Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trung tâm giao dịch vàng acb thực trạng và giải pháp , luận văn thạc sĩ...

Tài liệu Trung tâm giao dịch vàng acb thực trạng và giải pháp , luận văn thạc sĩ

.PDF
85
24
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---W❆X--- NGUYỄN THỊ TRÚC QUYÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH VÀNG ACB THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: NGÂN HÀNG Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. UNG THỊ MINH LỆ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website… Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn. Nguyễn Thị Trúc Quyên MỤC LỤC Lời mở đầu Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết cấu luận văn Chương I: TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển các giao dịch vàng...................................... 1 1.1.1. Nguồn gốc................................................................................................. 1 1.1.2. Quá trình phát triển các giao dịch vàng.................................................... 1 1.1.3. Các chức năng của vàng .......................................................................... 2 1.1.3.1. Phương tiện trao đổi ........................................................................ 2 1.1.3.2. Phương tiện thanh toán ................................................................... .3 1.1.3.3. Phương tiện tích trữ.......................................................................... 3 1.1.4. Các hình thức đầu tư vàng trên thế giới ................................................... 4 1.1.4.1. Vàng thỏi.......................................................................................... 4 1.1.4.2. Đồng vàng. ....................................................................................... 4 1.1.4.3. Chứng chỉ vàng. ............................................................................... 4 1.1.4.4. Tài khoản vàng................................................................................ 4 1.2. Tổng quan về thị trường vàng thế giới.............................................................. 5 1.2.1. Các chủ thể tham gia thị trường vàng....................................................... 5 1.2.1.1. Ngân hàng trung ương ..................................................................... 5 1.2.1.2. Các nhà đầu cơ vàng ........................................................................ 5 1.2.1.3. Các tổ chức tài chính........................................................................ 5 1.2.1.4. Người tích trữ vàng. ......................................................................... 5 1.2.1.5. Nhà bảo hiểm danh mục đầu tư ....................................................... 6 1.2.1.6. Nhà chế tác vàng .............................................................................. 6 1.2.2. Các thị trường lớn trên thế giới ................................................................ 6 1.2.2.1. Thị trường Mỹ.................................................................................. 6 1.2.2.2. Thị trường London. .......................................................................... 9 1.2.2.3. Thị trường Nhật.............................................................................. 10 1.2.2.4. Thị trường Trung Quốc. ................................................................. 11 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới .......................................... 12 1.2.3.1. Chính sách tiền tệ........................................................................... 12 1.2.3.2. Yếu tố tác động phía cung.............................................................. 13 1.2.3.3. Yếu tố tác động phía cầu................................................................ 14 1.2.3.4. Các ngân hàng trung ương và quỹ tiến tệ ...................................... 14 1.2.3.5. Sự biến động của giá Đôla Mỹ, mức độ lạm phát và sức khỏe của các nền kinh tế lớn............................................................................................. 14 1.2.3.6. Sự biến động của giá dầu ............................................................... 15 1.2.3.7. Yếu tố đầu cơ ................................................................................. 17 1.3. Thị trường vàng ở Việt Nam ........................................................................... 18 1.3.1. Đơn vị đo lường và cách quy đổi giá vàng thế giới thành giá vàng trong nước. ............................................................................................................ ….18 1.3.1.1. Các đơn vị đo lường vàng .............................................................. 18 1.3.1.2. Cách quy đổi giá vàng thế giới thành giá vàng trong nước ........... 18 1.3.2. Các yếu tố tác động đến giá vàng trong nước ........................................ 19 1.3.2.1. Giá vàng trên thế giới..................................................................... 19 1.3.2.2. Chính sách của Nhà nước .............................................................. 19 1.3.2.3. Cung cầu của thị trường trong nước .............................................. 19 Kết luận chương I................................................................................................. 22 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TTGDV TẠI NHTMCP Á CHÂU 2.1. Giới thiệu NHTMCP Á Châu…...................................................................... 23 2.2. Tổng quan về TTGDV tại NHTMCP Á Châu ................................................ 24 2.2.1. Sự ra đời của TTGDV ............................................................................ 24 2.2.2. Mục đích của việc thành lập TTGDV… ................................................ 25 2.2.3. Vai trò của ACB đối với TTGDV… ....................................................... 26 2.2.4. Mô hình hoạt động của TTGDV…......................................................... 26 2.2.5. Sơ lược về sản phẩm “Đầu tư vàng” tại ACB ........................................ 26 2.2.5.1. Đối tượng và điều kiện để tham gia sản phẩm “Đầu tư vàng” tại ACB........................................................................................................ 26 2.2.5.2. Cách thức giao dịch của sản phẩm “Đầu tư vàng” tại ACB .......... 27 2.2.5.2.1. Một số quy định chung .......................................................... 27 2.2.5.2.2. Cơ chế khớp lệnh…............................................................... 28 2.2.5.2.3. Tài khoản giao dịch… ........................................................... 29 2.2.5.2.4. Phương thức giao dịch…....................................................... 29 2.2.6. Danh sách các thành viên đang giao dịch tại Trung tâm giao dịch Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội… ......................................................................... 30 2.2.6.1. Tại Hồ Chí Minh ............................................................................ 30 2.2.6.2. Tại Hà Nội...................................................................................... 30 2.3. Một số nghiệp vụ kinh doanh vàng của NHTMCP Á Châu… ....................... 30 2.3.1. Nghiệp vụ mua bán giao ngay (spot)….................................................. 30 2.3.2. Nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn (Forward)............................................... 30 2.3.3. Nghiệp vụ quyền chọn............................................................................ 31 2.3.4. Kinh doanh vàng vật chất giao ngay ...................................................... 32 2.3.5. Kinh doanh vàng vật chất (thông qua TTGDV)..................................... 32 2.3.6. Nghiệp vụ giữ hộ vàng… ....................................................................... 32 2.3.7. Nghiệp vụ tiết kiệm vàng… ................................................................... 32 2.3.8. Nghiệp vụ cho vay vàng. ........................................................................ 33 2.3.9. So sánh các hình thức đầu tư vàng ......................................................... 33 2.4. Thực trạng hoạt động của TTGDV tại ACB… ............................................... 34 2.4.1. Thị phần của các TTGDV tại Việt Nam ................................................. 35 2.4.2. Khối lượng giao dịch .............................................................................. 35 2.4.3. Thu nhập từ hoạt động của TTGDV đối với sản phẩm “Đầu tư vàng” tại ACB. ................................................................................................................. 38 2.4.3.1. Thu nhập từ phí năm 2007 đến nay................................................ 38 2.4.3.2. Thu nhập từ lãi ............................................................................... 40 2.5. Đánh giá chung về những thành quả và tồn tại của TTGDV ACB................. 41 2.5.1. Thành quả đạt được… ............................................................................ 41 2.5.2. Những rủi ro ........................................................................................... 41 2.5.2.1. Về phía ACB. ................................................................................. 41 2.5.2.1.1. Rủi ro về tín dụng .................................................................. 41 2.5.2.1.2. Rủi ro thanh khoản về vàng................................................... 42 2.5.2.1.3. Rủi ro về hệ thống giao dịch và lỗi tác nghiệp...................... 43 2.5.2.1.4. Rủi ro về uy tín và thương hiệu ACB.................................... 43 2.5.2.2. Về phía nhà đầu tư ......................................................................... 44 2.5.2.2.1. Rủi ro từ thị trường................................................................ 44 2.5.2.2.2. Rủi ro từ hệ thống giao dịch và lỗi tác nghiệp. ..................... 44 2.5.2.2.3. Rủi ro từ tỷ lệ xử lý ............................................................... 45 2.5.2.2.4. Rủi ro về chênh lệch giá vàng ............................................... 45 2.5.2.2.5. Rủi ro thứ 5 đến từ chính bản thân các nhà đầu tư................ 46 2.5.3. Nguyên nhân của rủi ro .......................................................................... 47 Kết luận chương II ............................................................................................... 49 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA TTGDV TẠI NHTMCP Á CHÂU 3.1. Định hướng chiến lược kinh doanh vàng của NHTMCP Á Châu trong thời gian tới............................................................................................................................ 50 3.1.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................. .50 3.1.2. Mục tiêu cụ thể. ...................................................................................... 50 3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của TTGDV ACB ...................... 50 3.2.1. Đối với ACB ........................................................................................... 50 3.2.1.1. Giải pháp cho việc cảnh báo và xử lý tài khoản khi giá vàng biến động............................................................................................................. 50 3.2.1.2. Giải pháp cho tính thanh khoản. .................................................... 51 3.2.1.3. Giải pháp về kiến thức và tâm lý nhà đầu tư ................................. 52 3.2.1.4. Phát triển sản phẩm và dịch vụ đi kèm, đẩy mạnh hoạt động Marketing ................................................................................................... 53 3.2.1.5. Giải pháp hạn chế chênh lệch giá vàng.......................................... 54 3.2.1.6. Giải pháp phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư .......................................................................................................... 57 3.2.1.7. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao hệ thống công nghệ. 59 3.2.1.8. Phát triển nguồn nhân lực .............................................................. 61 3.2.1.9. Mở rộng phạm vi, địa lý hoạt động của TTGDV........................... 62 3.2.2. Nhóm giải pháp, kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam ...................................................................................... 63 3.2.3. Nhóm giải pháp đối với các nhà đầu tư ................................................. 63 Kết luận chương III ............................................................................................. 66 Kết luận ................................................................................................................. 67 Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 68 Phụ lục .................................................................................................................. 70 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do của việc chọn nghiên cứu đề tài. Thị trường vàng thế giới đã có một quá trình phát triển lâu đời và mạnh mẽ. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 xảy ra, đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính trong nước. Các nhà đầu tư bắt đầu giảm niềm tin vào thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu… trong nước. Trước tình hình đó, vàng được xem là công cụ đầu tư khá hấp dẫn và an toàn. Vì thế, các trung tâm giao dịch vàng (TTGDV) lần lượt được mở ra nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư mạnh mẽ này. Gần đây thị trường vàng thế giới có nhiều biến động vô cùng phức tạp. Sự tăng giảm thất thường của giá dầu, sự biến động của các đồng tiền mạnh trên thế giới đặc biệt là sự mất giá của đồng Đôla Mỹ cũng đã làm cho giá vàng liên tục chinh phục những đỉnh cao mới. Kênh đầu tư vàng trở nên thu hút các nhà đầu tư hơn nữa. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: “Trung tâm giao dịch vàng ACB, thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng và kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh của TTGDV như thế nào? những khó khăn và thử thách của hoạt động kinh doanh này mà ACB cũng như nhà đầu tư gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp thúc đẩy hoạt động kinh doanh này phát triển và tạo cho nhà đầu tư có thêm kênh đầu tư hấp dẫn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh của TTGDV - Phạm vi nghiên cứu gói gọn trong việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động tại TTGDV ACB. Khi có điều kiện, tôi sẽ mở rộng hơn phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài, phương pháp được sử dụng để nghiên cứu là: - Phương pháp tổng hợp: Số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, chọn lọc để đưa vào đề tài nhằm mục đích phân tích và minh họa cho mục đích nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và so sánh: Số liệu sau khi chọn lọc sẽ được đưa vào phân tích hoặc so sánh tùy theo nội dung cần được làm rõ. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống để phân tích một số tình huống điển hình trong thực tế từ hoạt động của TTGDV ACB, từ đó rút ra giải pháp để nâng cao hoạt động của TTGDV cũng như lợi ích của khách hàng. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm ba chương, được kết cấu như sau: - Chương 1: Tổng quan về giao dịch vàng và thị trường vàng. - Chương 2: Thực trạng hoạt động của TTGDV tại NHTMCP Á Châu - Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động của TTGDV tại NHTMCP Á Châu. 1 Chương I: TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển các giao dịch vàng. 1.1.1. Nguồn gốc: Từ 5.000 năm trước công nguyên, loài người đã tìm ra vàng và sử dụng vàng. Người Ai Cập là người phát hiện ra trước tiên ở thượng lưu Sông Nil và kim loại quý này đã góp mặt vào nền văn minh cổ đại Ai Cập. Theo dòng tiến hóa của nhân loại, sắc vàng rực rỡ choáng ngợp ấy là niềm vui, nguồn hy vọng cho biết bao nhiêu người. Vàng đã đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tiền tệ quốc tế trước những năm 1930. Vào thời đó, các nước thường sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán, trao đổi và cất trữ. Vàng được sử dụng như vậy vì nó có những đặc tính ưu việt như bền, dễ cất trữ, dễ di chuyển, dễ chấp nhận. Nhưng quan trọng hơn hết là vì vàng là hóa tệ có sức mua bảo đảm và ổn định lâu dài. Vì những đặc tính quan trọng trên đây, hầu hết các nước đều ưa chuộng vàng và sử dụng vàng như là phương tiện tiền tệ trên bình diện quốc tế, vàng chiếm vị trí độc tôn trong thanh toán quốc tế. 1.1.2. Quá trình phát triển các giao dịch vàng: Từ đầu thế kỷ thứ 7 trước công nguyên tiền kim loại đã bắt đầu được sử dụng và phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, mãi đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 hầu hết các nước Phương Tây đã áp dụng chế độ bản vị vàng và mối quan hệ giao thương bị phụ thuộc nhiều vào Châu Âu nên sau đó các nước Châu Á như Nhật, Ấn Độ, các nước Đông Dương, Trung Quốc… cũng lần lượt chuyển sang chế độ bản vị vàng. Ngày 12/9/1919, sàn giao dịch vàng London (thị trường kim loại quý London) giao dịch phiên đầu tiên, công bố giá 1 ounce (oz) = 4 bảng 18 shilling 9 penny, tương đương 20,67 USD/oz. Đến năm 1933, giá vàng thế giới được giữ ở mức 20,67 USD/oz. Sau đó, Tổng thống Mỹ Roosevelt ra lệnh cấm xuất khẩu vàng, ngưng hoán chuyển USD thành 2 vàng, buộc người dân giao nộp vàng đang sở hữu nhằm thúc đẩy kinh tế Mỹ và giành quyền tự định giá vàng. Vào 31/01/1934, giá vàng tăng lên 35 USD/oz, đô la Mỹ giảm giá gần 40%. Cho đến trước những năm 70, sàn giao dịch vàng tập trung chủ yếu ở thị trường London, được biết đến với sự hoạt động của 5 tổ chức lớn, đưa ra mức giá khớp lệnh 2 lần/ngày. Năm 1954, chế độ bản vị vàng Bretton Woods thay thế, giá vàng vẫn tính bằng Bảng nhưng được Ngân hàng Anh qui đổi tương đương 35USD/oz. Việc duy trì giá vàng 35 USD/oz ngày càng khó khăn khi thị trường vàng cá nhân phát triển. Từ đầu năm 1961, Ngân hàng Anh nhiều lần phải bán vàng dự trữ để giữ giá 35 USD/oz và liên minh giữa các Ngân hàng trung ương thành lập Quỹ vàng (Gold pool) để bình ổn giá. Năm 1965, nhu cầu vàng cá nhân bắt đầu tăng cao, vượt quá nguồn cung, buộc các Ngân hàng trung ương bán vàng dự trữ ra thị trường để bình ổn giá. Ngày 01/04/1968, sàn giao dịch vàng London mở cửa lại sau khi cơn sốt mua vàng đầu cơ làm sụp đổ Quỹ vàng, đồng thời bắt đầu định giá vàng bằng USD, không còn cố định mà thả nổi với 2 lần khớp giá/ngày. Tóm lại, lịch sử ra đời và phát triển của các giao dịch vàng luôn mang dấu ấn của nền văn minh nhân loại. Điều này đã được chứng minh qua từng thời kỳ phát triển của giao dịch vàng. 1.1.3. Các chức năng của vàng: 1.1.3.1. Phương tiện trao đổi. Với chức năng này vàng đã tạo điều kiện cho trao đổi hàng hóa trở nên thuận tiện hơn. Trước kia người ta thường trao đổi trực tiếp hàng hóa này để lấy hàng hóa khác. Tuy nhiên, khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển thì việc trao đổi hàng lấy hàng bị hạn chế do khó tìm được hàng hóa mà họ cần để trao đổi. Vì thế, theo thời gian con người đã tìm ra loại phương tiện chung để trao đổi, đó là vàng. Và từ đó vàng đã trở thành tiền tệ. Lúc đầu, có nhiều kim loại đóng vai trò là tiền tệ, nhưng về sau được cố định ở kim loại quý 3 là vàng. Sở dĩ vàng đóng vai trò là tiền tệ do vàng có những ưu điểm là: thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, không hư hỏng, và với thể tích nhỏ nhưng vàng lại chứa một lượng giá trị lớn. Tiền vàng ra đời là kết quả quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa. 1.1.3.2. Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, vàng được dùng để trả nợ, trả tiền mua hàng,…Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên vàng làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn vàng được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Ngày nay, việc sử dụng vàng để thanh toán trong các giao dịch mua, bán diễn ra hết sức phổ biến. Ví dụ như: mua bán nhà, xuất nhập khẩu hàng hóa từ các nước khác,… 1.1.3.3. Phương tiện tích trữ. Làm phương tiện tích trữ, tức là vàng được rút khỏi lưu thông đưa vào cất trữ. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền vàng cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, chiến tranh liên tiếp chiến tranh. Do đó việc lưu trữ tiền luôn ẩn chứa những rủi ro bất trắc. Chỉ có vàng là loại tài sản được xem là có giá trị bất biến theo thời gian, dù trong chế độ nào thì vàng vẫn là vàng. Vàng không chỉ được sử dụng để thanh toán mà còn được dùng để tích lũy phòng ngừa rủi ro trong giai đoạn lạm phát của nền kinh tế. Tích lũy tiền vàng được xem như hình thức bảo tồn tài sản của mình. Ngày nay, việc dự trữ vàng của Ngân hàng Trung ương các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các ngân hàng Trung ương đang đưa vàng vào danh mục dự trữ của mình thay cho việc dự trữ Đôla Mỹ như trước đây. 4 1.1.4. Các hình thức đầu tư vàng trên thế giới: 1.1.4.1. Vàng thỏi (Bar). Cách đầu tư truyền thống nhất là mua vàng thỏi (Bar). Ở một số nước như Áo, Liechtenstein và Thụy Sĩ, có thể mua bán vàng thỏi dễ dàng. Loại vàng thỏi này có nhiều kích cở khác nhau. Ví dụ như ở Châu Âu là 12.5kg/thỏi hay 1kg/thỏi. 1.1.4.2. Đồng vàng (coin). Là cách phổ biến tích trữ vàng trên thế giới, thông thường được định giá theo trọng lượng đồng vàng. Đồng vàng phổ biến nhất là đồng vàng Nam Phi tên Krugrrand, đồng vàng Canada Maple leaf, đồng vàng Trung Quốc Panda, của Áo Philhaarmonic với giá trị là 1 troy ounce/đồng (1 ounce = 28.35 gram) 1.1.4.3. Chứng chỉ vàng. Là chứng chỉ về quyền sở hữu vàng cho lượng vàng được mua của các nhà đầu tư thay vì phải tích trữ lượng vàng thật sự. Chứng chỉ vàng cho phép nhà đầu tư mua hay bán chứng chỉ không liên quan tới việc chuyển giao vàng thật sự. PMCP (the perth Mint Certificate Progame) là chứng chỉ vàng duy nhất thế giới. Trên chứng chỉ này có tên của người mua và một con số nhận dạng. PMCP là chứng chỉ vàng duy nhất trên thế giới được bảo đảm bởi chính quyền Australia. Người sở hữu chứng chỉ có thể bán lại chứng chỉ vàng cho các nhà kinh doanh đã được chấp nhận. Trong trường hợp bị mất chứng chỉ thì có thể được cấp ngay một chứng chỉ tương đương và một phần phí. 1.1.4.4. Tài khoản vàng. Kinh doanh vàng tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản tại nước ngoài dưới các hình thức giao dịch theo thông lệ quốc tế. Hình thức kinh doanh vàng trên tài khoản giống như kinh doanh ngoại hối, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán thông qua các ngân hàng có kinh doanh nghiệp vụ này. 5 1.2. Tổng quan về thị trường vàng thế giới. 1.2.1. Các chủ thể tham gia thị trường vàng. 1.2.1.1. Ngân hàng trung ương. Hầu hết các ngân hàng trung ương có dự trữ chiến lược chính là USD và các tài sản khác bằng USD (như trái phiếu, kỳ phiếu, ngân khố Mỹ…), tuy nhiên do yêu cầu đa dạng hóa dự trữ chiến lược nên các NHTW thường chọn vàng là tài sản thứ hai. Mặc dù các NHTW lớn đã bán ra lượng lớn vàng trong thời gian qua, nhưng vẫn có nhiều NHTW khác mua vàng như là một phần trăm dự trữ quốc gia nhằm đối phó các khủng hoảng nếu xảy ra. Điển hình, các NHTW có dự trữ vàng lớn và liên tục mua vào trong các năm qua với khối lượng lớn là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… 1.2.1.2. Các nhà đầu cơ vàng. Giống như các nhà đầu cơ tiền tệ, nhà đầu cơ vàng nếu tin rằng đồng USD sẽ mất giá trong tương lai thì họ sẽ mua vàng vào với kỳ vọng giá vàng sẽ tăng hơn nữa. Trong trường hợp ngược lại, khi USD tăng giá thì họ sẽ bán vàng ra với kỳ vọng sẽ mua lại ở giá thấp hơn. Đặc biệt trong trường hợp có chiến tranh, khủng bố,… thì đó cũng là cơ hội tốt để họ kinh doanh mua bán vàng. Thường thì họ là những nhà đầu cơ ngắn hạn, trung hạn. 1.2.1.3. Các tổ chức tài chính. Như các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu tư… có thể mua vàng để đầu tư hoặc với mục đích bảo hiểm các mức lỗ trên các sản phẩm phái sinh với giá vàng mà họ đã phát hành như chứng chỉ vàng, quyền chọn vàng, hợp đồng vàng kỳ hạn,… 1.2.1.4. Người tích trữ vàng. Là những người tin hay lo sợ những cuộc suy thoái lớn, những cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra và chỉ có cách tích trữ vàng mới giúp họ tồn tại và phát đạt. Họ xem vàng như một tài sản tích trữ trong dài hạn với niềm tin họ có thể bảo vệ được giá trị tài sản của họ. 6 1.2.1.5. Nhà bảo hiểm danh mục đầu tư. Họ có thể mua vàng để phòng ngừa khả năng lạm phát tăng cao, các tài sản bằng tiền bị mất giá lớn hoặc các tai nạn bất ngờ xảy ra làm sụt giảm giá trị tài sản của họ. Họ cho rằng với những yếu tố bất lợi đó nếu xảy ra có ảnh hưởng tiêu cực đối với trạng thái đầu tư nhưng sẽ có tác động tích cực đối với giá trị vàng. 1.2.1.6. Nhà chế tác vàng. Họ mua vàng nguyên liệu với mục đích chế tác thành vàng thành phẩm hoặc nữ trang, đồ trang sức phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, loại hình đầu tư này thường chịu tác động bởi yếu tố chu kỳ như cưới hỏi, năm mới, các nước có nhu cầu lớn về loại hình này là Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… 1.2.2. Các thị trường lớn trên thế giới: Có 4 thị trường lớn trên thế giới đó là: 1.2.2.1. Thị trường Mỹ. • CBOT_ Chicago Board of Trade Lịch sử của các sàn giao dịch hàng hóa có lẽ xuất phát từ thời Trung cổ, tuy nhiên thị trường giao dịch hàng hóa tại Chicago (Chicago Board of Trade – CBOT), ra đời năm 1848, được xem là một trong những nơi xuất phát điểm của các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới ngày nay. Lĩnh vực kinh doanh ban đầu của CBOT là giao sau hàng hoá, chủ yếu là lúa gạo ở miền Trung _Tây của Bắc Mỹ. Trên cơ sở đó đã phát triển về thương mại ở những hàng hoá khác như vàng, bạc, phân bón…; giao dịch chứng khoán phái sinh như quyền chọn giao sau.... CBOT có khoảng 3500 thành viên và hiệp hội, trực tiếp thuê 700 nhân viên. 7 CBOT giao dịch trên 2 sàn ở trung tâm thương mại Chicago, sử dụng hệ thống open outcry. Hệ thống này dường như là lỗi thời trong thời đại thông tin, nhưng nó đã tồn tại bởi vì đó là phương pháp truyền thống. Sàn giao dịch được phân chia vào trong những khu vực khác nhau gọi là “ pits” hoặc “ rings”. Mỗi hợp đồng quyền chọn hoặc giao sau cụ thể chỉ được giao dịch trong một pit. Mỗi pit gồm nhiều step, mỗi step tương ứng với 1 tháng giao nhận cụ thể cho một hợp đồng cụ thể. Những người giao dịch sẽ đứng ở một step thích hợp. Khi muốn mua hoặc bán, họ sẽ ra ký hiệu bằng tay kèm lời nói; những người sẵn lòng bán hoặc mua sẽ ra dấu hiệu bằng tay để xác nhận, và ghi chép những giao dịch hoàn tất vào cards của họ. Nhân viên CBOT ở “pulpits” sẽ ghi chép sự thay đổi trong giá mỗi chứng khoán. Mỗi giao dịch chỉ mất vài giây. Mặc dù có nhiều giao dịch diễn ra một lúc nhưng sự đơn giản và nhanh chóng của giao dịch vẫn đạt được bởi vì những thông tin giao dịch được thể hiện dưới hành động và lời nói đơn giản. Hệ thống outcry gồm 13 ký hiệu nhưng chỉ có 4 ký hiệu được những người giao dịch sử dụng chủ yếu (bán/mua, số lượng giao dịch, bước giá, xác nhận mua/bán). Tháng 7/2007, CBOT được sát nhập với Sàn Chicago Mercantile Exchange (CME), được thành lập vào năm 1874, để trở thành CME group, một trong những sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới với các sản phẩm được giao dịch trên sàn từ nông sản (bắp, đậu, lúa mỳ,..), gia cầm, gia súc đến trái phiếu kho bạc của chính phủ Mỹ. • NYMEX Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới, nằm trong thành phố New York. Hai chi nhánh từ ban đầu của Sàn 8 là New York Mercantile Exchange và New York Commodities Exchange (COMEX), nhưng hiện tại hai chi nhánh (công ty) đã sáp nhập. Công ty New York Merchantile Exchange, Inc là công ty đại chúng bởi vì công ty mẹ của nó là NYMEX Holdings, Inc được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khóan New York tháng 11 năm 2006, mã chứng khoán NMX. Sàn giao dịch hàng hóa New York là nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỉ đôla về hàng hóa năng lượng và kim loại, và những loại hàng hóa khác được mua và bán trên sàn hoặc thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử. Giá cả được niêm yết cho các giao dịch trên Sàn là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới. Sàn của NYMEX được điều hành bởi Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai (Commodity Futures Trading Commission), một cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ. NYMEX là một trong số rất ít sàn trên thế giới còn duy trì hệ thống Open Outcry, ở đó người giao dịch được dùng lời nói và dấu hiệu bằng tay trên sàn giao dịch. Những hàng hóa được giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa New York: Năng lượng: than đá, dầu thô, điện, xăng, dầu đốt,. Kim loại: nhôm, đồng, vàng, bạc, bạch kim. Nguyên vật liệu mềm: cacao, cà phê, bông, đường. Giao sau vàng ở NYMEX Đơn vị giao dịch: 100 ounces Đơn vị tiền tệ của giá cả: USD/ounce và cents/ ounce Giờ giao dịch: 24/24 Giao dịch open outcry được diễn ra từ 8:20 đến 13:30 Dao động giá tối thiểu là 0.10 USD/ounce 9 Giao dịch điện tử thông qua sàn giao dịch CME Globex® từ 6:00 sáng chủ nhật đến 5:15 chiều thứ sáu, giờ phương tây, trong khoảng thời gian đó có 45 phút giải lao mỗi ngày. Tháng giao dịch được xác định cho sự giao nhận trong suốt tháng dương lịch hiện hành: hai tháng kế tiếp; bất cứ tháng 2,4,8,10 bắt đầu trong giai đoạn 23 tháng; và bất kỳ tháng 6,12 bắt đầu trong giai đoạn 60 tháng bắt đầu với tháng hiện hành. Việc giao nhận vàng trong hợp đồng giao sau phải có số sêri và tem xác nhận của 1 nhà sản xuất được chấp nhận và niêm yết trên sàn. Việc giao nhận phải được chứng nhận bởi sàn. Thời gian giao nhận: ngày giao nhận đầu tiên là ngày kinh doanh đầu tiên của tháng giao nhận, ngày giao nhận cuối cùng là ngày kinh doanh cuối cùng của tháng giao nhận. Sàn giao sau vật chất (EFP): người mua và người bán có thể trao đổi vị thế giao sau với vị thế vật chất với cùng 1 số lượng. Đặc điểm kỹ thuật về chủng loại và chất lượng trong hợp đồng: người bán phải giao 100 troy ounces vàng nguyên chất (độ tinh khiết không ít hơn 99.5%) 1.2.2.2. Thị trường London. Các phiên yết giá vàng trên thị trường vàng London (London fixing): hàng ngày có hai phiên chốt giá vào lúc 10h30 GMT và 15h00 GMT. Tuy nhiên giá vàng vẫn biến động liên tục 24h/ngày trên các thị trường tài chính thế giới. Hiệp hội vàng London thực hiện (London Bullion Maket Association – LBMA) được hợp nhất chính thức vào ngày 14/12/1987 với sự lãnh đạo của NHTW Anh Quốc. Công việc của hiệp hội được trải rộng trên nhiều lĩnh vực như tiêu chuẩn tinh chế vàng, việc kinh doanh mua bán và các hợp đồng tiêu chuẩn… thành viên mở rộng của nó bao gồm các ngân hàng, công ty khai thác, chế tạo vàng, công ty tàu biển, công ty môi giới,…mục đích chính là việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường vàng London bằng cách tăng cường tính hiệu quả và chuyên nghiệp của thị trường, tạo mối quan hệ gần gũi và dễ hợp tác giữa các thành viên, đầu mối 10 quan hệ giữa các NHTW Anh và thị trường vàng trong việc thực hiện các chính sách chung. 1.2.2.3. Thị trường Nhật. TOCOM là một công ty phi lợi nhuận, chủ yếu giao dịch các hợp đồng giao sau và quyền chọn hầu hết các loại hàng hóa ở Nhật Bản. Những hàng hóa được giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo là : Hợp đồng giao sau (Futures) Kim loại: vàng, bạc, bạch kim, nhôm, palladium Dầu: dầu thô, dầu lửa, xăng Cao su Hợp đồng quyền chọn (Option): vàng + Các nguyên tắc giao dịch Thời gian giao dịch: Phiên 1: từ 09h00 dến 11h00 Phiên 2: từ 12h30 đến 17h30. Ngày giao dịch: từ thứ Hai đến thứ Sáu các ngày làm việc; đóng cửa vào thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ. Cơ chế khớp lệnh: khớp lệnh liên tục, tự động Loại vàng giao dịch: vàng có độ tinh khiết 99.99% Đơn vị yết giá: yen/gram Khối lượng giao dịch tối thiểu (Contract Unit): 1kg/contract. + Cách thức tham gia giao dịch Tỷ lệ ký quỹ ban đầu sẽ được quy định theo từng thời kỳ. Giới hạn số dư thanh toán trong tài khoản duy trì được xác định mỗi tháng dựa trên sự biến động giá của thị trường, được tính theo công thức: 11 Mức dao động giá * số hợp đồng *1.5 (1.1) Để giúp những nhà đầu tư gặp ít rủi ro hơn, tại TOCOM nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh cắt lỗ (the Loss Cut system). Mục đích của hệ thống cắt lỗ là để ngăn chặn thiệt hại trong một giới hạn xác định bởi mỗi khách hàng. Với hệ thống Loss Cut, tại một thời gian nhất định, nếu một mất mát của khách hàng đạt đến một giới hạn xác định bởi họ, họ có thể được bù đắp bằng cách tự thực hiện đơn đặt hàng, dựa trên các điều khoản và điều kiện thỏa thuận của khách hàng và các Broker. Để làm cho thị trường hàng hóa giao sau Nhật Bản đáng tin cậy, đảm bảo rằng tất cả các số tiền đặt cọc và tài sản khác của khách hàng được bảo vệ, hệ thống nhận tiền ký quỹ đã được sửa đổi theo luật trao đổi hàng hóa 1/5/2005 (the Commodity Exchange Law). Tất cả tài sản và tiền ký quỹ của khách hàng phải được ký quỹ trực tiếp với trung tâm thanh toán hàng hóa Nhật Bản JCCH (Japan Commodity Clearing House Co., Ltd) 1.2.2.4. Thị trường Trung Quốc. Sàn giao dịch vàng Thượng Hải (Shanghai Gold Exchange-SGE), đã được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (People's Bank of China - PBC) cho phép thành lập từ tháng 10/2001. SGE là tổ chức phi lợi nhuận, được điều hành bởi Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) gồm 13 thành viên, trong đó có 2 thành viên do PBC trực tiếp giới thiệu, Chủ tịch HĐQT được bầu bởi 156 thành viên. Năm 2007, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã chính thức cho phép 5 Ngân hàng nước ngoài làm thành viên chính thức của SGE là HSBC, Standard Chartered Bank, UBS of Switzerland,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan