Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Trọn bộ tài liệu ôn thi môn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (90 trang)...

Tài liệu Trọn bộ tài liệu ôn thi môn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (90 trang)

.DOC
100
6380
81

Mô tả:

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ ---------- TẬP BÀI GIẢNG TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Biên soạn: ThS. Nguyễn Xuân Tiến TP. Hồ Chí Minh - 2011 Trang 0 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC (Organization) I. Tổ chức và các cách tiếp cận nghiên cứu về tổ chức 1. Khái niệm về tổ chức “Tổ chức là một hệ thống tập hợp của hai hay nhiều người, có sự phối hợp hoạt động một cách có ý thức, nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung”.  Thí dụ: Để bẩy được hòn đá nặng, một người không thể làm được, họ cần liên kết nhiều người và khi đẩy xong hòn đá, những người đó có thể tự giải tán (giải thể). 2 Đặc điểm chung của các tổ chức Theo nhà tâm lý học tổ chức Edgar Schein có 4 đặc điểm chung đối với các tổ chức:  Có mục tiêu chung;  Kết hợp các nỗ lực của các thành viên;  Phân công lao động;  Hệ thống thứ bậc quyền lực. 3. Một số cách tiếp cận nghiên cứu về tổ chức  Tổ chức như một “Cỗ máy”.  Tổ chức như một “Cơ thể sống”.  Tổ chức như một “Bộ não”.  Tổ chức như một nền “Văn hoá”. II. Một số cách tiếp cận “Tổ chức (7)  Tổ chức như một “Hệ thống có tính chính trị”.  Tổ chức như một “Yếu tố tinh thần”.  Tổ chức như “Dòng chảy” và sự biến hoá. 1 Tổ chức được xem như là một “Cỗ máy” Vận hành theo một “cơ chế” được quy định. Một tập hợp các vị trí công tác xác định rõ ràng và sắp xếp theo trình tự, thứ bậc. Quan tâm sự vận hành, hoạt động bên trong của tổ chức.  Một chi tiết không hoạt động, cả tổ chức bị ảnh hưởng.  Xem nhẹ tính “người”, tính nhân văn của tổ chức.  Kết cấu chặt chẽ, cố định, khó thích nghi với môi trường. 2.Tổ chức được xem xét như một "cơ thể sống"  Quan tâm yếu tố nhu cầu của tổ chức.  Quan hệ thích nghi với môi trường bên ngoài.  Các tổ chức có khả năng tự đổi mới và vận động (tự thân vận động).  Các tổ chức ra đời, lớn lên, phát triển, suy tàn và tiêu vong.  Là một hệ thống có tính chất mở. 3. Tổ chức là một “bộ não” Trang 1 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  Như một hệ thần kinh trung ương - não bộ => chỉ huy và phản hồi.  Tầm quan trọng của xử lý thông tin và tri thức của một Tổ chức.  Sự học hỏi và trí thông minh (khả năng tự tổ chức của tổ chức linh hoạt, bền vững và có khả năng phát triển như bộ não). 4. Tổ chức là một nền “văn hoá”  Là một hệ thống tổng hợp các mối quan hệ tập quán và xã hội.  Thông qua các Giá trị, Tín ngưỡng, Niềm tin và những mâu thuẫn trong đời sống tổ chức.  Các dân tộc đều in các dấu ấn của mình lên tổ chức.  Bản thân tổ chức là một hiện tượng văn hóa.  Lấy văn hoá làm nền tảng tinh thần của tổ chức.  Mang lại sức sống cho tổ chức: vượt qua khó khăn, tự điều chỉnh nội bộ một cách tự giác.  Cần tôn trọng, duy trì và phát triển văn hoá tổ chức. 5. Tổ chức là một “hệ thống có tính chính trị” Quan niệm này đã đề cập đến một vấn đề khá quan trọng và nhạy cảm trong tổ chức, đó là:  Tập hợp các lợi ích, xung đột.  Loại (trò chơi) quyền lực. Những yếu tố này ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ chức và tác động đến hiệu quả của tổ chức. Vì vậy nhà quản lý phải tìm ra được những giải pháp để cân bằng quyền lợi và quyền lực trong tổ chức để:  Giải quyết các mâu thuẫn  Cùng thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. 6. Tổ chức là một “yếu tố tinh thần” Cách tiếp cận này đề cập đến  Những lo toan, suy nghĩ và niềm tin của các thành viên đối với tổ chức.  Vì trong mỗi tổ chức, các thành viên có thể bị ức chế về mặt tinh thần bởi ảnh hưởng của các ý tưởng, tư tưởng và quan điểm của người khác.  Trong những trường hợp như vậy luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn giữa bầu không khí tâm lý chung của tổ chức và nội tâm của mỗi cá nhân.  Đây là một cách nhìn vô cùng quan trọng và cần thiết cho các nhà quản lý nếu họ muốn thúc đẩy mọi người trong tổ chức để đạt được mục tiêu chung. 7. Tổ chức như một dòng chảy và sự biến hoá  Tổ chức là một hệ thống tự vận động nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.  Sự tồn tại của tổ chức là kết quả của các luồng phản hồi tích cực và tiêu cực.  Tổ chức là sản phẩm của lôgíc biện chứng: sự vật luôn có khuynh hướng làm nảy sinh những mặt đối lập. Từ quan điểm biện chứng giúp chúng ta hiểu được những đối lập cơ bản của sự thay đổi và cách thức quản lý sự thay đổi trong tổ chức. Kết luận cho phần tiếp cận tổ chức Trang 2 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  Tổ chức là một hệ thống, do được hình thành it nhất từ hai yếu tố (hai con người, hai tổ chức con,...).  Tổ chức luôn có sự trao đổi với bên ngoài thông qua các hình thức khác nhau.  Tổ chức luôn vận động.  Tổ chức luôn hướng đến mục tiêu. Câu hỏi cho phần kết luận  Tổ chức được hình thành để làm gì?  Điều gì liên kết hai hay nhiều người lại với nhau?  Ai có quyền chỉ huy, ra lệnh? Hay chỉ là thỏa thuận?  Cơ chế phối hợp như thế nào? II. Phân loại tổ chức(HV tự nghiên cứu) 1. Phân loại theo mục tiêu của tổ chức 2. Phân loại theo lĩnh vực 3. Phân loại theo quy mô 4. Phân loại theo mối quan hệ với bên ngoài III. Những yếu tố cơ bản của một tổ chức 1. Mục tiêu của tổ chức 1.1. Định nghĩa mục tiêu  Mục tiêu (Objective, Goal, Target): Kết quả/giá trị trong tương lai mà tổ chức cam kết thực hiện. Mục tiêu ≠ mục đích, nhiệm vụ. 1.2. Xác định mục tiêu của tổ chức  Mục tiêu ban đầu: là mục tiêu của tổ chức được xác định khi hình thành tổ chức. Được gọi là mục tiêu ban đầu, mục tiêu khởi điểm.  Do các nhà sáng lập ra tổ chức – những sáng lập viên là những người xác lập mục tiêu ban đầu. (Gía trị/kết quả ban đầu đạt được trong tương lai gần).  Mục tiêu phát triển: đó là những mục tiêu hình thành và phát triển theo sự trưởng thành của tổ chức.  Mục tiêu phát triển là những mục tiêu mà hướng đến đó để tổ chức có thế tồn tại và tăng trưởng phát triển. Ghi chú: (mục tiêu cần tương đối ổn định, nhưng không phải bất biến). 1.3. Các loại mục tiêu của tổ chức  MT chiến lược Trang 3 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  MT chung, tổng quát (overall)  MT cụ thể (specific)  MT dài hạn  MT trung hạn  MT ngắn hạn Cấp độ của mục tiêu  Có thể được hình thành bằng cách cụ thể hoá (từ trên xuống – top down) hoặc tổng hợp (từ dưới lên – bottom up)  Có thể gắn với các cấp quản lý (trong cơ cấu tổ chức).  Càng xuống dưới càng cụ thể, chi tiết, lượng hoá.  Cấp độ cuối cùng: Đến tận người lao động. 1.4. Mâu thuẫn trong khi xác định mục tiêu và cách giải quyết  Mục tiêu của tổ chức là một hệ thống gồm nhiều mục tiêu (MT chung – MT cụ thể), ở nhiều cấp độ.  Mỗi mục tiêu gắn với một bộ phận, một cá nhân trong tổ chức.  Các bộ phận, cá nhân có thể có những mục tiêu riêng mâu thuẫn nhau, xung đột nhau. => Không nên có quá nhiều mục tiêu. Các tổ chức hành chính thường có quá nhiều mục tiêu và tiêu chuẩn  Hiệu quả.  Công bằng.  Bình đẳng xã hội.  Trách nhiệm công khai.  Giải trình trước sự kiểm soát của công chúng.  Các nhu cầu xung đột của các cử tri và các tổ chức chính trị khác nhau. Cách giải quyết mâu thuẫn  Một số cách để giải quyết xung đột, mâu thuẫn.  Cây vấn đề – nguyên nhân – hậu quả (Problem – Cause - Effect tree)  Mặc cả tập thể (collectively bargain) Trang 4 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  Liên hiệp, liên minh, sáp nhập.  Tổ chức cấp trên, nhà quản lý phải cân bằng, điều hoà, phối hợp các mục tiêu riêng của từng bộ phận, cá nhân sao cho thống nhất với nhau với mục tiêu chung của tổ chức.  Nếu có thể được, loại bỏ những mục tiêu phát hiện không có lợi – cần thiết. 1.5. Đo lường kết quả theo mục tiêu  So sánh các kết quả thu được với mục tiêu đã đề ra, tìm nguyên nhân và điều chỉnh hoạt động hoặc điều chỉnh mục tiêu của tổ chức. 2. Cơ cấu của tổ chức 2.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức  Cơ cấu tổ chức: Là hình thức cấu tạo bên trong của một hệ thống, bao gồm sự sắp xếp trật tự của các phần tử của hệ thống và các quan hệ giữa chúng.  Hay=> Cơ cấu tổ chức: Là Mô hình tương tác tương đối ổn định giữa các bộ phận cấu thành tổ chức để cùng theo đuổi mục tiêu chung. Mô hình cấu trúc ngang  Cấu trúc ngang là sắp xếp các yếu tố, bộ phận theo đường nằm ngang.  Cách bố trí nằm ngang thể hiện tương đương nhau về cấp bậc trong tổ chức.  Chỉ ra sự khác nhau không có thể hợp nhất giữa các nhóm yếu tố, bộ phận.  Vì các yếu tố đó đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng khác nhau. (NĐ 13, NĐ 14)  Nếu càng nhiều yếu tố sắp xếp nằm ngang, mức độ phức tạp của tổ chức càng lớn. Mô hình cấu trúc thứ bậc • Cấu trúc thứ bậc: Là sắp xếp các yếu tố theo thứ bậc, nghĩa là sắp xếp theo trục thẳng đứng. • Số lượng bậc càng lớn thể hiện độ sâu, chuyên môn hóa của quan hệ thứ bậc. • Cấp trên nắm bắt tình hình cấp dưới khó hơn vì có quá nhiều cấp. Và điều đó càng dễ bị quan liêu. • Sắp xếp theo mô hình thẳng đứng có thể hạn chế một số điểm của Cấu trúc ngang, nhưng cũng có thể tạo cho tổ chức sức ỳ lớn hơn do tốc độ truyền thông tin và độ sai lệch của thông tin khi đi từ dưới lên và phản hồi ngược lại từ trên xuống khi gặp trở ngại. 2.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến lựa chọn cơ cấu tổ chức a. Chiến lược phát triển tổ chức  Mục tiêu của tổ chức được hình thành từ chiến lược của tổ chức (organisation’s strategy)  => Cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào chiến lược của tổ chức (structure-followsstrategy thesis)  Nếu nhà quản lý thay đổi chiến lược của tổ chức => Cơ cấu tổ chức phải thay đổi theo. b. Quy mô tổ chức Trang 5 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  Quy mô tổ chức (organization size) thường được biểu thị bằng số lượng bộ phận, nhân viên, phân tầng của tổ chức.  Cũng có thể xác định qua số lượng sản phẩm, doanh số, thị phần, địa bàn, chi nhánh, đại diện của tổ chức.  Quy mô tổ chức càng lớn thì tính chuyên môn hoá, mức độ chuẩn hoá, mức độ thứ bậc và mức độ phi tập trung hoá càng cao.  Như vậy quy mô tổ chức là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức. c. Công nghệ của tổ chức  Công nghệ (technology) có thể xem như phương pháp (method), cách thức mà tổ chức sử dụng trong hoạt động quản lý.  Các quy trình quản lý + Nguồn lực;  ISO … + Nguồn lực. d. Môi trường của tổ chức  Môi trường bên ngoài.  Môi trường bên trong.  Sự tác động của MT đến hệ thống các đơn vị, bộ phận, cơ cấu tổ chức. 1.3. Các bước cần thiết để xác định cơ cấu tổ chức  Xác định mục tiêu của tổ chức.  Xác định những hoạt động cần thiết để đạt đến mục tiêu.  Phân các hoạt động thành các nhóm.  Thiết lập mối quan hệ quyền hạn – trách nhiệm giữa các yếu tố cấu thành tổ chức.  Vẽ sơ đồ tổ chức biểu thị cơ cấu tổ chức. 2.4 .Các loại cơ cấu tổ chức Cơ cấu trực tuyến  Mối liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức: theo đường thẳng.  Chỉ có 1 cấp trên trực tiếp, chỉ thi hành mệnh lệnh của cấp trên đó.  Chế độ “một thủ trưởng”. => Có lịch sử ra đời sớm nhất (quân đội) Thủ trưởng trong cơ cấu tổ chức trực tuyến  Phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về cấp dưới.  Một mình thực hiện tất cả các chức năng của quản lý (POSDCoR), không chuyên môn hoá.  Không có tham mưu, không có các bộ phận chức năng giúp việc quản lý. Hạn chế (không) sử dụng chuyên gia.  Đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng rộng, toàn diện.  Khi cần có sự phối hợp, hợp tác giữa 2 đơn vị ngang quyền, thuộc các tuyến khác nhau thì phải đi đường vòng theo kênh chỉ định. Cơ cấu trực tuyến - tham mưu Trang 6 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  Trực tuyến: Là để trực tiếp chỉ huy hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.  Tham mưu: Là để giúp cho người quản lý trực tuyến làm việc có hiệu quả hơn, khắc phục nhược điểm của cơ cấu trực tuyến. Vai trò của người tham mưu  Chỉ là cố vấn đóng vai trò thu thập thông tin (điều tra, khảo sát), nghiên cứu và tư vấn cho người quản lý trực tuyến.  Chỉ đưa ra lời khuyên (khuyến nghị), không ra mệnh lệnh. Cơ cấu chức năng  Những nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo các chức năng QL (PODSCoRB), hình thành các phân hệ.  Mỗi phân hệ được chuyên môn hoá chỉ đảm nhận thực hiện một chức năng nhất định.  Các phân hệ chức năng đều được giao quyền (các chuyên gia giờ đây có thêm vai trò chỉ huy).  Giúp giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo hơn, nhanh hơn (vì không cần tham mưu cho người quản lý trực tuyến suy nghĩ).  Giảm bớt gánh nặng về quản lý cho người lãnh đạo cao nhất. Cơ cấu ma trận  Có nhiều tên gọi: Tổ chức theo ma trận, theo bàn cờ, theo dự án, đề án, sản phẩm.  Là sự kết hợp giữa sự phân chia bộ phận theo chức năng và theo sản phẩm trong cùng một cơ cấu TC. 2. Quyền lực trong tổ chức QUYỀN LỰC  Robert Dahl, nhà chính trị học Mỹ, coi quyền lực là cái mà nhờ nó ngời khác phải phục tùng.  Trong cuốn Bách khoa Triết học của Liên xô (M.1983) thì quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình, có tác động đến hành vi của ngời khác nhờ một phơng tiện nào đó nh uy tín, sức mạnh. Phân quyền Trang 7 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  Là xu hướng phân công, phân cấp, chuyển giao phi tập trung các quyền ra quyết định trong một cơ cấu tổ chức.  Ngược lại quyền lực không được giao phó gọi là sự tập quyền.  Tập quyền và phân quyền là những xu hướng phổ biến, tồn tại bên cạnh nhau. Phối hợp  Phối hợp là một trong những yếu tố cơ bản trong cấu trúc của tổ chức.  Do để đạt được mục tiêu của tổ chức thì phải có sự phối hợp giữa các bộ phận của cơ cấu.  Bản chất của phối hợp là quá trình liên kết các bộ phận thành một tổng thể thống nhất. 4. Con người và các nguồn lực  Nguồn lực vật chất của tổ chức: Trụ sở, phương tiện, thiết bị, nguồn tài chính (kinh phí, ngân sách, ngân quỹ) của tổ chức.  Gắn với công nghệ mà tổ chức sử dụng ngày nay phát triển với tốc độ nhanh.  Nguồn lực về con người của tổ chức, còn gọi là nguồn nhân lực.  Có tính chất quyết định.  Quản lý nguồn nhân lực (Human resource management) thay vì Quản lý nhân sự (Personnel management)  Nguồn lực về thông tin. 5. Môi trường của tổ chức 5.1. Khái niệm về môi trường của tổ chức 5.2. Những yếu tố môi trường của tổ chức – Chính trị - Kinh tế – Văn hóa – xã hội – Pháp luật – Kỹ thuật – công nghệ – Thị trường – Nguồn nhân lực 6. Chu trình sống của tổ chức.Gồm 4 giai đoạn  Giai đoạn hình thành tổ chức  Giai đoạn trưởng thành và phát triển tổ chức  Giai đoạn suy yếu của tổ chức  Giai đoạn tàn lụi và biến mất (Quyết định giải thể). Bộ máy thư lại pháp lý- hợp lý 4.1. Bộ máy thư lại (Bureaucracy) • Th lại là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, khi loài ngời phát minh ra động cơ hơi nước và sự bùng nổ của các nhà máy đòi hỏi nhiều nhân công. • Th lại là một hệ thống thực hiện các chức năng (của nhà nước hoặc của t nhân). Không nên quan niệm quan liêu, th lại chỉ dùng cho các tổ chức nhà nước. Trang 8 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Cơ cấu th lại có mặt trong hầu hết các tổ chức phức tạp, đòi hỏi nhiều ngời lao động với các loại chuyên môn khác nhau (ví dụ nhà nước, nhà thờ, tập đoàn sản xuất, kinh doanh, trờng học...). Quyền hạn để thực thi các nhiệm vụ hàng ngày được phân chia giữa các bộ phận khác nhau. • Trong các tổ chức th lại lớn, quyền lực được kiểm soát thông qua một nhóm ngời mà không phải chỉ một ngời (tập quyền). Mỗi một nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của nhiều cán bộ và nhân viên bên dưới (thuộc cấp). • Max Weber(1864-1920)11 đã có đóng góp quan trọng cho trờng phái lý thuyết cổ điển khi đối chiếu giữa cơ khí hoá công nghiệp và sự tăng trưởng một cách nhanh chóng các hình thức quan liêu của tổ chức. Ông cho rằng bệnh quan liêu làm cho chính quyền bảo thủ cũng nh máy móc làm cho sản phẩm trở nên bảo thủ. Ông là ngời đầu tiên đa ra định nghĩa rất tổng quát về quan liêu với t cách tổ chức, nó coi trọng tính chính xác, tính nhanh chóng, tính sáng sủa, tính đều đặn, độ tin cậy và hiệu quả đạt được do thường xuyên phân công nhiệm vụ, kiểm tra trên dưới và các quy chế thật chi tiết • Trong các tác phẩm của mình, khái niệm. loại hình lý tưởng được ông sử dụng làm công cụ phơng pháp luận để hiểu nhiều khía cạnh của xã hội. Chính vì vậy, ông ca tụng việc sử dụng khái niệm quan liêu nh là loại hình lý tưởng cho phép chỉ rõ một hình thức tổ chức nhất định - hình thức tổ chức dựa trên ý niệm cái máy để xác định xã hội đã quan liêu hoá đến chừng mực nào. Mặc dù ông cũng thừa nhận rằng khó có loại hình lý tởng này. 4.2- Nguyên tắc tổ chức bộ máy th lại theo Max Weber • Theo Max Weber, để có “mô hình lý tưởng” bộ máy thư lại pháp lý - hợp lý phải tuân theo những nguyên tắc sau: Phân công lao động; • Phân công lao động hợp lý và có hệ thống, ngời lao động là ngời chuyên sâu khi thực hiện công việc theo tiêu chuẩn và dựa trên tiêu chuẩn. • Max Weber(1864-1920), nhà kinh tế học, xã hội học, nhà lịch sử học ngời Đức. • Ông là một trong những Ngời đã thiết lập cơ sở cho xã hội học hiện đại. • Ông có công khai phá sự thành công mô hình quản lý áp dụng trong quân đội Phổ và và đa ra t tởng về bộ máy quan liêu thư lại.Mỗi cá nhân, tổ chức đều có thẩm quyền xác định được thể chế hoá thành trách nhiệm và quyền hạn. Thứ bậc quyền hạn; • Sắp xếp các cơ quan theo hệ thống thứ bậc, có một dãy chính thức mệnh lệnh được thiết lập nhằm bảo đảm sự phối hợp và báo cáo. Cơ cấu hành chính của bộ máy thư lại theo hình tháp, mỗi cơ quan cấp dưới chịu sự kiểm soát của cơ quan cấp cao hơn. Khung quy tắc, quy chế; • Các quy tắc được viết chính thức thành văn bản và các thể thức được áp dụng một cách nhất quán. Trang 9 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC • Những quy tắc này được yêu cầu thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định pháp luật. Nhà nước độc quyền nắm pháp luật và có đầy đủ các lực lợng cỡng chế trong tay. Vô nhân xng (impersonality) • Hoạt động của viên chức hoàn toàn lệ thuộc vào hệ thống các quy tắc, trình tự, quy định trong các văn bản... Tính vô nhân xng thể hiện ở việc bất cứ ai được đặt vào các vị trí của hệ thống cũng đều phải thực hiện vai trò, chức vụ và công việc theo quy định trong các văn bản. Tính trung lập • Tính trung lập là biểu hiện đặc trng của ngời viên chức trong bộ máy thư lại. • Các viên chức được tuyển chọn, đề bạt thông qua chức nghiệp cũng nh mọi quyết định thuê, thăng thởng, kỷ luật đều dựa trên cơ sở năng lực, không xét tới các mặt khác nh địa vị xã hội, lòng trung thành hay sự ủng hộ của họ... 4.3- Những đặc trng của mô hình bộ máy quan liêu thư lại • Theo Weber, mô hình quan liêu (th lại) là một hình thức tổ chức đặc biệt dựa trên các nguyên tắc luật pháp và mang tính hợp lý, có đặc trưng sau: Chuyên môn hoá cao. - Trong tổ chức theo cơ cấu của bộ máy th lại, mỗi một ngời (bộ phận) chịu trách nhiệm chỉ với một số công việc cụ thể, hạn chế. - Ví dụ nhà nghiên cứu thị trờng liên quan đến việc xử lý các số liệu thống kê về thị trờng; nhà sản xuất chỉ quan tâm đến công việc trên dây chuyền sản xuất . Công việc mang tính chất lặp lại. - Mỗi hoạt động có thể lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác. - Mức độ sáng tạo trong công việc không lớn. Một ngời lính trong quân đội đứng gác là một cách thức tổ chức nh vậy. Những công nghệ, kỹ thuật được thiết lập. - Những cách thức tiến hành các công việc cụ thể trong tổ chức được quy định trong văn bản. Những mối quan hệ và việc thực thi quyền lực không mang tính cá nhân. Mỗi thành viên trong tổ chức hành động không gắn với t cách một cá nhân cụ thể nào. - Vì thế, bất kể ai trong tổ chức khi tham gia vào những hoạt động đó phải theo một chuẩn mực công nghệ đã đề ra. - Chẳng hạn, nhân viên văn th đóng dấu vào chữ ký trong văn bản ở bất cứ một cơ quan nào cũng đều đóng trùm vào1/3 chữ ký và thao tác cũng giống nhau. Có một hệ thống các quy tắc, quy chế hoạt động. - Đây chính là những công cụ mang tính nguyên tắc để chỉ huy, phối hợp các hoạt động của tổ chức và các thành viên tổ chức. Việc thăng tiến trong tổ chức được quyết định theo các tiêu chí khách quan dựa vào thành tích, thâm niên. Trang 10 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - Việc thăng tiến trong tổ chức dựa trên cơ sở của năng lực cá nhân và thành tích, thâm niên phục vụ trong tổ chức mà không xem xét theo các tiêu chí khác nh địa vị xuất thân, lòng trung thành... Có nhiều ngời làm việc không nắm giữ các vị trí quản lý. - Mỗi ngời chỉ làm việc được phân, không giám sát, quản lý ngời khác và chỉ có trách nhiệm với hoạt động của chính mình. Các hoạt động được sắp xếp theo nhóm chức năng (phòng, ban,...). - Các hoạt động được tổ chức theo những nguyên tắc rõ ràng và được áp dụng một cách thống nhất theo kế hoạch. Các bộ phận trong tổ chức được lập ra để thực hiện các chức năng (do nhà quản lý quyết định) nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Nhân sự được bố trí làm việc theo các nhóm chức năng đó. Quyền hạn của tổ chức tập trung, cấp quản lý càng cao càng có nhiều quyền. - Các nhà quản lý cấp cao nhất thường nắm giữ quyền quyết định các vấn đề quan trọng. - Các nhà quản lý cấp thấp hơn thường có quyền hạn chế. Cơ cấu tổ chức phức tạp. - Hệ thống tổ chức nhiều tầng bậc, nhiều bộ phận(phòng ban, đơn vị). Khi mô tả trên biểu đồ sẽ thấy một sự chằng chịt các mối quan hệ ngang, dọc. Hệ thống mệnh lệnh rõ ràng. - Bộ máy quyền lực của tổ chức theo hình tháp, mỗi chức vụ được xác định rõ ràng, rành mạch trách nhiệm và quyền hạn. Nghĩa là, tiêu chuẩn hoá các cách thức thực hiện công việc, thống nhất chỉ đạo và tập trung hoá việc ra quyết định. - Một ngời chỉ nghe lệnh của một người, không có mâu thuẫn khi chấp hành mệnh lệnh. Ngời lao động phải có năng lực để thực thi công việc. - Việc tuyển chọn nhân viên được thực hiện dựa trên cơ sở chất lợng chuyên môn. - Ngời lao động làm việc tại các vị trí công việc do họ có đủ khả năng chuyên môn không phải do địa vị xuất thân, quan hệ tình cảm hay tiền bạc. Quy tắc, quy chế, quyết định, chính sách đều đ ược thể hiện thông qua văn bản. - Hoạt động của tổ chức phải tuân thủ những quy định đã chính thức hoá bằng văn bản được định hớng cho một khoảng thời gian nhất định. - Ví dụ để bố trí công việc mới, cần mô tả công việc và tuyển ngời đáp ứng các tiêu chuẩn theo đúng quy định của văn bản, mọi người đều phải tuân theo. - Max Weber đã dựa vào giả thuyết cho rằng, tồn tại một phơng thức tổ chức lao động lý tởng và áp dụng phơng thức đó sẽ thu được hiệu quả tối đa. 4.4- Đánh giá, nhận xét về mô hình tổ chức bộ máy quan liêu thư lại Đánh giá chung Ư u Điểm Trang 11 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - Ap dụng một cách công bằng các luật lệ; - Xác định một cách rõ ràng hệ thống quyền lực; - Do tồn tại hệ thống các thủ tục trong tiến trình thực hiện công việc, về mặt ký thuyết, có thể chuẩn hoá nhiều quy trình hoạt động và dễ kiểm soát; - Phân công lao động dựa trên chuyên môn hoá chức năng. Nhược điểm - Sự rối loạn và xung đột của vai trò; - Các luật lệ mang tính chất quyết định dẫn đến sự cứng nhắc, không linh hoạt và khó đổi mới; - Không có chỗ cho sự phát triển cá nhân; - Truyền thông tin kém và có nguy cơ xuất hiện nhiều tổ chức, nhóm không chính thức; - Thích nghi chậm với công nghệ mới. Một vài nhận xét khi vận dụng bộ máy quan liêu th lại vào hệ thống hành chính nhà nước. THE END CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC THI QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 2.1. Quyền lực nhà nước • Robert Dahl, nhà chính trị học Mỹ, coi quyền lực là cái mà nhờ nó ngời khác phải phục tùng. • Trong cuốn Bách khoa Triết học của Liên xô (M.1983) thì quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình, có tác động đến hành vi của ngời khác nhờ một phơng tiện nào đó nh uy tín, sức mạnh. • Theo nghĩa chung nhất: Quyền lực là sức mạnh mà nhờ nó một thực thể (cá nhân, tổ chức, giai cấp) có thể buộc thực thể khác phải phục tùng ý chí của mình. • Quyền lực nhà nước: là sức mạnh của Nhà nước có thể buộc các tổ chức, cá nhân, công dân trong quốc gia phải phục tùng ý chí của mình. Khái quát về hệ thống tổ chức nhà nước Tổ chức nhà nước của một Quốc gia là một hệ thống bao gồm:  Nhiều cơ quan nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau tạo thành một thể thống nhất.  Tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung do hệ thống pháp luật, Hiến pháp của quốc gia đó quy định. Ba loại công việc lớn của nhà nước Trang 12 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  Làm luật,  Thi hành luật  Xét xử các vi phạm luật. Ba loại công việc lớn của nhà nước  Lập pháp;  Hành pháp;  Tư pháp.  Một trong những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến việc hình thành bộ máy nhà nước là sự phân quyền hay phân công, phân nhiệm quyền lực nhà nước.  Thứ nhất quyền lực nhà nước được phân chia thành ba ngành quyền (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp), giao cho ba cơ quan nhà nước khác nhau độc lập nắm giữ.  Thứ hai quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia nhng có sự phân công và phối hợp giữa ba cơ quan thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và t pháp. 2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện quyền lực nhà nước Tổ chức nhà nước của một Quốc gia là một hệ thống bao gồm:  Nhiều cơ quan nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau tạo thành một thể thống nhất.  Tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung do hệ thống pháp luật, Hiến pháp của quốc gia đó quy định. 2.2.1. Tổ chức thực thi quyền lập pháp • Quyền lập pháp: là quyền thông qua luật, là quyền làm luật và sửa đổi luật. Quyền này được thực hiện bởi Nghị viện/Quốc hội. Các tên gọi của cơ quan lập pháp • Nghị viện. • Quốc hội. • Quốc hội lưỡng viện (Thượng nghị viện, Hạ nghị viện). Quốc hội - Nghị viện  Quốc hội hay Nghị viện, là cơ quan Lập pháp của một Quốc gia. Quốc hội được người dân bầu cử và có nhiệm vụ thông qua Hiến pháp và các Bộ luật. Quyền lực của quốc hội  Quyền lực của Quốc hội là một trong ba quyền quan trọng nhất trong hệ thống chính trị của các quốc gia trên thế giới: Quyền Lập pháp.  Quyền lực của Quốc hội được thể hiện khác nhau tại mỗi Quốc gia. Quốc hội – Nghị viện  Quốc hội của các nước đều có nét giống nhau là chia thành các ủy ban và các tiểu ban của Quốc hội.  Các ủy ban thực hiện xem xét chi tiết các vấn đề liên quan đến các đạo luật trước khi trình Quốc hội xem xét.  Quốc hội Việt Nam gồm: Hội đồng dân tộc và 9 Ủy ban của Quốc hội. Trang 13 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH • • • • • TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ví dụ: Nga: Hội đồng liên bang có 13 Uỷ ban, Đuma quốc gia có 27 Uỷ ban. Mỹ: Thợng nghị viện có 21 Uỷ ban, Hạ nghị viện có 22 Uỷ ban; Việt Nam: Quốc hội khoá XII có Hội đồng dân tộc và 9 Uỷ ban. Một số nước, Nghị viện thành lập ra Ban thường vụ để lãnh đạo việc tổ chức các hoạt động chung của Nghị viện. Ví dụ nh Pháp, Tây Ban Nha. Việt Nnam có Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI Quốc hội thành lập Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban sau đây: 1. Uỷ ban pháp luật; 2. Uỷ ban tư pháp; 3. Uỷ ban kinh tế; 4. Uỷ ban tài chính, ngân sách; 5. Uỷ ban quốc phòng và an ninh; 6. Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; 7. Uỷ ban về các vấn đề xã hội; 8. Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường; 9. Uỷ ban đối ngoại. 2.2.2. Tổ chức thực thi quyền hành pháp Quyền hành pháp và hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước • Quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành; tổ chức thực hiện những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại và điều hành công việc chính sự hàng ngày của quốc gia. • Quyền hành pháp được thực thi thông qua BMHP (chủ yếu là hệ thống các cơ quan HCNN). • Bộ máy thực thi quyền hành pháp đợưc hình thành theo quy định của pháp luật. • Bao gồm các cơ quan thực thi quyền hành pháp ở trung ơng và hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp tại địa phương. Trang 14 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC • Quyền hành pháp thuộc về Chính phủ mà đứng đầu là Tổng thống hoặc Thủ tướng. • Để thi hành pháp luật, hành pháp có quyền lập quy và quyền hành chính. Quyền lập quy • Là quyền ban hành các văn bản pháp quy dưới luật. Tuỳ theo từng giai đoạn, từng nước có thể có những tên gọi khác nhau cho các loại văn bản này. ở nước ta có các loại như: Nghị định, Quyết định, Thông tư để cụ thể hoá luật, thực hiện luật nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế-xã hội thuộc phạm vi quyền hành pháp. • Dưới góc độ pháp luật, có thể xem đây là sự uỷ quyền của lập pháp cho hành pháp để điều hành các hoạt động cụ thể của quyền lực nhà nước. Quyền hành chính • Là quyền tổ chức ra bộ máy hành chính để quản lý đất nước, sắp xếp nhân sự, điều hành công việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và công sản để thực hiện những chính sách của đất nước. • Đó là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, đa pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích của công dân, bảo đảm dân sinh và giải quyết các vấn đề xã hội và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và công sản để phát triển đất nước một cách có hiệu quả. 2.2.3. Tổ chức thực thi quyền tư pháp  Quyền tư pháp được Hiến pháp giao cho các cơ quan của bộ máy tư pháp nhằm xét xử dựa trên cơ sở hiến pháp và các bộ luật do lập pháp ban hành.  Quyền t pháp gồm hoạt động xét xử và các hoạt động khác liên quan trực tiếp tới xét xử được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật.  Quyền giải thích hiến pháp và pháp luật, quyền công tố, chế độ thẩm phán; Hoạt động của Toà án thường được phân chia theo các cấp xét xử: - Cấp sơ thẩm, - Phúc thẩm - và giám đốc thẩm. • Toà án cấp sơ thẩm có quyền xét xử các vụ việc ít quan trọng. • Các toà án phúc thẩm có quyền phúc thẩm các quyết định xét xử của toà án cấp dưới và xử các vụ việc quan trọng. • Cuối cùng là toà án tối cao, cấp xét xử cuối cùng, có quyền phúc thẩm và giám đốc thẩm các vụ việc đã được các toà án cấp dưới xét xử. Nhiều tên gọi của các loại toà án: • Toà án hiến pháp liên bang của Cộng hòa Liên bang Đức. • Toà án tối cao của Hợp chủng quốc Hoa kỳ. • Toà án nhân dân tối cao của CHXHCN Việt Nam. Trang 15 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Hệ thống các tổ chức thực thi quyền tư pháp - Toà án nhân dân  Toà án nhân dân được thành lập ở cấp tỉnh, huyện không thành lập ở cấp xã.  Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hệ thống Tư pháp 1. Tòa án nhân dân tối cao; 2. Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 3. Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 4. Các Tòa án quân sự; 5. Các Tòa án khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt. Cơ cấu tổ chức của Tòa án Nhân dân Tối cao a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; b) Tòa án quân sự Trung ương, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; c) Bộ máy giúp việc. Tòa án Nhân dân • Tòa án xét xử công khai; • Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN • Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nhà nước thuộc lĩnh vực tư pháp. • Các nước giao cho viện kiểm sát quyền công tố các vấn đề tư pháp. Trang 16 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC • Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. • Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. • Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình. • Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân 1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 2. Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 3. Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 4. Các Viện kiểm sát quân sự. Mỗi một hệ thống các cơ quan kiểm sát trên được luật quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo những hoạt động chung sau đây: 1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; 2. Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà ngời phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan t pháp; 3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự; 4. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính,kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; 5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân; 6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. • Nhìn chung, vai trò của tư pháp thường bị lu mờ trước vai trò tích cực, chủ động của hành pháp và lập pháp. • Tuy nhiên, các hiến pháp đều cố gắng tạo lập cho tư pháp một vị thế độc lập, phi đảng phái, ổn định và khách quan phù hợp với chức năng xét xử của ngành quyền này. 2.3. Vai trò của bộ máy nhà nước trong quản lý xã hội  Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất.  Hệ thống các cơ quan này được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung được quy định trong hệ thống pháp luật, mà Hiến pháp là Luật cơ bản. Trang 17 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  Nhà nước có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ của nó trong hệ thống chính trị, trong đời sống xã hội và mối quan hệ của nó với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội.  Trong quản lý xã hội, nhà nước là trụ cột quan trọng nhất. 2.3.1. Chức năng của bộ máy nhà nước  Một trong những đặc trng cơ bản của bộ máy nhà nước mà không một tổ chức nào có đó là quyền lực nhà nước.  Chỉ những cơ quan nhà nước mới được thay mặt nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước. Phạm vi thực hiện quyền lực nhà nước của mỗi cơ quan nhà nước được pháp luật của từng quốc gia quy định.  Toàn bộ bộ máy của nhà nước nhằm thực hiện chức năng của nhà nước, phục vụ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị.  Nhà nước là một yếu tố cấu thành xã hội, đồng thời cũng là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất trong quản lý, điều hành và phát triển xã hội.  Đây chính là vai trò, chức năng xã hội, đồng thời cũng là trách nhiệm xã hội của nhà nước, tức điều mà nhà nước phải làm, phải gánh vác, hoặc nhận lấy về mình. Có thể phân loại các chức năng của nhà nước theo nhiều cách thức khác nhau nh: • Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại hoặc chức năng cơ bản và chức năng không cơ bản... • Dưới góc độ quản lý xã hội, tất cả các nhà nước đều có hai chức năng cơ bản là chức năng cai trị (hay còn gọi là năng quản lý nhà nước) và chức năng phục vụ. Chức năng Cai trị • Là chức năng của Nhà nước. Dưới góc độ quản lý xã hội, cai trị chính là quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại). • Chức năng cai trị ra đời cùng với sự xuất hiện của mọi nhà nước và vì thế, nó là chức năng lâu đời nhất tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Chức năng Phục vụ • Chức năng phục vụ của nhà nước càng ngày càng mở rộng, trong khi chức năng cai trị càng ngày càng thu hẹp. • Điều này phù hợp với nhận định của Mác là "Xã hội phát triển Nhà nước sẽ tiêu vong". • Nhà nước phải thoả mãn các nhu cầu xã hội ngày càng gia tăng, đặc biệt vai trò của nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ công cho cộng đồng dân c và xã hội. • Chức năng phục vụ của nhà nước ngày càng mở rộng không có nghĩa nhà nước phải tự mình thoả mãn các nhu cầu xã hội cũng nh cung cấp toàn bộ các dịch vụ công. Trang 18 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC • Là việc chuyển giao dịch vụ công cho các tổ chức thuộc khu vực t nhân dưới nhiều hình thức khác nhau. Phạm vi các dịch vụ công được chuyển giao cho khu vực t ngày càng mở rộng. Hầu hết các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc: cái gì các thành phần kinh tế khác có thể làm được thì Nhà nước không tham gia. • Nhà nước chỉ đóng vai trò kiểm soát, điều tiết và bảo hộ để các thành phần khác thực hiện các dịch vụ đó một cách thuận lợi; • Cái gì mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc cha tham gia thì Nhà nước phải là ngời chịu trách nhiệm cung cấp nó cho xã hội. 2.3.2. Chức năng của bộ máy lập pháp trong quản lý xã hội Nghị viện (Quốc hội) là Bộ máy lập pháp hoạt động trên cơ sở quyền lập pháp, có vị thế quan trọng trong bộ máy nhà nước trong việc thực hiện các chức năng cai trị (quản lý nhà nước) và chức năng phục vụ. • Chức năng cơ bản của Nghị viện các nước là lập hiến, lập pháp và giám sát hành pháp, thông qua các dự luật. • ở nước ta, ngoài chức năng lập hiến, lập pháp, Quốc hội còn thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Nh vậy, đối tợng giám sát của Quốc hội là hoạt động của mọi cơ quan nhà nước, trong đó có hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. • Hoạt động giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau: - Thực hiện trên kỳ họp; - Chất vấn của đại biểu Quốc hội; - Hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; - Hoạt động của các đại biểu Quốc hội. Khi xét thấy cần thiết. - Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. - Quyền giám sát của Quốc hội đặc biệt lớn, không bị giới hạn bởi đối tợng, phạm vi giám sát để củng cố pháp chế, kỷ luật trong quản lý nhà nước. 2.3.3. Chức năng của bộ máy hành pháp trong quản lý xã hội - Hành pháp là một ngành quyền NN có trách nhiệm thi hành ý chí của quốc gia (các đạo luật). - Ngành quyền này được giao chủ yếu cho hệ thống hành chính NN thực hiện. - Để thực hiện chức năng chung của NN, bộ máy hành pháp giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm nhiệm hai chức năng cơ bản là chức năng QLNN và chức năng cung cấp các dịch vụ công. Chức năng quản lý nhà nước • Đó là quá trình điều tiết can thiệp của các cơ quan HCNN đối với xã hội. Sự can thiệp của NN và sự can thiệp của HCNN là hai cấp độ khác nhau về chức năng quản lý: chức năng QLNN và chức năng QLHCNN. Chức năng quản lý HCNN • Để thực thi quyền hành pháp hệ thống HCNN có quyền lập quy và quyền hành chính (tổ chức điều hành). Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan