Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá tại việt nam...

Tài liệu Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá tại việt nam

.PDF
88
325
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------�ω�---------- BẠCH THỊ PHƯƠNG THẢO TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO CÁC CHỈ SỐ GIÁ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2011 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------�ω�---------- BẠCH THỊ PHƯƠNG THẢO TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO CÁC CHỈ SỐ GIÁ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2011 Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, bạn bè, gia đình và các đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang - người đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn anh Nguyễn Hữu Tuấn, em Phong và các Anh Chị Em đồng nghiệp phòng Luật-Kiểm soát nội bộ Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011 Học viên Bạch Thị Phương Thảo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của Cô hướng dẫn và những người mà tôi đã cảm ơn; số liệu thống kê là trung thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Tp.HCM, ngày 23 tháng 12 năm 2011 Tác giả Bạch Thị Phương Thảo Mục Lục Mở đầu .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH VAR .................................................................... 5 1.1 Lý thuyết về “truyền dẫn tỷ giá hối đoái” ..................................................... 5 1.1.1 “Truyền dẫn tỷ giá hối đoái” là gì? ............................................................. 5 1.1.2 Biến động của tỷ giá hối đoái truyền dẫn vào các chỉ số giá như thế nào? ............................................................................................................ 6 1.1.3 Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái? ..................................................................................................... 7 1.1.4 Tại sao việc hiểu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái lại quan trọng? ................. 8 1.1.5 Các nghiên cứu trước đây về truyền dẫn tỷ giá hối đoái............................ 9 1.2 Lý thuyết mô hình VAR .................................................................................. 14 1.2.1 Các dạng mô hình VAR ............................................................................. 14 1.2.2 Ứng dụng của mô hình VAR ..................................................................... 16 1.2.3 Đánh giá về việc sử dụng mô hình VAR ................................................... 17 1.3 Kết luận chương .............................................................................................. 18 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, CÁC CHỈ SỐ GIÁ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN Q1.2001 – Q2.2011 ................................................................................................................... 19 2.1 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các chỉ số giá ........................................ 19 2.1.1 Tổng quan chung về diễn biến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam ..................... 19 2.1.1.1 Biến động tỷ giá hối đoái của Việt Nam ............................................ 19 2.1.1.2 Việt Nam đồng được định giá cao hay thấp? ..................................... 21 2.1.1.3 Tình trạng hai tỷ giá tại Việt Nam .................................................... 23 2.1.2 Tỷ giá hối đoái và các chỉ số giá ................................................................ 24 2.1.2.1 Việt Nam là một nước lệ thuộc lớn vào nhập khẩu ............................ 24 2.1.2.2 Tỷ gía hối đoái và chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất .............. 26 2.1.2.3 Tỷ giá hối đoái và chỉ số giá tiêu dùng ................................................ 27 2.2 Lạm phát và các nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam ..................... 29 2.2.1 Việt Nam là nước có lạm phát tăng cao và kéo dài .................................... 29 2.2.2 Tranh luận về các nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam .............................. 30 2.2.2.1 Lạm phát là vấn đề của đo lường ...................................................... 31 2.2.2.2 Lạm phát là do chịu ảnh hưởng của giá hàng hóa thế giới ............... 33 2.2.2.3 Lạm phát có nguyên nhân từ tiền tệ .................................................. 34 2.2.2.4 Lạm phát do hiệu quả đầu tư không cao ........................................... 35 2.2.2.5 Lạm phát do kỳ vọng lạm phát cao ................................................... 36 2.2.2.6 Lạm phát do tình trạng tham nhũng cao............................................. 37 2.3 Kết luận chương ............................................................................................... 38 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM, Q1. 2001 – Q2.2011 .................................. 40 3.1 Phân tích thực nghiệm mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá của Việt Nam ......................................................................................... 40 3.1.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 40 3.1.2 Các bước thực hiện quá trong quá trình ..................................................... 42 3.1.3 Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 43 3.1.4 Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 43 3.1.4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................... 43 3.1.4.2 Chọn độ trễ cho các biến trong mô hình ............................................. 45 3.1.4.3 Hàm phản ứng xung (Imponse response function) ............................. 45 3.1.4.4 Kiểm định Robustness ........................................................................ 51 3.1.4.5 Phân rã phương sai (Variance decompotition) ................................... 53 3.2 Hạn chế của mô hình định lượng .................................................................. 54 3.3 Khuyến nghị chính sách ................................................................................. 54 3.3.1 Những khuyến nghị để hạn chế cú sốc tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá khi thực hiện điều chỉnh tỷ giá hối đoái ................................................ 54 3.3.2 Những khuyến nghị khi thực hiện chính sách bình ổn lạm phát ................. 56 3.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................. 58 3.5 Kết luận chung ................................................................................................ 59 Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................................ 61 Phụ lục 1 : Phản ứng tích lũy của các chỉ số giá với cú sốc do thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER (theo thứ tự 1) ................................................................................... 64 Phụ lục 2 : Phản ứng tích lũy của các chỉ số giá với cú sốc do thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER (thứ tự 2)............................................................................................ 67 Phụ lục 3 : Phản ứng tích lũy của các chỉ số giá với cú sốc do thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER (thứ tự 3)............................................................................................ 70 Phụ lục 4 : Phản ứng tích lũy của các chỉ số giá với cú sốc do thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER (thứ tự 4)............................................................................................ 74 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT − ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á − ADF: Augmented Dickey-Fuller − AUD: Đô la Úc − CNY : Nhân dân tệ của Trung Quốc − CPI: Chỉ số giá tiêu dùng − EURO: Đồng tiền chung Châu Âu − GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam − HKD: Đô la Hong Kong − ICOR: Incremental Capital Output Ratio − IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế − IRF: Impulse Response Function − JPY: Yên Nhật − KRW: Won Hàn Quốc − NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam − REER: Tỷ giá hối đoái thực đa phương − SGD: Đô la Singapore − THB : Bạt Thái Lan − USD: Đô la Mỹ − VAR: Vector Autorgressive Model − VND: Việt Nam đồng − WB: Ngân hàng Thế giới − WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG − Bảng 2.1: Thống kê các thời điểm điều chỉnh tỷ giá VND/USD của NHNN từ năm 2008 đến Q2.2011................................................................... 20 − Bảng 2.2: Tỷ trọng nhập khẩu/GDP (%) ....................................................... 25 − Bảng 2.3: CPI của Việt Nam và một số quốc gia châu Á .............................. 29 − Bảng 2.4: Rổ hàng hoá tính chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam ........................... 31 − Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng cung tiền của Việt Nam và các nước giai đoạn 2001 - 2011 ...................................................................................... 34 − Bảng 2.6: Tăng trưởng GDP và ICOR một số quốc gia Đông Á ................... 36 − Bảng 2.7: ICOR Việt Nam qua các giai đoạn ................................................ 36 − Bảng 3.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ................................................. 44 − Bảng 3.2: Độ trễ tối ưu cho mô hình VAR ..................................................... 45 − Bảng 3.3: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER .................................................................................................... 46 − Bảng 3.4: Độ lớn mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái của nghiên cứu của Võ Văn Minh (2009) ....................................................................................... 50 − Bảng 3.5: Mức truyền dẫn tỷ giá hối đóai của một số quốc gia châu Á ......... 51 − Bảng 3.6: Tầm quan trọng của các biến số trong việc giải thích sự thay đổi của CPI ...................................................................................................... 53 DANH MỤC HÌNH VẼ − Hình 2.1 : Tỷ giá danh nghĩa VND/USD cùng biên độ dao động tỷ giá Q1.2001 – Q2.2011 ........................................................................................... 19 − Hình 2.2: Biến động NEER, REER và tỷ giá danh nghĩa VND/USD của Việt Nam từ Q1.2001 đến Q2.2011 ............................................................ 22 − Hình 2.3: Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do VND/USD tháng 9/2011 ................................................................................................................ 23 − Hình 2.4: Dự trữ ngoại tệ và tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam 2001 - 2010 ........................................................................................................ 24 − Hình 2.5: Tỷ trọng nhập khẩu/GDP của Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á ..................................................................................................... 25 − Hình 2.6: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ........ 26 − Hình 2.7: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD và chỉ số giá nhập khẩu (IMP), chỉ số giá sản xuất (PPI)................................................................ 27 − Hình 2.8: Tỷ giá danh nghĩa VND/USD và chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam, 2001 - 2011 .............................................................................................. 28 − Hình 2.9: Diễn biến lạm phát Việt Nam, 2001 – 2011(E)................................ 29 Hình 2.10: So sánh CPI của Việt Nam và một số quốc gia châu Á ................. 30 − Hình 2.11: Biến động CPI lương thực, thực phẩm so với CPI chung từ năm 2001 đến 2010............................................................................................ 32 − Hình 2.12: Giá dầu thô thế giới và CPI của Việt Nam ..................................... 33 − Hình 2.13: Diễn biến giá hàng hóa thế giới, T1.2001 – T7.2011 .................... 33 − Hình 2.14: Tốc độ tăng trưởng cung tiền của Việt Nam và các nước .............. 35 − Hình 3.1: Phản ứng của chỉ số giá nhập khẩu IMP với cú sốc 1% của NEER ................................................................................................................. 47 Hình 3.2: Phản ứng của chỉ số giá sản xuất PPI với cú sốc 1% của NEER ................................................................................................................. 47 − Hình 3.3: Phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng CPI với cú sốc 1% của NEER ................................................................................................................. 48 − Hình 3.4: Tổng hợp phản ứng của ba chỉ số giá với cú sốc 1% của NEER ................................................................................................................. 48 − Hinh 3.5: Kết quả hàm phản ứng theo thứ tự Cholesky thứ 2 .......................... 52 − Hình 3.6: Kết quả hàm phản ứng theo thứ tự Cholesky thứ 3 .......................... 52 − Hình 3.7: Kết quả hàm phản ứng theo thứ tự Cholesky thứ 4 .......................... 52 − Hình 3.8: Tầm quan trọng của các biến số trong việc giải thích sự thay đổi của CPI ........................................................................................................ 53 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lạm phát cao và kéo dài được đánh giá là vấn đề nhức nhối mà kinh tế Việt Nam đang đối mặt. Trong 10 năm qua, lạm phát tại Việt Nam đã tăng 250% khiến Việt Nam trở thành nước có tốc độ lạm phát tăng cao nhất nhì khu vực châu Á. Và cũng thật trùng hợp là trong thời gian lạm phát tăng cao thì cũng là thời gian đồng Việt Nam bị phá giá mạnh. Như vậy liệu có mối quan hệ như thế nào giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam? Sự tăng hay giảm tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lạm phát? Yếu tố nào là nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng cao? Đây là những câu hỏi mà nhiều nhà kinh tế quan tâm. Và để trả lời những câu hỏi này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá tại Việt Nam giai đoạn 2001 -2011” để làm đề tài nghiên cứu luận văn bảo vệ khóa học Thạc sỹ của mình. 2. Tính cấp thiết của đề tài Việc nghiên cứu về ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá (chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng) rất được quan tâm và thực hiện trong nhiều nghiên cứu kinh tế ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu về ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến lạm phát nói riêng và các chỉ số giá nói chung hầu như rất ít, phần lớn đều là những nhận định chủ quan và thiếu những bằng chứng thực nghiệm tin cậy. Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng mạnh của lạm phát, chính sách điều hành tỷ giá hối đoái đã linh hoạt hơn, mức độ phá giá Việt Nam đồng ngày càng lớn do đó cập nhật và đánh giá tác động của việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế mà đặc biệt là đối với các chỉ số giá cả trong nước là vô cùng cần thiết. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất: đo lường mức độ tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chuỗi chỉ số giá (hay còn gọi là đo lường mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái) của Việt Nam trong khoảng thời gian từ quí 1 năm 2001 đến quí 2 năm 2011. Thứ hai: từ mô hình đo lường mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái, thực hiện chức năng phân rã phương sai (Variance decomposition) để xác định tầm quan trọng của các cú sốc từ các biến của mô hình đến sự gia tăng lạm phát tại Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu như nêu trên, luận văn hướng đến các đối tượng nghiên cứu như sau: - Chỉ số giá nhập khẩu (IMP); - Chỉ số giá sản xuất (PPI); - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI); - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đa phương (NEER – Nominal effective exchange rate); - Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái; - Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá; - Lạm phát và các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát 5. Phạm vi nghiên cứu: - Các số liệu về chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 2001 đến quý 2 năm 2011; - Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái, tỷ trọng nhập khẩu, cách tính chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn từ quý 1 năm 2001 đến quý 2 năm 2011; - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực (NEER) của VND với một số đối tác thương mại chính của Việt Nam. Rổ tiền tệ để tính NEER gồm 9 đồng tiền 3 của các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam, đó là đồng SGD (Singapore), THB (Thái Lan), KRW (Hàn Quốc), JPY (Nhật), CNY (Trung Quốc), HKD (Hong Kong), EURO của Đức, USD (Mỹ) và AUD (Úc). Chín đối tác thương mại trên chiếm trung bình khoảng 67% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp so sánh: Dựa trên số liệu thực tế thu thập được, tác giả so sánh với mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để từ đó rút ra các kết luận; - Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ những phân tích định tính bằng các hình vẽ cụ thể để vấn đề trở nên dễ hiểu hơn; - Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Tác giả sử dụng mô hình VAR – (Vector autoregression model) và ứng dụng chức năng hàm phản ứng IRF (Impulse Response Function), phân rã phương sai (Variance decomposition) để đo lường và phân tích sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá; đồng thời thông qua chức năng phân rã phương sai, tác giả phân tích vai trò của các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam. 7. Dữ liệu nghiên cứu Trong luận văn tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu: Tổng cục thống kê (GSO), Quỹ Tiền tệ quốc (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2011. 8. Bố cục luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương: 4  Chương 1: Tổng quan về lý thuyết truyền dẫn tỷ giá hối đoái và lý thuyết về mô hình VAR;  Chương 2: Phân tích thực trạng biến động tỷ giá hối đoái, các chỉ số giá và lạm phát tại Việt Nam.  Chương 3: Phân tích thực nghiệm mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái và các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam bằng mô hình định lượng. 9. Những đóng góp của luận văn  Thứ nhất, “truyền dẫn tỷ giá hối đoái” là một vấn đề tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Tác giả hi vọng sẽ giới thiệu được một phần khía cạnh lý thuyết của vấn đề truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến người đọc.  Thứ hai, luận văn là nghiên cứu định lượng đầu tiên về sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến chuỗi ba chỉ số giá - chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam.  Thứ ba, từ kết quả mô hình, luận văn đã chứng minh rằng chỉ số giá sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng làm gia tăng lạm phát tại Việt Nam, giai đoạn Q1.2001 – Q2.2011. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, VÀ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH VAR 1.1 Lý thuyết về “truyền dẫn tỷ giá hối đoái” 1.1.1 “Truyền dẫn tỷ giá hối đoái” (exchange rate pass-through) là gì? Tùy theo mục đích nghiên cứu mà có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “truyền dẫn tỷ giá hối đoái”. Khi nghiên cứu về vấn đề “truyền dẫn tỷ giá hối đoái” tại các nước công nghiệp, các nhà kinh tế học thường chú ý mức tác động của biến động tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá nhập khẩu và mức ấn định giá bán của từng lĩnh vực sản xuất. Mann (1986) nghiên cứu về mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá nhập khẩu của Hoa Kỳ và xem xét mức tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái đến việc thiết lập giá bán của một số lĩnh vực sản xuất tại Hoa Kỳ. Goldberg and Knetter (1997) trong nghiên cứu của mình đã định nghĩa truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi của giá cả nhập khẩu (tính theo đồng nội tệ) khi tỷ giá hối đoái thay đổi. Jonathan McCarthy (2000) thì xem xét khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái dưới góc độ là sự tác động của biến động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến tỷ lệ lạm phát trong nước. Tuy nhiên trong các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại các nước đang phát triển, vấn đề “truyền dẫn tỷ giá hối đoái “ lại được xem xét ở một khía cạnh khác. Tiêu biểu, Ito và Sato (2006) trong nghiên cứu “truyền dẫn tỷ giá hối đoái” tại các nước châu Á chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng 1997 - 1998 và Rudrani Bhattacharya (2008) trong nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Ấn Độ xem xét truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở góc độ tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến các 6 chỉ số giá trong nước. Theo Hakan Kara (2005) sở dĩ có sự khác nhau như trên là vì các nước đang phát triển thường được xem là các nền kinh tế mở và qui mô nhỏ nên quyền áp đặt giá trên thị trường là rất hạn chế. Điều đó có nghĩa biến động tỷ giá hối đoái được cho là sẽ tác động mạnh đến giá hàng hóa nhập khẩu, khiến các chỉ số giá trong nước trở nên rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Việt Nam nằm trong nhóm nước đang phát triển nên luận văn này sẽ định nghĩa khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái theo cách tương tự như các nghiên cứu thực hiện tại các nước đang phát triển tức “truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi của các chỉ số giá trong nước khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi một phần trăm”. Các chỉ số giá trong nước bao gồm chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Nếu tỉ giá hối đoái thay đổi 1% khiến cho giá cả thay đổi 1% thì sự truyền dẫn được gọi là “hoàn toàn” (complete pass-through), và nếu nhỏ hơn 1% thì sẽ được gọi là sự truyền dẫn “không hoàn toàn” (incomplete pass-through). 1.1.2 Biến động của tỷ giá hối đoái truyền dẫn vào các chỉ số giá như thế nào? Biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến các chỉ số giá trong nước qua các bước sau:  Bước 1: Đầu tiên, biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến giá cả nhập khẩu các loại hàng hóa tức là ảnh hưởng đến chỉ số giá nhập khẩu.  Bước 2:  Nếu hàng hóa nhập khẩu được dùng cho mục đích tiêu dùng cuối cùng, chỉ số giá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng.  Nếu hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhiên phụ liệu được dùng cho quá trình sản xuất thì chỉ số giá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá sản xuất và thông qua đó ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. 7 1.1.3 Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái Do vấn đề “truyền dẫn tỷ giá hối đoái” chỉ được bắt đầu nghiên cứu vào những năm 1980 nên cho đến nay khung lý thuyết về vấn đề này vẫn chưa hoàn chỉnh, tác giả xin giới thiệu một số yếu tố vĩ mô tác động đến độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái được rút ra từ các nghiên cứu kinh tế trước đây.  Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái là thấp đối với các quốc gia có môi trường lạm phát thấp, ngược lại ở các quốc gia có môi trường lạm phát cao thì mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái sẽ lớn hơn; tiêu biểu là nghiên cứu của Taylor (2000) đối với các nước phát triển, Michele Ca’ Zorzi (2007) đối với các nước đang phát triển và Anderson (2005) đối với các nền kinh tế nhỏ và có độ mở cao. Lí do để giải thích cho kết luận trên có thể được lập luận rằng tại các nước có môi trường lạm phát cao, tỷ giá hối đoái danh nghĩa được các NHTW công bố chỉ mang tính chất tạm thời và dễ biến động, tỷ giá hối đoái được điều chỉnh nhiều lần khiến các công ty có nhiều lí do để tăng giá bán sản phẩm; hơn thế trong một môi trường lạm phát cao giá cả mọi mặt hàng đều tăng cao nên người tiêu dùng cũng dễ chấp nhận việc tăng giá hơn là trong một môi trường lạm phát thấp.  Yếu tố thứ hai được cho ảnh hưởng đến độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái là mức phụ thuộc hàng nhập khẩu (được đo lường bằng tỷ lệ giá trị nhập khẩu/ GDP) của một quốc gia; nếu một quốc gia có mức phụ thuộc hàng hóa nhập khẩu càng cao thì mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại quốc gia đó càng lớn. Điều này đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu kinh tế, tiêu biểu là nghiên cứu của McCarthy (2000), Katherine H. Anderson (2005).  Một yếu tố quan trọng khác tác động đến độ lớn mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái là độ tự do hóa thương mại của một nước. Độ tự do hóa thương mại của một nước càng lớn thì mức biến động tỷ giá hối đoái càng tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng thông qua tác động của nó đến chỉ số giá nhập khẩu. Tuy 8 nhiên, nếu một nước mà tỷ lệ lạm phát lại tỷ lệ nghịch với độ mở thương mại thì mối quan hệ giữa mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng và độ tự do hóa thương mại có thể biến động cùng chiều hoặc ngược chiều1.  Joseph E. Gagnon và Jane Ihrig (2004) trong nghiên cứu của mình cho thấy rằng ở các nước thực thi chính sách lạm phát mục tiêu, mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến tỷ lệ lạm phát là thấp hơn hẳn so với các nước khác; nguyên nhân là do những nhà sản xuất và các nhà phân phối khi biết Chính phủ thực thi chính sách lạm phát mục tiêu sẽ e ngại hơn trong việc điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm mà thay vào đó họ chấp nhận giảm lợi nhuận biên (trong một giới hạn nhất định) của mình dù đồng tiền nội địa có bị điều chỉnh mất giá. 1.1.4 Tại sao việc hiểu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái lại quan trọng? Hiểu được độ lớn, thời gian ảnh hưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái rất quan trọng. Nhà hoạch định chính sách khi hiểu được các vấn đề này sẽ có thể đưa ra các quyết định thích hợp về: độ lớn của mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thời gian đưa ra quyết định điều chỉnh để đảm bảo sự ổn định xã hội và đạt hiệu quả cao đối với các mục tiêu mà việc phá giá muốn hướng đến. Độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại mỗi quốc gia có thể cho ta biết được mức tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến tỷ lệ lạm phát tại quốc gia đó, nghĩa là mức độ và thời gian ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá là rất quan trọng cho việc dự đoán tỷ lệ lạm phát. Nếu một quốc gia có mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát quá lớn thì một khi đồng nội tệ bị phá giá tất yếu sẽ ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ lạm phát và ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Theo Choudhri, E. and Hakura, D. (2001), mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá cũng là một vấn đề quan trọng trong các thảo luận để lựa chọn ra một chính sách điều hành tiền tệ và tỷ giá hối đoái thích hợp cho từng nước. Một sự tác động ở mức độ thấp của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá sẽ giúp một quốc gia có nhiều cơ hội hơn để theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập và giúp quốc gia đó dễ 1 : Theo Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn and Marcelo Sánchez (2007) 9 dàng triển khai chính sách lạm phát mục tiêu hơn so với quốc gia có mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá cả lớn. Việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái cũng đòi hỏi người làm chính sách phải có hiểu biết sâu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Ví dụ: một quốc gia có mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát thấp nghĩa là biến động tỷ giá hối đoái không ảnh nhiều đến lạm phát tại quốc gia đó, tuy nhiên nước này đang phải đối mặt với tình trạng nhập siêu cao thì một biện pháp phá giá mạnh hơn đồng tiền trong nước có thể được xem xét áp dụng mà không ảnh hưởng nhiều đến tình hình lạm phát trong nước. 1.1.5 Các nghiên cứu trước đây về truyền dẫn tỷ giá hối đoái Vấn đề “truyền dẫn tỷ giá hối đoái” được nghiên cứu trong khoảng 30 năm trở lại. Nếu trước đây các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện cho các nước phát triển thì trong khoảng 10 năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện đối với các nước đang phát triển. Dưới đây tác giả xin giới thiệu một số nghiên cứu điển hình. Các nghiên cứu đối với các nước phát triển McCarthy, J. (2000) là người tiên phong trong việc sử dụng mô hình VAR để thực hiện nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Mô hình VAR đệ qui (recursive VAR) được sử dụng để nghiên cứu mức tác động của tỷ giá hối đoái và chỉ số giá nhập khẩu đến chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng tại một số nền kinh tế phát triển giai đoạn 1976 – 1998. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) việc nâng giá đồng nội tệ sẽ làm giảm giá cả nhập khẩu và điều này kéo dài với thời gian ít nhất là 1 năm ở hầu hết các nước khảo sát. 2) Phản ứng của chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng đối với chỉ số giá nhập khẩu là dương và có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các nước được khảo sát. Hahn (2003) nghiên cứu về tác động của các cú sốc bên ngoài (cú sốc giá dầu, cú sốc tỷ giá và cú sốc chỉ số giá nhập khẩu ngoại trừ giá dầu) đến chuỗi các chỉ số giá (chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng) của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng mô
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan