Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Trọn bộ giaó án Mầm Non ...

Tài liệu Trọn bộ giaó án Mầm Non

.PDF
277
374
149

Mô tả:

(Sưu tầm và biên soạn) PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ GIÁO ÁN DẠY TRẺ MẦM NON (THEO CHỦ ĐỀ) 1 Phần 1 PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ GIÁO ÁN DẠY TRẺ LỚP NHÀ TRẺ  KỂ CHUYỆN Đề tài: Kể chuyện Cây táo I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung câu chuyện: Cây lớn lên nhờ có đất, nước, ánh sáng và người chăm sóc. 2. Kỹ năng: Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, biết bắt chước một số động tác mô phỏng sự lớn lên của cây qua trò chơi. 3. Thái độ: Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, tích cực tham gia trò chơi. Trẻ biết bảo vệ và chăm sóc cây. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng: Ti vi, đầu đĩa hình, băng hình quay cảnh vườn táo thật; một số cây, quả bằng nhựa: đào, mận, lê; chậu cảnh trồng cây táo thật; que chỉ; nhân vật; tranh truyện; mũ hình lá, quả, hoa để trẻ đội khi chơi trò chơi. 2. Sơ đồ lớp: Trẻ ngồi ghế hình vòng cung. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 2 1. Ổn định tổ chức, tạo tình huống Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết: Trời đã sang đông nên rất lạnh, các con đi học phải mặc quần áo ấm, đội mũ, khăn kẻo bị ốm, cảm lạnh. - Có nhiều loại quả ra trái về mùa đông: Táo, lê, cam, quýt, đào, mận. - Cô cho trẻ đi thăm vườn cây. - Cô giới thiệu quan sát và hỏi trẻ: Cây gì? Cây táo. Cây táo có gì? (Thân, lá, quả). - Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện Cây táo. 2. Nội dung trọng tâm: Kể chuyện * Cô kể lần 1: Kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem băng hình về vườn táo, hình ảnh cây táo, hoa táo, ông trồng cây, bé tưới nước cho cây, bé chìa vạt áo ra hứng táo chín. * Cô kể lần 2: Kể tóm tắt câu chuyện và cho trẻ xem tranh truyện Cây táo. - Đàm thoại: Ông đang làm gì? (trồng cây); Bé đang làm gì? (tưới nước cho cây); Trời mưa: Đang tưới nước cho cây; Mặt trời: Đang sưởi nắng cho cây. Con gì xuất hiện? (Gà trống) Gà trống nói với cây thế nào? (Cây ơi cây lớn mau). Bướm nói gì với cây? (Cây ơi cây lớn mau). Ông, bé, gà, bướm mong cây thế nào? (Cây ơi cây lớn mau). Nghe lời ông, bé, gà và đàn bướm, cây đã cho những trái chín vàng rơi vào lòng bé. * Cô kể lần 3: Kết hợp sử dụng sa bàn cát: Mưa phùn bay, hoa đào nở và các loài hoa đang khoe sắc đón nắng xuân về. Ai đã trồng cây táo? (Cô gắn nhân vật ông và cây táo). Ai đã tưới nước cho cây? (Cô gắn em bé). Mưa tưới nước cho cây? (Cô kéo các mảng mây ra). Mặt trời sưởi nắng cho cây? (Cô kéo hình mặt trời ra). Tiếng nói của gà trống: Cây ơi cây lớn mau! (Cô gắn gà trống) thế là 3 những chiếc lá non bật ra, cô mở những chiếc lá trên cây. Tiếng nói của bướm: Cây ơi cây lớn mau! (Cô treo những chùm quả táo vào thân cây). Quả gì đã hiện ra? * Cô kể lần 4: Vừa kể vừa cho trẻ gọi tên nhân vật, cho trẻ lên lấy nhân vật cắm xuống sa bàn cát theo tình tiết câu chuyện. - Giáo dục trẻ: Cây ra hoa, kết trái là nhờ có đất, nước, ánh sáng và có sự chăm sóc của bàn tay con người. Muốn cây có nhiều quả chúng ta phải biết bảo vệ và chăm sóc cây. Khi ăn táo các con nhớ rửa sạch, bỏ hạt. 3. Trò chơi: Gieo hạt nảy mầm - Cô cho trẻ tự lấy mũ hình lá, quả đội lên đầu. - Trẻ bắt chước động tác và nói theo: Xới đất, gieo hạt, nảy mầm. 1 nụ - 2 nụ; 1 hoa - 2 hoa; 1 quả - 2 quả. Gió thổi - cây nghiêng, lá rụng - nhiều lá. Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần. 4. Kiến thức: Cô khen, động viên trẻ. NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT Đề tài: Các loại hoa I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng. - Dạy trẻ nói từ: Hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng, cánh hoa to tròn, thon dài… - Dạy trẻ nói câu: + Hoa đào, hoa đào nở vào mùa xuân. + Hoa hồng, hoa cúc… 2. Kỹ năng - Trẻ nói đúng từ, câu: Hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng, cánh hoa to tròn, thon dài… 4 - Phát triển khả năng quan sát, chú ý cho trẻ. Mở rộng thêm một số loại hoa mà trẻ biết. 3. Thái độ - Trẻ biết yêu quý các loài hoa, chăm sóc và bảo vệ chúng. II. CHUẨN BỊ - Hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc. - Các loại hoa cắm sẵn trong bình. - Bàn để trẻ trưng bày hoa. - Tranh về hoa đào, hoa hồng, hoa đồng tiền và một số tranh ảnh các loại hoa khác để mở rộng thêm kiến thức. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động của giáo viên * Ổn định lớp - Các con ơi, bây giờ cô và các con chơi trò Trồng hoa nhé! - Cô nói: Trồng hoa (Cô làm động tác trồng hoa). Một nụ Hai nụ Hoa nở (Chơi hai lần) Trẻ về ngồi theo hình chữ U, đàm thoại với trẻ: - Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn nghe một số loại hoa mà con biết? Hoạt dộng 1: Nhận biết, gọi tên, tập nói từ, câu Cô giới thiệu - Hôm nay, cô đem đến cho các con rất nhiều hoa. Các con nhìn xem đây là hoa gì? - À, đây là hoa đào. Các con thấy hoa đào có màu gì không? Cô cho trẻ quan sát, sờ cánh hoa và hỏi: - Con thấy cánh hoa thế nào? (Cánh hoa mịn, cánh hoa tròn nhỏ). 5 Cô hỏi một vài trẻ, khuyến khích trẻ nói: - Cánh hoa tròn nhỏ. - Hoa đào màu đỏ. Cô hỏi: - Hoa đào nở vào mùa nào? - Mùa xuân hoa gì nở? - À, mùa xuân hoa đào nở rất đẹp và dùng để trưng bày vào ngày tết. (Cô cất hoa đào đi). - Còn đây là hoa gì các con? - À, đây là hoa đồng tiền. - Hoa đồng tiền màu gì? Cô cho trẻ quan sát, sờ. - Con thấy cánh hoa như thế nào? Cô giới thiệu: A, cánh hoa thon dài. Cô hỏi lại một vài trẻ, khuyến khích trẻ trả lời. - Bây giờ, cô đố các con nhé! Đây là hoa gì nào? (Cô đưa ra hoa hồng). Cô giới thiệu: Đây là hoa hồng. - Hoa hồng màu gì vậy con? - Hoa hồng mọc ở đâu! Cô nói: Hoa hồng thường mọc trong vườn. Cô đưa cho trẻ quan sát, sờ và hỏi: - Con thấy cánh hoa thế nào? - Cô nói: - Cánh hoa hồng to tròn. Cô hỏi lại một vài trẻ và khuyến khích trẻ trả lời. Cô đưa hoa cúc ra: - Đây là hoa gì? Hoa cúc màu gì? - Cánh hoa cúc và hoa đồng tiền như thế nào? - Cánh hoa đào to hơn hay nhỏ hơn cánh hoa hồng? * Hoạt động 2: Quan sát vườn hoa. - Bây giờ cô và các con đi thăm vườn hoa nhé! 6 Trong khi quan sát vườn hoa, cô cho trẻ nhắc lại tên loài hoa, màu sắc hoa, đặc điểm cánh hoa: Tròn nhỏ, thon dài, to tròn. - Các con ơi trong vườn hoa có rất nhiều chậu hoa đẹp, bây giờ các con hãy giúp cô đem các chậu hoa này về trưng ở lớp mình nha! - Các con xếp bình hoa cách thưa đều nhau. Mỗi loại hoa xếp trên bàn riêng. * Hoạt động 3: Quan sát tranh - Kết thúc giờ học tự nhiên, không gò ép trẻ. Cô cho trẻ xem tranh về các loại hoa (hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc). Đề tài: Quả đu đủ, quả na I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ nhận biết quả na, quả đu đủ: + Quả đu đủ: Vỏ nhẵn, khi chín có màu vàng. Bên trong có nhiều hạt. + Quả na: Vỏ sần sùi, có nhiều mắt, bên trong có nhiều múi, có hạt. Khi na chín ăn có vị ngọt, thơm, cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. - Trẻ phát âm đúng từ: Quả đu đủ, quả na, màu xanh, màu vàng, vỏ nhẵn, vỏ sần sùi. II. CHUẨN BỊ - Quả đu đủ, quả na thật (Quả chín và quả xanh). - Đĩa đu đủ và na được gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng. - Tranh vườn cây ăn quả, tranh quả đu đủ, quả na. - Quả đu đủ và quả na do cô vẽ sẵn để trẻ tô màu. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của giáo viên. * Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại về quả đu đủ 7 - Các con ơi, bác Gấu gửi tặng cho lớp mình một giỏ quà dễ thương. Cô mời một bạn lên xem bác Gấu gửi cho lớp mình quà gì nào? (Các loại quả). Cô cho trẻ lấy từng quả lên và hỏi trẻ: - Đây là quả gì? Quả đu đủ chín có màu gì? - Vỏ quả đu đủ như thế nào? - Bên trong quả đu đủ thế nào? (Cô tách một miếng đu đủ đã cắt từ trước để trẻ quan sát bên trong). Trong ruột có nhiều hạt màu đen (Khi các con ăn nhớ gọt vỏ và bỏ hạt). Ăn đu đủ ngon và ngọt, cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể, nhất là vitamin. * Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại về quả na Cô cho trẻ lấy trong giỏ ra quả na và hỏi trẻ: Quả gì đây? - Quả na có màu gì? - Vỏ của nó thế nào? Vỏ quả na sần sùi, có nhiều mắt. - Quả na khi chín ăn có vị gì? - Bóc vỏ quả na xem bên trong: Bên trong quả na có các múi nhỏ, trong múi có hạt màu đen. Khi ăn na các con nhớ bỏ vỏ và hạt. * Hoạt động 3: So sánh quả na và quả đu đủ - Quan sát bằng mắt: Quả đu đủ và quả na thế nào? (Quả đu đủ to hơn quả na). Cô hỏi thêm nhiều trẻ: Dạy trẻ nói đủ, chính xác câu: - Vỏ quả đu đủ nhẵn. Vỏ quả na sần sùi. - Quả đu đủ, quả na ăn có vị thơm, ngọt. * Hoạt động 4: Tham quan góc tranh vườn quả sau đó tô màu quả na, quả đu đủ. - Cho trẻ xem triển lãm vườn cây ăn quả: Góc treo tranh quả đu đủ, quả na và vườn cây ăn quả. Cô hỏi trẻ tên hai loại quả, tìm đúng quả theo hiệu lệnh của cô. - Tô màu quả na, quả đu đủ: Cô chuẩn bị sẵn giấy có hình sẵn, bút 8 sáp các màu. Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi Gieo hạt. Cô khen, động viên trẻ. Đề tài: Hoa cúc và hoa hồng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết tên gọi và một số bộ phận (cánh hoa, lá hoa, cành hoa) của hoa hồng, hoa cúc. - Biết mùi thơm, màu sắc, lợi ích của hoa. 2. Kỹ năng - Trẻ gọi tên và các bộ phận của hoa rõ ràng, chính xác. - Nhận biết được màu xanh, màu đỏ. - Trả lời được câu hỏi của cô. - Chơi được trò chơi theo yêu cầu. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết yêu quý hoa, không hái hoa, hái lá. - Bảo vệ, chăm sóc hoa. II. CHUẨN BỊ - Hoa hồng, hoa cúc thật. - Mũ hoa hồng, hoa cúc. - Đàn organ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của giáo viên * Hoạt động 1: Trò chơi Trồng hoa - Cô và các con cùng chơi trò chơi trồng hoa. - Cô nói: Gieo hạt, nảy mầm, 1 nụ, 2 nụ, hoa nở. Cô và các con 9 trồng hoa, hoa đã nở rồi bây giờ chúng ta cùng nhau đi ngắm hoa nhé! - Chúng ta đã đến vườn hoa của bác Gấu rồi đấy, các con thấy vườn hoa có đẹp không? Các con nhớ không được hái hoa, bẻ cành, không giẫm lên bồn hoa nhé! - Ai giỏi nói cho cô biết vườn hoa này có hoa gì? (Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền). Cô khái quát lại: Thế các con có thích những bông hoa này không? Thấy các con ngoan bác Gấu đã tặng cho các con một món quà. (Cho các cháu về chỗ ngồi). * Hoạt động 2: Đố bé bông hoa gì? - Để biết xem món quà của bác Gấu tặng có gì cô cháu mình cùng mở ra xem nào, có gì các con? - Các con hãy lấy ra cho cô bông hoa hồng. * Nhận biết hoa hồng. Cho trẻ gọi tên hoa hồng (lớp, nhóm, cá nhân). Cô chỉ vào cánh hoa, lá, cành hoa, cô cho trẻ nói tên. Các con ngửi xem hoa hồng như thế nào? Hoa hồng dùng để làm gì? (Cắm vào bình cho đẹp, để trang trí). - Đúng rồi, hoa hồng để cắm vào bình cho đẹp, để tặng bố mẹ, ông bà nữa đấy. - Các con xem bông hoa trong hộp là bông hoa gì? (Hoa cúc). * Nhận biết hoa cúc Cho trẻ nhắc lại tên hoa cúc. - Hoa cúc có màu gì? - Chỉ vào các bộ phận và hỏi đây là gì của hoa? (Cánh, lá, cành hoa), cho trẻ gọi tên, 2 - 3 trẻ. - Hoa cúc có mùi như thế nào nhỉ, các con ngửi xem nào? (2 - 3 trẻ). - Hoa cúc dùng để làm gì? Đúng rồi hoa cúc dùng để cắm vào bình trang trí cho đẹp, tặng cho ông bà,… Cho trẻ nhắc lại tên hai bông hoa. 10 Giáo dục: Để có hoa đẹp các con phải làm gì nhỉ? Đúng rồi chúng ta phải chăm sóc, bảo vệ hoa, không hái hoa, bẻ cành, giẫm đạp lên hoa vì hoa làm cảnh đẹp cho mọi người ngắm đấy. * Hoạt động 3: Vui với những bông hoa * Trò chơi 1: Cắm hoa ngày tết Sắp đến tết rồi, cô cháu mình cùng chơi cắm hoa để trang trí lớp mình thật đẹp nhé! Cô chia các con thành hai đội: Đội hoa hồng thì cắm vào bình màu đỏ, đội hoa cúc sẽ cắm vào bình màu vàng, đội nào cắm đúng, đẹp, đội đó sẽ chiến thắng. - Cho trẻ chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ. * Trò chơi 2: Thuyền hoa Sáng nay lúc dạo chơi vườn trường, cô và các con đã nhặt được nhiều cánh hoa rơi xuống gốc cây, giờ cô và các con cùng làm thuyền hoa nhé! Cô cho mỗi trẻ một đĩa trũng và cánh hoa hồng, hoa cúc để trẻ thả vào nước. Cho trẻ nhận biết: Cánh hoa hồng to, cánh hoa cúc nhỏ. Bây giờ cô và các con cùng lấy cánh hoa phơi cho khô nước, chiều sẽ dán thành bông hoa về tặng mẹ nhé! Kết thúc: Cho trẻ chơi tự do. CHỦ ĐỀ: BÉ VÀ CÁC BẠN Đề tài: Đây là gì? Nhóm lớp: 19 - 24 tháng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Giúp trẻ nhận ra và chỉ đúng các bộ phận cơ thể. - Gọi đúng tên các bộ phận. II. CHUẨN BỊ 11 - Tranh vẽ trẻ 1 tuổi: Mắt, mũi, miệng, tóc, tay, chân. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Nào mình cùng vận động? Cô và trẻ hát và vận động theo nhạc: Lắc lư. Mỗi câu hát cô và trẻ vận động theo nhạc và chỉ đúng từng bộ phận trên cơ thể của câu hát. 2. Đây là gì? Cho trẻ xem tranh, chỉ từng bộ phận, gọi tên và khuyến khích trẻ gọi đúng tên các bộ phận. 3. Bé làm theo cô Cô gọi: Tay bé đâu, bé đưa tay ra. Lần lượt như vậy với các bộ phận khác trên cơ thể bé. Hát múa lại: Lắc lư… Kết thúc HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT Đề tài: Xếp bàn ghế I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Phát triển các cơ ngón tay, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ biết bàn ghế ngồi để học, để ăn cơm - Biết bàn ghế có thể xếp cạnh, xếp chồng lên nhau. II. CHUẨN BỊ - Mô hình bàn ghế. - Gỗ cho trẻ xếp. - Đồ chơi: Các con vật. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 12 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, trò chuyện với trẻ 2. Nội dung trọng tâm * Hoạt động 1: - Trẻ đi và cùng cô hát bài Đi chơi. Tạo tình huống - Trẻ đi và hát đến nhà bạn Thỏ bông chơi (cho trẻ đi trong đường hẹp). Kết hợp hỏi trẻ màu sắc con đường. - Trẻ trả lời - Đến nhà bạn Thỏ bông: Nhà bạn Thỏ sắp xếp gọn gàng quá! - Đây là cái gì? - Màu gì? Để làm gì? - À, thế thì Thỏ bông xếp bàn và xếp ghế như thế nào đây? - Cô giải thích về kỹ năng xếp bàn, ghế. - Cho cả lớp cùng chơi xếp bàn, ghế. * Hoạt động 2: - Trẻ lấy khối gỗ và xếp cùng cô. - Cô cùng chơi tập với trẻ, vừa xếp vừa nhấn mạnh kỹ năng. - Trẻ lắng nghe và làm theo cô. - Cô đàm thoại cá nhân và gợi ý cho trẻ xếp đúng kỹ năng. - Khi trẻ xếp xong, cô hỏi trẻ đang xếp những gì? * Hoạt động 3: - Tạo tình huống có nhiều bạn đến thăm lớp: Các - Trẻ vận động, con sẽ xếp bàn ghế mời bạn mình ngồi chơi nhé! chơi theo sự - Bé xếp theo nhóm, sau khi xếp xong cô cho bé đặt hướng dẫn của cô bình hoa lên bàn. 3. Trò chơi 4. Cô khen, động viên trẻ 13 Đề tài: Xếp chồng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, biết phối hợp hoạt động của mắt và tay, thích thú khi thấy sự thay đổi của đồ vật. - Hình thành khái niệm xếp chồng. II. CHUẨN BỊ - Vỏ hộp sữa các loại đã được làm sạch (hình chữ nhật, chai, lọ nhựa). - Các loại quả. - Truyện tranh: Cô hàng nón. - 10 chiếc nón lá. - Hoạt động làm quen trước khi tiến hành: Chơi trò chơi chồng nụ, chồng hoa bằng bàn tay. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, trò chuyện với trẻ 2. Nội dung trọng tâm * Hoạt động 1: Xếp tháp cao - Giới thiệu các vỏ hộp sữa: Bằng giấy, nhựa, - Trẻ lắng nghe, sắt. làm theo yêu cầu của GV - Cô cho trẻ xếp tháp cao: Xếp các hộp có cùng chất liệu và kích thước theo yêu cầu càng lên cao càng thu nhỏ * Hoạt động 2: Mở rộng - Xếp bậc thang: Cho trẻ xếp chồng các vỏ hộp 14 - Trẻ xếp hình theo thành bậc thang. hướng dẫn - Xếp phối hợp tạo thành người máy: 2 vỏ hộp chữ nhật đứng thành 2 chân, 1 vỏ nhựa xếp chồng lên trên thành hình người (cô giúp trẻ gắn lại thành đồ chơi để trưng bày). - Xếp chồng các đồ vật, đồ dùng sẵn có ở góc chơi: Ví dụ: Xếp mâm ngũ quả, xếp chồng sách. * Hoạt động 3: Kể chuyện - Tạo tình huống có nhiều bạn đến thăm lớp: - Trẻ tự xếp hình. “Các con sẽ xếp bàn ghế mời bạn mình ngồi chơi nhé!” - Bé xếp hình theo nhóm. Sau khi xếp xong cho bé đặt bình hoa lên bàn. 3. Trò chơi 4. Kết thúc Đề tài: Khám phá hộp giấy I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Kỹ năng: Rèn kỹ năng cầm, nắm, đặt nếp, kỹ năng di, kéo hộp giấy. - Ngôn ngữ: Tập cho trẻ nói các từ, câu ngắn: Hộp giấy, ú à, đùng đùng, gấu, xe kéo. - Giáo dục: Trẻ biết hưởng ứng theo cô. II. CHUẨN BỊ - Túi vải to. - 9 hộp giấy có đục lỗ thủng nhỏ trên các mặt (dành cho trẻ). - 1 hộp giấy to hơn (dành cho cô). 15 - Một con gấu bằng nhựa nhỏ. - Băng, đĩa nhạc. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Bé khám phá hộp giấy - Cô cho trẻ đi theo cô, đi dậm chân, vỗ tay - Trẻ hoạt động theo trên nền nhạc đàn. sự hướng dẫn của cô. - Cô tạo tình huống cho trẻ đẩy túi vải ra. Cô khuyến khích cho trẻ sờ, nắn và bóp, đoán xem bên trong có gì. Sau đó cô đổ ra cho trẻ nhặt hộp giấy. - Cô cho trẻ chơi: Khám phá hộp giấy với nhiều hình thức như ú òa, đội đầu, vác lên vai, kẹp vào tay, đặt xuống, đẩy đi chơi, xếp làm toa xe, vỗ trống, ngoáy tay vào các lỗ tròn. - Cô lấy các con gấu trong hộp của cô ra, yêu cầu trẻ nhặt và đặt gấu của mình qua các lỗ tròn. * Hoạt động 2: Bé kéo xe chở gấu đi chơi - Cô cho trẻ lấy sợi dây từ hộp giấy ra và cho - Trẻ chơi độc lập trẻ kéo hộp giấy chở các chú gấu đi chơi. hoặc theo nhóm - Cô cho trẻ kéo hộp giấy trên nền nhà và sau đó cho trẻ nâng độ khó lên, cho trẻ kéo xe trên ghế băng (cao 30cm) - Trong quá trình chơi cô nhắc nhở trẻ nhặt các chú gấu bị rớt xuống đất đặt vào xe của mình (rèn trẻ kỹ năng nhặt đồ chơi). Kết thúc: Cô nhắc lại cách thức chơi với hộp giấy. 16 Đề tài: Xếp cạnh nhau I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, biết phối hợp hoạt động mắt và tay, thích thú khi thấy sự chuyển động của đồ vật. - Hình thành khái niệm xếp sát cạnh. II. CHUẨN BỊ - Gỗ xếp hình. - Mô hình nhà ga. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Nội dung trọng tâm * Hoạt động 1: Xếp thành đoàn tàu - Hát bài: “Lại đây với cô”. Vừa hát vừa kéo trẻ lại gần. - Cô giới thiệu gỗ xếp hình, cô vừa xếp tàu hỏa cho cháu xem và hướng dẫn trẻ xếp. - Cô cho trẻ chơi xếp tàu hỏa (vừa xếp vừa đọc thơ: Con tàu). Con tàu Xình xịch, xình xịch Đầu tàu đi trước Từng toa tiếp bước Xếp hàng vào ga Xình xịch, xình xịch (Bích Hạnh) 17 - Trẻ ngồi quây quần bên cô 2. Hoạt động 2: Mở rộng chủ đề - Tìm các đồ vật, con vật để xếp cạnh nhau sau đó đặt tên cho nhóm đồ vật. Khuyến khích trẻ tự đặt tên nhóm đồ vật. (Bộ nấu ăn, đồ dùng gia đình, sách vở). Cho trẻ lấy các con vật tự xếp cạnh nhau (trẻ chơi theo nhóm nhỏ, cá nhân) - Cô lấy 5 gà con và 1 gà mái mẹ xếp cạnh nhau (đặt tên: đàn gà), gà mái mẹ nằm trên 5 quả trứng (gà ấp trứng) - Lấy 4 ghế và 1 bàn (bộ bàn ghế), lấy 4 chén và 1 ấm (bộ ấm chén) 2. Trò chơi: Trò chơi: Xếp hình ô tô Luật chơi: Cho mỗi trẻ một bộ phận của chiếc ô tô đồ chơi bằng gỗ (bánh xe, khung xe, đầu xe). Khi cô nói tên bộ phận nào thì trẻ nhanh chóng lên xếp các bộ phận đó sát cạnh nhau để xếp thành mô hình ô tô. 3. Kết thúc: Cô khen, động viên trẻ Đề tài: Đi có mang vật trên đầu Nhóm lớp: 25 - 36 tháng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết tên bài tập. - Trẻ biết giữ thăng bằng đầu và cổ để không làm rơi vật. - Hứng thú tham gia tập và chơi. II. CHUẨN BỊ - Sàn tập sạch phẳng. - Trống lắc 5 chiếc. 18 - Khoảng cách 3,5m. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp kiễng và nhón gót chân. Chạy chậm và nhanh dần, sau đó dừng lại và tập bài tập phát triển chung (BTPTC). 2. Trọng động - BTPTC: Tập với quả. - Vận động cơ bản (VĐCB): Đi có mang vật trên đầu. Cô giới thiệu bài tập và tập mẫu 2 - 3 lần. Phân tích mẫu và mời 1 - 2 trẻ lên thực hiện. Cả lớp quan sát và cô sửa sai. Cho trẻ tập, mỗi trẻ tập 3 - 4 lần. Cô tập cùng trẻ và động viên trẻ tự tin tập. - Trò chơi vận động (TCVĐ): Bắt bướm: Cô giới thiệu trò chơi và cùng chơi với trẻ 2 - 3 lần. 3. Hồi tĩnh: Bướm bay trong vườn hoa. CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG BÉ YÊU Đề tài: Bé đến thăm nhà bếp Nhóm lớp: 25 - 36 tháng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ nhận biết và gọi tên nhà bếp có cửa sổ, cửa ra vào. - Nhà bếp để nấu ăn, có các cô cấp dưỡng và có nhiều đồ dùng để nấu ăn. - Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô. II. CHUẨN BỊ 19 - Hình ảnh nhà bếp của trường. - Đồ dùng, đồ chơi các loại đảm bảo an toàn cho trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Dung dăng dung dẻ Cô và trẻ nắm tay đi thành vòng tròn vừa đi vừa đọc bài đồng dao: Dung dăng dung dẻ đến câu “Xì xà xì xụp, ngồi thụp xuống đây” thì trẻ nắm tay nhau ngồi thụp xuống đất. Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì? Giáo dục trẻ: Mạnh dạn trong khi chơi. Cô và trẻ vừa chơi vừa di chuyển về góc quan sát tranh hoặc phim. Hoạt động 2: Nhà bếp trường bé Cho trẻ quan sát tranh (hoặc phim) về nhà bếp trường bé. Trò chuyện với trẻ về hình ảnh và hoạt động của nhà bếp. Giới thiệu một số vật dụng trong nhà bếp. Cho trẻ gọi tên các vật dụng trong nhà bếp. Giáo dục trẻ: Biết yêu quý các cô bác cấp dưỡng đã nấu cơm, canh cho các con hàng ngày. Khi ăn phải ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn. Hoạt động 3: Chơi với dụng cụ nhà bếp Cho trẻ chơi với một số dụng cụ nhà bếp. Mỗi nhóm có một số đồ chơi và hướng dẫn trẻ cùng chơi với nhau. Đặt câu hỏi để trẻ gọi đúng tên các loại đồ dùng trẻ đang chơi. Kết thúc CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG BÉ YÊU Đề tài: Những chiếc vòng xinh xắn Nhóm lớp: 25 - 36 tháng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan