Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính - lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính - lý luận và thực tiễn

.PDF
78
126
131

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2010-2014 Đề tài: TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. Diệp Thành Nguyên Nguyễn Thị Mộng Lớp: Luật hành chính k36 MSSV: 5105975 Cần Thơ, tháng11/2013 LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ và đặc biệt là quý thầy cô Khoa Luật, những người đã truyền thụ kiến thức chuyên ngành cho em trong bốn năm học vừa qua. Vì vậy, em xin gửi đến quý thầy cô lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Diệp Thành Nguyên, Người đã tận tâm hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Thầy đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những kiến thức quý báu và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Bên cạnh những nổ lực và phấn đấu của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn lớp Luật hành chính khóa 36 thông qua việc trao đổi thông tin, sưu tầm những tài liệu có liên quan đến đề tài luận văn. Đó chính là cơ hội để em trao dồi, tích lũy những kiến thức hữu ích và làm luận văn của mình ngày càng hoàn thiện hơn. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình em đã luôn luôn giúp đỡ, động viên em cố gắng để phấn đấu trong việc học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Lời cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô, gia đình và bạn bè thật dồi dào sức khỏe, luôn may mắn và thành công trong cuộc sống. Trân trọng. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mộng NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …….……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………..….….1 1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………...………………….…1 2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………...……………..…..1 3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………..………...…...2 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..….2 5. Cơ cấu của luậvăn……………………………………………….………….…2 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH..…….3 1.1. Khái niệm về khiếu nại………………………………………………….......3 1.2. Đặc điểm của khiếu nại………………………………………………….…..5 1.3. Ý nghĩa của khiếu nại…………………………………………………….....6 1.4. Trình tự khiếu nại………………………………………………………….10 1.5. Hình thức khiếu nại……………………………………………………......12 1.6. Thời hiệu khiếu nại………………………………………………………...13 1.7. Rút khiếu nại……………………………………….……………………....14 1.8. Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết………………………..….....14 1.9. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về khiếu nại hành chính……………………………………………..…………………………..…..15 CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH……………..…..…19 2.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại……………………………………..…..19 2.1.1. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh………………………………………………………………………...19 2.1.2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện…..…......20 2.1.3. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương………………………..……………………………………….…………..20 2.1.4. Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương………….......20 GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên i SVTH : Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn 2.1.5. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh……...........21 2.1.6. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ………………………….…...….…21 2.1.7. Thẩm quyền của Bộ trưởng………………………..………….......21 2.1.8. Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ……………...……...22 2.1.9. Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp……………….............22 2.1.10. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ………………..……….23 2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại………………………..………..….24 2.2.1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu…………………....24 2.2.1.1. Thụ lý giải quyết khiếu nại………………………...……......24 2.2.1.2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu…………………...…24 2.2.1.3. Xác minh nội dung khiếu nại…………………………..…….25 2.2.1.4. Tổ chức đối thoại……………………….……………….…..27 2.2.1.5. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu………..…….……..28 2.2.1.6. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính…….........30 2.2.1.7. Hồ sơ giải quyết khiếu nại…………………..…..……..……..30 2.2.1.8. Áp dụng biện pháp khẩn cấp……………………….................31 2.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai…….…..……….....32 2.2.2.1. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai……….……...……..….....32 2.2.2.2. Xác minh nội dung khiếu nại lần hai……………………........32 2.2.2.3. Tổ chức đối thoại lần hai…………………………..……..…..33 2.2.2.4. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai……..………….……..34 2.2.2.5. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại…...……………..34 2.2.2.6. Khởi kiện vụ án hành chính………………………….….…….36 2.2.2.7. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai……………………….……37 2.3. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật….…….37 2.3.1. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật…………...37 2.3.2. Người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật…………………………………………….………………....39 GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên ii SVTH : Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn 2.3.2.1. Người giải quyết khiếu nại……………………………..…....39 2.3.2.2. Người khiếu nại………………………………….………......40 2.3.2.3. Người bị khiếu nại………………….......................................40 2.3.2.4. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan…………………………41 2.3.2.5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan…………..................41 2.3.3. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật……………………………………………………….………………...…….42 2.4. Quy định về thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện trong cùng một vụ việc……………………………………..…..44 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHINH Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN…………………………………………………………..……...………..46 3.1. Thực trạng về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta trong thời gian gần đây…………………………………………….....………...46 3.1.1. Về tình hình khiếu nại………………………………...………......46 3.1.2. Nội dung khiếu nại chủ yếu………………………………...…......49 3.1.3. Về kết quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại……………………………………………………..……………..…………..50 3.1.3.1. Về tiếp công dân………………………………………......…50 3.1.3.2. Về xử lý đơn thư khiếu nại………………………………......51 3.1.3.3. Kết quả giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền…………….…52 3.1.3.4. Kết quả giải quyết các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài…………………………………………………………………..………...…..53 3.2. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính……………………..…..…54 3.3. Những chuyển biến tích cực và những khó khăn của công tác giải quyết khiếu nại hành chính…………………………………………..……………..…59 3.3.1. Những chuyển biến tích cực…………………………………........59 3.3.2. Những khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại..………......60 GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên iii SVTH : Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn 3.4. Một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn cho người dân khi khiếu nại hành chính hiện nay……………………………..…..……..62 3.4.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về cơ chế đối thoại trong công tác giải quyết khiếu nại……………………………………………………….…62 3.4.2. Tăng cường hơn nửa công tác quản lý Nhà nước nhằm hạn chế việc khiếu nại…………………………………………………………….............63 3.4.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, tăng cường hoạt động của các cơ quan làm nhiệm vụ tiếp dân, xử lý đơn thư trong giải quyết khiếu nại………………………………………………………………......63 3.4.4. Công dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật…………...……..…...65 KẾT LUẬN…………………………………………………………....………...67 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..…….69 GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên iv SVTH : Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Việt Nam. Quyền khiếu nại là cơ sở để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác khiếu nại và giải quyết khiếu nại, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong hệ thống chính trị. Nhìn chung, tình hình khiếu nại hiện nay ngày càng có nhiều chuyển biến phức tạp, thực tế cho thấy nhiều vụ khiếu nại vẫn còn tồn đọng, kéo dài, khiếu nại đông người, vượt cấp ngày càng gia tăng. Việc giải quyết khiếu nại nhìn chung có nhiều chuyển biến tích cực, Luật khiếu nại mới ra đời đã quy định đầy đủ, chi tiết nội dung trình tự giải quyết khiếu nại, góp phần giải quyết không ít khó khăn cho các cơ quan hành chính làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại vẫn còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình đất nước, nhiều vụ giải quyết vẫn còn kéo dài, nhiều địa phương giải quyết còn chậm, chưa đáp ứng, thỏa mãn được yêu cầu người dân. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, để góp phần làm sáng tỏ cũng như nghiên cứu sâu hơn về công tác khiếu nại, những thực trạng, nguyên nhân hay giải pháp phù hợp, tôi đã chọn đề tài “ Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính, đề tài sẽ tập trung hướng tới phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại và trình tự giải quyết khiếu nại hành chính, bên cạnh đó sẽ phân tích tình hình khiếu nại hiện nay trên địa bàn cả nước, qua đó phần nào lý giải được nguyên nhân dẫn đến khiếu nại và rút ra được GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên -1- SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở những mục đích đặt ra và trong phạm vi nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến khiếu nại ở khâu trình tự thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong Luật khiếu nại năm 2011. Trên cơ sở đó liên kết với thực tiễn để nhận định và đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại hiện hành. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này, người viết chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích luật, nghiên cứu lý luận, so sánh đối chiếu những quy định trước đó với luật hiện hành để làm rõ vấn đề, phân tích thống kê trên tài liệu, sách vở, báo chí, trích lục số liệu trên cơ sở tài liệu và thông tin có được. 5. Cơ cấu của luận văn Đề tài: “Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn” được trình bày với những nội dung sau: Lới nói đầu Chương 1: Khái quát chung về khiếu nại hành chính Chương 2: Những quy định của pháp luật hiện hành về trình tự giải quyết khiếu nại hành chính Chương 3: Thực trạng về khiếu nại hành chính ở nước ta trong thời gian gần đây và một số giải pháp hoàn thiện. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên -2- SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH 1.1. Khái niệm về khiếu nại Khiếu nại là một hiện tượng xã hội phát sinh trong đời sống con người, nó như một phản ứng tự nhiên của một số người đối với hành vi của người khác khi họ cho rằng hành vi đó không phù hợp với các quy tắc chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, tác động đến tinh thần và vật chất của họ. Theo từ điển Tiếng việt thì khiếu nại có nghĩa là đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét một việc mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân và quyền này được ghi nhận trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất đó là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào”. Vì vậy, mọi công dân Việt Nam đều có quyền khiếu nại, ngay cả khi người đó phạm tội hình sự và có thể bị hạn chế một số quyền khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính cũng có những điều kiện nhất định. Chẳng hạn như điều kiện về mối quan hệ nhân quả giữa quyết định hành chính, hành vi hành chính với hậu quả xảy ra trên thực tế. Cụ thể là quyền, lợi ích của người khiếu nại phải liên quan trực tiếp đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại hoặc việc khiếu nại phải thực hiện theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định. Để làm rõ hơn, quyền khiếu nại của công dân được quy định cụ thể hơn tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại như sau: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên -3- SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Qua khái niệm trên ta thấy quyền khiếu nại của công dân được pháp luật quy định là cơ sở cần thiết để công dân thực hiện quyền làm chủ của mình, là phương tiện để công dân chống lại các hành vi trái pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời thực hiện công tác giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, phát huy tính dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, khiếu nại là phương thức quan trọng mà thông qua đó công dân hướng đến các cơ quan nhà nước để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời là phương tiện mà nhờ nó các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức trong các cơ quan đó kiểm tra được tính pháp lý, tính đúng đắn của các quyết định, hành vi mà mình đã thực hiện. Khiếu nại luôn chứa đựng các chứng cứ của việc vi phạm các quyền hoặc lợi ích được pháp luật quy định. Do vậy, có thể hiểu khiếu nại là hình thức bảo vệ các quyền công dân trước các quyết định hoặc hành vi vi phạm của cơ quan nhà nước. Nội dung của các khiếu nại hành chính không phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước mà chúng gửi đến mà lệ thuộc vào chính quyết định hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại. Bên cạnh đó, để làm rõ hơn khái niệm về khiếu nại ta cũng cần xem xét một số khái niệm liên quan như sau:1 Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. 1 Các khoản 2,3,4,5,6,7,8,9,11 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên -4- SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Như vậy, trong số các quyền chính trị cơ bản, quyền khiếu nại một mặt tồn tại ngang hàng với các quyền khác, mặt khác lại đóng vai trò là một bảo đảm pháp lý để giữ cho các quyền khác không bị xâm phạm và trong trường hợp bị xâm phạm thì có thể phục hồi. 1.2. Đặc điểm của khiếu nại Khiếu nại là cách thức để bảo đảm cho mỗi cá nhân thể hiện quyền công dân của mình đối với mỗi quốc gia. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại là một khâu trong quy trình quản lý nhà nước, phát huy quyền dân chủ, giúp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước. GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên -5- SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn Khiếu nại là trong đó bao giờ cũng hàm chứa những dữ liệu chứng tỏ có sự vi phạm theo đánh giá chủ quan của người khiếu nại hoặc cho là xâm phạm quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ, cho nên việc khiếu nại không phải là hoạt động mang tính phòng ngừa mà là việc bảo vệ tích cực quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Nói cách khác, quyền khiếu nại phát sinh khi người khiếu nại cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm và đó là công cụ khôi phục lại các quyền bị xâm phạm ấy. Các vấn đề cơ bản liên quan đến quyền khiếu nại: Một là, chủ thể khiếu nại: là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức, những người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm do quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức gây ra. Hai là, chủ thể bị khiếu nại: Là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Ba là, đối tượng khiếu nại: là quyết định hành chính, hành vi hành chính do cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền thực hiện, ban hành; hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức liên quan đến chủ thể khiếu nại Bốn là, mục đích khiếu nại: nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Năm là, thủ tục, thẩm quyền khiếu nại: do pháp luật quy định cụ thể và chặc chẽ. Sáu là, căn cứ khiếu nại: khi chủ thể khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu nại. 1.3. Ý nghĩa của việc khiếu nại Trong đời sống xã hội hiện nay, khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có ý nghĩa rất to lớn thể hiện ở những vấn đề sau đây: GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên -6- SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn Một là, khiếu nại bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân. Là cơ sở để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân. Như chúng ta đều biết, trong hoạt động quản lý, theo quy định của pháp luật các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước có quyền chủ động thực hiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính để thực hiện nhiệm vụ công vụ của mình, trong các quyết định, hành vi đó có thể có những quyết định hoặc hành vi không phù hợp với thực tế khách quan, thậm chí vi phạm pháp luật, tác động tiêu cực tới cơ quan, tổ chức và công dân. Để giải quyết vấn đề này pháp luật cho phép cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện việc khiếu nại để đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Quá trình khiếu nại cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đưa ra các thông tin tài liệu, chứng cứ chứng minh nội dung khiếu nại của mình là đúng, là chính xác, khách quan phù hợp với chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước (trên thực tế nội dung khiếu nại luôn chứa đựng các bằng chứng về việc vi phạm quyền hoặc lợi ích của người khiếu nại đã được pháp luật quy định); việc làm này đồng nghĩa với việc chứng minh các tác động tiêu cực bởi các quyết định hoặc hành vi hành chính cơ quan nhà nước tới họ là vi phạm, không phù hợp pháp luật. Do vậy có thể nói khiếu nại có ý nghĩa rất thiết thực để cơ quan, tổ chức hoặc công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước những tác động bởi các quyết định hoặc hành vi trái pháp luật cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Hai là, khiếu nại là hình thức thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước. Là một trong những phương thức giám sát của nhân dân đối với nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên -7- SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn nhà nước thuộc về nhân dân". Thể chế hóa quan điểm này, nhiều văn bản pháp luật đã quy định những quyền cụ thể của công dân, trong đó có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi hành chính. Thông qua việc khiếu nại công dân gián tiếp giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có hoạt động của các cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan đó. Đồng thời thông qua các khiếu nại của công dân, cơ quan nhà nước có được những thông tin cần thiết về những khiếm khuyết, bất cập trong các hoạt động quản lý, từ đó có cơ sở xem xét, sửa đổi để hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội phát triển lành mạnh theo đúng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước làm cho hoạt động quản lý nhà nước đúng chính sách, pháp luật, phù hợp với các quyền, lợi ích của nhân dân. Như vậy, khiếu nại là một trong những hình thức thức cơ bản thể hiện quyền làm chủ công dân trong việc xây dựng nhà nước. Thực hiện quyền khiếu nại chính là một trong những biểu hiện sinh động của việc quần chúng nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước. Hơn nửa, bằng việc khiếu nại đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật qua đó đề nghị cơ quan, tổ chưc, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hoặc hành vi hành chính của mình tức là công dân đã tham gia một cách trực tiếp và thiết thực vào các hoạt đông quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Ba là, khiếu nại là một hình thức biểu hiện trực tiếp về mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Thực tế cho thấy khiếu nại không chỉ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích đã được pháp luật quy định, mà thông qua khiếu nại công dân đã góp phần củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước bền vững hơn. Bởi vì như chúng ta đã thấy ngoại trừ một số trường hợp khiếu nại có biểu hiện tiêu cực - vụ lợi, còn phần lớn các khiếu nại đã phản ánh một cách chân thực, kịp thời những khiếm khuyết, bất cập của cơ chế quản lý, những tiêu cực, sai phạm trong hoạt động quản lý, điều hành, giúp cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp khắc phục, ngăn chặn, hạn chế hậu quả gây ra đối với công dân và xã hội. Do đó, tạo GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên -8- SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền khiếu nại qua đó lắng nghe ý kiến của nhân dân, xem xét giải quyết kịp thời các đề nghị của họ chẳng những góp phần nâng cao hiệu quả quản lý mà còn làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và nhà nước được tăng cường hơn. Chính vì vậy có thể nói khiếu nại có ý nghĩa thiết thực biểu hiện trực tiếp về mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước trong đời sống xã hội hiện nay. Bốn là, khiếu nại là phương thức tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu là một chế độ pháp lý đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Khiếu nại là một trong nhiều phương thức nhằm đảm bảo các quyết định, hành vi hành chính phải được ban hành đúng quy định của pháp luật, không xâm hại tới các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Thông qua việc khiếu nại các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân đã bị xâm hại hoặc đe dọa bị xâm hại sẽ được khôi phục. Ngoài ra, việc khiếu nại giúp cho hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính có hiệu quả, các quyết định, hành vi hành chính trái pháp luật được sửa đổi hoặc bãi bỏ kịp thời, từ đó phòng ngừa các vi phạm pháp luật xảy ra từ phía những người thực thi công vụ. Như vậy, chúng ta thấy khiếu nại có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Năm là, thông qua việc giải quyết khiếu nại, quyền công dân được bảo đảm, bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố vững mạnh để thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mục đích của việc khiếu nại trước hết là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại khỏi bị xâm hại bởi những việc làm, những quyết định, chính sách trái pháp luật của các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước. Suy rộng ra mục đích của khiếu nại chính là nhằm đảm bảo cho các quy định pháp luật liên quan tới các quyền, lợi ích của cơ quan, GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên -9- SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn tổ chức, công dân được thực hiện nghiêm chỉnh; giúp cho hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức nhà nước có hiệu quả, các quyết định, hành vi hành chính trái pháp luật được sửa đổi hoặc bãi bỏ kịp thời, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật có thể xảy ra từ phía những người thực thi công vụ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, để thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân 1.4. Trình tự khiếu nại Trình tự khiếu nại là các bước mà chủ thể khiếu nại phải trải qua để thực hiện quyền khiếu nại. Theo trình tự chung, việc khiếu nại phải trải qua hai giai đoạn chính là khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần hai. Với quan điểm xây dựng trình tự khiếu nại đơn giản, công khai, dân chủ và có hiệu quả; phát huy quyền dân chủ của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện có kết quả quyền khiếu nại; góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội; qua đó thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Với tinh thần đó, Luật khiếu nại năm 2011 đã quy định rõ trình tự khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính tại Điều 7 như sau: Thứ nhất, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 10 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn Thứ hai, đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Thứ ba, đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Việc quy định trình tự khiếu nại như trên vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức trong việc lựa chọn hình thức giải quyết có hiệu quả hơn cho khiếu nại của mình, đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tạo cơ hội tự sửa chữa của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính khi bị khiếu nại và hơn hết là tạo ra cơ chế giải quyết khiếu nại khách quan công khai, minh bạch và kịp thời hơn. GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 11 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn 1.5. Hình thức khiếu nại Để công dân có thể thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả quyền khiếu nại của mình thì hình thức khiếu nại được xem là phương thức truyền tải nội dung khiếu nại một cách hợp pháp đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành giải quyết khiếu nại. Điều 8 Luật khiếu nại năm 2011 quy định: Một là, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Hai là, trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. Ba là, trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật khiếu nại. Bốn là, trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau: Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật khiếu nại. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật khiếu nại; Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật khiếu nại, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại; GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 12 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính – Lý luận và thực tiễn Năm là, trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại. Nói chung các hình thức khiếu nại điều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Pháp luật đã quy định cụ thể về từng hình thức khiếu nại. Do đó, nếu hiểu được các vấn đề trên thì việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại sẽ được tiến hành khoa học và hiệu quả hơn. Tất cả các hình thức khiếu nại không chỉ chứa đựng thông tin về sự vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn yêu cầu được pháp luật bảo vệ chúng. Việc khiếu nại không phải mang tính phòng ngừa mà là bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức đó. 1.6. Thời hiệu khiếu nại Theo Điều 154 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì khái niệm về thời hiệu là: “thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự”. Ta có thể hiểu “thời hiệu khiếu nại là thời gian luật định mà trong thời gian đó, người khiếu nại có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình đối với hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính đã được thực hiện hoặc ban hành” Theo quy định của Luật khiếu nại hiện hành thì thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên - 13 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng