Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC...

Tài liệu TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

.PDF
27
254
91

Mô tả:

TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TRỌNG HIẾU TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Thế Hà Phản biện 1: PGS. TS. Đỗ Lai Thúy Phản biện 2: PGS. TS. La Khắc Hòa Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Bá Thành Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội vào hồi ........giờ .........phút, ngày......... tháng....... năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Trọng Hiếu (2014), “Phức cảm tình yêu trong một số truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phân tâm học với văn học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Nxb Đại học Huế, tr.268-276. 2. Nguyễn Trọng Hiếu (2015), “Các Môtip tiêu biểu trong truyện ngắn một số nhà văn nữ Việt Nam đương đại”, Tạp chí Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật, (30), tr.34-37. 3. Nguyễn Trọng Hiếu (2015), “Mặc cảm trong một số truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, (3), tr.99-102. 4. Nguyễn Trọng Hiếu (2015), “Yếu tố tính dục trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà”, Tạp chí Khoa học Đại học Tiền Giang, (2), tr.130-138. 5. Nguyễn Trọng Hiếu (2015), “Bản năng tính dục trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú”, Tạp chí Khoa học Đại học An Giang, (Quyển 5 (1)), tr.101-105. 6. Nguyễn Trọng Hiếu (2015), “Nhân vật với thiên tính nữ trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà”, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, (13), tr.47-51. 7. Nguyễn Trọng Hiếu (2015), “Hiện tượng giấc mơ trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn phân tâm học”, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, (15), tr.51-55. 8. Nguyen Trong Hieu (2015), “Unconscious elements in stories by women writers of contemporary Vietnam”, Journal of Science An Giang University, (Special Issue, Volume 1 (1)), p.32-35. 9. Nguyễn Trọng Hiếu (2016), “Không gian và thời gian giấc mơ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Sinh viên và cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc năm 2016, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, tr.1238-1244. 10. Nguyễn Trọng Hiếu (2016), “Yếu tố vô thức trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Văn học Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Nxb Thông tin và truyền thông, tr.114-120. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt từ sau đổi mới năm 1986 đến nay, đã đạt được những thành tựu nhất định. Góp phần vào sự thành công ấy phải kể đến sự đóng góp của các nhà văn nữ. Là những cây bút nữ, nên điều mà họ quan tâm nhiều nhất trong sáng tác của mình là thân phận những người cùng giới, những vấn đề về tình yêu, gia đình và đặc biệt là vấn đề tính dục. 1.2. Học thuyết phân tâm học ra đời đầu thế kỷ XX như một sự hậu thuẫn giúp thể loại truyện ngắn đi vào thế giới bên trong của con người bản thể, khám phá những điều sâu kín nhất trong tâm hồn con người, nơi chất chứa bao kí ức, đam mê, khát vọng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến việc tái hiện lại khái niệm phân tâm học về văn học và sự vận động của học thuyết phân tâm học theo tiến trình lịch sử trên những phương diện văn hóa, xã hội, văn học để từ đó có những nét phác thảo cơ bản về ý nghĩa của việc nghiên cứu phân tâm học trong văn học Việt Nam từ truyền thống cho đến hiện đại. Tìm hiểu dấu ấn phân tâm học trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại trên bình diện thế giới nhân vật và phương thức biểu hiện nhằm góp phần khẳng định những đóng góp của các nhà văn nữ trong trong mạch nguồn văn xuôi đương đại, vừa khẳng định vai trò không thể thiếu của phân tâm học trong việc giúp văn học khám phá con người. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giới thiệu tổng quan về vấn đề dịch thuật và sự ảnh hưởng của phân tâm học trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam. - Khái lược quan niệm phân tâm học về văn học và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam. - Tìm hiểu dấu ấn phân tâm học trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại trên phương diện thế giới nhân vật. - Lý giải truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại từ góc nhìn phân tâm học trên bình diện phương thức biểu hiện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lực lượng sáng tác nữ hiện nay rất đông đảo với số lượng tác phẩm lớn. Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những truyện ngắn có chứa yếu tố phân tâm học của các nhà văn nữ tiêu biểu như Phạm Thị Hoài, Trần Thùy Mai, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là dấu ấn phân tâm học được thể hiện trong sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại ở phương diện nổi trội về thế giới nhân vật và phương thức biểu hiện. Chủ yếu là phân tâm học của Sigmund Freud và Carl Gustav Jung. Vì hệ thống lý thuyết này thể hiện dấu ấn rõ nét trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Ngoài những phương pháp luận chung của nghiên cứu khoa học xã hội là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương 3 pháp chuyên biệt. Tựu trung lại có thể kể đến các phương pháp chủ yếu sau: 4.1. Phương pháp phê bình phân tâm học: đây được xem là phương pháp chính. Nhằm quy chiếu những nội dung của lý thuyết phân tâm học vào thực tiễn sáng tạo và nghiên cứu văn học. 4.2. Phương pháp lịch sử: nhằm nhìn nhận lại quá trình biểu hiện, tiếp biến phân tâm học trong tiến trình văn học 4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích dữ liệu, văn bản, chi tiết của văn bản để khái quát hóa thành những kết luận đáng tin cậy, đồng thời tường minh cho các luận điểm. 4.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm, dấu hiệu phân tâm học cả về nội dung lẫn phương thức biểu hiện trong sáng tác của các nhà văn nữ đương đại. 4.5. Phương pháp so sánh: chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của biểu hiện phân tâm học trong truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại. 4.6. Phương pháp liên ngành: sử dụng một số kiến thức xã hội học, văn hóa học… để phân tích tác phẩm một cách toàn diện và sâu sắc hơn. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án trình bày một cách hệ thống, khoa học về truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại ở một góc nhìn mới góc nhìn phân tâm học. Trong đó, những vấn đề phân tâm học về văn học và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam đã được trình hiện đủ để nhận thức và ứng dụng. Về phương diện thế giới nhân vật, luận án đi sâu làm nổi bật các kiểu nhân vật qua lăng kính của phân tâm học như nhân vật với đời sống vô thức, các phức cảm; nhân vật với đời sống tình yêu, tính dục; nhân vật với tâm lý đa phân qua môtíp và 4 biểu tượng. Về bình diện phương thức biểu hiện, luận án kiến giải các vấn đề về ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật; không gian và thời gian nghệ thuật; kết cấu nghệ thuật mang dấu ấn phân tâm học nhằm làm rõ giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm. Từ đó, luận án có cái nhìn mới mẻ về diện mạo truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại dưới cái nhìn tham chiếu phân tâm học. Đồng thời, luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giới nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học Việt Nam hiện đại. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án giúp chúng ta có thể hiểu hơn về những ảnh hưởng của phân tâm học trong sáng tạo nghệ thuật và phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam; Có cái nhìn khái quát quan niệm phân tâm học về văn học từ lý thuyết đến thực tiễn sáng tạo và tiếp nhận, phê bình văn học. - Ý nghĩa thực tiễn: Có thể vận dụng lý thuyết phân tâm học vào phân tích truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại nói riêng và những tác giả trong trong tiến trình văn học nói chung nhằm thấy được thế giới vô thức sâu thẳm của con người. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận án được triển khai thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2. Quan niệm của phân tâm học về văn học và sự thể hiện nó trong văn học Việt Nam Chương 3. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại từ góc nhìn phân tâm học Chương 4. Phương thức biểu hiện trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại từ góc nhìn phân tâm học 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Bức tranh tiếp nhận lý thuyết phân tâm học ở Việt Nam 1.1.1. Dịch thuật các tác phẩm nước ngoài Giai đoạn từ năm 1930 - 1945, trong quá trình tiếp biến văn hóa Đông - Tây, với chủ trương tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, trong đó có ảnh hưởng của phân tâm học đến văn học. Các công trình được dịch thuật như: Đề tài loạn luân trong thi ca và kể chuyện (1922) của Baudouin; Lautreamont (1938), Phân tâm học về lửa (1938), Nước và những giấc mơ (1941)… của Bachelard; Giai đoạn từ năm 1945 - 1975, do hoàn cảnh của đất nước nên phân tâm học ở miền Bắc chưa được đề cao. Ở miền Nam, với chủ trương mở cửa du nhập văn hóa nước ngoài đã tạo điều kiện cho những trường phái triết học, mỹ học, lý luận phê bình phương Tây được du nhập vào. Hoạt động dịch thuật về phân tâm học đã diễn ra tương đối hệ thống và khá toàn diện. Các công trình của Freud được dịch như: Phân tâm học (1969), Phân tâm học nhập môn (1970),... Cùng với nhiều công trình của các nhà phân tâm khác cũng được chọn dịch như: Thăm dò tiềm thức của C.G.Jung (1967); Phân tâm học và tôn giáo của E.Fromm (1968); Thế giới tính dục của Henry Miller (1969),… Nhìn chung, sự xuất hiện các công trình dịch thuật về phân tâm học giai đoạn trước năm 1975 ở miền Nam, có thể xem là một thành tựu của các dịch giả trong quá trình tiếp cận và phổ biến văn hóa. Từ sau năm 1986, đất nước đổi mới đã tạo điều kiện cho sự phát triển của văn học - nghệ thuật. Bởi thế, lý thuyết về phân tâm học được tái bản và dịch mới nhiều hơn lúc nào hết. Có thể điểm qua 6 một số công trình giai đoạn này như: Vật tổ và cấm kị (1999) của Freud do Lương Văn Kế dịch; Freud đã thực sự nói gì? (1998) của David Stafford Clack do Lê Văn Luyện và Huyền Giang dịch; Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Phân tâm học và văn hóa tâm linh (2002) của Đỗ Lai Thúy biên soạn… Đây là các công trình được dịch thuật khi đến với bạn đọc Việt Nam đã trở thành chiếc chìa khóa để mở cánh cửa phân tâm học đầy bí ẩn. Đó là chiếc cầu nối vững chắc nhất dẫn dắt học thuyết phân tâm tiến sâu hơn vào bến bờ Việt Nam. 1.1.2. Vận dụng lý thuyết phân tâm học trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam Trước năm 1975, các công trình nghiên cứu về phân tâm học trong văn học chưa có sự tương xứng: ít và ý kiến còn trái ngược nhau. Các công trình như: Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương (1936) của Trương Tửu; Văn chương Truyện Kiều (1942) của Nguyễn Bách Khoa; Người Cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương (1962) của Nguyễn Đức Bính… Sau năm 1986, phân tâm học đã được nhìn nhận lại một cách khách quan, đúng đắn hơn. Vì vậy, công việc nghiên cứu phân tâm học về văn học giai đoạn này cũng diễn ra rất hồ hởi. Các công trình như: Về tư tưởng và văn hóa phương Tây hiện đại (1986) của Phạm Văn Sĩ; Phê bình văn học chòng chành mà tiến tới (2000) của Đỗ Lai Thúy; Văn học hiện đại - văn học Việt Nam: Giao lưu và gặp gỡ (1994) của Trần Thị Mai Nhi; Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây đương đại (1999) của Phương Lựu; Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thúy;… Từ năm 2000 trở đi, ở Việt Nam, bên cạnh những thành tựu rực rỡ của công việc dịch thuật phân tâm học thì tình hình nghiên cứu học thuyết phân tâm học cũng đã có bước phát triển với hàng loạt công trình ứng dụng nó trong văn học Việt Nam được liên tiếp ra đời như: S.Freud và Phân 7 tâm học (2004) của Phạm Minh Lăng; Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam (2008) của Trần Thanh Hà; Lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 - 1975 (2009) của Trần Hoài Anh; Bút pháp của ham muốn (2009) của Đỗ Lai Thúy;… Các công trình nghiên cứu phân tâm học ở Việt Nam ra đời ngày càng nhiều, tạo nên một hệ thống phê bình phân tâm học trong văn học Việt Nam. 1.2. Nghiên cứu truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đƣơng đại từ phƣơng pháp phân tâm học 1.2.1. Nhìn chung về truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại Trong lời giới thiệu của Tuyển văn các tác giả nữ Việt Nam, chỉ riêng các cây bút nữ cuối thế kỷ XX đã được đánh giá và nhìn nhận lại; Trên Tạp chí Văn học số 6/1996 đăng tải các ý kiến tại buổi tọa đàm Phụ nữ và sáng tác văn chương, trong đó, có nhiều nhận định tập trung lý giải sự xuất hiện đông đảo các cây bút truyện ngắn nữ sau năm 1975 cũng như cách đổi mới về hướng tiếp cận đời sống và phương thức thể hiện trong sáng tác của họ; Bích Thu trong Văn xuôi phái đẹp đánh giá rất cao sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, tác giả cho rằng: đó là “một lớp trẻ dồi dào bút lực”; Bùi Việt Thắng trong bài viết Tản mạn về truyện ngắn của những cây bút nữ trẻ, đã đưa ra những đặc điểm chung của các cây bút nữ đương đại; Năm 2012, tọa đàm khoa học Văn xuôi nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại được tổ chức tại Viện Văn học. Tập trung vào một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn sáng tác văn học nữ đương đại;… Từ những góc độ lý giải khác nhau, các bài viết khẳng định sự tiếp nối về đội ngũ cũng như những đặc điểm của giới tính bộc lộ qua cách nhìn hiện thực và con người. 8 1.2.2. Hướng nghiên cứu phân tâm học trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại Có thể điểm qua một số bài nghiên cứu có mang hơi hướng của phân tâm học trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại như sau: bài viết Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại của Nguyễn Đăng Điệp. Tác giả đã đưa ra bức tranh tương đối hoàn chỉnh và có tính chất gợi mở cho những nhà nghiên cứu về âm hưởng phái tính và nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ thời gian gần đây; Tác giả Hồ Thế Hà trong bài viết Hướng tiếp cận phân tâm học trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 và Tình yêu trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam nhìn từ các phức cảm đã sử dụng các yếu tố phức cảm, loạn luân, giấc mơ, sự thác loạn, những ẩn ức tình dục, yếu tố vô thức, bản năng… trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ giúp cho độc giả thấy được nội tâm phức tạp của các nhân vật, sự đấu tranh quyết liệt giữa ý thức và vô thức; Ngoài ra, còn có một số bài viết nghiên cứu từng tác giả cụ thể như: Truyện ngắn Trần Thùy Mai - hành trình đi tìm hạnh phúc ảo ảnh của Lê Thị Hường; Phạm Thị Hoài: trên sinh lộ mới của văn học của Thụy Khuê, Quả lắc Võ Thị Xuân Hà của Ngô Hương Giang; Hiện tượng “Bóng đè” của Phạm Xuân Nguyên; Cánh đồng bất tận từ góc nhìn phân tâm học của Hoàng Đăng Khoa;… Những đánh giá bước đầu của những người đi trước sẽ là những gợi mở quý báu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Và trước sự đa dạng của các ý kiến cũng như nguồn tư liệu, chúng tôi buộc phải khách quan để “gạn đục khơi trong”, tìm ra những tư liệu, những bài viết có giá trị nhằm phục vụ tốt cho mục tiêu luận án đặt ra. 9 Chƣơng 2. QUAN NIỆM CỦA PHÂN TÂM HỌC VỀ VĂN HỌC VÀ SỰ THỂ HIỆN NÓ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 2.1. Quan niệm phân tâm học về đối tƣợng phản ánh 2.1.1. Quan niệm của Sigmund Freud Phân tâm học được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo. Trong những khám phá của phân tâm học về tinh thần hệ của con người, đáng chú ý là sự xuất hiện về cái vô thức (L’inconscience) và bản năng tính dục (Instint sexuel). Qua nghiên cứu, Freud cho rằng, nguồn gốc của bệnh là do ham muốn bị bỏ quên liên quan đến “mặc cảm Oedipe”. Theo quan niệm của Freud thì vô thức tính dục chính là đối tượng phản ánh trong các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rõ rằng, Freud đã khuếch đại khả năng của những cảm xúc loạn luân thú tính trong vô thức con người để giải thích chủ đề trong tác phẩm. Điều đó đã dẫn đến những lệch lạc trong quan niệm của phân tâm học về tác giả và quá trình sáng tạo tác phẩm. 2.1.2. Quan niệm của Carl Gustav Jung Trong những phát hiện của Jung thì vô thức tập thể được xem là phát hiện lớn nhất. Jung cho rằng, văn học liên quan đến vô thức tập thể, theo đó, vô thức tập thể chính là đối tượng phản ánh chủ yếu trong các tác phẩm văn học. Yếu tố cơ bản của những nội dung này ông gọi là “cổ mẫu” (archétype). Theo ông có năm loại cổ mẫu quan trọng nhất và lưu truyền rộng rãi là: Persona; Anima; Animus; Shadou; Self. Nếu như đối tượng phản ánh trong tác phẩm văn học theo quan niệm của Freud chỉ là vô thức cá thể và bản năng tính dục thì 10 với Jung, đối tượng phản ánh đó chính là vô thức tập thể được tồn tại dưới dạng “cổ mẫu”. 2.2. Quan niệm phân tâm học về tác giả và quá trình sáng tạo 2.2.1. Quan niệm của Sigmund Freud Quá trình sáng tạo tác phẩm văn học theo quan niệm của Freud có thể được hiểu bằng quá trình từ: Ẩn ức tính dục, dồn nén  Thăng hoa  Tác phẩm văn học. Tuy nhiên, con đường ấy không diễn ra đơn giản mà vô cùng phức tạp và biến hóa. Việc Freud cho rằng sáng tác chính là sự thăng hoa những ẩn ức tính dục và nghiên cứu văn học nghệ thuật, do đó chỉ có nhiệm vụ phát hiện cho được cái “mặc cảm tính dục”. Vì thế quan niệm này có nhiều tác dụng xấu đến khuynh hướng sáng tác và nghiên cứu đã cực đoan hóa mặt trái của chủ nghĩa Freud. Do đó, đã dẫn đến hiện tượng khai thác phiến diện, thêu dệt thêm… 2.2.2. Quan niệm của Carl Gustav Jung Những nghiên cứu của Jung về tác giả và quá trình sáng tạo tác phẩm văn học được nổi lên, đó là luận đề về “mặc cảm tự trị”, nó như là những xung năng thúc bách người nghệ sĩ sáng tạo. Đồng thời, quan niệm của Jung còn được thể hiện trong cách nhìn nhận của ông về hình tượng nghệ thuật như là một siêu mẫu trong các phẩm tính chủ yếu của nó. Như vậy, nếu như quá trình sáng tạo tác phẩm văn học theo Freud là sự thỏa mãn những ham muốn bản năng và gắn liền với giấc mơ thức tỉnh, vì thế nó mơ hồ và khó nắm bắt, khó theo dõi được, thì đối với quan niệm của Jung, đó là quá trình người ta có thể theo dõi được và giúp đỡ được cho sự hình thành của tác phẩm. 11 2.3. Sự thể hiện của phân tâm học trong văn học Việt Nam 2.3.1. Yếu tố phân tâm học trong sáng tác văn học Việt Nam Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nhóm Tự lực văn đoàn ra đời (1933) với tuyên bố đi vào chủ nghĩa hiện đại châu Âu. Qua hệ thống nhân vật, họ đã đề cao sự tự ý thức về mình, đấu tranh cho giá trị cá nhân, cổ vũ cho tự do yêu đương, đồng thời lớn tiếng đấu tranh đòi hưởng thụ những nhu cầu tự nhiên của con người…; Thơ mới cũng từng bước khẳng định giá trị của mình trong nền văn học coi trọng thơ ca. Ở đó, chủ nghĩa Freud không thực sự thể hiện một cách rõ ràng, nhưng nó ẩn chứa bên trong chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa tượng trưng và bản chất phi duy lý của thơ ca; Bên cạnh đó là dòng văn học hiện thực phê phán cũng có nhiều thành tựu. Vũ Trọng Phụng đã thể hiện sự vận dụng học thuyết phân tâm học một cách tinh tế...; Riêng ở miền Nam, giai đoạn từ năm 1954 - 1975, phân tâm học được giới thiệu và nghiên cứu rộng rãi trên các sách báo. Nhiều nhà văn đã hướng tới khám phá đời sống tính dục như là sự biểu hiện tư tưởng phi luân của con người nổi loạn. Tiêu biểu cho dòng văn học tính dục ở miền Nam là các tác giả: Nguyễn Thị Hoàng, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Thụy Vũ…; Sau năm 1975, phân tâm học được chú ý, vận dụng nhiều trong sáng tác và phê bình văn học. Có thể kể đến các nhà văn như: Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Hồ Anh Thái,... Tất cả những thành tựu đó, phải kể đến các yếu tố phân tâm học, đã tạo nên một diện mạo mới trong nội dung và hình thức nghệ thuật của văn học hiện đại Việt Nam. Nó giúp cho văn học đi sâu vào 12 khám phá những bí ẩn trong tâm hồn con người mà bình thường họ không mấy khi thừa nhận. 2.3.2. Tính khả quan của nghiên cứu phân tâm học trong văn học Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay, các nhà nghiên cứu, các nhà văn đã công khai thừa nhận phân tâm học như là một khoa học, một lĩnh vực thuộc về đời sống nhận thức của con người trong xã hội. Chính điều đó đã tạo nên tính khả quan lớn cho phân tâm học trong nghiên cứu và sáng tạo văn học ở Việt Nam hiện nay. Việc thực hiện chính sách văn hóa đa dạng đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu những luồng tư tưởng hiện đại từ bên ngoài đó; Mặt khác, bên cạnh sự thay đổi lớn về quan điểm và tư tưởng, việc tiếp thu những luồng tư tưởng hiện đại chính là sự phát triển của mạng lưới khoa học công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ trên toàn cầu; Sự phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, gặp gỡ và tiếp thu những luồng tư tưởng mới mẻ, hiện đại từ nhiều nước trên thế giới; Trong tình hình lý luận văn học hiện nay ở nước ta, tính khoa học có xu hướng đang được nâng cao. Đây là một xu hướng quan trọng vì tính khoa học là một trong những cơ sở quan trọng để công việc phê bình văn học mang tính khách quan hơn. Vì vậy, với sự phát triển như hiện nay của đời sống xã hội và tinh thần con người kết hợp với sự thay đổi khách quan và chủ quan trên sẽ tạo nên tính khả quan rất lớn đối với việc ứng dụng phân tâm học trong nghiên cứu và sáng tạo văn học ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. 13 Chƣơng 3. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC 3.1. Nhân vật với đời sống vô thức và các phức cảm 3.1.1. Nhân vật sống trong vô thức, giấc mơ 3.1.1.1. Vô thức Yếu tố “vô thức”, có thể thấy qua sáng tác của các cây bút văn xuôi đương đại Việt Nam khi họ hướng vào cõi riêng tư, tâm linh vô thức để phơi bày nỗi sâu kín trong tâm hồn của con người tạo nên giá trị nhân văn cho tác phẩm. Những cuộc đấu tranh quyết liệt giữa ý thức và vô thức, ở đó, có những lúc vô thức bành trướng, ép ý thức vào tận cùng ngõ ngách thì bản năng cốt lõi là bản năng dục vọng sẽ trỗi dậy. Dường như vô thức chiến thắng ý thức trong thoáng chốc, trong khi để ý thức chiến thắng, đó là cả một chặng đường dài đầy gian nan, phức tạp. Để có thể vượt qua sức mạnh của vô thức, các nhân vật đã thật sự sống vì mọi người, họ luôn sống trong sự khắc khoải, kiếm tìm một cái gì đó, mà đôi khi bản thể người không thể nắm bắt và chế ngự nổi. Cho nên nhiều lúc, nhân vật rơi vào những tình thế bất ngờ, không được báo trước, không kiểm soát nổi. 3.1.1.2. Giấc mơ Nhà văn sử dụng khái niệm “giấc mơ” với ý nghĩa để giải tỏa những ẩn ức, những ước vọng thầm kín trong tâm hồn nhân vật. Điều đó, cũng lý giải tại sao có nhiều tác phẩm nói về giấc mơ, lấy giấc mơ làm chất liệu, từ đó thể hiện nhiều vấn đề sinh động có tính nghệ thuật cao. Đó cũng là một trong những phương thức để các nhà văn nữ Việt Nam đương đại thể hiện cái nhìn đa diện, đa chiều về con người. 14 3.1.2. Nhân vật sống trong ám ảnh mặc cảm 3.1.2.1. Mặc cảm tính dục ấu thơ (Complexe de sexualité infantile) Theo học thuyết Freud, động cơ tính dục ở dạng nguyên thủy vẫn đeo đuổi mãi suốt cuộc đời đứa trẻ, nó quy định những phản ứng, cách cư xử của đứa trẻ đối với thành viên trong gia đình và những người ngoài ở nhiều dạng thức khác nhau. Hình ảnh những đứa trẻ bắt đầu lớn lên đã sớm nhận ra những ham muốn giới tính trong bản thân chúng xuất hiện trong một số truyện của các tác giả nữ. Bản năng tính dục của con người hình thành rất sớm, có cơ hội nó sẽ trỗi dậy bắt con người chiều theo ý mình. Có nhiều lúc, do hoàn cảnh, bản năng ấy được che giấu trong sự hổ thẹn và sự sợ hãi. 3.1.2.2. Mặc cảm Oedipe (Complexe d’ Oedipe) Khái niệm “mặc cảm Oedipe” có liên quan mật thiết với khái niệm “tính dục ấu thơ”. Phân tâm học giải thích “mặc cảm Oedipe” là một cảm tính đau khổ, day dứt, lo sợ phạm tội giết cha và yêu mẹ. Trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại có mang hơi hướng của mặc cảm Oedipe, mặc cảm Electra và biến thể của nó. 3.1.2.3. Mặc cảm khiếm khuyết, tàn phế (Complexe de castration) Mặc cảm khiếm khuyết, tàn phế hay còn gọi là mặc cảm hoạn trong phân tâm học của Freud chưa thật sự rõ ràng. Việc con người cắt bỏ bộ phận sinh dục chỉ bởi họ xem đó là những bộ phận tội lỗi, xấu xa. Khái niệm mặc cảm hoạn được mở rộng đến trạng thái tình cảm, cảm xúc có khả năng gây tổn thương cho tâm hồn và thể xác mỗi con người. Truyện ngắn của các nhà văn nữ là thế giới những mặc cảm về con người, như: mặc cảm phải chờ đợi, mặc cảm không được bình yên, mặc cảm cô đơn, mặc cảm của người sống trôi 15 nổi trên sông nước, mặc cảm tự ti... Tất cả những mặc cảm đó, trong cách thể hiện của các nhà văn nữ là nguyên nhân chính tạo ra bi kịch cho con người. 3.2. Nhân vật với đời sống tình yêu và tính dục 3.2.1. Nhân vật với khao khát tình yêu Thế giới tình yêu trong truyện ngắn các nhà văn nữ rất đa dạng, phong phú, với nhiều cung bậc, nhiều cảm xúc nhưng nổi bật nhất là thứ tình yêu đầy đam mê và liều lĩnh. Dấu ấn phân tâm học còn được thể hiện ở chỗ, các nhà văn đã xây dựng nhân vật ở chiều sâu tâm lý, nhằm thể hiện mối quan hệ tình yêu trong thời đại mới để trình bày và khám phá trạng thái tình cảm của mỗi người một cách chân thật và kì diệu nhất. Các nhà văn nữ Việt Nam đương đại viết về đề tài tình yêu với tất cả niềm ưu tư, khao khát muôn đời. Từ thế giới tình yêu tầm thường, nhạt nhẽo, mệt mỏi đến tình yêu mãnh liệt, say đắm, táo bạo đầy bi kịch đến những “khúc tình buồn” nhẹ nhàng sâu lắng… tất cả như là cái gì đó vừa sờ mó được, vừa xa xôi hư ảo, chấp chới như chiếc cầu vồng cuối chân trời. Nó gợi cho người đọc niềm khao khát thật sự trong tình yêu và cuộc sống hạnh phúc gia đình. 3.2.2. Nhân vật với ẩn ức tính dục Vấn đề tính dục (libido) là một trong những vấn đề trung tâm của chủ nghĩa Freud. Các nhà văn nữ đương đại viết về vấn đề tính dục với nhiều cách thức khác nhau, khai thác nó một cách cặn kẽ mạnh bạo hơn bao giờ hết. Họ công khai mổ xẻ vấn đề tế nhị này một cách thẳng thừng. Qua đó, các nhà văn nữ đã có cái nhìn mới mẻ trong vấn đề tính dục với ý thức về sự giải thoát con người khỏi những trói buộc và ẩn ức bị kiềm tỏa, những định kiến đã nhốt kín, giam hãm, cầm tù con người suốt một khoảng thời gian rất dài. 16 Họ đã nói đến tính dục muốn khẳng định giá trị của tính dục trong nhận thức, trong khát vọng bản năng của nhân vật. Đồng thời, thông qua bản năng tính dục, các nhà văn nữ Việt Nam đương đại đã lên tiếng đòi giải phóng giới mình thoát khỏi những quan niệm cổ hủ, lạc hậu và gửi gắm những tâm sự của mình, những tư tưởng của mình về cuộc sống, con người, xã hội. 3.3. Nhân vật với tâm lý đa phân qua môtíp và biểu tƣợng 3.3.1. Các môtíp Xuất phát từ cuộc sống và gặp gỡ ở những vấn đề nóng bỏng của xã hội nên truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại có những môtíp quen thuộc như: con người cô đơn, ngoại tình, những đứa trẻ tự lớn lên, nhân vật không có tên… Và tuy đồng điệu trong cùng một môtíp cốt truyện nhưng với sự tìm tòi ở những khía cạnh khác nhau và đặc trưng phong cách của nhà văn nên mỗi tác phẩm đều có một khám phá mới mẻ. 3.3.2. Các biểu tượng Theo Freud, biểu tượng là sự thể hiện dưới hình thức hình ảnh của một ngôn ngữ giấu giếm, ngôn ngữ của những thèm muốn trong chúng ta. Dù lãng mạn hay tầm thường, hình ảnh biểu tượng vẫn chứa bên trong một hiện thực cuộc sống. Freud đã đưa ra một ví dụ: một phụ nữ thường xuyên đánh rơi chìa khóa. Điều đó có nghĩa là bà ta trong vô thức mong muốn ngoại tình và xâu chìa khóa vừa là biểu tượng cho sự ràng buộc gia đình vừa là biểu tượng cho sự tò mò mà bà ta không có được. Hướng giải mã cho những biểu tượng xuất hiện trong truyện ngắn của các nhà văn nữ có thể vẫn mang tính chủ quan của người viết và chưa thỏa đáng. Tuy nhiên, chúng tôi xem đây là những gợi mở cho việc tiếp cận tính cách, tâm lý của nhân vật. 17 Chƣơng 4. PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC 4.1. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật 4.1.1. Ngôn ngữ 4.1.1.1. Ngôn ngữ đối thoại Lời văn đối thoại của nhiều nhân vật trong truyện ngắn nữ thể hiện sự dịu dàng, nữ tính. Đôi lúc, lời văn đối thoại lại có tính chất giống như một lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Bởi, những lời đối thoại đó của nhân vật vừa hướng đến người đối thoại nhưng cũng vừa hướng đến chính mình và những lời đối thoại đó chủ yếu là để giãi bày, thổ lộ những nỗi niềm sâu kín của nhân vật. 4.1.1.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm Sử dụng ngôn ngữ độc thoại trong sáng tác, chính là phương thức để các tác giả ca ngợi vẻ đẹp đầy chất phồn thực của các nhân vật nữ, với vẻ đẹp tự nhiên, đầy cám dỗ. Nó có sức gợi tình, sức thôi miên mãnh liệt. Thân thể - tính dục vừa là đối tượng phản ánh, vừa là cách thức tìm kiếm và biểu đạt đặc trưng tính nữ. Nhân vật trong sáng tác của các nhà văn nữ phần lớn mang những nỗi bất hạnh, nỗi đau của kiếp đàn bà, vì thế, họ thường sống thiên về nội tâm. Qua những dòng nội tâm ấy, người đọc nhận diện rõ hơn về những niềm vui, nỗi buồn của họ. 4.1.2. Giọng điệu 4.1.2.1. Giọng trữ tình, thương cảm Việc lựa chọn điểm nhìn nội quan là một lựa chọn ưu việt của các nhà văn nữ khi để nhân vật tự đánh giá mình, tự nhận ra mọi hành vi của mình trong vô thức lẫn hữu thức, là cách nhà văn để cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan