Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyện ngắn việt nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại...

Tài liệu Truyện ngắn việt nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại

.PDF
29
184
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________ NGUYỄN THỊ NĂM HOÀNG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2016 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________ NGUYỄN THỊ NĂM HOÀNG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS LÊ VĂN LÂN 2. PGS. TS HÀ VĂN ĐỨC Hà Nội - 2016 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................................7 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................................9 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 10 4. P HƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................... 11 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ..................................................................................... 12 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.............................................................................................. 12 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 ................................................................................... ERROR! B OOKMARK NOT DEFINED. 1.1.1. Nghiên cứu lý luận về truyện ngắn................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Nghiên cứu tổng quan về truyện ngắn Việt Nam sau 1975.. Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Nghiên cứu các hệ vấn đề trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ...........Error! Bookmark not defined. 1.1.3.1. Nghiên cứu thành tựu và phong cách của các tác giả, nhóm tác giả tiêu biểu .................................................................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.3.2. Nghiên cứu thành tựu đổi mới nghệ thuật truyện ngắn..... Error! Bookmark not defined. 1.1.3.4. Nghiên cứu sự tương tác của truyện ngắn với các thể loại khác trong văn học Việt Nam sau 1975 .......................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.4. Tiếp cận các tác phẩm truyện ngắn cụ thể ....... Error! Bookmark not defined. 1.2. CÁC KIỂU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 ERROR! B OOKMARK NOT DEFINED. 1.2.1. Các kiểu truyện tiếp tục những khuynh hƣớng vận động trƣớc năm 1975 .......................................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Các kiểu truyện mang khuynh hƣớng đƣơng đại............Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2: TÌNH HUỐNG VÀ KẾT CẤU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 ...................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.1. TÌNH HUỐNG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975.. ERROR! B OOKMARK NOT DEFINED. 2.1.1. Sự chuyển biến trong nghệ thuật xây dựng tình huống .Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Các kiểu tình huống chính ................................. Error! Bookmark not defined. 3 2.1.2.1. Tình huống nhận thức ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2.2. Tình huống hành động .................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2.3. Tình huống tâm trạng...................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. KẾT CẤU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 . ERROR! B OOKMARK NOT DEFINED. 2.2.1. Các phƣơng thức kết cấu ................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1.1. Kết cấu theo lôgic nhân quả........................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1.2. Kết cấu đa tầng ................................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.1.3. Kết cấu lắp ghép .............................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.1.4. Kết cấu liên hoàn ............................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Các thành tố bổ trợ kết cấu ................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.2.1. Nhan đề ............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2.2. Mở đầu .............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2.3. Đoạn kết............................................................ Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT TRUYỆN NG ẮN VIỆT NAM SAU 1975 .....ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.1. CÁC KIỂU NHÂN VẬT CHỦ ĐẠO............ ERROR! B OOKMARK NOT DEFINED. 3.1.1. Nhân vật tƣ tƣởng ............................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Nhân vật tính cách – số phận ............................ Error! Bookmark not defined. 3.1.2.1. Nhân vật tự chủ ................................................ Error! Bookmark not defined. 3.1.2.2. Nhân vật bi kịch ............................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2.3. Nhân vật tha hóa.............................................. Error! Bookmark not defined. 3.2. CÁC PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT .... ERROR! B OOKMARK NOT DEFINED. 3.2.1. Khắc họa chân dung – ngoại hình, hành động nhân vật Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Phân tích tâm lý nhân vật................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Sáng tạo chi tiết nghệ thuật ............................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 4: NGÔN NGỮ TRUYỆN NG ẮN VIỆT NAM SAU 1975 ....ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 4.1. NGÔN NGỮ GẦN GŨI VỚI NGÔN NGỮ ĐỜI SỐNG THÔNG TỤC ...ERROR! B OOKMARK NOT DEFINED. 4.1.1. Trên phƣơng diện từ ngữ ................................... Error! Bookmark not defined. 4.1.2. Trên phƣơng diện cú pháp ................................. Error! Bookmark not defined. 4.2. TÍNH CHẤT GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG NGÔN NGỮ ................ERROR! B OOKMARK NOT DEFINED. 4 4.2.1. Sự giao thoa giữa ngôn ngữ truyện ngắn và ngôn ngữ thơ... Error! Bookmark not defined. 4.2.2. Sự giao thoa giữa ngôn ngữ truyện ngắn và ngôn ngữ kịch . Error! Bookmark not defined. 4.2.3. Sự giao thoa giữa ngôn ngữ truyện ngắn và ngôn ngữ báo chí.................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ...............................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................................... 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 14 PHỤ LỤC………………………………………………………………………... ......................................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Lê Văn Lân và PGS. TS Hà Văn Đức (Khoa Văn học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), những ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này. Xin đƣợc gửi lời cảm ơn trân trọng tới các thầy cô giáo đã đào tạo, dìu dắt tôi trong nhiều năm qua để tôi có đƣợc tri thức và phƣơng pháp trong nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo và đồng nghiệp tại Khoa Văn học – Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã luôn luôn động viên, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác và hoàn thành luận án này. 5 NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thị Năm Hoàng 6 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của tập thể hƣớng dẫn khoa học, chƣa từng đƣợc công bố trong các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã đƣợc tiếp thu một cách trung thực, cẩn trọng trong luận án. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thị Năm Hoàng 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hƣớng phát triển vững bền, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới thƣờng xuyên các khuynh hƣớng ấy. Do đó mà thể loại văn học luôn luôn vừa mới, vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định” [150, tr.253]. Trong quá trình sáng tạo, mỗi nhà văn khi kiến tạo tác phẩm thuộc một thể loại nhất định, một mặt bảo lƣu những đặc trƣng cốt yếu của thể loại, mặt khác không ngừng tìm tòi, cách tân để tác phẩm của mình có đƣợc diện mạo, sức sống riêng, nhờ thế góp phần làm nên sự biến đổi, phát triển của thể loại ấy. Việc quan sát sự vận động của các thể loại trong mỗi nền văn học là một công việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu lịch sử văn học nói chung. Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đã thực hiện một công cuộc hiện đại hóa mau lẹ và phức tạp để tiến một bƣớc dài từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại, từ quỹ đạo vùng Đông Á gia nhập vào quỹ đạo toàn thế giới. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của công cuộc hiện đại hóa đó là sự phá vỡ mô hình thể loại truyền thống, hình thành cấu trúc thể loại mới với tự sự, trữ tình và kịch. Vận động trong dòng chảy chung đó của cả nền văn học, truyện ngắn hiện đại đƣợc hình thành và qua các giai đoạn 1932 – 1945, 1945 – 1975 đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, đánh dấu những bƣớc đi quan trọng của thể loại. Năm 1975, chiến tranh kết thúc, miền Nam đƣợc giải phóng, đất nƣớc thống nhất, cuộc sống trở về với quỹ đạo bình thƣờng của nó. Hoàn thành sứ mệnh phục vụ kháng chiến, nền văn học từ năm 1975 đến nay vừa kế thừa thành tựu của giai đoạn trƣớc, vừa vận động và phát triển với những nguyên tắc, những khuynh hƣớng, những đặc điểm mới. Nếu nhƣ thơ ca phải đợi đến sau năm 1986 mới thực sự có đƣợc những bƣớc ngoặt quan trọng cho quá trình đổi mới thì trong văn xuôi, quá trình này đã đƣợc khởi tạo ngay sau năm 1975. Với một cách nhìn mới mẻ về con ngƣời và hiện thực, nhiều tác giả văn xuôi đã từng bƣớc đổi mới phƣơng thức 8 xây dựng hình tƣợng nghệ thuật và những đặc điểm thi pháp của tác phẩm, trong đó sớm nhất phải kể tới những tiểu thuyết của Lê Lựu (Thời xa vắng), Ma Văn Kháng (Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn), Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng trước biển, Cù lao Tràm), Nguyễn Khải (Cha và Con, và…, Gặp gỡ cuối năm) hay truyện ngắn của Thái Bá Lợi (Hai người trở lại trung đoàn), Xuân Thiều (Gió từ miền cát), Nguyễn Minh Châu (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê)… Cuộc chiến tranh vừa đi qua của dân tộc và những vấn đề về thế sự, đời tƣ, số phận con ngƣời trong điều kiện lịch sử mới đã đƣợc tƣ duy, nhận thức một cách mới mẻ. Có thể nói, không đợi đến công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc đƣợc Đảng khởi xƣớng vào cuối năm 1986, nhu cầu đổi mới tƣ duy và những thể nghiệm đổi mới đã đƣợc các nhà văn hiện thực hoá mạnh mẽ trong văn chƣơng ngay khi chiến tranh kết thúc, đất nƣớc bƣớc vào giai đoạn hòa bình, dựng xây. Những biến chuyển đó đã phác thảo nên một thời kỳ phát triển mới cho nền văn học: thời kỳ đƣơng đại. Trong bức tranh chung đó, những thành tựu đổi mới của truyện ngắn đã đƣợc xác lập rất sớm và sôi nổi. Có thể nói thể loại tự sự cỡ nhỏ năng động, linh hoạt này đã chứng tỏ sự nhạy bén cũng nhƣ ƣu thế của nó trong bƣớc chuyển và sự định hình của văn học Việt Nam bốn mƣơi năm qua. Thực tế trên đặt ra một nhiệm vụ: tìm hiểu diện mạo lịch sử của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn thể loại. Đã có những công trình nghiên cứu về truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 trên những mảng vấn đề, những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn nghiên cứu về các tác giả và nhóm tác giả truyện ngắn tiêu biểu; về bộ phận truyện ngắn đƣợc đăng tải trên một số tờ báo, tạp chí; về đặc điểm truyện ngắn từng vùng miền, từng chặng đƣờng phát triển cụ thể v.v… Theo quan sát của chúng tôi, nếu tiểu thuyết và thơ đã đƣợc quan tâm nghiên cứu một cách bao quát và chi tiết trong nhiều công trình khoa học về lý luận cũng nhƣ lịch sử thể loại, thì đến nay vẫn còn thiếu vắng những công trình soi rọi một cách có hệ thống truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 từ góc độ thể loại để thấy đƣợc sự vận động biến đổi của thể loại trong giai đoạn này so với các giai đoạn trƣớc, cũng nhƣ trong tƣơng quan với các thể loại khác của cùng giai 9 đoạn – tức là chỉ ra đƣợc những đặc điểm của thể loại xét từ cả hai chiều lịch đại và đồng đại. Xuất phát từ những tiền đề lý luận và thực tiễn nhƣ trên, luận án này của chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - nhìn từ góc độ thể loại . 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi xác định đối tƣợng nghiên cứu của luận án là những đặc điểm cho thấy sự vận động và đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 xét trên phƣơng diện thể loại, đó là những đặc điểm về dung lƣợng, tình huống, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nghiên cứu, luận án khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay. Tuy nhiên, đứng trƣớc sự hiện diện vô cùng đa dạng và phong phú của truyện ngắn trong văn học Việt Nam giai đoạn này, với một số lƣợng lớn tác giả, tác phẩm và rất nhiều kiểu loại, nhiều khuynh hƣớng, phong cách, chúng tôi tập trung nghiên cứu nhiều hơn vào những tác phẩm thể hiện rõ nhất sự vận động, đổi mới của thể loại, và phù hợp với hƣớng tiếp cận của chúng tôi. Đó là các tác phẩm đã đạt các giải thƣởng văn học, các tác phẩm khi công bố đã tạo nên dƣ luận sôi nổi, và tác phẩm của những nhà văn đã định hình phong cách, đƣợc biết đến rộng rãi trong công chúng văn học, đƣợc các giáo trình, các bài viết có uy tín về văn học Việt Nam giai đoạn này đánh giá là tiêu biểu. Với giới hạn về quy mô và khả năng bao quát tƣ liệu, những sáng tác truyện ngắn bằng tiếng Việt ở nƣớc ngoài giai đoạn này không thuộc phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong luận án. Do đối tƣợng nghiên cứu vẫn đang tiếp tục vận động và phát triển, chúng tôi xác định mốc thời gian sau cùng cho những tác phẩm trong phạm vi khảo sát của luận án là những truyện ngắn đƣợc xuất bản năm 2014. 10 Chúng tôi hy vọng thông qua đó, có thể thấy đƣợc, tuy không phải tất cả, những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 từ góc độ thể loại. Bên cạnh đó, một số truyện ngắn tiêu biểu trong những giai đoạn phát triển trƣớc đó và một số tác phẩm đồng đại thuộc các thể loại khác cũng sẽ đƣợc liên hệ, đối sánh tới khi cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại, luận án hƣớng đến mục đích nhận diện các đặc điểm thi pháp của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975, từ đó tổng kết, khái quát những thành tựu cũng nhƣ những điểm dừng, hạn chế của thể loại này trong bối cảnh chung của văn học Việt Nam đƣơng đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát đối tƣợng nghiên cứu, luận án tìm hiểu sự vận động về mặt thể loại của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 trên các phƣơng diện: sự co giãn về dung lƣợng tác phẩm, sự xâm nhập và giao thoa của các phƣơng thức tự sự, sự vận động trong các kiểu tình huống chính, sự đa dạng hóa các hình thức kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ. Luận án cũng đặt truyện ngắn Việt Nam sau 1975 trong tiến trình vận động và phát triển của thể loại truyện ngắn ở Việt Nam, chỉ ra đƣợc tính kế thừa và những biến thiên, cách tân của thể loại trong giai đoạn này so với những giai đoạn trƣớc. Từ đó, chúng tôi đƣa ra một số đánh giá về những thành tựu và lý giải những điểm dừng, giới hạn của truyện ngắn trong bối cảnh chung của các thể loại văn học đƣơng đại Việt Nam. Đạt đƣợc những mục đích trên, luận án sẽ đƣa ra một cái nhìn tổng quan về truyện ngắn trong văn học Việt Nam sau 1975 nhìn từ góc độ thể loại, có thể trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu văn xuôi nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. 11 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án áp dụng thi pháp học và tự sự học vào việc phân tích, tìm hiểu những đặc trƣng của truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Với ý nghĩa là một công trình nghiên cứu về một giai đoạn phát triển của một thể loại, trƣớc hết, chúng tôi vận dụng phƣơng pháp thực chứng lịch sử để mô tả, khái quát về tình hình vận động và phát triển của truyện ngắn trên những phƣơng diện cơ bản làm nên đặc trƣng của thể loại. Từ đó, luận án vừa là một sự tổng kết về đối tƣợng, vừa đƣa ra đƣợc những so sánh, liên hệ về đối tƣợng với truyện ngắn Việt Nam các giai đoạn trƣớc. Bên cạnh đó, phƣơng pháp loại hình đƣợc vận dụng trong chƣơng mở đầu của luận án nhằm phân chia đối tƣợng nghiên cứu thành những kiểu, loại với những tiêu chí nhận diện cụ thể. Phƣơng pháp này cũng sẽ giúp cho luận án, ở các chƣơng tiếp theo, nhìn nhận những phƣơng diện làm nên đặc trƣng thể loại của truyện ngắn giai đoạn này (tình huống, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ) nhƣ một tổng thể với nhiều nhóm đối tƣợng đƣợc phân loại và khảo sát một cách độc lập tƣơng đối, vừa thống nhất, vừa đa dạng. Các thao tác khoa học cụ thể đƣợc vận dụng trong luận án nhƣ sau: Thao tác thống kê, phân loại, hệ thống hoá: nhằm nhận diện các nhóm đối tƣợng và khảo sát đặc điểm của chúng nhƣ các kiểu truyện, các kiểu tình huống, kết cấu, nhân vật. Thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát: nhằm đƣa ra những nhận định khoa học, những minh chứng về các đối tƣợng khảo sát, từ đó đánh giá, lý giải về các kết luận thu đƣợc. Thao tác so sánh: là một thao tác khoa học quan trọng để nhìn nhận đối tƣợng nghiên cứu trong sự liên hệ, trong thế tƣơng quan, đối sánh, trong sự soi rọi từ nhiều góc độ, qua đó có thể chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt trong truyện ngắn ở các kiểu khác nhau, các tác giả khác nhau… Sự vận động của thể loại so với các giai đoạn trƣớc đó và những biến chuyển bên trong bản thân đối tƣợng giai đoạn này, nhờ thế, sẽ đƣợc làm rõ. 12 5. Đóng góp mới của luận án Luận án là một công trình khoa học áp dụng lý thuyết tự sự học và thi pháp học vào việc nghiên cứu thể loại truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Tuy đã có một số công trình đi theo hƣớng nghiên cứu này, nhƣng với phạm vi nghiên cứu rộng lớn và hƣớng triển khai của mình, luận án là công trình đầu tiên khảo sát đối tƣợng để đi đến những nhận định, tổng kết khái quát nhất về các đặc điểm thi pháp, sự vận động và những thành tựu của truyện ngắn Việt Nam bốn mƣơi năm qua. Vì thế, luận án không chỉ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có tính lý luận về thể loại, mà còn là một khảo sát gắn với những quan điểm về việc phân kỳ và tổng kết văn học sử. Cùng với những công trình nghiên cứu tổng quan về các thể loại khác (tiểu thuyết, thơ...), luận án góp phần đƣa ra một hình dung khái quát về chặng đƣờng bốn mƣơi năm vận động và phát triển của nền văn học Việt Nam trong thời kỳ đƣơng đại. Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ngành Văn học trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng, và cho những độc giả quan tâm về văn học Việt Nam sau 1975. 6. Cấu trúc của luận án Luận án bao gồm Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Tài liệu tham khảo. Nội dung chính đƣợc chia thành bốn chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. - Chƣơng 2: Tình huống và kết cấu truyện ngắn Việt Nam sau 1975. - Chƣơng 3: Nhân vật truyện ngắn Việt Nam sau 1975. - Chƣơng 4: Ngôn ngữ truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 13 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Năm Hoàng (2007), “Truyện ngắn Sơn Nam”, Truyện ngắn Việt Nam, Lịch sử - Thi pháp – Chân dung, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.697 – 707. 2. Nguyễn Thị Năm Hoàng (2011), “Văn học mạng và những biến đổi trong phƣơng thức tiếp nhận của ngƣời đọc đƣơng đại”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (40), tr.69 71. 3. Nguyễn Thị Năm Hoàng (2013), “Tập truyện ngắn Khung trời bỏ lại của các tác giả nữ hải ngoại – một liên khúc về thân phận”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tiếp nhận văn học nghệ thuật, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.441 - 448. 4. Nguyễn Thị Năm Hoàng (2013), “Vài nét về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại”, Tạp chí Lý luận phê bình Văn học – Nghệ thuật (11), tr.55 59. 5. Nguyễn Thị Năm Hoàng (2013), “Khái lƣợc ranh giới thể loại truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và Tiếng Việt: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.286 - 292. 6. Nguyễn Thị Năm Hoàng (2014), “Nhan đề nhƣ một tín hiệu nghệ thuật đa trị trong truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại”, Kỷ yếu hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm học 2013 – 2014, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.444 – 458. 7. Nguyễn Thị Năm Hoàng (2015), “Cỏ lau – Từ ngôn ngữ văn học của Nguyễn Minh Châu đến tác phẩm điện ảnh của Vƣơng Đức”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Điện ảnh châu Á đương đại – Những vấn đề lịch sử, mỹ học và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.268 - 278. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. An-đrê-mốp (1963), Hình tượng nghệ thuật, NXB Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội. 2. Tạ Duy Anh (1999), “Tiểu thuyết - cái nhìn cuối thế kỷ”, Báo Văn hóa (18), tr.3. 3. Tạ Duy Anh (chủ biên) (2000), Nghệ thuật truyện ngắn và ký, NXB Thanh niên. Hà Nội. 4. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học (4), tr.14-19. 5. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đƣơng đại nhìn từ phƣơng diện thể loại”, Tạp chí Văn học (9), tr.28-31. 6. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội. 7. Antônov (1956), Viết truyện ngắn, Bùi Hiển dịch, NXB Văn nghệ, Hà 8. Lại Nguyên Ân (1987), “Thử tìm hiểu loại hình các mô típ chủ đề Nội. trong văn học Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Văn học (6), tr.3-10. 9. Lại Nguyên Ân (1987), “Sáng tác truyện ngắn gần đây”, Tạp chí Văn học (3), tr.42-48. 10. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 15 11. Bakhtin M. (1998), Những vấn đề về thi pháp Đôxtôiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vƣơng Trí Nhàn dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Bakhtin M. (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cƣ dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 13. Barthes R. (1997), Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 14. Barthes R. (2004), “Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể”, Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Tôn Quang Cƣờng dịch, http://vnexpress.net, Truy cập ngày 13/8/2008. 15. Lê Huy Bắc (1996), “Đồng hiện trong văn xuôi”, Tạp chí Văn học (6), tr.45-50. 16. Lê Huy Bắc (2002), Phê bình - Lý luận văn học Anh Mỹ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 17. Lê Huy Bắc (2003), “Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới”, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 18. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 19. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: Nguồn gốc và khái niệm, Tạp chí Văn học (5), tr.34-40. 20. Nguyễn Thị Bích (2014), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Thái Nguyên – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thái Nguyên. 16 21. Ngô Vĩnh Bình (2013), “Văn học về đề tài chiến tranh cách mạng và ngƣời chiến sĩ - “Đổi gác”, không đổi màu áo lính”, http://vannghequandoi.com.vn, Truy cập ngày: 8/5/2014. 22. Nguyễn Thị Bình (2002), “Về một phƣơng diện nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi sau 1975: Ngôn ngữ và giọng điệu”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (4), tr.24-27,33. 23. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nƣớc ta từ sau 1975”, Tạp chí Văn học (4), tr.21-25. 24. Nguyễn Thị Bình (2008). “Tƣ duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (5), tr.41-41, 47-48. 25. Cagan M. (2004), Hình thái học của nghệ thuật, Phan Ngọc dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 26. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, Tôn Phƣơng Lan sƣu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 27. Trần Cƣơng (1995), “Văn xuôi viết về nông thôn từ nửa sau những năm 80”, Tạp chí Văn học (4), tr.34-36. 28. Diderot D. (2013), Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật, Phùng Văn Tửu dịch, NXB Tri thức, Hà Nội. 29. Trần Phỏng Diều (2006), “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ”, Văn nghệ quân đội (647), tr.36-42. 30. Trƣơng Đăng Dung (2003), “Tác phẩm văn học nhƣ là một cấu trúc ngôn từ động”, Tạp chí Văn học (10), tr.25-31. 31. Trƣơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 17 32. Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 33. Đoàn Ánh Dƣơng (2014), Không gian văn học đương đại, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 34. Đại học Vinh - Khoa Ngữ văn (2009), Một số vấn đề văn học và ngôn ngữ trong nhà trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 35. Đặng Anh Đào (1991), “Một hiện tƣợng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay”, Tạp chí Văn học (6), tr.21-23. 36. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 37. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội. 38. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2007), Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử - thi pháp - chân dung, NXB Giáo dục, Hà Nội. 39. Trần Thanh Địch (1980), Tìm hiểu truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 40. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, NXB Văn học, Hà Nội. 41. Nguyễn Đăng Điệp - Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 42. Phong Điệp (2007), Mạn đàm văn chương thời @, NXB Thanh niên, Hà Nội. 43. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn học - Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh. 44. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 18 45. Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà 46. Hà Minh Đức (2000), “Truyện ngắn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, Nội. Tạp chí Văn học (12), tr.3-7. 47. Thanh Giao (2010), Văn học thời gian 1975 - 2005 ở thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh. 48. Grojnowski D. (1993), Đọc truyện ngắn, Dunod, Paris, Trần Hinh, Phùng Ngọc Kiên dịch, Phòng Tƣ liệu Khoa Văn học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 49. Hồ Thế Hà (2008), “Hƣớng tiếp cận từ phân tâm học trong truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975”, http://tapchisonghuong.com.vn, Truy cập ngày: 9/6/2008. 50. Phùng Hữu Hải (2006), “Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975”, http://evan.com, Truy cập ngày: 22/3/2008. 51. Hamburger K. (2004), Logic học về các thể loại văn học, Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vƣơng dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 52. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 53. Lê Thị Tuyết Hạnh (2003), Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự (qua các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1995), NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 54. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trƣờng Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 55. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Văn học… gần và xa, NXB Giáo dục, Hà Nội. 19 56. Đào Duy Hiệp (2001), Thơ & truyện và cuộc đời, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 57. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 58. Đỗ Đức Hiểu (2012), Thi pháp hiện đại - Một số vấn đề lý luận và ứng dụng, Trần Hinh tuyển chọn và giới thiệu, NXB Giáo dục, Hà Nội. 59. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội. 60. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển Tu từ - Phong cách - Thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 61. Nguyễn Thanh Hùng (1994), Văn học và nhân cách, NXB Văn học, Hà Nội. 62. Mai Hƣơng (2001), “Nguyễn Minh Châu và di sản văn học của ông”, Tạp chí Văn học (01), tr.3-14. 63. Mai Hƣơng (Tuyển chọn và biên soạn) (2002), Nguyễn Minh Châu - Tài năng và sáng tạo nghệ thuật, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 64. Mai Hƣơng (2006), “Đổi mới tƣ duy nghệ thuật và đóng góp của một số cây bút văn xuôi”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (11), tr.3-14. 65. Lê Thị Hƣờng (1995), “Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay”, Tạp chí Văn học (4), tr.29-33. 66. Lê Thị Hƣờng (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam 1975 - 1995, Luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội. 67. Lê Thị Hƣờng (1995), “Tiếp nhận văn học 30 năm chiến tranh từ góc nhìn hôm nay”, Thông báo Khoa học và Giáo dục, Đại học Sƣ phạm Huế, Huế. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan