nguyễn Tuân. Chúng tôi nhận thấy rằng có nhiều tác giả nghiên cứu về Nguyễn Tuân ở nhiều góc độ khác nhau: từ con người, sáng tác, tư tưởng và quan niệm nghệ thuật cũng như ngôn từ trong tác phẩm của ông. Điều đó cho thấy những sáng tác của Nguyễn Tuân luôn cuốn hút sự chú ý, quan tâm và sự yêu quý, trân trọng của mọi người. III- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU NGHIÊN CỨU Trong tiếng Việt, từ láy được sử dụng phổ biến. Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác,..kèm theo sự cảm thụ chủ quan. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, vai trò từ láy hết sức quan trọng. Những giá trị biểu trưng, giá trị gợi tả âm thanh, giá trị gợi tả hình ảnh, giá trị biểu cảm,...đã tạo ra cho từ láy một nét đặc sắc trong ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ văn chương nói riêng. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi thấy được nhiều ý nghĩa thiết thực. Đầu tiên là hiểu biết hơn về sự phong phú, đa dạng của từ tiếng Việt. Tiếp đến là thấy được sự tài tình khéo léo, sự sáng tạo của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật sử dụng từ, sử dụng lớp từ láy. Bên cạnh đó, khi phân tích giá trị lớp từ láy trong tác phẩm còn có thể làm nổi bật hơn giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, để qua đó thấy được phong cách của tác giả. IV- PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu về đề tài Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân, chúng tôi tập trung nghiên cứu giá trị của từ láy trong việc dựng cảnh, vẽ người mà Nguyễn Tuân sử dụng để miêu tả hình dáng, phong thái, tâm trạng...của nhân vật và những cảnh vật trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân. Số lượng tác phẩm của Nguyễn Tuân nhiều nhưng chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu từ láy trong những tác phẩm sau: Tập truyện ngắn: “Vang bóng một thời” Bút ký: “Sông Đà” Ký: “Cô Tô” Tùy bút: “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những tài liệu trong các quyển sách nghiên cứu về Nguyên Tuân như: Nguyễn Tuân- cây bút tài hoa và độc đáo, Nguyễn Tuânngười đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân- tác phẩm và dư luận...để tìm hiểu rõ hơn về nội dung sáng tác, phong cách nghệ thuật của ông. GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện luận văn này, chúng tôi tập hợp những tư liệu, những công trình nghiên cứu về vấn đề từ láy trong tiếng Việt. Các tài liệu về từ láy giúp chúng tôi nắm vững hơn những kiến thức, những thông tin quan trọng về từ láy, tạo cơ sở để đi vào tìm hiểu từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân. Những công trình liên quan đến Nguyễn Tuân hỗ trợ người viết trong việc nắm đặc trưng về con người, tư tưởng, phong cách nghệ thuật, nội dung tác phẩm của nhà văn. Trên cơ sở đó, chúng tôi tổng hợp những kiến thức lý luận chung về từ láy , thống kê, phân loại và phân tích giá trị của từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân về việc “dựng cảnh”, “vẽ người”. GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân PHẦN NỘI DUNG GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỪ LÁY 1.QUAN NIỆM VỀ TỪ LÁY Cho đến nay, nhiều vấn đề của từ láy vẫn còn để ngỏ. Trong Việt ngữ học có nhiều tên gọi khác nhau chung quanh khái niệm “từ láy”. Đó là từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu, 1962), từ lắp láy (Hồ Lê, 1976), từ lắp láy (Nguyễn Nguyên Trứ, 1970), từ láy âm (Nguyễn Tài Cẩn, 1975), (Nguyễn Văn Tụ, 1976), từ láy (Hoàng Tuệ, 1978), (Đào Thản, 1970), (Đỗ Hữu Châu, 1979), (Nguyễn Thiện Giáp, 1985)... Cách gọi tên khác nhau về cùng một khái niệm cho thấy cách nhìn nhận đối với hiện tượng láy không hoàn toàn giống nhau của các nhà nghiên cứu. Có thể thấy hai cách nhìn khác nhau đối với hiện tượng láy. Cách nhìn thứ nhất quan niệm láy là ghép. Trong Việt ngữ học, Lê Văn Lý xem từ láy là một trong hai kiểu từ ghép. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê đã gộp từ láy và từ ghép vào một khái niệm chung, bao quát hơn đó là từ kép. Theo cách lý giải của Nguyễn Tài Cẩn, thì láy chính là những từ mà “các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm” . Nguyễn Văn Tu lại gọi là từ ghép láy âm và còn coi đó là “những từ ghép vì thực chất chúng được tạo ra bởi một từ tố với bản thân nó không bị biến âm hoặc biến âm” . Thấy rõ đặc điểm của từ láy có sự hài hòa về ngữ âm và có giá trị biểu cảm, gợi tả, nhưng xét đặc điểm các đơn vị cấu tạo từ láy so với từ ghép và thành ngữ, Nguyễn Thiện Giáp thừa nhận “có thể coi láy cũng là một hiện tượng ghép đặc biệt: một đơn vị được ghép với chính nó để tạo ra một đơn vị mới”. Một số tác giả khác xem “phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm cho ta các từ láy”, hoặc là “một loại từ ghép thực bộ phận gồm hai từ tố- một từ tố vốn là nguyên vị thực và một từ tố vốn không phải là nguyên vị thực- có mối quan hệ lắp láy với nhau. Có thể gọi nó là từ ghép thực bộ phận lắp láy, hoặc gọn hơn, từ ghép lắp láy” Cách nhìn thứ hai coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa. Cách nhìn này thể hiện ở nhận định cho rằng trong từ láy có sự chi phối của luật hài âm, hài thanh. Theo Hoàng Tuệ, từ láy nên được xét về mặt cấu trúc mà thôi. Đó là láy có phương thức cấu tạo những từ mà trong đó có một sự tương quan âm- nghĩa nhất định. Tương quan ấy có tính chất tự nhiên, trực tiếp trong nhiều trường hợp những từ như gâu gâu, cu cu... Tương quan ấy tinh tế hơn nhiều, được cách điệu hóa trong những từ như lác đác, bâng khuâng, long lanh... Cho nên láy là một sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa. GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân Quan điểm coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa được sự ủng hộ, tán đồng của nhiều nhà nghiên cứu khi khảo sát hiện tượng láy trong tiếng Việt. Hàng loạt công trình, nghiên cứu khái chi tiết, tỉ mỉ và sâu sắc với những kết luận và kết quả thu được có giá trị, có tác dụng làm sáng tỏ mối quan hệ giữa âm và nghĩa tạo nên giá trị biểu trưng hóa của từ láy (Hoàng Tuệ, 1978; Hoàng Văn Hành, 1985, 1991; Phi Tuyết Hinh, 1983, 1991...). Khi thừa nhận láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa, thì chính là đã “coi láy là một cơ chế”. Quá trình cấu tạo từ láy là một cơ trình phức tạp. Cơ trình này quán xuyến cả mặt ngữ âm và ngữ nghĩa... Cơ trình cấu tạo từ láy chịu sự chi phối của xu hướng hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa .Thấy rõ mối quan hệ ngữ âm trong từ láy có giá trị biểu trưng, nhiều tác giả xác định rõ thêm: quan hệ ngữ âm trong từ láy không nên giải thích một cách chung chung mà nên hiểu “có quan hệ ngữ âm” trong từ láy có sự lặp lại một hình thức ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, hoặc vần, hoặc toàn bộ âm tiết) giữa các thành tố của từ láy, là khi có một sự hòa phối ngữ âm giữa những yếu tố tương ứng của các âm tiết. Hai cách nhìn khác nhau đối với hiện tượng láy trong tiếng Việt tất yếu dẫn đến những khác nhau trong định nghĩa về từ láy. Theo Hoàng Tuệ: Từ láy là những từ đa tiết mà giữa các âm tiết có quan hệ ngữ âm. Theo Đỗ Hữu Châu: Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết. Nguyễn Thiện Giáp quan niệm: Từ láy là nhữg cụm từ cố định đượcđược hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm. Hoàng Văn Hành quan niệm: Từ láy là từ được tạo bằng phép trượt để nhân đôi từ tố gốc dưới sự chi phối của quy tắc đối và điệp thể hiện ở quá trình biến đổi ngữ âm hoặc kết hợp khuôn vần trong từ tố láy. Theo Diệp Quang Ban: Từ láy là một kiểu từ phức (từ đa tiết) được tạo ra bằng phương thức hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa. Về phương thức cấu tạo của từ láy, tồn tại hai ý kiến khác nhau: Từ láy là từ được hình thành do sự lặp lại của tiếng gốc có nghĩa. Từ láy là từ được hình thành bằng cách ghép các tiếng dựa trên quan hệ ngữ âm giữa các thành tố. Theo ý kiến thứ nhất chỉ mới có thể lí giải được một số từ láy xác định được tiếng gốc, bên cạnh những từ ấy còn rất nhiều từ hiện không xác định được tiếng gốc Ví dụ: bâng khuâng, bủn rủn, lã chã... GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân Hoặc những từ có dạng láy nhưng thực ra chúng vốn được tạo ra từ phương thức ghép Ví dụ: hỏi han, dông dài, tang tóc… vẫn chưa được bàn đến một cách triệt để. Nhìn nhận từ láy theo ý kiến thứ hai lại không có tác dụng giúp ta thấy được những nét độc đáo về mặt ngữ nghĩa của kiểu cấu tạo này, không thấy được nét riêng của dân tộc ta trong việc sáng tạo những từ ngữ mới nhằm định danh sự vật mới một cách tiết kiệm mà lại có khả năng miêu tả sinh động, biểu cảm nhất. Có thể nói ý kiến thứ nhất đã nêu ra được những từ láy chân chính trong tiếng Việt. Tuy nhiên, cần nhận thức được rằng ngôn ngữ không đứng yên mà luôn vận động, thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Trong quá trình đó, những từ ghép có dạng láy và những từ láy chân chính đã hòa lẫn vào nhau mà ngay cả những nhà ngôn ngữ học cũng khó phát hiện và phân biệt được chúng trong nhiều trường hợp. Gần đây, trong nhiều bài viết, các tác giả đã khôi phục được nghĩa của nhiều từ ghép có dạng láy bị mất nghĩa. Dẫu sao những từ này hiện nay cũng đã mang nhiều đặc điểm của từ láy (về mặt ngữ nghĩa cũng như ngữ âm). Trong khi chờ đợi những cứ liệu lịch sử đầy đủ hơn nữa, có thể xem chúng là từ láy. Do vậy, có thể nói từ láy là những từ gồm nhiều tiếng, giữa các tiếng có quan hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa. 2.PHÂN LOẠI TỪ LÁY Từ láy được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm. Vì thế, khi xem xét từ láy, mặt ngữ âm cần phải được coi là dấu hiệu cơ bản. Với tư cách là phương tiện tạo nên tính biểu trưng, hình tượng, sự hòa phối ngữ âm trong từ láy phải có quy luật rõ ràng. Quy luật của sự hòa phối ngữ âm này không những thể hiện ở những chỗ giống nhau mà còn thể hiện ở chỗ khác nhau đều đặn giữa các thành tố trong từ láy. Từ láy thường được phân loại dựa trên hai cơ sở sau đây: 2.1 Phân loại dựa trên số lượng tiếng (âm tiết) trong từ láy 2.1.1- Từ láy đôi Từ láy đôi là từ láy gồm hai âm tiết có sự hòa phối ngữ âm với nhau. Có các dạng cấu tạo láy đôi như sau: 2.1.1.1 Từ láy bộ phận Là từ láy giống nhau ở phần vần hoặc phụ âm đầu. + Giống nhau ở phụ âm đầu gọi là từ láy âm. Ví dụ: sạch sẽ, dễ dàng, đông đúc... GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân + Giống nhau ở phần vần gọi là từ láy vần. Ví dụ: chói lọi, khéo léo, co ro, lanh chanh... 2.1.1.2 Từ láy hoàn toàn Đó là những từ láy có sự đồng nhất , tương ứng hoàn toàn giữa các thành phần cấu tạo của hai thành tố. Ví dụ: ào ào, lăm lăm, phau phau... Sự biến đổi ngữ âm ở từ láy hoàn toàn có thể biểu hiện dưới các mức độ sau đây: o Giống cả phần vần, phụ âm đầu và thanh điệu. Ví dụ: đùng đùng, lù lù, vàng vàng... o Giống phần vần, phụ âm đầu, khác nhau thanh điệu. Ví dụ: đu đủ, cỏn con, đo đỏ... o Giống nhau phụ âm đầu và âm chính, khác nhau ở thanh điệu và phụ âm cuối do sự chi phối của quy luật dị hóa. Ví dụ: đèm đẹp, bàng bạc, sành sạch, tôn tốt... Dạng biến đổi này xảy ra trong các trường hợp các tiếng độc lập có phụ âm cuối là –p, -t, -k (thể hiện trên chữ viết là c, ch). Trong trường hợp này, thanh điệu cũng biến đổi theo quy luật nói trên. Còn phụ âm cuối biến đổi theo quy luật là tiếng độc lập tận cùng bằng các phụ âm tắc- vô thanh sẽ được chuyển thành các phụ âm mũi- hữu thanh ở tiếng không độc lập. Cụ thể p- m. ví dụ: tăm tắp, răm rắp, nơm nớp, cồm cộp... t- n. ví dụ: kìn kịt, san sát, thơn thớt... k- ng. ví dụ: vằng vặc, phăng phắc, răng rắc... ch- nh. Ví dụ: khanh khách, chênh chếch, thình thịch... 2.1.2 Từ láy ba Từ láy ba là những đơn vị gồm ba âm tiết có sự hòa phối ngữ âm với nhau. Phần lớn từ láy ba chủ yếu dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, có sự biến đổi thanh điệu nhất định. Ví dụ: nhũn – nhũn nhùn nhùn Khỏe- khỏe khòe khoe Từ láy ba có các kiểu phối thanh thường gặp là: +Yếu tố thứ hai (tiếng thứ hai) của từ láy ba thường mang thanh bằng (phổ biến là thanh huyền, thanh không ít gặp hơn. Ví dụ: tơ lơ mơ) Ví dụ: cỏn còn con, sạch sành sanh... GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân +Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba đối lặp nhau về bằng/ trắc hoặc về âm vực cao/ thấp. Ví dụ: khít khìn khịt, sát sàn sạt, xốp xồm xộp,... Từ láy ba dạng láy bộ phận chiếm số lượng rất ít. Ví dụ: tơ lơ mơ, tù lù mù... 2.1.3 Từ láy tư Phần lớn từ láy dựa trên cơ sở từ láy đôi, một số ít có phần gốc là từ ghép. So với từ láy ba, từ láy tư khá đa dạng về kiểu cấu tạo. Sau đây là một số kiểu thường gặp + Láy bộ phận kết hợp với đổi vần –a, -à hay –ơ. Ví dụ: ấm ớ--- ấm a ấm ớ Hì hục--- hì hà hì hục Sớn sát--- sớn sa sớn sát + Láy toàn bộ kết hợp với biến thanh. Ví dụ: bồi hồi--- bổi hổi bồi hồi Lảm nhảm--- lảm nhảm làm nhàm + Láy bộ phận kết hợp với tách, xen. Ví dụ: thơ thẩn--- lơ thơ lẩn thẩn Nhồm nhoàm--- lồm nhồm loàm nhoàm + Láy toàn bộ kết hợp với tách, xen Ví dụ: hăm hở--- hăm hăm hở hở Vội vàng--- vội vội vàng vàng 2.2 Phân loại từ láy dựa theo ý nghĩa của từ láy Xét tác dụng của các tiếng tham gia cấu tạo nghĩa của từ láy, có thể chia từ láy nói chung làm ba nhóm: 2.2.1 Từ láy phỏng thanh: là từ láy trong đó không xác định được tiếng độc lập, các tiếng được hình thành và ghép lại dựa vào sự mô phỏng âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong thực tế. Cụ thể, đấy có thể là sự nhại lại âm thanh của đối tượng. Ví dụ: oa oa, gâu gâu, đùng đùng... Hay dựa vào mô phỏng âm thanh để định danh cho đối tượng. Ví dụ: con bìm bịp, xe cút kít, chim tu hú,... GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân 2.2.2 Từ láy sắc thái hóa: là những từ mà trong đó có một yếu tố độc lập và một hoặc hơn một yếu tố không độc lập. Yếu tố độc lập chi phối nghĩa của toàn bộ từ láy, yếu tố còn lại có tác dụng bổ sung một sắc thái nghĩa nào đó khiến cho từ láy khác với tiếng độc lập khi nó đứng một mình và khác với từ láy khác có cùng yếu tố độc lập ấy. Ví dụ: sắc thái ý nghĩa khác nhau giữa bối rối với rối, rối ren, rối rít; dễ dãi với dễ, dễ dàng; xanh xanh với xanh và xanh xao,... Có thể nêu ra một số mô hình ngữ nghĩa tương đối thuần nhất của một số mô hình ngữ nghĩa tương đối thuần nhất của một số kiểu láy như sau: - Kiểu từ láy toàn bộ: +Tiếng độc lập gốc tính từ, kiểu độc lập- không độc lập. Khi tiếng không độc lập có thanh bằng, từ láy thường diễn đạt tính chất hoặc đặc điểm mang ý nghĩa giảm nhẹ. Ví dụ: kha khá, đo đỏ, tôn tốt... Khi tiếng không độc lập có thanh trắc, từ láy thường diễn đạt tính chất hoặc đặc điểm có cường độ gia tăng. Ví dụ: cỏn con, tẻo teo... +Tiếng độc lập gốc động từ, từ láy thường diễn đạt các hành động lặp đi lặp lại một cách đều đặn và kèm với quá trình lặp lại đó, cường độ của hành động mang tính chất giảm nhẹ. Ví dụ: gật gật, lắc lắc, rung rung... +Tiếng độc lập gốc danh từ, từ láy thường diễn tả sự lặp đi lặp lại của các sự kiện, hiện tượng. Ví dụ: ngày ngày, người người, nhà nhà,... - Kiểu từ láy âm: Kiểu độc lập- không độc lập (-ăn), từ láy thường diễn tả tính chất hoặc đặc điểm đạt chuẩn mực. Ví dụ: đầy đặn, vuông vắn, ngay ngắn, thẳng thắn,... Kiểu không độc lập (-ập)- độc lập (gốc động từ), từ láy thường diễn tả hành động không ổn định tại chỗ hoặc diễn ra theo tình thế hiện ra biến mất. Ví dụ: lấp ló, thập thò, nhấp nháy,... GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân 2.2.3 Từ láy âm cách điệu: là từ láy không chứa bộ phận còn đủ rõ nghĩa từ vựng, hoặc vẫn có thể chứng minh nghĩa của một bộ phận nào đó nhưng nó không còn tác dụng làm cơ sở nghĩa của toàn từ nữa. Ví dụ: bâng khuâng, linh tinh, thình lình,... Loại này hiện chiếm một số lượng khá lớn trong tiếng Việt. Theo Diệp Quang Ban, đây là kiểu láy thuần khiết nhất, tiêu biểu cho toàn bộ từ láy- một kiểu cấu tạo từ láy thuần khiết nhất, tiêu biểu cho toàn bộ từ láy- một kiểu cấu tạo từ, lấy sự hòa phối ngữ âm tạo ý nghĩa biểu trưng làm cơ sở. Về mô hình ngữ nghĩa của kiểu láy này vẫn là một vấn đề còn đang để ngỏ. Phi Tuyết Hinh trong bài Từ láy không rõ thành tố gốc và vấn đề biểu trưng ngữ âm trong từ biểu tượng tiếng Việt đã cố gắng mô hình hóa nghĩa của kiểu từ này dựa vào các đặc điểm cấu âm- âm học của chúng. GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân CHƯƠNG II: TỪ LÁY CÓ TÁC DỤNG “VẼ NGƯỜI” TRONG TÁC PHẨM NGUYỄN TUÂN Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân thật xứng đáng ở tầm cỡ nhà văn lớn. Nói đến ông, người ta nghĩ ngay đến sự nghiệp sáng tác đồ sộ, rất mực tài hoa và độc đáo. Và khi khảo sát từ láy trong tác phẩm của ông, người viết chỉ khảo sát trong những tác phẩm nổi tiếng và số lượng từ láy mà tác giả sử dụng trong tác phẩm là tương đối nhiều. Và khi khảo sát từ láy trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, người viết chú ý đến tất cả các từ láy được tác giả sử dụng nhưng đặc biệt là từ láy tượng hình và từ láy tượng thanh, chúng có tác dụng trong việc dựng cảnh và tả người. Từ láy là một trong những yếu tố góp phần làm nên cái độc đáo trong tác phẩm của ông. Sau đây là bảng thống kê số lượt sử dụng từ láy trong các tác phẩm của ông: Tác phẩm Số Số lượt từ láy (TL) trang được sử dụng TL TL Tổng tượng tượng cộng hình thanh Những chiếc ấm đất (Vang bóng một thời) 09 39 02 41 Trên đỉnh non Tản (Vang bóng một thời) 18 76 03 79 Tây Trang (Bút ký Sông Đà) 14 72 09 81 Cô Tô (ký Cô Tô) 13 60 10 70 Có 3 phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ 21 91 05 96 tán (Tùy bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi) Tỉ lệ (từ/ trang 4.6 4.4 5.8 5.4 4.6 Những từ láy được Nguyễn Tuân sử dụng phần lớn là những từ có sẵn trong vốn từ vựng tiếng Việt. Cái hay, cái độc đáo, mới lạ chủ yếu được thể hiện ở cái tài vận dụng và phối hợp các từ láy của Nguyễn Tuân. Có những trang viết Nguyễn Tuân không dùng từ láy nào, có những trang số lượt từ láy sử dụng đến 12 lượt (Chữ người tử tù, Có 2 phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ tán). Những trang viết có từ 3 đến 8 từ láy chiếm số lượng khá nhiều. Số câu có 2, 3 từ láy cũng chiếm số lượng không nhỏ. Thông thường, đây là những câu những câu thể hiện tài phối hợp ngôn từ của Nguyễn Tuân. Và những câu văn xuôi có 2, 3 từ láy thường giàu chất thơ, gợi cảm và gây ấn tượng mạnh cho độc giả. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng thể hiện cá tính sáng tạo của mình. GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân 1. CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN VANG BÓNG MỘT THỜI Do ảnh hưởng của sâu sắc từ Hán học, sáng tác của Nguyễn Tuân, trước năm 1937, hầu hết được viết theo bút pháp cổ điển. Những sáng tác buổi đầu ấy chưa gây được tiếng vang. Tuy nhiên, có thể bắt gặp ở một số trang viết tiêu biểu như Giang hồ hành (thơ), Vườn xuân lan tạ chủ (truyện ngắn) những tín hiệu của một phong cách lớn. Đó là tinh thần hoài cựu, luôn chăm chút nhặt nhạnh những vẻ đẹp xưa dù đã tàn tạ, cuối mùa; là hệ thống nhân vật tài hoa tài tử, nhuốm chút ngông nghênh kiêu bạc; là lối văn cầu kỳ trúc trắc mà uyên bác hơn người. Đến năm 1937, Nguyễn Tuân lại xuất hiện trên các báo với những truyện ngắn hiện thực trào phúng, ở đó thường vỡ ra những tràng cười châm biếm, thoải mái, đậm đà phong vị dân gian (Đánh mất ví, Một vụ bắt rượu lậu, Mười năm trời mới gặp lại cố nhân). Tuy nhiên, do trào lưu hiện thực phê phán lúc bấy giờ đã phát triển rất mạnh với nhiều ttên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao,...cho nên thật không dễ dàng đối với Nguyễn Tuân trong việc tìm một vị trí có hạng trên văn đàn. Vả chăng, có lẽ hơn ai hết, Nguyễn Tuân sớm nhận ra rằng thể loại truyện ngắn vẫn chưa phù hợp với sở trường của mình Nguyễn Tuân chỉ thực sự công nhận như một phong cách văn chương độc đáo kể từ tùy bút- du ký Một chuyến đi , năm 1938. Tác phẩm là tập hợp những trang viết từ chuyến du lịch không mất tiền sang Hương Cảng để tham gia thực hiện bộ phim Cánh đồng ma- một trong những phim lồng tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam. Nét đặc sắc nhất ở Một chuyến đi chính là giọng điệu. Có thể nói đến đây Nguyễn Tuân mới tìm được cách thể hiện giọng điệu riêng, một giọng điệu hết sức phóng túng, linh hoạt đến kỳ ảo: “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếch choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa” Vào năm 1939, với tập truyện Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã vươn lên đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm gần đạt đến độ “toàn thiện, toàn mỹ” ấy góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. Vang bóng một thời gồm 11 truyện ngắn, vẽ lại những cái đẹp xưa của thời phong kiến suy tàn, thời có những ông Nghè, ông Cống, ông Tú thích chơi lan, chơi cúc, thích đánh bạc bằng thơ dưới ánh trăng hoặc nhấm nháp chén trà tàu trong sương sớm với tất cả nghi lễ thành kính đến thiêng liêng. Vào thời ấy, tên đao phủ còn chém người bằng đao, người ta còn đi lại trên đường bằng võng, bằng cáng, vừa đi vừa dềnh dàng đánh cờ bằng miệng,...Thời gian hầu như chưa trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với con người, bởi nó được đo bằng mùa, bằng tiết. Nhưng những vẻ đẹp có màu sắc truyền thống ấy đang có nguy cơ bị mai một. Đau đớn nhận ra điều đó, Nguyễn Tuân ra sức níu giữ, gom góp và phục chế lại bằng tất cả tấm lòng thành kính. Vang bóng một thời, vì thế, có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG Luận văn tốt nghiệp Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân Như đã nói ở trên, Vang bóng một thời ngoài vẽ lại những cái “đẹp xưa”, tập truyện còn nói đến việc chém người bằng đao của những tên đao phủ. Trong Chém treo ngành, nhà văn đã nói đến lối chém đầu người rất ngọt của Bát Lê- một đao phủ lâu năm của quan Tổng Đốc. Bát Lê cũng chỉ là một người đầy tớ trung thành của quan Đổng lý Quân vụ mà thôi, cũng có cái dáng vẻ sợ sệt của kẻ dưới khi hầu chuyện quan trên: “Quan Đổng lý Quân vụ ngả mình trên cái ghế bành vàng và son, hất hàm hỏi tên bát phẩm đày tớ già đang co ro người bên cột”. (Chém treo ngành) Bát Lê tự biết thân phận của ông chỉ là một đầy tớ già đươc quan thương mà cho nghỉ tay đao, khi quan gọi thì vội vã vào hầu ngay, sẵn sàng phục lệnh quan. Ông luôn mang cảm giác sợ sệt, e dè, khúm núm trước bề trên, không dám làm trái với những gì quan nói. Ông co ro người bên cột khi quan Đổng lý hất hàm hỏi. Hình ảnh quan Đổng lý hất hàm hỏi Bát Lê đang co ro, khúm núm, sợ sệt là hai hình ảnh đối lặp nhau, đó là sự chênh lệch về địa vị, giai cấp. Lệnh trên đã truyền xuống là ông phải chém đầu chém đầu 12 tên tử tù sao cho thật gọn, thật ngọt. Ông đã lãnh thanh quất của quan Đổng lý đưa và vào vườn chuối sau kho lúa để tập: “Thế là từ hôm ấy, Bát Lê lĩnh thanh quất của quan Tổng đốc, leo lên tường thành, xông xáo trong vườn chuối, hết sức tự do, hết sức tàn nhẫn, chém ngang thân loài thực vật, trước khi chém vào cổ mười hai người tù đang đợi ngày cuối cùng. Vườn chuối trên mặt thành vốn mọc không có hàng lối nhất định. Bát Lê phải chọn lựa mãi mới chọn được dãy chuối mọc theo hàng lối thẳng thắn. Y soạt cẳng, lấy bước chân đo những quãng trống từ một gốc chuối này đến một gốc chuối khác. Tiến lên, lùi xuống, đo ngang, đo dọc tự cho là tạm tạm được, y bèn nhẹ nhàng phát hết những tàu chuối rườm rà. Đấy là khu dọn dẹp sẵn để nhân lấy sự thí nghiệm sau hết của một thanh quất bị bỏ quên đã lâu ngày”. (Chém treo ngành) Qua những từ láy đôi, tượng hình như: xông xáo, nhẹ nhàng chúng ta thấy được sự nhanh nhẹn của một tay đao phủ lâu năm, một sự chuẩn bị kĩ càng cho việc tập luyện, một thái độ có trách nhiệm, ý thức khi nhận lệnh dù đó là việc chém đầu người khác. Và đây là hình dáng, thao tác của một đao phủ đạt đến mức kỹ xảo: “Trước khi hoa thanh quất trong mấy hàng chuối được lựa chọn kỹ càng kia, Bát Lê đã múa đao chém lia lịa vào thân mấy cây chuối khác, chém không tiếc tay, chém như một người hết sức tự vệ trong một cuộc huyết chiến để mở lấy một con đường máu lúc phá vòng vây. Một buổi sớm, y nhảy nhót trong vườn chuối, đưa lưỡi gươm qua bên phải lại múa lưỡi gươm qua bên trái, thanh gươm hai lưỡi gọn gàng, nhanh nhẹn phạt qua thân mấy trăm cây tươi còn nặng trĩu lớp sương đêm”. (Chém treo ngành) GVHD: NGYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Trang SVTH:NGUYỄN THÚY HẰNG
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan