Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại việt nam luận văn ths. lu...

Tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại việt nam luận văn ths. luật

.DOCX
178
163
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HOA LỆ DIỄM TRỌNG TÀI VỤ VIỆC THEO PHÁP LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Mã ngành: Luật Kinh tế 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HOA LỆ DIỄM TRỌNG TÀI VỤ VIỆC THEO PHÁP LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Mã ngành: Luật Kinh tế 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc Hà Nội - 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Phạm Thị Hoa Lệ Diễm MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, đồ thị, biểu đồ 1.1. Mở ĐầU 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI. Những vấn đề lý luận về Trọng tài thương mại. 5 5 1.1.1. Khái niệm Trọng tài và Trọng tài thương mại. 5 1.1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại. 9 1.1.3. Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. 15 1.1.4. So sánh hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài với các hình thức giải quyết tranh chấp khác như: thương lượng, hòa giải, tòa án. 1.2. Pháp luật Việt Nam về hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc. 20 28 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của Trọng tài vụ việc; 28 1.2.2. Thành lập và hoạt động hội đồng Trọng tài vụ việc; 31 1.2.3. So sánh hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc với Trọng tài thường trực. 1.2.4. Vai trò của Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI VỤ VIỆC Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng về tình hình giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. 2.2. Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng hoạt động trên của Trọng tài thương mại Việt Nam. 44 49 59 59 67 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI VỤ VIỆC. 81 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của Trọng tài vụ việc. 84 3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của Trọng tài vụ việc 85 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AAA Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATT Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATFTA Khu vực thương mại tự do ả Rập HKIAC Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kong ICC Phòng thương mại quốc tế TAND Tòa án nhân dân TTTM Trọng tài thương mại TTTT Trung tâm trọng tài TTTTKT Trung tâm Trọng tài kinh tế TTTTTM Trung tâm Trọng tài thương mại TRIMs Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIPs Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyển sở hữu trí tuệ UNCITRAL ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc VIAC Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO Tổ chức thương mại quốc tế XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ Số hiệu bảng, đồ thị, biểu đồ Tên bảng, đồ thị, biểu đồ Trang Bảng 2.1 Thống kê các vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam từ năm 1993 - 2002. 60 Bảng 2.2 Thống kê các vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài tại các trung tâm Trọng tài ở Việt Nam trong các năm 2004, 2005, 2006. 62 Đồ thị 2.1 Mức độ ưu tiên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp 64 Biểu đồ 2.1 Thực trạng sử dụng Trọng tài để giải quyết tranh chấp 64 Biểu đồ 2.2 Nguyên nhân các bên tranh chấp ít sử dụng Trọng tài để giải quyết tranh chấp. 65 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh Việt nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, mà một trong những hệ quả của nó là sự tăng lên nhanh chóng các hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư. Nền kinh tế phát triển, một vấn đề mang tính tất nhiên là các tranh chấp kinh tế xảy ra dưới rất nhiều hình thức khác nhau: tranh chấp giữa các chủ thể trong giao kết hợp đồng; tranh chấp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, tranh chấp về cổ phần cổ phiếu, tranh chấp giữa công ty và các thành viên trong công ty... Vậy khi phát sinh tranh chấp thì vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức nào để giải quyết các tranh chấp đó. Trên thế giới hiện nay có hai hình thức giải quyết tranh chấp cơ bản và phổ biến nhất là: Tòa án và trọng tài, mỗi hình thức đó có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. ở Việt Nam cũng tồn tại hai hình thức giải quyết tranh chấp này, song hình thức giải quyết bằng con đường Tòa án vẫn là chủ yếu. Ngày 10/3/2003 Pháp lệnh TTTM ra đời, quy định một cách chi tiết, có hệ thống hơn về mặt thủ tục và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động của các trung tâm trọng tài. Có thể nói pháp lệnh là một bước tiến tích cực, đưa pháp luật Việt Nam từng bước xích lại các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. Đây là một điều đáng lẽ là rất vui mừng cho các doanh nghiệp và thương nhân khi hệ thống Tòa án đã trở nên quá tải với việc giải quyết các loại tranh chấp. Song sau bảy năm triển khai trên thực tiễn, kể từ khi Pháp lệnh ra đời, kết quả cho thấy các doanh nghiệp vẫn rất thờ ơ với trọng tài, thậm chí có nhiều doanh nhân còn không hiểu biết gì về hình thức giải quyết này. Trọng tài vụ việc (hay còn gọi là Trọng tài ad hoc) là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp của TTTM được lập ra theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giải quyết. Bản chất của hình thức Trọng tài này là đề cao thiện chí giải quyết vụ tranh chấp của các bên đương sự. Do thủ tục tố tụng của Trọng tài vụ việc không bắt buộc phải tiến hành theo quy tắc của một tổ chức Trọng tài nào mà do các bên tự thỏa thuận nên quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp là rất lớn, chỉ cần hai bên có thiện chí thì tranh chấp sẽ được giải quyết nhanh gọn, thuận tiện. Trọng tài vụ việc có thể nói là phương thức giải quyết rất thích hợp với các tranh chấp trong hoạt động thương mại. ở Việt Nam tuy hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đã được hình thành khá lâu nhưng phải đến khi Pháp lệnh TTTM 2003 ra đời, Trọng tài vụ việc mới chính thức được thừa nhận. Song các quy định trong pháp luật Việt Nam về hình thức Trọng tài này vẫn còn sơ sài, chưa cụ thể chi tiết, vì vậy chưa thể hiện được hết những tính năng ưu việt của loại hình này. Dẫn đến hình thức Trọng tài vụ việc vẫn là khá mới mẻ với các doanh nghiệp và các vụ việc giải quyết bằng hình thức này vẫn còn rất ít ỏi, chưa tương xứng với những tính năng ưu việt của nó. Tác giả chọn đề tài này vì những lí do sau đây: - Trên cơ sở đối chiếu các quy định với thực tiễn sử dụng Trọng tài trong giải quyết tranh chấp, luận văn tìm ra những mặt hạn chế, tích cực của các quy định pháp luật hiện hành, từ đó đưa ra những ý kiến đề xuất phù hợp để khắc phục những hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề TTTM với hình thức Trọng tài giải quyết theo lựa chọn của các bên tranh chấp - Trọng tài vụ việc, góp phần xây dựng các luận cứ khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện pháp luật về TTTM ở Việt Nam. - Cho tới thời điểm hiện nay việc giải quyết các tranh chấp thương mại tại Trung tâm TTTM là rất ít so với Tòa án. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) trong năm 2007 VIAC chỉ tiếp nhận khoảng 30 vụ trong khi Tòa án kinh tế Hà Nội phải xử gần 300 vụ, trong đó việc sử dụng hình thức Trọng tài vụ việc lại càng ít hơn. Thực tế này cho thấy loại hình “dịch vụ” này chưa thu hút được sự chú ý của các khách hàng là các doanh nghiệp và các thương nhân. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tính quá mới của hình thức giải quyết tranh chấp này, cũng có thể do các quy định của pháp luật Trọng tài còn chưa phù hợp với thực tiễn. Việc nghiên cứu một cách sâu sắc các quy định pháp luật về Trọng tài thương mại, đặc biệt là các hình thức giải quyết của nó sẽ giúp cho việc lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại phù hợp hơn với thực tế các vụ tranh chấp và thói quen trong giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại của nước ta. - Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể hoạt động kinh doanh và của công dân về Trọng tài và sử dụng Trọng tài vào việc giải quyết các tranh chấp thương mại. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, những vấn đề pháp lý của TTTM Việt nam theo Pháp luật về TTTM Việt nam, dựa trên những cơ sở sau đây: 1) Nghiên cứu, khái quát lý luận về Trọng tài thương mại. 2) Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về các hình thức Trọng tài nói chung và Trọng tài vụ việc nói riêng. 3) Phân tích thực trạng của việc sử dụng Trọng tài vụ việc trong giải quyết các tranh chấp thương mại của các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam. 4) Đưa ra những mặt hạn chế và tích cực của pháp luật hiện hành, qua đó đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế đó góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc nói riêng và Trọng tài nói chung. 3. Tình hình nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam và ý nghĩa lý luận của đề tài. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm: Luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ...về vấn đề Trọng tài thương mại. Ví dụ một vài công trình nghiên cứu như: Luận án thạc sỹ luật học “Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng TTTM Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, của Vũ Thị Ngân Hà, Đại học Quốc gia Hà Nội (2006); Luận án thạc sỹ luật học “Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng Trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Nguyễn Thị Hường, Đại học Quốc Gia Hà Nội (2008); Luận án tiến sỹ luật học, “Hoàn thiện pháp luật về tài phán kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, của Nguyễn Thị Hoài Phương, Viện Nhà nước và Pháp luật (2007); Luận án tiến sỹ luật học. Hoàn thiện pháp luật về TTTM của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, của Nguyễn Đình Thơ, Đại học Luật Hà Nội (2007). Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức Trọng tài vụ việc đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu nhưng chưa chuyên sâu, còn rải rác trong các bài báo, bài viết của các luật gia, chưa có một công trình nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. Trước thực trạng về sử dụng Trọng tài vụ việc trong giải quyết các tranh chấp thương mại đã và đang diễn ra hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống việc sử dụng Trọng tài vụ việc trong giải quyết tranh chấp thương mại có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật đảm bảo sự thuận lợi, hợp lý trong việc chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài của các doanh nghiệp và trong hoạt động tố tụng của các trung tâm trọng tài. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài này tác giả sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các quy định của pháp luật TTTM Việt Nam về vấn đề nghiên cứu, để từ đó rút ra kết luận về những ưu điểm và những hạn chế của hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài so với hình thức giải quyết tranh chấp khác, của hình thức Trọng tài vụ việc với Trọng tài thường trực. Ngoài ra tham khảo các quy định trong luật mẫu về TTTM quốc tế của ủy ban Liên hợp quốc về TTTM quốc tế để từ đó có thể thấy được sự tương đồng cũng như khác biệt trong quy định pháp luật Trọng tài của Việt Nam để từ đó có những điều chỉnh cho thích hợp khi hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. 5. Bố cục của luận văn: Trong luận văn này, ngoài phần Mở đầu, các nội dung chính của luận văn như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Trọng tài thương mại. Chương 2: Thực trạng về tình hình hoạt động của Trọng tài vụ việc ở Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trọng tài vụ việc Kết luận. Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm Trọng tài và Trọng tài thƣơng mại. Dưới góc độ ngữ nghĩa, theo Từ điển Tiếng Việt “Trọng tài” là người được cử, đề ra để phân xử, giải quyết những vụ tranh chấp.[39] Còn theo Từ điển Hán Việt thì “Khi hai bên tranh chấp đứng ở giữa để phân xử gọi là trọng tài”. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp “tư” lâu đời và thậm chí ra đời trước cả Tòa án (có thông tin về sự tồn tại của Trọng tài từ thời Ai Cập, Hy Lạp cổ đại). Trọng tài được sử dụng rộng rãi nhất trong quan hệ kinh doanh, thương mại nhưng cũng được sử dụng nhiều trong giải quyết các tranh chấp khác như: lao động, dân sự, bảo vệ người tiêu dùng, gia đình và thậm chí giải quyết các các tranh chấp giữa các quốc gia với nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại thì Trọng tài được khuyến khích sử dụng tại hầu hết các nước trên thế giới vì những ưu điểm của nó. Theo WTO, Trọng tài là một trong những dịch vụ thương mại giống như nhiều dịch vụ thương mại khác, tức là có yếu tố cạnh tranh và thị trường.[18] Theo pháp lệnh TTTM Việt nam 2003 Trọng tài là phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh quy định. Như vậy dù được xem xét ở góc độ nào đi nữa, Trọng tài trước hết được hiểu là một phương thức để phân xử các tranh chấp. ở đây Trọng tài đóng vai trò người trung gian (thứ ba) để dàn xếp giải quyết mâu thuẫn một cách hợp lý và công tâm. Người thứ ba này có thể là tổ chức hoặc cá nhân nhưng nhất thiết phải được các bên tranh chấp tự do lựa chọn. Thể chế Trọng tài luôn thể hiện tính chất hai mặt đó là thỏa thuận và tài phán, tính chất hai mặt này làm nên sự khác biệt của hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác. Trong nhiều lĩnh vực của đời sống đều có thể áp dụng hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tuy nhiên với những đặc điểm của Trọng tài làm cho nó đặc biệt phù hợp với các tranh chấp trong kinh doanh thương mại. Thuật ngữ “Thương mại” theo Bách khoa toàn thư mở - thương mại được hiểu là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ vv… giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ...cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. ở Việt Nam thuật ngữ “Thương mại” được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống xã hội và trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997, khái niệm “thương mại” được hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm 14 hành vi điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hoá và dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá. Đối tượng của việc mua bán hàng hoá bị giới hạn ở các động sản, chủ yếu là các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua bán (Điều 5 Luật Thương mại 1997). Các bất động sản như nhà máy, công trình xây dựng (không phải là nhà ở), các quyền tài sản như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các hành vi liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như vận chuyển hàng, thanh toán tiền mua hàng qua hệ thống ngân hàng... không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại 1997. Việc xác định phạm vi điều chỉnh theo diện hẹp của Luật Thương mại 1997 trên thực tế đã phát sinh nhiều vấn đề, không chỉ trong quá trình thực hiện các giao dịch thương mại mà còn ảnh hưởng đến việc giải quyết các tranh chấp thương mại, tiếp sau đó là việc công nhận và cho thi hành các bản án, phán quyết của Trọng tài nước ngoài. Thực tế cho thấy nhiều bản án của toà án và phán quyết của Trọng tài nước ngoài, đặc biệt là các vụ tranh chấp liên quan đến đầu tư, xây dựng... đã không được thực thi ở Việt Nam do nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại. Trong khi đó, ở các nước trên thế giới, khái niệm thương mại ngày càng được mở rộng ra với một nội hàm rộng lớn, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Chẳng hạn như, Bộ luật thương mại số 48 của Nhật Bản ngày 9/3/1899, thuật ngữ thương mại được dùng để chỉ những hoạt động mua bán nhằm mục đích lợi nhuận và hầu hết các dịch vụ trên thị trường như dịch vụ vận tải, cung ứng điện hay khí đốt, uỷ thác, bảo hiểm, ngân hàng. Luật Thương mại của Philippin tuy không đưa ra các hành vi thương mại cụ thể mà quy định phạm vi điều chỉnh là các hoạt động nhằm thúc đẩy sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ với mục đích thu lợi nhuận. Bộ luật thương mại của Thái Lan cũng đưa ra khái niệm thương mại khá rộng không chỉ bao gồm việc mua bán hàng hoá mà cả các hoạt động thuê tài sản, thuê mua tài sản, tín dụng, thế chấp, đại diện, môi giới, bảo hiểm, công ty, hợp danh... Cách hiểu khái niệm thương mại nêu trên cũng tương đồng với cách hiểu trong một số Hiệp định quan trọng của ASEAN, Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại quốc tế gồm nhiều Hiệp định cấu thành như Hiệp định GATT, GATS, TRIMs, TRIPs,... [40] Luật Thương mại 2005 được ban hành ngày 14 /6/2005 thay thế Luật Thương mại 1997 đã cho ra đời khái niệm “ Hoạt động thương mại”. Theo đó hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. (Điều 3, khoản 1, Luật thương mại 2005). Khái niệm hoạt động thương mại theo Luật thương mại 2005 của Việt Nam đã được mở rộng theo quan niệm thương mại của UNCITRAL và của WTO. Việc mở rộng này tạo cơ sở cho việc thích ứng pháp luật thương mại Việt Nam với pháp luật trong nước hiện hành và pháp luật thương mại quốc tế, đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trọng tài - tuy là một hình thức giải quyết tranh chấp có lịch sử phát triển khá lâu dài ở nước ta (từ những năm 60), song khái niệm “Trọng tài thương mại” chỉ mới được ghi nhận năm 2003 với sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Bởi hệ thống Trọng tài trước đó là “Trọng tài kinh tế” - một cơ quan hành chính nhà nước có chức năng giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp nhà nước. Cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Trọng tài đã dần trở thành một tổ chức phi chính phủ có chức năng tài phán. Pháp lệnh TTTM là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của pháp luật Trọng tài của Việt Nam. Đó là nền tảng pháp lý cho Trọng tài hoạt động tiếp cận, hoà nhập với Trọng tài của các nước phát triển, khẳng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan