Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trường từ vựng thiên nhiên trong thơ tố hữu...

Tài liệu Trường từ vựng thiên nhiên trong thơ tố hữu

.PDF
82
3378
129

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  --  CAO HẠ QUYÊN MSSV: 6095885 TRƯỜNG TỪ VỰNG THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TỐ HỮU Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. GVC. NGUYỄN THỊ THU THỦY ` Cần Thơ, 5/2013 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Từ vựng 1.1.1. Khái niệm từ 1.1.2. Cấu tạo từ 1.1.2.1. Từ đơn 1.1.2.2. Từ ghép 1.1.2.3. Từ láy 1.1.3. Nghĩa của từ 1.1.3.1. Nghĩa biểu vật 1.1.3.2. Nghĩa biểu niệm 1.1.3.3. Nghĩa biểu thái 1.2. Trường từ vựng 1.2.1. Các quan niệm về trường 1.2.2. Khái niệm trường từ vựng 1.2.3. Phân loại trường từ vựng 1.2.3.1. Trường nghĩa trực tuyến 1.2.3.2. Trường nghĩa tuyến tính 1.2.3.3. Trường nghĩa liên tưởng 1.3. Vài nét về Tố Hữu 1.3.1. Cuộc đời 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác 1.3.3. Quan niệm sáng tác 1.3.4. Đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu CHƯƠNG II TRƯỜNG TỪ VỰNG THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TỐ HỮU 2.1. Khái niệm thiên nhiên 2.2. Khái niệm trường từ vựng thiên nhiên 2.3. Thống kê trường từ vựng thiên nhiên 2.3.1. Trường từ vựng thiên nhiên là vũ trụ, trời đất 2.3.2. Trường từ vựng thiên nhiên là thế giới thực vật 2.3.3. Trường từ vựng thiên nhiên là thế giới động vật 2.4. Giá trị biểu đạt của từ thuộc trường từ vựng thiên nhiên trong thơ Tố Hữu 2.4.1. Giá trị biểu đạt của trường từ vựng thiên nhiên là vũ trụ, đất trời 2.4.2. Giá trị biểu đạt của trường từ vựng thiên nhiên là thế giới thực vật 2.4.3. Giá trị biểu đạt của trường từ vựng thiên nhiên là thế giới động vật PHẦN KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn, tiêu biểu của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Ông là người đã đem đời mình và thơ mình chiến đấu vì lí tưởng cao cả đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tố Hữu làm thơ không ngoài mục đích tuyên truyền trực tiếp cho công tác Cách mạng, bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm cao đẹp của mình với quần chúng nhân dân với non sông, đất nước. Từ khi xuất hiện, thơ Tố Hữu đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống tâm hồn Việt Nam. “Ông là người đem đến cho công chúng và rồi cũng nhận lại từ họ sự đồng điệu, đồng cảm, đồng tình tuyệt diệu, đang là niềm mơ ước của mọi sự nghiệp thơ ca, kể cả những nhà thơ lớn cùng thời với ông” [19; 20]. Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình, “là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị Việt Nam” (Trần Đình Sử). Đó là những vần thơ sắc bén, giàu sức chiến đấu và chan chứa tình người. Là tiếng nói bình dị, gần gũi mà không kém phần sáng tạo, gắn với thực tiễn cách mạng và bay lên với bao khát vọng và ước mơ. Đó là những bài ca đấu tranh anh hùng và thắng lợi vẻ vang, bài ca về lẽ sống lớn, về ân tình cách mạng sâu nặng, về niềm tin cách mạng mới mẻ, trong trẻo. Thơ Tố Hữu không chỉ thể hiện sâu sắc tinh thần thời đại, mà còn đánh dấu một bước phát triển mới của thơ ca dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chiến đấu và bảo vệ Tổ Quốc. Đồng thời, thơ ông góp phần thúc đẩy, khơi nguồn cho sự phát triển của thơ ca dân tộc. Trong những năm qua, thơ Tố Hữu đã được khảo cứu, phân tích, đánh giá từ nội dung tư tưởng tới hình thức, phong cách, từ đề tài, chủ đề, hình tượng tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ. Hầu như không còn tập thơ, bài thơ nào có giá trị của ông mà không được bàn đến, không có hình tượng thơ hoặc câu thơ hay nào mà không được phát hiện. Nhưng, nghiên cứu tác phẩm của nhà thơ này từ góc độ tiếp cận của trường từ vựng thì hầu như chưa được chú ý đến. Nghiên cứu “Trường từ vựng thiên nhiên trong thơ Tố Hữu” là một hướng nghiên cứu có thể giúp tìm hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ của Tố Hữu trong sáng tác và lí giải tình yêu đất nước, thiên nhiên trong thơ ông. Qua đó, người viết có thể mở rộng thêm vốn từ, bổ trợ thêm kiến thức về ngôn ngữ cho việc học hiện tại cũng như làm việc sau này. Người viết cũng hi vọng 1 rằng bài nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu cho các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung, tìm hiểu phong cách ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề trường từ vựng đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu từ rất lâu và để lại những thành tựu nhất định. Trong khuôn khổ luận văn, người viết xin điểm qua một số công trình được coi là tiêu biểu nhất và các bài nghiên cứu đã vận dụng khái niệm và phương pháp của ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu trường từ vựng trong một tác phẩm cụ thể. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong quyển Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, quan niệm rằng tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng: “mỗi tiểu hệ thống là một trường ngữ nghĩa. Đó là một tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [5; 145]. Ngoài việc đưa ra khái niệm, cách phân loại từ vựng trong công trình nghiên cứu của mình, Đỗ Hữu Châu còn nêu lên các tiêu chí để xác lập một trường từ vựng, chỉ ra mối quan hệ về nghĩa giữa các từ thể hiện qua các hiện tượng như: từ đa nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Theo đó, ông chia ra bốn nhóm trường nghĩa là: Trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm (xét trên trục dọc), trường nghĩa tuyến tính (xét trên trục ngang – trục ngữ đoạn) và trường nghĩa liên tưởng (xét trên việc sử dụng từ ngữ). Đây là công trình nghiên cứu được rất nhiều người tin tưởng bởi tính đúng đắn và thiết thực. Trong tạp chí Ngôn ngữ số 09 năm 2003, tác giả Vũ Thị Ân có bài viết nghiên cứu về “Trường nghĩa của từ yêu trong thơ Xuân Diệu”. Bài viết này bàn đến trường nghĩa của từ yêu trong thơ Xuân Diệu trước năm 1945, qua hai tập thơ tiêu biểu là Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Tác giả đã lấy từ “yêu” làm từ khóa và xác lập danh sách, thống kê định lượng tần số xuất hiện, tỉ lệ phân bố (xét trên độ dài văn bản) của những từ ngữ cùng trường nghĩa (so sánh với thơ tình của Nguyễn Bính) với từ “yêu” trên ba phương diện cơ bản: những từ ngữ chỉ sự vật, đối tượng của tình yêu; những từ ngữ biểu thị hành động, cảm xúc, trạng thái, kết quả của tình yêu; những từ ngữ chỉ cung bậc, sắc thái của tình yêu. Qua kết quả thống kê, định lượng trường nghĩa của từ yêu trong thơ Xuân Diệu, ta có thể khẳng định rằng những nhận định của các nhà nghiên 2 cứu lâu nay về cách bộc lộ tình yêu trong những vần tình ca thắm thiết của tác giả trong làng thơ mới là có cơ sở. Trần Thị Mai có bài nghiên cứu về “Trường từ vựng chỉ không gian trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận” in trong tạp chí Ngôn ngữ & đời sống số 1+2 năm 2010. Tác giả đã khảo sát hai mươi bài thơ trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận chủ yếu dựa vào trường nghĩa biểu vật để phân tích và đưa ra các dẫn chứng, chứng minh các từ thuộc trường nghĩa chỉ không gian và phân chúng thành từng nhóm nhỏ: từ chỉ không gian chung, từ chỉ không gian trên cao, từ chỉ không gian dưới mặt đất… Với trường từ vựng chỉ không gian, ta không chỉ nhận ra cảm quan nghệ thuật của Huy Cận trước cuộc sống mà còn thấy một phần đặc điểm ngôn từ nghệ thuật của tập thơ Lửa thiêng nói riêng và thơ Huy Cận nói chung. Trong tạp chí Ngôn ngữ & đời sống số 09 năm 2010 tác giả Lưu Văn Din có bài viết với nhan đề “Trường ngữ nghĩa các yếu tố ngôn ngữ liên quan đến nước trong ca dao, tục ngữ người Việt”. Trong bài nghiên cứu, tác giả vận dụng lí thuyết trường nghĩa liên tưởng để khảo sát và phân tích ngữ liệu ở ca dao, tục ngữ và đã chỉ ra năm nhóm trường nghĩa lên quan đến nước và ở mỗi nhóm có các tiểu nhóm: nhóm trường nghĩa chỉ trạng thái tự nhiên của nước và nhóm trường nghĩa chỉ sự sinh tồn của người Việt trong môi trường nước. Bài viết đã cho thấy trường ngữ nghĩa liên quan đến nước trong tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, thể hiện tư duy liên tưởng về nước gắn với môi trường sống, sự sinh tồn, biểu thị tư tưởng, tình cảm, triết lí nhân sinh của người Việt. Văn hóa nước và các định danh liên quan đến nước xuất phát từ thực tiễn môi trường sống và tư duy văn hóa của người Việt về lãnh thổ quốc gia. Gần đây nhất, trong quyển Ngôn ngữ & đời sống số 09 (203) năm 2012 có bài nghiên cứu với nhan đề: “Trường nghĩa về thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Tất Thắng. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã dành thời gian tìm hiểu về khái niệm trường từ vựng – ngữ nghĩa, từ đó vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào việc khảo sát, phân tích trường nghĩa về “thiên nhiên” trong thơ tiếng Việt của Hồ Chí Minh. Bức tranh về thiên nhiên trong thơ Bác được thể hiện thật đa dạng, sinh động và đầy đủ sắc màu khi được phân tích và mổ xẻ qua các nhóm trường nghĩa theo các quan hệ: trực tuyến, tuyến tính, liên tưởng và hiện tượng chuyển trường nghĩa. Trên đây là những công trình nghiên cứu về trường từ vựng đã góp phần đáng 3 kể vào việc bổ trợ thêm kiến thức cho người viết, giúp nâng cao khả năng nhận biết để hoàn thành bài nghiên cứu của mình. Như đã biết, thơ Tố Hữu là đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều gặp gỡ và thống nhất trong đánh giá Tố Hữu là một phong cách lớn trong sự phát triển của nền văn học dân tộc. Thơ ông không chỉ đặc sắc ở nội dung, tư tưởng mà còn có giá trị đặc sắc về nghệ thuật trên các phương diện về phong cách và ngôn ngữ thơ. Trong đó nổi bật nhất là ba công trình: Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kị (1979); Thơ Tố Hữu, Tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí của Nguyễn Văn Hạnh (1985) và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử (1987). Nghiên cứu về thơ Tố Hữu từ phương diện ngôn ngữ đã có các công trình của tác giả như: Về cách dùng từ chỉ màu sắc trong thơ Tố Hữu của Lê Anh Hiền (Tạp chí Ngôn ngữ số 4- 1976 ), Tính dân tộc hiện đại của ngôn từ thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử (Báo Văn nghệ số 36 – 1985), Nhạc điệu thơ Tố Hữu của Nguyễn Trung Thu (Tạp chí Văn học số 6 – 1968) và nhiều công trình khác. Mặc dầu không có đề tài nghiên cứu cụ thể về “Trường từ vựng thiên nhiên trong thơ Tố Hữu” nhưng những vấn đề mà các tác giả trên đề cập đều có liên quan và là những tiền đề quan trọng giúp người viết có cơ sở triển khai, nghiên cứu đề tài. 3. Mục đích, yêu cầu Nghiên cứu “Trường từ vựng thiên nhiên trong thơ Tố Hữu”, luận văn hướng vào mục đích tiếp cận một hướng nhìn mới để khai thác thơ Tố Hữu. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những công trình nghiên cứu trước, luận văn này khai thác thơ Tố Hữu từ góc độ trường từ vựng. Đề tài là sự kết hợp giữa lí thuyết và ứng dụng, kết hợp những kiến thức ngôn ngữ học và văn học. Qua việc thực hiện đề tài, người viết sẽ có cơ hội được rèn luyện và củng cố năng lực phân tích tác phẩm trữ tình và nghiên cứu về một tác gia quan trọng trong nền văn học đương đại Việt Nam từ góc nhìn ngôn ngữ học. Đây là một hướng tiếp cận mới, đầy lí thú và có sức thuyết phục đối với một phong cách thơ đã ổn định. Yêu cầu trước hết là tập hợp các từ cùng trường nghĩa chỉ thiên nhiên và phân loại theo các nhóm tiểu trường thích hợp. Cuối cùng là phân tích, đánh giá thấy được hiệu quả sử dụng của các từ ngữ thuộc trường từ vựng về thiên nhiên - một nhân tố dẫn đến thành công đặc sắc trong thơ Tố Hữu. 4 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này người viết sẽ tìm hiểu vấn đề lí thuyết về từ tiếng Việt, từ đó sẽ đi vào tìm hiểu những từ thuộc trường từ vựng về thiên nhiên trong thơ Tố Hữu. Với quy mô của đề tài và kiến thức có hạn nên người viết không tìm hiểu hết sự nghiệp thơ của Tố Hữu mà chỉ giới hạn trong ba tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc và Gió lộng. Đây là những tập thơ góp phần đưa tên tuổi Tố Hữu đến với bạn đọc trong và ngoài nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu luận văn này, người viết sử dụng các phương pháp : Phương pháp thống kê: Dựa vào các tập thơ, luận văn thống kê các từ thuộc trường từ vựng về thiên nhiên trong thơ Tố Hữu. Phương pháp so sánh đối chiếu: Để thấy được hiệu quả của việc sử dụng ngôn từ trong thơ Tố Hữu, luận văn so sánh ngôn ngữ thơ của ông với một số nhà thơ cùng thời theo chủ đề, đề tài như Xuân Diệu, Nguyễn Bính,… Từ đó thấy được những nét riêng trong việc sử dụng từ để thể hiện tình cảm của Tố Hữu đối với thiên nhiên và cuộc sống so với các nhà thơ khác. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Người viết vận dụng phương pháp này nhằm làm sáng tỏ những nét độc đáo trong việc sử dụng từ, trường từ trong thơ Tố Hữu. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Từ vựng Vựng trong tiếng Hán có nghĩa là kho, nơi chứa. Từ vựng có nghĩa là kho từ, vốn từ của một ngôn ngữ gồm các từ và các đơn vị tương đương với từ, tức thành ngữ. Trong đó, từ là đơn vị từ vựng cơ bản nhất. Từ vựng là một hệ thống hữu hạn, là một bộ phận quan trọng của hệ thống ngôn ngữ, phát triển liên tục cùng với sự phát triển của xã hội. Mỗi từ trong hệ thống bao giờ cũng đối lập với các từ còn lại, đồng thời chỉ có giá trị khi được xét trong mối tương quan với các từ khác trong hệ thống. Từ vựng là một trong ba bộ phận cấu thành của ngôn ngữ, giữ vai trò quan trọng và chiếm số lượng phong phú nhất. Hơn bộ phận nào hết, từ vựng phản ánh trực tiếp và rộng rãi thực tế khách quan, nền văn hóa của dân tộc, nhanh chóng hưởng ứng mọi sự thay đổi của xã hội trong mọi mặt sinh hoạt đời sống. 1.1.1. Khái niệm từ Trong tất cả các ngôn ngữ, mặc dù các nhà nghiên cứu chưa nhất trí với nhau về từ, song có thể nói rằng trong mỗi ngôn ngữ đều có đơn vị nhỏ nhất mà người nói có thể kết hợp chúng lại với nhau để tạo nên câu hay chuỗi lời nói trong khi trò chuyện, trao đổi tình cảm với nhau trong giao tiếp. Những đơn vị này được gọi là “từ”. Nói khác đi, từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, có nghĩa, mang tính sẵn có, cố định, bắt buộc, được dùng để trực tiếp tạo câu. 1.1.2. Các kiểu cấu tạo từ 1.1.2.1. Từ đơn: Là những từ được cấu tạo bởi một tiếng độc lập. Thí dụ: nhà, xe, viết, xanh, đỏ, vàng,… - Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như: tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,… - Xét về mặt ý nghĩa, từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, quan hệ gia đình, xã hội, các số đếm,… 6 - Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy nhưng đây là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và là cơ sở để tạo từ mới cho tiếng Việt. 1.1.2.2. Từ ghép: Là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa. Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm hai loại chính: Từ ghép đẳng lập Từ ghép đẳng lập có đặc trưng chung là: - Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng. Thí dụ: nhà cửa, sách vở, tư duy,… - Xét về mặt ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy: + Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó: o Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết,... o Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: thổ địa, tiện lợi, tư duy, cốt nhục,… o Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: xinh đẹp, đợi chờ, máu mủ,… o Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố là từ địa phương. Ví dụ: chợ búa, chân cẳng, bát đọi,… + Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, ăn uống, đi đứng,… + Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa,… - Xét về mặt nội dung nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát). Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp. 7 Từ ghép chính phụ: Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau: - Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có xu hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo này có khuynh hướng nêu lên các sự vật mang ý nghĩa cụ thể. - Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động và đặc trưng đó. - Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính phụ thành hai tiểu loại: + Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại. Thí dụ: Máy may, máy bơm, máy điện, máy nổ,… Làm dâu, làm duyên, lầm việc, làm thợ,… Vui tính, vui tay, vui miệng, vui mắt,… + Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái khác về ý nghĩa. Thí dụ: so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc,… 1.1.2.3. Từ láy: Là những từ gồm nhiều tiếng, các tiếng được ghép lại dựa trên quan hệ ngữ âm, có tác dụng tạo nghĩa. Đặc điểm của từ láy: - Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm, biểu hiện ở một trong các dạng sau: + Hoặc giống nhau ở phần phụ âm đầu (láy phụ âm đầu): vi vu, lau lách, vắng vẻ,... + Hoặc giống nhau ở phần vần (láy vần): lác đác, đìu hiu, âm thầm, lúng túng,… 8 + Hoặc giống nhau ở cả phần phụ âm đầu lẫn phần vần (láy toàn phần – láy tiếng): hao hao, xanh xanh, đo đỏ, tím tím,… Riêng thanh điệu, ở từ láy đôi thường tuân theo quy tắc biến thanh: Cao - / ? Thấp \ . ~ - Mối quan hệ về mặt ngữ âm trong từ láy tạo nên “sự hòa phối ngữ âm, có tác dụng biểu trưng hóa” (Hoàng Văn Hành), tức là tạo ra một ý nghĩa biểu trưng, ý nghĩa ấn tượng mà người bản ngữ tỏ ra nhạy cảm với nó hơn so với người không thuộc bản ngữ. - Trong từ láy có ít nhất một yếu tố không độc lập, nghĩa không còn đủ rõ. Như vậy, từ láy trong tiếng Việt có thể xảy ra hai trường hợp: + Từ láy có một yếu tố độc lập và một yếu tố không độc lập. Thí dụ: sạch sẽ, vắng vẻ,… + Từ láy có cả hai yếu tố đều không độc lập. Thí dụ: bâng khuâng, lác đác,… Phân loại từ láy: Kết hợp tiêu chí số lượng tiếng với các bộ phận giống nhau trong từ, có thể phân từ láy thành các loại sau: - Từ láy đôi: là từ láy gồm có hai tiếng . Có các dạng láy đôi như sau: + Từ láy bộ phận: là từ giống nhau ở phần vần hoặc phụ âm đầu. Ví dụ: sạch sẽ, dễ dàng, chói lọi, khéo léo,.. + Từ láy hoàn toàn: ngoại trừ những từ láy bộ phận, còn lại là các từ láy hoàn toàn. Ví dụ: đùng đùng, lù lù, đu đủ, cỏn con,… - Từ láy ba: chủ yếu dựa trên cơ chế láy hoàn toàn. Ví dụ: cỏn còn con, khí khìn khit, xốp xồm xộp,... - Từ láy tư: phần lớn dựa trên cơ sở láy đôi, một số ít phần gốc là từ ghép. Ví dụ: Hì hục...hì hà hì hục Ấm ớ...ấm a ấm ớ 9 1.1.3. Nghĩa của từ 1.1.3.1. Nghĩa biểu vật Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị được gọi là nghĩa biểu vật của từ. Hay nói khác đi, nghĩa biểu vật của từ là các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ. Có một điều cần chú ý là các ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ được phản ánh trong tự nhiên. Ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo những cái có trong thực tế theo cách nhận thức của từng dân tộc. Ta có thể chứng minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong một ngôn ngữ cụ thể và dựa vào so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa các ngôn ngữ. Biểu hiện thứ nhất của việc không trùng nhau đó là: trong thực tế, sự vật luôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn nghĩa biểu vật trong ngôn ngữ lại mang tính đồng loạt, khái quát,... Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là sự chia cắt hiện thực khách quan về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ. 1.1.3.2. Nghĩa biểu niệm Sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các thuộc tính đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm. Hay nói cách khác, khái niệm là phạm trù của tư duy, được hình thành từ những biểu hiện trong thực tế. Đấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng. Các thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập hợp các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành nghĩa biểu niệm. Như vậy, nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các nghĩa biểu vật mà liên hệ với hiện thực khách quan, mặt khác lại có quan hệ với khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ. Vậy, nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một số nghĩa biểu vật của từ. Chính vì nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm. 10 1.1.3.3. Nghĩa biểu thái Thuộc phạm vi nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá như: to nhỏ, mạnh yếu....Nhân tố cảm xúc như: dễ chiu, khó chịu, sợ hãi,...Nhân tố thái độ như: trọng, khinh, yêu, ghét,...mà từ gợi ra cho người nói và người nghe. Sự vật hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. Do đó, cùng với tên gọi, con người thường gửi kèm theo những cách đánh giá của mình. Chính vì vậy mà trong ý nghĩa của từ còn có nghĩa biểu thái. 1.2. Trường từ vựng 1.2.1. Các quan niệm về trường Cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí về các đối tượng và các tiêu chí xác định các đối tượng ứng với thuật ngữ “trường”. Ngay cả tên gọi có khi là “trường từ”, “trường từ vựng”, “trường nghĩa”,... Trường nghĩa là một khái niệm mới, xuất hiện vào những năm 20 - 30 của thế kỉ này. Đến nay, có hai khuynh hướng chủ yếu: Khuynh hướng 1: Đại diện là L.Weisgerber và J.Trier. Chịu ảnh hưởng của học thuyết Humboldt cho rằng ngôn ngữ là các phản ánh tinh thần của một dân tộc và tư tưởng của Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ. Hai ông quan niệm, trường từ vựng là phạm vi các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện, người ta có thể tập hợp các khái niệm thành trường bằng các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ từng dân tộc. Tuy nhiên, khái niệm và nghĩa của từ không hoàn toàn đồng nhất, thực chất của việc tập hợp các khái niệm để lập thành các trường từ vựng của trường phái J.Trier không liên quan gì đến nghĩa của từ nói riêng hay ngôn ngữ họ nói chung. Khuynh hướng 2: Khuynh hướng này gồm nhiều nhiều hướng quan niệm nhưng đều dựa vào các tiêu chí ngôn ngữ học. - Hướng dựa vào hình thái và chức năng của từ: Ipsen đã thành lập các trường từ vựng ngữ pháp. Đây là các trường cấu tạo từ, là tập hợp các từ có cùng căn tố. Thí dụ: Measure Measured Measurable Measurement Measuredness Measureless Measurelessness Measurablility... Các từ trên cùng trường cấu tạo từ. - Hướng dựa vào quan hệ ngữ pháp của từ: Theo hướng này, Muller và Porrig tập hợp các từ có ngữ pháp giống nhau, nghĩa là có khả năng kết hợp giống nhau với các 11 từ khác để thành lập trường từ vựng – cú pháp. Thí dụ: trường từ vựng – cú pháp gồm các từ có khả năng kết hợp ở phía trước với the hoặc a, an hoặc this, that trong tiếng Anh; trường từ vựng – cú pháp gồm các từ có khả năng kết hợp ở phía trước rất, hơi, khá và các từ ở phía sau như với, lắm, quá trong tiếng Việt... - Hướng dựa vào các nét nghĩa phạm trù, các nét nghĩa loại: Theo hướng này, người ta dựa vào các nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa loại để lập các trường từ vựng – ngữ nghĩa. Đây là tập hợp các từ có quan hệ về mặt ngữ nghĩa. Thí dụ như việc dựa vào các nét nghĩa: màu sắc, thời gian, phương hướng hoặc thức ăn, phương tiện đi lại trên bộ, dưới nước,…để lập thành các trường – ngữ nghĩa chỉ màu sắc, thời gian, phương tiện đi lại,… - Hướng dựa vào các từ mà người nghe liên tưởng tới khi nghe được một từ nào đó. Theo hướng này, người ta lập các trường ngữ nghĩa liên tưởng. Thí dụ nghe từ lài, trường liên tưởng ngữ nghĩa của người Việt có thể gồm các từ như: hoa, trắng trong, thơm mát, người trồng hoa, người mà bạn đã có lần gặp khi có mùi lài, kĩ nữ, gái ăn sương,.. 1.2.2. Khái niệm trường từ vựng Theo Đỗ Hữu Châu trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt thì “Trường từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa”. Quyển Từ vựng ngữ nghĩa học tiếng Việt đề cập “chúng ta thấy giữa các từ có không ít những sự đồng nhất về hình thức và về ý nghĩa. Căn cứ vào những cái chung giữa các từ, chúng ta sẽ tiến hành phân lập toàn bộ từ vựng của tiếng Việt thành những hệ thống nhỏ hơn và phát hiện ra những quan hệ giữa các từ trong từ vựng”. Từ vựng là tập hợp các từ và các đơn vị tương đương với từ của một ngôn ngữ. Song, từ vựng không phải một tập hợp ngẫu nhiên các đơn vị này. Từ vựng là một hệ thống. Do đó, giữa các đơn vị của hệ thống từ vựng tồn tại những mối quan hệ nhất định. Một trong những mối quan hệ từ vựng cơ bản giữa các đơn vị từ vựng là quan hệ về nghĩa. Các đơn vị từ vựng đồng nhất với nhau về nghĩa được tập hợp thành trường từ vựng. Hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình cơ bản là quá trình tạo lập (sản sinh) và quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) diễn ngôn. Để tạo lập diễn ngôn, người giao tiếp phải biết huy động vốn từ ngữ có liên quan đến hiện thực được nói tới, trên cơ sở đó lựa chọn 12 các từ ngữ phản ánh chính xác nội dung cần diễn đạt. Quá trình huy động các từ ngữ để tạo lập diễn ngôn là quá trình xác lập trường từ vựng. 1.2.3. Phân loại trường từ vựng Như đã thấy có nhiều hướng quan niệm về trường từ vựng và ứng với các hệ thống ấy là cách phân loại trường khác nhau. Tổng hợp các ý kiến, người viết nhận thấy có thể phân trường từ vựng ra thành ba loại: trường nghĩa trực tuyến (trường nghĩa dọc) hay còn gọi là trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm; trường nghĩa tuyến tính (xét trên trục ngang – trục ngữ đoạn) và trường nghĩa liên tưởng (xét trong việc sử dụng từ ngữ). 1.2.3.1. Trường nghĩa trực tuyến (trường nghĩa dọc) Trường nghĩa trực tuyến là tập hợp các từ có cùng nghĩa biểu vật hay cấu trúc biểu niệm khái quát. Vốn từ biểu niệm của một ngôn ngữ được chia thành các trường nghĩa trực tuyến thuộc nhiều cấp độ lớn nhỏ khác nhau dựa vào nét nghĩa phạm trù chung nhất đến các nét nghĩa loại, hạng và các nét nghĩa riêng biệt. Đây là lối sắp xếp vốn từ của một ngôn ngữ theo các trường nghĩa biểu vật và biểu niệm, rất có lợi cho người sử dụng. Nó tạo cơ sở cho việc soạn từ điển không sắp xếp theo trật tự chữ cái đầu như cách tập hợp truyền thống mà theo các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống hay khái niệm. Thí dụ: Màu: xanh, đỏ, tím, vàng,... Cá: rô, lóc, chép, mè, phi,.. 1.2.3.2. Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang) Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp các từ có khả năng kết hợp với một từ trung tâm nào đó. Các từ trong hoạt động còn kết hợp với nhau theo trật tự trước sau, nghĩa là theo chiều ngang, chiều tuyến tính. Như thế, ngoài các trường nghĩa trực tuyến lại có thể tập hợp các từ có chung khả năng kết hợp với một từ nào đó. Thí dụ như các trường nghĩa ngang của từ bàn: Làm, đóng, chế tạo, sửa chữa, dọn, lau,...+ Bàn Bàn + to, nhỏ, tốt, xấu/ gỗ, sắt, đá, nhựa,… 1.2.3.3. Trường nghĩa liên tưởng Theo Charles Bally, mỗi từ phát ra là một kích thích có thể làm trung tâm của một trường liên tưởng ngữ nghĩa. Từ “bò” trong tiếng Việt có thể làm ta liên tưởng tới nhiều ý nghĩa ngoài nghĩa về con bò cụ thể hay khái niệm bò với các thuộc tính: động 13 vật có vú, loài nhai lại, có sừng, cho sữa, thịt, sức kéo, tính chịu đựng, sự nhẫn nại, chậm chạp,... Theo Đỗ Hữu Châu thì “khi từ ngữ của cả dân tộc hay của một người có sức gợi liên tưởng như vậy mỗi từ sẽ thành trung tâm của một trường liên tưởng” [4; 142]. Như vậy, khi một từ được phát ra, người nghe một mặt được lĩnh hội ý nghĩ của riêng từ ấy, mặt khác có thể liên tưởng tới nhiều sự kiện xã hội và cá nhân phong phú, sinh động. Toàn bộ các từ được gợi lên do sự liên tưởng ấy hợp lại thành trường liên tưởng ngữ nghĩa của từ. Lí thuyết về trường liên tưởng ngữ nghĩa có tác dụng tốt trong việc lí giải cái gọi là thơ trừu tượng của một số tác gia văn chương. Trường liên tưởng có hiệu lực lớn, giải thích được cách dùng từ, nhất là các từ trong tác phẩm văn học, giải thích những hiện tượng sáo ngữ, sự ưa thích, sự né tránh hoặc kiêng kị từ ngữ. Thí dụ: Với hình ảnh “cây tùng” ta có thể liên tưởng tới nhiều ý nghĩa khác như: người anh hùng, đấng nam nhi, sự hùng vĩ, hiên ngang,... “Mùa thu”: nắng, lá vàng, khai trường, Cách mạng tháng Tám, hoa cúc, hương cốm, tết trung thu,... Đặc điểm của trường liên tưởng: - Tính dân tộc: về ý nghĩa, những từ ngữ được gợi ra chung quanh một trung tâm nào đó dĩ nhiên có thể trùng nhau nhưng cũng khác nhau trong các ngôn ngữ. Những chỗ khác nhau này là do hoàn cảnh sống, lịch sử, tâm lí,… của các dân tộc quyết định. - Tính thời đại: Biểu hiện trong các trường ở hai mặt: + Thứ nhất: Số lượng và tính chất các yếu tố thường được gợi ra trong trường. Có thể trong giai đoạn này xuất hiện những trường mà giai đoạn kia không có, hoặc cùng một trường nhưng số lượng và tính chất các đơn vị của nó lại khác nhau trong từng giai đoạn. + Thứ hai: Ở màu sắc tình cảm, nội dung cảm xúc mà từ ngữ có thể gợi ra. Ở mỗi thời đại, từ ngữ thường được viền quanh một vùng cảm xúc riêng không lẫn với các thời đại khác. - Tính cá nhân: Ngôn ngữ tuy là của chung của cả dân tộc nhưng lại tồn tại trong từng người cho nên các trường liên tưởng ngoài những yếu tố dân tộc, thời đại còn nhuộm màu sắc riêng tư. Lí do đó là: hoàn cảnh giai cấp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, sự giáo dục,… của từng người không giống nhau. Nổi bật lên là kinh nghiệm 14 sống. Sự từng trải sẽ làm cho trường liên tưởng của từng người phong phú, chứa đựng nhiều cái bất ngờ và sẽ làm cho từ ngữ của họ có tâm hồn. 1.3. Vài nét về Tố Hữu 1.3.1. Cuộc đời Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 04 – 10 - 1920 tại làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Quê hương xứ Huế thơ mộng, truyền thống nho học của gia đình và làn điệu dân ca Quan họ của quê mẹ Bắc Ninh là yếu tố quan trọng góp phần nuôi lớn hồn thơ Tố Hữu. Tố Hữu mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi, cha đi làm ăn xa. Năm 13 tuổi, ông vào học trường Quốc học Huế. Lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ, trong thời kì Cách mạng Dân chủ, Tố Hữu sớm được giác ngộ cách mạng. Năm 1936, ông gia nhập đoàn thanh niên và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Năm 1937, ông bắt đầu có thơ đăng báo. Năm 1938, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4 – 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt và bị đày đi nhiều nhà lao ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trong tù, người chiến sĩ cộng sản luôn giữ vững khí tiết, vừa rèn luyện ý chí vừa làm nhiều thơ cách mạng. Tháng 3 – 1942, Tố Hữu vượt ngục Đắc Lay, trở về gây dựng cơ sở và hoạt động bí mật tại Thanh Hóa. Tháng 8 – 1945, làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế và sau đó trở thành Bí thư Xứ ủy Trung kì. Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu trở lại Thanh Hóa hoạt động và được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Năm 1947, Tố Hữu được Trung ương Đảng điều động phụ trách công tác văn nghệ và là Trưởng tiểu ban văn nghệ Trung ương. Năm 1948, thành lập Hội văn nghệ Việt Nam, Tố Hữu tham gia vào Ban chấp hành Hội. Năm 1951, tại Đại hội Đảng lần II (02/1951), ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng; năm 1955, là ủy viên chính thức Trung ương Đảng. 15 Năm 1960, Đại hội Đảng lần III (9/1960), ông được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng; tại Đại hội Đảng lần IV (1976), là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương. Năm 1980, là Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; năm 1981, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và giữ các chức vụ này cho đến năm 1986. Với những cống hiến to lớn cho nền văn học, cho sự nghiệp Cách mạng, Tố Hữu được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1 – 1996). Ông mất ngày 19 - 12 - 2002, thọ 82 tuổi. 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác Tố Hữu bắt đầu sáng tác từ rất sớm. Tác phẩm của Tố Hữu gồm 07 tập thơ và 03 tập tiểu luận: Thơ: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió Lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1993), Ta với ta (2000). Tiểu luận: Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta (1973), Cuộc sống Cách mạng và văn học nghệ thuật (1981), Phấn đấu vì một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa (1982). Từ ấy là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, gồm 72 bài, sáng tác trong 10 năm (1936 1946). Trong Từ ấy, không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương hoa của niềm vui vừa bắt gặp lí tưởng mà còn có tiếng nói cảm thông, lời an ủi, động viên chân tình đối với những số phận bất hạnh. Hơn thế nữa, Từ ấy còn là tiếng thét căm hờn trước tội ác dã man của thực dân và tay sai, là lời kêu gọi đoàn kết và là hồi kèn xung trận thôi thúc mọi người tiến lên chiến đấu. Nói như Hoài Thanh: “Tố Hữu không bao giờ có cái nhìn từ trên xuống. Tình yêu của anh là tình cưu mang lẫn nhau giữa những người bị cuộc đời hắt hủi… Tình yêu thương ấy trong bài thơ đầu rất rõ ràng là tình hữu ái giai cấp” [18; 77]. Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ (Từ ấy) Việt Bắc là tập thơ gồm 24 bài, được sáng tác chủ yếu trong thời kì kháng chiến chống Pháp (trong đó có 06 bài dịch và 03 bài sáng tác sau 1954). Nếu Từ ấy là khúc 16 ca trữ tình sôi nổi, quyết liệt của một thanh niên yêu nước vừa giác ngộ lí tưởng Cách mạng thì Việt Bắc là bản đại hợp xướng về nhân dân, đất nước ta trong kháng chiến, là khúc ca ngọt ngào về nghĩa tình và lòng thủy chung cách mạng. Việt Bắc là bức tranh chân thực và sinh động về hiện thực cuộc kháng chiến: gian khổ, vất vả, thiếu thốn trăm bề mà chan chứa nghĩa tình (tình quân dân, tình đồng chí đồng bào, tình hữu ái giai cấp). Ở đó, các hình ảnh, nhân vật trở nên gần gũi, thân thương và tươi đẹp vô ngần: Bầm yêu con, Bầm yêu đồng chí Bầm quý con, Bầm quý anh em (Bầm ơi!) Nhà em con bế con bồng Em cũng theo chồng đi phá đường quan (Phá đường) Bác ngồi đó lớn mênh mông Trời cao, biển rộng, ruộng đồng, núi non (Sáng tháng năm) Gió lộng gồm 25 bài, sáng tác trong 06 năm (1955 – 1961), tập trung vào hai mảng đề tài lớn: công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và phong trào đấu tranh chống Mĩ Ngụy ở miền Nam để thống nhất đất nước. Tập thơ mở ra niềm vui lớn vì một nửa đất nước được giải phóng, cuộc sống mới với những mối quan hệ xã hội tốt đẹp đang từng bước được khẳng định: Một vùng trời đất trong tay Dẫu chưa toàn vẹn, đã bay cờ hồng (Bài ca xuân năm 1961) Nhưng niềm vui đó chưa trọn vẹn vì đồng bào niền Nam còn đang trong kiếp đời nô lệ. Vì thế, Gió lộng còn nung nấu niềm căm uất và quyết tâm giải phóng miền Nam: Đường giải phóng mới đi một nửa Nửa mình còn trong nước lửa sôi … Căm hờn lại giục căm hờn Máu kêu trả máu, đầu van trả đầu (Ba mươi năm đời ta có Đảng) 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng