Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Từ điển tin học

.DOC
53
388
67

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1 MỤC LỤC Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân TỪ ĐIỂN TIN HỌC Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2 TỪ ĐIỂN TIN HỌC LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực tập được sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn. Song với điều kiện thời gian, trình độ kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên chương trình của em chắc chắn không chánh khỏi sai sót. Em rất mong sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để chương trình từ điển tin học của chúng em sớm được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Chúng em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo Cao Thu Hương đã trực tiếp hướng dẫn em. Đồng thời chúng em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ Công Nghệ Thông Tin và các bạn trong trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chương trình này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội ngày 15/3/2008 Sinh viên Nguyễn Nguyên Ngọc LỜI NÓI ĐẦU Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3 TỪ ĐIỂN TIN HỌC Công nghệ thông tin là một lĩnh vực không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Thật vậy, hầu như ở khắp mọi lĩnh vực, ngành nghề đều có sự tham gia của tin học. Từ quản lý, bán hàng, bệnh viện, trường học... đều cần đến tin học như là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được. Các sản phẩm tin học gồm cả phần cứng và phần mềm đều đang phát triển như vũ bão. Mặc dù đã có sự đầu tư rất nhiều nhưng số các phần mềm mà Việt Nam sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu về phần mềm trong nước còn rất ít. Ta thường phải sử dụng các phần mềm có nguồn gốc từ nước ngoài. Các phần mềm này đều sử dụng hệ trợ giúp người dùng viết trên ngôn ngữ quốc tế thông dụng hiện nay là tiếng Anh. Chính vì vậy, nảy sinh một nhu cầu là cần phải làm cách nào đó để người dùng có thể hiểu và sử dụng được các phần mềm này. Một số nhà xuất bản nắm bắt được nhu cầu đó đã cho dịch và xuất bản hàng loạt các ấn phẩm nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng các phần mềm nước ngoài được viết bằng ngôn ngữ quốc tế đó là tiếng Anh, song nhiều chương trình được các dịch giả đưa ra rất nhiều nghĩa không phù hợp với những từ chuyên môn của nghành công nghệ thông tin điều này đã gây nhiều khó khăn cho người sử dụng Xuất phát từ những yêu cầu trên và những kiến thức về tiếng Anh chuyên nghành công nghệ thông tin mà đã được nhà trường trang bị em quyết định cho ra đời loại từ điển thực sự phục vụ cho chuyên ngành hẹp là tin học. Em không hi vọng từ điển này sẽ đạt được những yêu cầu cao như của các bậc tiền bối đi trước, nhưng dù sao đây cũng là những nỗ lực của em nhằm làm cho mọi người đều có thể đọc hiểu và sử dụng được các tài liệu trợ giúp bằng Anh ngữ hi vọng có thể giúp được phần nào cho việc thúc đẩy sự phát triển của nền công nghệ tin học nước nhà. Đây cũng là phiên bản đầu tiên do em xây dựng và cũng là nền tảng để cho em tiếp tục phát huy khả năng của mình để xây dựng các phiên bản cao hơn với phạm vi rộng hơn với đa dạng ngôn ngữ nhằm phục vụ cho cuộc sống trong sự hội nhập và phát triển của Việt Nam với các nước trên thế giới. CHƯƠNG 1 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4 TỪ ĐIỂN TIN HỌC TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC THIÊN HỢP. CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC THIÊN HỢP được thành lập theo giấy phép hoạt động kinh doanh số: 41033003930 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. * Trụ sở chính : 285/105 Cách Mạng Tháng 8, P12, Q10 – TP. HCM Điện thoại : 08. 8622499(8Lines) Fax: 08. 2905352 * Chi nhánh 1: CN CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC THIÊN HỢP Địa chỉ : 121/18 Đường Thái Hà - Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : 04.2750068(6Lines) Fax: 04. 5376263 * Chi nhánh 2 : CN CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC THIÊN HỢP Địa chỉ : 124 Nguyễn Phong Sắc - Quận Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại : 04. 7930885 Fax: 04.7930882 1.1.1 Lĩnh vực kinh doanh.  Sản xuất & lắp ráp máy tính thương hiệu FOCUS  Thiết kế , triển khai lắp đặt hệ thống mạng & Công nghệ thông tin  Tư vấn giải pháp & cài đặt phần mềm tin học  Cung cấp các thiết bị Camera quan sát, thiết bị báo động, chống trộm.  Đại lý phân phối các sản phầm phần mềm của Microsoft, Oracle,…  Phân phối độc quyền và bảo hộ thương hiệu STARVIEW và Mainboard Focus 1.1.2 Thành tựu nổi bật. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 5 TỪ ĐIỂN TIN HỌC Kể từ năm 2005 tới nay, với nỗ lực không ngừng trong hơn hai năm hình thành và phát triển chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các hãng sản xuất lớn trên thế giới và khu vực như: HP Compaq, IBM, Toshiba, Sony, Dell, Seagate, Maxtor, Microsoft… Với sự hợp tác này, chúng tôi đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường và mang tới cho người sử dụng không chỉ các sản phẩm chất lượng với chế độ bảo hành chính hãng mà còn các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn, triển khai giúp khai thác một cách tối đa năng lực hệ thống. Công ty Thiên Hợp đã đạt được một số thành tựu đáng kể như:  Từ năm 2005 tới nay, liên tục đạt danh hiệu đại lý nội địa của hãng Hewlett Packard có doanh số cao nhất.  Sản phẩm: - Máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay, máy in Laser, máy in phun, máy in khổ lớn, máy in đa năng, mực in và phụ kiện, thiết bị mạng & lưu trữ dữ liệu...  Tổng đại lý phân phối tại Việt Nam sản phẩm ổ đĩa cứng Maxtor, Seagate.  Nhà sản xuất, lắp ráp và phân phối máy tính thương hiệu Focus.  Đại lý phân phối các hãng IBM, Dell, Toshiba, Acer, Fujitsu, Sony, Sanyo, Panasonic, Olympus, Nikon...  Sản phẩm: Máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay, máy quay, máy ảnh thuật số, thiết bị trình chiếu...  Đại lý phân phối sản phẩm thiết bị mạng của các hãng CISCO, 3COM, AMP, REPOTEC, PLANET...  Phân phối độc quyền phía Bắc sản phẩm lưu điện UPS SENDON.  Đại lý phân phối chỉ định của hãng AOPEN: Sản phẩm: Bo mạch chủ, Card màn hình, ổ đĩa quang, máy tính xách tay, máy tính để bàn, màn hình, vỏ case máy tính...  Đại lý phân phối thiết bị phần cứng của các hãng Samsung, LG, Mitsumi,... Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 6 TỪ ĐIỂN TIN HỌC  Nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam của hãng SUNYO ELECTRONICS:  Sản phẩm: Vỏ case máy tính, bộ nguồn cung cấp điện cho PC và Server.  Nhà phân phối độc quyền sản phẩm loa máy tính FOCUS 1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC. 1.2.1 Cơ cấu tổ chức. Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối xúc tiến các hoạt động giao dịch thương mại với các đối tác nước ngoài. Chi nhánh Hà Nội thực hiện các hoạt động kinh doanh tại thị trường Phía Bắc. 06 Phòng ban trực thuộc. 1.2.2 Cơ cấu nhân sự. Ban Giám đốc Công ty: 03 người TP Hồ Chí Minh: 30 người Các phòng ban trực thuộc: 50 người BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH HÀ NỘI Phßn g hµnh ch Ýnh nh ©n sù Phßn g tµi ch Ýnh kÕ to ¸n TRỤ SỞ CHÍNH TP HCM Phßn g KINH doan h Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Phßn g TriÓn khai Phßn g dÞch vô b ¶o h µnh Phßn g Kü THUËT Báo cáo thực tập tốt nghiệp 7 TỪ ĐIỂN TIN HỌC Đội ngũ nhân viên với 90% trình độ Đại học, Cao đẳng, 2% trình độ trên Đại học, 8% trình độ trung cấp. Nhân lực là nguồn tài nguyên lớn nhất, do vậy Thiên Hợp luôn đánh giá cao năng lực, trí tuệ và đạo đức của cán bộ nhân viên trong công ty. Hàng năm chúng tôi thường xuyên có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng và phục vụ nhu cầu khách hàng ngày càng cao một cách chuyên nghiệp và chu đáo nhất. Tuy mới góp mặt vào nghành Công nghệ thông tin nhưng Thiên Hợp đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường và trở thành những công ty hàng đầu phân phối, cung cấp thiết bị tin học trên toàn quốc. Thiên Hợp luôn tâm niệm rằng, một công ty uy tín là công ty biết đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết. Chính vì vậy, Công ty Chúng tôi luôn cam kết với Quý khách - Thiên Hợp Luôn mang đến cho Quý khách: * Sản phẩm chất lượng cao * Dịch vụ hoàn hảo * Giá thấp nhất có thể. 1.3 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI. Là một đơn vị kinh doanh và ứng dụng nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin các bộ phận trong công ty thường xuyên phải tiếp xúc với các ngôn ngữ chuyên ngành tin học, để tránh việc mất thời gian phải ngồi tra từng trang trên cuốn từ điển dày cộp. Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, giải pháp đáng giá là sử dụng ứng dụng từ điển trên máy vi tính. Mặc dù hiện nay các ứng dụng từ điển đã có nhiều nhưng vốn là dân tin học, tôi đã quyết định tự xây dựng một ứng dụng từ điển riêng, nhằm mục đích phục vụ công việc cho các phòng ban trong công ty. Ngoài mục đích sử dụng thì đây cũng là đề tài mang tính chất nghiên cứu để làm tiền đề phát triển các phiên bản mới với đa ngôn ngữ, đa người sử dụng. 1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. Khi đất nước đang từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì công nghệ thông tin nói chung và nghành tin hoc nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng.Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một trong những vấn đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 8 TỪ ĐIỂN TIN HỌC quan tâm và đặt lên hàng đầu để phát triển nền kinh tế của nước nhà. Cùng với các bộ ngành khác, ngành công nghệ thông tin đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong công cuộc đổi mới đất nước bằng cách tăng sản lương và chất lượng các phần mềm trong nước và kế thừa ứng dụng các phần mềm trên thế giới. Bên cạnh sự phát triển của công nghệ thông tin nhiều nhà dịch giả đã cho ra đời những tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mền được viết bằng ngôn ngữ quốc tế đó là tiếng Anh. Tuy vậy, việc làm này vẫn chưa đạt hiệu quả thiết thực cho người sử dụng vì nhiều lý do trong đó có hai lý do chính sau:  Đội ngũ dịch giả phần lớn là những người tốt nghiệp các trường ngoại ngữ nên vốn các thuật ngữ dùng trong ngành công nghiệp máy tính không nhiều, vì vậy họ dịch nhiều khi còn chưa sát nghĩa hoặc không nêu bật được bản chất vấn đề.  Ngành công nghiệp máy tính hiện đang có tốc độ phát triển rất cao nên tốc độ dịch trở nên quá chậm chạp, không đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Điều này nghĩa là, nhiều tài liệu khi chưa được dịch xong thì đã trở thành lạc hậu vì phần mềm mà tài liệu đó đề cập đã bị thay thế bằng phần mềm khác mới hơn, với nhiều tính năng hơn. Chính vì những lí do đó mà cần phải có một cách khác để giúp mọi người đều có thể hiểu và đọc được các loại tài liệu trợ giúp viết bằng tiếng Anh. Đó là cách dùng từ điển, hãy tưởng tượng, mỗi người dùng đều có một quyển từ điển đề cập đầy đủ đến các thuật ngữ chuyên ngành, giải thích ý nghĩa của những thuật ngữ đó một cách rõ ràng. Vậy thì sự cách biệt về ngôn ngữ xem như đã được khắc phục đáng kể vì mọi người đều có thể tự đọc tài liệu và hiểu được chúng. Hiện nay, trên thị trường phần mềm của Việt Nam đã có nhiều loại từ điển đang thịnh hành và đã giải quyết đáng kể nhu cầu của người sử dụng nhưng phần lớn các từ điển này đều đề câp đến quá nhiều nghĩa của từ làm cho người dùng khó có thể chọn ra nghĩa đúng đắn của từ cần tra. Để xây dựng được một chương trình từ điển tin học và đưa ra được những ý nghĩa chuyên nghành sát thực nhất đòi hỏi người lập trình không những có kiến Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 9 TỪ ĐIỂN TIN HỌC thức về trình độ tiếng Anh mà họ còn phải có sự hiểu biết về chuyên nghành Công Nghệ Thông Tin để từ đó đưa ra được những ý nghĩa sát thực nhất để giúp cho người sử dụng hiểu được một cách sâu sắc nhất và chương trình phải được thiết kế sao cho người sử dụng dễ tra cứu gọn nhẹ và có thể chạy đồng thời cùng với nhiều chương trình ứng dụng khác. Do đó cần phải xem xét các yếu tố đặc thù những nét khái quát cũng như mục tiêu để đảm bảo cho hệ thống chương trình được vận hành tốt nhất trong quá trình sử dụng. CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT HỆ THỐNG Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 10 TỪ ĐIỂN TIN HỌC 2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA CHƯƠNG TRÌNH TỪ ĐIỂN TIN HỌC Để thực hiện được chương trình tra từ điển ta cần phải thực hiện các vấn để sau:  Tổ chức cấu trúc dữ liệu cho từ điển  Tạo giao diện cho người sử dụng.  Đưa vào chương trình tìm kiếm từ cần tìm và đưa ra từ cần tìm với tốc độ nhanh nhất.  Viết chương trình và sắp xếp các từ theo thứ tự ABC. 2.2 PHÂN CẤP CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH. Đây là chương trình được xây dựng với những từ ngữ tiêng Anh chuyên nghành tin học vì vậy các từ được dịch nghĩa phải có sự chọn lọc một cách sát thực nhất. Để tránh người sử dụng cập nhật từ vào trong hệ thống mà không có sự chọn lọc hay cập nhật những từ ngữ sai làm cho chương trình không còn tính hiệu quả cao ta phải quản lý được các nguồn dữ liệu đầu vào hay nói một cách khác chỉ có những người có quyền hạn nhất định mới có thể cập nhật từ vào trong từ điển điều này đã khắc phục đáng kể tính sát thực của chương trình mà các chương trình từ điển tin học trước đây đã mắc phải. Người sử dụng chỉ được phép tra cứu những gì đã có hoặc có thể loại bỏ những từ mà cảm thấy không cần thiết đối với mình. 2.2.1 Luồng thông tin vào.  Chương trình từ điển tin học được cập nhật vào hệ thống luồng thông tin vào rất đơn giản và thông tin đầu vào là duy nhất. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 11 TỪ ĐIỂN TIN HỌC  Những thông tin đầu vào là cố định và ít thay đổi.  Những thông tin mang tính chất thường xuyên của người sử dụng trong quá trình tra cứu sẽ được lưu và người sử dụng có thể nhanh chóng tìm lại những thông tin cần thiết cho mình. 2.2.2 Luồng thông tin ra. Thông tin đầu ra được tổng hợp từ thông tin đầu vào và được phục vụ tổng hợp trong quá trình tra cứu. Luồng thông tin đầu ra phải chính xác nhanh chóng. 2.2.3 Nguyên tắc làm cực tiểu thông tin đầu vào và thông tin đầu ra. Nguyên tắc này còn được vận dụng cả khi đưa thông tin mới vào hệ thống , việc này không những làm giảm nhẹ công sức trong việc luân chuyển dữ liệu mà còn tăng độ chuẩn xác cho luồng thông tin vào, ra. 2.3 Ứng dụng bài toán vào thực tế. Qua phương pháp xây dựng và khảo sát hệ thống chương trình từ điển tin học. Công việc tiếp theo là đi đến phân tích và thực thi chương trình. Việc phân tích và thực thi chương trình phải giải quyết được các mục đích sau: 2.3.1 Tại sao phải ứng dụng chương trình. Ngày nay với sự đa dạng hoá và sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và công nghệ phần mềm nói riêng. Đặc biệt là các bài toán quản lý, các chương trình ứng dụng phục vụ cho công việc cho các các lĩnh vực góp phần không nhỏ làm tăng hiệu xuất công việc và giảm tối thiểu lao động thủ công. Chẳng hạn như công việc tra từ điển bằng biện pháp tra trên quyển sách từ điển thì rõ ràng nhận thấy rằng thao tác này thật là chậm trễ mất thời gian so với thao tác tra phần mềm ứng dụng được cài đặt trên máy.. Nếu ta đem so sánh độ chính xác của hai thao tác trên thì tra từ bằng tay không thể tránh khỏi sai sót và nhầm lẫn nhưng dùng chương trình thực thi thực hiện thao tác đó thì độ chính xác đem lại rất cao sự sai sót hầu như không xảy ra. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 12 TỪ ĐIỂN TIN HỌC Việc ứng dụng chương trình bằng tin học vào công việc tra từ điển là hoàn toàn cần thiết. Vì nó đem lại một hiệu xuất cao cho người sử dụng, thời gian ngắn và độ chính xác cao. 2.3.2 Khi có chương trình thì công việc tra từ điển được giải quyết như sau: Khi có chương trình thì công việc tra từ điển của người sử dụng hết sức đơn giản. Tât cả các thao tác tra từ bằng tay trước đây sẽ được loại bỏ. Giờ đây chỉ với một cú click chuột người sử dụng đã có cả một kho tàng rộng lớn về những kiến thức mà mình đang quan tâm và muốn tìm hiểu về nó. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 13 TỪ ĐIỂN TIN HỌC 3.1 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG XỬ LÝ. 3.1.1 Sơ đồ phân cấp chức năng chính của hệ thống. Biểu đồ phân cấp chức năng sẽ chia ra các chức năng của hệ thống thành các cấp khác nhau theo kiểu Topdown. Qua đó thấy rõ được chức năng của từng bộ phận, bao gồm các chức năng chính: Tra từ, thêm từ, xoá từ, sửa từ… Mỗi chức năng có thể được chia nhỏ thành nhiều chức năng con. 0. Từ điển tin học 1. Tra từ 2. Thêm từ 3. Sửa từ 4. Xoá từ Mô tả các chức năng:  Chức năng tra từ: Đây là chức năng tìm kiếm, khi người sử dụng nhập thông tin từ cần tìm vào hệ thống thì chức năng này có nhiệm vụ tìm kiếm và đưa ra thông tin cho người sử dụng.  Chức năng thêm từ: Mang tính chất cập nhật thông tin các từ mới cho cơ sở dữ liệu.  Chức năng sửa từ: sửa những từ hoặc nghĩa của từ trong cớ sở dữ liệu cho chính xác nhất, tường minh nhất. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 14 TỪ ĐIỂN TIN HỌC  Chức năng xoá: Xoá những từ không cần thiết trong cơ sở dữ liệu 3.1.2 Biểu đồ luồng dữ liệu. Sơ đồ dữ liệu của hệ thống là công cụ quan trong nhất trong việc phân tích hệ thống có cấu trúc. Nó đưa ra phương pháp thiết lập mối quan hệ giữa chức năng của hệ thống với thông tin chúng ta sử dụng. 3.1.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh. Người sử dụng Thông tin Từ cần tra Hệ thống 3.1.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh. 3.1.2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Người sử dụng Báo cáo thực tập tốt nghiệp 15 TỪ ĐIỂN TIN HỌC Chức năng tra từ Từ cần tra Người sử dụng Chức năng tìm kiếm Thông tin Người sử dụng File dữ liệu Chức năng xoá từ Người sử dụng Từ cần xoá Chức năng xoá File dữ liệu Chức năng thêm từ. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Thông tin Người sử dụng Báo cáo thực tập tốt nghiệp Người sử dụng Thêm từ mới 16 Chức năng sắp xếp TỪ ĐIỂN TIN HỌC Thông tin Người sử dụng File dữ liệu Chức năng tìm kiếm 3.2 File dữ liệu CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỪ ĐIỂN TIN. Một cách tổng quát việc xây dựng hệ thống chương trình từ điển tin học được tiến hành qua 5 giai đoạn sau: 2.3.3 Nghiên cứu sơ bộ và xác lập dự án. Ở bước này người ta tiến hành tìm hiểu khảo sát hệ thống. Phát hiện những nhược điểm còn tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, cần cân nhắc tính khả thi của dự án .Từ đó định hướng các giai đoạn tiếp theo 2.3.4 Phân tích hệ thống Tiến hành phân tích một cách chi tiết hệ thống để xây dựng các lược đồ khái niệm. Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng lược đồ cho hệ thống mới 2.3.5 Thiết kế tổng thể. Nhằm xác định vai trò, vị trí của máy tính trong hệ thống. Phân định rõ công việc sẽ được sử lý bằng máy tính, Phần công việc nào xử lý thủ công. 2.3.6 Thiết kế chi tiết. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 17 TỪ ĐIỂN TIN HỌC  Thiết kế các thủ tục thủ công nhằm xử lý thông tin trước khi đưa vào máy tính.  Thiết kế các phương pháp cập nhật và xử lý thông tin cho máy tính.  Thiết kế chương trình các giao diện người sử dụng các tệp dữ liệu.  Chạy thử chương trình. 2.3.7 Cài đặt chương trình. Chương trình sau khi chaỵ thử tốt sẽ được đưa vào cài đặt và sử dụng. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 18 TỪ ĐIỂN TIN HỌC CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 4.1 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH. Toàn bộ tiến trình xử lý của chương trình từ điển có thể mô tả bằng sơ đồ sau: 1.N¹p ch ¬ngtr×nh. 2.Chê ngêi dïng ra lÖnh. 3.4. Tho¸t khái ch ¬ng tr×nh. 3.1Gäi form frmthemtu. 3.2.Gäi form frmsuatu. 3.3.Gäi thñ tôc XOATU. 4.1.Thùc hiÖn hµnh vi thªm tõ vµ trë vÒ form frmthemtu. 5.1.Thùc hiÖn cËp nhËt c¬ së d÷ liÖu theo nh ®· söa ®æi 6.1. Yªu cÇu x¸c nhËn xo¸ tõ. 4.2.Trë vÒ form ftudien. 5.2.Trë vÒ form ftõ ®iÓn 6.2 Thùc hiÖn xo¸ tõ cã stt trong csdl trïng víi listindex. Chương trình từ điển bắt đầu chạy bằng việc nạp biểu mẫu ftudien, khi đó, thủ tục form_load sẽ được gọi. Thủ tục này làm nhiệm vụ thiết lập vị trí ban đầu Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 19 TỪ ĐIỂN TIN HỌC cho ftudien và nạp các mục từ ( english ) cho lstfind. Sau đó, chương trình được đặt focus trên txtfind để chờ người dùng gõ từ tiếng Anh. Đến đây, có các khả năng như sau: 4.1.1 Tra từ. Người dùng có các khả năng lựa chọn sau:  Gõ từ cần tìm vào txttutta và kích nút tra từ hoặc nhấn ENTER.  Dùng chuột chọn từ cần tra nghĩa trong lstds và nhấn Enter hoặc kích nút tra từ.  Kích đúp vào từ cần tra nghĩa trong lstfind. Tuỳ theo hành vi của người dùng mà chương trình sẽ phát sinh các thủ tục thích hợp như sau:  Ứng với hành động 1 ở trên, khi người dùng bắt đầu gõ từ cần tìm vào txttra thì chương trình sẽ gọi thủ tục txtfind_change để tìm kiếm trong lstfind và con trỏ trong lstfind sẽ trỏ vào từ nào có cấu tạo kí tự trùng khít nhất với từ đã gõ vào, khi người dùng nhấn Enter hoặc kích nút tra từ, để đưa nghĩa của từ đó ra rtbnghia.  Khi người dùng kích đơn vào lstfind thì chương trình sẽ gọi thủ tục lstfind_click để điền từ đó lên txtfìnd, các bước tiếp theo( khi nhấn Enter hoặc kích nút tra từ) diễn ra tương tự như trên.  Khi có sự kiện kích đúp vào lstfind, chương trình sẽ gọi thủ tục lstfind_click để hiện nghĩa của từ ra rtbnghia.  Nếu người dùng không chọn từ nào mà nhấn vào nút tra từ thì sẽ có hộp thoại thông báo cho người sử dụng biết phải chọn một từ bất kỳ để tra, hoặc từ bạn vừa tra không có trong từ điển 4.1.2 Xem các từ đã tra. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 20 TỪ ĐIỂN TIN HỌC Để người dùng khỏi phải mất thời gian tra lại những từ đã tra, họ kích vào nút lệnh các từ đã tra, những từ mà người dùng đã tra từ khi chạy trương trình được hiện ra trong một listbox, người dùng kích đơn chuột vào đó để hiện nghĩa của từ mà mình đã tra ở rtbnghia, lúc này Caption của nút sẽ đổi thành tra toàn bộ để người sử dụng nhấn vào để hiện danh sách các từ đã có trong từ điển. Danh mục các từ đã tra này được lấy ra từ một bảng “từ” trong hệ cơ sở dữ liệu. 4.1.3 Thêm từ vào từ điển. Theo hướng lựa chọn này, người dùng sẽ kích vào nút thêm từ, việc này sẽ làm phát sinh thủ tục cmdthem_click. Thủ tục này làm nhiệm vụ đưa ra màn hình form frmthemtu và ẩn đi ftudien. Lúc này, hành động thêm từ của người dùng sẽ diễn ra trên form themtu Để thêm từ, người dùng gõ từ cần thêm vào rtbthem, gõ nghĩa của từ đó vào rtbnghia rồi kích nút thêm từ, chương trình sẽ gọi thủ tục cmdcapnhat_click để đưa từ đó vào cơ sở dữ liệu. Nếu người dùng kích nút chọn không thêm từ thì chương trình sẽ gọi thủ tục cmdthoat của form themtu để đưa người dùng trở về form ban đầu. 4.1.4 Xoá từ trong từ điển. Trên ftudien, người dùng kích vào nút xoá từ, thủ tục cmdxoatu_click sẽ được gọi để xoá đi từ mà con trỏ trong lstfind đang trỏ tới( nếu con trỏ này không trỏ tới một từ cụ thể nào thì sẽ có một thông báo được đưa ra đề nghị người dùng cho biết từ cần xoá). 4.1.5 Sửa từ. Khi từ điển được cập nhật các từ vào nếu mà chưa đúng hoặc nghĩa đó không còn sát với thực tế thì ta có thể sửa lại nghĩa của từ đó cho chính xác Để sửa từ, người dụng chọn từ cần sửa , thủ tục sửa từ sẽ được gọi để sửa từ mà người dùng muốn sửa, sau khi sửa xong chương trình sẽ gọi thủ tục cập nhật đê đưa từ đó vào cớ sở dữ liệu. 4.1.6 Giới thiệu chương trình Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan