Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyện ngắn phạm duy nghĩa từ góc nhìn thể loại...

Tài liệu Truyện ngắn phạm duy nghĩa từ góc nhìn thể loại

.PDF
57
345
68

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THU HÀ TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2013 Nguyễn Thị Thu Hà K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THU HÀ TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS.GVC NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI, 2013 Nguyễn Thị Thu Hà K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, làm khóa luận trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn TS,GVC Nguyễn Thị Tuyết Minh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Lời cuối cùng tôi xin cảm ơn người thân và bạn bè đã động viên, khuyến khích để tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp đại học. Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thu Hà Nguyễn Thị Thu Hà K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Minh, tôi xin cam đoan rằng : - Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. - Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất kì công trình nghiên cứu nào đã công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thu Hà Nguyễn Thị Thu Hà K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4 5. Nhiệm vụ của khóa luận ....................................................................... 5 6. Dự kiến đóng góp .................................................................................. 5 7. Cấu trúc của khóa luận ......................................................................... 5 NỘI DUNG ............................................................................................. 6 Chương 1: Cốt truyện và nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa . 6 1.1. Cốt truyện .......................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 6 1.1.2. Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa ................ 7 1.1.2.1. Cốt truyện truyền thống ............................................................... 7 1.1.2.2. Cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện ......................................... 11 1.1.2.3. Cốt truyện tâm lí .......................................................................... 14 1.2. Nhân vật ............................................................................................ 17 1.2.1. Khái niệm ....................................................................................... 17 1.2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa ................... 19 1.2.2.1. Con người bản năng tự nhiên ....................................................... 19 1.2.2.2. Con người bị tổn thương về tâm hồn ........................................... 22 1.2.2.3. Con người có cá tính mạnh mẽ .................................................... 25 Chương 2 : Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa ............................................................................................... 28 2.1. Thời gian nghệ thuật .......................................................................... 28 Nguyễn Thị Thu Hà K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp 2.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 28 2.1.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa .............. 29 2.1.2.1. Thời gian hiện thực ...................................................................... 29 2.1.2.2. Thời gian tâm trạng ..................................................................... 31 2.2. Không gian nghệ thuật ....................................................................... 35 2.2.1. Khái niệm ....................................................................................... 35 2.2.2. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa ............ 36 2.2.2.1. Không gian lịch sử, xã hội ............................................................ 36 2.2.2.2. Không gian thiên nhiên ................................................................ 39 2.2.2.3. Không gian tâm lí ........................................................................ 44 KẾT LUẬN ............................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 49 Nguyễn Thị Thu Hà K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Sau năm 1975, đặc biệt là sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986), đất nước bước vào thời kì đổi mới, đòi hỏi mọi phương diện thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội đều phải đổi mới theo và văn học không nằm ngoài quy luật này. Những chính sách của Đảng và Nhà nước như một luồng gió mới thổi vào đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Có nhiều cây bút đã đi vào thể hiện mọi khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt nên cuộc sống đời thường, phồn tạp và vĩnh hằng. Con người đi vào văn học được khám phá và thể hiện ở “bề sâu, bề sau, bề xa”. 1.2. Phạm Duy Nghĩa là một trong những cây bút trẻ, nhưng với tài năng và niềm say mê nghệ thuật, anh đã nhanh chóng tìm ra cho mình chỗ đứng trong làng văn đương đại. Đến với thể loại truyện ngắn như một “duyên nợ” hẹn trước, anh đã cho bạn đọc thấy những quan niệm nhân sinh mới mẻ. Vào làng văn với tập truyện Cơn mưa hoa mận trắng - Giải nhất cuộc thi truyện ngắn 2003 - 2004 do Tuần báo Văn nghệ và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức, anh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong cả giới phê bình và người tiếp nhận. Không chỉ phản ánh cuộc sống của con người ở nơi phồn hoa đô thị, Phạm Duy Nghĩa còn rất thành công khi miêu tả con người nơi miền núi hoang dã và đem đến cái nhìn đầy tính nhân bản. Phạm Duy Nghĩa sinh năm 1973 tại Yên Bái (quê quán: Thanh Oai, Hà Tây, nay là Hà Nội), tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, năm 1996; từ năm 1996 đến 2007 là giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai; từ năm 2008 công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội; bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 2010 tại Viện Văn học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam); Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2007). Là người con của núi rừng Nguyễn Thị Thu Hà 1 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp Tây Bắc, Phạm Duy Nghĩa đã chắt chiu vốn sống từ những trải nghiệm của bản thân để khẳng định một cái tên riêng gắn với đề tài miền núi. Có ý kiến cho rằng : “Phạm Duy Nghĩa đã và đang góp phần làm nên sự sang trọng của văn chương miền núi” [18]. 1.3. Tiếp cận tác phẩm văn học theo hướng thi pháp thể loại là một hướng đi hiệu quả. Nó đáp ứng thời sự việc dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường THPT từ đặc trưng thể loại. Đó là lí do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài : Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa từ góc nhìn thể loại. 2. Lịch sử vấn đề Xuất hiện trong văn học Việt Nam đương đại, Phạm Duy Nghĩa là một tên tuổi mới mẻ và ít nhiều còn xa lạ với nhiều độc giả.Truyện ngắn của anh thường quan tâm đến những vấn đề mà các nhà văn trẻ khác ít quan tâm tới – đó là cuộc sống và số phận của những người giáo viên cắm bản. Bởi thế, anh nhanh chóng tìm được cho mình lối đi riêng để gặt hái thành công trên con đường sáng tác. Sáng tác của anh chưa được chú ý nhiều của giới nghiên cứu cũng như độc giả, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở những bài giới thiệu tác phẩm, những bài điểm sách trên các trang web hay những cuộc phỏng vấn trao đổi với nhà văn. Có thể dẫn một số bài viết tiêu biểu sau đây : Nguyễn Trọng Hoàn nhận xét về tập truyện Tiếng gọi lưng chừng dốc như sau: đây là “một bước khởi đầu ấn tượng của Phạm Duy Nghĩa”. Người viết quan tâm đến khía cạnh không gian, nhân vật và bút pháp thể hiện trong các truyện ngắn mang những nét rất riêng của Phạm Duy Nghĩa; đồng thời khẳng định niềm tin của mình cùng các thế hệ bạn đọc về những bước đi xa hơn nữa trong sáng tác của nhà văn [7]. Cũng từ Tiếng gọi lưng chừng dốc, Kim Ngọc Đại lại nhận thấy “một cốt cách văn xuôi trang trọng” của một nhà văn “chân thành mà sắc sảo, Nguyễn Thị Thu Hà 2 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp chầm chậm mà dứt khoát, toàn tâm toàn ý với văn chương”. Tác giả cho rằng, sức hấp dẫn trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa không chỉ dừng lại ở “những chi tiết đời thường”, “những phong tục tập quán”, “những cá tính làm nên những số phận rất đời” được nhà văn “chất, chở, đẩy, vạch, ném toang ra trước mắt mọi người một cách hồn nhiên mà trang trọng…”, mà còn hấp dẫn ở “rất nhiều đoạn văn đẹp đến lung linh” [3]. Trong bài “Đi tìm Cơn mưa hoa mận trắng”, nhà văn Sương Nguyệt Minh khẳng định truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa không mới nhưng cuốn hút người đọc bởi “lối hành văn hoạt, cái sự tươi xanh của con chữ tuôn chảy lấp lánh, dào dạt từ trong bút có nghề”, cách đặt nhân vật “trong hoàn cảnh đặc biệt để lộ diện, lộ hồn”. Đặc biệt, Sương Nguyệt Minh cũng phát hiện ra, thế giới nhân vật trong truyện ngắn của anh rất phong phú, được nhà văn nhập đồng với thế giới nội tâm của nhân vật để đồng cảm, chia sẻ vui buồn, phẫn uất. Và “hiện thực kết hợp lãng mạn pha trộn huyền ảo là bút pháp cơ bản trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa”. Vì vậy, người viết không ngần ngại khẳng định “Hiện nay, anh là một trong số ít ỏi nhà văn nam ở nước ta đang viết hay” và “Phạm Duy Nghĩa đã và đang góp phần làm nên sự sang trọng của văn chương miền núi” [11]. Nhà văn Dạ Ngân lại nhận ra ở Phạm Duy Nghĩa “một bản lĩnh văn xuôi trời cho”, sự “từng trải”, “thái độ nhân sinh điềm đạm… được truyền tải bằng giọng văn đượm buồn lấp lánh”, hay sự “đáo xới và tôn vinh tính người trong con người” trong truyện của anh. Và hơn hết là “một tình yêu đặc sắc của tác giả với thiên nhiên và con người nơi rẻo cao” [12]. Cũng đồng tình với ý kiến của Sương Nguyệt Minh và Dạ Ngân, Bùi Việt Thắng trong bài viết “Khu vườn văn của Phạm Duy Nghĩa” in trên Báo Văn nghệ trẻ, số 35-36, 29/8 – 5/9/2010, còn thấy “truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa thuộc phạm trù tự sự - trữ tình, kiểu văn giàu cảm giác – cảm giác Nguyễn Thị Thu Hà 3 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp về đường nét, âm thanh, mùi vị của đời sống”. Truyện của anh có một “giọng văn thương cảm của những nhà văn khi viết có khuynh hướng tìm vào thế giới nội tâm, giọng văn của người biết chia sẻ, cảm thông, sẵn sàng nâng đỡ con người…”, với “nhịp văn chậm, buồn có gì đó cô liêu, phiêu tán”. Ông cho rằng : “Phạm Duy Nghĩa là nhà văn biết chắt chiu cái đẹp” [22]. Nhìn chung, các bài viết mới chỉ dừng lại ở một phương diện nhất định nào đó, chưa có một công trình nào thể hiện cái nhìn tổng quát, toàn diện, có hệ thống trong việc nghiên cứu truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa từ góc nhìn thi pháp thể loại. Vì thế chúng tôi nghiên cứu Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa từ góc nhìn thể loại, như một đóng góp nhỏ vào hướng tiếp cận tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa nói riêng và của các nhà văn trẻ trong dòng văn học Việt Nam đương đại nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa từ góc nhìn thể loại, khóa luận tập trung vào ba tập truyện ngắn sau đây: 1. Tiếng gọi lưng chừng dốc, Nxb Văn học, 2002. 2. Cơn mưa hoa mận trắng, Nxb Thanh niên, 2006. 3. Đường về xa lắm, Nxb Công an Nhân dân, 2007. - Phạm vi nghiên cứu : khóa luận đi vào nghiên cứu một số phương diện cơ bản của thi pháp truyện ngắn như cốt truyện, nhân vật, không gian – thời gian nghệ thuật. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống giúp cho việc nghiên cứu truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa hiện lên trong tính chỉnh thể chứ không phải là những phân tích riêng rẽ về những tác phẩm đơn lẻ. 4.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Nguyễn Thị Thu Hà 4 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp Phương pháp nghiên cứu theo hướng thi pháp học giúp người đọc tìm hiểu cấu trúc và thuộc tính nghệ thuật của văn học dưới góc độ nghệ thuật. 4.3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được vận dụng để so sánh các truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa viết trước và sau, so sánh truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa với truyện của các tác giả trẻ khác, nhằm thấy được nét độc đáo của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. 5. Nhiệm vụ của khóa luận Khóa luận tập trung làm rõ đặc trưng thi pháp truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa. 6. Dự kiến đóng góp Khóa luận đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa từ góc nhìn thể loại một cách hệ thống, để từ đó khẳng định thành tựu truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa và những đóng góp của anh cho nền văn xuôi đương đại. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của khóa luận được triển khai qua 2 chương : Chương 1: Cốt truyện và nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Nguyễn Thị Thu Hà 5 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG Chương 1 CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA 1.1. Cốt truyện 1.1.1. Khái niệm Cốt truyện được hiểu là hệ thống những biến cố (sự kiện) ở trong tác phẩm, hệ thống đó bộc lộ các tính cách trong những mối quan hệ và tác động qua lại giữa chúng. Theo J. H. Miler, nhà giải cấu trúc Mĩ : “Tự sự là cách để ta đưa một sự việc vào trật tự và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố” [21]. Như vậy, không có sự kiện, biến cố thì không thể thực hiện hành vi tự sự. Nói rộng ra, cốt truyện là yếu tố đầu tiên của nghệ thuật tự sự. Cốt truyện chi phối đến nhiều yếu tố tự sự khác như việc lựa chọn điểm nhìn, người kể, quy định không gian – thời gian, và ngược lại, hình thức tự sự quy định việc lựa chọn biến cố, sự kiện phù hợp. Có thể hiểu một cách đơn giản, cốt truyện là hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành một bộ phận cơ bản và quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm thuộc loại tự sự và kịch. Thông qua cốt truyện, nhà văn thể hiện những xung đột của đời sống, những mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh nhất định nhằm bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Chức năng của cốt truyện là gắn kết các sự kiện thành một chuỗi và tạo thành lịch sử của một nhân vật, bộc lộ các xung đột mâu thuẫn của con người (xã hội, tâm lí, đạo đức….), tạo ra một ý nghĩa về nhân sinh (do vậy việc nắm bắt đúng chuỗi các sự kiện là bước đầu để hiểu bức tranh đời sống và hiểu ý nghĩa của tác phẩm), Nguyễn Thị Thu Hà 6 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp tạo sự hấp dẫn cho người đọc. Trong văn xuôi, cốt truyện được thể hiện rõ nét hơn cả và có những biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng. Trong nền văn học đương đại, các nhà văn có những xu hướng cách tân và cốt truyện trong các tác phẩm của họ luôn có sự đổi mới, thậm chí xa rời công thức của cốt truyện truyền thống. Tuy nhiên, ở một số nhà văn, khi nghiên cứu tác phẩm của họ với những mảng đề tài khác nhau, chúng ta vẫn thấy những yếu tố truyền thống và hiện đại song song tồn tại, tạo ra sự đa dạng trong cách thể hiện. Là nhà văn đương đại với nhiều truyện ngắn viết về miền núi, Phạm Duy Nghĩa được coi là nhà văn của miền núi. Điều làm nên sức hấp dẫn cho các truyện miền núi ấy chính là sự đa dạng của cốt truyện. Ở đó, không chỉ có những cốt truyện mang dáng dấp của truyền thống, mà còn xuất hiện những mô hình cốt truyện mới, khá hấp dẫn, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi cách tân và sáng tạo trong thời đại văn học mới. 1.2. Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa 1.2.1. Cốt truyện truyền thống Đây là kiểu cốt truyện tuân theo trật tự thời gian tuyến tính, và thường theo mô-tip cụ thể. Ở đó, các chi tiết, sự kiện được kể lại theo bước đi của dòng thời gian mà không có sự xáo trộn ; thời gian cốt truyện trùng khít với thời gian trần thuật. Ưu điểm của cốt truyện truyền thống là giúp người đọc dễ đọc và dễ nắm bắt diễn biến nội dung câu chuyện. Đây là kiểu cốt truyện thường gặp trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Nhà văn Sương Nguyệt Minh từng nhận xét về cốt truyện của Phạm Duy Nghĩa “Không đặc sắc, không lạ, anh không lấy cốt truyện làm đầu” [11]. Đọc truyện của anh, có thể bạn đọc sẽ gặp lại một câu chuyện không có gì quá mới lạ, song vẫn phải thừa nhận sức cuốn hút lạ kỳ từ những trang văn giàu tình người ấy. Nguyễn Thị Thu Hà 7 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp Có thể nhận diện kiểu cốt truyện truyền thống qua những motip mở đầu quen thuộc, như cách giới thiệu về không gian của câu chuyện. Chẳng hạn trong truyện Cơn mưa hoa mận trắng : “Từ ngày lên Kin Chu Phìn, Thuận luôn có cảm giác sống trong một thế giới bưng bít, biệt lập. Căn nhà lợp tranh bé nhỏ của chị nép mình cạnh rừng vầu. Gian ngủ liền với vách lớp học…” [14, 201]. Không gian “biệt lập” này góp phần khắc sâu nỗi cô đơn của những người phụ nữ “đang âm thầm ném từng vốc tuổi xuân của mình qua cánh cửa”. Từ đây, câu chuyện về nhân vật Thuận – người giáo viên cắm bản, dần được mở ra. Đó là cuộc sống của Thuận nói riêng và những người giáo viên cắm bản nói chung. Họ phải vượt qua mưa gió, sương mù, con đường hiểm trở để vận động trẻ đến trường. Chợ xa, đường đi khó, nhiều lần không mua được gì, phải tự tìm lấy cái ăn, sống chung với thiên nhiên, nhà ở không đủ, phải ở trong lớp học, hai người một nam một nữ phải sống trong cùng một gian buồng chật hẹp, khoảng cách giữa họ chỉ là một “hủm đen” giữa hai cái giường…. Quanh năm Thuận chỉ làm bạn với nơi hoang sơ của rừng rú, cuộc sống ấy dễ đẩy con người trở về thời hoang dã, “buồn quá hóa khỉ là chuyện thường”. Sống cô đơn một mình, Thuận có cảm giác “thèm người”. Chị thèm chồng, thèm con, thèm được “cọ mặt vào bờ râu nhặm nhội của anh, thèm được chằm bặp, hít hà mùi nắng khét trong tóc con, đứa con gái lên sáu có đôi mắt nhóng nhánh như hai hạt đỗ đen trong nước” [14, 212]. Để rồi cứ đêm về, khoảng thiếu hụt càng xoáy sâu trong tâm hồn chị, chị phải đấu tranh với con người bản năng của mình. Cũng là cách mở đầu bằng việc giới thiệu về không gian của câu chuyện, nhưng trong truyện Trên đồi lập lòe ánh lửa không gian có phần mở rộng hơn. Nó không phải là “thế giới bưng bít, biệt lập” của một căn phòng ở Kin Chu Phìn, mà đó là không gian của một ngôi làng – làng Muồi, “Làng Muồi cách thị trấn Mường Dồ một dãy núi đá vôi. Tên Làng Muồi là tên Nguyễn Thị Thu Hà 8 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp chung, còn làng Muồi là tên ngôi làng ở ngay đầu xã. Dân trong làng sống bằng ruộng, nương, bằng việc chọc bới, săn lùng ba ba, tắc kè, rắn rết. Trừ ít vụ xô xát, chửi càn, nói tục, nhìn chung quanh năm tĩnh lặng, thanh bình….” [15, 13]. Tuy nhiên, đằng sau cái sự “tĩnh lặng, thanh bình” đó là biết bao câu chuyện về những mảnh đời gập ghềnh sóng gió, như nàng Thắm, ông Sướng, Bân… Cũng có khi, nhà văn mở đầu bằng cách giới thiệu lai lịch, tính cách của nhân vật, như trong truyện ngắn Thông trên đá : Trước khi kể về cuộc đời Ngân và câu chuyện tình éo le, nhân vật “tôi” tự giới thiệu về bản thân “tôi dạy học tại một trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học ở miền núi. Là thầy giáo trẻ, đẹp trai lồng lộng lại giảng bài hay…” [14, 263] ; và giới thiệu về Ngân “ Trong lớp tôi chủ nhiệm…. Ngân không xinh theo kiểu rực rỡ, nở bung mà lắng sâu đằm dịu. Tóc Ngân dài chấm gót và dáng đi mềm mại như một con mèo. Ngân lại nết na, lễ phép, giản dị, cần cù….” [14, 263]. Không chỉ vậy, cách mở đầu bằng bối cảnh xảy ra câu chuyện cũng được nhà văn lựa chọn. Đó là cuộc gặp gỡ trong truyện Cô gái xuống ga Vĩnh Yên, một cuộc gặp gỡ tình cờ mà như “duyên nợ” giữa nhân vật nhà văn và Diễm, một cô gái “làm tiền” : “Tôi ra ga vào một buổi sáng mùa đông giá lạnh. Khoang tàu nghẽn đặc người…. Ngồi cạnh tôi là một cô gái chạc mười chín, hai mươi” [14, 169]. Chỉ gặp và nói chuyện thoáng qua trên tàu, nhưng Diễm đã táo bạo đi tìm nhà văn như để thoả mãn một mơ ước bé nhỏ, đời thường - khát khao cảm giác yêu và được yêu của một tình yêu trong sáng, đích thực. Tuy là cốt truyện truyền thống nhưng hầu hết các câu chuyện của Phạm Duy Nghĩa lại có kết thúc mở. Kiểu kết thúc này, mở ra cho người đọc khả năng tự suy ngẫm, đánh giá và chiêm nghiệm, từ đó đem đến cho câu chuyện những tầng nghĩa mới. Có cách kết thúc mang tính huyền thoại làm tăng tính Nguyễn Thị Thu Hà 9 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp biểu trưng cho câu chuyện như trong Cơn mưa hoa mận trắng. Truyện kết thúc là hình ảnh hai người phụ nữ đi trong cơn mưa hoa mận trắng làm siêu thoát những ý nghĩ chay tịnh. Phạm Duy Nghĩa đã lôi cuốn bạn đọc bằng một cái kết nhẹ nhàng mà sâu sắc, khiến người đọc bị ám ảnh bởi những thông điệp của tác giả, nói như nhà thơ Hữu Thỉnh “trong một khoảnh khắc ta có thể bạc tóc cùng với sự giằng xé của nhân vật ở phút cuối”. Thông điệp mà nhà văn gửi lại cho bạn đọc xuất phát từ quan niệm của đạo Phật “Trừ diệt mọi ham muốn, trong tính đa dạng của trần thế, là trừ diệt cái gốc của mọi đau khổ” [14, 224]. Và qua đó, nhà văn muốn hướng người đọc đến sự “tươi lành và tinh khiết như một cơn mưa ở cõi vĩnh hằng”. Có truyện lại xuất hiện liên tiếp những câu hỏi trong phần kết làm tăng độ mở, tạo ra một khoảng trống tự do để người đọc tự suy nghĩ. Truyện Tiếng gọi lưng chừng dốc : Tiếng gọi mà “tôi” nghe thấy ở lưng chừng dốc trong cái đêm anh và Vân ở chung, là tiếng gọi của ai? Của người con gái anh yêu, hay là tiếng gọi của Vân, người giáo viên cắm bản? Nó xuất phát từ đâu? Đó vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời, nó ám ảnh người đọc. Và cuộc đời của Vân rồi sau này sẽ ra sao? Cuộc sống của những người giáo viên cắm bản sẽ như thế nào? Câu chuyện kết thúc nhưng trong lòng độc giả vẫn còn băn khoăn, day dứt, còn chút xót xa, thương cảm. Không chỉ để cho người đọc tự suy ngẫm từ những kết thúc mở như thế, đôi khi tác giả còn hướng người đọc theo những suy nghĩ, quan niệm của riêng mình bằng kiểu kết thúc đóng. Truyện Cô gái xuống ga Vĩnh Yên kể về hành trình nhân vật “tôi” băn khoăn và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Em là ai?”. Kết thúc tác phẩm, những sự thật về Em được nhân vật “tôi” tìm ra – Em thực ra chỉ là một cô gái “làm tiền”. Nhưng nhân vật tôi vẫn không hề khinh ghét em, mà coi trọng em - một cô gái điếm nhưng có tâm hồn trong sạch và tinh khiết. Kết thúc, câu chuyện khép lại, nhưng đọng lại trong lòng người Nguyễn Thị Thu Hà 10 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp đọc nỗi ám ảnh về sự cô đơn, nhỏ bé của kiếp người. Bên cạnh đó, cũng có những cái kết có hậu khi nhà văn để cho nhân vật sống hạnh phúc, như truyện Thông trên đá. Kết thúc là cuộc sống hạnh phúc của Ngân. Cuộc sống tuy khó khăn, nhưng với cô, hạnh phúc chỉ đơn giản là khi cô “được sống là chính mình”. Truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, dù kết thúc hạnh phúc hay khổ đau, nhưng bao giờ cũng sáng lên niềm tin với cuộc đời, với tình người. Như vậy, tuy lựa chọn mô hình cốt truyện truyền thống, nhưng lối viết truyện hấp dẫn, cách sử dụng ngôn từ độc đáo và linh hoạt trong cách kết thúc khiến truyện của Phạm Duy Nghĩa không hề rơi vào sự nhàm chán như người ta vốn nghĩ. Những cốt truyện truyền thống của anh giản dị, cổ điển nhưng luôn cuốn hút người đọc bởi một cái tứ rất riêng được chắt ra từ cuộc sống đời thường và được triển khai một cách tự nhiên. Phạm Duy Nghĩa “cũ” nhưng vẫn “mới”, đi theo con đường mòn nhưng vẫn ghi dấu ấn riêng của mình, khẳng định tên tuổi của mình trong văn học đương đại. 1.2.2. Cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện Xuất hiện vào cuối thế kỉ XX, cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện được hình thành bởi cách lắp ghép các mảng cốt truyện. Diễn biến của câu chuyện không tuân theo trình tự tuyến tính của thời gian mà đảo ngược theo ý đồ của nhà văn. Các tình huống rời rạc tưởng như không ăn nhập với nhau lại đựơc xâu chuỗi trong mạch ngầm của văn bản. Hiện thực được phản ánh là hiện thực không toàn vẹn mà rời rạc, rạn nứt thể hiện những đổ vỡ trong tâm hồn con người về cuộc sống. Việc sử dụng kiểu cốt truyện này thể hiện những cách tân của nhà văn trong tác phẩm của mình, đồng thời kích thích tư duy của độc giả. Bên cạnh những cốt truyện truyền thống, ta cũng bắt gặp trong truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa khá nhiều câu chuyện được đan xen nhiều mạch truyện. Việc cố ý tạo ra sự lỏng lẻo trong cốt truyện, cũng thể hiện những Nguyễn Thị Thu Hà 11 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp cách tân và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện được nhà văn tạo ra bởi nhiều cách lắp ghép khác nhau. Đọc truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, người đọc dễ dàng bắt gặp những câu chuyện được ghép từ những mảnh chuyện độc lập. Truyện Những người trong gia đình ông Luân gồm năm phần được đánh số và đặt tên cụ thể : 1. Cây đa giữa cánh đồng làng; 2. Người ghét sự đục khoét; 3. Cô gái và thế giới ảo; 4.Giấc mơ hoa vàng yếm thắm; 5. Những người đào mồ. Năm phần nhưng là 4 câu chuyện viết về 4 thành viên trong gia đình ông Luân: cô Thanh - một giáo viên dạy giỏi, uy tín, tổ trưởng chuyên môn của trường, là vợ của chủ tịch thành phố. Ông Luân - chủ tịch thành phố, là chồng cô Thanh. Ông ghét nhất loài chuột vừa hôi, vừa tối tăm “ Cái loài giỏi đục khoét ấy tôi ghét đến tận xương!”, nhưng ông lại là người đục khoét có tiếng “chẳng ai biết được trong tay ông có bao nhiêu nhà, bao nhiêu miếng đất. Đó đây có người gọi ông là cướp…”; cô con gái của gia đình ấy sống trong thế giới ảo, buông thả, có sở thích “chinh phục, đúng hơn, tiêu diệt đàn ông”, coi sự đau khổ của người khác là thú vui của mình, đùa giỡn với cả tính mạng của họ; và Quân – con trai của gia đình ông Luân. Đối lập với người chị gái tàn nhẫn, tinh ma thì Quân lại khù khờ, nhân hậu, là người giản dị, say mê cống hiến, nhưng lại là người “hèn đớn, không vượt khỏi lề thói thông thường”. Mỗi câu chuyện là một mảnh đời riêng, nhưng tất cả đều làm nổi lên sự tha hóa của con người. Bốn câu chuyện là bốn mảnh đời tha hóa, mà ta có thể bắt gặp rất nhiều trong cuộc sống hiện đại hôm nay. Có những câu chuyện là mảnh ghép ở những thời điểm không gian, thời gian khác nhau, và giữa chúng có mối liên kết nhất định để làm nổi rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Truyện Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh là câu chuyện được nhà báo Lê Hựu kể lại cho nhân vật “tôi” nghe về “người trồng hoa có giấc mơ màu rêu đỏ”, và “cô gái múa điệu vờn mây”, chuyện “hoa Nguyễn Thị Thu Hà 12 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp cẩm tú cầu kể chuyện mình”, chuyện “người tình của manơcanh”. Mới đọc, người ta sẽ dễ nhầm tưởng đây chỉ là những mảnh ghép rời rạc, độc lập, vì mỗi câu chuyện kể về một nhân vật. Nhưng đặt trong mạch truyện, thì chất keo kết dính các mảnh ghép đó chính là sự lí giải về nỗi cô đơn của con người do bị hoa cẩm tú cầu ứng mệnh. Nhiều khi giữa các mảnh ghép trong cốt truyện không được đánh số mà cũng không được đặt tên cụ thể như truyện Thương nhớ Lèng Hồ. Mỗi đoạn là một câu chuyện riêng độc lập, được nhân vật Thịnh chắp nối từ trong kí ức của mình : (1) Giới thiệu về Thịnh và ông Páo cùng người ở Cán Hồ. (2) Giới thiệu về Thúy- cũng là một giáo viên cắm bản ở Pờ Hồ. Những suy nghĩ trăn trở của nhân vật và cách đánh giá về Thúy. (3) Câu chuyện về những học sinh ở Lèng Hồ, tính cách của những con người nơi đây - hiền hòa, tốt bụng và thẳng thắn, ngây dại như cây rừng. (4) Bí mật của ông Páo. (5) Câu chuyện ở bướu Lạc đà- cuộc va chạm giữa người Mèo Cán Hồ và người Mán Pờ Hồ. (6) Kí ức của Thịnh về mối tình đã qua và cái chết của Thúy. (7) Cái chết của ông Páo. Mỗi phần là một câu chuyện độc lập, nhưng kết mỗi câu chuyện nhỏ đó lại là một cách đánh giá về con người của ông Páo và Thịnh. Qua đó, thể hiện giá trị nhân văn của tác phẩm : con người ai cũng có ưu nhược điểm nhất định, nhưng xuất phát điểm, họ đều là những con người lương thiện, hiền lành. Có những truyện được nhà văn lắp ghép từ những câu chuyện về cuộc đời của các nhân vật. Trên đảo là sự đan xen giữa hai câu chuyện: câu chuyện của “tôi”, “Vui” và câu chuyện của gia đình ông Thụy. Các nhân vật gặp nhau trong một tình huống bất ngờ, mỗi người có một cái nhìn khác nhau về nhân phẩm và giá trị người phụ nữ. Song tác giả đã để cho họ tin rằng cuộc sống vẫn còn nhiều điều tốt đẹp và con người sống là để không ngừng hi vọng và tin tưởng vào tương lai. Trăng trên rừng tông qua mu là Nguyễn Thị Thu Hà 13 K35B - SP Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp câu chuyện của một anh kỹ sư lâm nghiệp chán cuộc đời đi tìm cảm giác bình yên nơi sơn dã và câu chuyện về cuộc đời tài hoa mà bất hạnh của nhạc sĩ Vi Văn Quăm. Hai tâm hồn đẹp, hai cuộc đời đau khổ đã gặp nhau, để rồi họ giúp nhau nhận ra rằng “có người nọ kẻ kia, nhộm nhoạm ngược xuôi mới là cuộc sống. Đời nó thế, biết làm thế nào được. Vẫn phải sống thôi”. Kiểu cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện đã thể hiện những cách tân của Phạm Duy Nghĩa trong thể loại truyện ngắn. Nó khiến cho các câu chuyện nhà văn kể không nhàm chán, mà luôn có sự thay đổi, nhiều khi bất ngờ tạo nên sự hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc. 1.2.3. Cốt truyện tâm lí Xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX, cốt truyện tâm lí là kiểu cốt truyện triển khai theo thế giới nội tâm, tâm lí của nhân vật; những phản ứng của họ trước sự việc, biến cố. Kiểu cốt truyện này nhằm phát hiện tính cách của nhân vật. Những bức xúc, dằn vặt nội tâm của nhân vật chính là cơ sở thúc đẩy truyện phát triển. Văn học đương đại có xu hướng tăng cường cốt truyện bên trong, giảm bớt cốt truyện miêu tả hành động bên ngoài. Cốt truyện với một hệ thống sự kiện chặt chẽ lùi xuống hàng thứ yếu sau tính cách nhân vật. Cốt truyện cũng ngày càng giảm bớt những yếu tố gay cấn, li kì để tư tưởng chủ yếu đựơc bật ra từ suy nghĩ, tâm trạng nhân vật, với những dòng suy nghĩ miên man của nhân vật. Đọc truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, ta dễ nhận thấy nhân vật nghĩ nhiều hơn hành động. Tác giả thường quan tâm nhiều hơn đến việc miêu tả cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật, để nhân vật của mình triết lí, chiêm nghiệm nhiều hơn là để nhân vật nói, cười, hành động. Nhiều câu chuyện là những suy tư giằng xé của nhân vật. Những trang văn miêu tả tâm lí Nguyễn Thị Thu Hà 14 K35B - SP Ngữ Văn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất