Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại đị...

Tài liệu Truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã ninh sở - huyện thường tín, hà nội

.PDF
173
981
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIuy TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ ĐỖ THỊ MIỀN TRUYỀN THÔNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NHẰM PHÒNG NGỪA TAI NẠN THƢƠNG TÍCH TRẺ EM TẠI ĐỊA BÀN XÃ NINH SỞ HUYỆN THƢỜNG TÍN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ ĐỖ THỊ MIỀN TRUYỀN THÔNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NHẰM PHÒNG NGỪA TAI NẠN THƢƠNG TÍCH TRẺ EM TẠI ĐỊA BÀN XÃ NINH SỞ HUYỆN THƢỜNG TÍN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Văn Tùng ] Hà Nội- 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã Ninh Sở- huyện Thường Tín- thành phố hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và rõ ràng./. Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Đỗ Thị Miền LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành bởi sự giúp đỡ của nhiều người Lời đầu tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Văn Tùng, người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành luận văn này Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả những cá nhân, cơ quan, tổ chức tại các địa phương đã cung cấp thông tin và các tài liệu cần thiết cho nghiên cứu; đồng thời em cũng xin được cảm ơn sâu sắc các thầy cô lãnh đạo và các cán bộ trong khoa Xã hội học đã động viên và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 11-2014 Tác giả Đỗ Thị Miền MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................. 7 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................ 17 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................. 17 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 18 6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 19 7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 19 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 19 9. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 23 NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 24 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu ............................... 24 1.1. Một số khái niệm công cụ ................................................................... 24 1.1.1. “Truyền thông” .............................................................................. 24 1.1.2. Cộng đồng ...................................................................................... 25 1.1.3. “Dựa vào cộng đồng” .................................................................... 25 1.1.4. “Truyền thông dựa vào cộng đồng” .............................................. 26 1.1.5. “Trẻ em” ........................................................................................ 26 1.1.6. “Tai nạn thương tích trẻ em” ........................................................ 27 1.1.7. “Phòng ngừa tai nạn thương tích” ................................................ 28 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................ 28 1.2.1. Lý thuyết hệ thống .......................................................................... 28 1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow ....................................................... 29 1.2.3. Lý thuyết thuyết phục...................................................................... 30 1.2.4. Mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng ..................................... 33 1 1.3. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phòng chống tai nạn thương tích ..................................................................................... 37 1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ...................................................... 41 Chƣơng 2. Thực trạng công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em tại địa bàn xã Ninh Sở- huyện Thƣờng Tín- thành phố Hà Nội ............................................................................................................. 45 2.1. Thực trạng trẻ em bị tai nạn thương tích ở xã Ninh Sở giai đoạn (2003- 2013) ................................................................................................ 45 2.2. Thực trạng công tác truyền thông phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em hiện nay đang áp dụng tại cộng đồng ............................................ 47 2.2.1. Thực trạng công tác truyền thông hiện nay qua kênh truyền thông đại chúng .................................................................................................. 47 2.2.2. Thực trạng công tác truyền thông hiện nay qua kênh truyền thông trực tiếp .................................................................................................... 49 2.2.3. Thực trạng công tác truyền thông hiện nay qua kênh truyền thông trong nhà trường ...................................................................................... 51 2.2.4. Thực trạng công tác truyền thông hiện nay qua kênh truyền thông dân gian .................................................................................................... 53 2.3. Tổng hợp đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác truyền thông của địa phương hiện nay .......................... 60 Tiểu kết chƣơng ............................................................................................. 63 Chƣơng 3. Một số giải pháp truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em tại địa bàn xã Ninh Sở - huyện Thƣờng Tín - thành phố Hà Nội .................................................................. 64 3.1. Sự cần thiết phải thực hiện các giải pháp truyền thông dựa vào cộng đồng ............................................................................................................. 64 2 3.2. Đánh giá nguồn lực truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em ................................................................ 66 3.2.1. Đánh giá chung về nguồn lực đặc trưng trong sinh hoạt cộng đồng .. 66 3.2.2. Đánh giá nguồn lực các tiểu hệ thống theo lý thuyết hệ thống ...... 67 3.3.2. Tình huống truyền thông dựa vào cộng đồng ................................ 84 3.3.3. Thiết kế thông điệp truyền thông dựa vào cộng đồng .................... 86 3.3.4. Biện pháp tiến hành truyền thông dựa vào cộng đồng .................. 88 Tiểu kết chƣơng ............................................................................................. 92 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC BẢNG Bảng số 2.1: Số liệu thống kê về tai nạn thương tích của trẻ em địa phương trong giai đoạn 2003-2013 .............................................................................. 46 Bảng 2.2: Thông tin phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em qua phương tiện truyền thông đại chúng được cộng đồng tiếp cận ........................................... 48 Bảng 2.3: Thông tin phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em qua kênh truyền thông trực tiếp được cộng đồng tiếp cận ......................................................... 50 Bảng 2.4: Thông tin về phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em qua kênh truyền thông trong nhà trường được cộng đồng tiếp cận ................................ 51 Bảng 2.5: Thông tin về phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em qua kênh truyền thông dân gian được cộng đồng tiếp cận ............................................. 53 Bảng 3.1: Số lượng người dân sẵn sàng tham gia truyền thông dựa vào cộng đồng .......................................................................................... 65 Bảng 3.2: Đánh giá của cộng đồng về sự tham gia của chính quyền trong công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em ...................... 67 Bảng 3.3: Đánh giá của cộng đồng về sự tham gia của hội đoàn thể trong công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em ...................... 71 Bảng 3.4: Đánh giá của cộng đồng về sự tham gia của trạm y tế xã trong công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em ...................... 73 Bảng 3.5: Đánh giá của cộng đồng về sự tham gia của nhà trường trong công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em ...................... 75 Bảng 3.6: Đánh giá của cộng đồng về sự tham gia của chủ doanh nghiệp trong công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em.............. 77 Bảng 3.7: Đánh giá của cộng đồng về sự tham gia của tổ chức tôn giáo trong công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em.............. 79 Bảng 3.8: Đánh giá của cộng đồng về sự tham gia của người dân trong công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em ...................... 80 Bảng 3.9: Danh sách các sự kiện có thể tiến hành truyền thông dựa vào cộng đồng được người dân đánh giá ........................................................................ 84 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tai nạn thương tích trẻ em đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Trong giai đoạn hiện nay, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích. Tại Việt Nam, bình quân mỗi ngày có khoảng 19-20 trẻ em tử vong. Các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em tử vong do tai nạn thương tích gồm: đuối nước, tai nạn giao thông, do bỏng, điện giật và ngã [43, tr 7]. Hầu hết trẻ bị tai nạn thương tích do sự bất cẩn của cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Ngoài ra còn do môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng chưa có biện pháp can thiệp. Theo các bác sỹ, tai nạn thương tích không chỉ gây ra tử vong cho trẻ em mà còn để lại hậu quả nặng nề như thương tật vĩnh viễn không thể đi học, đi làm, trở thành gánh nặng cho xã hội. Theo điều tra của tổ chức Liên minh Vì sự an toàn của trẻ em cho biết: cứ một trẻ tử vong thì có 12 trẻ nằm viện hoặc thương tật vĩnh viễn; và 34 trẻ cần chăm sóc y tế hoặc không thể đi học, đi làm do tai nạn thương tích. Tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, nó đòi hỏi toàn xã hội, đặc biệt là gia đình phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của trẻ em nước ta. Thông thường, hè là thời gian nghỉ ngơi cho trẻ em sau một năm học vất vả, tuy nhiên đây cũng chính là thời gian tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Ở nước ta, công tác truyền thông đã và đang từng bước mở rộng tầm ảnh hưởng tới quần chúng. Các thông tin xã hội có định hướng, trong đó các vấn đề liên quan đến tai nạn thương tích trẻ em được truyền tải nhiều hơn tới người dân cả về số lượng và chất lượng. Nhận thức của toàn dân về các vấn đề liên quan đến tai nạn thương tích trẻ em không ngừng được cải thiện. Mặc dù vậy, vẫn còn một khoảng cách khá lớn về nhận thức của người dân trong 5 công tác phòng ngừa tai nạn thương tích ở trẻ em. Nhiều hoạt động truyền thông vẫn chưa thực sự có hiệu quả trong việc tham gia, khuyến khích cộng đồng chung tay phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ. Đó là những thiếu hụt nghiêm trọng trong nhận thức và hành động thực tiễn của đại bộ phận người dân nhất là ở những vùng nông thôn còn chưa phát triển. Tìm hiểu vấn đề truyền thông về tai nạn thương tích trẻ em sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ cho trẻ, nhất là khi mùa hè sắp đến. Trong những năm qua huyện Thường Tín, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã từng bước tăng trưởng kinh tế bền vững, đi đôi với xóa đói giảm nghèo, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng như cải thiện mức sống được quan tâm hơn, đặc biệt là trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các khu vui chơi giải trí, bể bơi cho trẻ em được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của trẻ em. Việc tổ chức thành công các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa văn nghệ đáp ứng không nhỏ nhu cầu học tập và thư giãn cho trẻ, tạo được tiền đề tích cực trong công tác phát triển nguồn nhân lực sau này. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, không thể không nhắc đến những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ. Trong 10 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Thường Tín còn tồn tại thực trạng trẻ em bị tai nạn thương tích do đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng và điện giật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của trẻ và cha mẹ trẻ. Mặc dù các cấp chính quyền và đoàn thể đã có những giải pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng trên nhưng trong thực tế hiệu quả vẫn chưa cao. Tại huyện Thường Tín, qua quá trình nghiên cứu thực tiễn tại xã Ninh Sở, công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em còn tồn tại nhiều hạn chế, điều này xuất phát từ nhận thức của một số cán bộ và người dân về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 6 Địa phương chưa có nhiều khu vui chơi giải trí cho trẻ sau những ngày học tập căng thẳng, do đó vẫn còn tình trạng trẻ em chơi gần ao hồ, sông, ngòi, đá bóng trên trục đường đi lại của người dân… bởi vậy tỉ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích trong quá trình vui chơi tại gia đình và ngoài xã hội còn khá cao. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trẻ, dẫn đến tổn thất về tinh thần và vật chất cho mỗi gia đình và địa phương. Bên cạnh đó, công tác triển khai các hoạt động liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ em chưa được quan tâm đúng mức, tại địa phương còn xảy ra các vụ việc trẻ bị tai nạn thương tích tại nhà trường, trên đường đi học về hay chính trong gia đình mỗi em. Điều này cho thấy công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh học sinh hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa tai nạn thương tích là vô cùng cần thiết. Vậy thực trạng về công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã Ninh Sở giai đoạn từ năm 2003 – 2013 như thế nào? Và phải làm gì để ngăn ngừa được tai nạn thương tích trẻ em bằng việc truyền thông dựa vào cộng đồng? Xuất phát từ những vấn đề lý luận và đòi hỏi của thực tiễn, tôi lựa chọn nghiên cứu “Truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã Ninh Sở- huyện Thường Tín- thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trẻ em là nhóm xã hội đặc biệt luôn chiếm được sự quan tâm rất lớn của Đảng, chính phủ và các tổ chức xã hội, do đó có rất nhiều công trình nghiên cứu về trẻ em và các vấn đề liên quan đến tai nạn thương tích trẻ em. Trong phần tổng quan nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu về tai nạn thương tích trẻ em theo góc độ xã hội học, y tế công cộng và truyền thông. 7 2.1. Nghiên cứu dưới góc độ xã hội học Tai nạn thương tích trẻ em đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Xã hội càng phát triển, nhu cầu bảo vệ, chăm sóc trẻ em càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết bởi lẽ trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Theo một nghiên cứu cho thấy, từ những năm 1970, tử vong ở trẻ em do các nguyên nhân liên quan đến tai nạn thương tích đã giảm ở các nước có thu nhập cao nhờ những nỗ lực phòng ngừa thành công. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, gánh nặng bệnh tật do tai nạn thương tích đang ngày càng tăng lên do gánh nặng của các bệnh truyền nhiễm đang dần giảm xuống. Một nghiên cứu tiến hành tại Bangladesh, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và Việt Nam cho thấy tai nạn thương tích là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ 1 tuổi trở lên ở tất cả các quốc gia điều tra. Nghiên cứu cho thấy, trong khi ở các nước phát triển chỉ dưới 135 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích trên 100.000 trẻ được sinh ra thì con số này ở các nước Đông Nam Á được điều tra lên đến hơn 1000. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng với mỗi trường hợp tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ dưới 18 tuổi thì có 12 trẻ cần phải nhập viện hoặc để lại khuyết tật vĩnh viễn và 34 trẻ cần chăm sóc y tế hoặc phải nghỉ học, nghỉ làm do tai nạn thương tích [35, tr 21]. Mỗi ngày, trên khắp thế giới cuộc sống của hơn 2000 gia đình phải rơi lệ vì sự ra đi của những đứa trẻ do tai nạn thương tích. Sự đau khổ mà các gia đình này phải chịu- những người mẹ, người cha, người anh, người chị, ông bà hay bạn bè là vô hạn. Tai nạn thương tích là mối đe dọa chủ yếu ảnh hưởng đến sự sống còn của các em, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tàn tật ở trẻ em, nó ảnh hưởng kéo dài một cách toàn diện tới cuộc đời non nớt của trẻ: những mối quan hệ, việc học tập và vui chơi. Trong số đó, những trẻ em phải sống trong nghèo đói, gánh nặng về thương tích là cao nhất, vì các 8 em ít có khả năng hưởng lợi từ các biện pháp phòng ngừa hay chi trả các khoản chi phí mà các em khác có thể. [41, tr 17] Năm 2005, WHO và UNICEF ra lời kêu gọi một nỗ lực toàn cầu để phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em. Năm 2006 lời kêu gọi đó được tiếp nối bởi kế hoạch hành động 10 năm của WHO về tai nạn thương tích ở trẻ em. Kế hoạch này liệt kê các mục tiêu, hoạt động và các kết quả mong muốn về tai nạn thương tích trẻ em và bao gồm các lĩnh vực số liệu, nghiên cứu, dự phòng, dịch vụ, xây dựng năng lực và truyền thông [36, tr 22]. Báo cáo thế giới chung của WHO/UNICEF về tai nạn thương tích của trẻ em hội tụ tất cả những kiến thức hiện nay đã được biết về các loại tai nạn thương tích và cách phòng ngừa chúng. Đồng thời, báo cáo này cũng công nhận rằng có những khoảng cách lớn về kiến thức. Báo cáo đã mở rộng và củng cố các lĩnh vực hành động được đưa ra vào năm 2005 kêu gọi hành động toàn cầu và kế hoạch 10 năm của WHO. Hơn nữa, có mục đích giúp đỡ, chuyển giao kiến thức, đưa kiến thức vào thực tế, cho nên những gì đã được thực chứng là có hiệu quả trong việc làm giảm gánh nặng tai nạn thương tích trẻ em ở một vài nước có thể được điều chỉnh và thực hiện ở các nước khác, với những kết quả tương tự [36, tr 23]. Ở Việt Nam, một quốc gia với hơn 90 triệu dân trong đó khoảng 34% là người dưới 18 tuổi, tai nạn thương tích trẻ em ngày càng tăng và đang trở thành một vấn đề y tế công cộng, nhất là từ khi bắt đầu của thời kỳ mở cửa từ năm 1986, thời kỳ Đổi mới. Tác động của những thay đổi về kinh tế- xã hội và phát triển ở Việt Nam có mối liên hệ rõ rệt đối với tình trạng tai nạn giao thông, với số vụ tăng gấp 10 lần trong vòng 10 năm từ khi bắt đầu thời kỳ Đổi mới. Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ bị tai nạn thương tích do súc vật cắn là 44%, tỷ lệ các em bị té ngã là 38%, các em bị tai 9 nạn giao thông là 13%. Tai nạn thương tích bởi dụng cụ gia đình là 8% và do dụng cụ ở trường học là 4%. Trong đó chấn thương ở tay là chân tỷ lệ 76%, ở đầu, mặt và cổ là 21%, ở thân mình là 2% và tỷ lệ nhỏ 1% là đa chấn thương. Mức độ chủ yếu là dạng trầy xước 42%, là vết thương hở có 27%, gãy xương 21%. Thời gian xảy ra tai nạn thương tích chủ yếu vào ban ngày, tỷ lệ 86%, tai nạn thương tích vào mùa mưa tỷ lệ 64%. Về địa điểm xảy ra chấn thương ở nhà là 38%, ở đường phố 33% và ở trường học là 12%; chủ yếu xảy ra khi các em đang vui chơi 55%, đang tham gia giao thông là 27%, làm việc nhà 11% và đang tham gia thể dục thể thao là 7% [43, tr 9]. Chỉ riêng trong năm 2007 đã có 7.894 trẻ em và người chưa thành niên tuổi từ 0- 19 tuổi bị tử vong do tai nạn thương tích. Nhiều sông, suối, ao và hồ là nơi trẻ thường vui chơi, cùng với tình trạng thường xuyên bão lũ, là những đặc điểm khiến cho tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em Việt Nam luôn ở mức cao. Các nguyên nhân tai nạn thương tích khác cũng có tỉ lệ mắc và tử vong cao ở trẻ em bao gồm ngã, bỏng, ngộ độc và động vật cắn. Ngoài ra tại một số tỉnh bị ảnh hưởng trầm trọng bởi bom mìn còn sót lại sau chiến tranh thì trẻ em còn bị thương tích do bom mìn và vật nổ [34, tr 20]. Một vấn đề đáng báo động là số ca trẻ em chết do tai nạn thương tích thường năm sau cao hơn năm trước và địa điểm xảy ra tai nạn chủ yếu tại nhà, trên đường đi và ở trường học. Chi phí điều trị và phục hồi chức năng, tử vong và mất khả năng lao động ở Việt Nam rơi vào khoảng 30 nghìn tỷ đồng/năm, trong đó riêng cho trẻ em ước tính khoảng 11 nghìn tỷ đồng. Cũng giống như những nước có thu nhập thấp và trung bình khác, những yếu tố quan trọng liên quan đến khả năng xảy ra tai nạn thương tích là tuổi, giới tính, môi trường nguy hiểm, tình trạng kinh tế xã hội, yếu tố thường có mối liên hệ với nhận thức hạn chế về nguy cơ giám sát đối với trẻ; và tình trạng được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điển hình là dịch vụ cấp cứu và chăm sóc trước viện [42, tr 17]. 10 Năm 2003, với mục đích tìm hiểu về tai nạn thương tích trẻ em ở các vùng nông thôn từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, nhóm nghiên cứu Trương Xuân Trường và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu nguy cơ và nguyên nhân tai nạn thương tích trẻ em ở nông thôn Việt Nam” tại địa bàn các tỉnh Hải Phòng, Quảng Trị và Đồng Tháp. Nghiên cứu đã chỉ ra các loại hình tai nạn thương tích trẻ em thường gặp ở các vùng nông thôn trong đó tai nạn bỏng có mức độ phổ biến và tính nghiêm trọng cao, tai nạn bỏng chủ yếu là bỏng nhiệt và bỏng điện. Về yếu tố liên quan đến tuổi và giới tính trẻ em: trong một báo cáo tử vong do tai nạn thương tích cho thấy nhóm nam từ 0-19 tuổi bị tử vong do tai nạn thương tích nhiều gấp 2 lần so với số nhóm nữ cùng lứa tuổi. Nguy cơ tai nạn thương tích cao ở bé trai so với bé gái cũng được nhận thấy ở nhiều nước khác và được cho rằng có liên quan đến tính hiếu động hơn, xu hướng thực hiện hành vi có nguy cơ của bé trai cao hơn so với bé gái và một thực tế nữa là là cha mẹ và cộng đồng thường ít hạn chế bé trai hơn bé gái đối với các hoạt động trong nhà và ngoài cộng đồng. Về địa điểm và môi trường: các nghiên cứu về nguy cơ tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam đều cho thấy rằng nhà ở là địa điểm phổ biến nhất trong số các trường hợp tai nạn thương tích và cho rằng tai nạn thương tích cũng xảy ra nhiều ở vùng nông thôn so với vùng thành thị. Trẻ em ở khu vực nông thôn miền núi Việt Nam sống ở nhà được xây dựng trên sườn dốc, với độ dốc khác nhau và chất lượng cầu thang thường là kém vì vậy làm tăng nguy cơ tai nạn thương tích ở nhà, đặc biệt là ngã, đối với những trẻ sống ở khu vực này. Ngoài ra, trẻ sống ở khu vực nông thôn chủ yếu là những vùng nông nghiệp và có thu nhập thấp, thường phải làm nhiều việc gia đình như nấu ăn, chăm sóc em nhỏ, lau dọn và nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp, đây chính là những yếu tố làm tăng các nguy cơ bị tai nạn thương tích trong cộng đồng. 11 Ở Việt Nam, một điều tra về tác động kinh tế do tai nạn thương tích ở khu vực nông thôn cho thấy rằng nghèo đói là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tai nạn thương tích, đặc biệt là các tai nạn thương tích trong nhà. Nghiên cứu chỉ ra, chất lượng nhà kém khiến trẻ có nguy cơ tai nạn thương tích cao hơn, đặc biệt là ngã và bỏng. Ở các vùng nông thôn Việt Nam, các hộ gia đình nghèo thường dùng rơm để đun nấu, đặc điểm này làm tăng nguy cơ bỏng ở trẻ em. 2.2. Nghiên cứu dưới góc độ y học Theo Tổ chøc y tế thế giới thì số liệu thống kê trong những năm gần đây cho thÊy tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm có xu hướng thuyên giảm nhưng tỷ lệ chấn thương vẫn không thay đổi mà còn có xu hướng gia tăng. Về tai nạn thương tích ở trẻ em, hiện nay trên toàn thế giới, tai nạn thương tích trẻ em là vấn đề y tế công cộng và vấn đề của sự phát triển. Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 830.000 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích không chủ định, tương đương với khoảng 2.000 trẻ em tử vong trong một ngày. Nguyên nhân tai nạn thương tích gây tử vong hàng đầu ở trẻ em là tai nạn giao thông đường bộ (260.000 trường hợp/năm), (đuối nước 175.000 trường hợp/năm), bỏng (96.000 trường hợp/năm) và ngã (47.000 trường hợp/năm). Tuy nhiên, thực trạng tử vong này chỉ là phần nổi của tảng băng gánh nặng bệnh tật do tai nạn thương tích ở trẻ em, vì vẫn có hàng chục triệu trường hợp khác phải nhập viện do tai nạn thương tích và thường để lại những hậu quả lâu dài về sức khỏe và tâm lý hay thậm chí là những khuyết tật đối với trẻ, gia đình của trẻ và cộng đồng quả thực là rất lớn [42, tr 11]. Theo báo cáo của Cục quản lý môi trường và y tế (Bộ Y tế), trong 6 tháng đầu năm 2001 về tình trạng tai nạn thương tích của 53 tỉnh, thành phố và báo cáo tai nạn giao thông của 57 bệnh viện, có 551.380 trường hợp tai nạn thương tích với tỉ suất 740,33/100.000 người trong đó có 4665 trường hợp tử 12 vong chiếm tỉ lệ 0,84%. Nhóm tuổi từ 15-19 tuổi có tỉ suất mắc tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn thương tích cao nhất là 1312,44/100.000 người và 8,9/100.000 người. Nguyên nhân tử vong và tai nạn thương tích do tai nạn giao thông đứng hàng đầu trong các nguyên nhân. Các nghiên cứu đều chỉ ra, tai nạn thương tích gây hậu quả rất nặng nề cho trẻ em và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và trẻ vị thành niên, mặt khác, tai nạn thương tích còn đề lại những di chứng rất nặng nề về cả thể xác lẫn tinh thần cho trẻ em, là gánh nặng cho gia đình và xâ hội, gây thiệt hại rất lớn về người và của, đe doạ tới sự phát triển bền vững của quốc gia. Để khắc phục thực trạng trên, Bộ y tế đã cho xây dựng hệ thống giám sát về mắc và tử vong do tai nạn thương tích được thiết lập trên phạm vi toàn quốc, phản ánh được chính xác số trường hợp tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng. Mạng lưới cấp cứu và hệ thống chăm sóc chấn thương thiết yếu đã được củng cố. Hệ thống chăm sóc chấn thương trước viện đã được thành lập với 25.377 cộng tác viên, trong đó có 15.670 cộng tác viên được tập huấn sơ cấp cứu. Được trang bị 150 xe chuyên dụng, 8.651 túi cứu thương. Từ năm 2011, hệ thống tăng cường chăm sóc chấn thương trước viện được triển khai tại Hà Nội, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế, Hưng Yên và thành phố Hồ Chí Minh với các hoạt động nâng cao năng lực về chăm sóc chấn thương trước viện, ghi chép báo cáo và truyền thông cho tình nguyện viên và cộng tác viên. Mô hình cộng đồng an toàn được phổ biến, triển khai rộng rãi tại nhiều tỉnh, thành phố. Hiện nay, cả nước có 68 cộng đồng an toàn Việt Nam và 10 xã, phường được công nhận cộng đồng an toàn quốc tế. Giai đoạn 2011 – 2013, tỉ suất tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng là 43,37/100.000 dân giảm hơn so với giai đoạn 2006 – 2010 (45,4/100.000) [45]. Bên cạnh đó, ngành Y tế đã chủ động phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích 13 cho các bậc phụ huynh, tập trung đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là sơ cấp cứu để cấp cứu những trường hợp bị tai nạn thương tích không may xảy ra một cách kịp thời, lồng ghép trong chương trình xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, khẩu hiệu, tờ rơi, cộng tác viên truyền thông tại cộng đồng, trường học và các hộ gia đình; xây dựng nhiều mô hình tiêu biểu như cộng đồng an toàn, trường học an toàn, ngôi nhà an toàn nhằm mục đích giảm thiểu đến mức thấp nhất các nguy cơ tai nạn thương tích trẻ em. Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, song công tác phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Tai nạn giao thông, đuối nước, tự tử, tai nạn lao động còn cao, chưa có cơ quan điều phối công tác phòng chống tai nạn thương tích nên hoạt động chỉ đạo và phối hợp giữa các Bộ, ngành còn yếu… Vì vậy, giai đoạn 2014 – 2015, ngành Y tế cần tập trung giải quyết một số các vấn đề như kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích ngành Y tế, triển khai các mô hình cộng đồng an toàn tập trung vào các loại hình tai nạn thương tích có nguy cơ tử vong cao như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đuối nước, tai nạn thương tích trẻ em, tăng cường năng lực giám sát, truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng… 2.3. Nghiên cứu dưới góc độ truyền thông Truyền thông là một giải pháp được toàn cầu hướng tới với mong muốn phòng ngừa và đẩy lùi tai nạn thương tích trẻ em. Ở nước ta, ngày 11 tháng 5 năm 2009, Bộ Lao động- thương binh và xã hội ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2009-2010 với mục tiêu chung là từng bước hạn 14 chế tai nạn thương tích ở trẻ em, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng của trẻ em và sự phát triển bền vững của Quốc gia thông qua các hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Để hạn chế sự gia tăng của tai nạn thương tích tại cộng đồng, từ năm 2011 – 2013, ngành Y tế đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng chống tai nạn thương tích, chăm sóc chấn thương, sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích ở trẻ em, phòng chống đuối nước… tại hầu hết các tỉnh/ thành phố trên cả nước. Tại 54 tỉnh/ thành phố có 3.639.142 tờ rơi về sơ cấp cứu ngộ độc, tai nạn giao thông, sơ cấp cứu bỏng, tai nạn lao động, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. 68.434 áp phích, 6.050 tranh lật, 3.700 tài liệu tập huấn, 240 pano về phòng chống tai nạn thương tích được xây dựng và phân phát cho cộng đồng. Gần 60 tin, bài, phóng sự tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình địa phương đã góp phần không nhỏ trong công cuộc phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ em [46]. Nghiên cứu tại Bắc Giang cho thấy, tỉnh cũng là một đơn vị đã chú trọng tới công tác truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích trực tiếp tại cộng đồng. Sở Lao động Thương binh và xã hội đã tổ chức 04 buổi truyền thông trực tiếp về công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em tại cộng đồng 04 xã. Tại các buổi truyền thông, đã có 600 đại biểu là cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tham dự; các đại biểu đã được thông tin, trao đổi những kiến nghị, thực trạng tai nạn thương tích trẻ em hiện nay, ảnh hưởng của tai nạn thương tích đối với sự phát triển của trẻ và sự phát triển của kinh tế xã hội; các yếu tố về nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích trẻ em cũng như các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn thương tích, đưa ra các tiêu chí về “Ngôi nhà an toàn”[47]. 15 Các buổi truyền thông trực tiếp tại cộng đồng là hoạt động thiết thực giúp cho bạc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn thương tích đối với trẻ em, tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giúp trẻ em phát triển toàn diện. Một nghiên cứu tại Thái Bình cho thấy, trong những năm gần đây, tình trạng tai nạn thương tích trẻ em gia tăng ở các địa phương trong tỉnh. Trước tình trạng báo động này, Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em đã chỉ đạo xây dựng mô hình điểm truyền thông tai nạn thương tích trẻ em. Chọn 4 xã Đông Cơ, Nam Hưng (Tiền Hải) và Đông Kinh, Phú Châu (Đông Hưng) là những xã có tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích cao làm điểm, Uỷ ban Dân số Gia đình và trẻ em đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông tại đây. Cùng với tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, lãnh đạo các ban ngành, cán bộ, công tác viên dân số về công tác phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em, tăng cường tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thông, tại các địa phương còn tổ chức truyền thông trực tiếp cho các đối tượng cha mẹ và người chăcm sóc trẻ. Các kiến thức chủ yếu được đề cập là phòng tránh đuối nước, phòng tránh bỏng, phòng tránh súc vật cắn, ngạt tắc đường thở, tai nạn giao thông... Mục đích của xây dựng mô hình này là nâng cao kiến thức và trách nhiệm của các cấp ngành về công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình cộng đồng đối với việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và tăng số người dân ở xã nghèo được tiếp cận với các thông tin về phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em để giảm thiểu tới mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan