Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyền thuyết về pha nha nhót chọm khăm và sự hình thành mường xang (mộc châu)...

Tài liệu Truyền thuyết về pha nha nhót chọm khăm và sự hình thành mường xang (mộc châu)

.PDF
4
50
149

Mô tả:

TRUYỀN THUYẾT VỀ PHA-NHA NHÓT-CHỌM-KHĂM VÀ SỰ HÌNH THÀNH MƯỜNG XANG (MỘC CHÂU) Vi Trọng Liên Mường Xang là tên Thái của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La hiện nay, được định vị ở 20,63 độ vĩ Bắc; 104,30-105,70 độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên là 2.025km2. Đất lâm nghiệp chiếm 83,30.%. Đất nông nghiệp có 16,7%. Độ cao trung bình 1.100-1.300m so với mặt biển. Đỉnh Pha-Luông thuộc địa phận của xã Xuân Pha cao 1.800m. Nơi thấp nhất là khu vực Hang Miếng xã Quang Minh chỉ có 50m. Mộc Châu tiếp giáp với tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình và Hủa Phăn (CHDCND Lào). Toàn huyện có 25 xã, 2 thị trấn với dân số 129.462 người (theo tổng điều tra dân số toàn quốc năm 1999) gồm 7 dân tộc anh em: Thái 33,55%, Kinh 30%, Mường 15,70%, Mông 14%, Dao 6,2%, Xinh Mun 0,39%, Khơ Mú 0,20% và còn lại là các dân tộc anh em khác. Về tên gọi Mường Xang, chữ Xang (Khạng) có nghĩa là sưởi, hơ. Vì là vùng lạnh quanh năm, mùa đông có nhiệt độ từ 0o C đến - 5o C, cho nên đồng bào phải nhóm bếp, đốt lửa để sưởi và hơ bàn chân, bàn tay cho ấm "xạng tịn, xạng mư". Về vùng địa văn hoá Mường Xang ra đời gắn với công lao của vị thủ lĩnh Pha-Nha Nhót-Chọm-Khăm tổ chức di dân Thái từ Lào và Lạn Na (Thái Lan) tới, có các truyền thuyết như sau: 1. Theo cụ Hà Hem, Sở Văn hoá khu Tây Bắc cũ sưu tầm năm 1958, tên Mường Xang xuất hiện trong truyền thuyết về cuộc di dân lớn của người Thái Trắng từ Lào sang. Đó là tên phát âm chệch "Mường Khạng" có nghĩa là "mường gang - thép". Tương truyền từ khi sinh ra, suốt ba năm đầu, Pha-Nha Nhót-Chọm-Khăm không ăn, không nói, chỉ ngồi khóc. Vua cha rất lo bèn bế con đi chỉ tất cả những món ăn ngon nhất xem con thích ăn món nào sẽ cho ăn món đó. Nhót Khăm không chỉ vào những món "cao lương mỹ vị" mà chỉ vào lưỡi cày bằng gang thép. Vua cha liền bẻ mũi nhọn của lưỡi cày cho đem tán nhỏ mớm cho chàng. Chàng đã ăn lưỡi cày đó mà lớn nhanh như thổi, trở thành một thanh niên tuấn tú. Sau này, để kỷ niệm công ơn của Nhót-Khăm, khi đến cư trú ổn định người ta đặt quê hương mới của mình là "Mương Khạng". Và về sau Mương Khạng chuyển âm thành Mường Xang (âm địa phương là Mương Xạng). 2.Theo Quam Piết Mương được Vi Tiêu kể bằng truyện thơ, tôi xin lược ghi tóm tắt như sau: "... Ngày xưa vua đất Viêng Chăn sinh được một người con trai, đặt lên là PhaNha Nhót-Chọm-Khăm. Chàng trai lớn lên ra tắm ở sông Nặm Khoỏng (Mê Kông) tình cờ lấy được hòn đá quý có nhiều màu sặc sỡ ở trong bọt nước đem về làm vật bảo bối. Khi trưởng thành, Pha-Nha Nhót-Chọm-Khăm được phép vua cha đi tìm đất mới để lập bản, dựng mường. Cùng đi với Nhót-Chọm-Khăm có nhiều binh, tướng và nhiều dân ở bản dưới, mường trên. Trước khi lên đường vua cha trao cho đoàn quân của NhótChọm-Khăm 800 cây mác đồng đỏ với hàng chục thớt voi chiến. Mang theo hòn đá quý trong người, chàng khởi binh từ đất Viêng Chăn về Mường Thanh (Điện Biên) xuống Mường Húa (thuộc Tuần Giáo) lên Mường Xo (Phong Thổ), về mạn sông Hồng, đến Mường Mả, Mường Xát, Cam Đường (nay là vùng đất thuộc tỉnh Lào Cai). Đoàn người lại xuôi về Mường Cúc, Mường Át (Thu Cúc, Lai Đồng - Phú Thọ) xuống đến Pằn Panh, Thái Hoà (?), lại ngược lên Mường Pi, Mường Xàng (vùng Lương Sơn, Thạch Bi - Hoà Bình). Với danh nghĩa là đoàn sứ giả của vua Lào, đoàn NhótChọm-Khăm đi đến đâu cũng được đón tiếp chu đáo. Không ngờ hòn đá quý của Nhót-Chọm-Khăm mang theo cứ mỗi ngày một lớn và khi tới đất Mường Mùn, Mường Hạ (Mai Châu - Hoà Bình) thì hòn đá đó đã phải dùng tám người khiêng mới có thể tiếp tục đem đi được. Khi họ đến Phiêng Luông (vùng thảo nguyên Mộc Châu), hòn đá bỗng thốt lên: "Chỗ đất này tốt!" (trong tiếng Thái tốt là đi). Nhót-Chọm-Khăm mới đặt tên nơi đó là Chiềng Đi. Họ lại tiếp tục khiêng hòn đá qua núi Kèm Cọ đến một bãi bằng, đá lại nói: "Cho tôi xuống đây" (khỏi chí lống). Chiều ý đá, Nhót-Chọm-Khăm bèn đặt hòn đá ở đó và gọi tên đất ấy là Chí Lống (xuống đây). Nay Chí Lống được phiên âm là Chò Lồng, một xã thuộc huyện Mộc Châu. Hòn đá được mang tên là "Xửa-hin-lái" (áo với nghĩa là hồn mường có màu sặc sỡ). Từ đó đất Chí Lống được chọn làm nơi trú ngụ "hồn mường" của Mường Xang. Đất Mường Xang thời đó đương có người Lếm, Lé ở. Người Thái do Nhót-ChọmKhăm dẫn đến sau cũng đòi vào cư trú, nên xảy ra tranh chấp giữa hai bên. Họ cược nhau bắn tên vào vách đá, nếu mũi tên của ai cắm được trên đó sẽ thắng và được làm chủ đất. Ngược lại, mũi tên của ai không cắm được vào vách đá mà rơi xuống đất, sẽ phải dời đi nơi khác. Với cây nỏ có cánh cung và mũi tên bằng đồng, người đại diện bên Lếm, Lé giương lên bắn. Lần thứ nhất tên rơi xuống đất, lần thứ hai tên rơi xuống đất và lần thứ ba tên lại rơi xuống đất! Đến lượt bên Thái bắn, người đại diện dùng nỏ có cánh cung bằng tre với mũi tên tre có bịt sáp ong giương lên bắn. Lần thứ nhất tên cắm trên vách đá, lần thứ hai tên cũng cắm trên vách đá và lần thứ ba tên cũng lại cắm trên vách đá. Người Thái đã thắng cược. Người Lếm, Lé vẫn không chịu mà đòi hai bên phải làm lễ cúng "ma mường". Nếu "ma mường" ưng bên nào ắt sẽ hiện lên mà phán rõ bên nào sẽ là chủ đất. Biết vậy, Nhót-Chọm-Khăm bèn bố trí cho tướng Khăm Phông đem bông bọc toàn thân giả làm "ma mường" trèo lên nấp sẵn ở trên vách núi. Đến khi hai bên bày thủ tục cúng thì "ma mường" giả đó hiện trên vách núi trắng toát mà nói rằng: "Đất này người Thái ở mới phát, còn người Lếm, Lé ở thì loài người sẽ tuyệt chủng". Thế là người Lếm, Lé đành phải bỏ đi nơi khác cho người Thái vào cư trú. Nhót-Chọm-Khăm lên làm Chẳu Mường đất Mường Xang mới đặt tên cho ngọn núi có vách đá cắm tên bịt sáp ong là "núi vách sáp ong" (Pom pha khỉ xút) và chia con cháu đi bản dưới, mường trên để làm chủ. Các con cháu đó đều được phân một cây mác lưỡi đồng của vua cha đất Viêng Chăn, và số còn lại họ đem đúc thành tượng đồng đặt ở chùa Bản Vặt gọi là tượng Pha-Nha Nhót-Chọm-Khăm (1). Nhót-Chọm-Khăm chính là ông tổ của họ Xa nối tiếp trị vì đất Mường Xang…" Mường Xang có tên Việt là Mộc Châu. Mặc dù đất Mộc Châu thuộc lộ Đà Giang thời Trần nhưng tên Mộc Châu đã được ghi nhận trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi vào thời Lê sơ. Về ý nghĩa của tên Mộc Châu hiện có hai ý kiến: Một, đó là tên phiên âm từ tên Thái "Mường Moóc". Hai, đó cũng có thể là tên chỉ châu có nhiều gỗ (đất mộc) vì xưa nay Mộc Châu vẫn nổi tiếng về gỗ quý. Năm Triệu Bình thứ nhất đời Lê Thái Tông (1434,) triều đình thừa nhận ranh giới đất Mộc Châu tương đương đất Mường Xang. Nhưng đến đời Lê Hiến Tông (1775), đời Cảnh Hưng thứ 36 chúa Trịnh thấy đất Châu quá rộng, anh em trưởng thứ tù trưởng bất hoà nên đã chia làm ba châu: Đà Bắc (so với đất Mường Xang cũ là Mương Chiêng Ký), Mã Nam (so với đất Mường Xang cũ là Mường Ét - Xiềng Khọ nay thuộc tỉnh Hủa Phăn CHDCND Lào) và Mộc Châu ngày nay. Theo niên biểu các thủ lĩnh Thái ở Tây Bắc (các châu mường chính) thì Pha-Nha Nhót-Chọm-Khăm nằm trong thế kỷ thứ XIII tương đương với đời Tạo Thâng ở Mường Muổi, Tạo Công ở Mường Lay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hiện nay ở bảo tảng Sơn La còn giữ một lưỡi mác đồng đó của dòng họ Xa ở Mộc Châu. Tượng Pha-Nha Nhót-Chọm-Khăm đã bị Xanh-pu-lốp chánh sứ Sơn La cũ người Pháp lấy mất 1 1. Piết Mương sưu tầm ở Bản Chí Lông xã Chiềng Đi, huyện Mộc Châu năm 1961. 2. Cầm Trọng: Người Thái ở Tây Bắc, Nxb KHXH Hà Nội 1978 trang 41-43 và 318-319. 3. Nguyễn Trãi: Dư địa chí, Nxb KHXH Hà Nội 1960
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan