Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trình bày tóm tắt và nhận xét quan điểm của thomas friedman về toàn cầu hoá qua ...

Tài liệu Trình bày tóm tắt và nhận xét quan điểm của thomas friedman về toàn cầu hoá qua tác phẩm thế giới phẳng

.PDF
11
91
135

Mô tả:

1. Trình bày tóm tắt và nhận xét quan điểm của Thomas Friedman về Toàn cầu hoá qua tác phẩm "Thế giới phẳng". Toàn cầu hóa là chủ đề vốn phức tạp và thu hút không ít sự quan tâm nhiều chiều của dư luận. Thomas L. Friedman đã phân tích khái niệm toàn cầu hóa một cách độc đáo, với lập luận trung tâm về qúa trình "trở nên phẳng " của thế giới. Khái niệm " phẳng" ở đây đồng nghĩa với "sự kết nối", và " sự kết nối" lại đồng nghĩa với khái niệm " toàn cầu hóa". Toàn cầu hóa là hiện tượng " chưa từng có trong lịch sử loài người trước đây" thông qua việc sử dụng máy tính, email, mạng, hội nghị từ xa và phần mềm mới năng động đã cho phép nhiều cá nhân hơn có thể hợp tác và cạnh tranh với các cá nhân khác đối với nhiều loại việc làm, tại nhiều nơi trên trái đất theo cách bình đẳng, công bằng hơn, được luật pháp quốc tế thừa nhận và bảo hộ. Hay nói cách khác, chính sự dỡ bỏ những rào cản về chính trị cùng với sự tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng công nghệ số đang làm thế giới "phẳng ra" và không còn nhiều trở ngại khoảng cách địa lý như trước. Kết quả là các phương thức sản xuất-kinh doanh, những tình thế địa-chính trị và địa- kinh tế của các nước dần trỗi dậy, đổi mới và hướng đến việc trở thành một hệ thống toàn cầu. " Thế giới phẳng" ( toàn cầu hóa) giúp con người kết nối tất cả cáctrung tâm tri thức trên hành tinh lại thành một mạng lưới toàn cầu đơn nhất. Ông nhấn mạnh rằng xu thế toàn cầu hóa đang là đặc điểm chi phối thời đại, vì thế các quốc gia cần xác lập các mục tiêu phát triển gắn liền, đáp ứng các yêu cầu của một hệ thống mang tính quốc tế. Và cũng theo Thomas L. Friedman, ông chia toàn cầu hóa thành ba kỷ nguyên, bắt đầu từ năm 1492- khi Columbus tìm đường đến Ấn Độ bằng hàng hải- và cho đến thế kỉ 21. Bên cạnh việc chỉ ra khái niệm, hiện tượng và hệ quả của toàn cầu hóa, ông còn đưa ra mười nhân tố làm phẳng thế giới.: sự xuất hiện phần mềm Windows, Website, mạng internet, phần mềm,... 1 2. Quan điểm về toàn cầu hóa và đánh giá. Toàn cầu hóa là một hiện tượng được phát triển dần kể từ đầu thế kỷ hai mươi và nó cũng đã trở thành yếu tố chính hiện nay. Nó là một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và mang lại một ảnh hưởng đáng kể cho chúng ta. “Thời điểm toàn cầu hóa đã xuất hiện và lây lan” Theo các khóa học trong lịch sử chia toàn cầu hóa làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên của toàn cầu hóa hiện đại đã bắt đầu vào đầu của thế kỷ 20, với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ những thập kỷ giữa và cuối thế kỷ 20, giai đoạn thứ hai của toàn cầu hóa là chủ yếu thúc đẩy bởi sự mở rộng của các tập đoàn đa quốc gia trên toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Giai đoạn thứ ba là trong cuối thế kỷ 20, nhiều nước công nghiệp tham gia đã rơi vào một cuộc suy thoái sâu. Có đến 45% của cải thế giới đã bị phá hủy bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong giai đoạn này, các yếu tố của toàn cầu hóa trở thành cá nhân. Mỗi cá nhân có cơ hội của mình để cạnh tranh với các cá nhân khác, những người có nước da khác nhau trên thế giới. “Tại sao xảy ra kinh tế toàn cầu hóa” Chủ yếu khoa học hiện đại, phát triển công nghệ là nguyên nhân phổ biến cơ bản tạo nên toàn cầu hóa kinh tế. Thứ hai, có một mâu thuẫn giữa hàng hóa tập trung quá đông và sự thiếu hụt về nguồn lực, tiếp thị và lao động giá rẻ. Điều mâu thuẫn này là động lực nội tại của toàn cầu hóa kinh tế. Cuối cùng, để giảm khoảng cách về kinh tế, công nghệ và sức mạnh tổng thể quốc gia của các nước phát triển, các nước đang phát triển buộc phải toàn cầu hóa kinh tế. Đây là một động lực nội tại khác. 2 Toàn cầu hóa – được định nghĩa như một mạng lưới toàn cầu của sự phụ thuộc lẫn nhau – không có nghĩa là sự phổ cập khắp toàn cầu. Ví dụ, vào đầu thế kỷ 20, một nửa dân số Mỹ sử dụng mạng internet, so với một một phần mười nghìn dân số Nam Á. Phần lớn người dân trên thế giới hiện nay không có điện thoại, hàng trăm triệu người sống cuộc sống của những người nông dân trong các làng mạc hẻo lánh và hầu như có rất ít sự kết nối với thị trường thế giới hay dòng chảy toàn cầu của các ý tưởng. Thực ra, toàn cầu hóa đi liền với sự gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trên nhiều phương diện. Toàn cầu hóa không đồng nghĩa với sự đồng nhất hay sự bình đẳng. Toàn cầu hóa cũng không đồng nghĩa với việc tạo ra cộng đồng toàn cầu. Xét về mặt xã hội, tiếp xúc giữa con người thuộc các nhóm tôn giáo khác nhau và tôn thờ các giá trị khác biệt thường dẫn đến xung đột, như chúng ta từng thấy qua các cuộc thập tự chinh vĩ đại thời trung cổ hay cách quan niệm hiện tại coi Mỹ như là “Quỷ Satan” của nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông. Rõ ràng, xét về khía cạnh xã hội cũng như kinh tế, sự đồng nhất hóa không nhất thiết phải đi kèm toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa có một số phương diện khác nhau, mặc dù thường trong cách viết của các nhà kinh tế thì dường như toàn cầu hóa và nền kinh tế thế giới là một và như nhau. Nhưng những dạng khác của toàn cầu hóa cũng có những hệ quả quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Dạng cổ nhất của toàn cầu hóa liên quan tới môi trường. Ví dụ, đại dịch đậu mùa đầu tiên được ghi nhận ở Ai Cập năm 1350 trước CN. Nó lan đến Trung Quốc năm 49 sau CN, Châu Âu sau năm 700, Châu Mỹ năm 1520, và Châu Úc năm 1789. Đại dịch này hay còn gọi là Cái Chết Đen bắt nguồn từ Châu Á, nhưng sự lây lan của nó đã giết chết từ một phần tư đến một phần ba dân số Châu Âu vào thế kỷ 14. Người Châu Âu mang căn bệnh đến Châu Mỹ vào thế kỷ 15 và 16, và đã giết chết đến 95 phần trăm người dân bản địa. Toàn cầu hóa về mặt xã hội là sự lan rộng của con người, văn hóa, hình ảnh, và các tư tưởng. Di cư là một ví dụ cụ thể. Trong thế kỷ 19, khoảng 80 triệu người vượt đại dương để đến nơi sinh sống mới – nhiều hơn trong thế kỷ 20. Vào đầu thể kỷ 21, 32 triệu cư dân của Mỹ (11,5 phần trăm dân số) là những người sinh ra ở nước ngoài. Hơn nữa, khoảng 30 triệu người (sinh viên, doanh nhân, khách du lịch) nhập cảnh Mỹ mỗi năm. Các tư tưởng là một phần quan trọng của toàn cầu hóa xã hội. Bốn tôn giáo lớn của thế giới – Phật giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo, và Hồi giáo – đã được truyền bá rộng rãi trong vòng hơn hai thiên niên kỷ qua, tương tự 3 như các phương pháp khoa học và các quan điểm Khai sáng về thế giới trong vòng mấy thế kỷ qua. Toàn cầu hóa chính trị (là một phần của toàn cầu hóa xã hội) thể hiện trong việc lan rộng các dàn xếp hiến pháp, sự tăng lên về số lượng của các quốc gia được dân chủ hóa, và sự phát triển của luật pháp và thể chế quốc tế. “Ảnh hưởng của toàn cầu hóa ” Có cả tác động tích cực và tiêu cực. Toàn cầu hóa đã mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Nó giúp các nước đang phát triển sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư ở nước ngoài, và thúc đẩy để tối ưu hóa cơ cấu hàng xuất khẩu. Nó cũng cho phép mọi người trên thế giới có cơ hội để lựa chọn các sản phẩm có giá thấp hơn và chất lượng tốt hơn, để các nền văn hóa của cả thế giới sẽ được xây dựng và phát triển. Hơn nữa, toàn cầu hóa kinh tế sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, giúp xây dựng sự hài hòa của chính trị quốc tế.Nâng cao trình độ kĩ thuật công nghệ,thay đổi cơ cấu theo hướng tích cực,cơ sở hạ tầng được tăng cường, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Nó có lợi thế để giảm xung đột giữa các quốc gia cùng một thời điểm. Các tác động tiêu cực mà toàn cầu hóa kinh tế mang lại cũng nghiêm trọng. Đầu tiên, nó làm trầm trọng thêm sự mất cân đối của nền kinh tế toàn cầu, khoảng cách giàu nghèo lớn hơn. Thứ hai, toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho nền kinh tế toàn cầu, ngày càng không ổn định. Thứ ba, các quy tắc thực tế của nền kinh tế toàn cầu có những thuận lợi cho các nước đang phát triển. Thứ tư, các nước đang phát triển phải trả một chi phí lớn về toàn cầu hóa kinh tế, đối với nguy cơ ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, việc cạnh tranh kinh tế sẽ yếu dần, mở rộng lãnh thổ tăng dân số là những vấn đề đáng chú ý. Ví dụ, tỷ lệ rủi ro trao đổi tiền tệ, rủi ro trả nợ, và nguy cơ thất nghiệp lao động. Cuối cùng, có một điều chắc chắn rằng toàn cầu hóa kinh tế sẽ mang lại một tác động tiêu cực đến nền văn hóa quốc gia. Nhìn chung, dù tiến trình toàn cầu hóa văn hóa khó quan sát hơn tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, nó vẫn đang tác động hàng ngày hàng giờ lên tất cả phương diện của đời sống xã hội, ít nhất và trước hết là qua các kênh thông tin truyền 4 thông, qua các loại hình thể thao giải trí. Do đó, trong tất cả các quốc gia trên thế giới, toàn cầu hóa vẫn đang hiển hiện, các xu thế của nó vẫn đang tác động mạnh mẽ. Nó không chỉ tạo ra những cơ hội tích cực cho sự hội nhập của các nước mà còn tạo ra nhiều yếu tố tiêu cực cho con người và xã hội, ít nhất thì cũng thể hiện trong sự lệch pha về văn hóa giữa những thế hệ con người, sự chênh lệch về văn hóa giữa các khu vực, giữa đô thị và nông thôn trong cùng một đất nước. “Toàn cầu hóa diễn ra vừa tạo ra thời cơ, vừa tạo ra những thách thức trong trào lưu hội nhập. Đối với những nước đang phát triển thì thách thức nhiều hơn thời cơ”. Tuy nhiên, thời cơ và thuận lợi đối với mỗi thành phố, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại không hoàn toàn như nhau. Toàn cầu hóa văn hóa dường như có thể tạo ra một sự đồng nhất, một nền văn hóa thế giới cho mọi dân tộc. Thế nhưng, trên thực tế qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá của một số nước phát triển trên thế giới, một sự đồng nhất đối với các dân tộc là khó có thể thực hiện được. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra làm giả hoặc bóp méo thông tin đưa đến cho con người. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự "Mỹ hoá " hoặc “phương Tây hóa” thế giới. “Rõ ràng là toàn cầu hóa không hàm chứa những mối quan hệ liên đới tích cực trên toàn thế giới qua phương tiện một mạng lưới truyền thông và trao đổi. Đúng hơn, nó là sự mở rộng hệ thống căn bản từ các trung tâm quyền lực khác nhau ra toàn thế giới”. Vì thế, “Toàn cầu hóa không có nghĩa là đồng nhất, đơn nhất hóa và hiểu theo quan điểm trực tuyến các quá trình phát triển của các nền văn minh khu vực lớn và địa phương. Thứ nhất, mỗi xã hội và mỗi nhóm xã hội chỉ tiếp thu trong vốn kinh nghiệm chung của loài người những hình thức sinh hoạt phù hợp với khả năng xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa của mình mà thôi. Thứ hai, phản ứng đối với toàn cầu hóa là thể hiển bản năng tự vệ của các cộng đồng nhằm bảo toàn bản sắc riêng của mình, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, tôn giáo, ý thức tự ý thức dân 5 tộc. Thứ ba, hàng loạt nền văn minh và xã hội đang ở giai đoạn phát triển công nghiệp đầu kỳ tạm thời vẫn kém hội nhập vào hệ thống các mạng lưới mối liên hệ qua lại toàn cầu” Do sự chênh lệch trên các phương diện tiến bộ xã hội của các nước nên việc các nước phải đối mặt với những yếu tố tiêu cực trong tiến trình toàn cấu hóa văn hóa là không thể tránh được. Do đó, xuất hiện những mâu thuẫn đối với sự hội nhập văn hóa của các nước, đồng thời cũng tạo ra nhiều mâu thuẫn giá trị văn hóa giữa các vùng miền ngay cả trong một quốc gia. 6 Kết luận, quan điểm rằng toàn cầu hóa là tốt cho thương mại quốc tế và truyền thông, mặc dù nó cũng mang lại một vài bất lợi và các tác động tiêu cực. Đối với các nước đang phát triển, họ cần phải vững chắc và tích cực tham gia trong toàn cầu hóa kinh tế bởi vì toàn cầu hóa là một xu hướng trong phát triển kinh tế của toàn thế giới. Hơn nữa, họ nên tập trung vào làm thế nào để tăng cường công nghệ và chiến lược phát triển nguồn nhân lực, để họ có thể bắt kịp các nước phát triển. Đối với các nước phát triển, toàn cầu hóa có thể làm cho họ phải xem xét những vấn đề mà các nước đang phát triển phải đối mặt, bởi vì các nước phát triển công nhận rằng kinh tế của họ ổn định dựa trên các nước đang phát triển. Khi phải đối mặt với cơ hội và thách thức, các trạng thái và lợi nhuận của các nước phát triển và các nước đang phát triển không thể được bình đẳng vì họ không cùng trong một điều kiện. Tuy nhiên, nếu các nước đang phát triển có thể giữ cơ hội, dám đối mặt với những thách thức, họ sẽ có một chỗ đứng trong thị trường thế giới. 7 8 9 10 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng