Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Trọng tâm kiến thức ngữ văn 12 bài đàn ghi ta của lorca (full)...

Tài liệu Trọng tâm kiến thức ngữ văn 12 bài đàn ghi ta của lorca (full)

.DOC
11
3472
147

Mô tả:

ĐÀN GHI TA CỦA LORCA- THANH THẢO Bài này khó, các em chú ý hình tượng nhân vật Lorca nhé Đề bài : Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" của Thanh Thảo Bài làm: Cùng với Xuân Quỳnh, Thanh Thảo cùng thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng trang thơ Thanh Thảo lại có dấu ấn rất riêng. Ông là người đi đầu trong phong trào cách tân thơ Việt, con đường mà ông lựa chọn để cách tân thơ Việt là việc đào sâu cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức những câu thơ tự do, phá bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo. Thanh Thảo đi theo trường phái thơ tượng trưng siêu thực có nguồn gốc từ phương Tây mà Lor-ca là một đại biểu đi đầu trong trường phái thơ đó. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” được rút ra từ tập “Khối vuông ru bích”, bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Lor-ca. Lor-ca là một nghệ sĩ thiên tài người Tây Ban Nha, ông một tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị cũng như trong sống nghệ thuật của Tây Ban Nha. Trong đời sống nghệ thuật, Lor-ca là một trong những người đi đầu trong phong trào cách tân nền nghệ thuật già nua của Tây ban Nha. Trong đời sống chính trị, Lor-ca là người khởi xướng phong trào đấu tranh chống lại chế độ độc tài thân phát xít đã quá phản động. Năm 1936, bè lũ Phrăng-cô quá hoảng sợ trước tầm ảnh hưởng của Lor-ca nên chúng đã tìm cách bắt và sát hại ông. Tuy nhiên sau cái chết của Lor-ca, tầm ảnh hưởng của ông càng trở nên sâu rộng hơn. Nó vượt ra khỏi biên giới của Tây Ban Nha, tên tuổi của Lor-ca trở thành một biểu tượng cho công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa và nền văn minh nhân loại. Sự ảnh hưởng của Lor-ca không chỉ nằm trong thời đại của ông mà nó còn tồn tại mãi cho tới bây giờ. Cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến của Lor-ca là nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào để Thanh Thảo viết nên bài thơ này. Và cũng bằng nguồn cảm hứng dồi dào ấy, Thanh Thảo đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” được Thanh Thảo sáng tác theo trường phái thơ tượng trưng siêu thực nên khi đọc đòi hỏi người đọc phải không ngừng liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được rõ ý thơ. Qua bài thơ tác giả đã tái hiện lại cuộc sống của Lor-ca, tái hiện lại sự kiện bước ngoặt đầy bi thảm, đau đớn là cái chết của Lor-ca. Nhưng trong tiềm thức, trong tình cảm của Thanh Thảo, Lor-ca vẫn sống, qua đó thể hiện cho chúng ta thấy rõ Lor-ca là một nghệ sĩ chân chính, ông là một người nghệ sĩ dám sống để đấu tranh vì nghệ thuật, dám chết vì nghệ thuật. Lor-ca là người nghệ sĩ mang vẻ đẹp bất tử. Sáu câu thơ đầu của bài thơ Thanh Thảo tái hiện sự sống của Lor-ca. Hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” biểu trưng cho sự sống cũng như sự nghiệp sáng tạo của Lor-ca, hình ảnh này gợi cho chúng ta hình dung sự sống cũng như sự sáng tạo của Lor-ca là vô cùng mong manh dễ vỡ.” Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”, câu thơ nhắc tới xứ sở Tây Ban Nha và hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” làm cho ta liên tưởng đến môn thể thao truyền thống của đất nước này: đấu bò tót, một môn thể thao đòi hỏi không chỉ sức mạnh mà người đấu sĩ còn cần phải khôn ngoan và khéo léo, vì vậy trận đấu bò tót nào cũng đầy sự căng thẳng. Hình ảnh ‘áo choàng đỏ gắt” được tác giả nhắc đến ở đây cũng có thể là biểu trưng cho môi trường chính trị của Tây Ban Nha lúc này bức bối, ngột ngạt và phản động. Hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” được đặt cạnh hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” cho thấy cuộc sống của Lor-ca lúc này đang cực kì bức bối , ông dường như đang phải cố gồng mình lên để đối mặt với một chế độ xã hội phản động già nua và có thể nói cuộc sống của ông đang đầy thách thức. Mặc dù phải sống trong môi trường xã hội ngột ngạt, người nghệ sĩ Lor-ca vẫn không ngừng sáng tạo vì đến câu thơ thứ ba hợp âm tiếng đàn ghi ta được ngân lên “li la li la li la”, nó biểu trưng cho những sáng tạo của Lor-ca. Người nghệ sĩ vẫn say sưa với những sáng tạo của mình, vẫn sống lạc quan mặc cho hoàn cảnh sống đang bị bóp nghẹt. Ba câu thơ còn lại của đoạn thơ tái hiện hành trình đi tìm cái tôi nghệ sĩ, đi tìm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Lor-ca. Hành trình của người nghệ sĩ Lor-ca là hành trình đơn độc vì trong hành trình ấy chỉ có một chú ngựa, vầng trăng, vầng trăng thì chếnh choáng, chú ngựa cũng mỏi mòn, rã rời. . Đối với người nghệ sĩ, vầng trăng là tri kỉ, khi vui nhất người nghệ sĩ cũng nghĩ đến trăng, mà khi buồn nhất họ cũng chỉ có trăng là bạn thế nhưng vầng trăng lại “chếnh choáng”, nửa say nửa tỉnh. Có thể nói người nghệ sĩ Lor-ca lúc này đang cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời. Người nghệ sĩ đang đi nhưng là đi đâu? Người nghệ sĩ đi lang thang, đi nhưng chưa biết nơi đâu là đích đến. tác giả sử dụng danh từ “miền”, danh từ giới hạn không gian, nơi chốn tạo điểm dừng, đích đến nhưng lại là “miền đơn độc”, miền của tâm trạng, cảm xúc. Người nghệ sĩ đang đi về miền của tâm trạng, miền của cảm xúc, miền cái cội nguồn của sự sáng tạo. Người nghệ sĩ Lor-ca đang say sưa trong hành trình đi tìm cảm hứng sáng tạo, tìm hướng cách tân nền nghệ thuật già nua. Một lần nữa Thanh Thảo đã chứng tỏ Lor-ca là người nghệ sĩ sống hết mình vì nghệ thuật,dám hi sinh cho nghệ thuật. Đề bài 2 : Dành cho học sinh giỏi Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” (Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr. 52, NXBGD, 2008) Qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có các ý sau: Mở bài : + Giới thiệu bài thơ Sóng và thi sĩ Xuân Quỳnh + Giới thiệu bài thơ Đàn ghi ta của LOr- ca và nhà thơ Thanh Thảo +Giới thiệu ý kiến của Nguyễn Đình Thi :“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” +Nêu vấn đề cần nghị luận : Sức mạnh của thơ Thân bài : 1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi: – Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi). – Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy. => Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ nằm ở sức gợi. 2. Chứng minh nhận định qua ai bài thơ Học sinh phải chỉ ra và phân tích được đặc điểm ngôn ngữ thơ trong hai bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Không nhất thiết phải phân tích cả bài mà có thể lựa chọn những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề. a. Bài thơ Sóng: Ý khái quát : Giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm và nội dung bài thơ. Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường: tiếng thơ khao khát tình yêu, hạnh phúc đời thường bình dị. – Cái tôi độc đáo: giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ., cùng những dự cảm bất trắc. Tác phẩm: 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào, là bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh, góp phần tạo nên vị trí “nữ hoàng thơ tình Việt Nam”. Phân tích : – Về chữ: ngôn ngữ dung dị mà chọn lọc tinh tế, gợi cảm, hàm súc, giàu tính ẩn dụ. – Về nghĩa: + Nghĩa câu chữ: con sóng thực và các đặc tính của nó (dữ dội, dịu êm, trên mặt nước, dưới lòng sâu…) + Nghĩa mà sóng gợi ra (hình ảnh, cảm xúc…): những cung bậc tâm trạng người con gái trong tình yêu, những khát vọng hạnh phúc đời thường và khao khát tự hoàn thiện bản thân. => Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh dung dị mà có sức gợi sâu xa từ hình ảnh thực mà liên tưởng đến tâm trạng người con gái trong tình yêu, khát vọng bất tử hóa, tự hoàn thiện bản thân để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Chính sức gợi này đã tạo nên sức sống cho bài thơ. b. Đàn ghi ta của Lor-ca: Ý khái quát : Giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm và nội dung bài thơ:Cùng với Xuân Quỳnh, Thanh Thảo cùng thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng trang thơ Thanh Thảo lại có dấu ấn rất riêng. Ông là người đi đầu trong phong trào cách tân thơ Việt, con đường mà ông lựa chọn để cách tân thơ Việt là việc đào sâu cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức những câu thơ tự do, phá bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo. Thanh Thảo đi theo trường phái thơ tượng trưng siêu thực có nguồn gốc từ phương Tây mà Lorca là một đại biểu đi đầu trong trường phái thơ đó. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” được rút ra từ tập “Khối vuông ru bích”, bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Lor-ca. Phân tích: – Về chữ: lối thơ tự do, ngôn từ thơ giàu màu sắc tượng trưng siêu thực, giàu nhạc tính, mô hình mở giải phóng cảm xúc và tưởng tượng… – Về nghĩa: + Hình tượng Lor-ca và những giai điệu, cung bậc của tiếng đàn ghi ta. + Nỗi đau xót trước cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, niềm trân trọng, đồng cảm của Thanh Thảo trước nhân cách cao thượng và vẻ đẹp tâm hồn Lor-ca… => Ngôn ngữ thơ có nhiều đổi mới, giàu tượng trưng thiên về gợi, không coi trọng tả thực, mỗi từ ngữ, hình ảnh, câu thơ đều có độ mở cho phép tiếp nhận dân chủ, sáng tạo. Sức gợi của ngôn ngữ thơ tạo ra mạch ngầm đa nghĩa cho tác phẩm. 3. Đánh giá chung – Về ý nghĩa của vấn đề: ý kiến của Nguyễn Đình Thi về một trong những đặc trưng bản chất của thơ không chỉ có tác dụng nhất thời mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn. + Đối với người sáng tác: định hướng cho sự sáng tạo, làm thơ phải biết lựa chọn ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, có sức hấp dẫn, lôi cuốn… + Đối với người thưởng thức: định hướng tiếp nhận, đọc thơ không chỉ hiểu nghĩa câu chữ mà phải dựng dậy lớp nghĩa được gợi ra từ câu chữ. Kết bài : Khẳng định ý nghĩa của câu nói. Đánh giá chung về bài thơ Sóng và Đàn ghi ta của Lor-ca. Đề bài 3 : Dành cho học sinh giỏi Đề bài : Sự gặp gỡ và sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du trong “Độc Tiểu Thanh kí” và Thanh Thảo ở “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Định hướng cách giải quyết: 1. Sự gặp gỡ: 1.1. Vì sao trong văn chương lại có sự gặp gỡ? Các tác phẩm văn chương có thể có những điểm gặp gỡ về nội dung và nghệ thuật vì: – Người nghệ sĩ cùng chung một mối quan tâm (những vấn đề có tính chất vĩnh cửu, mang tầm nhân loại); chung mục đích sáng tạo (đưa con người đến với những giá trị cao quý chân – thiện – mĩ)… – Kiểu tư duy, cách thể hiện có thể có điểm tương đồng: ở đâu, thời kì nào người ta cũng có cách nghĩ như thế, cách thể hiện như thế. – Theo quy luật kế thừa trong sáng tạo nghệ thuật: văn học của mỗi thời kì, mỗi quốc gia không bao giờ ra đời từ môi trường chân không mà luôn có sự kế thừa… 1.2. Chỉ ra và phân tích những biểu hiện của sự gặp gỡ của Nguyễn Du và Thanh Thảo ở hai bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” và “Đàn ghi ta của Lor-ca” + Niềm đồng cảm sâu sắc, niềm tiếc thương day dứt, đớn đau, phẫn uất, bất bình cho cái Đẹp bị huỷ diệt, đầy đoạ, dập vùi + Sự nâng niu, trân trọng cái Đẹp, khẳng định sức sống của cái Đẹp, gắn với khát vọng bất tử hoá cái Đẹp + Hướng con người tới những tình cảm nhân văn cao đẹp, đặt ra những câu hỏi lớn lao cho thời đại, là tiếng nói cất lên từ thời đại nhưng còn đọng lại và có tầm nhân loại…. ( Cần chỉ ra các biểu hiện trên ở từng tác phẩm) 2. Điểm độc đáo: 2.1. Bên cạnh sự tương đồng luôn là sự khác biệt đi liền với sự độc đáo, mới lạ vì: – Xuất phát từ quy luật sáng tạo văn học: + Quá trình viết văn phải là quá trình tìm tòi sáng tạo cái mới, không được lặp lại. + Bản thân mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể, một sản phẩm duy nhất không lặp lại. + Mỗi nhà văn vừa với tư cách một cá tính sáng tạo vừa với tư cách đại diện cho con người thời đại có cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện riêng. – Người tiếp nhận: đa dạng, phong phú, mang tính cá nhân cá thể luôn có nhu cầu tìm đến cái mới cũng góp phần làm nên bức tranh muôn màu của văn học. 2.2. Chỉ ra và phân tích được những nét độc đáo về nột dung và nghệ thuật của hai tác phẩm: + Độc Tiểu Thanh kí: Về nội dung cảm xúc: Nguyễn Du thương cho kiếp hồng nhan, phong lưu bạc mệnh, tài tử đa cùng. Mạch thơ đi từ thương người sang thương đời, thương mình. Bài thơ đan xen biết bao cảm xúc (thương cảm, xót xa, phẫn uất, thất vọng, khắc khoải…). Về nghệ thuật: Tác phẩm là thơ chữ Hán theo thể thơ Đường luật cổ điển. Nhà thơ nói bằng nghệ thuật đối, bằng những câu hỏi tu từ như xoáy vào hồn người, bằng cách xưng tên da diết khắc khoải, bằng giọng thơ trang trọng mà tràn đầy cảm xúc yêu thương… + Đàn ghi ta của Lor-ca: Về nội dung cảm xúc: Thanh Thảo thương xót cho cuộc đời người chiến sĩ-nghệ sĩ. Về nghệ thuật: Mạch cảm xúc làm cho bài thơ kết cấu giống như một bản giao hưởng về cuộc đời Lor-ca. Nhà thơ xây dựng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, sử dụng thể thể thơ tự do theo khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực mới mẻ giầu chất nhạc, chất hoạ… 3. Đánh giá, mở rộng: Qua điểm gặp gỡ và những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du và Thanh Thảo nói riêng trong hai thi phẩm thấy được ý nghĩa của sáng tạo văn chương, thấy được vai trò, nhiệm vụ của nhà văn, của độc giả trong quá trình sáng tạo và thưởng thức văn chương: – Sự gặp gỡ và nét khác biệt với những sáng tạo độc đáo, thú vị làm nên sự phong phú, giàu có kì diệu của văn học: – Điểm tương đồng làm nên tính tập trung, thống nhất của văn học, làm cho mọi người có thể hiểu nhau, đồng cảm với nhau qua văn học (bất chấp khoảng cách về không gian, thời gian) – Điểm khác biệt độc đáo sẽ làm tiến trình văn học ngày một dài hơn, kho tàng văn học nhân loại giàu có hơn; đời sống tinh thần con người sẽ phong phú hơn và người nghệ sĩ ghi được tên tuổi của mình trong dòng đời nước chảy. Đề 4 : Dành cho học sinh giỏi Cảm nhận của anh, chị về bi kịch của hai hình tượng nhân vật Vũ Như Tô trong trích đoạn Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng và hình tượng Lor ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor ca của Thanh Thảo. 1. Tác giả, tác phẩm 2. Giới thiệu – Bi kịch hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ triền miên về tinh thần không có gì giải thoát được. Nhưng theo văn học, bi kịch chỉ xảy ra khi có sự xung đột giữa khát vọng, hoài bão, lý tưởng chân chính với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho phép cá nhân thực hiện hoài bão, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, sống trong dằn vặt, đau đớn, thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương. – Bi kịch của hai hình tượng nhân vật Vũ Như Tô và Lor ca là những người nghệ sĩ tài hoa nhưng đề có số phận oan nghiệt. 3. Giống nhau – Vũ Như Tô và Lor ca là những nghệ sĩ có những ước mơ, khát vọng đẹp. Vũ Như Tô muốn xây cửu trùng đài để tranh tinh xảo với hoá công, làm rạng rỡ đất nước…, Lor ca là người nghệ sĩ dam mê cách tân nghệ thuật, là người chiến sĩ đấu tranh cho tự do, dân chủ. – Cả hai nhân vật đều lâm vào bi kịch đớn đau trong bối cảnh xã hội thối nát, bạo tàn. + Vũ Như Tô vì xây cử trùng đài mà bị nhân dân căm ghét và cuộc nổi loạn của phu phen cùng các phe cánh thống trị phong kiến đã đốt cử trùng đài và giết chết Vũ Như Tô. + Lor ca là một tài năng sáng chói của văn học Tây Ba Nha, là một tâm hồn trong trắng, một thi sĩ giàu mộng mơ, yêu tha thiết tự do và cái đẹp, một chiến sĩ kiên cường. Hoảng sợ trước sự ảnh hưởng của ông, chế độ độc tài Phát xít sát hại Lor ca. 4. Khác nhau 5. Vũ Như Tô – Vũ Như Tô là vở bi kịch của Nguyễn Huy Tưởng viết năm (1941). Nhân vật Vũ Như Tô có tài, khao khát sáng tạo cái đẹp để cống hiến cho nghệ thuật, cho cuộc đời. Tuy vậy, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiếu nhãn quan chí trị – xã hội sắc bén, ông chỉ biết sống chết cho nghệ thuật, xa rời thực tiễn. Ông tưởng dựa vào thế lực, tiền bạc của bọn vua chúa phong kiến để xây một công trình tuyệt thế cho nhân dân, nhưng ông đâu biết rằng toà lâu đài ấy xây bằng mồ hôi, máu của nhân dân. Bởi vậy, đến lúc chết Vũ Như Tô vẫn không biết mình xây cử trùng đài là có công hay có tội. – Nguyễn Huy Tưởng trân trọng tài năng, hoài bão của Vũ Như Tô nhưng không đồng tình với nhân vật của mình. Qua bi kịch của Vũ Như Tô Nguyễn Huy Tưởng cho thấy cái đẹp không tách rời cái chhaan và cái thiện, tác phẩm nghệ thuật chân chính không chỉ đơn giản là cái đẹp thuần tuý, không chỉ là thứ nghệ thuật cao siêu mà phải dựa trên quyền lợi của cộng đồng, phục vụ nhân dân. Người nghệ sĩ có quyền vươn lên những mộng lớn nhưng phải phù hợp với thực tế đời sống, với đòi hỏi của muôn đời. – Bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô được truyền tải đến người đọc qua những tình huống kịch tính của thể loại bi kịch. 1. Lor ca – Lor-ca là một nghệ sĩ du ca lãng tử, một chiến sĩ yêu tự do nhưng cô đơn trong tranh đấu. Người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy suốt cả đời mình đã đấu tranh đòi công lí cho nhân dân và những cách tân trong nghệ thuật. Lor ca điển hình cho thân phận người nghệ sĩ tài hoa mà mệnh bạc, phải chết oan khuất dưới tay bọn phát xít tàn bạo. Tuy vậy, Lor-ca là một tâm hồn bất diệt, một nghệ sĩ chân chính. Nhân cách và tài năng nghệ thuật của ông sẽ sống mãi với muôn đời. – Qua bài thơ, Thanh Thảo bày tỏ tấm lòng tri âm, ngưỡng vọng sâu sắc tới Lor-ca. Nhà thơ cũng gửi tới người đọc một thông điệp đầy tiến bộ: cái đẹp của nhân cách con người, cái đẹp của sự sáng tạo nghệ thuật chân chính sẽ có sức sống bất diệt. Đây cũng là con đường mà Thanh Thảo hằng theo đuổi. – Bi kịch của Lor ca được truyền tải tới người đọc qua thể thơ tự do mang phong cách tượng trưng, siêu thực giàu cảm xúc, thấm đẫm chất nhạc và tính triết lí sâu sắc. 5. Đánh giá – Vũ Như Tô và Lor ca là hai người nghệ sĩ ở hai đất nước, ở hai thời đại khác nhau nhưng đề có những bi kịch điển hình cho người nghệ sĩ tài hoa – bạc mệnh. – Hai tác phẩm thể hiện sự tri âm của hai nhà văn với những nhân cách cao đẹp, với4nghệ thuật chân chính. Phải chăng đó là một quy luật trong sáng tạo nghệ thuật, vì thế mà Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân Nguyễn Đăng Tuyển từng có lời bình Truyện Kiều như sau: “Thuý Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm Truyện Thuý Kiều, việc tuy có khác nhau mà lòng thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông luỵ của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”. Đề 5 : Dành cho học sinh giỏi Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và hình tượng Lor ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor ca của Thanh Thảo. 1. Tác giả, tác phẩm 2. Giới thuyết – Bi là buồn, bi ai – tráng là hào hùng, hùng tráng. – Chất bi tráng hoà quyện vào nhau. Cái bi là sự gian khổ, hi sinh nhưng không lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu hào hùng, màu sắc tráng lệ. 3. Giống nhau – Đều là những hình tượng được sáng tạo bởi những người trí thức-nghệ sĩ đa tài. – Người lính Tây Tiến và Lor ca là những con người có tài năng, phóng khoáng, yêu tự do, anh dũng đấu tranhcho tự do và sẵng sàng hi sinh cho những lí tưởng cao đẹp. – Đều có tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, có trái tim nhạy cảm, yêu đời với những nỗi nhớ da diết nồng nàn. – Cái chết của người lính Tây Tiến và Lor ca đề mang vẻ đẹp bi tráng, hào hùng vượt lên trên hiện thực khốc liệt, bi thảm. Cuộc đời và vẻ đẹp tâm hồn của họ có sức sống bất tử với đất trời và trong lòng người. 4. Khác nhau 5. Người lính Tây Tiến – Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên chân dung người lính được đặt trong khung cảnh miền Tây vừa hoang sơ dữ dội, lại vừa hết sức thơ mộng. Ngòi bút của nhà thơ chú trọng đến những nét độc đáo khác thường làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng, hào hoa. – Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính được đặc tả trên các phương diện: + Vẻ đẹp bi tráng ở chân dung của người lính qua bức tượng đài tập thể. Cảm hứng lãng mạn khiến cách nhìn những người lính có vẻ tiều tuỵ tàn tạ trong hình hài nhưng lại chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thủa xưa. Đó là ý chí, tư thế hiên ngang vượt lên, coi thường gian khổ, hi sinh. (Tây Tiến đoàn binh….oai hùm) + Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ, không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho nghĩa lớn của dân tộc. Đó là dũng khí tinh thần và hành động cao đẹp của người lính Tây Tiến. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi tráng. (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh….Tây tiến người đi không hẹn ước) + Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những chặng đường hành quân, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh của người lính. (Anh bạn….bỏ quên đời) + Tuy nhiên, những người lính không hề chìm trong bi thương, bi luỵ. Bài thơ viết về sự hi sinh của người lính một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. cái chết gợi lên sự bi thương ( hình ảnh những nấm mồ viễn xứ). Cái chết hợp trời đất và lòng người nên thiêng liêng và bất tử. – Bút pháp miêu tả: lãng mạn kết hợp với bi tráng, nghệ thuật tương phản, phối hợp thanh điệu, tiết tấu… 1. Hình tượng Lor ca – Thanh Thảo đã khắc họa thành công bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội đa sắc màu của Tây Ba Nha. Đây là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nên tài năng của Lor ca. Đó cũng thời đại đầy dữ dội để xuất hiện một thiên tài. – Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor ca được đặc tả trên các phương diện: + Tây Ba Nha như một đấu trường khổng lồ. Đó là cuộc đấu quyết tử giữa một bên là khát vọng dân chủ của người chiến sĩ Lor ca và nền chính trị độc tài thân Phát xít; giữa người nghệ sĩ mang khát vọng cách tân nghệ thuật với sự bảo thủ của nền nghệ thuật già nua. Vì thế, áo choàng đỏ gắt vừa gợi được khí chất ngang tang của người nghệ sĩ yêu tự do, vừa gợi được tính chất quyết liệt trong cuộc đấu tranh giữa ánh sáng – bóng tối, chính – tà, cũ – mới trong nền chính trị và nghệ thuật Tây Ba Nha thời đó. + Hình ảnh vầng trăng, yên ngựa, những trạng thái của người thi sĩ: chếnh choáng, mỏi mòn khắc họa bức chân dung Lor ca người nghệ sĩ lãng tử, lãng du đang ngây ngất say đời, say nghệ thuật, say thơ, say lý tưởng. Tuy vậy, những cụm từ miền đơn độc, mỏi mòn lại gợi ra một hình ảnh khác của Lor ca. Xét ở góc độ nào, trong sáng tạo nghệ thuật cũng như trong tranh đấu Lor ca đều đơn độc. + Cái chết bi tráng: Giây phút bi phẫn nhất của Lor-ca đó là khi ông bị bọn phát xít Phrăng-cô giết, ném xác xuống giếng để phi tang. Báo chí Tây Ba Nha nói vụ giết Lor-ca vẫn là một trong những vết thương chưa lành ở Tây Ba Nha. Tây Ba Nha trở nên kinh hoàng khi nghe tin Lor-ca bị giết hại. Từ “Tây Ba Nha – hát nghêu ngao” đến “bỗng kinh hoàng” là một sự đổ vỡ ghê gớm. Tội ác của các thế lực tàn bạo là kẻ thù đối nghịch của cái đẹp gây nên nỗi kinh hoàng trong lòng người. Hình ảnh Lor-ca bị hành hình được diễn tả qua nghệ thuật hoán dụ: áo choàng bê bết đỏ, đi về bãi bắn được miêu tả trong tâm thế “như người mộng du”. Lor-ca đã chết một cách nghệ sĩ, chập chờn bước vào cõi tử coi thường mọi đau đớn. + Cái chết của Lor-ca gắn với tiếng đàn ghita. Thanh Thảo miêu tả tiếng đàn trên hai bình diện: âm thanh và màu sắc. Bằng những hình ảnh thơ mang phong cách tượng trưng siêu thực được viết với nghệ thật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Dưới bút thơ tài hoa của Thanh Thảo, tiếng đàn ghita đã vỡ ra thành hình, thành sắc để phục sinh cái chết oan khuất của Lor-ca .Thanh Thảo đã thể hiện nỗi đau với “những vết thương bốc cháy như mặt trời”. + Tuy nhiên, Lor ca không hề chìm trong bi thương, bi luỵ. Bài thơ viết về sự hi sinh của Lor ca một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cái chết hợp trời đất và lòng người nên thiêng liêng và bất tử. So sánh âm thanh tiếng đàn – vô hình với cỏ – hữu hình, đó là một điều đặc biệt. Hình ảnh thơ biểu trưng cho sự bất diệt của người nghệ sĩ và nghệ thuật chân chính. Lor-ca ra đi nhưng nghệ thuật, vẻ đẹp tâm hồn của ông sẽ sống mãi kiên cường. Hình ảnh “vầng trăng long lanh trong đáy giếng” là lời khẳng định cho vẻ đẹp đầy nhân tính, bất diệt của thơ và người Lorca sẽ tỏa sáng đến muôn đời, bất chấp sự hủy diệt tàn bạo của các thế lực tàn ác. Thi sĩ đã đi vào cõi tử bằng chiếc ghi ta mang vẻ đẹp của nghệ thuật cách tân, của khát vọng tự do. Chiếc thuyền ghi ta có màu bạc là màu của sự trong trắng, ngay thẳng không chịu quỳ gối trước bất công tàn bạo. Hình ảnh thơ mang vẻ đẹp thần thoại. Điệp âm li la gợi hình ảnh những bông hoa Tử đinh hương liên tiếp xoè nở như một cách khẳng định đầy tin tưởng về sự sống bất diệt, vĩnh hằng của Lor ca. Từ cuộc đời nhà thơ Tây Ba Nha đã nở ra những đoá hoa li la. – Bút pháp miêu tả: thể thơ tự do mang phong cách tượng trưng, siêu thực, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc, giữa màu sắc thơ viếng phương đông và chất bi tráng trong nhạc giao hưởng phương Tây, hình ảnh thơ lạ hoá, áo hoá… 5. Đánh giá – Quang Dũng và Thanh Thảo gặp nhau ở tư tưởng lớn, bất tử vẻ đẹp bi tráng của những con người sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân loại. – Quang Dũng và Thanh Thảo là những nhà thơ có phong cách nghệ thuật tài hoa độc đáo. Xem thêm tại : http://thutrang.edu.vn/tag/dan-ghi-ta-cua-lor-ca
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan