Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng ( nghiên cứu tại địa bàn xã...

Tài liệu Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng ( nghiên cứu tại địa bàn xã trực tuấn, huyện nam trực, tỉnh nam định)

.PDF
109
882
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ ĐỒNG THỊ MINH PHÚC TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TẠI CỘNG ĐỒNG (Nghiên cứu tại địa bàn xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ ĐỒNG THỊ MINH PHÚC TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TẠI CỘNG ĐỒNG (Nghiên cứu tại địa bàn xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội Mã số: 60900101 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng (nghiên cứu tại địa bàn xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực, tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 01 năm 2015 Tác giả luận văn Đồng Thị Minh Phúc LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu riêng một mình cá nhân tôi sẽ không thể hoàn thành được bản luận văn này. Lời đầu tiên xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Nguyễn Thị Kim hoa, người đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có giai đoạn không được thuận lợi như những gì cô đã hướng dẫn nhưng những gì cô đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo khoa, các thầy cô giáo trong khoa cùng nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn đúng thời gian quy định. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Lãnh đạo, cán bộ Ủy ban nhân dân, Hội người cao tuổi xã Trực Tuấn đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong việc tìm hiểu một số thông tin về người cao tuổi tại địa phương nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Bài luận văn này tuy đã hoàn thành nhưng do còn hạn chế về chuyên môn cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thấy cô để bài luận văn hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 6 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 6 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................. 7 3. Ý nghĩa của nghiên cứu ......................................................................... 15 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 15 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu...................................................... 16 6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 16 7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 17 8. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................ 17 9. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 17 10. Cấu trúc luận văn................................................................................. 20 NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 21 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ... 21 1.1. Các Khái niệm công cụ ....................................................................... 21 1.1.1. Trợ giúp xã hội................................................................................ 21 1.1.2. Người cao tuổi ................................................................................ 23 1.1.3. Cộng đồng ....................................................................................... 24 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .............................................. 25 1.2.1. Tiếp cận dựa trên thuyết về nhu cầu con người.............................. 25 1.2.2. Tiếp cận dựa trên thuyết Hệ thống ................................................. 28 1.2.3. Tiếp cận dựa trên thuyết Nhận thức hành vi.................................. 30 1.3. Quan điểm, chính sách Nhà nƣớc về ngƣời cao tuổi ....................... 32 1.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi ..................... 32 1.3.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến người cao tuổi ...................... 34 1.4. Thực trạng ngƣời cao tuổi tại Việt Nam hiện nay ........................... 35 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................. 38 1.6. Tình hình chung về ngƣời cao tuổi xã Trực Tuấn ........................... 39 1 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TẠI XÃ TRỰC TUẤN, TRỰC NINH, NAM ĐỊNH .......................... 42 2.1. Tổng quan về tình hình ngƣời cao tuổi đƣợc điều tra ..................... 42 2.1.1. Độ tuổi và giới tính ......................................................................... 42 2.1.2. Tình trạng hôn nhân ........................................................................ 44 2.1.3. Trình độ học vấn ............................................................................. 45 2.1.4. Tình trạng sinh sống ....................................................................... 46 2.1.5. Nghề nghiệp và thu nhập của người cao tuổi được điều tra; .......... 47 2.2. Các hoạt động trợ giúp xã hội với ngƣời cao tuổi ............................ 50 2.2.1. Trợ giúp về chăm sóc sức khỏe ...................................................... 50 2.2.2. Trợ giúp về tinh thần....................................................................... 55 2.2.3. Trợ giúp trong sinh hoạt ................................................................. 59 2.2.4. Trợ giúp về vật chất; việc làm, sản xuất kinh doanh ...................... 62 2.2.5. Trợ giúp về tiếp cận các kiến thức, thông tin ................................. 66 2.2.6. Sự trợ giúp cho người cao tuổi từ các tổ chức đoàn thể, CLB, chính quyền địa phương...................................................................................... 69 2.3. Những mong muốn, nguyện vọng của ngƣời cao tuổi ..................... 74 2.4. Các khó khăn trong trợ giúp ngƣời cao tuổi .................................... 77 2.5. Một số các giải pháp đề xuất .............................................................. 78 2.5.1. Giải pháp trợ giúp chăm sóc sức khỏe ............................................ 78 2.5.2. Các giải pháp trợ giúp về đời sống vật chất ................................... 79 2.5.3. Giải pháp trợ giúp trong đời sống văn hóa, tinh thần ..................... 80 2.5.4. Giải pháp trợ giúp về tiếp cận các thông tin – chính sách xã hội ... 81 2.5.5. Các giải pháp công tác xã hội về trợ giúp người cao tuổi .............. 82 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 87 1. Kết luận ................................................................................................... 87 2. Khuyến nghị............................................................................................ 90 2.1. Đối với Nhà nước............................................................................... 90 2.2. Đối với chính quyền, tổ chức, đoàn thể tại địa phương..................... 91 2.3. Đối với gia đình ................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................... 96 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm Y tế BTXH : Bảo trợ xã hội CLB : Câu lạc bộ. HAI : HelpAge International (Tổ chức hỗ trợ nguời cao tuổi quốc tế) Hội NCT : Hội người cao tuổi. NCT : Nguời cao tuổi. TCXH : Trợ cấp xã hội TGXH : Trợ giúp xã hội TDTT : Thể dục thể thao. UBND : Ủy ban nhân dân 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tương quan giới tính và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ...... 43 Bảng 2.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ................................... 45 Bảng 2.3. Tình trạng sinh sống của đối tượng nghiên cứu ............................. 46 Bảng 2.4. Nghề nghiệp trước đây và giới tính của người cao tuổi ................. 48 Bảng 2.5. Mức độ quan tâm tình hình sức khỏe NCT của các thành viên trong gia đình ................................................................................. 51 Bảng 2.6. Người trợ giúp khi người cao tuổi đau ốm ..................................... 52 Bảng 2.7. Mức độ hiểu biết về các Chính sách Nhà nước đối với NCT ........ 68 Bảng 2.8. Tương quan giữa giới tính và mức độ tham gia các CLB của NCT ...... 71 Bảng 2.9. Mong muốn, nguyện vọng của người cao tuổi ............................... 74 4 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ......................................... 42 Biểu đồ 2.2. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu ........................ 44 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .......................... 48 Biểu đồ 2.4. Thu nhập hiện nay của người cao tuổi ....................................... 49 Biểu đồ 2.5. Đánh giá tình trạng sức khỏe hiện nay của NCT ....................... 50 Biểu đồ 2.6. Các dịch vụ khám, chữa bệnh NCT thường sử dụng ................. 53 Biểu đồ 2.7. Đánh giá mức độ hài lòng về thái độ làm việc của nhân viên Trạm Y tế xã .................................................................................................... 54 Biểu đồ 2.8. Những vấn đề NCT thường lo lắng, buồn phiền ........................ 56 Biểu đồ 2.9. Người thường xuyên trò chuyện với NCT ................................. 57 Biểu đồ 2.10. Người giúp đỡ khi NCT gặp khó khăn trong sinh hoạt............ 60 Biểu đồ 2.11. Nguồn thu nhập của người cao tuổi hiện nay ........................... 63 Biểu đồ 2.12. Người trợ giúp tiền và các vật dụng lớn/nhỏ trong gia đình ... 65 Biều đồ 2.13. Các nguồn tiếp cận thông tin của NCT .................................... 66 Biểu đồ 2.14. Mức độ hiểu biết về các kiến thức chăm sóc sức khỏe ............ 69 Biểu đồ 2.15. Các tổ chức người cao tuổi tham gia ........................................ 70 Biểu đồ 2.16. Mức độ quan tâm của chính quyền, các tổ chức Hội các đoàn thể địa phương ................................................................................................. 72 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhờ có sự phát triển của khoa học - công nghệ, dẫn tới những thành tựu vượt bậc về kinh tế, cùng với những tiến bộ xã hội, tuổi thọ trung bình của con người đã tăng rất nhanh như là một xu thế khách quan xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Đồng thời, hàng loạt nhân tố xã hội khác làm giảm mức sinh, làm cho tỷ lệ người cao tuổi trong dân số ngày càng cao. Đó chính là xu thế già hoá dân số và đang là một xu hướng mang tính toàn cầu, đã trở thành một vấn đề xã hội có tác động rất lớn tới tiến trình phát triển chung của tất cả các nước trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật... Viê ̣t Nam cũng không nằ m ngoài xu thế chung đó . Một trong những xu hướng biến đổi dân số quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới chính là già hoá dân số. Đây là thành quả của những chính sách kinh tế, xã hội và chăm sóc sức khoẻ nhân dân mà Việt Nam đã và đang thực hiện và ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, dân số cao tuổi Việt Nam có những đặc trưng rất nổi bật và tạo ra những thách thức không nhỏ cho việc chăm sóc và phát huy vai trò NCT như: xu hướng “nữ hoá dân số cao tuổi” rõ nét; sắp xếp cuộc sống gia đình của NCT có xu hướng chuyển từ gia đình nhiều thế hệ sang gia đình hạt nhân, trong đó hộ gia đình chỉ có vợ chồng cùng là NCT tăng nhanh; tỷ lệ NCT có thu nhập đảm bảo cuộc sống chưa cao; tỷ lệ NCT có sức khoẻ bình thường và tốt còn thấp, đặc biệt tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính ngày càng tăng. Trước tình hình đó, đồng thời cũng là kế tục truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách nhằm chăm sóc và phát huy vai trò của NCT, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT trong mọi giai đoạn phát triển đất nước, kể cả những lúc khó khăn nhất. Xuấ t phát từ quan điể m cơ bản của Đảng ta xem con người vừa là mu ̣c tiêu, vừa là đô ̣ng lực của sự phát triể n đấ t nước , từ thực tiễn hoa ̣t đô ̣ng của NCT trong những năm qua , có thể thấy rõ : NCT nước ta không chỉ là mô ̣t 6 trong những mu ̣c tiêu ưu tiên , xứng đáng đươ ̣c tôn vinh , chăm sóc , phụng dưỡng; mà còn là một bộ phận hợp thành nguồn lực nội sinh quý giá của cả dân tô ̣c, cầ n đươ ̣c trân tro ̣ng , khai thác và phát huy vì mu ̣c tiêu : “Xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu , nước ma ̣nh, dân chủ, công bằ ng, văn minh”. Cho nên việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng trợ giúp xã hội đối với NCT để có những giải pháp tạo ra một sự chuyển biến về chất trong công tác NCT nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đấ t nước tr ở thành nhiệm vụ cấp thiết. Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài “Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng” để làm luận văn thạc sĩ. Trên cơ sở nghiên cứu thực địa tại địa bàn xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định để có thể hiểu rõ hơn việc trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở một vùng nông thôn Bắc bộ và đưa ra các giải pháp để trợ giúp xã hội cho người cao tuổi tại cộng đồng toàn diện hơn. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu về người cao tuổi trên thế giới Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo cho biết, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2050 trên quy mô toàn cầu, số người già sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới 14 tuổi. Già hoá dân số sẽ trở thành một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển, nơi mà dân số sẽ bị già hoá nhanh chóng trong nửa đầu của thế kỷ XXI. Các nước đang phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất, theo dự báo số người cao tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới. Tỷ lệ người cao tuổi theo dự báo sẽ tăng từ 8% lên 19% vào năm 2025, trong khi 8ó tỷ lệ trẻ em sẽ giảm từ 33% xuống 22%. Hơn một nửa dân số tuổi 80+ sống ở những nước 8ang phát triển, dự báo sẽ tăng lên 71% vào năm 2050 [32] Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012, số người cao tuổi tăng lên đến gần 810 triệu người. Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ người trong vòng gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi 7 là 2 tỷ người. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Ví dụ, năm 2012, Châu Phi có 6 % dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi con số này ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe là 10%, ở Châu Á là 11%, Châu Đại dương là 15%, Nam Mỹ là 19% và Châu Âu là 22%. Đến năm 2050, dự báo tỷ trọng người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên ở Châu Phi sẽ tăng lên chiếm 10% tổng dân số, so với 24% ở Châu Á, 24% ở Châu Đại dương, 25% ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe, 27% ở Nam Mỹ và 34% ở Châu Âu. [33] Tại Hoa Kỳ, phần lớn người cao tuổi đều muốn sống độc lập đến chừng nào có thể, trong khi nhiều người chỉ yêu cầu các dịch vụ tối thiểu để đảm bảo sự độc lập của mình thì những người nhiều tuổi hơn khác lại phụ thuộc vào những hàng hóa và dịch vụ đặc biệt cho phép họ tồn tại trong cộng đồng. Những dịch vụ này trợ giúp việc chăm sóc cá nhân, cung cấp thuốc, các hoạy động thường ngày và các hoạt động duy trì sức khỏe. Ngoài ra, các dịch vụ khác được cung cấp cho người cao tuổi để duy trì hoặc quay trở về cuộc sống độc lập như các bữa ăn, trông coi nhà cửa, giúp đỡ vệ sinh cá nhân và đi lại. Khu vực châu Á, Tại Trung Quốc, hệ thống phúc lợi xã hội được thiết lập bởi chính phủ, cung cấp các quỹ nhằm đảm bảo cuộc sống cho những người cao tuổi, trẻ em mồ côi cả cha lẫn mệ và những người có hoàn cảnh túng quẫn. Để đảm bảo quyền lợi cho những nhóm đối tượng đặc biệt này, chính phủ đã ban hành luật về quyền và lợi ích của người cao tuổi. Bộ luật quy định rằng tại các thành phố, người cao tuổi góa không có con cái, không có sự giúp đỡ và sống cô đơn sẽ được giúp đỡ và sinh sống trong những ngôi nhà tập trung đặc biệt. Tại Thái Lan, là một nước đã bước vào giai đoạn già hóa với tỷ lệ người cao tuổi chiếm 13% [31], chính phủ Thái Lan đã có những chính sách quan tâm đến người cao tuổi khá tốt như: Tất cả người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đều được nhận khoản trợ cấp hàng tháng là 16USD và mức tuổi càng lớn sẽ nhận được trợ cấp cao hơn. Bên cạnh đó còn có các quỹ tiết kiệm của người cao tuổi để hỗ trợ người cao tuổi tham gia sản xuất, tham gia các phong 8 trào xã hội và có quỹ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của Bộ Y tế Thái Lan nhằm đảm bảo cung cấp những quyền lợi cần thiết cho người cao tuổi. Tại Hồng Kông, các dịch vụ phúc lợi cung cấp cho người cao tuổi ở Hồng Kông đều được điều hành bởi các tổ chức phi chính Phủ với sự tài trợ phần lớn từ chính phủ. Chính phủ điều hành một kế hoạch an sinh xã hội, cung cấp khoản trợ cấp cho những người từ 65 tuổi trở lên và sự giúp đỡi cộng đồng cho những người cao tuổi thuộc diện nghèo. Trong một xã hội già hóa, tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh là một thách thức lớn đối với hệ thống bảo trợ xã hội/an sinh xã hội. Theo Hiệp hội An sinh Xã hội Quốc tế (ISAA), hơn một nửa nguồn lực dành cho các chương trình an sinh xã hội được phân bổ cho phụ cấp hưu trí. Số người về hưu và thời gian hưởng lương hưu tăng lên, đòi hỏi phải hình thành một hệ thống lương hưu dài hạn đủ sống, đang trở thành một sức ép đối với cả các nước phát triển và đang phát triển. Quá trình già hóa dân số này sẽ dẫn đến một số tác động như: Tiền trợ cấp hưu trí và thu nhập từ lương hưu sẽ phải chi trả một khoảng thời gian dài của cuộc sống; Chi phí chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên; Các mối quan hệ tồn tại giữa các thế hệ sẽ có thêm nhiều khía cạnh mới. Với các nước phát triển, già hóa dân số diễn ra từ từ, nhưng các nước này cũng đã vấp phải những thách thức nảy sinh từ mối quan hệ giữa quy mô dân số già ngày càng tăng, quy mô dân số lao động giảm dần tạo thêm áp lực cho quốc gia và người lao động khi phải cân đối nguồn lực cho tiết kiệm bảo hiểm tuổi già thông qua hệ thống an sinh xã hội. Các nước đang phát triển cùng phải đương đầu với hai thách thức: Đầu tư cho phát triển và thích ứng với già hoá dân số. Ở các quốc gia phát triển, mối quan tâm hàng đầu về sức khoẻ là phòng ngừa và điều trị các bệnh không lây nhiễm, mà chủ yếu mà các bệnh mãn tính (như tim mạch, ung thư, tiểu đường, rối loạn chuyển hoá, Alzheimer.. trong đó các bệnh mãn tính trở thành nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và giảm chất lượng cuộc sống.). Trong khi các quốc gia đang phát triển vừa phải đối 9 mặt với các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng và cả với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây truyền trong điều kiện hệ thống chăm sóc sức khoẻ còn thiếu thốn. Xoá đói nghèo đối với người cao tuổi là một thách thức không nhỏ. Tại nhiều quốc gia, những người sống và làm việc ở nông thôn thường có thu nhập thấp, ít người được hưởng các chế độ bảo trợ và an sinh xã hội, nếu có thì thường ở mức rất thấp. Người cao tuổi thường thuộc nhóm những người nghèo nhất, nhất là phụ nữ cao tuổi. Người cao tuổi, đặc biệt những người không gia đình là dễ bị tổn thương khi gặp thiên tai và các tình huống khẩn cấp khác. Đây cũng là thách thức đặc biệt đối với các nước đang phát triển với phần lớn người cao tuổi sống tại khu vực nông thôn. Thêm vào đó, sự gia tăng người cao tuổi cũng đặt ra các thách thức như: bảo đảm môi trường sống thích hợp cho người cao tuổi để giúp họ có thể tham gia đầy đủ vào cộng đồng. Vấn đề thiết kế và xây dựng nhà ở và các công trình công cộng thuận tiện với người cao tuổi, bảo đảm cho người cao tuổi được hưởng lợi ích do sự phát triển kỹ thuật đem lại. * Những dịch vụ độc đáo phục vụ người già trên thế giới Để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người già, một số nước đã có các dịch vụ phục vụ lý thú. - Hung-ga-ri - Mũ đi xe của người già: Ở Hung-ga-ri, mỗi công dân khi bước sang tuổi già thường được cấp một chiếc "mũ tuổi già". Khi đi ra đường, đội mũ này lên đầu, tất cả các phương tiện giao thông công cộng không được phép thu vé. - Tây Ban Nha - “Nhà trẻ” của người già: Ở thủ đô Madrit của Tây Ban Nha, người ta lập ra “nhà trẻ lứa tuổi thứ ba” chuẩn bị cho người già tuổi từ 65 trở lên. Người già “nhập nhà trẻ” này được chia thành lớp buổi sáng và lớp buổi chiều, có người hàng ngày chuyên đưa đi, đón về. Buổi sáng trước khi đi học, họ cùng ăn bữa cơm đoàn kết". 10 - Thụy Sỹ - Trường đại học của người già: Đáp ứng yêu cầu của người già, chính phủ Thụy Sỹ đã cho mở một trường đại học của người già. Sinh viên của trường này, người trẻ nhất là 60 tuổi, người già nhất là 80 tuổi. Trong trường đại học này, học viên tự lựa chọn chương trình học, không làm bài tập và càng không phải thi cử. - Nhật Bản - Công viên của người già: Ở Nhật, người già ngày càng nhiều, trẻ em ngày càng ít đi. Do vậy, chính phủ Nhật đã giành phần lớn các trò chơi trong công viên như: đu quay, cầu bập bênh, cầu trượt... của trẻ em, nay sửa lại phục vụ người già, tạo nhiều sân chơi cho người già. - Nhật Bản - Nhà tập thể màu xanh: Các xí nghiệp lớn của Nhật đã cố gắng hết sức để xây dựng các nhà dưỡng lão theo kiểu "nhà tập thể màu xanh" với các trang, thiết bị tốt nhất, hoàn hảo nhất, chế độ quản lý tốt nhất để thu hút người già đến dưỡng lão. Trước mắt, "nhà tập thể màu xanh" được chia thành 4 loại : đô thị, vùng ngoại ô, điền viên, khu hưu nhàn, trong đó loại hình đô thị được hoan nghênh nhiều nhất. - Rumani - Khách sạn cho người già: Ở vùng ngoại ô thủ đô Bucaret của Rumani, có một “khách sạn người già” nhận các cụ tuổi từ 70 trở lên vào dưỡng lão. Trước khi nhập “khách sạn” này, khách phải trải qua một lần tắm bằng nước tẩy rửa thảo dược đặc biệt, để khi ở khách sạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái dễ chịu. 2.2. Tình hình nghiên cứu về người cao tuổi Việt Nam - Theo Bùi Thế Cường trong cuốn sách “ Trong miền an sinh xã hội – những nghiên cứu về người cao tuổi Việt Nam” xuất bản năm 2005, nghiên cứu người cao tuổi trong nghiên cứu xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1970, các nhà y khoa là những người đầu tiên khai phá lĩnh vực nghiên cứu y học về người cao tuổi. Năm 1970, thành lập chương trình Nghiên cứu Y học Tuổi già và mười năm sau trở thành đơn vị nghiên cứu Y học Tuổi già của Bộ Y tế. [4] - Năm 1996 -1997 có hai cuộc điều tra được thực hiện tại hai khu vực với 930 người từ 60 tuổi trở lên ở Hà Nội và 4 tỉnh lân cận vào năm 1996 11 (Bùi Thế Cường,1996) và ở miền Nam với 840 người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh cùng 6 tỉnh thành lân cận năm 1997. Cuộc điều tra thu thập các thông tin về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, cách sắp xếp cuộc sống hộ gia đình... (Trương Sĩ Ánh và cộng sự 1997) - Từ năm 2000 trở đi cũng có nhiều nghiên cứu, bài viết về người cao tuổi được tiến hành, có thể kể đến công trình nghiên cứu: Năm 2001 Tổ chức Hỗ trợ quốc tế người cao tuổi (HAI) đã có cuộc nghiên cứu về “Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo Việt Nam” tại 5 điểm là khu ổ chuột TP Hồ Chí Minh, một làng người H’mong tại tỉnh Lào Cai, một làng người Kh’me ở tỉnh Sóc Trăng, một làng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và một làng người Kinh ở tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu trình bày về những thông tin về hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo, về những đóng góp chưa được biết đến của họ và những mối quan tâm cũng như kinh nghiệm về nghèo khổ và bị phân biệt của họ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp có sự tham gia để khuyến khích người dân nông thôn nghèo, học vấn thấp có thể trao đổi cởi mở bằng ngôn ngữ và nhận thức của chính họ. [7] Năm 2004 TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành điều tra ở 7 tỉnh thành trên các vùng miền của cả nước với 557 phụ nữ từ 50 tuổi trở lên được phỏng vấn về các thông tin liên quan đến nhu cầu của phụ nữ cao tuổi và nhận thức của các cấp Hội phụ nữ về các vấn đề liên quan đến NCT trong cộng đồng [9]. Cuộc nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình tiến hành tại 3 tỉnh Quảng Trị, Phú Yên và Đắk Lắk của Viện nghiên cứu Người cao tuổi do Tiến sĩ Nguyễn Thế Huệ chủ biên [12]. Điều tra năm 2007 của Ủy ban Quốc gia Khảo sát đời sống người cao tuổi tại 72 xã thuộc 8 tỉnh, thành phố với 2.878 người cao tuổi, các thông tin thu thập về tình hình sức khỏe, đời sống vật chất, việc làm, phát huy vai trò người cao tuổi tại địa phương. [25] Trong cuốn " Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam" một công trình nghiên cứu phối hợp giữa Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em với Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển năm 2008 – 2009. 12 Đây là tập hợp nghiên cứu được thực hiện trên 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, với các nhóm đối tượng như: nhóm người cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, cán bộ địa phương và cộng đồng. Bên cạnh đó Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển còn tiếp tục triển khai nghiên cứu sâu hơn thông qua quá trình khảo sát các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại Huế và Hà Nội, trong đó đặc biệt đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi và tọa đàm với đại diện các nhóm xã hội khác nhau, nhằm hoàn thành tốt nhất cho cuộc nghiên cứu. Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, người cao tuổi không còn là một vấn đề mới, tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa và mở rộng giao lưu văn hóa thì quan tâm và nghiên cứu người cao tuổi là một nhu cầu không thể thiếu. Đặc biệt trong những năm gần đây nhiều loại hình Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi được hình thành và hoạt động, đặc biệt là các mô hình tư nhân, liên kết...đang phát triển khá mạnh tuy nhiên còn chưa có đầu tư hoặc chưa có sự quan tâm của các cấp. [14] Trong Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam (2009) cho thấy: Nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của người cao tuổi Việt Nam là rất lớn trong khi những điều kiện tự thân của người cao tuổi Việt Nam có những đặc trưng rất hạn chế. Ví dụ như: Tỷ lệ người cao tuổi sống độc thân tương đối cao ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam - 14,2% dẫn đến hạn chế cả về hỗ trợ kinh tế, tinh thần từ phía gia đình, người thân và không có người trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày. Về tình trạng kinh tế, thu nhập của người cao tuổi còn rất thấp, hầu như không có nguồn tiết kiệm tích lũy từ lúc còn trẻ khỏe hơn. Tình hình đặc biệt khó khăn ở các vùng nông thôn và miền núi.[17] - Gần đây nhất năm 2011, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học và Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương tổ chức “Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam” (VNAS), đây là một phần của dự án 13 “Tăng cường các quyền của người cao tuổi thiệt thòi tại Việt Nam” được triển khai bởi Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Kết quả Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam lần đầu tiên được công bố là một cơ sở quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách đối với người cao tuổi Việt Nam. VNAS thu thập số liệu từ tháng 10 - 12/2011 tại 12 tỉnh, thành phố đại điện cho 6 vùng sinh thái của Việt Nam (bao gồm Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Huế, Đắk Lắk, Đồng Nai, Sóc Trăng, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh). Hơn 4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận cao tuổi và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) đã được phỏng vấn trong cuộc điều tra này. Số liệu điều tra mô tả các đặc điểm kinh tế, xã hội, tình hình sức khỏe, xu hướng bệnh tật, đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu chăm sóc và được chăm sóc cũng như việc tiếp cận với các chế độ an sinh xã hội và dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam. [10] Người cao tuổi được gia đình và xã hội tôn trọng và có đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, các thống kê và nghiên cứu gần đây cho thấy người cao tuổi vẫn thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và nghèo nhất. Việc xây dựng hệ thống số dữ liệu, số liệu có tính đại diện quốc gia hết sức quan trọng đối với việc nghiên cứu sâu tình hình đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của người cao tuổi để từ đó đề xuất và thực hiện các chính sách thích hợp với quá trình già hóa dân số và cải thiện cuộc sống cho người cao tuổi. Tóm lại: Tuy đã có các nghiên cứu về người cao tuổi nhưng vẫn còn khiêm tốn và hạn hẹp nhất là trong giai đoạn Việt Nam sắp bước vào thời kỳ dân số già, vì vậy việc trợ giúp xã hội cho người cao tuổi cần được chú trọng. Luận văn nghiên cứu vấn đề trợ giúp cho người cao tuổi tại cộng đồng sẽ bổ sung thêm vào những nghiên cứu về người cao tuổi thêm phong phú hơn. 14 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa luận Với mục đích tìm hiểu thực tế để nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Những thông tin thu được từ thực tế sẽ đóng góp thêm vào nguồn tham khảo cho việc phân tich và nghiên cứu lí luận của công tác xã hội với người cao tuổi ở khía cạnh trợ giúp xã hội. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên cứu sau về lĩnh vực này. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Thế hệ người cao tuổi hiện nay là thế hệ có vị trí đặc biệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đặc biệt trước xu hướng già hóa dân số hiện nay trên thế giới và ở nước ta thì những thách thức của già hoá dân số là rất lớn, rất đa dạng và không thể vượt qua bằng những giải pháp đơn lẻ và ngắn hạn. Vì vậy, cần có những giải pháp, những chính sách đặc biệt là về an sinh xã hội, trợ giúp xã hội cho người cao tuổi nhằm chăm sóc, phát huy tài năng trí tuệ của họ. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp những thông tin về người cao tuổi và tác động vào việc thực hiện chính sách liên quan đến trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại xã Trực Tuấn. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về vấn đề trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại xã Trực Tuấn, Trực Ninh, Nam Định. Đề xuất những định hướng, quan điểm và giải pháp trong việc trợ giúp chăm sóc và phát huy vai tròngười cao tuổi tại cộng đồng. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu các đặc trưng về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi (sức khỏe, tinh thần, vật chất…) ở xã Trực Tuấn. 15 Tìm hiểu những yếu tố xã hội – văn hóa của người cao tuổi như về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp trước đây, thu nhập, … Làm rõ việc trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi thông qua sự giúp đỡ về: chăm sóc sức khỏe, tinh thần, sinh hoạt hàng ngày, vật chất, việc làm/ sản xuất kinh doanh. Đánh giá việc trợ giúp xã hội với người cao tuổi tại xã hiện nay có đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi hay không. Nêu ra những giải pháp và khuyến nghị đối với việc trợ giúp xã hội cho người cao tuổi nhằm nâng cao sự trợ giúp của cộng đồng và xã hội đối với việc chăm sóc người cao tuổi trên mọi mặt đời sống. Đồng thời đề xuất các giải pháp mang tính chuyên sâu của công tác xã hội trong trợ giúp người cao tuổi tại cộng đồng. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại xã Trực Tuấn. 5.2. Khách thể nghiên cứu: Người cao tuổi sống trên địa bàn nghiên cứu; Chính quyền đoàn thể địa phương; Các chính sách về người cao tuổi tại địa phương. 6. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 01/2014 đến tháng 7/2014 Không gian: Địa bàn xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng. Những sự chuẩn bị mà luận văn lựa chọn nghiên cứu đó là: Trợ giúp về chăm sóc sức khỏe; Trợ giúp về tinh thần; Trợ giúp trong sinh hoạt; Trợ giúp về vật chất; 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan