Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyện cổ tích loài vật của người việt nam bộ...

Tài liệu Truyện cổ tích loài vật của người việt nam bộ

.PDF
66
1233
84

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN VÕ THỊ HỒNG THỂ MSSV: 6062143 TRUYỆN CỔ TÍCH LOÀI VẬT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ văn khóa 32 Cán bộ hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN NAM Cần Thơ, 5 – 2010 1 LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn các quý thầy cô thuộc Bộ môn Ngữ Văn – Khoa Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn và thầy cô thuộc Bộ môn Ngữ Văn – Khoa Sư Phạm đã cung cấp cho tôi rất nhiều những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua. Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Trần Văn Nam, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực luận văn này. Nhờ đó mà, trong suốt quá trình nghiên cứu dù gặp phải rất nhiều những khó khăn và trở ngại nhưng tôi cũng đã hoàn thành xong luận văn. Một lần nữa xin gửi đến thầy lòng tri ân sâu sắc nhất. Và nếu như không có sự động viên và ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần của những người thân trong gia đình thì tôi sẽ không thể nào hoàn thành xong luân văn này. Vì thế, tôi xin gởi đến họ lòng biết ơn chân thành nhất. Và cũng không quên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến tất cả các bạn bè của tôi, những người đồng hành cùng tôi trong suốt bốn năm học vừa qua,những bạn bè gần xa – những người đã động viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt khóa học và trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cám ơn Cần thơ, tháng 05 năm 2010 Võ Thị Hồng Thể 2 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích vấn đề 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH LOÀI VẬT NGƯỜI VIỆT NAM BỘ 1.1 Khái quát về truyện cổ tích 1.1.1 Định nghĩa truyện cổ tích 1.1.2 Phân loại truyện cổ tích 1.2 Truyện cổ tích loài vật 1.2.1 Định nghĩa truyện cổ tích loài vật 1.2.2 Đặc điểm truyện cổ tích loài vật 1.3 Truyện cổ tích loài vật người Việt Nam Bộ 1.3.1 Điều kiện phát sinh truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ 1.3.2 Các nhóm truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ 1.3.2.1 Nhóm truyện hoàn toàn là loài vật 1.3.1.2 Nhóm truyện vừa có vật vừa có con người CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TRUYỆN CỔ TÍCH LOÀI VẬT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ 2.1 Phản ánh thế giới loài vật 2.1.1 Về nguồn gốc hình thành của con vật 2.1.2 Về đặc điểm của các con vật 2.1.2.1 Hình dạng bên ngoài 2.1.2.2 Thói quen, cách sống 2.1.3 Về con vật thông minh 2.2 Phản ánh nét đặc trưng của “vùng đất mới” 2.2.1 Cảnh hoang vu của thiên nhiên 2.2.2 Sự giàu có, phong phú về sản vật 3 2.3 Phản ánh hình ảnh con người “thời kì mở cõi” 2.3.1 Hình ảnh người dân “đi mở cõi” 2.3.2 Nét sinh hoạt trong đời sống của người dân “thời mở cõi” 2.3.3 Tính cách của người dân “thời mở cõi” CHƯƠNG 3: MẤY NÉT THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH LOÀI VẬT NGƯỜI VIỆT NAM BỘ 3.1 Cốt truyện và kết cấu 3.2 Nhân vật 3.3 Xung đột của truyện 3.4 Không gian và thời gian nghệ thuật PHẦN KẾT LUẬN ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 6. Lý do chọn đề tài 7. Lịch sử vấn đề 8. Mục đích vấn đề 9. Đối tượng nghiên cứu 10. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH LOÀI VẬT NGƯỜI VIỆT NAM BỘ 1.1 Khái quát về truyện cổ tích 1.1.1 Định nghĩa truyện cổ tích 1.1.2 Phân loại truyện cổ tích 1.2 Truyện cổ tích loài vật 1.2.1 Định nghĩa truyện cổ tích loài vật 4 1.2.2 Đặc điểm truyện cổ tích loài vật 1.3 Truyện cổ tích loài vật người Việt Nam Bộ 1.3.1 Điều kiện phát sinh truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ 1.3.2 Các nhóm truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ 1.3.2.1 Nhóm truyện về loài vật hoàn toàn 1.3.1.2 Nhóm truyện vừa có con người vừa có con vật CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TRUYỆN CỔ TÍCH LOÀI VẬT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ 2.1 Phản ánh thế giới loài vật 2.1.1 Về guồn gốc phát sinh của con vật 2.1.2 Về đặc điểm của các con vật 2.1.2.1 Hình dạng bên ngoài 2.1.2.1 Thói quen, cách sống 2.2 Phản ánh nét đặc trưng của “vùng đất mới” 2.2.1 Cảnh hoang vu của thiên nhiên 2.2.2 Sự giàu có, phong phú về sản vật 2.3 Phản ánh hình ảnh con người “thời kì mở cõi” 2.3.1 Hình ảnh người dân “đi mở cõi” 2.3.2 Nét sinh hoạt trong đời sống của người dân “thời mở cõi” 2.3.3 Tính cách của người dân “thời mở cõi” CHƯƠNG 3: MẤY NÉT THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH LOÀI VẬT NGƯỜI VIỆT NAM BỘ 3.1 Cốt truyện và kết cấu 3.2 Nhân vật 3.3 Xung đột của truyện 3.4 Không gian và thời gian nghệ thuật PHẦN KẾT LUẬN 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói trong mỗi người chúng ta, ai mà không từng trải qua những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ hồn nhiên nhí nhảnh, cái thời con nít bình thản hay ngồi lặng yên nghe kể những câu truyện xưa, những câu truyện cổ tích thật hay và thú vị. Ở đó là cả một thế giới lạ lùng với biết bao nhiêu điều đã xảy ra. “Chuyện con cóc, nàng tiên Chuyện cô tấm ở hiền Thằng Lí Thông ở ác…” (Chuyện cổ tích loài người – Xuân Quỳnh) Thế nhưng, lúc nhỏ truyện thu hút tôi và làm say mê tôi nhất lại là truyện kể về các con vật. Mặc dù, giờ đã lớn lên nhưng niềm say mê đó vẫn cứ mãi âm ĩ trong lòng tôi. Và hôm nay, khi tình cờ đọc được nguồn truyện kể về loài vật của người Việt Nam Bộ. Tôi cảm thấy rất hào hứng và nhận ra rằng ở nguồn truyện này mang những nét rất riêng và khá đặc sắc. Bên cạnh việc biểu hiện một thế giới phong phú và đa dạng của những con vật, truyện còn phản ánh được lịch sử khai hoang của vùng đất Nam Bộ. Đồng thời nó cũng có ghi nhận lại được một phần nào đó cuộc sống của những người dân “thời mở cõi”. Lặng im để nhìn lại, trong suốt thời gian hơn ba thế kỷ với biết bao thăng trầm của lịch sử, nhiều thế hệ vào đây khai hoang, đã phải đổ biết bao nhiêu công sức để xây dựng và bảo vệ vùng đất Nam Bộ. Mỗi tấc đất nơi đây đều thấm đẫm mồ hôi và máu của họ. Vì thế, Nam Bộ hơn hết chính là vùng đất của những giá trị thiêng liêng cao đẹp. Với đề tài luận văn tốt nghiệp “Truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ” đã chọn, tôi rất đỗi vui mừng vì qua đề tài này chẳng những tôi có cơ hội tiếp tục khám phá thế giới loài vật tôi từng yêu thích. Mà đây còn là dịp giúp tôi gia tăng thêm sự hiểu biết của chính mình về vùng đất và con người Nam Bộ - nơi tôi được sinh ra và đã gắn bó trong suốt một thời gian dài. Vì thế, đó là tất cả những lý do tôi chọn đề tài này. 6 2. Lịch sử vấn đề Việc tìm hiểu về văn học dân gian Nam Bộ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đó không chỉ là công việc riêng của người Nam Bộ mà còn là nhiệm vụ của tất cả những con người yêu mến vùng đất Nam Bộ nói chung. Chính vì thế, đã có rất nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu văn học dân gian đã tiếp cận nền văn học dân gian Nam Bộ với nhiều sắc thái và phương pháp khác nhau. Thế nhưng “Truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ”- một bộ phận của truyện dân gian Nam Bộ, vẫn còn là đề tài chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. Tuy vậy, dõi theo lịch sử của vấn đề này chúng tôi cũng bắt gặp một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như sau. Về phương diện nghiên cứu phê bình, có một số tác giả với tác phẩm tiêu biểu như sau: Tác giả Nguyễn Phương Thảo với quyển Văn hóa dân gian Nam Bộ (những phác thảo). Sách này gồm có 16 tập tiểu luận, ông đã nghiên cứu một số vấn đề cụ thể của văn hóa dân gian Nam Bộ. Trong số đó, ông có dành riêng một số trang viết để nói về “Nguồn truyện dân gian Nam Bộ về cọp”. Nội dung của công trình này chủ yếu là đề cập đến nguồn gốc phát sinh của truyện dân gian Nam Bộ về cọp. Ông cho rằng đa số các truyện dân gian này đều xuất hiện và bắt nguồn từ thực tiễn của một thời kỳ khai phá gian lao của người Việt ở Nam Bộ. Thông qua đó, tác giả còn ngợi ca tinh thần quả cảm và sự khéo léo của những người dân đi mở đất ở vùng đất phương Nam này, họ biết thu phục và thuần dưỡng các loài thú hoang. Công trình này còn nhắc đến một con vật luôn đứng ra đối mặt với con cọp là con thỏ. Tuy nhiên, các con vật khác trong truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ vẫn chưa được đề cập đến. Bước đầu tìm hiểu truyện dân gian Nam Bộ về sấu và cọp - luận văn tốt nghiệp- tác giả Dương Thanh Bình (sinh viên trường Đại Học Cần Thơ). Luận văn này là kết quả của một quá trình tìm hiểu về nguồn truyện dân gian Nam Bộ về sấu và cọp, người viết đã có sự phân loại truyện dân gian Nam Bộ về sấu và cọp thành ba thể loại chính: truyện cổ tích về loài vật, truyền thuyết và truyện cười và đã nêu lên nội dung chính trong các thể loại đó. Thi pháp trong truyện dân gian Nam Bộ về sấu và cọp được đề cập đến ở các phương diện như sau: thi pháp cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ. 7 Cuối luận văn đó là phần “Từ truyện dân gian Nam Bộ về sấu và cọp nghĩ về tính cách của con người Nam Bộ”. Qua luận văn này tác giả đã lưu tâm đến những nét tính cách rất đáng quí của người Nam Bộ, đó là tấm lòng trọng nghĩa khinh tài và tính bộc trực, ngang tàng, nhưng hào phóng. Do phạm vi đề tài qui định nên người viết chỉ chú ý đến nguồn truyện dân gian Nam bộ về sấu và cọp, các truyện về các loài vật khác thì không thấy đề cập đến. Truyện dân gian về sấu và cọp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long - luận văn thạc sĩ - do tác giả Trương Thu Trang thực hiện. Đây là một công trình khá công phu về nguồn truyện dân gian về sấu và cọp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó tác giả đã trình bày khá nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Trước tiên tác giả nêu lên cở sở hình thành truyện dân gian về sấu và cọp trong đó có hai vấn đề: vùng đất đồng bằng sông Cửu Long buổi đầu khai phá và cuộc sống của con người đồng bằng sông Cửu Long buổi đầu lập nghiệp. Tác giả đã phân loại truyện dân gian về sấu và cọp ở đồng bằng sông Cửu Long thành các thể loại như sau: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Và một vài nét khu biệt của truyện dân gian về sấu và cọp ở đồng bằng sông Cửu Long cũng được bài viết trình bày khá rõ nét. Phần quan trọng trong công trình này là phần trình bày về nội dung và thi pháp của nguồn truyện dân gian về sấu và cọp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở phần nội dung, tác giả đã nêu lên những đặc điểm của thiên nhiên Nam Bộ và xã hội buổi đầu khai phá. Qua đó, thấy được những khát vọng, sức sống mãnh liệt và tính cách đặc biệt của con người thời mở đất. Một vài tín ngưỡng dân gian ở vùng đất này cũng được đề cập đến. Ở phần thi pháp của truyện, công trình chủ yếu tập trung vào thi pháp cốt truyện, nhân vật, xung đột truyện, thời gian và không gian nghệ thuật. Do phạm vi đề tài qui định nên công trình này không đề cập đến các con vật khác ngoài con cọp và sấu. Về phương diện sưu tầm, sưu tập và biên soạn thì “Truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ” có rất nhiều tác giả với các sách tiêu biểu như sau. Quyển Nghìn năm bia miệng (gồm 2 tập) do Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường sưu tầm và biên soạn cũng là quyển có khá nhiều truyện dân gian kể về loài vật của người Việt Nam Bộ. 8 Năm 1993, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã cho ra mắt tập hợp truyện dân gian Nam Bộ về cọp với tổng số là 60 truyện. Đó là quyển Mãnh hổ giữa đồng hoang do Nguyễn Phương Thảo sưu tầm và biên soạn. Nhưng trong đó truyện được xem là truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì gần 40 truyện. Quyển thứ hai là quyển Huyền thoại miệt vườn, cũng do Nguyễn Phương Thảo sưu tầm và biên soạn. Sách gồm có 14 truyện kể về loài vật ở Nam Bộ do người Việt sáng tác. Tác giả Nguyễn Hữu Hiếu cũng đã sưu tầm và biên soạn quyển “Nam kỳ cố sự (chuyện kể Nam Bộ)”. Sách gồm có tất cả 104 truyện kể Nam Bộ nhưng trong số đó chỉ có 22 truyện kể về loài vật ở Nam Bộ. Tiếp đến phải kể sách Chuyện xưa tích cũ do Sơn Nam – Tô Nguyệt Đình sưu tầm và biên soạn. Sách này cũng có một số truyện kể về loài vật của người Việt Nam Bộ. Sách Văn học dân gian gian Đồng Bằng Sông Cửu Long do Hà Thắng – Nguyễn Hoa Bằng – Nguyễn Lâm Điền chủ biên. Sách bao quát tương đối đầy đủ các thể loại chính của văn học dân gian. Trong đó truyện dân gian được chia theo nhiều nhóm và được xắp xếp theo từng nội dung khác nhau, nằm trong bộ phận này nhưng truyện loài vật chỉ có tổng số là 20 truyện đã được các tác giả sưu tầm và biên soạn. Ngoài ra còn có một số công trình, có rải rác một số truyện về cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ như: Văn học dân gian Bạc liêu, Giai thoại dân gian Đồng Tháp Mười, … Vùng đất Nam Bộ cũng như là văn học Nam Bộ vẫn còn khá nhiều vấn đề đang ở dạng bí ẩn. Cho nên có thể thấy tất cả các kết quả đạt được như trên rất là đáng quí. Mặc dù với số lượng không nhiều nhưng nó đã có ý nghĩa bổ sung rất lớn cho nền văn học dân gian Nam Bộ. Nhóm truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ hứa hẹn sẽ mang lại cho nền văn học dân gian Nam Bộ một hương vị riêng về một thế giới phong phú và đa dạng của các con vật. Kế thừa những điều đã có, chúng tôi bằng khả năng của mình sẽ cố gắng trình bày một số về vấn đề thuộc về nội dung và mấy nét thi pháp truyện cổ tích loài vật của Người Việt Nam Bộ thông qua đề tài đã chọn là “Truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ”. 9 3. Mục đích yêu cầu Nghiên cứu đề tài này, trước hết chúng tôi mong muốn có được một cái nhìn khái quát và có hệ thống về nguồn truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ. Từ đó tìm ra được những giá trị về nội dung và thi pháp do nguồn truyện này mang lại, những giá trị hứa hẹn sẽ góp phần làm phong phú thêm cho truyện cổ tích loài vật của người Việt. Và thông qua việc nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi muốn tìm hiểu về thế giới phong phú và đa dạng của các con vật trong truyện cổ tích loài vật người Việt Nam Bộ. Hơn thế nữa, qua đề tài này sẽ cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết về vùng đất và con người Nam Bộ trong thời kỳ khai phá gian lao của người Nam Bộ khi xưa. Ngoài ra, đây còn là dịp để chúng tôi rèn luyện những kỹ năng, vận dụng các phương pháp đã học để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Với đề tài “Truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ” có yêu cầu rất lớn đối với người viết là phải chỉ ra được những giá trị về nội dung và mấy nét thi pháp của nguồn truyện dân gian này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu chủ yếu trong đề tài này là truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng truyện cổ tích loài vật Nam Bộ đều có ở tất cả các dân tộc như: Kinh, Khmer, Chăm,…Nhưng theo đề tài đã chọn cho nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu truyện cổ loài vật của người Kinh. Bên cạnh đó, truyện của Bác Ba Phi có nói về loài vật như “cọp xoay lúa”, “bẫy heo”, “câu cá sấu”, “chuột và chim”,…sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này, vì theo như sự phân loại hiện nay thì hầu hết các truyện trên đều được sắp xếp trong nhóm riêng là nhóm truyện trạng. Với đề tài đã chọn, chúng tôi chỉ chủ yếu nghiên cứu nội dung và thi pháp của truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp thống kê: Trước tiên khi thực hiện đề tài này, công việc đầu tiên của chúng tôi đó là sưu tầm, tìm kiếm và chọn lọc các truyện dân gian có liên quan đến đề 10 tài đã chọn và sau đó xắp xếp chúng lại thành từng mục để tiện lợi cho việc nghiên cứu. - Phương pháp hệ thống: phương pháp này giúp chúng tôi có được một cái nhìn khái quát và có hệ thống đối với những truyện mà chúng tôi đã sưu tầm được. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp này rất quan trọng vì hầu như trong các công trình nghiên cứu về văn học đều không thể thiếu phương pháp này. Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi đi sâu phân tích các tác phẩm dân gian mà chúng tôi đã sưu tầm được nhằm tìm ra những đặc điểm khách quan tất yếu do loại truyện dân gian này mang lại – tức là những giá trị về nội dung và thi pháp. Sau đó tổng hợp lại tất cả những yếu tố, những đặc điểm đặc sắc và những điểm đại biểu nhất của toàn bộ hệ thống truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ để trình bày trong bài viết của mình. - Phương pháp so sánh: Với phương pháp này sẽ giúp chúng tôi làm sáng tỏ các vấn đề thuộc bài viết. 11 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH LOÀI VẬT NGƯỜI VIỆT NAM BỘ 1.1 Khái quát về truyện cổ tích 1.1.1 Định nghĩa truyện cổ tích Truyện cổ tích từ lâu đã là một tên gọi khá quen thuộc thế nhưng để định nghĩa được nó thì lại là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp. “Cổ tích” bản thân nó là một từ Hán Việt, “cổ” có nghĩa là cũ, “tích” có nghĩa là dấu vết xưa còn để lại. Suy ra danh từ cổ tích có nghĩa là những truyện ngày xưa còn truyền lại. Với cách hiểu xác nghĩa như trên các nhà nghiên cứu văn học dân gian trước cách mạng tháng Tám 1945 đã vô tình mở khái niệm này ra rất rộng, và vì thế người ta thường quen dùng khái niệm này để chỉ tất cả các loại truyện do quần chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại. Khái niệm “truyện cổ tích” như vậy thật rộng và phức tạp. Ngày nay, trong quá trình đi vào nghiên cứu chuyên sâu, giới nghiên cứu đã phân loại truyện cổ dân gian ra thành năm thể loại chính (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn). Việc làm này đã thu hẹp dần phạm vi được gọi là truyện cổ tích và có tác dụng làm giảm bớt sự nhọc nhằn trong việc đưa ra một định nghĩa về truyện cổ tích. Thế nhưng, với tính chất phong phú và nội dung đa dạng, ranh giới của truyện cổ tích vẫn còn rất khó xác định và đôi khi vẫn không thể nào tránh khỏi sự lẫn lộn và hoà trộn với các thể loại dân gian tự sự khác. Nguyễn Đổng Chi trong quyển Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đã nêu lên những đặc trưng của truyện cổ tích như sau: “Một là, tính chất cổ của sự việc. Hai là, trong sự việc được kể đừng có yếu tố gì quá xa lạ với bản sắc dân tộc. Ba là, truyện cổ tích ít nhiều phải thể hiện tính tư tưởng và tính nghệ thuật”. Và từ ba điểm này ông đưa ra nhận xét về truyện cổ tích: “truyện cổ tích là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. Nó là một thể loại đã đạt đến cấp độ cao của nghệ thuật tự sự truyền miệng, trước khi chuyển sang giai đoạn toàn thịnh của văn xuôi tự sự trong nền văn học viết”[1, 174] Trong quyển Văn học dân gian, Hoàng Tiến Tựu cũng đã đưa ra nhận định về truyện cổ tích như sau: “Nói một cách tổng quát thì truyện cổ tích là loại truyện dân gian có tính chất phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, phát triển, tồn tại qua nhiều thời 12 kỳ xã hội khác nhau gắn chặt với quá trình tan rã của công xã nguyên thuỷ, hình thành gia đình phụ quyền và phân hoá giai cấp trong xã hội. Nó hướng về những vấn đề cơ bản, những số phận, quan hệ và những xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp (ở Việt Nam chủ yếu là xã hội phong kiến) .Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là “tưởng tượng và hư cấu cổ tích”) kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và tiêu khiển của nhân dân”[16,63]. Trong quyển giáo trình Văn học dân gian do Giáo sư Đinh Gia Khánh làm chủ biên, tuy không đưa ra một định nghĩa nào cụ thể về truyện cổ tích thế nhưng ông cũng có nêu lên một nhận xét để nhận diện truyện cổ tích qua mấy điểm như sau: “Truyện cổ tích phần lớn xuất hiện khi công xã thị tộc tan rã và được thay thế bằng gia đình riêng lẻ, khi xã hội có phân chia giai cấp. Truyện cổ tích chủ yếu phản ánh cuộc đấu tranh xã hội, nội dung chính của lịch sử khi ấy. Truyện cổ tích vẫn có thể đặt ra những vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh giữa người với thiên nhiên, nhưng trước hết và chủ yếu nó phản ánh những mâu thuẫn giai cấp… Nhân vật chính trong truyện cổ tích là người, lấy nguyên mẫu trong xã hội loài người…truyện cổ tích lôi cuốn chúng ta vào những niềm vui khổ, vào không khí đấu tranh chống cường quyền của những con người bị áp bức..”[5, 424] Trong từ điển thuật ngữ văn học cũng có nêu lên một định nghĩa như sau: “Truyện cổ tích là một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thuỷ nhưng chủ yếu phát sinh những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt”. Lại còn có một định nghĩa đơn giản hơn như sau: “Truyện cổ tích là những truyện dân gian có nội dung kể lại những câu truyện tưởng tượng về một số nhân vật như dũng sĩ, nhân vật bất hạnh, nhân vật chàng ngốc…” Và cũng còn khá nhiều định nghĩa về truyện cổ tích. Dường như ở mỗi người là một cách định nghĩa khác nhau, từ phức tạp cho đến đơn giản. Thế nhưng, để có được một định nghĩa khoa học, chính xác và đầy đủ thì vẫn phải chờ kết quả của các nhà nghiên cứu trong tương lai. Ở đây dựa vào tài liệu nghiên cứu về truyện cổ tích 13 chúng tôi cũng tạm nêu lên một định nghĩa như sau: Truyện cổ tích là một thể loại tự sự dân gian, ra đời từ rất sớm nhưng phát triển chủ yếu trong xã hội có sự phân chia giai cấp, nội dung của nó là kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh các nhân vật là người hay loài vật. Và thông qua những số phận khác nhau của các nhân vật, truyện đã nêu lên được những kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lý tưởng và ước của nhân dân lao động. 1.1.2 Vấn đề phân loại truyện cổ tích Phân loại truyện cổ tích là một trong những vấn đề đã gây nhiều nhứt nhói nhất trong giới nghiên văn học dân gian trên thế giới và ở nước ta từ trước cho đến nay. Do bản thân truyện cổ tích là một đối tượng phức tạp cho nên việc phân loại nó là vấn đề không hề đơn giản. Trước vấn đề này giáo sư Nguyễn Đổng Chi cũng đã có lời nhận xét như sau: “Phân loại truyện cổ tích, một vấn đề đã đặt ra từ lâu, nhưng vẫn còn rất mới mẽ”[1, 163]. Đúng vậy, trên thực tế thì cũng đã có rất nhiều người đi vào phân loại nó, ở mỗi người là một cách khác nhau, có người thì chia truyện cổ tích thành hai tiểu loại (là truyện cổ tích lịch sử và truyện cổ tích thế sự), có người lại chia nó ra thành ba tiểu loại (là truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích thế sự và truyện cổ tích lịch sử), có người chỉ chủ yếu dựa vào đề tài, sau đó chia truyện cổ tích ra thành nhiều tiểu loại (như truyện mê tín hoang đường, truyện thần tiên, truyện ma quỷ, truyện luân lý, truyện về núi sông,…). Tính đến nay thì đã có rất nhiều cách phân loại truyện cổ tích, song vẫn chưa có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng cách phân loại nào có thể xác định được ranh giới giữa truyện cổ tích với ranh giới của các thể loại dân gian tự sự khác, ở một mức độ rạch ròi được. Tuy nhiên, để đơn giản hoá vấn đề này người ta đã lựa chọn cách phân loại phổ biến nhất, và gần xác với vấn đề nhất. Ở Việt Nam, cách phân loại được sử dụng phổ biến hiện nay là cách chia truyện cổ tích ra thành ba tiểu loại chính: truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt. Có thể thấy rõ cách phân loại trên là kết quả của việc vận dụng nhiều tiêu chí và căn cứ khác nhau. Trong đó nổi trội lên hai phương diện đề tài và phương pháp sáng tác. Dựa vào đề tài (hay đối tượng phản ánh) có thể phân biệt được truyện cổ tích về loài vật với truyện cổ tích về người, dựa vào phương pháp sáng tác thì có thể tách bộ phận truyện cổ tích về loài người thành hai tiểu loại. Đó là truyện cổ tích thần 14 kì và truyện cổ tích sinh hoạt (hay còn gọi là truyện cổ tích thế sự và truyện cổ tích hiện thực), và nếu bộ phận nào yếu tố thần kì đóng vai trò chính trong truyện thì đó là truyện cổ tích thần kì, nếu ngược lại thì đó là truyện cổ tích sinh hoạt. Ở truyện cổ tích loài vật, đối tượng phản ánh và nhận thức chủ yếu chính là loài vật, còn ở trong truyện cổ tích về loài người thì các con vật nếu có chỉ là đối tuợng thứ yếu. Ở truyện cổ tích thần kì, yếu tố “thần kì” phải giữ vai trò chủ yếu trong việc tham gia giải quyết những xung đột, mâu thuẫn trong truyện, còn ở cổ tích sinh hoạt thì ngược lại, các yếu tố thần kì nếu có chỉ giữ vai trò thứ yếu và nhiều khi chỉ là “đường viền” cho truyện. Và để có sự phân loại rõ ràng, khoa học hơn, có lẽ cần phải chờ kết quả nghiên cứu trong tương lai ở đây chúng tôi cũng xin tạm chấp nhận với cách chia truyện cổ tích ra làm ba tiểu loại như trình bày ở trên. 1.1 Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích loài vật (truyện cổ tích động vật) 1.1.1 Khái niệm về truyện cổ tích loài vật Ra đời từ thời cổ đại, từ lâu thể loại truyện cổ tích đã có hai dòng nảy nở và phát triển song song: truyện kể về loài người và truyện kể về loài vật. Có thể thấy rõ ràng, càng về sau truyện cổ tích về loài nguời (truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích thần kì) càng được mở rộng và công việc nghiên cứu đã được tiến hành ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Thế nhưng bộ phận truyện kể về loài vật dường như vẫn chưa được sự chú ý và quan tâm nhiều của các nhà nghiên cứu, nhất là nghiên cứu chuyên sâu. Cũng vì thế mà khái niệm “truyện cổ tích loài vật” cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ rệt và thường hay có sự nhằm lẫn giữa ba loại truyện (cổ tích loài vật, thần thoại suy nguyên về loài vật và truyện ngụ ngôn). Theo ý kiến nghiên cứu của tác giả Lê Chí Quế nêu trong quyển Văn học dân gian Việt Nam thì trong truyện cổ tích loài vật người ta có thể nhận ra ba lớp chính như sau: “1. Lớp truyện hình thành sớm nhất là những truyện vật tổ, gắn với tín ngưỡng tôn giáo của xã hội nguyên thuỷ. Những chuyện này ở các nước Châu Âu còn bảo lưu nhiều. Ở Việt Nam chúng ta chưa tìm thấy nguyên dạng của nó, chúng ta chỉ thấy thấp thoáng bóng dáng của nó qua những mẫu chuyện về chim Ân, chim Ứa của người Mường hoặc truyện Cá gáy hoá rồng của Người Việt. 15 2. Lớp truyện tuơng đối phổ biến mà chúng ta còn ghi chép được là những truyện phản ánh đặc điểm của loài vật, qua đó con người từ thế hệ này đến thế hệ khác truyền lại cho nhau những tri thức về giới tự nhiên nhằm chinh phục nó, sử dụng nó phục vụ cho đời sống của con người. Đó là truyện giải thích tại sao vịt trống kêu khàn khàn, tại sao lông quạ màu đen tuyền, tại sao mai rùa có những vết hằn như rạn nứt, tại sao gấu và khỉ không chơi chung với nhau nữa, tại sao trâu chỉ có một hàm răng,… 3. Lớp thứ ba của truyện cổ tích động vật là những truyện đồ chiếu quan hệ xã hội loài người vào quan hệ của các con vật. Lớp này xuất hiện muộn hơn, có lẽ là khi xã hội phân chia giai cấp. Ở Việt Nam lớp truyện này thường có xu hướng ngụ ngôn hoá, có dụng ý sâu xa và phát triển ở người Việt nhiều hơn ở các dân tộc thiểu số”. Thông qua ý kiến trên, chúng ta có thể hiểu được mấy nét chính trong truyện cổ tích loài vật người Việt mà tác giả đã trình bày. Thứ nhất truyện cổ tích loài vật đó là một loại truyện đã ra đời từ rất sớm. Thứ hai tác giả cho rằng dạng truyện phổ biến trong truyện cổ tích loài vật là dạng truyện về giải thích đặc điểm của các con vật. Và điều thứ ba mà tác giả đề cập đến trong phần trình bày ở trên đó là thông qua những câu chuyện kể về loài vật người ta lại nhằm ám chỉ “xã hội loài người”, vì thế, cho nên truyện cổ tích loài vật đôi khi mang tính chất ngụ ngôn. Và nếu chúng ta có cơ hội đi sâu vào tìm hiểu truyện cổ tích loài vật của người Việt thì cũng thấy được những điều mà tác giả Lê Chí Quế đã trình bày là đúng. Thế nhưng cũng cần lưu ý rằng truyện cổ tích loài vật phải được xem là một tiểu loại “độc lập” nằm trong truyện cổ tích, không nên đánh đồng nó với truyện ngụ ngôn. Bởi lẽ so với truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích loài vật khác ở chỗ nó không mượn loài vật làm phương tiện để nêu lên những bài học triết lí hoặc luân lí một cách gián tiếp, kín đáo mà nó coi loài vật là đối tượng của sự nhận thức và phản ánh. Ở cả hai loại truyện trên (cổ tích loài vật và truyện ngụ ngôn), loài vật đều được nhân cách hoá, nhưng cách nhân hoá ở mỗi loại một khác. Ở truyện ngụ ngôn đó là sự nhân cách hoá có ý thức (mượn chuyện loài vật để nói chuyện người). Còn ở truyện cổ tích loài vật, sự nhân hoá lại gắn liền với sự hư cấu và trí tưởng tượng hồn nhiên, giàu tính sáng tạo của nhân dân. Vì thế truyện cổ tích loài vật mang tính sinh vật học và nội dung ý nghĩa xã hội kết hợp với nhau rất hài hoà và sống động. 16 Như vậy truyện cổ tích loài vật là gì? Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi có ý kiến như sau: Truyện cổ tích về loài vật là một bộ phận của truyện cổ tích, lấy các nhân vật chính là các con vật như mèo, chuột, thỏ, cọp,… những loài vật gần gũi, và có quan hệ nhiều với đời sống của nhân dân làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lí giải. Và thông qua truyện tác giả dân gian nêu lên được những kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lý tưởng và ước mơ của nhân dân lao động. 1.1.1 Đặc điểm của truyện cổ tích loài vật Dựa trên những tài liệu sưu tầm, nghiên cứu về truyện cổ tích loài vật chúng tôi xin nêu lên một vài nét về đặc điểm của truyện cổ tích loài vật như sau. 1. Xét về số lượng thì truyện cổ tích kể về loài vật có số lượng ít hơn so với truyện cổ tích kể về loài người (truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt). Để giải thích cho vấn đề này có thể xét trên hai bình diện. Nguyên nhân thứ nhất làm cho truyện cổ tích loài vật có số lượng ít hơn so với hai tiểu loại trên có thể là do kết quả của công việc sưu tầm chưa được đầy đủ, một số truyện có khả năng đã bị thất thoát. Nguyên nhân thứ hai phải kể đến, có thể là do người Việt ít có sở trường về sáng tác truyện cổ tích loài vật vì thế giới loài vật đôi khi vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà con người không thể nào hiểu hết được. 2. Xét ở nhiều phương diện thì truyện cổ tích về loài vật gần gũi với truyện cổ tích sinh hoạt hơn truyện cổ tích thần kì. Tuy khác nhau về nhân vật, nhưng đều phản ánh cuộc sống “trần tục”, yếu tố thần linh dường như là không có hoặc nếu có cũng khá mờ nhạt không giống như ở truyện cổ tích thần kì. Môi trường sống của các con vật cũng được đưa vào câu chuyện kể một cách tự nhiên, sinh động làm cho câu truyện mang tính “thực” hơn. 3. Tên truyện của truyện cổ tích loài vật thường rất dễ hiểu. Thông qua tên truyện thì chúng ta có thể hiểu được một phần nào đó nội dung của truyện. Một số truyện lấy tên các con vật - nhân vật chính trong truyện để đặt tên (như trong truyện: Con chó, con vịt và đàn chim; Con gà, con lợn và con chó; Chuột và mèo, Tắc kè và nòng nọc…). Một số tên truyện lấy đặc điểm về nguồn gốc của con vật để đặt tên (như trong truyện: Sự tích con bọ hung; Sự tích con trâu; Sự tích cái chân vịt;…). Một số truyện lại lấy sự việc chủ yếu trong truyện để đặt tên (như trong truyện: Cọp thổi còi sừng trâu; Con cò đi thi kêu; Con nhện báo tin;…)…và cũng còn khá nhiều cách mà tác giả dân gian đã chọn để đặt tên cho truyện, nhưng nhìn chung cách đặt 17 tên truyện đã thỏa tiêu chí đó là không trùng nhau và tránh được sự lẫn lộn với các truyện khác. 4. Nhân vật chính trong truyện cổ tích về loài vật là các con vật. Có thể thấy rõ trong truyện cổ tích về loài vật là cả một thế giới phong phú và đa dạng gồm nhiều con vật. Theo sự phân loại tự nhiên, các con vật trong truyện cổ tích loài vật của người Việt gồm: các loài thú như: cọp, voi, trâu, ngựa, chó, mèo…(trong một số truyện như Cọp không sợ dê, Voi cọp thi tài, Chó rừng và cọp, Trâu và voi, Con chó và con gà, Cô mèo cháu cọp, …); các loài chim như: gà, vịt, diều, cắt, quạ, chèo bẻo, ác là, con công,…( trong một số truyện như Diều với gà, Vịt đi xin chân, Vhèo bẻo và ác là, Con công và làng chim,…); các loài cá như: cá rô, cá trê,…(trong một số truyện như Con lương và con cá rô, Trê cóc, Tôm cá kết bạn,…); các loài côn trùng như: mọt, tò vò, con kiến,… (trong một số truyện như Con nhện và con ruồi, Mọt và tò vò, Con ruồi con riệp, Con kiến mọc cánh,…). Các con vật này đóng vai trò làm nhân vật chính trong truyện. Bao giờ nội dung truyện cổ tích loài vật cũng lấy các nhân vật là con vật làm đối tượng chính để phản ánh, tường thuật và lí giải. Những con vật này ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến đời sống của con người. Ngoài ra, ở một bộ phận của truyện cổ tích loài vật người Việt còn có nhân vật là con người tham gia, tuy nhiên con người chỉ đóng vai trò là nhân vật phụ trong truyện (chẳng hạn như trong truyện Con chó con mèo và anh chàng nghèo khổ). 5. Cốt truyện và kết cấu của truyện cổ tích loài vật thường rất đơn giản. Ở một số truyện cốt truyện thường nằm ở tên truyện (như trong truyện: Vụ kiện châu chấu, Quạ bắt cầu, Con lợn ăn no lại nằm,…), một số truyện thì gần như không có cốt truyện (chẳng hạn như truyện Tại sao có địa danh Bến Nghé, đây là truyện không có cốt truyện, nó chỉ đơn thuần giải thích tại sao có địa danh Bến Nghé: “Nghé là tiếng sấu rống không khác gì tiếng nghé ngọ của trâu con. Chính vì vậy mà sông này có tên là sông Bến nghé”[18,183]. Phần lớn cốt truyện của truyện cổ tích loài vật thường xoay quanh những đề tài như giải thích một đặc điểm, một tập quán,…hoặc là nêu lên cuộc gặp gỡ của các con vật. Nhìn chung thì truyện rất ít sự kiện. Kết cấu của truyện cổ tích về loài vật thường có hai phân: “dẫn truyện” và “thuật truyện” xen kẻ với nhau. Phần dẫn truyện là lời kể trực tiếp của người kể truyện, còn phần thuật truyện là thuật lại lời đối thoại của các con vật trong truyện. 18 6. Xung đột trong truyện cổ tích loài vật được thể hiện rõ rệt và nổi bậc nhất là xung đột giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, chẳng hạn như truyện Con hổ và con thỏ. Ở đây không những nêu lên thực trạng trong xã hội loài vật mà đây còn là biểu hiện của sự xung đột giai cấp trong xã hội loài người, xã hội đã có sự phân hoá. Đó là những xung đột khó có thể điều hoà được giữa kẻ nghèo người giàu, kẻ thống trị với người bị trị. 7. Nghệ thuật kể chuyện cũng có nhiều điểm đáng lưu ý. Lời kể trong truyện cổ tích loài vật rất mộc mạc, giản dị và hết sức hồn nhiên. Vì kể lại những truyện đã xảy ra trong quá khứ nên phần mở đầu của các câu truyện không tránh khỏi những công thức truyền thống như “ngày xửa ngày xưa”, “ngày xưa”, “xưa kia”…chính yếu tố này góp phần khẳng định tính “có thực” của câu truyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì truyện cổ tích về loài vật còn có thêm một số công thức khác như: “một hôm”, “có một lần”, “ngày kia”,…làm cho câu chuyện gần gũi và như vừa mới xảy ra. 8. Truyện cổ tích loài vật của người Việt có thể phân thành hai bộ phận: bộ phận thứ nhất nói về loài vật hoàn toàn (trong truyện không có nhân vật là người). Bộ phận thứ hai gồm những truyện vừa có loài vật vừa có con người (chẳng hạn như truyện Trí khôn của ta đây). Trong nhóm thứ hai đặc biệt phong phú là những truyện về người và cọp. Đối với con người thì con cọp một loài dã thú luôn đe dọa tính mạng, vì thế cho nên người Việt xưa vừa khinh ghét nó nhưng cũng đồng thời rất sợ nó. Những sáng tác dân gian về hổ xuất hiện nhiều, chứng tỏ nhu cầu nhận thức và chinh phục hổ của nhân dân ta rất lớn. 1.3 Truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ Truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ được xem là những truyện được sáng tác và sưu tầm ở vùng đất Nam Bộ. 1.3.1 Điều kiện phát sinh truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ Nam bộ được xem là một vùng đất mới với lịch sử hình thành khoảng 300 năm trở lại đây. Bởi tính từ thế kỉ XVII, vùng đất hoang vu, hẻo lánh này mới có nhiều lưu dân miền ngoài tìm vào khai khẩn đất hoang, để tạo lập nên xóm làng, phum, sóc. Trong hành trình tiến vào Nam, những gì thuộc về văn hóa vẫn được họ bảo lưu. Theo bước chân của những “người mở cõi” văn học dân gian bắt đầu thâm nhập, bám trụ và phát triển ở vùng đất mới. Do vậy truyện dân gian khi đến vùng đất Nam Bộ với những điều kiện mới lại bắt đầu nở rộ và trở thành truyện dân gian Nam Bộ, đó 19 được xem là những sáng tác và sưu tầm của nhân dân trong suốt mấy thế kỉ qua. Quá trình phát triển ngày càng mang được những nét riêng và phù hợp với vùng đất mới hơn. Là một bộ phận nhỏ nằm trong kho tàng truyện cổ dân gian Nam Bộ, đương nhiên truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ không tránh khỏi những ảnh hưởng bởi các yếu tố chung của nền văn học dân gian truyền thống. Bên cạnh đó, truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ cũng có những nét riêng do nền văn hoá nơi đây qui định. Nhìn chung, phần lớn các truyện này đều được hình thành trong quá trình khai phá gian lao của người Việt ở Nam Bộ. Khi những lưu dân vào đây khai phá vùng đât mới thì phải thường xuyên đối mặt với các loài thú dữ. Truyện cổ tích loài vật của người Việt Nam Bộ hầu như cũng được nảy nở từ đó, nó ghi nhận sự sợ hãi của con người khi phải đối mặt với những con vật hoang dã, hung hăng. Bên cạnh đó, còn có những truyện ra đời nhằm để đề cao tinh thần quả cảm dám chống lại thú hoang dã của những người dân nơi vùng đất mới này, chẳng hạn như truyện “Ông Yến giết hổ”, “Hai nhà sư đánh cọp”,…đều là những truyện ghi nhận lại tinh thần ấy của người Việt Nam Bộ trước kia. Vào đây, trồng trọt và chăn nuôi vẫn là nghề đóng vai trò chủ đạo trong đời sống của người dân Nam Bộ. Chính vì nguyên nhân này nên người Việt Nam Bộ đã sớm sống gắn bó và gần gũi với thiên nhiên với giới động vật là điều rất dễ hiểu. Và cũng vì thế, trong quá trình tiếp xúc với những con vật phong phú và đa dạng đó, người Nam Bộ lại có thêm những hiểu biết về chúng. Nên một số truyện về loài vật của người Việt ở Nam Bộ ra đời có tác dụng ghi lại những nhận thức ban đầu đó, tuy cách giải thích còn mang tính chất chủ quan nhưng tác giả dân gian đã thật sự cố gắng thể hiện những hiểu biết cơ bản của mình về thế giới của các loài vật. Mặt khác, do muốn sống và gắn bó lâu dài nơi vùng đất mới nên người Việt Nam Bộ từ thế hệ này qua thế hệ khác đã truyền lại cho nhau những kinh nghiệm, những hiểu biết về thế giới loài vật, nên một số truyện ra đời để đáp ứng yêu nhu cầu đó. Chẳng hạn như trong truyện Giết cọp ở Giồng Găng, đây là câu truyện kể về hai cậu cháu ông Tám Nghệ và ông Hai Sến, hai người cùng khai phá chung một sở rừng, trong một lần cả hai đang đốn củi thì bắt gặp một con hổ thình lình từ trong bụi rậm nhảy ra tấn công. Tám Nghệ cùng ông Hai Sến đều rất bình tỉnh, họ tượng trợ và tiếp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan