Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trường ca ác quỉ của mikhail yuryevich lermontov...

Tài liệu Trường ca ác quỉ của mikhail yuryevich lermontov

.PDF
99
598
102

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN ----  ---- TRẦN THỊ NGỌC MẾN TRƯỜNG CA ÁC QUỈ CỦA MIKHAIL YURYEVICH LERMONTOV Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. GV TRẦN VĂN THỊNH Cần Thơ, năm 2011 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, yêu cầu 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ LÍ LUẬN 1.1 Văn học Nga nửa đầu thế kỷ XIX 1.1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội, tư tưởng 1.1.1.1 Về lịch sử xã hội 1.1.1.2 Về tư tưởng 1.1.2 Tình hình văn học 1.1.2.1 Hoạt động của báo chí và các hình thức sinh hoạt văn học tiêu biểu 1.1.2.2 Quá trình đấu tranh và phát triển của các trào lưu văn học 1.1.3 Giới thiệu chủ nghĩa lãng mạn 1.2 Giới thiệu tác gia Lermontov 1.2.1 Vị trí Lermontov trong nền văn học Nga 1.2.2 Cuộc đời 1.2.3 Sự nghiệp văn chương 1.3 Giới thiệu chung về tác phẩm Trường ca Ác Quỉ 1.3.1 Hoàn cảnh sáng tác 1.3.2 Vài nét về nội dung 1.3.2.1 Tóm tắt tác phẩm 1.3.3.2 Đề tài 1.3.3.3 Chủ đề 1.4 Cơ sở lí luận 1.4.1 Thể loại Trường ca 1.4.2 Kết cấu tác phẩm 1.4.2.1 Cốt truyện 1.4.2.1 Phương diện người trần thuật CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TRƯỜNG CA ÁC QUỈ 2.1 Vấn đề tình yêu 2.2.1 Những cung bậc của tình yêu thể hiện qua mối tình giữa Ác Quỉ và nàng Tamara 2.2.1.1 Giai đoạn gặp gỡ 2.2.1.2 Giai đoạn tương tư 2.2.1.3 Giai đoạn bày tỏ đính ước 2.2.2 Mối tình tuyệt vọng của Ác Quỉ tố cáo thần quyền 2.2 Ác Quỉ hiện thân cho tiếng nói phản kháng, khát vọng tự do 2.3 Vấn đề tự thú của nhân vật Ác Quỉ 2.4 Vấn đề triết lý trong Trường ca Ác Quỉ. CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRƯỜNG CA ÁC QUỈ 3.1 Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và sinh hoạt nhân dân Nga 3.1.1 Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên Nga 3.1.2 Nghệ thuật miêu tả sinh hoạt nhân dân Nga 3.2 Nghệ thuật so sánh và sử dụng điệp ngữ 3.3.1 Nghệ thuật so sánh 3.3.2 Điệp ngữ 3.3 Xây dựng nhân vật độc đáo 3.3.1 Xây dựng ngoại hình nhân vật 3.3.2 Xây dựng tính cách nhân vật 3.4 Vài đặc điểm về kết cấu 3.4.1 Kết cấu bỏ ngỏ của tác phẩm 3.4.2 Vận dụng môtip 3.4.3 Người trần thuật trong tác phẩm KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Văn học Nga đã tồn tại và phát triển hơn một ngàn năm, nền văn học ấy góp phần tích cực vào việc phản ánh đời sống nhân dân Nga đồng thời ảnh hưởng đến văn học nhiều quốc gia khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Lịch sử đất nước Nga đã trải qua nhiều biến động dữ dội, phải đương đầu với những thách thức khó khăn quyết liệt thế nhưng đã đạt được thành tựu to lớn. Văn học Nga được đánh dấu bằng đội ngũ tên tuổi có sức ảnh hưởng to lớn trên văn đàng thế giới: Puskin, Lecmontov, Gôgon, Bêxlinki, Lepxtontoi Macxim Gorki,…. Tài năng và sự đóng góp của những nhà văn Nga đã vẽ nên một diện mạo mới cho văn chương thế giới. Đặc biệt là nền văn học Nga thế kỉ XIX, một nền văn học mà nhân loại có thể tự hào. Văn học Nga thế kỉ XIX chứa đựng những tư tưởng tiên tiến của thời đại. Ðó là lòng yêu nước nhiệt thành, khát vọng tự do, dân chủ, tinh thần nhân đạo cao cả, tư tưởng phê phán, tố cáo xã hội sâu sắc. Chính những tư tưởng này đã tạo nên tầm vóc thế giới cho văn học Nga. Gorki viết văn học Nga mãnh liệt vì có chủ nghĩa dân chủ, khát vọng say sưa mong muốn giải quyết những nhiệm vụ của đời sống xã hội, vì nó truyền bá tinh thần nhân đạo, vì nó có những bài ca ca ngợi tự do, quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân, bộc lộ thái độ thuần khiết đối với phụ nữ...Chúng ta có thể bắt gặp những tư tưởng tiên tiến này ở các nhà văn Nga và trong hầu hết tác phẩm của họ. Sức mạnh của văn học Nga bắt nguồn từ mối liên hệ mật thiết với nhân dân với phong trào cách mạng. Nhà văn Nga đứng về phía nhân dân phản ánh tư tưởng nguyện vọng, đòi quyền sống, lẽ công bằng cho nhân dân đồng thời thức tỉnh nhân dân đấu tranh, động viên nhân dân hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Ở giai đoạn này, văn học Nga phát triển nhanh chóng, vượt bậc và cho ra đời hàng loạt những thi phẩm xuất sắc. Những biến động thăng trầm của lịch sử xã hội, những cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân cùng với tấm lòng yêu quê hương đất nước đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong những sáng tác thời kỳ này. Sự ra đời của những tác phẩm, những nhân vật đều mang tính điển hình, biểu tượng cho những lí tượng đẹp đẽ, phê phán cái xấu cái ác, đồng thời ngợi ca những điều tích cực tốt đẹp. Nước Nga thế kỉ XIX lại ghi thêm tên tuổi trên tấm bia tưởng niệm các nhà văn đã hy sinh vì sự nghiệp: Rưlêép chết dưới giá treo cổ, Puskin, Lecmontov bị đày ải và sát hại, Gôgon và Đôtxtôiepxki trải qua những trang khũng hoảng tư tưởng…thế nhưng vượt qua tất cả, các nhà văn Nga vẫn sáng tác, vẫn đấu tranh cho tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa tràn đầy hy vọng và ước mơ tươi sáng. Sau này khi nêu tấm gương các nhà văn đi trước Gorki đã nhận xét: “… Đó là một chiến sĩ trung thực, một người dám chết vì chân lí, một dũng sĩ trong lao động(….)Trái tim của nhà văn Nga là một quả chuông của tình thương, và tiếng ngân nga mạnh mẽ và có hồn của nó vang dội đến tận từng trái tim con người..” [2;tr13]. Trong số những tác gia Nga tiêu biểu ta không thể không nhắc đến Lecmontov, một hồn thơ quật khởi và cùng với Gôgon, ông được xem là người kế tục xuất sắc của Puskin. Lecmontov vừa là nhà thơ lãng mạn vừa là nhà văn hiện thực nửa đầu thế kỉ XIX. Ông được xem là nhà thơ dũng cảm chiến đấu chống chuyên chế cường quyền, áp bức bất công tràn đầy tình yêu tổ quốc với nhân dân. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc, sống trong nhung lụa dưới sự bao bọc và che chở của bà ngoại giàu có thế nhưng ông chán ghét và không bằng lòng thoả hiệp với cuộc sống quí tộc và trật tự xã hội hiện thời. Lecmontov là tiếng nói của thế hệ trẻ từ sau 1825 và những năm 30 của thế kỉ XIX, đã thức tỉnh do tiếng súng của cuộc cách mạng tháng chạp và phát súng giết chết Puskin năm 1937. Lecmontov ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ - 27 tuổi nhưng đã để lại cho đời những tác phẩm có giá trị to lớn. Trong suốt cuộc đời của mình, Lecmontov trăn trở day dứt hình ảnh Ác Quỉ. Lecmontov đã sáng tạo nên một Ác Quỉ mới độc đáo lấy cảm hứng từ trong kinh thánh. Trường ca Ác Quỉ được xem là một thi phẩm xuất sắc của mà Lecmontov để lại. Chúng tôi chọn Trường ca Ác Quỉ cho đề tài luận văn, một phần nhằm vận dụng kiến thức đã học áp dụng phân tích một tác phẩm cụ thể, đây cũng là cơ hội tìm hiểu rõ hơn về nền văn học Nga một trong những nền văn học tiên tiến nhất của nhân loại. Đặc biệt hiểu cụ thể hơn về tác gia Lecmontov và tìm hiểu cái hay cái đẹp của Trường ca Ác Quỉ cũng như muốn khám phá ma lực gì đã khiến Ác Quỉ đeo bám day dẳng trong suốt cuộc đời sáng tác của Lecmontov. 2 Lịch sử vấn đề Lecmontov là nhà thơ lãng mạn nhà văn hiện thực nửa đầu thế kỉ XIX, ông có một vị trí khá quan trọng trong nền văn học Nga. Lecmontov được xem là người kế tục Puskin phát huy chủ nghĩa hiện thực, là chiếc cầu nối vô cùng cần thiết cho nhân dân Nga, nối liền thời đại tháng chạp với thời đại sau tháng chạp, nối liền văn học thời Puskin, Rưlêép với thời Nhếchraxop, L. Tônxtôi sau này. Tuy nhiên ở Việt Nam lại có rất ít những bài nghiên cứu về ông, Theo tìm hiểu của chúng tôi có một vài bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Trong Lịch sử văn học Nga trang 114, các tác giả có bài viết giới thiệu về Lecmontov, bao gồm cuộc đời và sự nghiệp. Phần cuộc đời trình bày khá rõ nhưng về sự nghiệp văn chương chỉ mang tính giới thiệu chung chung, tóm tắt sơ lược, không đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm. Riêng Trường ca Ác Quỉ cũng được nhắc tới nhưng chỉ tóm tắt sơ lược điểm qua vài nét về nội dung. Trên :http://www.tranthibonggiay.net/2TTBG/TaiHoaMenhBac/Lermontov/Lerm ontov.htm mục Kiến thức văn học trong phần tài hoa bạc mệnh có một bài nghiên cứu của tác giả Trần Thị Bông Giấy về Lecmontov. Bài viết chủ yếu xoay quanh cuộc đời, có phần chi tiết hơn, những tình tiết, yếu tố ảnh hưởng đến cảm hứng sáng tác của Lecmontov. Tuy nhiên về tác phẩm Trường ca Ác Quỉ cũng không đi sâu nghiên cứu. Có thể nói Trường ca Ác Quỉ được xem là một tác phẩm ít có tính phổ biến ở Việt Nam, chưa nhận được sự quan tâm sâu sắc. Vì thế nghiên cứu tác phẩm này là một vấn đề khá mới mẽ. Trái lại với những tác gia khác như Puskin, Macxim Gorki… có rất nhiều những bài viết, điều này cũng tạo nên sự khó khăn về mặt tài liệu khi nghiên cứu tác giả và tác phẩm . Hy vọng rằng trong thời gian sắp tới với sự vận hành và phát triển văn học trong nước và hội nhập với văn học nước ngoài sẽ nhìn nhận mới và có nhiều bài viết hơn nữa về Lecmontov và Trường ca Ác Quỉ .Trong luận văn, giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Lecmontov, và phần phân tích Trường ca Ác Quỉ. 3 Mục đích, yêu cầu Luận văn thực hiện với đề tài Trường ca Ác Quỉ - Lecmontov. Vì thế trong tập luận văn này, chúng tôi tìm hiểu khái quát bối cảnh xã hội, tư tưởng ảnh hưởng đến văn học Nga nửa đầu thế kỉ XIX, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Lecmontov, và những đóng góp cũng như vai trò của ông trong nền văn học Nga. Qua đó giúp ta hiểu được tình hình văn học và xã hội Nga và cuộc đời tác giả. Đồng thời dựa trên Lí luận văn học và một số tài liệu tam khảo khác, đồng thời liên hệ với hoàn cảnh xã hội và tiểu sử tác giả làm nền tảng để phân tích làm rõ nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Về nội dung chúng tôi nghiên cứu : vấn đề tình yêu bao gồm các cung bậc tình yêu, qua đó bộc lộ khả năng quan sát và miêu tả tinh tế những cảm xúc, trăn trở, dằn xé trong tình yêu giữa Ác Quỉ và Tamara, mối tình tuyệt vọng nhằm tố cáo thần quyền. Phân tích hình tượng Ác Quỉ thể hiện khát vọng tự do và tinh thần phản kháng đồng thời thể hiện vấn đề tự thú của nhân vật. Cuối cùng là triết lí về con người, xã hội. Về nghệ thuật chúng tôi vạch ra những biện pháp nghệ thuật, đồng thời nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Vài phương diện của kết cấu bao gồm người trần thuật, kết cấu để ngỏ, và vận dụng mô tip. 4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Do không có điều kiện tiếp xúc với bản gốc tiếng Nga, vì thế phần phân tích triển khai trong luận văn chủ yếu dựa trên những tư liệu dịch và một vài bài nghiên cứu về Lecmontov có ở Việt Nam. Chúng tôi nghiên cứu tác phẩm Trường ca Ác Quỉ dựa trên bản dịch Đức Mẫn, dịch giả khá nổi tiếng ở Việt Nam. Qua đó giới thiệu về tác giả Lecmontov nhưng quan trọng nhất là tập trung nghiên cứu nội dung và nghệ thuật trong Trường ca Ác Quỉ 5 Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng nhiều thao tác khác nhau : Thứ nhất : Thao tác thống kê nhằm tập hợp các tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài. Thứ hai : phương pháp tiểu sử tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, liên hệ những mối tương đồng, tìm hiểu tư tưởng các nhân tố ảnh hưởng trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Thứ ba : sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp đi sâu nghiên cứu văn bản nghệ thuật. Đồng thời vận dụng nhưng thao tác nghị luận : so sánh, chứng minh, bình luận để vận dụng phân tích tác phẩm. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ LÍ LUẬN 1.1 Giới thiệu nền văn học Nga nửa đầu thế kỉ XIX “Trong lịch sử phát triển của nền văn học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi của chúng ta là một hiện tượng kì lạ, tôi sẽ không phóng đại sự thật khi nói rằng không có nền văn học phương Tây nào ra đời với một khí thế mạnh mẽ, với một tốc độ thần kì trong một ánh hào quang rực rỡ của tài năng như nền văn học của ta. Ở châu Âu không có ai sáng tác được những cuốn sách lớn được cả thế giới hâm mộ như thế, và không có ai sáng tạo được cái đẹp thần diệu như vậy trong những hoàn cảnh không sao tả xiết. Ðó là kết luận không sao bác bỏ được rút ra từ viêc so sánh lịch sử các nền văn học phương Tây với lịch sử nền văn học của ta, không có nơi nào mà chỉ trong non một thế kỉ đã hiện lên cả một vầng sao rực rỡ của những tên tuổi vĩ đại như ở Nga và cũng không nơi nào đông đảo những nhà văn tuẫn đạo như ở nước ta..”. (Macxim Gorki) [2 ;tr30] Nước Nga từ khi thành lập quốc gia cổ Kiep cho đến cuối thế kỉ XVIII đã trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm với những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, những cuộc kiến thiết đất nước, những cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ... Trên mảnh đất lịch sử đa dạng và phong phú ấy, nền văn học Nga đã phát triển từ văn học dân gian truyền miệng với nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, phản ánh sâu sắc cuộc sống muôn màu về chính trị, văn hóa, tôn giáo, đạo đức, có thể tìm thấy ở đây bản sắc Nga, tâm hồn Nga, thiên nhiên Nga và đặc biệt là ngôn ngữ Nga trên nhiều cung bậc khác nhau. Những sáng tác trong giai đoạn này tuy chưa là tác phẩm nghệ thuật theo đúng nghĩa của nó sau này. Mặc dù vậy đến giữa thế kỉ XVI và bước vào thế kỉ XVIII, hàng trăm tác phẩm văn thơ thành văn đã được khơi nguồn nên từ nền văn học dân gian, ngôn ngữ văn học ngày càng phong phú đặc biệt qua các sáng tác của Lômônôxôp, Đecgiavin, Caramdin…nhưng phải đợi đến XIX thì nền văn học Nga mới được nhận định là “một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến nhất của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của nghệ thuật thế giới” [ 2 ;tr:13] . Nó phát triển đến đỉnh cao với những ngôi sau chói lọi như Puskin, Lecmôntov, Ðôxtôiepki, Tuôcghênhep, Sêkhôp, Bêlinxki.. Văn học Nga thế kỉ XIX có tốc độ phát triển phi thường và có sức sống mãnh liệt trong suốt thế kỉ XIX . Nó ra đời sau nền văn học phương Tây nhưng nhờ mảnh đất hiện thực màu mỡ của cuộc đấu tranh cách mạng và sự xuất hiện của các tài năng sáng chói mà văn học Nga đã đuổi kịp văn học phương Tây và phát triển đến đỉnh cao. Nếu như trước thế kỉ XIX, văn học Nga được ví như là một nữ sinh không thuộc bài đối với văn học phương Tây thì đến thế kỉ XIX, nhà văn Ðức Rôda Luxambua đã nhận xét Nền văn học Nga đã bắt chiếc cầu nối liền phương Tây và nước Nga để trên đó xuất hiện không phải là một nữ sinh mà là một bà giáo. 1.1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội- tư tưởng 1.1.1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX ở châu Âu là thời kì tan rã của chế độ phong kiến trước sức tấn công mãnh liệt của cách mạng tư sản. Lúc này nước Nga dưới sự cai trị của Alechxan I có tiến hành một số cải cách nhưng vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, chủ nghĩa tư bản chỉ mới bắt đầu phát triển. Năm 1812 cuộc chiến tranh vệ quốc của Nga chống lại sự xâm lược của Pháp nổ ra. Quân đội và nhân dân Nga dưới sự chỉ huy của danh tướng tài ba Kutudôp đã đánh bại Napôlêông giải phóng hoàn toàn nước Nga, đồng thời góp phần giải phóng châu Âu. Trong và sau cuộc chiến tranh vệ quốc 1812, tinh thần dân tộc, tinh thần cách mạng của nhân dân Nga được khơi dậy và dâng cao. Lúc này những phần tử ưu tú của giai cấp quý tộc bắt đầu thành lập những tổ chức cách mạng bí mật. Ðáng chú ý là tổ chức Nam xã ra đời năm 1821 và Bắc xã ra đời 1822. Ngày 14 tháng Chạp năm 1825, nhân sự kiện Nicôlai I làm lễ đăng quang lên ngôi thay cho Alechxan I vừa chết, những người quý tộc cách mạng đã dựa vào một số đơn vị bộ đội tiến hành khởi nghĩa vũ trang với mục đích lật đổ Nga hoàng. Cuộc khởi nghĩa tháng Chạp nổ ra trong một thời gian ngắn và nhanh chóng bị Nga hoàng dập tắt. Những người lãnh đạo và tham gia khởi nghĩa bị đàn áp dã man. Rưlêep bị treo cổ. Những người khác bị đàn áp và sát hại. Sau khi lên ngôi, Nicôlai I đã ra sức củng cố nhà nước chuyên chế. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân bị đàn áp khốc liệt; chế độ cảnh sát hà khắc, bóp chết dư luận được thiết lập khắp mọi nơi. Tuy vậy trong thời kì này, những cuộc khởi nghĩa của nông dân vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục trên khắp nước Nga. Thời kì này còn có những sự kiện đáng chú ý là Nga hoàng đem quân sang dập tắt cách mạng ở Hungari; giúp Pháp đàn áp cách mạng 1848 ở Pari; gây chiến ở phía Nam nhằm mở rộng lãnh thổ ( chiến tranh Crum 1854-1856). Năm 1855, Nicôlai I chết, kết thúc một giai đoạn đen tối trong lịch sử nước Nga. 1.1.1.2 Về tư tưởng Nửa đầu thế kỉ XIX, ở Nga đã diễn ra mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp thống trị ( địa chủ, quý tộc) và giai cấp bị trị ( nông nô, nông dân). Mâu thuẫn này đã làm nảy sinh cuộc đấu tranh gay gắt trên lĩnh vực tư tưởng bên cạnh những cuộc đấu tranh bạo động của nông dân. Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, Nga hoàng mà đại diện là Bộ trưởng Bộ giáo giục Uvarôp đã ra sức tuyên truyền khẩu hiệu phản động Chế độ chuyên chế, chính giáo và tính nhân dân. Khẩu hiệu này thực chất là muốn che giấu bộ mặt thối nát của chế độ chuyên chế, bảo vệ ngôi vị của Nga hoàng, đánh lừa dư luận. Tuy nhiên nó đã bị dư luận đương thời, nhất là những người cách mạng công kích quyết liệt. Ðấu tranh xã hội và đấu tranh tư tưởng diễn ra quyết liệt và chuyển sang một giai đoạn mới. Các tổ chức bí mật- một hình thức hoạt động cách mạng- ra đời hàng loạt với sự tham gia của cả thanh niên trí thức quý tộc lẫn thanh niên trí thức bình dân. Họ đấu tranh trên báo chí, trong các trường đại học, ở các tổ chức hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Trường Ðại học tổng hợp Matxcơva lúc này đóng một vai trò quan trọng. Nơi đây được xem là nơi đào tạo, giáo dục lòng yêu nước, truyền bá chủ nghĩa duy vật, truyền thụ tri thức khoa học, đào tạo ra những con người ưu tú có tinh thần cách mạng cho nước Nga. Trong những năm 30-40 của thế kỉ XIX, vấn đề vận mệnh nước Nga được đặt ra gay gắt. Những người quý tộc và giới trí thức Nga ráo riết đi tìm một con đường phát triển cho nước Nga. Lúc này xuất hiện hai phái đối lập và đấu tranh lẫn nhau. Ðó là phái Sùng phương Tây và phái Sùng Slavơ. Sai lầm cơ bản của hai phái này là quá xa rời với những đòi hỏi của nhân dân, thời đại. Vượt lên trên cả hai phái này là Bêlinxki và Ghecxen. Ðây là hai nhà tư tưởng lớn nhất của thời đại sau cách mạng tháng Chạp. Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Bêlinxki là nhóm Pêtơrasepxki hoạt động ở Pêtecpua từ 1845 đến 1848. Nhóm này thường xuyên thảo luận về chủ nghĩa xã hội của Purie, về trình trạng bất bình đẳng xã hội, về các quyền tự do dân chủ... Tham gia nhóm này có các nhà văn Ðôxtôiepxki, Xantưcôp, Sêđrin. 1.1.2 Tình hình văn học 1.1.2.1 Hoạt động của báo chí và các hình thức sinh hoạt văn học tiêu biểu Hoạt động của báo chí: Báo chí Nga đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng của nông nô Nga thế kỉ XIX. Hoạt động báo chí lúc này diễn ra sôi nổi với sự tăng vọt về số lượng và nội dung phản ánh. Trong thập kỉ đầu tiên Matxcơva đã có thêm 22 tạp chí, Pêtecpua có thêm 19 tạp chí. Sang thập kỉ thứ hai Matxcơva có thêm 8 tạp chí và Pêtecbua có thêm 21 tạp chí. Báo chí càng lúc càng phản ánh đầy đủ các mặt của đời sống như chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, sáng tác, dịch thuật, phê bình, lí luận...Nó luôn luôn được cải tiến về hình thức, chất lượng nội dung và được xuất bản đều đặn. Sự phát triển của báo chí đã kéo theo sự tăng vọt về số lượng độc giả, tạo nên dư luận rộng lớn trong các tầng lớp nhân dân và nước ngoài. Hoạt động của các nhóm, hội văn học Bên cạnh các hoạt động báo chí đang diễn ra sôi nổi, ở các thành phố lớn như Matxcơva và Pêtecbua còn xuất hiện các nhóm hội văn học. Các nhóm, hội văn học xuất hiện do nhu cầu giải quyết những vấn đề lí luận và sáng tác trong thời kì mới. Bên cạnh các nhóm, hội văn học , trong thời kì này còn có các phòng khách văn học thu hút nhiều người thuộc những khuynh hướng khác nhau đếïn tham dự. Có thể kể đến phòng khách của Ôlênhin ở Pêtecbua, phòng khách của bà Elaghina, bà Dinaiđa Vôncônxkicaia ở Matxcơva. 1.1.2.2 Quá trình đấu tranh và phát triển của các trào lưu văn học Giai đoạn này, văn học Nga có sự vận động của nhiều chủ nghĩa Chủ nghĩa cổ điển Nga trong những năm đầu thế kỉ XIX Tuy nhiên trong hoàn cảnh mới khi mà quan niệm thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ đã thay đổi người ta mong muốn được tự do sáng tạo, phát triển tài năng, khi mà đất nước đang đòi hỏi văn học phải phản ánh những vấn đề bức thiết của xã hội thì chủ nghĩa cổ điển không còn thích hợp nữa. Sự tồn tại của nó trở thành trở lực cho sự phát triển văn học và xã hội. Yêu cầu đổi mới lúc này trở thành một yêu cầu tất yếu và chủ nghĩa tình cảm đã dần dần thay thế chủ nghĩa cổ điển. Nhưng chủ nghĩa cổ điển không ngừng hoạt động ngay mà những đại biểu lớn của nó như Ðecgiavin, Khêraxcôp vẫn còn sáng tác. Các thể loại như tụng ca, anh hùng ca không chỉ được các nhà thơ lão thành sử dụng mà ngay các nhà thơ trẻ cũng sử dụng nhằm thể hiện nội dung mới. Puskin và Giucôpxki thường sử dụng thể loại này để diễn đạt những nội dung trang trọng, đẹp đẽ. Năm 1816, "Hội tọa đàm" ngừng hoạt động, chủ nghĩa cổ điển đi đến chỗ kết thúc với sự thắng thế của chủ nghĩa tình cảm. Chủ nghĩa cổ điển xuất hiện ở Nga vào giữa thế kỉ XVIII là một bước tiến của văn học Nga. Ðến cuối thế kỉ XVIII một khuynh hướng văn học mới là chủ nghĩa tình cảm xuất hiện đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng của nền văn học. Trong 15 năm đầu của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tình cảm phát triển song song với chủ nghĩa cổ điển và dần dần thay thế chủ nghĩa cổ điển. Nó đã bác bỏ những quy tắc sáng tác nghiêm ngặt, gò bó của chủ nghĩa cổ điển, phát huy những mặt tiến bộ như: quan tâm đến quyền sống cá nhân, đến tình yêu đôi lứa, đến tình bạn thủy chung, đến tình yêu thiên nhiên của con người trần tục. Sự đấu tranh giữa khuynh hướng cổ điển với khuynh hướng tình cảm gắn liền với những cuộc tranh luận về ngôn ngữ trong 15 năm đầu thế kỉ XIX. Thực chất cuộc tranh luận giữa hai khuynh hướng văn học này là vấn đề tiến bộ hay bảo thủ. Ðương nhiên, chủ nghĩa tình cảm thay thế chủ nghĩa cổ điển là xu thế tất yếu của lịch sử. Sau cuộc chiến tranh vệ quốc 1812, nhân dân Nga là người chiến thắng quân xâm lược, điều này giúp họ ý thức được sức mạnh và quyền lợi chính đáng của mình, nhưng thực tế của cuộc sống nông nô và sự ngột ngạt của chế độ chuyên chế tàn bạo đã đi ngược lại những yêu cầu chính đáng của họ. Ảo tưởng về sự hòa hợp giữa quý tộc địa chủ và nông dân, nông nô không còn phù hợp với thực tế. Trong hoàn cảnh mới, quan niệm thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ, tư tưởng xã hội đã cơ bản thay đổi dẫn đến sự hình thành một khuynh hướng văn học mới. Chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu được hình thành, kế tục và thay thế cho chủ nghĩa tình cảm không còn phù hợp với thực tế lịch sử. Chủ nghĩa lãng mạn ra đời trong cao trào yêu nước sau chiến tranh vệ quốc và trở thành một sự kiện văn học nổi bật trong 15 năm đầu thế kỉ, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nền văn học Nga thế kỉ XIX. Bên cạnh sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa cổ điển từ giữa thế kỉ XVIII, đến nửa sau thế kỉ XVIII dòng văn học châm biếm cũng hình thành và phát triển mạnh mẽ với những tên tuổi như Nôvicôp, Phônvidin, Crưlôp. Ðến đầu thế kỉ XIX, cùng với hai dòng văn học là chủ nghĩa tình cảm và chủ nghiã cổ điển đang đấu tranh lẫn nhau, dòng văn học châm biếm cũng không ngừng phát triển với tên tuổi Crưlốp. Crưlốp đã sáng tác 120 bài thơ ngụ ngôn với nội dung là cuộc sống lầm than đen tối của người nông dân. Ngoài Crưlôp, một viên chức nghèo có tên là Naregiơnưi cũng có những tiểu thuyết miêu tả cuộc sống nghèo khổ của nông dân. Có thể nói rằng , sự phát triển của dòngvăn học này là một sự chuẩn bị tích cực cho khuynh hướng hiện thực ra đời trong những năm 20 của thế kỉ XIX. Tóm lại : Trong 15 năm đầu thế kỉ XIX ở Nga tồn tại hai khuynh hướng văn học đấu tranh lẫn nhau. Ðó là chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa cổ điển . Kết quả của cuộc đấu tranh này là sự thắng thế của chủ nghĩa tình cảm .Nhưng rồi chủ nghĩa tình cảm cũng không tồn tại lâu dài do hoàn cảnh xã hội thay đổi liên tục. Lúc này chủ nghĩa lãng mạn dần dần định hình với sự xuất hiện của hai nhà văn tiêu biểu Giucôpxki và Bachiuscôp. Bên cạnh đó , chúng ta cũng phải kể đến sự phát triển song song của dòng văn học châm biếm với đại biểu tiêu biểu Crưlôp. Ðây là dòng văn học chuẩn bị trực tiếp cho chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX . 1.1.3 Giới thiệu chủ nghĩa lãng mạn Sự phân hóa và phát triển của chủ nghĩa lãng mạn, dòng văn học lãng mạn tích cực trở thành dòng văn học chủ yếu. Chủ nghĩa lãng mạn là một trong những trào lưu văn học lớn nhất Âu- Mỹ xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX. Ở Nga chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện vào đầu thế kỉ XIX là một biến cố văn học quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến tiển trình phát triển của văn học Nga thế kỉ XIX. Vào đầu thế kỉ XIX, sau cuộc chiến tranh ái quốc 1812, hoàn cảnh xã hội của Nga thay đổi nhanh chóng kéo theo sự thay đổi lớn lao về tư tưởng xã hội. Quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm không còn phù hợp với thực tế xã hội trở nên lỗi thời và phản động. Lúc này, các nhà thơ đã kinh qua những truyền thống văn học cổ điển và tình cảm bắt đầu đi tìm một khuynh hướng mới cho văn học. Họ không chấp nhận những hạn chế của văn học truyền thống . Có thể nói, đến lúc này sự bất bình với lối sống tư sản, sự chống lại cái dung tục, tầm thường , không tình nghĩa và ích kỉ của những quan hệ tư sản đã sớm được thể hiện trong chủ nghĩa tình cảm đến các nhà văn sáng tác theo chủ nghĩa lãng mạn càng trở nên gay gắt . Chính trong hoàn cảnh này, Giucôpxki đã sáng lập ra chủ nghĩa lãng mạn Nga Chủ nghĩa lãng mạn ở Nga ra đời do ảnh hưởng từ chủ nghĩa lãng mạn phương Tây và do kế thừa những truyền thống văn học trước nó. Nhưng sự ra đời của nó chủ yếu là do văn học đã phản ánh thực tại Nga trước khởi nghĩa tháng Chạp, phản ánh tinh thần cách mạng quý tộc của thời đại, phản ánh những xu hướng mới trong đời sống xã hội nhằm chống chế độ phong kiến, giải phóng nông nô. Chủ nghĩa lãng mạn Nga ra đời một thời gian thì phân hóa thành hai khuynh hướng khác nhau . Ðó là chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Gorki đã phân tích hai khuynh hướng văn học này như sau:. Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực tìm cách làm cho con người bằng lòng với thực tế (..) lôi kéo họ về với những suy tưởng , về những bí ẩn thiên định cuả cuộc đời , về tình yêu, về cái chết, là những cái huyền bí vốn không giải thích được bằng con đường tư biện (..). Chủ nghĩa lãng mạn tích cực cố làm vững thêm ý chí ham sống của con người, khơi dậy trong con người một ý chí quật khởi chống lại thực tế .... 1.2 Giới thiệu tác gia Lermontov 1.2.1 Vị trí Lermontov trong nền văn học Nga Lecmontov được xem là người kế tục xuất sắc của Puskin. Nếu phát súng 1937 kết thúc cuộc đời của mặt trời thi ca Nga, thì nó cũng được xem là phát súng thức tỉnh người lính trẻ càng nhìn rõ hơn bộ mặt xấu xa thối nát của Nicolai I và chế độ nông nô chuyên chế. Lecmontov là hồn thơ quật khởi, chiến đấu dũng cảm chống cường quyền chuyên chế, áp bức bất công, tràn đầy tình yêu tổ quốc và nhân dân. Bêlinxki nhận định : “Quả thực Lecmôntov là nhà thơ của một thời đại hoàn toàn khác và thơ ca của anh là một khâu hoàn toàn mới trong dây chuyền phát triển lịch sử của xã hội chúng ta” [2 ;Tr145] Nhà thơ Lecmontov vô cùng cần thiết cho nhân dân Nga, và được xem là chiếc cầu nối văn học nối liền thời đại tháng chạp với thời đại sau tháng chạp, nối liền văn học thời Puskin, Rưlêep với thời nhêchraxôp, L.tôxntoi sau này. Lecmontov đã kế thừa chủ nghĩa lãng mạng tích cực từ quan điểm của Puskin, phát huy và đạt thành tưụ rực rỡ. Ông vừa là nhà thơ lãng mạn vừa là nhà văn hiện thực. 1.2.2 Cuộc đời Mikhail Yur’evich Lermontov sinh ngày 2 tháng 10 năm 1814 tại Moscow, nhỏ hơn Puskin 15 tuổi, nhưng lại thuộc một thế hệ khác và sống trong một thời đại xã hội hoàn toàn khác hẳn với Puskin. Tổ tiên Lermontov (xuất thân từ lớp địa chủ Tô Cách Lan dòng họ Learmont và các vị công tước Tây Ban Nha thuộc dòng Lerma) đến phục vụ trong quân đội Nga vào đầu thế kỉ 17, định cư trong vùng đất được ban phát và biến đổi cái tên Learmont tiền nhân truyền lại thành âm Nga: Lermontov. Cha ông Yuri Petrvich Lermontov, một đại úy bộ binh nghèo đã về hưu. Năm 1813 ông thành hôn với Mariya Mikhaylovna Arsenyeva. Bà mẹ vợ, Yelizaveta Alekseyevna Arsenyeva, một địa chủ giàu có, tính nết cực kỳ thất thường, và cũng là một khuôn mặt quan trọng trong xã hội thượng lưu Moscow. Rõ ràng là giữa hai phía cha và mẹ của nhà thơ đã có một sự chênh lệch giai cấp rất đáng kể. Vì vậy mà bà mẹ vợ luôn đối xử với đại úy Lermontov bằng thái độ hất hủi. Năm 1817, bà Mariya Mikhaylovna qua đời, để lại đứa con trai độc nhất khi ấy vừa ba tuổi. Mối bất hòa giữa Đại úy và bà Arsenyeva càng thêm trầm trọng. Bà ngoại bèn đem cháu về nuôi trong lãnh địa riêng ở Tarkhany, thuộc tỉnh Penzenskaya. Bà hết mực cưng chiều cháu, nhưng lại chẳng bao giờ cho phép đại úy Lermontov đến thăm con. Sớm tỏ ra thông minh nhưng thiếu tình thương cha mẹ, cũng thiếu luôn những cuộc chơi với bạn bè cùng lứa tuổi, từ thuở ấu thơ, Mikhail Lermontov đã cảm nghe cô đơn trong cảnh sống xa hoa tại nhà bà ngoại; dần dần lại trở nên mơ mộng, tính nết ngang ngạnh, tự hãnh. Những vị thầy được mời đến nhà để dạy riêng cho Lermontov tiếng Latin, Hy Lạp, Pháp, Đức, và về sau luôn cả tiếng Anh. 9 tuổi, do bởi sức khoẻ rất yếu kém nên nhà thơ được bà ngoại đưa đến an dưỡng trong vùng suối nước ấm Caucase. Tại đây, dù chỉ là một cậu bé, Lermontov (cũng như rất nhiều nhà văn Nga khác) vẫn bị say mê dữ dội bởi phong cảnh núi rừng hùng vĩ và không khí huyền thoại đầy tính Đông Phương của nó. Các bài dân ca, các giai thoại thần tiên, các câu chuyện đau khổ về giới nông nô hèn kém được nghe kể, đã là những điều gây ảnh hưởng mạnh trong sự khai triển cá chất chàng thi sĩ tương lai. Năm 1827, 13 tuổi, Lermontov theo bà ngoại đến sinh sống tại Moscow và được gửi vào học trong một trường nội trú dành cho con cái các nhà quý tộc. Năm 1830, Lermontov ghi tên vào đại học Moscow. Nơi đây, ông khởi sự đọc ngấu nghiến các tác phẩm về Napoléon, nhân vật lịch sử rất được ông sùng mộ. Dưới sự dẫn dắt của những giáo sư tài ba như thi sĩ Merzlyakov và nhà triết học Raitch giúp Lecmontov nhuần nhuyễn văn chương Nga nói chung và với các tác phẩm của Byron, Moore, Goethe, Schiller, Shelley, Scott; Đồng thời trở nên là người hâm mộ thi ca Púshkin đến độ nhiệt cuồng. Năm 1832, nhân cuộc xung đột với một giáo sư có đầu óc phản động, Lermontov rời đại học Moscow, tìm đến Pétersbourg. Tại đây, ông thi đậu vào trường Lục quân với chức vụ Thiếu úy. Hai năm sau, nhà thơ được nhận vào đội Kỵ Binh Hoàng Gia Hussar, đóng tại Tsarkoye Selo, gần St. Petersbourg. Năm 1837, Puskin qua đời bởi một âm mưu thâm độc, căm phẫn trước hành động đó, bằng trái tim rực lửa của mình, Lecmontov đã viết nên bài thơ ‘‘cái chết của một thi sĩ’’ để vạch trần bộ mặt xấu xa, thối nát của triều đại Nicolas I lúc bấy giờ. Hoàng đế Nicholas I lập tức ra lệnh bắt giữ tác giả có tính cách lật đổ ấy: Mikhail Lermontov, một sĩ quan 23 tuổi trong trung đoàn Hussar Phòng vệ Hoàng gia. Sau đó không lâu, Lermontov bị trục xuất khỏi trung đoàn, và bị gửi ra tiền tuyến trong vùng Caucase. Bị quyến rũ bởi vùng thiên nhiên trữ tình và bị khích động bởi dân ca của người xứ Géorgie, Lermontov học tiếng địa phương rồi phiên dịch và làm tao nhã thêm bằng tiếng Nga cho câu chuyện Ashik Kerib của người dân miền núi. Lúc này, nhà thơ khởi sự xuất bản các tác phẩm của mình một cách đều đặn. Nét đẹp hùng vĩ của vùng Caucase chiếm chỗ đứng quan trọng trong thi ca Lermontov Năm 1838, gia nhập trở lại trong trung đoàn Kỵ binh Hussar. Tại St. Pétersbourg, Lermontov tiếp tục cuộc sống không những chỉ như của một sĩ quan ăn chơi phóng đãng, lại còn được nhìn nhận là một thi sĩ sáng giá –giống hệt Púshkin- cả trên mặt thi ca lẫn mặt chính trị bị ngược đãi. Các bài viết của ông được các nhật báo lớn ở thủ đô đón nhận nồng nhiệt. Lermontov trở nên là tác giả được hâm mộ nhất, đồng thời là một trong những cây viết chủ lực của tờ Otéchestvennye zapíski (Thời Sự Quốc Gia), tạp chí dẫn đầu của giới trí thức Tây Phương thời ấy, do Krayevski thành lập năm 1839. Tháng 2/1840, vì một lí do rất tầm thường, Lermontov cãi nhau với de Barante, con trai viên đại sứ Pháp ở Pétersbourg. Cuộc đấu súng xảy ra. Dù không ai bị thương, nhưng điều xô xát này vẫn lập tức được báo cáo lên hoàng đế. Do đó, lần nữa, Lermontov bị gửi đến một trung đoàn bộ binh lúc ấy đang tiến hành những chiến dịch quân sự nguy hiểm trong vùng Caucase. Tại Caucase lần thứ hai, với sự can đảm táo bạo, xem nhẹ cái chết, nhà thơ tham dự những cuộc giao chiến tay đôi chống lại bọn cướp núi. Một trong những cuộc giao chiến dữ dội này xảy ra bên bờ sông Valerik ngày 11 tháng 7/1840 đã được Lermontov diễn tả sống động và rất thật trong bài thơ Valerik dưới thể thức một lá thư gửi bạn. Hai lần, vị chỉ huy trung đoàn viết báo cáo gửi về triều đình, tuyên dương lòng can đảm và mưu lược của Lermontov, nhưng nhà thơ vẫn không được chấp thuận ban cho một ân xá. Chỉ nhờ vào những thỉnh nguyện dai dẳng của bà ngoại Arsenyeva gửi lên hoàng đế, Lermontov mới được phép rời khỏi Caucase một thời gian ngắn vào tháng 2/1841. Tháng 7/1841, trên đường trở lại Caucase, Lermontov nấn ná ít ngày trong thành phố suối ấm Pyatigórsk ông rất ưa thích. Tại đây, nhà thơ gặp nhiều người quen đến từ Pétersbourg và Moscow, trong đó có Thiếu tá N. S. Martynov, một bạn học cũ. Giữa đám có những người biết đến điều tai tiếng của Lermontov tại Pétersbourg, phần lớn đều sợ cách nói năng đanh thép của ông, đồng thời cũng ganh tị với danh vọng ông đang hiện có. Một không khí âm mưu, gièm pha và thù ghét nổi dậy chung quanh nhà thơ. Trong chuyến đi chơi thuyền với thiếu tá Martynov và một cô gái trẻ được đeo đuổi bởi Thiếu tá lẫn cả Lermontov, giữa hai người đàn ông đã xảy ra một vụ cãi nhau. Thiếu tá Martynov đưa lời thách thức đấu súng. Vốn ưa thích các cuộc đấu, Lermontov nhận lời ngay. Sự việc diễn ra ngày 27/7/1841 ở ngoại thành Pyatigorsk Martýnov là người bắn trước, và Lermontov bị tử thương tại chỗ. Khi ấy, nhà thơ chưa đầy 27 tuổi, 10 tuổi trẻ hơn Púshkin vào lúc Púshkin bị tử thương sau cuộc đấu súng bi thảm với tình địch của ông.Thi sĩ được chôn hai ngày sau đó trong nghĩa địa Pyatigorsk. Rất đông dân chúng địa phương tụ lại trong đám táng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng