Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh thái bình hiện nay...

Tài liệu Trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh thái bình hiện nay

.PDF
116
533
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ BÙI THỊ THANH HUYỀN TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ BÙI THỊ THANH HUYỀN TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Dũng HÀ NỘI - 2012 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 9 2.Tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................................... 11 3. Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................. 14 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................ 15 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 15 6. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................. 16 7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 16 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN ............................................................. 17 1.1. TRỢ GIÚP XÃ HỘI............................................................................... 17 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 17 1.1.2. Quan điểm tiếp cận trợ giúp xã hội ................................................... 20 1.1.3. Phân loại trợ giúp xã hội .................................................................. 25 1.1.4. Nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội ................................................. 26 1.2. TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN ............................................ 27 1.2.1. Bản chất và mục tiêu trợ giúp xã hội thường xuyên ......................... 27 1.2.2. Nguyên tắc và tiêu chí đánh giá chính sách TGXH thường xuyên ........ 29 1.2.3. Đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên .......................................... 31 1.2.4. Nội dung trợ giúp xã hội thường xuyên ............................................ 34 1.2.5. Các nhân tố tác động đến TGXH thường xuyên ............................... 40 1.2.6. Vai trò của TGXH thường xuyên đối với sự phát triển bền vững ........ 43 Chƣơng 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH ..................................................................... 49 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÁI BÌNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TGXH THƢỜNG XUYÊN .......................................................................................................... 49 4 2.2. TÌNH HÌNH ĐỐI TƢỢNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH................................................................................... 52 2.2.1. Phân theo địa giới hành chính ........................................................... 53 2.2.2. Phân theo từng nhóm đối tượng ........................................................ 53 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN TGXH THƢỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH........................ 57 2.3.1. Công tác quản lý đối tượng bảo trợ xã hội, việc điều tra, rà soát, thống kê đối tượng theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ................. 57 2.3.2. Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và xét duyệt hưởng chính sách TGXH thường xuyên của tỉnh..................................................................... 58 2.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách TGXH thường xuyên ........................................................................................................... 59 2.4. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TGXH THƢỜNG XUYÊN TẠI TỈNH THÁI BÌNH ................................................................................................... 60 2.4.1. Thực trạng thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng ............. 60 2.4.2. Thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp y tế, phục hồi chức năng . 76 2.4.3. Thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp giáo dục đào tạo .............. 77 2.4.4. Thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp về đào tạo, dạy nghề và việc làm ....................................................................................................... 79 2.5. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TGXH THƢỜNG XUYÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH ................................................................................................... 80 2.5.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 80 2.5.2. Những hạn chế chủ yếu ..................................................................... 89 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................. 91 Chƣơng 3 : GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI .. 94 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TGXH THƢỜNG XUYÊN Ở THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI.... 94 5 3.1.1. Trợ giúp xã hội thường xuyên phải hướng tới đảm bảo sự ổn định xã hội và sự phát triển bền vững ...................................................................... 94 3.1.2. Trợ giúp xã hội thường xuyên cần đặt trong mối quan hệ tương tác với tăng trưởng kinh tế của tỉnh .................................................................. 96 3.1.3. Chính sách TGXH thư ờng xuyên phải bảo đảm sự tương đồng với các chính sách xã hội khác của tỉnh ............................................................ 97 3.1.4. Từng bước nâng cao chất lượng chính sách, đảm bảo thực hiện quyền cho đối tượng được hưởng lợi ..................................................................... 98 3.2. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TGXH THƢỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG THỜI GIAN TỚI99 3.2.1.Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách .................................................................................................... 99 3.2.2. Mở rộng đối tượng hưởng lợi nhằm bao phủ toàn bộ dân cư khó khăn cần TGXH trong tỉnh........................................................................ 101 3.2.3. Từng bước điều chỉnh chính sách trợ giúp xã hội theo hướng nâng mức trợ cấp xã hội thường xuyên tiếp cận nhu cầu mức sống tối thiểu................. 102 3.2.4. Huy động nguồn lực cho việc thực thi chính sách TGXH thường xuyên theo tinh thần xã hội hóa và chăm sóc đối tượng dựa vào cộng đồng.......... 103 3.2.5. Hoàn thiện, nâng cao năng lực tổ chức b ộ máy, cán bộ thực hiện chính sách .................................................................................................. 104 3.2.6. Phát triển hệ thống các cơ sở trợ giúp, bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh ................................................................................................................... 105 3.3. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 107 3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Trung Ương ................................................ 107 3.3.2. Kiến nghị với địa phương ............................................................... 108 KẾT LUẬN .................................................................................................. 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 112 6 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo giá so sánh phân theo khu vực kinh tế ...................................................................... 49 Bảng 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn Thái Bình theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế ..................................... 50 Bảng 2.3: Phân theo địa giới hành chính đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên ở Thái Bình năm 2010 ........................................................ 53 Bảng 2.4: Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 2006-2010 .................. 54 Bảng 2.5: Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng ở cộng đồng do xã, phường quản lý. ....................................................................... 61 Bảng 2.6: Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho các đối tượng Bảo trợ xã hội sống trong các cơ sở Bảo trợ xã hội công lập do tỉnh quản lý. ........ 62 Bảng 2.7: Báo cáo kết quả trợ giúp cho đối tượng BTXH theo Nghị định 67/ 2007/NĐ-CP năm 2008 ......................................................... 67 Bảng 2.8: Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp thường xuyên năm 2009....... 68 Bảng 2.9 : Báo cáo kết quả trợ giúp cho đối tượng BTXH theo Nghị định 67/ 2007/NĐ-CP năm 2009 ................................................................. 71 Bảng 2.10: Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp thường xuyên năm 2010 ..... 72 Bảng 2.11: Báo cáo kết quả trợ giúp cho đối tượng BTXH theo Nghị định 67/ 2007/NĐ-CP năm 2010 ................................................................. 75 Bảng 2.12: Số đối tượng được cấp thẻ BHYT năm 2007 – 2011 ................... 76 8 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trợ giúp xã hội (TGXH) là một trong những chính sách xã hội thể hiện tính ưu việt và là một trong những trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội (ASXH) hiện nay ở nước ta. Trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội ở nước ta được hình thành từ khi Cách mạng tháng 8 năm 1945. Mục tiêu của chính sách là cứu đói cho những người chịu hậu quả của chiến tranh, hậu quả của thiên tai, dịch bệnh. Mặc dù chiến tranh đã qua đi từ lâu, hậu quả kinh tế có thể khắc phục được, nhưng hậu quả về mặt xã hội rất nặng nề chưa được giải quyết dứt điểm. Hậu quả của chiến tranh đã để lại hàng triệu người khuyết tật, hàng trăm nghìn trẻ em mồ côi không người nuôi dưỡng, hàng triệu người nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng... Các đối tượng này cần sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng để ổn định cuộc sống và tham gia các hoạt động của cộng đồng để cùng phát triển. Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nền kinh tế vận hành theo các quy luật khách quan của trường sẽ phân bố và sử d ụng hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng cao thị , nhưng cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề đặt ra, nhiều thách thức to lớn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như: thất nghiệp, chạy theo lối sống thực dụng, suy giảm đạo đức, phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, tệ nạn xã hội gia tăng…đã dẫn đến có một bộ phận yếu thế không đủ khả năng để tự lo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, họ cần được TGXH về đời sống, giáo dục, y tế, nhà ở….TGXH là một hoạt động nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của con người, đồng thời cũng mang tính chất nhân đạo, nhân văn, tương thân tương ái giúp đỡ nhau của con người trong cộng đồng, xã hội. TGXH bao gồm các hợp phần chính sách là trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên. 9 Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá về kinh tế, Nhà nước phải thực hiện song song chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và bảo đảm cho nền kinh tế thị trường vận hành theo định hướng XHCN, đồng thời với quản lý xã hội, bảo đảm cho xã hội sự ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội thông qua hệ thống ASXH, hệ thống phúc lợi xã hội và dịch vụ xã hội để đất nước phát triển ổn định và bền vững . Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh phát triển kinh tế phải gắn liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội và ngày càng quan tâm nhiều hơn đến công tác TGXH. Thái Bình là một tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Kinh tế Thái Bình trong những năm vừa qua phát triển nhanh, tổng sản phẩm GDP trong tỉnh năm 2010 đạt gần 12.500 tỉ, nhịp độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006 - 2010 bình quân là 11%. Thái Bình là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao ở khu vực Đồng bằng sông Hồng. Thái Bình đang đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Nhưng, Thái Bình là tỉnh đông dân, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, đối tượng cần bảo trợ xã hội rất lớn , nhất là nạn nhân của chất độc màu da cam, tệ nạn xã hội đang gia tăng…nên có một bộ phận dân cư không nhỏ cần được trợ giúp. Thái Bình có số người tàn tật lớn, tỷ lệ người khuyết tật chiếm 5,1% dân cư trong tỉnh. Theo Sở lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, năm 2011 có hơn 57.000 đối tượng bảo trợ xã hội cần được trợ giúp. Thái Bình cũng đã ban hành những chính sách TGXH nói chung và TGXH thường xuyên nói riêng nhằm quan tâm, chăm lo và tạo điều kiện tối đa cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn có cuộc sống ổn định và hòa nhập tốt hơn vào c ộng đồng. Tuy nhiên, chính sách TGXH vẫn chưa đáp ứng đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội. Công tác TGXH thường xuyên trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, chưa bao phủ hết bộ phận dân cư cần được trợ giúp, hiệu quả của chính sách chưa cao, những đối tượng yếu thế trên địa bàn vẫn 10 chưa được quan tâm đúng mức…Chính vì vậy, để đảm bảo thực hiện kịp thời chính sách ASXH góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, để công tác TGXH thường xuyên của tỉnh đi vào cuộc sống một cách thiết thực, hiệu quả, tạo được niềm tin, niềm vui và chỗ dựa vững chắc cho đối tượng thiệt thòi, yếu thế góp phần đảm bảo ASXH thì việc nghiên cứu chính sách TGXH thường xuyên, đưa ra cách thức tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết. Từ cách đặt vấn đề trên, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở tỉnh Thái Bình hiện nay’’ làm luận văn thạc sĩ. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết về ASXH, trong đó có đề cập đến công tác TGXH thường xuyên ở góc độ lý luận, chính sách, thực tiễn… Cũng có những công trình, bài viết riêng về TGXH nhưng ở các góc độ, khía cạnh khác nhau. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Về sách và tạp chí: - Năm 2000, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Hệ thống các văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội, NXB Lao động – Xã hội. Cuốn sách hệ thống hóa các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về Bảo trợ xã hội tại Việt Nam. - Năm 2002, Nguyễn Đình Liêu, “Trợ cấp xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Luật (số 1), Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả nêu lên vai trò của trợ cấp xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. - Năm 2004, Lê Thị Hoài Thu, “Thực trạng pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội (số 6). Bài viết đề cập đến hệ thống pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam từ năm 1945 đến 2004. Từ đó tác giả đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện hệ thống pháp luật về an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, trong đó có pháp luật về trợ giúp xã hội. 11 - Năm 2005, Lê Bạch Dương và các tác giả đã xuất bản cuốn sách “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam”, NXB Thế giới, Hà Nội. Cuốn sách trình bày kết quả khảo sát các nhu cầu và những vấn đề có liên quan đến các nhóm thiệt thòi ở Việt Nam. Nhìn nhận chức năng trợ giúp xã hội thường xuyên như hệ thống bảo trợ xã hội. Đồng thời các tác giả đưa ra những dẫn chứng về số liệu, văn bản, nguồn lực, kết quả thực hiện, điểm mạnh, điểm hạn chế của hệ thống bảo trợ xã hội của Việt Nam đối với các nhóm đối tượng yếu thế, thiệt thòi cần được trợ giúp. - Năm 2007, Nguyễn Hải Hữu, chủ biên cuốn “Giáo trình nhập môn an sinh xã hội”, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội. Tác giả có quan điểm cho rằng, trợ giúp xã hội là trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội và trợ giúp khẩn cấp. - Năm 2008, Nguyễn Văn Định biên soạn cuốn “Giáo trình an sinh xã hội”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Cuốn sách hệ thống các chính sách ASXH trong đó có TGXH. Tác giả cho rằng TGXH là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng xã hội bằng tiền hoặc bằng các phương tiện thích hợp để người được giúp có thể phát huy được khả năng tự lo liệu được cuộc sống cho bản thân, gia đình, sớm hòa nhập trở lại với cuộc sống cộng đồng. - Năm 2008, Nguyễn Hữu Dũng, “Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Lao động xã hội (số 332), 4/2008. Tác giả phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và thực hiện chính sách ASXH ở nước ta trong quá trình hội nhập, đưa ra kiến nghị cần xây dựng mức chuẩn trợ cấp chung và từ mức chuẩn trợ cấp này xác định mức cho mỗi loại chính sách cụ thể của hệ thống chính sách ASXH. Tác giả còn cho rằng TGXH là hợp phần của hệ thống ASXH và phải được xây dựng trên cơ sở quan điểm gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế và phát triển hệ thống ASXH Quốc gia. 12 - Năm 2009, Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng, Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. Các tác giả đã trình bày những bất cập, xu hướng vận động và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hệ thống ASXH. Đồng thời các tác giả phân tích chính sách ASXH thực tiễn ở tỉnh Đồng Nai. Về đề tài, công trình nghiên cứu: - Năm 2002, Nguyễn Tiệp, Các giải pháp nhằm thực hiện xã hội hóa công tác cứu trợ xã hội, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Công trình nghiên cứu thực trạng về xã hộ i hóa công tác cứu trợ xã hội và đề xuất các giải pháp nhằm xã hội hóa công tác cứu trợ xã hội. - Năm 2009, Mai Ngọc Cường (chủ nhiệm đề tài), Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015, Đề tài cấp Nhà nước, chương trình KH và CN trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ 2009. Công trình làm rõ những vấn đề cơ bản về ASXH và hệ thống chính sách ASXH trong nền kinh tế thị trường; đánh giá thực trạng của hệ thống chính sách và thực thi chính sách ASXH. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống tổng thể quốc gia về ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2006-2015. - Năm 2010, Nguyễn Ngọc Toản, Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. Công trình nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng; đánh giá thực trạng đối tượng bảo trợ xã hội và nhu cầu trợ giúp thường xuyên; thực trạng chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng. Từ đó tác giả nêu kiến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách. - Năm 2010, Hà Thị Thanh Lê, Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và 13 quản lý, Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu chính sách bảo trợ xã hội ở Việt Nam nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng; đánh giá thực trạng chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó tác giả đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp nhằm bảo đảm tốt hơn cho các hoạt động cần được bảo trợ xã hội trên địa bàn. - Năm 2011, Phạm Đại Đồng, Chính sách bảo trợ xã hội đối với một số đối tượng yếu thế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách bảo trợ xã hội đối với những người yếu thế; đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với một số đối tượng yếu thế ở nước ta trong thời gian qua. Từ đó tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách bảo trợ xã hội đối với một số đối tượng yếu thế ở nước ta trong thời gian tới. Những công trình, bài viết trên đã nghiên cứu tổng quát về ASXH, trong đó có chính sách về TGXH, song chưa có nghiên cứu, bài viết nào đi sâu vào hệ thống các chính sách TGXH thường xuyên ở Việt Nam nói chung và tổ chức thực hiện chính sách TGXH thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng trong giai đoạn hiện nay, để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thực thi chính sách một cách hiệu quả. Nghiên cứu về TGXH trong luận văn này của học viên tập trung vào chí nh sách TGXH thường xuyên và dưới góc độ kinh tế chí nh trị trên cơ sở làm rõ chí nh sách TGXH tiếp cận từ quyền con người , trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế và phân chia lợi ích đảm bảo công bằng xã hội . Đây là vấn đề rất mới và phứ c tạp cả về lý luận lẫn thực tiễn ở Việt Nam cũng như ở tỉ nh Thái Bì nh. 3. Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TGXH thường xuyên, khẳng định vai trò quan trọng của TGXH thường xuyên trong bối cảnh phát 14 triển nền kinh tế thị trường đị nh hướng XHCN ở Việt Nam nói chung và phát triển kinh tế bền vững ở Thái Bình nói riêng. Đánh giá thực trạng đối tượng bảo trợ xã hội cần được trợ giúp và tổ chức thực hiện TGXH thường xuyên trên địa bàn Thái Bình; đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn TGXH thường xuyên trên địa bàn tỉnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan và làm rõ hơn cơ sở lý luận TGXH thường xuyên. - Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách TGXH thường xuyên (những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế) trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2007 đến năm 2011. - Đề xuất những giải pháp để triển khai thực hiện chính sách TGXH thường xuyên trong giai đoạn 2010-2020. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các đối tượng bảo trợ xã hội sống trên địa bàn tỉnh Thái Bình cần được trợ giúp: nghiên cứu 3 nhóm đối tượng chính (nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhóm người cao tuổi, nhóm người khuyết tật nặng). - Các quy định của chính quyền địa phương và các biện pháp thực thi của các chủ thể làm công tác liên quan đến chính sách TGXH thường xuyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được xác định trên địa bàn tỉnh Thái Bình bao gồm: - Về phạm vi chính sách: Nghiên cứu về chính sách TGXH thường xuyên (chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, chính sách trợ giúp y tế, chính sách trợ giúp giáo dục đào tạo, chính sách về dạy nghề và việc làm). - Về thời gian: từ năm 2007 đến 2011. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 15 - Phương pháp cụ thể: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu như: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, mô hình hóa…trong đó chú trọng hai phương pháp sau: + Phương pháp thống kê: Luận văn sử dụng phương pháp này để thống kê thực trạng các nhóm đối tượng cần được trợ giúp và thống kê các nguồn lực để thực hiện chính sách TGXH. + Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận văn phân tích đối tượng nghiên cứu thành từng bộ phận, từng lĩnh vực, để thấy rõ hơn thực trạng chính sách TGXH thường xuyên, từ đó khái quát, tổng hợp những kết quả đạt được, những thành tựu và hạn chế của chính sách TGXH thường xuyên. 6. Đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về TGXH nói chung và TGXH thường xuyên nói riêng. - Đánh giá thực trạng theo một phương pháp phù hợp và phát hiện những vấn đề tồn tại cần xử lý trong tổ chức thực hiện chính sách TGXH thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Đưa ra cách thức tổ chức thực hiện TGXH thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp thực hiện chính sách TGXH thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về TGXH thường xuyên Chương 2: Thực trạng thực hiện TGXH thường xuyên ở tỉnh Thái Bình Chương 3: Giải pháp tổ chức thực hiện TGXH thường xuyên ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới 16 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN 1.1. Trợ giúp xã hội 1.1.1. Khái niệm TGXH được hiểu theo các quan điểm, tiếp cận, tính chất, chức năng và mô hình khác nhau. Phần lớn các tài liệu nghiên cứu chưa lý giải một cách toàn diện khái niệm TGXH. Tuy nhiên, cũng đã giải thích những thuật ngữ gần với TGXH như: ASXH, bảo trợ xã hội, công tác xã hội, phúc lợi xã hội, cứu tế xã hội, bảo hiểm xã hội, dịch vụ xã hội. Cụ thể: Nguyễn Hải Hữu (2007) định nghĩa: “An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các chính sách về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm, hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sải, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn khả năng lao động, hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt”[44]. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003) giải thích: “Phúc lợi xã hội là một bộ phận thu nhập quốc dân của xã hội được sử dụng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu được phân phối ngoài thu nhập theo lao động. Phúc lợi xã hội bao gồm: những chi phí xã hội như trả tiền hưu trí, các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội, học bổng cho học sinh, những chi phí học tập không mất tiền, những dịch vụ y tế, nghỉ ngơi an dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo”[67]. 17 Nguyễn Văn Định (2008) cho rằng: “Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng nguồn tài chính của Nhà nước và của cộng đồng đối với các thành viên gặp khó khăn, bất hạnh và gặp rủi ro trong cuộc sống như thiên tai, hỏa hoạn, bị tàn tật, già yếu… dẫn đến mức sống quá thấp, lâm vào cảnh neo đơn, túng quẫn nhằm giúp họ bảo đảm được quyền sống tối thiểu, vượt qua cơn nghèo khốn và vươn lên cuộc sống bình thường”[37]. Chuyên gia Unicef (2006) định nghĩa: “Công tác xã hội là sự thúc đẩy thay đổi trong xã hội, thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề trong quan hệ giữa con người, trao quyền và giải phóng con người đem lại sự bình yên cho xã hội. Vận dụng lý thuyết về hành vi của con người và các hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp vào các mặt mà ở đó con người tác động trực tiếp tới môi trường sống của họ. Nguyên tắc về quyền con người và công bằng xã hội là cốt lõi của công tác xã hội”[68]. Mai Ngọc Cường (2009) cho rằng: “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm, bằng cách hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người lao động và người lao động từ hoạt động nghề nghiệp của họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động. Vì vậy, thông qua bảo hiểm xã hội nhà nước và xã hội có các giải pháp để bù đắp hoặc thay thế khoản thu nhập cho người lao động”[26]. Khái niệm cơ bản về TGXH. “Trợ giúp xã hội là sự đảm bảo và giúp đỡ của Nhà nước, của nhân dân và cộng đồng quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng các hình thức và biện pháp khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế hoặc hững hụt trong cuộc sống khi họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình” [26, tr. 47]. 18 Có nhiều cách hiểu khác nhau về TGXH. Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam trang 641: “Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, có tính chất khẩn thiết, “cấp cứu” ở mức độ cần thiết cho những người bị lâm vào cảnh bần cùng không có khả năng tự lo liệu cuộc sống thường ngày của bản thân và gia đình”. Theo đó, những người già yếu cô đơn không có nhười nôi dưỡng, trẻ mồ côi cha mẹ, người tàn tật không có nguồn nuôi dưỡng, người bị bệnh hiểm nghèo không có người chăm sóc nuôi dưỡng, người và gia đình bị thiên tai, địch họa, gây tác hại nặng nề…được Nhà nước và cộng đồng cứu giúp [26, tr. 47-48]. Cũng theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Trợ giúp xã hội là sự giúp thêm bằng tiền mặt hoặc điều kiện và phương tiện sinh sống thích hợp để đối tượng được giúp đỡ có thể phát huy khả năng, tự lo liệu cuộc sống của mình và gia đình, sớm hòa nhập cộng đồng”. Theo đó, việc trợ giúp thường tiến hành cho các đối tượng bị suy giảm mức thu nhập, sức khỏe yếu, mất hay thiếu phần lớn phương tiện sinh sống, nơi cư trú, người già yếu, người tàn tật không có nguồn sống ổn định, hoặc gia đình thiếu người trụ cột về thu nhập do ốm đau, tàn tật, chết, người thiếu ăn [26]. Nguyễn Văn Định (2008) cho rằng “Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng xã hội bằng tiền hoặc bằng các phương tiện thích hợp để người được trợ giúp có thể phát huy được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống bản thân và gia đình, sớm hòa nhập lại với cộng đồng”[37]. Nguyễn Ngọc Toản (2010) cho rằng: “Trợ giúp xã hội là các biện pháp, giải pháp bảo đảm của Nhà nước và xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội (người bị thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống) nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong cuộc sống. Việc bảo đảm này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác cho đối tượng”[65]. 19 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999) cho rằng: “Bảo trợ xã hội là hệ thống các chính sách, chế độ, hoạt động của chính quyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và có cơ hội hòa nhập với cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần bảo đảm ổn định và công bằng xã hội”. Đây là khái niệm tiếp cận dưới góc độ quản lý Nhà nước, có tính chất tổng quát nhất và rất gần hoặc có thể nói là gần đồng nghĩa với khái niệm TGXH. Học viên đồng quan điểm với khái niệm này, nhưng cho rằng bảo trợ xã hội có phạm vi đối tượng bao trùm hơn, còn TGXH tập trung vào những đối tượng đặc biệt khó khăn không tự mình đảm bảo cuộc sống của bản thân mà cần phải có sự trợ giúp của cộng đồng để tự mì nh vươn lên hòa nhập vào cộng đồng để cùng phát triển . Từ đó , có thể hiểu TGXH như sau : Trợ giúp xã hội là hệ thống các chính sách, chế độ, hoạt động của Nhà nước , chính quyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm giúp các đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương có điều kiện ổn đị nh cuộc sống và có cơ hội hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng để cùng phát triển. 1.1.2. Quan điểm tiếp cận trợ giúp xã hội 1.1.2.1. Tiếp cận theo quan điểm quyền con người Quan điểm này lấy con người là trung tâm của mục tiêu các chính sách TGXH hướng vào phát triển con người . Con người sinh ra có các quyền sống và phát triển . Nhà nước và xã hội cần có biện pháp trợ giúp những cá nhân không có năng lực thực hiện quyền và tự bảo đảm nhu cầu cơ bản của mình để duy trì cuộc sống và có cơ hội phát triển. Một trong những quyền sống cơ bản của con người là th ỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu ASXH, trong đó có TGXH và thúc đ ẩy hòa nhập xã hội nhóm yếu thế, nhất là nhóm có nguy cơ cao bị loại trừ xã hội (người già 20 không nơi nơng tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS…) thông qua phát triển hoàn chỉnh hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng phong phú, nhu cầu đáp ứng về an sinh xã hội, bao gồm cả TGXH càng đa dạng và tăng lên. Các nhu cầu về ASXH cơ bản bao gồm Bảo hiểm xã hội (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BH thất nghiệp, BH y tế…), tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản, nước sạch sinh hoạt…), cứu trợ xã hội đột xuất và trợ giúp xã hội thường xuyên, phục hồi chức năng người khuyết t ật, người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS... Mở rộng đối tượng thụ hưởng, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ an sinh xã hội, tái hòa nhập tốt hơn đối tượng vào cộng đồng sẽ góp phần quan trọng đối với phát triển con người và thực hiện công bằng xã hội. TGXH là sự can thiệp hỗ trợ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của các cá nhân chẳng may gặp phải rủi ro trở thành nhóm xã hội yếu thế và dễ bị tổn thương. Đó là trách nhiệm xã hội của Nhà nước và cộng đồng , không phải là sự ban ơn . Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội là bảo vệ sự an toàn cho tất cả các thành viên trong xã hội trước các nguy cơ bị suy giảm, hoặc bị mất nguồn thu nhập, trước các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội. Chính sách TGXH xây dựng trên cơ sở bảo đảm cho bộ phận dân cư khó khăn thực hiện các nhu cầu về đời sống như: lương thực, thực phẩm; có nước sạch sinh hoạt; có nơi ở; bảo đảm vệ sinh cá nhân và môi trường; được chăm sóc y tế; được tiếp cận giáo dục và các hoạt động cộng đồng. Với các nhu cầu ở bậc cao hơn thì trợ giúp gián tiếp để xã hội cung cấp dịch vụ bảo đảm, hoặc thông qua việc khuyến khích để các cá nhân tự bảo đảm. Quan điểm tiếp cận này còn được các tổ chức xã hội vận dụng để huy động nguồn lực và cung cấp dịch vụ TGXH tác động là giảm bớt sự thiếu thốn vật chất, sự tách biệt với môi trường và sự tổn thương cá nhân. TGXH được thực hiện thông qua việc cung 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan