Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyện kể dân gian với văn xuôi hiện đại về đề tài thiếu nhi (khảo sát một số tr...

Tài liệu Truyện kể dân gian với văn xuôi hiện đại về đề tài thiếu nhi (khảo sát một số truyện trong sách của nhà xuất bản kim đồng)

.PDF
26
885
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VỚI VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VỀ ĐỀ TÀI THIẾU NHI (KHẢO SÁT MỘT SỐ TRUYỆN TRONG SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG) Chuyên ngành: Văn học Dân gian Mã số: 60.22.36 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA VĂN HỌC Hà Nội – 2012 1 LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI Khoa v¨n häc Tr­êng ®¹i häc khoa häc X· HéI Vµ NH©N V¡N Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Chí Quế Ph¶n biÖn 1: PGS. TS. Vũ Anh Tuấn Ph¶n biÖn 2: TS. Nguyễn Thị Nguyệt Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ Tr­êng ®¹i häc khoa häc X· HéI Vµ NH©N V¡N Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012 Cã thÓ t×m hiÓu luËn v¨n t¹i: PHÒNG TƯ LIỆU KHOA VĂN HỌC TrƯỜNG ®¹i häc KHXHNV TRUNG TÂM THƯ VIỆN TrƯỜNG ®¹i häc KHXHNV 2 1.Lý do chọn đề tài 1.1.Văn học dân gian là nền tảng cơ sở vững chắc cho sự ra đời của nền văn học viết.Văn học dân gian không chỉ bồi đắp cho tâm hồn muôn triệu con người Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng vô tận đối với các nhà thơ, nhà văn giúp các nhà thơ, nhà văn học tập, tiếp thu, kế thừa và sáng tạo những vẻ đẹp của văn học dân gian. Chính vì vậy đề tài mà chúng tôi lựa chọn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lịch sử văn học. Bởi trong thực tế mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết diễn ra vô cùng phong phú, sinh động và thường xuyên nảy sinh cùng với sự phát triển của lịch sử văn học. 1.2.Văn học thiếu nhi là một bộ phận có vị trí đặc biệt trong mỗi nền văn học dân tộc. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và làm giàu có tâm hồn mỗi con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho các em trên suốt cuộc đời. Văn học thiếu nhi nói chung và truyện viết cho thiếu nhi nói riêng ở nước ta đã xuất hiện từ thập kỉ 40 và đã có một số tác phẩm tiêu biểu nhưng phải đến sau năm 1945 mới thực sự phát triển một cách có ý thức với đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo, nội dung phong phú và có những tác phẩm đạt tới kết tinh nghệ thuật. Để có những thành tựu như vậy phải kể đến công sức của lớp người khai sơn phá thạch đầu tiên: Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng. Việc đánh giá ghi nhận lại vị trí của những cây bút tâm huyết dành cho nền văn học thiếu nhi nước nhà là việc làm cần thiết. 1.3.Đối với chương trình văn học giảng dạy trong nhà trường, văn học thiếu nhi cũng là một bộ phận được những người biên soạn đặc biệt quan tâm. Các tác phẩm của Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng cũng xuất hiện trong chương trình Ngữ văn cấp tiểu học và trung học cơ sở. Do đó, với tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn thì đề tài trên là một việc làm thiết thực và hữu ích về mặt chuyên môn. Nó cung cấp một hệ thống tư liệu phong phú về tác phẩm cũng như các hình thức kế thừa và sáng tạo của nhà văn trong một giai 3 đoạn văn học dài. Mặt khác nó giúp tôi thấy được vai trò và sự tác động sâu sắc của truyện kể dân gian đối với văn xuôi hiện đại về đề tài thiếu nhi. Với tất cả những suy nghĩ trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn là: Truyện kể dân gian với văn xuôi hiện đại về đề tài thiếu nhi (Khảo sát một số truyện trong sách của Nhà xuất bản Kim Đồng). 2.Lịch sử nghiên cứu Sự tác động, ảnh hưởng của văn học dân gian – văn học viết đã có từ lâu và thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu: - Võ Quang Trọng trong cuốn Vai trò của văn học dân gian trong văn xuôi hiện đại Việt Nam – Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1998 cũng đã đề cập đến vai trò của cấu trúc, thể loại và phong cách dân gian trong văn xuôi hiện đại. Xu hướng này cũng gần với đề tài của chúng tôi đặt ra song hướng giải quyết và mức độ giải quyết vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, công trình này cũng đã gợi mở cho tôi hướng nghiên cứu và khảo sát một cách có hệ thống những ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn xuôi hiện đại về đề tài thiếu nhi. - Công trình Truyện viết cho thiếu nhi từ sau cách mạng tháng Tám của Nguyễn Thị Thanh Vân - Luận án Tiến sĩ Văn học bảo vệ tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, năm 1982 đã xoay quanh các loại đề tài chính và các loại truyện viết cho thiếu nhi song chưa đi sâu vào sự ảnh hưởng của văn học dân gian trong tác phẩm. - Truyện viết cho thiếu nhi từ sau năm 1975 của Lã Thị Bắc Lý- Luận án Tiến sĩ Văn học bảo vệ tại Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2000 tập trung vào sự vận động của truyện viết cho thiếu nhi với rất nhiều đổi mới. Công trình thể hiện cái nhìn khái quát của người nghiên cứu về nền văn học thiếu nhi Việt Nam sau chiến tranh nhất là tác giả có ý thức tìm kiếm những đổi mới trong quan niệm sáng tác, hình tượng nhân vật và hàng loạt các vấn đề có liên quan đến nền văn học trẻ em thời hòa bình. Tác giả cũng đã nghiên cứu, đánh giá vị trí của truyện cổ tích hiện đại, đồng thoại trong văn học thiếu nhi như 4 Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng. Tuy nhiên tác giả công trình chưa đi sâu vào nghiên cứu sự ảnh hưởng của văn học dân gian trong các tác phẩm văn xuôi hiện đại song đây cũng là tư liệu giúp tôi có hướng đi và cách nhìn nhận đúng vấn đề. - Đến năm 2003, Giáo trình văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý - Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội cung cấp những kiến thức cơ bản về nền văn học thiếu nhi Việt Nam và giới thiệu thêm những tinh hoa văn học của trẻ em nước ngoài. Cuốn sách đã nêu những đặc điểm, giá trị nổi bật trong những sáng tác của Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng từ mảng thơ ca đến văn xuôi, từ nội dung đến nghệ thuật. - Công trình Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại của Phạm Thị Trâm - Luận án Tiến sĩ Văn học bảo vệ tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002 đã đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết cả trên bình diện lý luận và tác phẩm. Công trình cũng đã đề cập tới tiểu thuyết của Tô Hoài và tập truyện: Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ. Song công trình đã đi sâu vào lý luận nhưng đã gợi mở cho tôi hướng nghiên cứu và khảo sát một cách có hệ thống những ảnh hưởng của văn học dân gian trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng. - Trên Tạp chí Văn học nay là Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Tạp chí Văn hoá dân gian, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật các nhà khoa học đã có những bài viết, những chương viết đề cập đến từng khía cạnh của những vấn đề trên. Nhưng phần lớn các công trình còn giới hạn ở những phạm vi nhất định. Chẳng hạn, vấn đề quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, nhiều tác giả của nhiều bài viết thường mới chỉ quan tâm chú ý nhiều đến những dấu hiệu tồn tại vật chất của hình thức của ngôn ngữ văn học dân gian trong các tác phẩm văn học. Đó là việc nghiên cứu xem xét về cách sử dụng tục ngữ, ca dao, dân ca, sử dụng các mô típ, hình ảnh của tác phẩm văn học dân gian vào các sáng tác của các nhà văn. Chẳng hạn như: 5 + Vai trò của văn học dân gian trong sự phát triển văn học dân tộc của Đặng Văn Lung trên Tạp chí văn học số 2, tr. 92-1969. + Một vài đặc điểm của truyện cổ tích văn học trong mối quan hệ với thể loại truyện cổ tích dân gian của Võ Quang Trọng trong Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2-1995. + Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình thành các thể loại tự sự trong văn học Việt Nam của Kiều Thu Hoạch trong Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1+2-1998. + Ảnh hưởng của thần thoại và cổ tích trong cách xây dựng nhân vật văn xuôi hôm nay của Bùi Thanh Truyền trong Tạp chí Văn hoá dân gian, số 52001. Những bài viết này đã chỉ ra được những biểu hiện mang tính quy luật, tính hệ thống của những thể loại, của những tác phẩm cụ thể, thể hiện sự ảnh hưởng của văn học dân gian tới văn học viết. Tuy nhiên vẫn chưa đi sâu vào các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng. Như vậy nhìn chung các bài viết đã nghiên cứu đánh giá đúng sự tác động ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn học viết. Những ý kiến cụ thể của các nhà nghiên cứu chính là những gợi ý bổ ích manh tính chất định hướng cho chúng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Song vấn đề ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi hiện đại về đề tài thiếu nhi của các tác giả Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng khảo sát trong một số một số tác phẩm in trong sách của Nhà xuất bản Kim Đồng được đề cập tới chưa nhiều hoặc chỉ trình bày một cách giản lược, chưa có hệ thống. Chính vì vậy đề tài mang tính thực tiễn cao và cần thiết đối với người nghiên cứu văn học thiếu nhi trong quá trình nắm bắt tư tưởng và khám phá tác phẩm. Đặc biệt là thấy được vai trò và sự ảnh hưởng to lớn của truyện kể dân gian trong văn xuôi hiện đại Việt Nam. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu 6 - Luận văn chỉ ra được vai trò và sức sống tiềm tàng của truyện kể dân gian trong truyện thiếu nhi hiện đại của các nhà văn. Từ đó chúng ta có thể thấy được sức sống tiềm tàng của truyện kể dân gian nói riêng, văn học dân gian nói chung. - Luận văn giúp người đọc thấy được tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ khi kế thừa tinh hoa nghệ thuật truyền thống, những giá trị tinh thần của quá khứ được kết tinh trong tác văn xuôi hiện đại - Tìm hiểu những nét truyền thống và hiện đại trong việc kế thừa và sáng tạo của nhà văn: Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng trong từng tác phẩm. Từ đó, ta có thể đánh giá chính xác về vị trí và những đóng góp của các nhà văn trên trong nền văn học Việt Nam nói chung và mảng văn học thiếu nhi nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: yếu tố dân gian trong văn xuôi hiện đại trên mảng đề tài viết cho thiếu nhi. - Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm in trong sách Nhà xuất bản Kim Đồng + Tô Hoài với tiểu thuyết : Đảo hoang, Nhà Chử, Chuyện nỏ thần. + Phạm Hổ với tập truyện: Chuyện hoa, chuyện quả. + Võ Quảng với tập truyện đồng thoại 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp thống kê 6.Cấu trúc luận văn Ngoài phần dẫn luận, kết luận và phần tư liệu tham khảo, phần nội dung chính được chia thành 3 chương: 7 Chương 1: Những yếu tố văn học dân gian trong một số tác phẩm của Tô Hoài in trong sách của Nhà xuất bản Kim Đồng. Chương 2: Những yếu tố văn học dân gian trong một số tác phẩm của Phạm Hổ in trong sách của Nhà xuất bản Kim Đồng. Chương 3: Những yếu tố văn học dân gian trong một số tác phẩm của Võ Quảng in trong sách của Nhà xuất bản Kim Đồng. NỘI DUNG Chương 1:NHỮNG YẾU TỐ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI IN TRONG SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG 1.Hành trình sáng tác của Tô Hoài Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông. Đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi cho đến nay, Tô Hoài đã sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn một trăm năm mươi đầu sách) ở nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, vào năm 1996 ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Nhìn chung, Tô Hoài là một nhà văn sớm bước vào đời, vào nghề văn và cũng sớm tham gia hoạt động cách mạng. Ông viết ở nhiều thể loại và thể loại nào ông cũng đạt được những thành công đặc sắc. 2. Những yếu tố văn học dân gian trong một số tác phẩm của Tô Hoài in trong sách của Nhà xuất bản Kim Đồng. 2.1.Vay mượn cốt truyện dân gian. Với tài năng của mình, Tô Hoài đã biết cách liên kết các chi tiết lại với nhau để tạo thành những cốt truyện đời thường, đơn giản theo một trật tự tuyến tính như trong đời thực. Bởi vậy cốt truyện trong tác phẩm của Tô Hoài thường vận động một cách tự nhiên ít có những biến cố đột xuất, dồn 8 dập mà thường trôi chảy theo dòng thời gian và gắn với đời sống sinh hoạt mỗi vùng, mỗi miền. Truyện Đảo hoang được viết lại dựa trên truyện Sự tích dưa hấu. Tô Hoài vẫn giữ lại những sự kiện, chi tiết then chốt của truyện dân gian.Ông dựng lại câu chuyện Mai An Tiêm trồng dưa hấu, một chuyện xảy ra cách đây khoảng bốn nghìn năm vào thời Hùng Vương dựng nước. Truyện Chuyện nỏ thần được xây dựng từ cốt truyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa.Vua Thục đã tiến hành xây thành Cổ Loa để phòng chống giặc ngoại xâm. Truyện Nhà Chử được sáng tạo lại từ truyện cổ tích Chử Đồng Tử. Tô Hoài đã lấy cốt truyện cổ đó để xây dựng lên tác phẩm của mình Tóm lại các tiểu thuyết Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử là những tác phẩm văn học hiện đại nhưng được xây dựng trên cơ sở cốt truyện của truyện dân gian. Qua đó, ta có thể thấy rõ truyện dân gian đã đóng vai trò quan trọng vào việc tổ chức, xây dựng tác phẩm mới của nhà văn, làm phong phú thêm nội dung và hình thức thể loại của nền văn học hiện đại. 2.2. Sáng tạo lại những truyền thuyết của dân gian. 2.2.1.Thêm sự kiện, thêm chi tiết. Truyện Đảo hoang được viết lại dựa trên truyện Sự tích dưa hấu. Tô Hoài vẫn giữ lại những sự kiện, chi tiết then chốt của truyện dân gian song đã gia tăng thêm các sự kiện, chi tiết tạo cho bức tranh cuộc sống hiện lên thật sinh động và hấp dẫn. Đó là những cảnh miêu tả phong tục, lễ hội và đưa ra cách kết thúc truyện mới. Truyện Đảo hoang không kết thúc ở đây mà được tiếp tục diễn ra trong cảnh nhân vật Mon với ước mong “một ngày kia ngoài đảo hoang ấy, tự tay mình sẽ gây dựng được nên như Bãi Lở”. Truyện Chuyện nỏ thần được xây dựng từ cốt truyện An Dương Vương xây thành Cổ loa. Nhưng ở đây, Tô Hoài đã sáng tạo bằng cách lựa chọn những tình tiết về sinh hoạt, về phong tục trần thuật trực tiếp bằng quan sát của mình để tạo ra chủ đề mới. Khác với truyền thuyết, việc xây thành phải 9 nhờ đến sự trợ giúp của thần. Còn trong Chuyện nỏ thần, bạn đọc được chứng kiến cảnh từng đoàn người từ khắp các cõi kéo về đắp thành .Ngoài ra trong phần kết của Chuyện nỏ thần không chỉ dừng lại ở thất bại thảm hại của vua Thục mà khung truyện được mở rộng đến cảnh nhân vật Trưng Trắc, Trưng Nhị tiếp tục lấy cánh nỏ, mũi tên chống lại giặc Hán. Truyện Nhà Chử được sáng tạo lại từ truyện cổ tích Chử Đồng Tử. Khác với câu chuyện cũ, trong Nhà Chử, Tô Hoài đã thêm vào đó những chi tiết mới nhằm đưa đến cho người đọc bức tranh đời sống của người dân vùng sông nước. Tô Hoài còn tạo dựng được nhiều bức tranh miêu tả phong tục lễ hội với các cuộc thi: đấu vật, chọi trâu, đánh phết. Ở cuối tác phẩm Nhà Chử, ta bắt gặp hình ảnh đoàn thuyền của vợ chồng Chử đang lướt trên sông Cái cùng với tiếng hát, tiếng trống thúc giục. 2.2.2. Hiện thực hóa những chi tiết huyền ảo Trong ba tiểu thuyết của nhà văn Tô Hoài, tác giả chú tâm lược bỏ bớt các chi tiết biến hóa, phù phép dị đoan mà thiên về tính thiết thực. Nhà văn muốn nhấn mạnh vai trò và công lao của con người. Truyện Đảo hoang gắn với thời đại Hùng Vương dựng nước - một giai đoạn trọng yếu trong lịch sử dân tộc Trong truyền thuyết An Dương Vương, yếu tố ma thuật phù phép xuất hiện khá nhiều. Nhưng trong Chuyện nỏ thần, Tô Hoài không đưa chi tiết này vào phần sáng tạo của mình. Tô Hoài để cho nhân vật của mình xây thành là để phòng thủ giặc ngoại xâm lâu dài. Do đó được sự ủng hộ cao của quần chúng nhân dân. Đó là tinh thần sức mạnh tập thể, sự đoàn kết nhất trí. Tô Hoài cho người đọc thấy được yếu tố con người có vai trò to lớn và có tính chất quyết định tới mọi sự thắng lợi. Trong truyện Nhà Chử của Tô Hoài, chúng ta thấy được yếu tố kì ảo đã bị lược bỏ. Cuộc gặp gỡ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung nên duyên vợ chồng như là duyên phận, là ý trời do đó có cảnh một đám cưới linh đình có cả các bô lão địa phương tới dự. Vì vậy kết thúc truyện Nhà Chử không phải 10 là hình ảnh hai vợ chồng Tiên Dung bay về trời mà là hình ảnh của vợ chồng Chử đang lướt trên sông Cái cùng với tiếng hát, tiếng trống thúc giục trong hành trình mở rộng bờ cõi, phát triển kinh tế. 2.3. Nhân vật chức năng trong truyện của Tô Hoài. 2.3.1. Nhân vật phù trợ. Bên cạnh các nhân vật chính có trong các truyền thuyết, thần thoại, cổ tích dân gian, nhà văn đã đưa vào hàng loạt nhân vật phù trợ. Trong Đảo hoang có nhân vật Mon. Maili, Gái, tập thể người dân Bãi Lở. Trong Chuyện nỏ thần có nhân vật Lý Ông Trọng, Đô Lỗ, Đô Nồi, Đống, Vực, hàng ngàn lực sĩ bắn nỏ, hàng ngàn chàng trai, cô gái xây đắp thành, nhân vật Trưng Trắc, Trưng Nhị. Trong Nhà Chử : nhân vật Ông Chử, Bố Chử, Mẹ Chử, nàng Dong, chàng Tùng, nàng Mị. Trong ba bộ tiểu thuyết của Tô Hoài đã phá vỡ lối miêu tả nhân vật đơn lẻ trong truyện cổ mà tổ chức tác phẩm bằng một hệ thống nhân vật trong đó có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật nền đồng loại. Nhà văn đã khéo léo tổ chức mối liên hệ giữa các nhân vật. Việc xây dựng các nhân phù trợ, Tô Hoài đã cho người đọc thấy được sức mạnh của con người, sức mạnh của tập thể, sức mạnh của sự đoàn kết. Họ chính là lực lượng trợ giúp nhân vật chính thực hiện ước muốn, hoài bão của mình. Chính điều này đã cho chúng ta thấy được, nhân vật chính diện không hề đơn độc trong quá trình tiêu diệt các ác. 2.3.2. Nhân vật chính diện. Không có phép biến hóa siêu phàm, nhân vật chính diện trong truyện của Tô Hoài bền bỉ đấu tranh với cái ác, cái xấu, với những khó khăn, gian khổ. Trong quá trình gian nan ấy, các nhân vật không thụ động ngồi chờ sự giúp đỡ của thần linh mà bằng trí tuệ của mình đã vượt lên trên hoàn cảnh để chiến thắng. Việc tạo ra những tình huống thử thách trong cuộc sống sinh hoạt đời thường để từ đó nhân vật tự bộc lộ phẩm chất và tích cách của mình là một 11 thủ pháp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tô Hoài. Đây chính là thủ pháp Tô Hoài đã vay mượn của yếu tố thi pháp văn học dân gian. Đó chính là môtip thử thách: đặt nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách để tự bộc lộ phẩm chất, tính cách của mình. Kết thúc truyện, nhân vật sẽ chiến thắng mọi khó khăn, thử thách để hưởng thụ thành quả lao động của chính mình và cuộc sống thái bình cùng dân chúng. Nhân vật Mai An Tiêm trong Đảo hoang muốn tạo ra của cải vật chất, phải lao động, phải đánh đổi bằng mồ hôi, sức lực và cả máu thịt của mình. Khi bị nhà vua đầy ra đảo hoang, cả gia đình đã phải chứng kiến cảnh tượng hãi hùng của thiên nhiên. Đứng trước hoàn cảnh tưởng chừng như không thể vượt qua được, An Tiêm vẫn bình tĩnh tháo gỡ, sắp xếp từng việc. Vậy là sau bao nhiêu năm phải sống trên đảo hoang, vượt lên chính mình, Mai An Tiêm và gia đình đã tạo dựng được cuộc sống mới trong bao nỗi gian truân vất vả không thể lường trước được. Trong Chuyện nỏ thần, Tô Hoài xây dựng tình huống để thử thách nhân vật của mình bằng cách đặt nhân vật vào môi trường lao động trực tiếp. Ở đó nhân vật không có sự trợ giúp của các lực lượng siêu nhiên. Cao Lỗ không chỉ tài giỏi trong việc xây thành, đắp lũy, chế tạo nỏ thần, ông còn là một vị tướng tài. Bên cạnh nhân vật Cao Lỗ, người đọc không thể quên được hình ảnh vua Thục An Dương Vương - một người đứng đầu bộ tộc Âu Lạc lúc mở đầu cơ nghiệp cũng là một người lao động thực sự. Với nhân vật Chử và họ nhà Chử (Nhà Chử) – những con người cả đời gắn bó với vùng sông nước, Tô Hoài đã tạo ra tình huống thử thách ý chí và nghị lực của con người khi miêu tả cuộc sống của họ trên sông nước và hành trình vượt qua những ngọn thác, những con lũ để tìm đến ngọn nguồn sông Cái. Như vậy bằng việc tạo ra những tình huống vượt ghềnh, vượt thác, Tô Hoài đã để cho nhân vật dùng trí tuệ và sức mạnh thể lực của mình đã chủ động vượt qua khó khăn, thử thách ấy 12 2.3.3. Nhân vật phản diện. Với truyện của Tô Hoài, hệ thống nhân vật phản diện ít được ông xây dựng thành hai tuyến mang tính đối kháng mà chủ yếu là các lực lượng chống đối. Khảo sát trong ba truyện Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chứ của Tô Hoài, chúng tôi thấy trong truyện Đảo hoang, Nhà Chứ không có nhân vật phản diện chỉ có lực lượng chống đối lại nhân vật chính diện.Trong truyện Chuyện nỏ thần, nhân vật có sự phân chia thành hai tuyến rõ rệt. Nhân vật phản diện trong truyện là quân Tần, Triệu Đà và Trọng Thủy. Trong đó nhân vật Triệu Đà và Trọng Thủy được Tô Hoài đề cập đến nhiều trong truyện. Trong truyện Đảo hoang, Tô Hoài đã dựng lên cảnh An Tiêm cùng người dân Bãi Lở ngày đêm vật lộn, chống chọi với lụt lội, với nạn “trâu nước, trâu thần”. Với quyết tâm “một mất một còn”, hàng ngày An Tiêm cùng dân làng vào núi vác đá ra. Cứ khúc sông nào lở nhiều thì cho ném đá xuống. Khi cả gia đình bị đầy ra đảo hoang, không có gì ngoài chút quà tình nghĩa của người dân Bãi Lở lén đưa, vậy mà An Tiêm và gia đình vẫn ngày đêm vật lộn với thiên nhiên để tồn tại và sinh sống cùng thiên nhiên. Trong truyện Nhà Chử, cuộc sống trên sông nước của gia đình nhà Chử cũng chẳng hề đơn giản chút nào. Cuộc sống ấy không phải lúc nào cũng bình yên mà xung quanh có biết bao kẻ thù luôn rình rập đe dọa. Đó là những con thuồng luồng, cá sấu nằm mốc meo phơi mình như những đống củi chờ con người “vô ý dẫm phải, mất chân ngay”. Trong truyện Chuyện nỏ thần, nhân vật có sự phân chia thành hai tuyến rõ rệt. Nhân vật phản diện trong truyện là quân của Tần Thủy Hoàng, Triệu Đà và Trọng Thủy. Họ có dã tâm xâm chiếm đất nước Âu Lạc. Quân của Tần Thủy Hoàng nhiều lần tiến đánh đất nước Âu Lạc nhưng đều không thành công. Sau đó Triệu Đà lại sang xâm lược đất nước Âu Lạc. Lần thứ nhất hắn đã thất bại vì An Dương Vương có thành ốc kiên cố, có nỏ thần, có tướng giỏi cùng đạo quân hùng mạnh giúp sức đặc biệt là tinh thần cảnh giác cao độ và ý 13 thức trách nhiệm cao trong việc phòng thủ đất nước. Lần thứ hai Triệu Đà dẫn quân sang tiến đánh đất nước Âu Lạc và đã thành công. Có thể nói, nhận vật phản diện thường là nhân vật chức năng để thực hiện ý đồ của tác giả. Do đó, tuy đa dạng về kiểu loại nhưng nhìn chung tính cách của nhân vật thường nhất quán và ít phức tạp. Tô Hoài xây dựng lên các lực lượng chống đối và các nhân vật phản diện nhằm mục đích tô đậm, ca ngợi và tôn cao tính cách, phẩm chất của nhân vật chính diện. Tiểu kết Tô Hoài đã mượn nguyên cốt truyện của truyện cổ dân gian nhưng mối quan hệ giữa các sự kiện đã được nhà văn tạo ra những logic mới, hàm chứa những thông tin mới của thời đại. Như vậy, Tô Hoài đã lựa chọn cho mình một lối đi riêng. Qua truyện Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử cho ta thấy Tô Hoài là một nhà văn có vốn văn hóa dân gian rất phong phú. Điều quan trọng, ông đã có sự hiểu biết sâu và có khả năng chuyển hóa sự hiểu biết đó thành năng lượng sáng tạo để rồi viết nên tác phẩm hay, thu hút được nhiều người. Chương 2:NHỮNG YẾU TỐ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA PHẠM HỔ IN TRONG SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG 1. Hành trình sáng tác của Phạm Hổ Phạm Hổ ( 1926- 2007) quê ở xã Nhân An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Phạm Hổ sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết cho cả người lớn và trẻ em. Sự phong phú trong thể loại và số lượng dày dặn của tác phẩm ít nhiều chứng minh cây bút Phạm Hổ có tiềm lực sáng tạo dồi dào và khá linh động. Đóng góp lớn nhất của Phạm Hổ cho nền văn học là những tác phẩm viết cho thiếu nhi. 2.Những yếu tố văn học dân gian trong một số tác phẩm của Phạm Hổ in trong sách của Nhà xuất bản Kim Đồng. 14 2.1. Mô phỏng cốt truyện dân gian 2.1.1.Mô phỏng cách tổ chức sự kiện Khi mượn cách triển khai mạch truyện theo lối cổ tích hóa, Phạm Hổ không thể không chú ý đến những đặc trưng cơ bản của cách kể chuyện dân gian như cách xây dựng cốt truyện, không gian – thời gian, các môtíp quen thuộc. Mô hình cấu tạo cốt truyện trong truyện của Phạm Hổ: nhân vật gặp tai họa – nhân vật gặp gỡ lực lượng thần kì – nhân vật vượt qua thử thách – kết thúc bằng sự hóa thân. Như vậy trong truyện cổ tích của nhà văn Phạm Hổ, tác giả tuân thủ kết cấu kể theo tuyến thẳng( tính chất tuyến tính, cái gì trước thì kể trước thì kể trước, cái gì sau thì kể sau, không đồng tái hiện như trong tiểu thuyết). Các sự kiện được sắp xếp theo một trật tự cố định, xuất hiện lần lượt theo trục thời gian và liên quan chặt chẽ với nhau. Việc tổ chức sự kiện theo một trình tự kết cấu xâu chuỗi trong những câu chuyện của nhà văn Phạm Hổ đưa người đọc tới những miền hư cấu nghệ thuật hấp dẫn và trình tự các sự kiện đó cũng diễn ra theo một tuần tự của một đời người. 2.1.2.Những công thức mở đầu. Truyện của Phạm Hổ phần lớn là các câu chuyện được viết theo thể loại truyện cổ viết lại nên đã sử dụng phần lớn môtip truyện cổ tích với những công thức mở đầu quen thuộc: “Ngày xửa, ngày xưa”, “Ngày xưa…. xưa, xưa…”,“ Ngày xưa…. rất xưa”, “ Ngày xưa…. xưa lắm…” tạo cho các em sự thích thú say mê theo dõi câu chuyện. Phạm Hổ dẫn dắt bạn đọc đi vào thế giới cổ tích bằng cách bước vào một trường thời gian quá khứ thật xa xăm. Chức năng cơ bản của công thức mở đầu là đưa người nghe từ dòng thời gian của cuộc đời hàng ngày vào thời gian của câu chuyện kể, tách rời sinh hoạt hiện tại và, sau đó, như theo một phép màu, nhập thân vào “thế giới cổ tích”. Mặt khác, theo quan niệm của người kể và người nghe, cái gì càng xưa thì càng có giá trị và đáng tin tưởng. 15 2.1.3. Những công thức kết thúc Trong truyện cổ tích của Phạm Hổ, phần lớn nhà văn đều dùng cách kết thúc: khi các nhân vật chết đều biến hóa thành cây này, cây kia hoặc thành hoa này, hoa kia. Tuy nhân vật chính chết đi nhưng đó là cái chết của chiến thắng nên nhân vật sẽ được hóa thân để có thể sống muôn đời. Hoặc trong nhiều chuyện, nhân vật không chết, không hóa thân mà thần Tiêu Ly, thần Trang Ly (thuộc gia phả thần Cây) xuất hiện và tạo ra giống cây mới dựa trên nguyện vọng của các nhân vật chính. Do đó truyện kết thúc bằng cách lấy tên nhân vật chính đăt cho cây hoặc hoa. Mục đích của nhà văn nhằm giải thích nguồn gốc các loài cây, hoa, quả: “loại cây mọc lên từ …ngày nay gọi là…”. Với những công thức kết thúc, Phạm Hổ đã giúp các em nhận ra ý nghĩa, giá trị của những loài cây cỏ vốn hết sức bình dị, quen thuộc đối với cuộc đời. Công thức này đưa ra một “dấu vết xưa còn lại”- một tục lệ, một sự vật làm bằng chứng cho “tính chất có thật” của câu chuyện kể. 2.1.4. Những môtip thường gặp. 2.1.4. 1. Môtip thử thách. Mỗi nhân vật để có được hạnh phúc và sự bình yên đều phải trải qua những tai họa, thử thách. Truyện cổ tích của Phạm Hổ cũng sử dụng môtip quen thuộc này. Với môtip tai họa, thử thách và vượt qua tai họa, thử thách, Phạm Hổ đã giúp người đọc hiểu rõ hơn triết lí “ở hiền gặp lành” trong truyện cổ tích quen thuộc và để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách của mình. 2.1.4.2. Môtip trừng phạt. Môtip trừng phạt là môtip dành cho nhân vật phản diện để phản ánh đúng quan niệm của dân gian: “ác giả ác báo”. Sử dụng môtip này, Phạm Hổ mong muốn xây dựng một xã hội công bằng tốt đẹp, hạnh phúc. Do đó khi viết truyện cổ tích hiện đại, nhà văn đã sử dụng môtip này một cách triệt để. Như vậy với môtip trừng phạt, tác giả dân gian đã thể hiện rõ thái độ căm ghét các thế lực ác bá đã chống đối, cản trở nhân vật thiện. Cái ác dù có tác oai tác quái đến đâu thì cuối cùng cũng sẽ bị tiêu diệt. Đó chính là khát 16 khao, là niềm mong muốn của dân gian về việc xây dựng một xã hội tốt đẹp và công bằng. 2.1.4.3. Môtip hóa thân. Các sự vật, sự việc hầu như chỉ diễn ra ở cõi trần, trong cuộc sống chiến đấu, lao động và sinh hoạt của con người. Kết cục cuộc đời của mỗi nhân vật không hóa thân vào cõi hư vô mà dấu ấn của họ vẫn lưu lại nơi trần thế. Cũng với mô típ hóa thân, Phạm Hổ đã để cho nhân vật của mình ở lại nơi trần thế. Như vậy tuy cùng là mô típ hóa thân nhưng nếu như trong cổ tích dân gian, nguồn gốc của các sự vật thường là do một bi kịch cá nhân tạo nên thì trong truyện của Phạm Hổ, cây quả là kỉ vật còn lại của những tình cảm tốt đẹp của con người: tình mẫu tử, tình thầy trò, tình yêu thương giữa con người với nhau. Do đó khi đọc truyện cổ tích của Phạm Hổ, ta có cảm giác như câu chuyện đó xảy ra đâu đây như mình đã từng nghe, từng thấy. 2.1.5. Yếu tố kì ảo. Trong sáng tác của Phạm Hổ, yếu tố kì ảo cũng được ông sử dụng như một biện pháp nghệ thuật đắc dụng. Các nhân vật trong truyện của Phạm Hổ khi gặp phải những khó khăn, bế tắc do cái ác gây lên đều nhận được sự trợ giúp của các lực lượng siêu nhiên. Trong truyện cổ tích của Phạm Hổ, yếu tố kì ảo có vai trò to lớn giúp cho những nhân vật nghèo khổ, bất hạnh thoát được những khó khăn, bế tắc trong cuộc sống đưa họ đến với niềm vui, hạnh phúc. Như vậy yếu tố kì ảo đã giúp cái thiện chống trả được cái ác, tiêu diệt được cái ác đồng thời tạo dựng niềm tin, niềm lạc quan trong mỗi con người về tương lai, về cuộc sống. 2.2. Thời gian – không gian phiếm chỉ. Hình thức đặc trưng của truyện cổ tích là không gian – thời gian khá đặc biệt. Không gian, thời gian trong truyện cổ tích xưa thường mang tính phiếm chỉ và thường đó là một cõi xa xăm, mờ ảo, thực thực, hư hư. 2.2.1. Thời gian quá khứ xa xôi. 17 Các câu chuyện được viết theo thể loại truyện cổ viết lại nên đã sử dụng phần lớp môtip truyện cổ tích với cách mở đầu câu chuyện “ Ngày xửa ngày xưa”,“ Ngày xưa…. Xưa, xưa…”,“ Ngày xưa…. Rất xưa”, “ Ngày xưa…. Xưa lắm…” tạo cho các em sự thích thú say mê theo dõi câu chuyện. Cổ tích hiện đại của Phạm Hổ cũng bắt đầu bằng cái khung thời gian quen thuộc ấy. Phạm Hổ dẫn dắt bạn đọc đi vào thế giới cổ tích bằng cách bước vào một trường thời gian quá khứ thật xa xăm. Tuy nhiên nếu thời gian trong cổ tích xưa không vận động, cũng không biến đổi thì thời gian trong cổ tích mới của Phạm Hổ luôn động, chuyển dịch theo lôgíc của thời gian đời thường. Cách dựng truyện theo khung thời gian chuyển động của Phạm Hổ là cách ông thuyết phục thiếu nhi tin vào những gì đang diễn ra. Ngoài ra, một nét độc đáo nữa trong cách xây dựng thời gian trong truyện của Phạm Hổ là thời gian tâm trạng. 2.2.2. Không gian làng quê thời Văn Lang – Âu Lạc. Không gian nghệ thuật trong chuyện của Phạm Hổ vẫn là không gian của một làng nọ, vùng kia rất phiếm chỉ, nhưng người đọc tìm thấy bóng dáng của cuộc sống thường nhật vừa gần gũi vừa thân quen trong các câu chuyện của tác giả. Nói cách khác, không gian nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ không mang tính chất huyền bí, xa lạ. Đó thường là bối cảnh hoạt đời thường. Có thể nói, với những cách dựng không gian như thế, truyện cổ tích hiện đại của Phạm Hổ rất đậm đà màu sắc thế sự. Nó có tác dụng cách ly không gian người nghe và không gian câu chuyện để dễ bề hư cấu, đưa vào yếu tố kỳ ảo. Nó tạo ra một chân trời mới mẻ kích thích trí tò mò của người nghe. Vì nếu nói chuyện xảy ra ở làng ta thì người nghe đã biết rồi, không hứng thú theo dõi nữa. Đây là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng góp phần làm nên sự thành công trong truyện cổ tích của Phạm Hổ Thời gian - không gian trong truyện của Phạm Hổ vẫn chịu ảnh hưởng của thi pháp văn học dân gian. Nhưng ông đã thổi vào đó yếu tố hiện đại, đưa tác phẩm xích lại gần hơn, thực hơn với cuộc sống hiện tại. 18 2.3. Nhân vật chức năng trong truyện của Phạm Hổ. 2.3.1. Nhân vật phù trợ. Viết truyện cổ tích hiện đại, Phạm Hổ không thể không xây dựng các nhân vật vốn được xếp vào tuyến lực lượng thần kì như Bụt, Tiên, Thần… Chỉ có điều, các nhân vật thần kì trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ ít nhiều rời xa xứ sở linh thiêng, kì lạ của họ mà bước vào cuộc sống trần gian quen thuộc, gần gũi, đời thường – nơi các bạn đọc nhỏ tuổi có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống của chính mình. Việc xây dựng các nhân phù trợ, Phạm Hổ đã đưa câu chuyện của mình trở về với miền cổ tích xưa. Họ chính là lực lượng trợ giúp nhân vật chính thực hiện ước muốn, hoài bão của mình. Chính điều này đã cho chúng ta thấy được, nhân vật chính không hề đơn độc trong quá trình tiêu diệt các ác. 2.3.2. Nhân vật chính diện. Các nhân vật chính trong truyện của Phạm Hổ hầu hết là những người đứng về phe thiện. Không có phép biến hóa siêu phàm, nhân vật chính trong truyện của Phạm Hổ bền bỉ đấu tranh với cái ác, cái xấu. Trong quá trình gian nan ấy, các nhân vật không thụ động ngồi chờ sự giúp đỡ của thần linh. Vì vậy, đặc điểm chung của những nhân vật trong chuyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ là những con người chủ động vượt lên trên hoàn cảnh chứ không thụ động chờ đợi sự giúp đỡ của thần linh. 2.3.3. Nhân vật phản diện. Việc xây dựng các nhân vật phản diện (nhân vật đại diện cho cái ác) trong tác phẩm, Phạm Hổ đã tuân thủ theo đúng thủ pháp xây dựng nhân vật trong truyện cổ dân gian. Kết thúc tác phẩm bao giờ nhân vật này cũng bị cái thiện tiêu diệt hoặc trừng phạt. Chính điều này đã tạo nên kịch tính, sự đa dạng trong việc xây dựng cốt truyện nhằm làm tăng tính hấp dẫn cho người đọc và không gây lên sự nhàm chán, đơn điệu cho câu chuyện. 19 Các tuyến nhân vật trong truyện của Phạm Hổ: nhân vật phù trợ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện có ranh giới rõ ràng, không bị lệch tuyến, đối lập từ tốt đến xấu, từ xấu đến tốt. Tiểu kết Bằng những câu chuyện của mình, Phạm Hổ đưa ra lởi giải đáp cho thiếu nhi về thế giới mà các em đang thắc mắc: mọi thứ kì diệu nhất trong cuộc sống hôm nay đều do chính bàn tay con người tạo dựng lên, nguồn gốc của muôn loài chính là ở tình yêu thương và lòng nhân hậu của con người. Mỗi lần cái thiện chiến thắng cái ác, lòng trung hiếu thắng sự bạc bẽo vô ơn, tình thương thắng thù hận, thái độ quên mình thắng thói lười nhác, sự hiền lành thắng sự hung hăng…thì một loài hoa đẹp, một thứ quả ngon ra đời. Đóng góp của Phạm Hổ: Phạm Hổ làm sống dậy lại thế giới cổ tích - một món ăn tinh thần hấp dẫn mà trẻ em lúc nào cũng thích. Cổ tích mới của Phạm Hổ vừa quen vừa lạ. Những câu chuyện của ông không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của trẻ em mà còn đem lại các giá trị thẩm mĩ có khả năng rung động tâm hồn trẻ thơ. Chương 3:NHỮNG YẾU TỐ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA VÕ QUẢNG IN TRONG SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG 1.Hành trình sáng tác của Võ Quảng Võ Quảng(1920-2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi Võ Quảng là một tác giả tiêu biểu trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Suốt cuộc đời cầm bút viết văn của mình ông đã dành trọn tài năng và tâm huyết cho các em- ngững độc giả nhỏ tuổi đầy yêu mến. Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi bằng rất nhiều thể loại và ở bất cứ thể loại nào ông cũng tạo ra được dấu ấn riêng cho mình. Nhưng có lẽ, thành công nhất trong văn nghiệp của ông phải kể đến thể loại văn xuôi. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan